1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở vùng Tây Nam Bộ

28 2,1K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 54,35 KB

Nội dung

Việt Nam hiện đang trên con đường phát triển kinh tế, để đạt được những thành tựu to lớn thì chúng ta cần phải nỗ lực không ngừng tìm ra hướng phát triển bền vững và hiệu quả. Chúng ta cần phải tận dụng những lợi thế vốn có để phát triển đất nước. Với sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam có lợi thế về nhiều danh lam thắng cảnh, phong cảnh hung vĩ hoang sơ, thêm vào đó là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của nhiều làng nghề và sự linh thiêng trang nghiêm của nhiều di tích lịch sử gắn liền với các anh hùng thời đại. Chính vì vậy mà du lịch Việt Nam trở thành ngành “công nghiệp không khói” trong nhiều năm trở lại đây. Với tiêu chí đưa du lịch thành ngành phát triển nền kinh tế mũi nhọn thì du lịch miền Tây Nam Bộ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu GDP cả nước.Tuy không mang trong mình vẻ đẹp kiêu kỳ tráng lệ như mảnh đất phồn hoa xứ Bắc, nhưng sự bình dị mộc mạc chân chất của vùng đất phía Nam tận cùng Tổ quốc vẫn đủ sức níu chân bất kỳ ai vô tình lạc bước đến nơi này. Cả khu vực được đan xen bao phủ bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo nên một sự trù phú tốt tươi tại nơi được xem là một trong hai vựa lúa lớn nhất đất nước mang hình chữ S này. Cũng chính vì lý do này, chúng tôi quyết định tìm hiểu khai thác tài nguyên du lịch vùng Tây Nam Bộ để nhìn rõ hơn tiềm năng du lịch ở vùng đất này.Bài thảo luận gồm 3 phần :+ Phần I : Một số lý luận khái quát về tài nguyên du lịch+ Phần II : Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở vùng Tây Nam Bộ+ Phần III : Định hướng và giải phápVới kiến thức về chuyên môn và thời gian tìm hiểu về nguồn tài nguyên du lịch cũng như khai thác nguồn tài nguyên tại tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ của nhóm còn hạn chế nên khi viết đề tài này không tránh khỏi những sai sót, nhóm rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN1.1.1.Khái niệm tài nguyên du lịchTheo giáo trình địa lý du lịch: Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn hóa lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịchTheo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch1.1.2.Vai trò của tài nguyên du lịchVai trò của tài nguyên du lịch đối với du lịch được thể hiện như sau:Thứ nhất, tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành sản phẩm du lịch, mỗi sản phẩm du lịch được tạo nên từ nhiều yếu tố nhưng trước hết là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch tạo nên những điểm đặc sắc riêng cho mỗi quốc gia mỗi địa phương.Thứ hai, tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để quyết định loại hình du lịch. Trong quá trinh phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu không ngừng của khách du lịch, các loại hình du lịch liên tục xuất hiện và phát triển. Tất cả các loại hình này đều phát triển dựa trên cơ sơ các tài nguyên du lịch.Thứ ba, tài nguyên du lịch là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng những nhu cầu của họ trong chuyến đi.Thứ tư, tài nguyên du lịch là bộ phận quan trọng cấu thành lanh thổ du lịch. Tài nguyên du lịch cũng là yếu tố quan trọng hình thành điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch cũng như điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch.1.1.3.Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch1.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Địa hình: các vùng núi có phong cảnh đẹp; các hang động; các bãi biển và các đảo, quần đảo trên biển; các di tích tự nhiênKhí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sức gió sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người nói chung và khách du lịch nói riêng, ảnh hưởng đến nhịp độ dòng khách và quyết định đi du lịch của khác đồng thời tạo nên tính mùa vụ trong du lịch và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịchThủy văn: nước ngầm và nước khoángĐộng thực vật: đảm bảo bảo tồn nguồn gen quý hiếm và tính đa dạng sinh học.1.1.3.2.Tài nguyên du lịch nhân vănBao gồm các di tích lịch sửvăn hoá, kiến trúc; các lễ hội; các đối tượng gắn liền với yếu tố dân tộc học; các làng nghề thủ công truyền thống; các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác.. Các di sản văn hoá thế giới – Các tiêu chuẩn xác định các di sản văn hoá thế giới (6 tiêu chuẩn).+ Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người.+ Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất định.+ Chứng cứ xác thực cho một nền văn minh đã bị biến mất.+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa.+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà truyền thống nói lên được một nền văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không thể cưỡng lại được.+ Có mối quan hệ trực tiếp với sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí.– Nhìn chung, các di sản văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá một dân tộc. Bất cứ một quốc gia nào nếu có những di tích được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.– Hết năm 2006, trên toàn thế giới Hội đồng di sản thế giới đã công nhận được 840 di sản. Nước ta có 7 di sản thế giới, trong đó có 5 di sản văn hoá gồm cố đô Huế (công nhận năm 1993), tháp Chàm Mỹ Sơn (1999), đô thị cổ Hội An (1999) nhã nhạc cung đình Huế (2003), cồng chiêng Tây Nguyên (2005) và 2 di sản tự nhiên gồm vịnh Hạ Long (1994) và Phong Nha – Kẻ Bàng (2003). Các di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá Di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hoá mỗi nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử – văn hoá có khả năng rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người; góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá bao gồm:•Các di tích khảo cổ•Các di tích lịch sử•Các di tích kiến trúc nghệ thuật1.2. Khai thác tài nguyên du lịch 1.2.1 Nội dung của khai thác tài nguyên du lịchKhai thác và bảo vệ tài nguyên du lịchĐể khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững.Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ; số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch; áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý; cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường.Để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững chúng ta cần thực hiện một số giải pháp:Một là: khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường.Hai là: phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên.Ba là: phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao nên mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương.Bốn là: nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.Năm là: tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khai thác tài nguyên Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương liên kết với các đơn vị liên quan của địa phương trong không gian du lịch thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá đúng mức tài nguyên du lịch nhằm xây dựng quy hoạch du lịch, đặc biệt là định hướng phát triển SPDL của địa phương. Cộng đồng dân cư địa phương: Sự phát triển du lịch góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống kinh tế của người dân địa phương và góp phần xây dựng ngân sách địa phương, một phần nguồn lợi thu được từ du lịch sẽ được hỗ trợ công tác tu bổ, tôn tạo di sản. Dân cư địa phương và việc khai thác có tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau. Đơn vị cung ứng dịch vụ: Khai thác sử dụng tài nguyên này để phát triển sản phẩm du lịch tất yếu doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường du lịch đảm bảo yếu tố bền vững và nghĩa vụ phải mang lại lợi ích thiết thực qua nhiều hình thức đến cho cộng đồng dân cư tại địa bàn. Khách du lịch: Là những người trực tiếp có những trải nghiệm và lựa chọn điểm đến, là người trực tiếp chi trả cho các hoạt động du lịch, tạo nguồn doanh thh cho địa phương, và cũng là người trực tiếp quyết định điểm đến đó có phát triển hay không, hay nói cách khác, việc khai thác tài nguyên du lịch đã hiệu quả để hấp dẫn du khách hay chưa.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3

1.1.1.Khái niệm tài nguyên du lịch 3

1.1.2.Vai trò của tài nguyên du lịch 3

1.1.3.Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch 3

1.1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 3

1.1.3.2.Tài nguyên du lịch nhân văn 4

1.2 Khai thác tài nguyên du lịch 5

1.2.1 Nội dung của khai thác tài nguyên du lịch 5

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khai thác tài nguyên 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH 7

VÙNG TÂY NAM BỘ 7

2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 7

2.1.1.1.Vị trí địa lý 7

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên 7

2.1.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 9

2.1.3.Tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên và nhân văn miền Tây Nam Bộ 9

2.1.3.1.Tài nguyên du lịch miền Tây Nam Bộ 10

2.2.1 Khai thác du lịch vùng Tây Nam Bộ 14

2.2.1.1 Thiết lập tour du lịch vung Tây Nam Bộ 5 ngày 4 đêm 17

2.2.2 Xác định chi phí và giá bán (chưa bao gồm thế VAT) của chương trình du lịch Tây Nam Bộ trọn gói 5 ngày 1 đêm căn cứ vào các số liệu: 21

2.2.3 Đánh giá việc khai thác tài nguyên du lịch vùng Tây Nam 22

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DU 24

LỊCH VÙNG TÂY NAM BỘ 24

3.1 Đinh hướng phát triển của vùng Tây Nam Bộ 24

3.2 Giải pháp nâng cao việc khai thác tài nguyên du lịch vùng Tây Nam Bộ 25

3.3 Một số kiến nghị 27

KẾT LUẬN 28

Trang 2

“công nghiệp không khói” trong nhiều năm trở lại đây Với tiêu chí đưa du lịch thànhngành phát triển nền kinh tế mũi nhọn thì du lịch miền Tây Nam Bộ cũng đóng gópmột phần không nhỏ vào cơ cấu GDP cả nước.

Tuy không mang trong mình vẻ đẹp kiêu kỳ tráng lệ như mảnh đất phồn hoa xứBắc, nhưng sự bình dị mộc mạc chân chất của vùng đất phía Nam tận cùng Tổ quốcvẫn đủ sức níu chân bất kỳ ai vô tình lạc bước đến nơi này Cả khu vực được đan xenbao phủ bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo nên một sự trù phú tốt tươi tại nơi đượcxem là một trong hai vựa lúa lớn nhất đất nước mang hình chữ S này Cũng chính vì lý

do này, chúng tôi quyết định tìm hiểu khai thác tài nguyên du lịch vùng Tây Nam Bộ

để nhìn rõ hơn tiềm năng du lịch ở vùng đất này

Bài thảo luận gồm 3 phần :

+ Phần I : Một số lý luận khái quát về tài nguyên du lịch

+ Phần II : Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở vùng Tây Nam Bộ

+ Phần III : Định hướng và giải pháp

Với kiến thức về chuyên môn và thời gian tìm hiểu về nguồn tài nguyên du lịchcũng như khai thác nguồn tài nguyên tại tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ của nhóm cònhạn chế nên khi viết đề tài này không tránh khỏi những sai sót, nhóm rất mong được

sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1.Khái niệm tài nguyên du lịch

Theo giáo trình địa lý du lịch: Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, vănhóa lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xãhội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiênnhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa, công trình lao động sáng tạo của conngười và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, làyếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

1.1.2.Vai trò của tài nguyên du lịch

Vai trò của tài nguyên du lịch đối với du lịch được thể hiện như sau:

Thứ nhất, tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành sản phẩm du lịch,mỗi sản phẩm du lịch được tạo nên từ nhiều yếu tố nhưng trước hết là tài nguyên dulịch Tài nguyên du lịch tạo nên những điểm đặc sắc riêng cho mỗi quốc gia mỗi địaphương

Thứ hai, tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để quyết định loại hình du lịch.Trong quá trinh phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu không ngừng của khách

du lịch, các loại hình du lịch liên tục xuất hiện và phát triển Tất cả các loại hình nàyđều phát triển dựa trên cơ sơ các tài nguyên du lịch

Thứ ba, tài nguyên du lịch là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điềukiện thuận lợi để đáp ứng những nhu cầu của họ trong chuyến đi

Thứ tư, tài nguyên du lịch là bộ phận quan trọng cấu thành lanh thổ du lịch Tàinguyên du lịch cũng là yếu tố quan trọng hình thành điểm du lịch, khu du lịch, nhằmtạo ra sự hấp dẫn du lịch cũng như điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch

1.1.3.Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch

1.1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình: các vùng núi có phong cảnh đẹp; các hang động; các bãi biển và cácđảo, quần đảo trên biển; các di tích tự nhiên

Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sức gió sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏecủa con người nói chung và khách du lịch nói riêng, ảnh hưởng đến nhịp độ dòngkhách và quyết định đi du lịch của khác đồng thời tạo nên tính mùa vụ trong du lịch và

Trang 4

Thủy văn: nước ngầm và nước khoáng

Động thực vật: đảm bảo bảo tồn nguồn gen quý hiếm và tính đa dạng sinh học

1.1.3.2.Tài nguyên du lịch nhân văn

Bao gồm các di tích lịch sử-văn hoá, kiến trúc; các lễ hội; các đối tượng gắn liềnvới yếu tố dân tộc học; các làng nghề thủ công truyền thống; các đối tượng văn hoá,thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các di sản văn hoá thế giới

– Các tiêu chuẩn xác định các di sản văn hoá thế giới (6 tiêu chuẩn)

+ Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năngcon người

+ Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuậtcấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhấtđịnh

+ Chứng cứ xác thực cho một nền văn minh đã bị biến mất

+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánhmột giai đoạn lịch sử có ý nghĩa

+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà truyền thống nói lên được mộtnền văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không thể cưỡng lại được.+ Có mối quan hệ trực tiếp với sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêuchuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí.– Nhìn chung, các di sản văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạovăn hoá một dân tộc Bất cứ một quốc gia nào nếu có những di tích được công nhận là

di sản văn hoá thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy, mà còn lànguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế

– Hết năm 2006, trên toàn thế giới Hội đồng di sản thế giới đã công nhận được

840 di sản Nước ta có 7 di sản thế giới, trong đó có 5 di sản văn hoá gồm cố đô Huế(công nhận năm 1993), tháp Chàm Mỹ Sơn (1999), đô thị cổ Hội An (1999) nhã nhạccung đình Huế (2003), cồng chiêng Tây Nguyên (2005) và 2 di sản tự nhiên gồm vịnh

Hạ Long (1994) và Phong Nha – Kẻ Bàng (2003)

Các di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá

Di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương,mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể

Trang 5

về đặc điểm văn hoá mỗi nước Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thốngtốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia.

Di tích lịch sử – văn hoá có khả năng rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tàinăng của con người; góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử

Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia

Di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá bao gồm:

 Các di tích khảo cổ

 Các di tích lịch sử

 Các di tích kiến trúc - nghệ thuật

1.2 Khai thác tài nguyên du lịch

1.2.1 Nội dung của khai thác tài nguyên du lịch

Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch

Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn cần đánh giá hiệntrạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một sốnguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững.Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch: Sốlượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ; số lượng (tỷ lệ) cáckhu, điểm du lịch được quy hoạch; áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch đượcquản lý; cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; mức độ đóng góp

từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường

Để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vữngchúng ta cần thực hiện một số giải pháp:

Một là: khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm

thiểu chất thải ra môi trường

Hai là: phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài

nguyên

Ba là: phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vì

du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao nên mọi phương ánkhai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngànhnói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng vàđịa phương

Bốn là: nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp

Trang 6

của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Năm là: tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khai thác tài nguyên

Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương liên kết với các đơn vị liênquan của địa phương trong không gian du lịch thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giáđúng mức tài nguyên du lịch nhằm xây dựng quy hoạch du lịch, đặc biệt là định hướngphát triển SPDL của địa phương

Cộng đồng dân cư địa phương: Sự phát triển du lịch góp phần tạo công ăn việclàm, cải thiện đời sống kinh tế của người dân địa phương và góp phần xây dựng ngânsách địa phương, một phần nguồn lợi thu được từ du lịch sẽ được hỗ trợ công tác tu bổ,tôn tạo di sản Dân cư địa phương và việc khai thác có tác động qua lại lẫn nhau, hỗtrợ cho nhau

Đơn vị cung ứng dịch vụ: Khai thác sử dụng tài nguyên này để phát triển sảnphẩm du lịch tất yếu doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ và tái tạo tài nguyên,môi trường du lịch đảm bảo yếu tố bền vững và nghĩa vụ phải mang lại lợi ích thiếtthực qua nhiều hình thức đến cho cộng đồng dân cư tại địa bàn

Khách du lịch: Là những người trực tiếp có những trải nghiệm và lựa chọn điểmđến, là người trực tiếp chi trả cho các hoạt động du lịch, tạo nguồn doanh thh cho địaphương, và cũng là người trực tiếp quyết định điểm đến đó có phát triển hay không,hay nói cách khác, việc khai thác tài nguyên du lịch đã hiệu quả để hấp dẫn du kháchhay chưa

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Các tỉnh miền tây là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích39734km² Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia,phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông Nằm ở phần cuối bánđảo Đông Dương, liền kề với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thànhphố Hồ Chí Minh Là vị trí mang nhiều thuận lợi cho tuyến đường khách du lịch tớinơi đây

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Khí hậu

Tây Nam Bộ có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng Nhiệt độ trungbình 28 C Tổng hoà những đặc điểm khí hậu đã tạo ra ở Tây Nam Bộ có những lợi thếmang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thể có được

Tây Nam Bộ cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão.Những đặcđiêm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triểncủa sinh vật, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạngchính là tiềm năng lớn để phát triển du lịch khám phá, đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡngkhám phá về thảm thực vật cũng như quần thể động vật vô cùng phong phú

Sông ngòi

Tây Nam Bộ lấy nước ngọt từ sông Mê kong và nước mưa.Lượng nước của sông

Mê kong chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấnphú sa Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi tụ đã tạo nênĐồng bằng Châu thổ phì nhiêu ngày nay

Tây Nam Bộ có hệ thống sông rạch lớn nhỏ chằng chịt Nhờ vào hệ thống kênhrạch rộng và dày đặc, nơi đây đã tạo điều kiện cho rừng đước phát triển, một vẻ đẹp

Trang 8

của Tây Nam Bộ thu hút khách du lịch hàng năm đến với miền quê sông nước này.

.Biển

Là vùng biển kín giới hạn từ 105000E về phía Tây, ba mặt là đất liền, thông rabiển Đông ở phía Đông Nam với diện tích thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Namkhoảng 59.430 km2

Nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển Tây Nam Bộ thể hiện rõ sự đa dạng sinh học củabiển nhiệt đới Ở đây, tồn tại hầu hết các hệ sinh thái biển và ven biển điển hình nhưrừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi bồi và vùng triều, là nơi cư trú và sinhsản của nhiều loài sinh vật biển

+Ngoài ra, tây Nam bộ còn nổi tiếng với khu rừng tràm Trà Sư (xã Văn Giáo,huyện Tịnh Biên) Đây cũng là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng miền Tây Đếnđây, du khách sẽ được di chuyển bằng xuồng máy, lướt trên mặt bèo, tận hưởng cảnhthiên nhiên hoang sơ bao la, với nhiều loại động, thực vật hoang dã (11 loài thú, 70loài chim, 22 loài bò sát, 23 loài cá và có đến 140 loài thực vật) Du khách sẽ thích thúhơn khi khu rừng bộc lộ hết vẻ đẹp thiên nhiên tiềm ẩn "Những ngày thường, mựcnước trung bình nơi đây là 1m nhưng vào mùa nước nổi này, mực nước lên tới 3m.Lên xuồng đi vào rừng giống như đi thám hiểm

+Hệ động vật : Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long phong phú và đa dạnggồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá Số lượng vàtính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngậpmặn còn lại Gần đây đã dược phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp Mười.Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định Trong vùng rừng UMinh, có 81 loài chim đã được ghi nhận

Trang 9

2.1.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống giao thông bao gồm:

Đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ khu vực

Tây Nam Bộ có 47.202,74 km đường bộ trong đó :

quốc lộ: 1.960,23 km, tỉnh lộ: 3.720,57km, đường huyện: 8.402,45 km,đường xã: 33.119,49 km Tuyến đường huyết mạch của vùng ĐBSCL là quốc lộ 1A Hầu hết các tuyến quốc lộ và lộ tỉnh đã được nâng cấp, mở rộng đảm bảo cho lưuthông thông suốt

Sân bay Phú Quốc : được xây dựng trên diện tích 8ooha, là sân bay quốc tế, nhà

ga có công suất 2,5 triệu khách/ năm

2.1.3.Tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên và nhân văn miền Tây Nam Bộ.

Khái niệm:Tiềm năng du lịch là những điều kiện tự nhiên và di sản lịch sửthuận lợi cho việc xây dựng những cơ sở du lịch của quốc gia đó Tiềm năng du lịch cóthể chia thành ba nhóm cơ bản, đó là tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịchnhân văn và tiềm năng du lịch xã hội Về tiềm năng du lịch tự nhiên, các thành phầncủa tự nhiên có tác động mạnh nhất đến tiềm năng du lịch chính là địa hình, khí hậu,nguồn nước và đặc điểm động thực vật Về địa hình, đối với hoạt động du lịch, điềuquan trọng nhất là đặc điểm hình thái địa hình có khả năng khai thác du lịch Khách dulịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp

Trang 10

2.1.3.1.Tài nguyên du lịch miền Tây Nam Bộ.

Không giống với hai khu vực miền Trung và miền Bắc, Đồng bằng Sông CửuLong có khí hậu ôn hòa với nhiều nắng và gió Điều này rất hấp dẫn với khách du lịchngoại quốc nhất là những du khách đến từ những quốc gia có khí hậu lạnh và rất lạnh

ở Châu Âu Với những du khách xứ lạnh, Tây Nam bộ được xem là huyền thoại vớisông Mê Kông được xem là một trong những con sông đẹp nhất thế giới Đồng BằngSông Cửu Long là phần châu thổ Sông Mê Kông rộng lớn và trù phú, gồm 13 tỉnhthành phố là: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, HậuGiang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long Vớidân số khoảng 17 triệu người, là vùng kinh tế văn hóa chính trị đặc biệt quan trọng củakhu vực phía Nam

Là khu vực có tiềm năng rất lớn về du lịch với quan cảnh sinh thái đặc trưng làđồng bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình quyến rũ, trái cây bốn mùa trĩuquả Với vị trí địa lý là sông nước, dòng sông Mê Kông bồi đắp phù sa màu mỡ chođồng bằng sông Cửu Long với hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, hệthống kênh rạch chằng chịt cùng với núi rừng biển đảo đã hình thành một vùng sinhthái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc hùng vĩ chứa bao nhiêu điều kỳ thú mờigọi du khách gần xa, như rừng dừa Bến Tre cho trái xum xuê, tràm chim Tam Nông,làng nghề chợ nổi Sa Đéc ( Đồng Tháp),chợ nổi Cần Thơ, biển đảo Hà Tiên và PhúQuốc ( Kiên Giang ) với hàng trăm đảo nhỏ nhấp nhô giữa biển khơi, phong cảnh hữutình của Thất Sơn Bảy Núi ( Kiên Giang ), rừng đước Năm Căn Đặc biệt với nhữngcánh đồng lúa vàng mênh mông như thảm lụa hòa quyện với một không gian sôngnước ngút ngàn thơ mộng

Tiềm năng du lịch của Tây Nam Bộ là rất lớn, các cơ quan chức năng của ngành

du lịch Việt Nam từng bước đầu tư hệ thống cơ sở vật chất cho ngành du lịch tạo racác sản phẩm đặc thù của vùng sông nước đồng bằng và biển đảo liên kết vùng, tour,tuyến để phát triển ngành du lịch của đồng bằng sông Cửu Long tương xứng với tiềmnăng của nó

*Tài nguyên du lịch tự nhiên

1.Vị trí địa lí

Nằm ở phần cuối bán đảo Đông Dương.Phía bắc giáp vùng kinh tế Đông nam Bộ,phía Tây giáp Campuchia, phía nam giáp Vịnh Thái Lan, Phía Đông giáp biển Đông

Trang 11

Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiềuđảo, quần đảo

4 Tài nguyên nước

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi, kênh rạch Chằng Chịt, đanxen với hệ thống sông Mekong chảy về 2 nhánh sông lớn là sông Tiền và sông Hậu.ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mekong và nước mưa ĐBSCL có trữ lượng nướcngầm không lớn Sản lượng khai thác được đánh giá ở mức 2 triệu m3/ngày đêm, chủyếu phục vụ cấp nước sinh hoạt Sông Mekong đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tựnhiên, thay dổi từ các bãi thủy triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều, Hệ thống cácnhánh sông liên kết cùng các kênh rạch chằng chịt ttrong vùng là điều kiện chủ yếu đểhình thành các tuyến du lịch trên sông hấp dẫn Ngồi trên thep kênh rạch, du khách cóthể đến với các cù lao như cù lao Thới Sơn (Tiền Giang) cù lao An Bình (Vĩnh Long),

cù lao Dung (Sóc Trăng), cù lao Tân Lộc (Cần thơ), cù lao ông Hổ (An Giang), CồnLong, Cồn Lân, Cồn Quy và Cồn Phụng tập trung ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre…,

5 Tài nguyên sinh vật:

+Hệ sinh thái rừng ngập mặn: nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn,trong số các rừng ngập mặn còn lạ, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh BạcLiêu và Cà Mau

+Hệ sinh thái đầm nội địa:(RừngTràm)

+Hệ sinh thái cửa sông: Của sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển.Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cá thủy triều và sự pha trộn giữa nước mặn vànước ngọt

+Bên cạnh đó khi đến vùng này, chúng ta còn được tham gia vườn quốc gia PhúQuốc (Kiên Giang)

Trang 12

+Vùng cung có nhiều sân chim nổi tiếng như sân chim Vàm Hồ (Bến Tre), sânchim Bạc Liêu, sân chim Chà Là…

+Các loại rắn ở vùng này cũng rất đa dạng và phong phú, trại rắn Đồng Tâm đã

ra đời phục vụ cho việc bảo tồn rắn quý

*Tài nguyên du lịch nhân văn

Phong tục tập quán:

‘ Tháng tư đong đậu nấu chè

Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm”

Cũng có nhiều gia đình giữ phong tục của gia đình, cứ đến mùng 5-5, bà sẽ bắtnhững con côn trùng (kiến, sâu, gián…) quanh nhà đem lên chảo nóng chiên Kèmtheo đó là những lời khấn tốt đẹp sẽ đến với gia đình, xóm làng Bởi vậy, Tết Đoanngọ còn được gọi với cái tên là ngày diệt sâu bọ.Năm nào cũng vậy, cách mùng 5-5một tuần, các khu chợ lại nhộn nhịp hẳn lên, nhất là khu vực bán hoa, trái cây Sẽ thật

là thiếu sót khi nhắc đến Tết Đoan ngọ, mà không nói về bánh ú lá tre – loại bánh luônhiện diện trên các mâm cúng ông bà Qua thăng trầm cuộc sống, Tết Đoan ngọ ngàynay có đôi chút khác xưa Song, niềm mong ước, những ý nghĩa tốt đẹp mà nó manglại vẫn là những giá trị không gì thay thế được

Các lễ hội:

+Lễ hội đua bò 7 núi:

Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc người Khmer mangđậm nét bản sắc văn hóa dân gian và là một môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi.Được tổ chức vào dịp lễ Dolta của người Khmer, vào ngày 30/8 âm lịch hằng năm ởhuyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Người ta sẽ lựa chọn một cặp bò nhanh nhẹn nhất, khỏemạnh nhất Và chăm sóc cho chúng được nghỉ ngơi tập luyện, ăn uống theo chế độ,sau 2 tháng cặp bò này có thể ra trận đua và có cả người điều khiển nữa Sau khi đôi

bò nào được giành giải cao nhất trong năm thì chúng được coi như một tài sản quý báucủa gia đình và cả làng phum sóc Vì chúng sẽ đem lại may mắn trong việc gieo trồng

và đem lại cho người dân nơi đây một mùa bội thu, nhà nhà no ấm Hằng năm vào dịp

lễ hội đua bò náo nhiệt và hấp dẫn ở nơi này thu hút hàng ngàn du khách ghé thăm vàcác tỉnh lận cận đã có mặt từ rất sớm, từ lúc bắt đầu cho kết thúc cuộc đua lúc nàocũng tưng bừng Reo hò, vỗ tay Cổ vũ rất nhiệt tình góp phần cho trận đấu trở nên náonhiệt và vui hơn trong dịp lễ này

+Lễ hội Nghinh Ông

Trang 13

Lễ hội Nghinh Ông hay lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng là lễ hội có truyền thốngđâu đời của ngư dân miền duyên hải, và của những người đi biển Đây là một lễ hộitưởng nhớ công ơn của loài cá voi - vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã nhiều lần cứugiúp người dân vượt qua sóng to gió lớn ở ngoài biển khơi Hằng năm lễ hội được tổchức trong vòng ba ngày Nhưng lại không thống nhất về thời gian giữa các địaphương Ví dụ ở Bình Đại, Bến Tre lễ hội được cử hành vào ngày 16/6 âm lịch, còn ởThắng Tam thì 16/8 âm lịch Đi dọc theo miền duyên hải Nam Bộ du khách sẽ bắt gặpnhiều ngôi đền, miếu thờ cá ông, đặc biệt nhất là ở đình thờ cá Ông ở xã Cần Thạnh có

bộ xương cá Ông dài đến 12m, ở Vũng Tàu có bộ xương dài tới 25m Trước ngày lễhội đã có hàng trăm chiếc tàu đánh cá lớn nhỏ của ngư dân đã được trang trí cờ hoaneo đậu sẵn để thực hiện nghi thức rước Ông ra biển cùng các lễ cúng của ngư dân rấttrang trọng Bên cạnh đó các ngư dân còn mời thỉnh lẫn nhau, kể cả khách từ nơi xađến đây tham quan cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình với nhau Phảinói đây là một lễ hội đậm đà, mang bản sắc thuần phong mỹ tục sâu sắc nhất của miềnTây Nam Bộ

+Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam

Lễ hội Bà Chúa Xứ còn gọi là Vía Bà được diễn ra ở miếu bà tọa lạc tại chân NúiSam, thành phố Châu Đốc, An Giang Hằng năm lễ được tổ chức vào ngày 23/4 - 27/4

âm lịch nhưng ngày Vía Bà chính là ngày 25/4 vì đây là ngày phát hiện ra tượng bà.Hằng năm cứ vào mùa lễ thì có hàng trục khách thập phương từ xa đến đây để cúngbái với ý nguyện cầu cho một năm ấm no, mọi tai ương đều qua hết Lễ được bắt đầu

từ ngày 23/4 cho đến 0h đêm hôm đó du khách sẽ được xem nghi thức tắm bà bằngnước mưa pha với nước hoa và thay y phục mới cho bà Hôm sau du khách sẽ đượcxem lễ rước bà từ đỉnh núi xuống bằng chín cô gái đồng trinh, đó chỉ là lặp lại cảnhrước bà khi xưa Bên cạnh những lễ hội đặc sắc đó còn có Văn hóa nghệ thuật dân gianđược biểu diễn như: múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén, Đây là một lễ hội mangđậm nét bản sắc văn hóa dân tộc và còn là di tích lịch sử và kiến trúc quan trọng củatỉnh và cả khu vực Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóaThông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia

-Các đặc sản của vùng:Kẹo dừa,nem tai vung,mắm,bánh tráng sữa,quả mâygai,bánh pía,bánh tét lá cẩm,khô cá,lạp xưởng Cần Đước,trái cây miệt vườn,

Trang 14

2.2.1 Khai thác du lịch vùng Tây Nam Bộ.

*Thành phố biển Nha Trang

Nha Trang với lợi thế đường bờ biển dài, có nhiều di tích và danh thắng đẹp rấtthuận lợi cho phát triển du lịch Bên cạnh đó, Khánh Hòa – Nha Trang còn có một nềnvăn hóa biển đảo lâu đời với rất nhiều giá trị đặc trưng như: văn hóa ẩm thực, nghànhnghề truyền thống, phong tục tập quán,…

Nha Trang là tỉnh có nhiều thế mạnh về du lịch biển đảo, về mặt điều kiện tựnhiên, Nha Trang có nhiều vịnh đẹp, bãi biển đẹp Trên vùng biển này đã và đang tồntại một nền văn hóa lâu đời với nhiều giá trị truyền thống Hiện nay, những dấu tíchcòn lại, những nết truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy tại những cộng đồng dân

cư ven biển

Khánh Hòa cũng là vùng đất có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn khá đadạng và phong phú, trong đó có nhiều điểm di tích cấp quốc gia như: Di tích lưu niệmnhà bác học A.Yersin, Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, vịnh Nha Trang,… Bên cạnhcác điểm tham quan du lịch nổi tiếng như chùa Long Sơn, Bảo tàng A.Yersin, ViệnHải dương học,… Khánh Hòa còn có nhiều lễ hội đặc sắc: Festival biển, lễ hội Tháp

Bà Ponagar, lễ hội yến sào, lễ hội cầu ngư,…

Nhờ những ưu điểm vượt trội trên, hàng năm, thành phố biển Nha Trang xinhđẹp nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đón lượng khách đông đảo không chỉ trongnước mà còn quốc tế đến tham quan Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2011-2014, lượng

du khách quốc tế đến Nha Trang đã tăng từ 300.000 người lên đến 900.000 lượt người.Riêng năm 2015, Khánh Hòa đạt mục tiêu đón hơn 1 triệu khách quốc tế đến NhaTrang Khu khách sạn nghỉ dưỡng Vinpearl Condotel Nha Trang chắc chắn sẽ là điểmđến không thể bỏ lỡ của du khách trong nước và quốc tế

Hệ thống khu, điểm du lịch địa phương tại Nha Trang gồm có: khu du lịch đầmNha Phu – Hòn Lao – Hòn Thị (du lịch biển, đảo), khu du lịch sinh thái Suối Hoa Lan(du lịch sinh thái, biển), khu du lịch Dốc Lết (du lịch biển, đảo), khu du lịch sinh thái

Ba Hồ (du lịch sinh thái)… Thành phố biển Nha Trang xinh đẹp được định hướng pháttriển trở thành trung tâm du lịch phụ trợ của toàn vùng duyên hải Nam Trung bộ

*Thành phố Đà Nẵng

Với dãy bờ biển đẹp nằm trải dài, lại nằm ở vị trí vùng kinh tế trọng điểm miềnTrung, là cửa ngõ ra biển Thái Bình Dương của các nước Myanmar, Thái Lan, Lào và

Ngày đăng: 20/04/2019, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w