1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM

26 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 4,66 MB

Nội dung

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘIHỌC ĐÔ THỊ MỞ ĐẦU Auguste Comte - một trong những nhà xã hội học đầu tiên trên thế giới từng viết: “Xã hội học làkhoa học về các quy luật c

Trang 1

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI

HỌC ĐÔ THỊ

MỞ ĐẦU

Auguste Comte - một trong những nhà xã hội học đầu tiên trên thế giới từng viết: “Xã hội học làkhoa học về các quy luật của tổ chức xã hội” Herbert Spencer thì lại ví “Xã hội như là cơ thểsống” Đến Max Weber lại nhận định rằng: “Xã hội học…là khoa học cố gắng giải nghĩa hànhđộng xã hội và…tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xãhội”.Vậy xã hội học là gì? Một câu hỏi nhưng lại có quá nhiều câu trả lời Cuộc tranh luận giữacác nhà xã hội học dường như vẫn chưa đến hồi kết thúc vì theo từng góc nhìn, từng giai đoạn thì

xã hội lại có sự thay đổi, “đơn giản là không có một xã hội duy nhất được thừa nhận” và “vìkhông có kiểu phát triển duy nhất của xã hội cho nên không có quan điểm xã hội học duy nhất”.Khi vấn đề quan niệm xã hội học tạm lắng dịu thì hàng loạt các vấn đề khác lại được đặt ra Cácnhà xã hội học đương đại lại đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi: “Xã hội học nghiên cứu cái gì?Nghiên cứu những lĩnh vực nào trong xã hội? Và nghiên cứu nó như thế nào?”

Một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học có thể đề cập tới đó là: xã hội học nông thôn, xã hộihọc đô thị và xã hội học gia đình Trong ba lĩnh vực trên thì xã hội học đô thị được xem là lĩnhvực nhiều tuổi nhất và phức tạp nhất Xã hội học đô thị là một nhánh của xã hội học chuyên biệtnghiên cứu về nguồn gốc bản chất và các quy luật chung cho sự phát triển và hoạt động của đôthị như một hệ thống các mối quan hệ xã hội đặc trưng cho một kiểu cư trú tập trung cao trênmột lãnh thổ hạn chế Cơ sở ra đời môn xã hội học đô thị vào những năm 20 của thế kỷ thứ XX.Cho đến nay thì việc nghiên cứu về xã hội học đô thị đã và đang được phát triển, phân biệt hóa

cụ thể hơn, rõ ràng hơn Cũng vì thế mà nhiều thực trạng về những vấn đề của xã hội đô thị đượcphơi bày, từ đó đòi hỏi những giải pháp cụ thể và hiệu quả nhất để giải quyết tốt những vấn đềtrên Thực trạng những vấn đề của xã hôi học đó là gì? Giải pháp cho những vấn đề đó ra sao?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài tiểu luận: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHỮNG

VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ”.

Trang 2

I SƠ LƯỢC VỀ XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ

1 Sự hình thành và phát triển của xã hội học đô thị

a Giới thiệu chung

Để hiểu xã hội học đô thị như thế nào, thì trước hết cần hiểu đô thị là gì? Từ đô thị này xuấtphát ở đâu? Vào thế kỉ mấy? Và nó phát triển như thế nào?

Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, công nghiệp hoá và quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã làmnảy sinh vô số những vấn đề xã hội tiêu cực và phức tạp tại các đô thị và vì vậy đã thu hút sự chú

ý của các nhà xã hội học của Phương Tây Tiếp sau đó là sự ra đời của công trình “Thành phố vàcuộc sống tinh thần” (1903), tác phẩm “Đô thị” (1905), các nhà xã hội học đương thời đã xemxét đô thị là một thiết chế xã hội và dần bắt tay vào việc nghiên cứu Những năm 20 của thế kỉ

20, Châu Âu và Bắc Mỹ hình thành môn học Xã hội học về đời sống đô thị hay xã hội học đô thị.Tại các nước phát triển (Anh, Pháp, Đức, Mỹ) có nhiều trường và viện nghiên cứu, khảo sát,công bố nhiều ấn bản về đề tài xã hội học đô thị Các hội nghị về xã hội học đô thị cũng liên tiếpđược tổ chức ở Mỹ, Thái Lan với sự tham gia của nhiều nhà xã hội học trên thế giới, đã nói lêntầm quan trọng của xã hội học đô thị trong quá trình phát triển nhanh chóng của xã hội

Càng trở về sau, các vấn đề nghiên cứu càng mở rộng chiếm hầu hết các vấn đề xã hội Điềunày cho thấy khi xã hội phát triển càng cao thì nảy sinh càng nhiều vấn đề phức tạp hay nói xãhội học đô thị ra đời trong bối cảnh xã hội nông thôn đang thay đổi nhanh chóng, các kiểu quan

hệ truyền thống bị thay đổi trong xã hội hiện đại Các nhà xã hội học đô thị cố gắng giải thíchbản chất các sự vật hiện tượng, cố gắng đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc, quá trình của xã hội đôthị qua đó lý giải bản chất của đô thị, cộng đồng đô thị, đời sống đô thị Và cho đến nay thì xãhội học đô thị lại càng được phát triển với phương pháp hiện đại và quy mô nghiên cứu rộnghơn, mang lại những kết quả vô cùng hữu ích cho sự phát triển của xã hội đương thời

b Đô thị hóa trên thế giới

Chưa bao giờ trong lịch sử người ta lại chứng kiến cảnh một nửa cư dân địa cầu sẽ sống tạicác đô thị thay vì nông thôn như trước, nhất là tại châu Á và châu Phi Theo báo cáo của LiênHiệp Quốc về “Tầm nhìn triển vọng đô thị hóa Thế giới 2007” công bố ngày 26/2/2008, một nửadân số toàn cầu sẽ là cư dân của các khu vực thành thị Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay,

Trang 3

đến năm 2050, sẽ có 64 tỷ người trên Thế giới sống ở thành thị Đến lúc đó, toàn thế giới sẽ xuấthiện 27 “siêu thành phố”, tăng so với con số 19 hiện nay Tokyo (Nhật Bản) là thành phố đôngdân nhất với 35,7 triệu người Các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc); Mumbai vàNew Delhi (Ấn Độ); Cairo (Ai Cập); London (Anh); Tehran (Iran); Los Angeles, New York(Mỹ); Rio de Janeiro ( Brazil) nằm trong số 19 thành phố đông dân nhất Với tốc độ đô thi hóanhư vậy, các đô thị sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới như nước sạch, không khí, xử lýnước thải, thực phẩm, nơi cư trú và phương tiện chuyên chở Đó cũng chính là những vấn xã hội

mà ngành xã hội học đô thị quan tâm nghiên cứu

c Đô thị hóa ở nước ta

Ở nước ta quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra với tốc độ khá cao Trong đó theo tổng cụcthống kê, tỷ lệ dân số thành thị của cả nước ta vào năm 2012 chỉ đạt 32,45% tổng dân cư toànquốc và mỗi năm có khoảng 1 triệu dân tiếp tục tham gia vào “ đại gia đình” đô thị này Năm

2005, dân cư thành thị nước ta đứng thứ 8 trong 11 nước Đông Nam Á, đứng thứ 44 trong 52nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á và đứng thứ 180 trong 207 nước và vùng lãnh thổ trên Thế giới.Đánh giá chung phát triển đô thị hóa Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có nhiều chuyển biến sốlượng Năm 1999 cả nước có 629 đô thị đến nay có 772 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 15

đô thị loại I, 14 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 64 đô thị loại IV và 630 đô thị loại V Trong 6tháng đầu năm, có TP Thanh Hóa nâng lên đô thị loại I, các TP Rạch Giá, TP Bạc Liêu, TP.Ninh Bình, TP Thái Bình nâng lên loại II, 3 đô thị loại V hình thành mới và 1 đô thị (thị trấn CầuDiễn thuộc huyện Từ Liêm cũ sát nhập vào quận mới)

Trang 4

Đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toảdiện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới đượchình thành phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở: đường xá, điện nước,

cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường…Tuy nhiên hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triểnnhanh về số lượng nhưng chất lượng đô thị còn đạt thấp, kết cấu dân cư phức tạp, chất lượngcuộc sống chưa đảm bảo Đặc biệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ;trình độ và năng lực quản lý và phát triển đô thị còn thấp so với yêu cầu; tốc độ xây dựng cơ sở

hạ tầng ở phần lớn đô thị Việt Nam đều chậm so với phát triển kinh tế xã hội Tình trạng pháttriển đô thị hiện nay chưa đáp ứng với sự đổi thay về tư duy đô thị hóa, phát triển đô thị theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2 Cơ cấu xã hội và sự phân tầng

Như chúng ta đã biết, xã hội học nông thôn và xã hội học đô thị là hai trong ba lĩnh vựcnghiên cứu chính của xã hội học Giữa hai lĩnh vực nghiên cứu trên có hàng loạt đặc điểm cótính đối lập nhau Chính vì vậy mà cơ cấu xã hội và sự phân tầng dân cư cũng có sự khác biệt rõrệt Đô thị và nông thôn được xem xét như các hệ thống xã hội và được phân chia theo ba đặctrưng cơ bản sau:

Một là, về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì ở đô thị đặc trưng chủ yếu là giai cấp côngnhân, ngoài ra còn có các tầng lớp giai cấp khác như tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức

Trang 5

Hai là, về lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp; ngoài ra,

còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp, sản xuất tinh thần

Ba là, về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, đối với nông thôn thường rất đặc trưng

với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà được phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dânđặc trưng cho khu vực đô thị

Cơ cấu xã hội được phân chia như trên đã phản ánh một phần sự tác động của đô thị hóa lênđời sống của dân cư dẫn đến sự thay đổi cơ cấu từ xã hội nông thôn lên xã hội đô thị Bên cạnh

cơ cấu giai cấp xã hội, thì hiện nay dưới sự phát triển của đô thị đã hình thành nên một sự phântầng rõ rệt hơn Đó là sự phân tầng xã hội hay phân hóa giàu nghèo với khoảng cách chênh lệchngày càng lớn

3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học đô thị

Việc nghiên cứu về xã hội học đô thị mang những ý nghĩa vô cùng quan trọng Cung cấp chochúng ta những lý luận, những hiểu biết về nhiều vấn đề như: vị trí của đô thị trong xã hội, trong

hệ thống cư trú Quá trình phát triển đô thị trong các chế độ xã hội đã qua Những nguyên nhân

cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của đô thị, quá trình đô thị hóa cũng như bản chất xã hội củaquá trình đô thị hóa, đặc biệt nghiên cứu về đặc điểm cũng như các vấn đề đô thị hóa trong giaiđoạn công nghiệp phát triển mạnh mẽ như ngày nay

Về cơ cấu xã hội cũng như các vấn đề nảy sinh và sự chuyển biến xã hội ở đô thị Xem xéthàng loạt mối quan hệ tạo nên cơ cấu xã hội của đời sống đô thị như mối quan hệ giữa các lĩnhvực hoạt động cơ bản của đời sống xã hội ở đô thị hoặc mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầnglớp xã hội của đô thị hay mối quan hệ giữa khu vực dân cư trong thành phố

Về đặc điểm lối sống văn hóa và các vấn đề của cộng đồng dân cư ở đô thị cũng như môitrường đô thị Các vấn đề, các hiện tượng xã hội nảy sinh trên cơ sở lối sống, giao tiếp của xã hội

đô thị cũng như trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, trong đời sống gia đình đô thị

Về quá trình quản lý đô thị, các yếu tố xã hội cũng như hậu quả của quá trình di dân, sự hoạtđộng của người dân thành phố Sự phân loại các thành phố cũng như vai trò của các thành phốlớn trong hệ thống đô thị của xã hội Sự nhận diện bối cảnh xã hội hiên thời từ nhiều góc độ sẽ

Trang 6

giúp hình thành nên các chính sách, giải pháp phù hợp với thực tiễn đang phát triển tại các đô thịlớn của nước ta hiện nay.

NƯỚC TA

1 Thực trạng chung

Trong thế kỷ XX, sự gia tăng dân số quá nhanh và không kiểm soát được xảy ra ở nhiều nơitrên thế giới Phần lớn nguyên nhân của đô thị hoá nảy sinh do khát vọng phát triển cấu trúckhông gian của đô thị Cùng với sự xuất hiện các khu đô thị mới, khu công nghiệp và nhữngthành phố chính là sự thay đổi của các đô thị có sẵn về lượng một cách rõ ràng nhất Đó là mộthiện tượng tất yếu trên con đường phát triển của loài người nhưng nếu chúng ta không đi đúnghướng sẽ rất có hại cho môi trường và cho sức khỏe của con người

Khi thành phố ngày càng được mở rộng thì những vấn đề liên quan đến đi lại, nghỉ ngơi, tiếpxúc với thiên nhiên của cư dân trong các đô thị ngày càng cao Đô thị càng phát triển và cànglớn thì cường độ di chuyển của người dân càng nhiều Đây là một trong những nguyên nhân cơbản gây ra những khó khăn trong các đô thị hiện đại (ô nhiễm môi trường do các chất thải từ cácphương tiện giao thông cơ giới, tai nạn giao thông…) Ngoài ra còn có những “kẻ thù” hết sứcnguy hiểm cho xã hội và cho sức khoẻ của con người (cho cả cư dân bản địa và những người di

cư hay vãng lai) do sự tập trung một khối lượng lớn người trên một diện tích có hạn của thànhphố Đó chính là các loại tệ nạn xã hội (nghiện hút, mại dâm, trộm cắp, lừa đảo…) và những loạibệnh tật vô phương cứu chữa của nền văn minh hiện đại (ung thư, tâm thần, bệnh nghềnghiệp )

Sức “hấp dẫn” của cuộc sống đô thị và của các vùng đã được đô thị hoá là nguyên nhân chínhlôi cuốn một khối lượng khổng lồ cư dân nông thôn đi tìm miền “đất hứa” Mặt khác nhữngthành phố lớn ngày càng hấp dẫn và lôi cuốn cư dân từ các đô thị nhỏ hơn cũng như từ các vùngnông thôn nên càng làm cho tình hình thêm phức tạp (hạ tầng kỹ thuật quá tải, cây xanh, mặtnước, không gian trống hiếm hoi…)

Sự phát triển không được kiểm soát của các đô thị sẽ dẫn đến những vấn đề không thể sửachữa được lợi ích chỉ rơi vào một nhóm rất ít người trong xã hội còn thực tế dành cho đại đa số

Trang 7

quần chúng lao động là đô thị hóa phát triển không bền vững: chất lượng nhà ở kém (không cóchỗ ở và nơi cư trú không còn đủ không gian để có thể tự tổ chức các hoạt động văn hoá và đờisống), cuộc sống bấp bênh do giá cả sinh hoạt ngày một cao, người dân không tiếp cận được đầy

đủ nền giáo dục chung của xã hội…

Chất lượng môi trường và cuộc sống của cư dân đô thị ngày càng xấu đi không phải chỉ vìhậu quả của đô thị hoá không bài bản mà còn do nhiều lý do khác nữa, trong đó việc quản lý lànguyên nhân cơ bản và có nhiều bất cập nhất Nhiều chuyên gia trên thế giới đã nhận xét rằng:

có một số lượng đáng kể quốc gia trên thế giới không thành công do chính quyền các cấp của họkhông đủ khả năng phục vụ nhân dân vì cán bộ không được đào tạo bài bản, kỷ cương lỏng lẻo

và thiếu tinh thần trách nhiệm…Ở nước ta, quản lý xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt làtrong lĩnh vực quản lý đô thị

Trong đô thị còn những nguồn ô nhiễm khác mà con người ít để ý đến Đó là sự ô nhiễm docác yếu tố vật lý, cụ thể là do các yếu tố từ trường với tần suất và cường độ khác nhau (các trạmthu - phát sóng, các đường dây truyền tải điện năng…) Hơn nữa, cho đến bây giờ chúng ta cũngchưa lường hết được về những tác động của các loại vật liệu xây dựng đến sức khoẻ của conngười, đặc biệt là những loại vật liệu có nguồn gốc từ các hợp chất vô cơ Đô thị càng phát triểnthì các nguy cơ ô nhiễm từ các yếu tố đó càng lớn

Thành phố không những bị ô nhiễm mà khí hậu của nó cũng bị thay đổi Những thành phần

cơ bản của khí hậu như bức xạ, chế độ nhiệt - ẩm, áp suất không khí, chế độ gió…luôn bị tácđộng bởi quá trình đô thị hoá Nhà càng cao thì mặt đất càng bị nhiễm khuẩn vì ánh sáng mặt trời

bị che khuất không đủ khả năng để tiêu diệt các loại vi trùng có hại Do quá trình đô thị hoá vàphát triển dân số diễn ra quá nhanh và quá hỗn độn nên những quy tắc quy hoạch không được tôntrọng - ví dụ như vi phạm về mật độ xây dựng, về hướng của các con đường và của các côngtrình…sẽ làm tăng mất mát những tia nắng tự nhiên có lợi cho sức khoẻ con người và hơn thếnữa cần phải tiêu tốn thêm một phần năng lượng đáng kể để duy trì chế độ vi khí hậu trong cáckhông gian sống của con người

Tất cả những thực trạng chung vừa nêu trên là mối quan tâm cần được đặt lên hàng đầu, điều

đó khiến chúng ta phải suy ngẫm: “Liệu đô thị hóa có phải là cách tốt nhất để phát triển đất nướchay không?”

Trang 8

4 Một số thực trạng nổi bật đáng quan tâm

a Bệnh vô cảm

- Vô cảm là gì?

Lời dạy của cha ông ta "Thương người như thể thương thân" từ lâu đã trở thành đạo lý củangười Việt Nam Tính nhân văn, lòng nhân ái phải là ngọn lửa sưởi ấm, là ánh sáng trong cuộcđời mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội Thế nhưng ngày nay, bên cạnh nhiều nétđẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta với những con người luôn biết cống hiến,đồng cảm, chia sẻ, cưu mang, giúp đỡ người khác, thì cũng có không ít kẻ sống ích kỷ, vô tráchnhiệm, vô cảm, vô đạo đức Vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" vớinhững hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân Ra đường gặpcái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên

án, không dám chống lại

Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu; một vụ nữ sinh lột

áo, giật tóc, đánh hội đồng; một vụ làm nhục người khác… như xem một màn kịch, lấy điệnthoại ra quay rồi tung lên mạng Người ta coi như không nhìn thấy kẻ gian móc túi trên xe buýtmặc dù việc đó xảy ra sờ sờ trước mắt Từ những chuyện tranh cãi hay xô xát lặt vặt nhưngkhông ai lên tiếng can ngăn và thế là dẫn tới án mạng Tại sao người ta không can thiệp? Bởingười ta vô cảm trước nỗi đau của đồng loại Bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân

- Các ví dụ của căn bệnh vô cảm

Trong cuộc sống ngày nay, ta có thể bắt gặp vô vàn những biểu hiện của căn bệnh “khôngcảm xúc” này, xuất phát từ cả suy nghĩ và hành động Nếu như trước kia, khi thấy tai nạn xảy ra

ở trên đường, những người xung quanh ngay lập tức sơ cứu và gọi xe cứu thương để đưa nạnnhân đến bệnh viện kịp thời với mục đích nhân đạo, “cứu giúp một mạng người hơn xây bảy tòatháp” thì giờ đây, cũng là tai nạn giao thông đấy, chứng kiến tận mắt cảnh nạn nhân đau đớn vìgãy tay, gãy chân, thậm chí bất tỉnh, thế nhưng người đi đường chẳng những không cấp cứu kịpthời mà còn xúm đông xúm đỏ gây ùn tắc giao thông, bàn tán chỉ trỏ chán chê rồi may ra mới cóngười gọi điện cho bệnh viện, đến khi xe cứu thương (phải rất khó khăn mới vượt qua được đámđông gây ách tắc giao thông) đến nơi thì có không ít trường hợp nạn nhân đã tử vong Thậm chí

có những kẻ xấu còn thản nhiên lợi dụng tình thế tai nạn, cướp giật trên đường phố để hôi của từ

Trang 9

nạn nhân Cụ thể như vụ việc vào ngày 16/10/2011, tại giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Võ VănTần (Q.3, TP.HCM), ông Trường đang đi xe máy thì bị 4 thanh niên áp sát, móc bọc tiền 50 triệuđồng trong túi của ông.Trong lúc giằng co với bọn cướp, xấp tiền 50 triệu văng ra đường, lợidụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, nhiều người dân ào ra giữa đường lượm số tiền bịrơi ra trước sự thẫn thờ và bất lực của nạn nhân Đến khi kiểm lại, ông Trường chỉ còn 30,5 triệuđồng Hay đáng xấu hổ hơn là vụ việc vào trưa 2/7, xe tải BKS 54Z do tài xế Phạm Viết Sơn cầmlái chở đầy bia chai nhãn hiệu Saigon đỏ lưu thông trên quốc lộ 1A Khi đi đến cầu vượt TânThới Nhất (P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) do tài xế điều khiển xe với tốc độ khá cao đã khiến

nhiều két bia đổ xuống đường Trong lúc tài xế chưa kịp thu dọn lại hàng hóa thì hàng chụcngười đi đường bất chấp những mảnh vỡ thủy tinh mang bao tải lao vào “hôi của” mang bia vềuống Sau sự việc trên các phương tiện truyền thông lên tiếng phê phán về hành động xấu xí đócủa những người “hôi của” Sau đó vài tháng, sự việc đáng xấu hổ lặp lại khi xe chở bia của anh

Hồ Minh Mẫu điều khiển xe tải BKS 79N gặp tai nạn tại vòng xoay Tam Hiệp (tỉnh Đồng Nai),nhiều người đã không giúp đỡ mà còn mang xe tải tới “hôi bia” của anh mang về Thực tế đó chothấy được sự vô cảm không thể tưởng tượng được của con người trong xã hội đặc biệt là xã hội ở

đô thị hiện nay

Người dân hôi bia sau khi xe bia đổ

Trang 10

Một biểu hiện rất rõ của chứng thờ ơ, vô cảm nữa là chuyện đi xe buýt công cộng, thấy kẻgian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung người khác, người ta cũng chỉ lờ đi xem như đấy khôngphải chuyện của mình Tại trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy - một địa bàn hoạt động khéttiếng của giới “hành nghề hai ngón”, Nguyễn Văn Quân (sinh viên ĐH Giao thông Vận tải HàNội) kể rằng: “Đã vài lần mình ngồi hàng ghế cuối cùng trên xe bus trông thấy bọn móc túi đanggiở trò “thó” điện thoại và ví của mấy bạn nữ sinh, nhưng không dám lên tiếng vì sợ chúng hànhhung, trả thù” Những người thờ ơ, thấy cái xấu mà bỏ qua như Quân không phải là hiếm vì tâm

lý của đa số người là muốn yên thân, cho rằng tố giác cái xấu là “mua dây buộc mình”, “rướchọa vào thân” nên tốt nhất là coi như “không nghe, không thấy, không biết”

Vô cảm có mặt khắp mọi nơi, ngay cả trong ngành y tế và giáo dục - hai ngành mà từ trướctới nay đạo đức nghề nghiệp luôn phải đặt lên hàng đầu Dư luận gần đây nóng lên về sự vô cảm,tắc trách của nhân viên y tế dẫn đến những cái chết oan uổng của người dân Muốn chữa bệnh thìphải trả tiền trước, có chút lót tay thì tiêm đỡ đau hơn, thay băng nhẹ nhàng hơn Khi có vụ việctắc trách dẫn đến tử vong thì lại vin vào cái cớ công việc áp lực mà không một ai đứng ra nhậntrách nhiệm về mình Hay những vụ bảo mẫu ngược đãi, hành hạ trẻ em tại một số cơ sở nuôidạy trẻ Cụ thể như vụ việc tại Nhà trẻ Phương Anh Ngày 13/12/2013, một đoạn video về sự đàyđọa tàn ác của những cô giáo trong nhà trẻ tư Phương Anh (số 18 đường Hiệp Bình, phườngHiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM) đã được báo Tuổi Trẻ đăng tải, nhanh chóng nhậnđược nhiều sự chú ý Ngày nào cũng như ngày nào, bà Lê Thị Đông Phương (quản lý của nhàtrẻ), bảo mẫu Nguyễn Lê Thiên Lý mỗi lần cho trẻ ăn đều giở các “ngón nghề” hành hạ dã mannhư lấy khăn bịt mũi, bóp cổ, túm đầu các bé lắc như đối với súc vật, rồi dọa dẫm Nhiều cháunhỏ bị sặc, nôn do nuốt cháo không kịp đã bị các cô thẳng tay đánh, tát hoặc bóp mạnh vào đỉnhđầu, ghì toàn thân bé xuống sát đất, đánh vào sống lưng, đầu và dọa thả vào thùng nước Saumàn dọa nạt kinh hoàng, cô lại thản nhiên cho các bé ăn như trước Một số người dân ở gầntrường cho biết các bé đã bị bà Phương và Lý hành hạ một thời gian dài nhưng phụ huynh không

hề hay biết Tuy công an phường Hiệp Bình Phước đã có mời các cô giáo tại đây lên làm việc,nhưng hiện tượng hành hạ học sinh dã man vẫn tiếp diễn Hai cô giáo này đã bị khởi tố và chịuhình phạt 3 năm tù giam

Và bao nhiêu chuyện đau lòng khác trong ngành giáo dục, những tiêu cực trong ngành y tế,những vụ oan sai nghiêm trọng trong ngành tư pháp cho thấy bệnh vô cảm đang diễn ra cả trong

Trang 11

những lĩnh vực cứu người, dạy người, bảo vệ công lý Bệnh nhân vô tội, trẻ nhỏ cũng không tộitình gì, vậy tại sao họ lại phải gánh chịu những bi kịch? Chính bàn tay vô hình của sự vô cảm đãđẩy con người vào những bị kịch đó.

Biểu hiện của căn bệnh vô cảm

Trang 12

Biểu hiện của căn bệnh vô cảm

Căn bệnh vô cảm đã và đang làm mất đi nét đẹp truyền thống quý giá của dân tộc ta, đó làtình thương giữa con người với con người “thương người như thể thương thân” Mà tình thươngtheo như nhà văn Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người

“Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ” (“Đời thừa” Nam Cao) Bệnh vô cảm đang làm “nhiễm mặn”, vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý

Trang 13

-đẹp nhất của con người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”.

Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏnglẻo Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia,giúp đỡ lẫn nhau Một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết" - cái chết trước hết từ trong tâmhồn

- Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức của giới trẻ, nhưngtựu chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ tronggia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt Nguyên nhân xuất phát từbản thân thiếu thốn tình cảm, Hơn nữa, sự vô cảm bắt nguồn từ lối sống ích kỷ, thực dụng,hưởng thụ là nguyên nhân khiến người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa.Hậu quả là, những xúc cảm đạo đức bị hạn chế, thậm chí bị triệt tiêu Nguyên nhân tiếp theo là

do thiếu sự giáo dục từ gia đình và nhà trường “Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình màtốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được” Đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II.Thế mà ngày nay, trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít dạy con có sự đồng cảm với người khác, vớinhững người xung quanh Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quantâm đến mọi người và tích cực phục vụ cho xã hội Thế mà ngày nay, trong một số trường học,người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ,thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân cho qua lần chiếu lệ Sự phát triển của

xã hội về khoa học kỹ thuật cũng gián tiếp gây nên sự vô cảm của con người: thế giới ảo, gamebạo lực, internet khiến khoảng cách giữa người với người càng xa cách hơn Những nguyênnhân trên dù trực tiếp hay gián tiếp đều tạo nên một thế giới vô cảm, một xã hội thiếu tình người

d Tình trạng ùn tắc giao thông

Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tếthị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dânđược cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi vềnhững thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước Tuy mức tăng trưởng kinh tế củaViệt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giaothông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và sốlượng Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một

Ngày đăng: 22/04/2019, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w