1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động Internet tới đời sống sinh viên

70 252 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 20,95 MB

Nội dung

Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã giúp con người có điều kiện giao lưu, liên kết, chia sẻ...thông qua các phương tiện truyền thông được kết nối bằng Internet. Internet có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, đặc biệt là đối với các bạn trẻ nói chung và các sinh viên của trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng.

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

–––––––––––––––––

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Mã số đề tài: ĐTSV.2016.101

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Trúc Ly

Các thành viên tham gia: - Hứa Bảo Trung

- Nguyễn Khánh Linh

- Vũ Thị Kim Tuyến

- Nguyễn Văn Thắng Lớp : Đại học Quản lý nhà nước 15B Khoa : Hành Chính Học

Giảng viên hướng dẫn : Ths Phùng Thị Thanh Loan

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

Hà Nội 2017

1 Nguyễn Trúc Ly ĐH Quản lý nhà nước 15B Chủ nhiệm đề tài

2 Nguyễn Khánh Linh ĐH Quản lý nhà nước 15B Thư ký đề tài

3 Nguyễn Văn Thắng ĐH Quản lý nhà nước 15B Khảo sát

4 Hứa Bảo Trung ĐH Quản lý nhà nước 15B Thu thập tài liệu

5 Vũ Thị Kim Tuyến ĐH Quản lý nhà nước 15B Thu thập tài liệu

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Sự tác động củaInternet đến đời sống sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” thông tin, sốliệu, tài liệu là hoàn toàn chính xác Nhóm nghiên cứu xin chịu trách nhiệm

về các nội dung trong đề tài đã nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài tại Trường Đại học Nội vụ

Hà Nội chúng tôi xin cảm ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn sinh viên

và nhà trường đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu nhập thông tin, tài liệuliên quan đến đề tài

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Ths Phùng Thị ThanhLoan giảng viên khoa Hành chính học đã cho chúng tôi những kĩ năng, kinhnghiệm để hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trong quá trình nghiên cứu đề tài do kiến thức còn hạn chế nên nhómnghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót khi tìm hiểu, đánh giá và trìnhbày về đề tài nghiên cứu Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý củathầy (cô) giảng viên để bài nghiên cứu của chúng tôi hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ INTERNET VÀ TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SINH VIÊN 4

1.1 Khái niệm, phân loại của Internet 4

1.1.1 Khái niệm Internet 4

1.1.2 Phân loại Internet 4

1.1.3 Dịch vụ và các tiện ích của Internet 8

1.2 Tác động của Internet 11

1.1.2 Tác động tích cực 11

1.2.2 Tác động tiêu cực của Internet 13

1.3 Mục đích sử dụng Internet 17

1.3.1 Mục đích sử dụng Internet của đối tượng sinh viên 17

1.3.2 Mục đích sử dụng Internet của đối tượng khác 18

1.4 Vai trò của Internet trong đời sống sinh viên 20

Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 22

2.1 Khái quát về đối tượng nghiên cứu 22

2.1.1 Thực trạng sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội 22

2.1.2 Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội 23

2.1.3 So sánh thực trạng sử dụng Internet giữa các đối tượngsinh viên trong trường Đại học Nội vụ Hà Nội 28

2.2 Tác động của Internet tới sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội 32

2.2.1 Tác động tích cực của Internet tới sinh viên 32

2.2.2 Tác động tiêu cực của Internet tới sinh viên 35

Trang 6

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG INTERNET ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 43

3.1 Phương hướng góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng Internet đối với đời sống sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội 43

3.2 Một số giải pháp cụ thể 44

3.2.1 Giải pháp về phía sinh viên 44

3.2.2 Giải pháp về phía nhà trường 46

3.2.3 Giải pháp về phía các đoàn thể 47

3.2.4 Giải pháp về phía gia đình 48

KẾT LUẬN 50

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển đãgiúp con người có điều kiện giao lưu, liên kết, chia sẻ thông qua các phươngtiện truyền thông được kết nối bằng Internet Internet có tầm ảnh hưởngkhông nhỏ đến đời sống xã hội, đặc biệt là đối với các bạn trẻ nói chung vàcác sinh viên của trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng

Mạng Internet giúp các bạn sinh viên có thêm những hiểu biết sâu rộngtrong nhiều lĩnh vực, có thể tìm kiếm, giao lưu kết bạn với nhiều người đến từmọi nơi trên Trái Đất và chia sẻ các thông tin một cách nhanh chóng phục vụcho nhu cầu, mục đích khác nhau của mỗi cá nhân Bên cạnh đó, việc lạmdụng mạng Internet quá mức sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt, làm ảnhhưởng xấu đến cuộc sống cũng như kết quả học tập khi dành quá nhiều thờigian cho Internet hay sử dụng Internet cho những mục đích không đúng đắn

Chính vì vậy, nhóm tác giả chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Tác động của Internet đối với đời sống sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội”

với mong muốn được tìm hiểu thực trạng sử dụng Internet của sinh viênTrường Đại học Nội vụ Hà Nội, những tác động tích cực và tiêu cực củaInternet đến đời sống sinh viên Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng Internet

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sử dụng Internet của sinh viênTrường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Trang 8

- Phạm vi về nội dung: tác động của Internet đối với đời sống sinhviên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập chung tìm hiểu về nhu cầu và những tác động tích cực, tiêucực trong việc sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.Qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả việc khai thác sử dụngInternet của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Chủ đề nghiên cứu về Internet có rất nhiều bài mang lại giá trị cao như

luận án “Tác động của Internet đến nhận thức và hành vi giới tính, tình dục

ở thanh thiếu niên” của TH.s Lê Minh Công chỉ ra thực trang sử dụng

Internet về tần suất, khả năng chi trả cho nhà mạng, sự kiên nhẫn chờ một trang web,…nhận thức và giới tính cũng quan hệ tình dục của thanh

thiếu niên Hãy như bài nghiên cứu “Báo cáo nghiên cứu thị trường Internet

Việt Nam” của Cimigo - Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina VNG đã chỉ ra

nghiên cứu phát hiện có sự khác biệt về tần suất, thời lượng và chi phí sửdụng Internet giữa các đối tượng khác nhau theo giới, năm học, ngành học…

để đưa ra nhu cầu trên thị trường nhằm phát triển kinh tế

Tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa có đề tài nghiên cứu về tácđộng của Internet đối với đời sống sinh viên Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu

chọn đề tài “Tác động của Internet đối với đời sống sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội” Đề tài chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của tới đời

Trang 9

sống sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Đồng thời chỉ ra nguyên nhân

và tìm ra cách khắc phục mặt hạn chế của Internet đối với đời sống sinh viên

- Kết quả nghiên cứu còn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viênTrường Đại học Nội Vụ Hà Nội những độc giả quan tâm

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Khái quát chung về Internet và tác động của Internet đối vớiđời sống sinh viên

Chương 2: Thực trạng tác động của Internet đối với đời sống sinh viênTrường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngInternet đối với sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trang 10

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ INTERNET VÀ TÁC ĐỘNG CỦA

INTERNET ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SINH VIÊN 1.1 Khái niệm, phân loại của Internet

1.1.1 Khái niệm Internet

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập côngcộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyềnthông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên mộtgiao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Hệ thống này bao gồmhàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiêncứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàncầu [12,trang 1]

1.1.2 Phân loại Internet

1.1.2.1 Phân loại theo tiêu chuẩn về khoảng cách địa lý

Dựa vào phạm vi phân bổ của mạng người ta có thể phân ra các loạimạng như sau:

GAN (Global Area Network) kết nối máy tính từ các châu lục khácnhau Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông

và vệ tinh

WAN (Wide Area Network) – Mạng diện rộng, kết nối máy tính trongnội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục Thôngthường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông Các WAN cóthể được kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN

MAN (Metropolitan Area Network) kết nối các máy tính trong phạm vimột thành phố Kết nối này được thực hiện thông qua các môi trường truyềnthông tốc độ cao (50-100 Mbit/s)

LAN (Local Area Network) – Mạng cục bộ, kết nối các máy tính trongmột khu vực bán kính hẹp thông thường khoảng vài trǎm mét Kết nối được

Trang 11

thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ cáp đồngtrục thay cáp quang LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan/tổchức…Các LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN.

1.1.2.2 Phân loại theo hình dạng mạng

Phân loại theo hình dạng mạng thì có 3 hình dạng như: Mạng hình sao,mạng tuyến tính và mạng hình vòng

Đối với loại hình mạng hình sao, có tất cả các trạm được kết nối vớimột thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đếntrạm đích Ưu điểm là thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng(thêm, bớt các trạm), dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố, tận dụng được tối

đa tốc độ truyền của đường truyền vật lý Khuyết điểm là độ dài đường truyềnnối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (bán kính khoảng 100m vớicông nghệ hiện nay)

Đối với loại mạng tuyến tính có tất cả các trạm phân chia trên mộtđường truyền chung (bus) Ưu điểm là dễ thiết kế và chi phí thấp Khuyếtđiểm là tính ổn định kém, chỉ một nút mạng hỏng là toàn bộ mạng ngừng hoạtđộng

Đối với mạng hình vòng tín hiệu được truyền đi trên vòng theo mộtchiều duy nhất Mạng hình vòng thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lạimạng (thêm, bớt các trạm), dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố, tận dụngđược tối đa tốc độ truyền của đường truyền vật lý

Nhược điểm là một trạm hoặc cáp hỏng là toàn bộ mạng bị ngừng hoạt động,thêm hoặc bớt một trạm khó hơn, giao thức truy nhập mạng phức tạp

1.1.2.2 Phân loại theo nhà cung cấp mạng ở Việt Nam hiện nay

Phân lọai theo nhà cung cấp mạng ở Việt Nam hiện nay có 5 nhà cungcấp chính như: FPT, VNPT, Viettel và CMC,…

FPT là thành viên thuộc Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT,

Trang 12

trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet có uy tín và đượckhách hàng yêu mến tại Việt Nam và Khu vực FPT có điểm mạnh là đã gâydựng được uy tín của mình với khách hàng trên thị trường lắp đặt internet, cảmạng dây ADSL, wifi, FTTH, bên truyền hình HD,… FPT rất chú trọng đầu

tư quảng cáo rầm rộ Việc hỗ trợ khách hàng và kí kết hợp đồng khá nhanh.Chất lượng đường truyền của FPT cũng được đánh giá khá ổn định Trongnăm 2013 tổng số người sử dụng mạng FPT chiếm 6,17% so với cả nước

Tháng 1/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễnthông Việt Nam Điểm mạnh VNPT là đơn vị có truyền thống lâu đời, cơ sởvật chất vững vàng, chất lượng đường truyền tương đối ổn định Năm 2013 sốngười sử dụng VNPT lớn nhất chiếm tới 51,2% so với cả nước

Viettel được thành lập ngày 1/6/1989 tiền thân là Công ty Điện tử thiết

bị thông tin, kinh doanh các dịch vụ truyền thống Điểm mạnh của Viettel là

cơ sở hạ tầng rất tốt, phạm vi phủ sóng toàn quốc, cả những vùng cao, vùng

xa Đường truyền internet ổn định, đội ngũ hỗ trợ kĩ thuật chuyên nghiệp,

xữ lý sự cố rất nhanh Viettel với nhiều gói cước ưu đãi giá rẻ đáp ứng nhucầu của đại đa số khách hàng có nhu cầu lắp Internet Trong năm 2013 sốngười sử dụng Viettel khá lớn chiếm 39%so với cả nước

Công ty Cổ phần Viễn thông CMC (CMC Telecom), thành lập ngày5/9/2008, trên cơ sở kết hợp giữa Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhànước (SCIC) Ưu điểm: CMC có đường truyền dưới đất liền khác với cácmạng khác có đường truyền dưới biển, đi đầu trong công nghệ cáp quangGpon và FTTH CMC Telecom đang là nhà cung cấp mạng ưu đãi cao nhất sovới các nhà mạng khá, có tốc độ download nhanh nhất hiện nay Hệ thốngtruyền dẫn an toàn ngầm hóa đến 85% trên toàn hệ thống mạng, không bị ảnhhưởng bởi thời tiết và các tác động bên ngoài Nhược điểm: Hạ tầng thấp nhất

so với các nhà mạng khác Năm 2013 số người sử dụng khá ít chiếm 0,58% sovới cả nước

Trang 13

1.1.2.3 Phân loại theo phương tiện truyền thông

Phân loại theo phương tiện truyền dẫn thì theo 2 hình thứ như: Kết nối

có dây và kết nối không dây

- Kết nối có dây: Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục,

cáp quang,…

Cáp xoắn đôi (Twisted – Pair) gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại vớinhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ Có hai loại cáp xoắn đôi được sửdụng rộng rãi trong mạng LAN là: loại có vỏ bọc chống nhiễu (STP) và loạikhông có vỏ bọc chống nhiễu (UTP)

Cáp đồng trục (coaxial) là kiểu cáp quang đầu tiên được dung trong cácmạng LAN, cấu tạo của cáp đồng trục gồm: Dây dẫn trung tâm (dây đồnghoặc dây đồng bện); một lớp cách điện giữa dây dẫn phía ngoài và dây dẫnphía trong; dây dẫn ngoài (bao quanh dây dẫn trung tâm dưới dạng dây đồngbện hoặc lá Dây này có tác dụng bảo vệ dây dẫn trung tâm khỏi nhiễm điện

từ và được nối đất để thoát nhiễu)

Cáp quang (Fiber – Optic) là một loại cáp làm bằng thủy tinh hoặcnhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu Truyền dữ liệu qua cáp quang ít bịnhiễu, tốc độ cao và truyền xa hơn Có 2 loại: Multimode và Single mode

Ưu diểm của mạng có dây: Có thể ứng dụng trong tất cả các mô hìnhmạng nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn Tốc độ đường truyền cao ít cam nhiễu,đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp lớn

Nhược điểm của mạng có dây: Gặp khó khăn ở những nơi xa xôi, địahình phức tạp, khó kéo dây, đường truyền

- Kết nối không dây: Dùng sóng radio, bức xạ hồng ngoại, truyền thông

qua vệ tinh,…

Sóng vô tuyến (radio) nằm trong phạm vi từ 10 KHz đến 1 GHz, trongmiền này có rất nhiều dải tần như: Sóng ngắn, VHF (dùng cho tivi và radio

Trang 14

FM), UHF (dùng cho tivi) Tại mỗi quốc gia nhà nước sẽ quản lý cấp phép sửdụng các băng tần để tránh tình trạng các sóng bị nhiễu [6; trang 123].

Wi-Fi viết tắt từ Wireless Fidelity hay mạng 802.11 là hệ thống mạngkhông dây sử dụng sóng vô tuyến Hệ thống Wifi cho phép truycập Internet tại những khu vực có sóng của hệ thống này, hoàn toàn khôngcần đến cáp nối Wifi có khả năng hoạt động hiệu quả trong phạm vi vài chụcđến vài trăm mét của các mạng WLAN – tâm điểm chú ý của bài viết lần nàynói riêng cũng như các hộ gia đình, trường học, công ty cỡ nhỏ nói riêng Việcthiết lập kết nối Wifi rất dễ dàng và không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyênmôn, đây được coi là giải pháp tối ưu cho người dùng Về mặt tốc độ, côngnghệ Wifi ngày càng được cải thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củangười dùng Được hiệp hội Wifi xây dựng dựa trên bộ giao thức IEEE 802.11

Ưu điểm của mạng không dây: Mạng không dây cho phép các thiết bịđược kết nối mà không có rắc rối về dây ở khắp mọi nơi Thêm vào đó, mạngkhông dây thường yêu cầu ít thành phần hơn so với mạng có dây vì không cóbất kỳ dây nào kèm theo nó và hình thức không cồng kềnh Điều này chophép các công ty giảm không gian khi cài đặt cơ sở hạ tầng mạng của họ vàcung cấp không gian lớn hơn cho các doanh nghiệp hoạt động

Nhược điểm của mạng không dây: Mạng không dây không được cấuhình một cách chính xác, sử dụng mạng không dây có thể bị giám đoạn vềdịch vụ Mạng không dây có tốc độ đường truyền và xu hướng đắt hơn đểthiết lập so với mạng có dây Tuy nhiên, các hệ thống mạng không dây được

sử dụng phổ biến hơn so với mạng có dây

1.1.3 Dịch vụ và các tiện ích của Internet

Internet có rất nhiều dịch vụ hữu ích nhưng phổ biến nhất là một sốdịch vụ như: Công cụ tìm kiếm (Google Search,…); báo điện tử (dantri.com,vietnamnet.vn, vnexpress.net, ); trò chơi trực tuyến (game online); thư điện

tử (email, gmail, hotmail, ); mạng xã hội (facebook, Twitter, Instagram, );

Trang 15

trò chuyện trực tuyến (chat, zalo, ); diễn đàn trực tuyến (forum, hội kín, );các dịch vụ thương mại và giáo dục Internet có rất nhiều dịch vụ hữu íchnhưng phổ biến nhất là các dịch vụ sau:

- Dịch vụ c ông cụ tìm kiếm (Google Search,…): Là dịch vụ cung cấpchính và quan trọng nhất của công ty Google Dịch vụ này cho phép ngườitruy cập tìm kiếm thông tin trên Internet, bao gồm các trang Web, hình ảnh &nhiều thông tin khác Google search cho phép người sử dụng khai báo trangweb của họ với máy chủ của google, sau đó các máy chủ này sẽ sắp xếp thờigian để tạo chỉ mục cho các trang web được khai báo Để tìm kiếm, người sửdụng gõ vào ô tìm kiếm một hoặc một vài cụm từ gọi là từ khóa tìm kiếm(keywords) Dựa trên từ khóa tìm kiếm này, Google search sẽ thực hiện tìmkiếm và hiển thị ra kết quả cho người sử dụng Internet là một kho chứa đựngnhững kiến thức khổng lồ Nó giúp cho chúng ta dễ dàng, nhanh chóng tìmkiếm những thông tin, tin tức dù mới hay đã cũ Có thể tìm kiếm một vấn đềnào đó mà mình quan tâm bằng cách search trên Google sẽ có rất nhiều trangweb hiện ra chứa đựng những thông tin liên quan

- Dịch vụ báo điện tử (dantri.com, vietnamnet.vn, vnexpress.net, ):Làloại hình báo chí được xây dựng theo hình thức một trang web và phát hànhdựa trên nền tảng Internet Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, cònngười đọc báo dựa trên máy tính, thiết bị cá nhân nhân như máy tính bảng,điện thoại di động trung cao cấp, có kết nối internet Báo trực tuyến cậpnhật thường xuyên tin tức, đặc biệt là đăng "tin tức thời" hay "tin giật gân"(Breaking news) Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cậntin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian

- Trò chơi trực tuyến (game online) là một dạng trò chơi được chơi thôngqua mạng máy tính có kết nối Internet, có tương tác giữa người chơi với nhau,hay giữa người chơi với hệ thống máy chủ (sever) của trò chơi trong thời gian

Trang 16

đương Tuy nhiên, các trò chơi vẫn luôn sử dụng những công nghệ hiện hữu:trước thời Internet là Moden, trước thời của modem là các thiết bị đầu cuối.

Sự phát triển của game online phản ánh sự phát triển của mạng máy tính, từnhững mạng nội bộ cho tới mạng toàn cầu Internet và chính sự tăng trưởngcủa Internet Game online bao gồm những loại game, như game dựa trên mãhóa cho tới những game lồng ghép các đồ họa phức tạp và những thế giới ảo

mà nhiều game thủ có thể chơi đồng thời Rất nhiều game online có gắn vớinhững cộng đồng ảo, biến nó trở thành một dạng hoạt động xã hội vượt quakhỏi những game một người chơi thông thường

- Dịch vụ thư điện tử (email, gmail, hotmail, ): Là dịch vụ cho phépngười sử dụng có thể gửi, nhận thư trên Internet Với dịch vụ này, người dùng

ở mọi nơi trên thế giới đều có thể trao đổi thông tin dạng văn bản Chúng ta

có thể dùng email để trao đổi thư từ với nhau một cách nhanh chóng thaybằng cách gửi thư truyền thống Dùng email có thể báo giá sản phẩm, gửi tàiliệu, liên lạc với khách hàng Vì vậy, Internet là một phương tiện truyền thông

vô cùng hữu ích và không thể thiếu đối với chúng ta hằng ngày

- Dịch vụ mạng xã hội (facebook, Zalo, Twitter, Instagram, ): Là mộtwebsite mạng xã hội truy cập miễn phí do cho phép người dùng có thể thamgia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học vàkhu vực để liên kết và giao tiếp với người khác Mọi người cũng có thể kếtbạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình đểthông báo cho bạn bè biết Nhờ có mạng xã hội con người có thể giao tiếpđược với nhiều người ở mọi nơi trên thế giới từ đó có thể giúp xây dựng đượcnhững mối quan hệ tốt đẹp

- Dịch vụ thương mại: Internet là một môi trường, cơ hội trường lí tưởng

để kinh doanh Hiện nay có rất nhiều hình thức để có thể kinh doanh bán hàngonline như: bán hàng trên Facebook, tiếp thị liên kết, bán hàng trên cácwebsite trung gian,…Không chỉ hữu ích với cá nhân mà nó còn đem lại nhiều

Trang 17

lợi ích cho các công ty, doanh nghiệp Đây cũng là một kênh PR công ty,doanh nghiệp vô cùng hiệu quả có thể giúp cho chúng ta tìm kiếm đượcnhững khách hàng tiềm năng hay những hợp đồng làm ăn Thông qua việcthiết kế web bán hàng trên Internet mà mọi người khắp mọi nơi trên thế giớibiết đến bạn hay công ty của bạn và mở rộng không gian kinh doanh.

- Dịch vụ giáo dục: Internet có thể làm công cụ tốt phục vụ cho việc họctập của sinh viên, với việc thành lập các nhóm học tập giúp sinh viên thuậntiện hơn trao đổi, thảo luận Internet còn cho phép sinh viên tìm kiếm thôngtin, khai thác và chia sẻ tài liệu một cách thuận tiện giúp họ học tập và manglại kết quả cao

1.2 Tác động của Internet

1.1.2 Tác động tích cực

1.1.2.1 Internet giúp con người tra cứu, cập nhật thông tin

Internet là một kho dự trữ rất nhiều thông tin đa ngành nghề trên thếgiới giúp con người có thể tra cứu và tìm kiếm thông tin khi cần Internet làmột công cụ tiện lợi nhất để truyền tải một số lượng lớn thông tin với tốc độnhanh nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người mà là hàngtriệu người trong thế giới rộng mở, không còn cách biệt bởi biên giới địa lý

Nhờ Internet con người có thể tìm kiếm mọi thông tin ở mọi lúc mọinơi, Internet cung cấp tất cả các thông tin về tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội một cách nhanh nhất

1.2.1.2 Internet góp phần hỗ trợ hoạt động giảng dạy và học tập

Internet là một phương tiện không thể thiếu của nhân loại, một dịch vụ

“nhanh, gọn, tiện ích” Không những vậy, Internet đã và đang thâm nhập vàohầu như mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và mọi hoạt độngsống của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là đối với việchọc tập của học sinh, sinh viên

Trang 18

Tiện ích mà Internet mang lại cho học sinh, sinh viên là rất lớn: Nógiúp cho họ có những hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật đượcthông tin một cách nhanh nhất, tiện lợi trong quá trình học tập và mang lại kếtquả cao

Internet thực sự là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà trong đó cósẵn mọi kiến thức trên mọi lĩnh vực trợ giúp tích cực cho người học nếu biếtcách chọn lựa và tiếp nhận thông tin Internet còn là nhân tố thúc đẩy trao đổithông tin học tập và kiến thức xã hội

Việc sử dụng Internet trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dụcđang được triển khai rộng rãi ở mọi loại hình cơ sở đào tạo Thậm chí,Internet và các thiết bị công nghệ thông tin đã trở thành công cụ hữu hiệu củarất nhiều giáo viên và học sinh

Internet giúp cho việc giảng dạy của giáo viên đa dạng hơn, học sinh cónhiều cách tiếp cận nguồn kiến thức hơn Qua đó thúc đẩy nền giáo dục pháttriển toàn diện

1.2.1.3 Internet giúp con người thỏa mãn nhu cầu giải trí và đời sống

Ngày nay Internet càng có vai trò quan trọng đối với con người trong

xã hội và trên khắp thế giới, Internet là kênh truyền thông đa phương tiện,sinh động và hấp dẫn có khả năng lôi kéo đông đảo người tham gia

Internet là sân chơi giải trí bổ ích, con người còn có thể đọc báo, nghenhạc, xem phim, hài kịch, chơi game, trò chuyện cùng mọi người thông quamạng xã hội, gửi và nhận email Chính vì vậy, Internet giúp cho mọi ngườitrên toàn thế giới gần gũi nhau hơn, là đòn bẩy giúp phát huy sức mạnh cộngđồng, trong đó có sức mạnh của những người trẻ, góp phần xây dựng và pháttriển kinh tế tri thức

Internet đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các dịch vụ thươngmại Các tổ chức, cá nhân có thể trao đổi, mua bán, giao dịch trực tuyến màkhông cần đến siêu thị, trung tâm thương mại Thông qua Internet, con người

Trang 19

có thể quản lý, điều hành công việc từ xa Làm việc tại nhà thông qua Internetcũng nhanh chóng trở thành xu thế mới của thời đại Con người đã tối ưu hóathời gian và công sức trong công việc nhờ Internet

Bản chất tương tác của Internet cho phép tạo ra sản phẩm phục vụ nhucầu cá nhân của từng người, giúp việc lựa chọn trở nên dễ dàng Internetkhông chỉ là nơi tập trung các nguồn thông tin khác nhau về mọi loại hình sảnphẩm, dịch vụ mà còn đóng vai trò là môi trường trung tâm kết nối các loạihình dịch vụ với nhau

Mạng Internet cũng trở thành một phương tiện quảng cáo mới, ấntượng và thậm chí hiệu quả hơn cả truyền hình Với hình thức quảng cáo trựctuyến giúp người sử dụng có thể lựa chọn thời điểm và nội dung của quảngcáo mà họ muốn xem Internet có ảnh hưởng rộng lớn tới mọi lĩnh vực củađời sống nhân loại (thông tin, văn hóa, kinh tế…); đường lối chính trị củatừng quốc gia (ứng dụng vào quản lí nhà nước, kinh tế, giáo dục…); đời sốngcủa mỗi con người (học tập, giao tiếp, tìm việc làm, mua bán, kinh doanh)

Tóm lại, Internet đã và đang trở thành công cụ hữu ích, thiết thực củađông đảo mọi người Số người sử dụng Internet như một kênh thông tin quantrọng nhất đang ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt Môi trường mạngInternet phát triển rộng rãi, tiếp tục đi sâu vào đời sống người dân và giữ vaitrò chiếm lĩnh toàn bộ đời sống kinh tế xã hội

1.2.2 Tác động tiêu cực của Internet

Bên cạnh những tác động tích cực thì internet cũng có không ít tácđộng tiêu cực khi mặt trái của internet luôn tồn tại đối với người sử dụng saimục đích và không biết cân đối thời gian sử dụng hợp lý Một số tác độngtiêu cực của internet có thể kể đến như:

Trang 20

1.2.2.1 Tác động tiêu cực đến nhận thức

Nhận thức của con người đang bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ từ tácđộng của Internet Internet là kênh thông tin cộng đồng nên có rất nhiềunhững trang web truyền tải những thông tin phản động gây ảnh hưởng xấuđến nhận thức, tư tưởng của giới trẻ Internet có thể chứa đựng những thôngtin, phim ảnh đồi trụy gây ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ

Cùng với đó, việc lạm dụng quá nhiều vào internet đã làm cho con người trởnên thụ động Đặc biệt là giới trẻ và đối tượng học sinh, sinh viên lười tư duy,phụ thuộc vào tài liệu có thể khai thác chính trên mạng Internet

xã hội, chơi game, làm tiêu tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời giandành cho làm việc, học tập và các hoạt động hàng ngày

Ngoài ra, thói quen trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết vàtương tác trên mạng xã hội khiến cho con người ngày càng phụ thuộc vàomạng xã hội và bị cuốn vào cuộc sống ảo thay vì cuộc sống thực tế Điều này

Trang 21

khiến cho thời gian dành cho các buổi gặp gỡ trực tiếp trở nên ít ỏi, làm mất

đi những trải nghiệm, cảm xúc chân thật

Nhiều người còn ham mê chơi một số game mang tính bạo lực như:Kiếm hiệp, Liên minh huyền thoại Nó có thể tạo ra những ảo giác khiếnngười chơi có những hạnh động bạo lực, lệch lạc trong nhận thức Ngoài ra,việc chơi game quá nhiều còn tiêu tốn thời gian, tiền bạc, làm đầu óc trở nên

mê muội, làm hẹp các mối quan hệ, thay đổi về tâm lý khiến họ trở nên lầm

lỳ, ít nói và tách biệt khỏi cuộc sống thực, tách biệt khỏi gia đình, bạn bè,trường lớp Không chỉ dừng lại ở đó, một số ít người còn bị rơi vào trạng thái

“sống ảo” nên có những hành động bất thường như gây gổ đánh nhau

- Internet ảnh hưởng xấu đến hành vi giới tính

Mặt trái của Internet ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề hành vi giới tính Internet tiềm ẩn nhiều mối nguy hại không an toàn cho người tham gia, nhất

là đối tượng học sinh, sinh viên đối tượng chưa có được nhận thức toàn diện

về những vấn đề hành vi giới tính

- Internet có thể chứa đựng những thông tin, phim ảnh đồi trụy gây ảnh hưởng tiêu cực đến giới tính và tình dục Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ đã tự quay những clip sex, chụp ảnh nude phát tán trên mạng Một số trang mạng làcác diễn đàn đã tải lên những hình ảnh tình dục hay những hình ảnh gợi cảm của chính bản thân cũng đang là vẫn đề nhức nhối của xã hội

Ngoài ra, nghiện tình dục trực tuyến qua internet - bao gồm việc xem, tải ( download), mua bán dâm trực tuyến hay tán ngẫu khiêu dâm ( chat sex) - đang là một vấn đề rất mới trong xã hội hiện đại, ngày càng ảnh hưởng trực

Trang 22

tiếp đến chất lượng sống, vấn đề công việc, học tập, quan hệ xã hội và hôn nhân của người mắc phải

- Internet gây ra các hành vi bao lực

Hiện nay, không ít người bị cuốn vào các trò chơi trực tuyến qua mạnginternet Mặt trái của game online đang gây bức xúc trong dư luận xã hội Nộidung một số trò chơi chưa thực sự phù hợp với thuần phong mỹ tục, mang tính bạo lực, ảnh hưởng đến nhân cách của con người Có rất nhiều lọai game hiện nay mang tính chất bạo lực, có liên quan đến những hành động giết người hàng loạt gây ảnh hưởng xấu đến hành vi của người tham gia Một số trường hợp nghiện game,bị kịch thích từ các thông tin bạo lực các trang web đen dẫn đến những hành vi bạo lực không lành mạnh

1.2.2.3 Internet gây tốn kém về đến thời gian, tiền bạc của con người

Thực tế, do quá mải mê với những hoạt động của mạng Internet như:chơi game, chat, facebook, .Nhiều người sử dụng internet dành quá nhiềuthời gian cho mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, game, sẽ ảnh hưởng nghiêmtrọng tới thời gian làm việc, học tập, gia đình và các hoạt động xã hội khác

Ngoài ra, các hoạt động lạm dụng internet, chơi game cũng gây ra tốnkém về mặt chi phí cho con người Như việc giới trẻ đặc biệt là học sinh, sinhviên, phải chi trả chi phí 5.000 đồng trên 1 giờ cho việc chơi game, sử dụnginternet để xem phim, vào các trang mạng xã hội tại các quán game, với một

Trang 23

số loại game buộc người chơi phải nạp thể điện thoại Điều này, làm tiêu tốnkhông ít cả về thời gian và tiền bạc của người sử dụng.

1.2.2.4 Thông tin trên mạng internet không chính xác

Các thông tin đưa ra trên mạng internet đôi khi không chính xác gâyhoang mang dư luận, gây hiểu nhầm và mất niềm tin của nhân dân

Trên thực tế, một số cá nhân, tổ chức phản động còn lợi dụng mạnginternet như một công cụ để đăng tải những bài viết tuyên truyền tư tưởngphản động, mưu đồ chống phá nhà nước, bôi nhọ danh dự của các vị lãnh đạoĐảng, Nhà nước

1.2.2.5 Internet gây ra những tệ nạn xã hội, lừa đảo

Internet gây ra không ít tệ nạn xã hội từ các trang thông tin đen, đồitrụy, những trò chơi có tính chất xấu, bạo lực

Việc sử dụng mạng internet còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị lợi dụng, lừađảo nếu không cảnh giác và tỉnh táo Thực tế đã có rất nhiều vụ việc lợi dụnglòng tin bởi các vụ lừa đảo trên mạng internet như: hẹn gặp để cướp tài sản,

dụ dỗ vào đường dây đa cấp, hiếp dâm, giết người,

1.3 Mục đích sử dụng Internet

1.3.1 Mục đích sử dụng Internet của đối tượng sinh viên

Internet đã trở thành một công cụ cần thiết đối với nhiều người trêntoàn thế giới nói chung, đối với sinh viên nói riêng Internet có nhiều tiện íchđối với sinh viên: phục vụ trong việc học tập, sinh hoạt, đời sống, các vần đề

Trang 24

xã hội,…Tầm quan trọng Internet đối với sinh viên đã tăng nhanh khi nước tađang ngày càng hội nhập, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Internetngày càng trở thành “người bạn” không thể thiếu đới với sinh viên hiện nay.

1.3.1.1 Mục đích sử dụng Internet của sinh viên trong học tập

Sinh viên sử dụng Internet trong việc tra cứu điểm thi, lịch học để họclại và các thông tin liên quan đến học tập trên website của nhà trường mộtcách nhanh chóng và thuận tiện

Sinh viên có thể tham gia trực tuyến thông qua các tiện ích của Internet.Chương trình đào tạo trực tuyến của các trường Đại học danh tiếng trongnước và trên thế giới có các khóa học với nội dung và phương pháp giảng dạyhiện đại Đào tạo từ xa trên Internet giúp phát huy cao độ tính chủ động, tựgiác của sinh viên

Internet là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho sinh viên trong việc học ngoạingữ Các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tự học ở nhà với các bài giảng, clipdạy phát âm, các trang mạng dạy ngoại ngữ trực tuyến,… Việc học ngoại ngữtrở nên đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ của mạng Internet

Ngoài ra, Internet mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên ham học hỏi.Mạng Internet là một kho tàng kiến thức khổng lồ từ các vấn đề văn hóa, xãhội, đời sống, khoa học,… Để có kiến thức sâu sắc, phong phú, ngoài việchọc trên lớp sinh viên phải tìm hiểu kiến thức bằng cách đọc sách hoặc tìm tàiliệu thông qua Internet Vì vậy, sinh viên biết cách sử dụng Internet đúng cáchthì sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tâp

1.3.1.2 Mục đích sử dụng Internet của sinh viên trong đời sống

Ngoài mục đích sử dụng Internet hỗ trợ vào việc học tập, Internet cònnhiều mục đính sử dụng khác như giải trí, đọc báo, thiết kế, kết nối với ngườithân, bạn bè

Sinh viên sử dụng Internet như một công cụ giải trí Sau những giờ họctrên lớp, sinh viên sử dụng Internet để: nghe nhạc, chơi game, tham gia các

Trang 25

mạng xã hội (Facebook, Zalo, Intagram,…)… cũng là một cách giải tỏastress, giải trí đối với sinh viên.

Trong thời buổi công nghệ hiện nay, việc sử dụng Internet là rất phổbiến đối với sinh viên Internet giúp sinh viên liên lạc; nói chuyện với bạn bè,người thân dù khoảng cách ở rất xa

Ngoài ra, nhiều bạn sinh viên sử dụng Internet để bán hàng online: bánhàng trên Facebook, bán hàng trên các webside,…để kiếm thêm thu nhập

1.3.2 Mục đích sử dụng Internet của đối tượng khác

Internet đang là phương tiện không thể thiếu của nhân loại, một loạidịch vụ nhanh – gọn – tiện ích, không những thế Internet đã và đang thâmnhập từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và mọi hoạt động của đời sống xãhội Chính vì vậy, việc sử dụng Internet của các đối tượng ngoài đối tượngsinh viên đang ngày càng phổ biến và phát triển

Internet là kho tàng giúp mở mang kiến thức rất nhanh chóng, tiết kiệmnhiều thời gian thay vì phải đến trường, thư viện, thì ngay tại nhà, tại cơ quancũng có thể mở ra cả một thế giới về kiến thức Những phương pháp tìm kiếmhiện đại bằng Google hay Wikipedia, các diễn đàn chứa đựng rất nhiều thôngtin tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hoá, âm nhạc, nấu ăn Vì thế mọi người

có thể sử dụng Internet để tìm kiếm tài liệu, thông tin, giúp họ có những hiểubiết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật thông tin một cách nhanh nhất,chính xác nhất đem lại hiệu quả cao hơn trong công việc

Giao tiếp cũng là mục đích để sử dụng Internet Họ có thể trao đổi côngviệc, thông tin qua email, facebook, zalo; giao lưu kết bạn với nhiều ngườikhông những trong nước mà cả trên toàn thế giới, tạo dựng được nhiều mốiquan hệ trong công việc hay giúp họ thư giãn làm giảm bớt đi những căngthẳng trong cuộc sống

Internet cũng là một môi trường lí tưởng để cho người đã đi làm hay

Trang 26

doanh bán hàng online như: bán hàng trên Facebook, tiếp thị liên kết, bánhàng trên các website trung gian,…Không chỉ hữu ích với cá nhân mà nó cònđem lại nhiều lợi ích cho các công ty, doanh nghiệp Đây cũng là một kênhquảng cáo công ty, doanh nghiệp vô cùng hiệu quả có thể giúp cho tìm kiếmđược những khách hàng tiềm năng hay những hợp đồng làm ăn Thông quaviệc thiết kế web bán hàng trên Internet mà mọi người khắp mọi nơi trên thếgiới biết đến các cá nhân hay công ty, tổ chức và mở rộng không gian kinhdoanh.

Việc sử dụng Internet để đáp ứng nhu cầu giải trí của mọi đối tượng đã

là một điều tất yếu trong xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa của đất nước.Sau những thời gian làm việc căng thẳng mệt mỏi, họ có thể dùng Internet đểđọc báo, cập nhật tin tức, nghe nhạc, xem phim, chơi game, tham gia mạng xãhội

Ngoài ra khi khoa học ngày càng phát triển, con người ngày càng bịcuốn vào guồng quay cuộc sống dẫn đến thời gian dành cho bản thân ít đi Vìthế một số người còn dùng Internet để mua bán trao đổi hàng hoá qua mạng,giao dịch ngân hàng, đặt vé máy bay, đặt chuyến du lịch

1.4 Vai trò của Internet trong đời sống sinh viên

Cách đây khoảng 15 năm, Internet ra đời đã mở ra cách thức tiếp cậnđến thới giới bên ngoài mới không còn bị giới hạn về thời gian và địa điểm.Đặc biệt trong khoảng 5 năm qua, không chỉ ngày càng phổ biến hơn, với sự

ra đời của Internet đã và đang mang đến cho con người hàng loạt khả năngmới trên mọi lĩnh vực như: cách trao đổi thông tin, làm việc di động, giải trímọi lúc mọi nơi Internet thực sự đã giúp thay đổi toàn diện cuộc sống theohướng tích cực hơn Dưới đây là những tính năng cũng như tầm quan trọngcủa Intenet đối với mọi người nói chung và sinh nói riêng

Trang 27

Giữ liên lạc đơn giản và dễ dàng hơn Internet đã là một bước tiến trongviệc liên lạc, sinh viên có thể truyền và nhận những thông điệp đơn giản với

âm thanh và tin nhắn ký tự qua mạng xã hội có hỗ trợ phần mền Ngày nayvới Internet, dù đang ở bất cứ lúc nào hay ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần một vàithao tác là họ đã có vô số lựa chọn để kết nối với người thân, từ hội thoại kèmvideo, gửi tin nhắn có hình, chát tức thời và sinh động trên ChatOn, hay đơngiản là cập nhật trạng thái/hình ảnh trên Facebook

Làm việc, giải trí, đọc tin tức, nghe nhạc, tra cứu thông tin… tất cả đều

có trên Internet Với khả năng di động cao, phần cứng mạnh mẽ, cùng hàngtrăm ngàn ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, Internet ngày nay đã trở thành mộtphần mền không thể thiếu, luôn sẵn sàng phục vụ sinh viên mọi lúc mọi nơi.Thật vậy với Internet, nghe nhạc và giải trí là những chức năng cơ bản khôngthể thiếu, lịch làm việc thì vô cùng tiện lợi kèm theo cả tính năng nhắc nhởtùy chọn Còn nếu muốn tra từ điển hay chơi game, sinh viên chỉ cần truy cậpvào trang ứng dụng và tải về mọi thứ cần thiết

Tận hưởng thời gian “chết” một cách thú vị Có một khoảng thời gian

“chết” khi ngồi trên xe buýt, khi trống tiết, khi được giải lao giữa môn Thay

vì để những giây phút này trôi qua một cách vô vị, với một chiếc smartphone

để lên Internet mỗi sinh viên có thể trò chuyện với bạn bè, lướt web đọc báo,chơi game, xem video trên Youtube… Đơn giản là nếu muốn “lấp đầy” nhữngkhoảng thời gian trống, một chiếc điện thoại di động có mạng Internet là tất

cả những gì bạn cần

Ghi chú không cần giấy bút Mọi sinh viên đều có thể ghi chép ghi nhớbất kì thông tin nào như lịch học, lịch làm việc, lịch nghỉ ngơi hoặc các côngthức tính toán, các câu nói ý nghĩa vào trong chiếc điện thoại có nối Internetcủa mình một cách dễ dàng và tiện lợi và báo thức trên 30 phút để nhắc nhởbạn

Trang 28

Nắm tất cả thời gian và kế hoạch trong lòng bàn tay Có thể nói rằng,Internet ôm trọn mọi lịch trình học tập cũng như vui chơi giải trí của sinhviên Chính vì vậy, Internet ngày càng được sinh viên ưa chuộng và sử dụngrất nhiều thay bằng việc ghi chép sổ tay hay giấy ghi nhớ rất phức tạp

Như vậy, nhóm nghiên cứu có thể thấy rằng, Internet với vô vàn các tínhnăng hữu hiệu đó là sự lựa chọn đúng đắn giúp ích trong đời sống của sinhviên

Trang 29

Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

2.1 Khái quát về đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Thực trạng sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội

2.1.1.1 Về số lượng

Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 9 năm 2016 tổng số sinh viên Đạihọc Nội Vụ Hà Nội đang theo học tại trường là 6532 sinh viên Trong đó: hệđại học chính quy có 5016 sinh viên; hệ cao đẳng có 822 sinh viên; hệ caođẳng nghề có 37 sinh viên; hệ trung cấp có 80 sinh viên

2.1.1.2 Về đặc điểm của sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là ngôi trường có một bề dày lịch sửvới 40 năm hoạt động, đào tạo từ hệ trung câp đến hệ đại học, với những kinhnghiệm của quá trình giảng dạy lâu dài Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ngàycàng thu hút được đông đảo các thế hệ học sinh, sinh viên tới nhâp học Sinhviên đại học là những con người năng động, sáng tạo, ham học hỏi và rènluyện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, có những con người năng động làmviệc và hoc tâp như thế nào qua các câu lạc bộ như CLB Nghệ thuật, CLB Võthuật, CLB Sách, CLB Kĩ năng… vì là những con người năng động cũng nhưham tìm tòi học hỏi nên với họ công nghệ thông tin là một điều không thểthiếu trong cuộc sống của mình Internet chính là một trong những vật dụngrất cần thiêt đối với sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong công việccũng như giải trí, có thể giúp cho sinh viên trao đổi với nhau trên các diễnđàn, lên mạng tra thông tin, tìm hiểu các dữ liệu cần thiêt hoặc giải trí bằngcác trò chơi đang rất thịnh hành trên thị trường ngày nay

Trong học tập sinh viên đã thể hiện rõ tính mục đích, tính tích cực, chủđộng, hăng say Số sinh viên giỏi và khá tăng lên, đặc biệt xuất hiện một số

Trang 30

sinh viên xuất sắc, có sinh viên trong thời gian học tập đại học đã đạt được haiđến ba bằng cử nhân Những năm gần đây phong trào tự kiếm tiền lo ăn học

đã trở thành công việc quen thuộc của sinh viên

Một số sinh viên vừa học vừa tham gia nghiên cứu, sáng tạo và đã đạtđược những giải thưởng có giá trị Có nhiều sinh viên nghèo vượt khó lànhững tấm gương mới về ý chí quyết tâm và lòng hiếu học

Sinh viên đòi hỏi cao đối với nội dung, chương trình, phương tiện, điềukiện và phương pháp giảng dạy của sinh viên, cơ chế quản lý công bằng côngnghệ của nhà trường như xem điểm, xem lịch thi, đăng kí học lại trực tuyến.Sinh viên đã nhận thức rõ việc học tập vươn lên để khẳng định mình, để cạnhtranh được trong "thị trường chất xám" là quan trong nhất

Vì vậy, Internet là phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống và họctập của sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội

2.1.2 Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

2.1.2.1 Số lượng sinh viên sử dụng Internet

Nhóm nghiên cứu khảo sát 500 sinh viên tại trường qua bảng hỏi Quakhảo sát, tổng số sinh viên khảo sát sử dụng Internet là 492 người chiếm98,4%, số sinh viên không sử dụng Internet là 8 người chiếm 1.6% Như vậy

có thể thấy với các tính năng hỗ trợ việc giải trí, tìm kiếm thông tin, giao lưukết ban, Internet đã trở thành phương tiện rất cần thiết với sinh viên Đại họcNội vụ Hà Nội Tuy nhiên bên cạnh đó sinh viên không sử dụng Internet bởicác lí do sau:

- Do điều kiện khó khăn (gia đình, nơi sống) nên chưa có điều kiện đượctiếp xúc, sử dụng Internet

- Quan điểm sinh viên cho rằng Internet là không cần thiết

- Quan điểm sinh viên cho rằng sử dụng Internet mất thời gian và chiphí

Trang 31

2.1.2.2 Sự cần thiết của Internet trong đời sống sinh viên

Khi được hỏi về sự cần thiết của Inetnet trong đời sống, đặc biệt là đốivới sinh viên trong số 492 sinh viên có sử dụng Internet có 308 người (61,6%)cho rằng Internet rất cần thiết và 184 người ( 36,8%) cho rằng Internet khôngcần thiết

Có 354 sinh viên trong khảo sát chiếm 70,8% sử dụng Internet khôngcần ai hướng dẫn Bên cạnh đó có 138 sinh viên chiếm 27,6% sử dụngInternet có người hướng dẫn

Trang 32

2.1.2.3 Địa điểm truy cập Internet

Trong tổng số sinh viên được khảo sát thường truy cập Internet bằngđiện thoại và máy tính tai nhà, bến xe bus, thư viện, quán nét Trong đó:

- Sinh viên thường sử dụng Internet tại nhà có 182 người (36,4%)chiếm tỉ lệ cao nhất Hầu hết tại chỗ ở của sinh viên hiện nay đều được lắpcác thiết bị hỗ trợ kết nối Internet nên việc sử dụng Internet tại nhà của sinhviên trở nên thuận tiện hơn

- Thường sử dụng Internet tại bến xe bus có 108 sinh viên (21,6%) Lànhững con người năng động sinh viên đã tận dụng thời gian đợi xe bus để sửdụng Internet vào việc đọc báo, lướt facebook, ứng dụng google map

- Số sinh viên thường sử dụng Internet tại các quán nét có 103 người(20,6%) Số sinh viên này phần nhiều là các bạn nam phục vụ vào mục đíchgiải trí

- Có 99 sinh viên chiếm 19,8% thường sử dụng Internet tại thư viện.Thư viện trường Đại học Nội Vụ được trang bị máy tính hiện đại kết nốiInternet là nơi lí tưởng để sinh viên đọc sách, tìm kiếm thông tin, làm bài tập

2.1.2.4 Tần suất sử dụng Internet

Qua khảo sát, mỗi sinh viên có tần suất sử dụng Internet trong ngày khácnhau trong đó:

Có 9 sinh viên chiếm 1,8% sử dụng Internet 1 lần duy nhất trong ngày

- Số sinh viên sử dụng Internet từ 4 -5 lần có 54 người chiếm 10,8%

- Có 179 sinh viên chiếm 35,8% sử dụng Internet từ 2 -3 lần trong ngày

- Số sinh viên sử dụng Internet trên 5 lần trong một ngày nhiều nhất với

250 người chiếm 50% Có thể nói với con số này Internet đã trở thành nhucầu không thể thiếu của sinh viên Trường ĐHNVHN, phục vụ các mục đíchkhác nhau của sinh viên

Trang 33

Khi được hỏi về vấn đề “Internet có gây ảnh hưởng đến quỹ thời gianhàng ngày không?” có 168 sinh viên chiếm 33,6% trả lời là có và 324 sinhviên chiếm 64,8% trả lời là không.

Về thời gian sử dụng Internet trong một lần sử dụng, nhóm nghiên cứuthu được kết quả:

- Có 146 sinh viên qua khảo sát chiếm 29,2% thời gian sử dụng Internettrong một lần dưới 30 phút;

- Số sinh viên có thời gian sử dụng Internet trong một lần từ 30 – 60 phút

có 169 người 33,8%;

- 177 sinh viên chiếm 36% có thời gian sử dụng Internet trong một lầntrên 60 phút Với 36% sinh viên sử dụng Intenet trên 60 phút trong một lần sửdụng cho thấy những sinh viên này chưa biết cân bằng thời gian sử dụngInternet hợp lí, quá lạm dụng Internet gây những tác động tiêu cực

2.1.2.5 Mục đích sử dụng Internet

Trang 34

Với những mục đích khác nhau như: Đọc tin tức, giải trí, học tập, giaolưu, Internet ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Kếtquả điều tra đối với 492 sinh viên sử dụng Internet thu được kết quả sau:

- Sinh viên thường sử dụng Internet vào mục đích giải trí có 218 ngườichiếm 43,6% Mục đích sử dụng Internet để giải trí được nhiều sinh viên chọnnhất Sinh viên có thể giải trí trên Internet bằng nhiều cách: chơi game,

facebook, đọc truyện, nghe nhạc Với thời gian học tập căng thẳng như hiện nay thì giải trí là một biện pháp hữu hiệu để giải tỏa áp lực của sinh viên Với

các hình thức, hoạt động giải trí mới trên mạng, phù hợp với tâm lý ưa thíchcái mới thì mạng Internet đã được sinh viên lựa chọn nhằm thoả mãn mụcđích giải trí

- Có 150 sinh viên chiếm 30% thường sử dụng Internet vào mục đíchkinh doanh Sinh viên bên cạnh khoản trợ cấp hàng tháng của bố mẹ còn kinhdoanh qua mạng Internet thông qua các mạng xã hội: facebook, intagram, Sinh viên thường kinh doanh các mặt hàng: quần áo, mỹ phẩm, đồ ăn đãđem lại cho sinh viên thêm khoản thu nhập hàng tháng

- Có 112 sinh viên chiếm 22,4% thường sử dụng Internet vào mục đíchhọc tập Internet giúp ích sinh viên rất nhiều trong việc học tập Sinh viên cóthể dễ dàng tìm kiếm tài liệu, tra từ điển, học ngọa ngữ, thông qua Internet

- Có 12 sinh viên chiếm 2,4% thường sử dụng Internet vào các mục đíchkhác như đọc báo, gửi/nhận email, mua hàng qua mạng,

Trang 35

2.1.3 So sánh thực trạng sử dụng Internet giữa các đối tượngsinh viên trong trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Qua khảo sát, trên đặc điểm khác nhau của các khóa sinh viên Nhómnghiên cứu chia số sinh viên tham gia khảo sát thành 3 nhóm như sau:

 Nhóm 1 gồm: Sinh viên năm nhất và sinh viên năm 2

 Nhóm 2 gồm: Sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4

 Nhóm 3 gồm: sinh viên liên thông

2.1.3.1 Đối tượng sử dụng Intenet

Qua khảo sát có 492 sinh viên sử dụng Internet và 8 sinh viên khôngdùng Internet trong đó:

- Nhóm 1 có 40,5% sinh viên sử dụng và 0,2% sinh viên không sửdụng

- Nhóm 2 có 37,2% sinh viên sử dụng và 0,2% sinh viên không sửdụng

Ngày đăng: 26/04/2019, 09:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Lê Hòa An (2013), Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người - một thách thức cho tâm lý học hiện đại, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook củacon người - một thách thức cho tâm lý học hiện đại
Tác giả: Đào Lê Hòa An
Năm: 2013
2. Lê Minh Công (2010), Tác động của Internet đến nhận thức và hành vi giới tính, tình dục ở thanh thiếu niên, Luận văn thạc sĩ ngành Tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Internet đến nhận thức và hành vigiới tính, tình dục ở thanh thiếu niên
Tác giả: Lê Minh Công
Năm: 2010
3. Cimigo (2010), Báo cáo nghiên cứu thị trường Internet Việt Nam,Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina VNG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nghiên cứu thị trường Internet Việt Nam
Tác giả: Cimigo
Năm: 2010
4. Đỗ Mạnh Dũng (2009), Mẹo vặt và thủ thuật trong sử dụng Internet, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Mẹo vặt và thủ thuật trong sử dụng Internet
Tác giả: Đỗ Mạnh Dũng
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2009
5. Nguyễn Thế Hùng (2002), Internet và đời sống, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet và đời sống
Tác giả: Nguyễn Thế Hùng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
6. Nguyễn Thị Thuý Hoa (2014), Tin học cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin học cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Thuý Hoa
Nhà XB: NXB Giáo dục ViệtNam
Năm: 2014
7. Tôn Nữ Cẩm Huyền, Thái độ của sinh viên một số Trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội”, Luận văn Thạc sĩ tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái độ của sinh viên một số Trường Đại học tạithành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội
8. Nguyễn Văn Khuê (2009), Tổng quan về nghiện Internet, Kỷ yếu hội thảo Nghiện Internet- game online: Thực trạng và giải pháp, Biên Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về nghiện Internet, Kỷ yếu hộithảo Nghiện Internet- game online: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Khuê
Năm: 2009
9. Xuân Nguyễn (2014), Người chơi Facebook khônngoan cần biết, NXB Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người chơi Facebook khônngoan cần biết
Tác giả: Xuân Nguyễn
Nhà XB: NXBTrẻ
Năm: 2014
10. Hà Thành, Chí Việt (2010), Sổ tay mẹo vặt trong sử dụng Internet cho mọi người, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay mẹo vặt trong sử dụng Internet chomọi người
Tác giả: Hà Thành, Chí Việt
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2010
11. Đậu Quang Tuấn (2006), Kỹ năng sử dụng Internet, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng sử dụng Internet
Tác giả: Đậu Quang Tuấn
Nhà XB: NXB Giao thôngvận tải
Năm: 2006
12. Wikipedia (2013), Internet, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet
Tác giả: Wikipedia
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w