Thực trạng: *Tình trạng chung

Một phần của tài liệu đầu tư ở nước ngoài và CHUYỂN GIÁ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 28)

III. CHUYỂN GIÁ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

3.2.2.Thực trạng: *Tình trạng chung

Hiện tượng chuyển giá đang nóng lên trên toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó. Đi cùng với hội nhập kinh tế quốc tế là gia tăng sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam hay các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài. Cũng từ đây mà hiện tượng chuyển giá quốc tế xuất hiện, gây thất thu cho ngành thuế và NSNN. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp cho dù làm ăn tốt, tăng trưởng cao.Thủ đoạn của họ là nâng khống chi phí đầu vào, tăng mạnh chi phí quảng cáo, tiếp thị, đồng thời hạ thấp giá đầu ra để đạt được mục tiêu: chủ động hạch toán thua lỗ nhiều năm liên tục để bên Việt Nam trong liên doanh rút lui; giảm xuống mức thấp nhất thuế TNDN phải nộp; công ty mẹ ở nước ngoài được hưởng lợi nhờ gian lận qua chuyển giá; và cuối cùng là đè bẹp các thương hiệu hang đầu của Việt Nam nhờ chi phí quảng cáo khổng lồ và liên tục hạ thấp giá đầu ra.

Ở nước ta, hoạt động chuyển giá đã gây ra thất thu thuế cũng như ngân sách nghiêm trọng từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Năm 2007, ở TP HCM có đến 70% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo lỗ. Đây là điều không bình thường trong bối cảnh đầu tư nước ngoài ngày càng đổ nhiều vào Việt Nam. Có hai khả năng: một là lỗ thật. Nếu lỗ thật thì các doanh nghiệp không thể tồn tại lâu được. Hai là lỗ giả. Điều này có thể lý giải ở chỗ lãi làm ra được chuyển về công ty mẹ ở nước ngoài còn phần lỗ được ghi lại trong sổ sách của công ty ở VN. Với cơ chế hoạt động theo hệ thống công ty mẹ-công ty con thì việc điều chuyển vốn trong tập đoàn công ty là điều dễ dàng xảy ra mà kiểm toán khó lòng phát hiện.Theo thống kê, thu ngân sách từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước năm 2007 giảm 663 tỷ đồng.

Tình trạng này vẫn tiếp diễn và Chính phủ vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn chặn. Do đó mà NSNN bị thất thu ở khu vực có

đầu tư nước ngoài mới đóng góp được 1,1 tỷ USD trong khi chúng ta thu hút được hơn 40 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Ví dụ như thuế TNDN ước thu 108,121 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ thu được 62,382 tỷ đồng trong 6 tháng đầu 2008. Nguyên nhân một phần là do thông qua hiện tượng chuyển giá, các doanh nghiệp đã tránh, giảm được số thuế phải nộp. Được biết, hiện tượng này diễn ra nhiều nhất trong các ngành sản xuất phải nhập khẩu linh kiện, nguyên vật liệu từ nước ngoài như: ô tô,điện tử, điện lạnh...

*Tình trạng chuyển giá trong ngành sản xuất ô tô:

Hành vi chuyển giá trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam biểu hiện rõ nhất trong ngành sản xuất ô tô. Công nghiệp ô tô là ngành quan trọng của ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp ô tô phát triển cũng sẽ tạo ra hàng triệu việc làm với sự thamgia của nhiều doanh nghiệp. Do là ngành công nghiệp còn non trẻ nên được Chính phủ bảo hộ. Nhưng thực tế, trong thời gian qua,chủ yếu ngành sản xuất ô tô của nước ta mới dừng ở công đoạn lắp ráp. Chính phủ bảo hộ ngành công nghiệp ô tô nhưng thực chất lại đi bảo hộ việc lắp ráp ô tô. Thuế nhập ô tô nguyên chiếc gần 100% trong khi thuế linh kiện chỉ khoảng 20%. Thế là các hãng vào, họ tìm cách chuyển giá từ nước ngoài. Ví dụ linh kiện này có giá 20$ nhưng họ khai lên 200$ rối nhập về để khi vào trong nước, giá chiếc ô tô lắp ráp tương đương chiếc xe nguyên chiếc nhập khẩu. Các công ty lắp ráp tính lợi nhuận trên sản phẩm đã chuyển giá nên thường khai làm ăn thua lỗ hoặc lợi nhuận rât thấp để đưa ra ý kiến không nên giảm thuế xe nguyên chiếc. Trên thực tế, lợi nhuận thu được là khổng lồ và công ty mẹ cung cấp linh kiện sẽ lãnh trọn.

Hiện nay, thuế ô tô tại Việt Nam thuộc mức cao nhất thế giới. Đầu năm 2008 vừa rồi, thuế nhập khẩu ô tô tăng từ 60% lên 70%, rồi sau đó tăng lên 83% đối với ô tô nguyên chiếc. Chính việc tăng thuế quá cao này mà các hãng ô tô chỉ lắp ráp ô tô tại Việt Nam nhằm tránh thuế. Chính phủ cũng tăng thuế

NK đối với các kinh kiện từ 3-5% nhưng vẫn chưa ngăn chặn được hiện tượng chuyển giá trên thị trường. Việc tăng thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước nhưng trên thực tế thì các nhà sản xuất ô tô ở Việt Nam là những người đều đã quen biết nhau trên thương trường quốc tế và họ đã nhóm liên kết với nhau thành tập đoàn để cùng nhau hợp sức lại nhằm lũng đoạn thị trường. Do đó giá ô tô Việt Nam được xếp vào loại cao nhất thế giới bởi sự lũng đoạn này.

Thị trường ô tô trong nước đang bị các doanh nghiệp của VAMA bao sân về giá mà thực tế sự bao sân này chính từ các công ty mẹ. Nói là sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nhưng thực tế các doanh nghiệp ô tô của Việt Nam lắp ráp nhiều hơn sản xuất, quy định nội địa hóa sản phẩm cũng không được thực hiện nghiêm chỉnh. Lắp ráp phụ thuộc hoàn toàn vào phụ tùng linh kiện từ công ty mẹ. Chính vì thế mà nhà sản xuất có thể tự định giá cao cho kinh kiện phụ tùng của mình . Gía bộ linh kiện của hầu hết các loại xe tại Việt Nam đều trên 10.000$/bộ, mức giá này chỉ kém xe nguyên chiếc tại các nước trong khu vực hoặc tại thị trường của công ty mẹ từ 12 - 15%, cao nhất cũng chưa tới 20%. Khi công ty mẹ xuất khẩu linh kiện cho doanh nghiệp tại Việt Nam,toàn bộ khoản thuế nôị địa sẽ được hoàn trả cho nhà sản xuất, gây ra hiện tượng chuyển giá linh kiện ô tô. Việc chuyển giá để tăng chi phí đầu vào, nâng giá bán sản phẩm đàu ra cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó khiến người tiêu dùng dù nghèo vẫn được tiếng là xài sang vì làm chủ những chiếc ô tô giá cao nhất thế giới. Ví dụ như một chiếc động cơ xe ô tô giá 1500$ nhưng khi xuất cho Việt Nam được kê tới 3000 hoặc 4000$. Như vậy liên doanh tại Việt Nam thay vì lãi5000 hoặc 7000$/xe thì chỉ còn lãi 3000 - 4000$, mức thuế phải đóng cho nhà nước sẽ ít đi. Thế nhưng các liên doanh cũnbg không lấy gì làm buồn vì công ty mẹ của họ đã lãi lớn nhờ việc tăng giá XK linh kiện.

Đơn cử, giá xe Camry ở Việt Nam đã tăng từ 35.000 USD lên đến 65.000 USD; mức giá này cao gấp gần 3 lần giá xe cùng loại được sản xuất tại Nhật (giá CIF của xe Camry tại Việt Nam chỉ trên 20000$/chiếc). Các DN sản xuất lắp ráp ô tô trong nước có đủ lý do để bảo vệ cho giá bán sản phẩm mà họ đưa ra. Năng lực sản xuất của 11 DN trong VAMA là 160.000 xe/năm nhưng thị trường chỉ có nhu cầu tiêu thụ ở mức trên 55.000 xe/năm, bằng khoảng 30% tổng công suất. Chính bởi vậy những chiếc xe được đưa ra thị trường sẽ phải “gánh” thêm phần khấu hao nhà xưởng, giá xe vì thế cũng cao hơn.

3.2.3.Chống chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hơn 60% hoạt động thương mại toàn cầu là giao dịch có khả năng chuyển giá. Chống chuyển giá hiệu quả là ngăn chặn được thất thu thuế thu nhập, giảm giá thành sản phẩm,đem lại lợi ích cho người tiêu dung và tăng thu cho ngân sách. Dưới đây là một số biện pháp chống chuyển giá:

-Định giá chuyển giao (định giá lại sản phẩm)

Đối với các tập đoàn, các công ty đa quốc gia, giá chuyển giao là việc thông đồng giữa các công ty con, được sử dụng làm công cụ để làm tăng lợi nhuận của tập đoàn. Ở mỗi quốc gia khác nhau, thuế suất thuế TNDN khác nhau, một số nước còn thực hiện chính sách miễn hoặc giảm thuế TNDN. Vì vậy,các tập đoàn,công ty đa quốc gia đã tận dụng cơ hội này để tối thiểu hóa số thuế TNDN phải nộp. Do đó, để đối phó với hiện tượng này,cơ quan thuế đã đưa ra biện pháp định giá chuyển giao nằm xác địnn lại giá của sản phẩm trong giao dịch giữa các công ty con. Thông tư 117/2005/TT-BTC là văn bản mới nhất hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Có 5 phương pháp xác định giá chuyển giao:

+ Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập:giá giao dịch độc lập dược dưa ra so sánh với giấ giao dịch liên kết trong điều kiện tương tự nhăm xác định lợi nhuận.

+ Phương pháp giá bán lại(dùng giá bán ra đẻ xác định giá mua vào):`giá mua vào đươc xác định trên cơ sở giá bán ra trong các giao dịch độc lập trừ lợi nhuận gộp,trừ các chi phí khác được tính trong giá mua vào(nếu có như:thếu NK,phí hải quan,chi phí bảo hiểm,vận chuyển…).Phương pháp này áp dụng trong trường hợp không có giao dịch mua tương đương,thuộc khâu cung ứng hoặc có thêm giai đoạn gia công,chế biến,lắp ráp…làm gia tăng giá trị hàng hóa.

+ Phương pháp giá vốn cộng lãi: dựa vào giá vốn (giá thành) của sản phẩm đẻ xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết. Gía bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn (giá thành) của sản phẩm cộng kợi nhuận gộp.Phương pháp này được áp dụng khi giao dịch liên kết thuộc khâu sản suất khép kín để bán cho bên kiên kết hoặc cung ứng đầu vào va bao tiêu đàu ra cho bên kiên kết.

+ Phương pháp so sánh lợi nhuận: dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương dương nhau.Phương pháp này không cho ra kết quả về giá mà tính ra được thu nhập thuần trước thuế là cơ sở tính thuế TNDN.

+ Phương pháp tách lợi nhuận: theo phương pháp này,TN chịu thuề toàn cầu của các đối tượng liên kết được xác định,sau đó TN chịu thuế được phân bổ theo các đối tượng theo tỷ lệ đóng góp mà họ được coi là đã có thamgia trong

việc tạo ra lợi nhuận. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp nhiều bên liên kết cùng thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp.

-Thắt chặt công tác quản lý thuế

- Nghiên cứu và đưa ra mức thuế suất hợp lý

Một phần của tài liệu đầu tư ở nước ngoài và CHUYỂN GIÁ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 28)