bài tập học kì môn luật sở hữu trí tuệ 9 điểm công ty thnn quốc tế unilever việt nam có chi nhánh tại huyện củ chi thành phố hồ chí minh là chủ sở hữu nhãn hiệu sunlight và hình lát chanh cho sản phẩm nước rửa chén bát
Trang 1TÌNH HUỐNG
Công ty TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM có chi nhánh tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh là chủ sở hữu: Nhãn hiệu “Sunlight và Hình lát chanh” cho sản phẩm nước rửa chén bát; Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp “Chai” Sản phẩm nước rửa chén mang nhãn hiệu “Sunlight và Hình lát chanh” của công ty UNILEVER đã được quảng cáo và phân phối rộng rãi trên thị trường Việt Nam từ năm 2009 Công ty UNILEVER thấy trên thị trường xuất hiện sản phẩm nước rửa chén S-Việt của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại S Việt ở Từ Liêm, Hà Nội có kiểu dáng chai giống với chai nước rửa chén của công ty UNILEVER; cách trình bày nhãn sản phẩm có các yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn nhãn sản phẩm của Công ty UNILEVER với hình lát chanh; chồng bát đĩa và ly cốc sang bóng với dòng chữ “với chiết xuất chanh”; “khử mùi tanh”
Theo anh chị, Công ty cổ phần S Việt có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty UNILEVER không? Là những hành vi nào? Nêu căn cứ pháp lý cụ thể
NỘI DUNG
Công ty cổ phần S Việt có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty UNILEVER bởi các lý
do sau:
Thứ nhất, công ty UNILEEVER có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Sunlight và Hình lát chanh” cho sản phẩm nước rửa chén bát; Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp “Chai”
Đối với nhãn hiệu “Sunlight và Hình lát chanh” Mẫu nhãn hiệu ở đây là “Sunlight và Hình lát chanh” với hình lát chanh; chồng bát đĩa và ly cốc sang bóng với dòng chữ “với chiết xuất chanh”; “khử mùi tanh” Các dấu hiệu của nhãn hiệu “Sunlight và hình lát chanh” đều là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình ảnh, từ ngữ và có khả năng phân biệt với hàng hóa của chủ thể khác Từ đó, có thể thấy nhãn hiệu
“Sunlight và hình lát chanh” thuộc chủ sở hữu là công ty UNILEVER đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo điều 72, điều 74 Luật sở hữu trí tuệ
Ngoài ra, đây là nhãn hiệu nổi tiếng vì theo quy định tại khoản 20 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.” và điều 75 Luật sở hữu trí tuệ về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng:
“Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1 Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2 Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3 Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4 Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
Trang 25 Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6 Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7 Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8 Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.”
Theo đó, sản phẩm nước rửa chén mang nhãn hiệu “Sunlight và Hình lát chanh” của công ty UNILEVER
đã có số lượng người tiêu dùng liên quan biết đến nhãn hiệu này thông qua việc mua bán, sử dụng nước rửa chén mang nhãn hiệu thông qua quảng cáo của công ty UNILEVER Bên cạnh đó, phạm vi lãnh thổ
mà hàng hoá ở đây là nước rửa chén bát mang nhãn hiệu đã được lưu hành là tại Việt Nam từ năm
2009 Bởi vậy, nhãn hiệu “Sunlight và Hình lát chanh” là nhãn hiệu nổi tiếng và có chế độ bảo hộ đặc biệt dành cho loại nhãn hiệu này Điểm a khoản 3 điều 6 Luật sở hữu trí tuệ quy định căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu “Sunlight và Hình lát chanh” là trên cơ sở sử dụng, không cần phải đăng
ký hay không cần phải có văn bằng bảo hộ
Đối với kiểu dáng công nghiệp “Chai” Kiểu dáng công nghiệp theo định nghĩa tại khoản 13 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này.” Công ty UNILEVER đã được cấp bằng độc quyền sáng chế với kiểu dáng công nghiệp “Chai” Kiểu dáng công nghiệp này cho sản phẩm nước rửa chén bát được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và vẫn đang trong thời gian được bảo hộ hợp pháp quy định tại khoản
4 điều 93 Luật sở hữu trí tuệ: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.”
Thứ hai, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty cổ phần S-Việt kiểu dáng công nghiệp
“Chai” xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam và không được chủ sở hữu là công ty UNILEVER cho phép
Khoản 1 điều 126 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
“Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí:
1 Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;”
Ở đây, công ty S-Việt sử dụng kiểu dáng chai nước rửa chén bát không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp “Chai” đang trong thời gian bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp của công ty UNILEVER
mà không được phép của chủ sở hữu là công ty UNILEVER Bởi vậy, công ty cổ phần S-Việt đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp “Chai”
Ngoài ra, công ty S-Việt còn có hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo điểm a,b khoản 1 và khoản 3 điều 130 Luật sở hữu trí tuệ khi có phẩm cách trình bày nhãn sản phẩm có các yếu tố trùng hoặc tương
Trang 3tự gây nhầm lẫn nhãn sản phẩm của Công ty UNILEVER với hình lát chanh; chồng bát đĩa và ly cốc sang bóng với dòng chữ “với chiết xuất chanh”; “khử mùi tanh” Tuy nhiên, hành vi này không được coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Sunlight và Hình lát chanh” của công ty
UNILEVER vì công ty S-Việt không sử dụng hoàn toàn nhãn hiệu “Sunlight và Hình lát chanh” mà chỉ sử dụng hình ảnh (hình lát chanh) và khẩu hiệu “với chiết xuất chanh”; “khử mùi tanh” của sản phẩm hay
có thể hiểu là chỉ dẫn thương mại của sản phẩm theo khoản 2 điều 130 Luật sở hữu trí tuệ: “Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.”
KẾT LUẬN
Như vậy, công ty cổ phần S-Việt đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp “Chai” theo khoản 1 điều 126 Luật sở hữu trí tuệ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009
3 Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến (chủ biên), Giáo trình luật SHTT, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009
4 Khoa Luật, Đại học Huế, Giáo trình pháp luật sở hữu trí tuệ, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012
5 http://dantri.com.vn/kinh-doanh/xu-phat-vincon-vi-pham-luat-so-huu-tri-tue-1293218248.htm
6 http://luatviet.co/nhan-hieu-va-ten-thuong-mai-mot-so-diem-khac-biet-can-luu-y/
n20170524045758549.html
7 http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/phan-biet-nhan-hieu-va-ten-thuong-mai/ 1706.html