1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh sài gòn

112 149 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á CHI NHÁNH S

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á CHI NHÁNH

SÀI GÒN

Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn:ThS Phạm Duy Linh Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Hương MSSV: 1211190436 Lớp: 12DTNH05

TP Hồ Chính Minh, Năm 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á CHI

NHÁNH SÀI GÒN

Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn:ThS Phạm Duy Linh Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Hương MSSV: 1211190436 Lớp: 12DTNH05

TP Hồ Chính Minh, Năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫncủa ThS Nguyễn Duy Linh Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trungthực, những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giáđược chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu thamkhảo, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ cáctài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nộidung luận văn của mình

TP HCM , ngày tháng năm

(SV Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng và sự đồng ý của

giáo viên hướng dẫn ThS Nguyễn Duy Linh em đã thực hiện đề tài “Phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt

Á chi nhánh Sài Gòn ”

Để hoàn thành khóa luận này Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tậntình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tạitrường Đại học Công Nghệ TPCM Cảm ơn nhà trường đã cho em cơ hội được thực hiệnkhóa luận này, giúp em có cơ hội phát triển tư duy trong nghiên cứu khoa học

Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS Phạm Duy Linh là giảng viên hướng dẫn, người đãđưa ra những gợi ý định hướng cho báo cáo này, cũng như đã tận tình giúp đỡ, giải đápthắc mắc cho em

Xin gửi đến Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn lời cảm tạ sâu sắc vì đãtạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thu thập số liệu, cũng như những tài liệu nghiên cứucần thiết liên quan tới đề tài, và cho em cơ hội được thực hiện khảo sát khách hàng tại chinhánh và các phòng giao dịch trực thuộc

Em cũng vô cùng biết ơn ban lãnh đạo ngân hàng, các anh chị cán bộ ngân hàng đã

hỗ trợ cho em trong quá trình làm bài bằng cách đưa ra các ý kiến, góp ý giúp em tìm ranhững nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Đây là đóng góp

vô cùng to lớn cho bài nghiên cứu này

Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các khách hàng đã và đang vay vốntại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn trong quá trình em thu thập ý kiến phục

vụ cho bài nghiên cứu

TP HCM , ngày tháng năm 2016

(SV Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

Op ••I: .xt J L -# -, t, .' JJ a 1 r:J;z; ' - '.!., ! 'f· :t _fLl: ,.,J _ f? ( (ti-!

[•ad : -"I J/1 !J.,i.{i i! ilak d 'llf' ,1 -···-·-· ···-·-···

lllbi 111',1< tfp tti don • 1 T '.1 J.( C } .d& �l f ! {.- t,

l"ti � phtn lh\r<: tfp · .P i , , ( b, A .!A!!Y" _._ • - .

Trona qlli lrlnh lh11< 1Jp""" vj oi M ,,m ,, "' "" i,;e,, ,

I T 11.in 1riclt nh,tm v6i «Ina •>f< tl t lfllt< chip hling k t �

-Iii 1 ,;,, a Kht a Trung - a Klima dfl

2 S6 lh\r<: tip th 11< to! lf,l don •1

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Điều kiện và hạn mức cho vay đối với các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng

Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 11

Bảng 3.1 Xây dựng thang đo 33

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2013 – 2015 35

Bảng 4.2 Tình hình dư nợ cho vay phân theo khối KHCN và KHDN 37

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm 2013 – 2015 theo khối KHCN và KHDN 37

Bảng 4.4 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn 38

Bảng 4.5 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn vay 39

Bảng 4.6 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm 41

Bảng 4.7 Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay KHCN từ 2013 – 2015 42

Bảng 4.8 Kết quả mô tả tần số nghề nghiệp 44

Bảng 4.9 Kết quả mô tả tần số độ tuổi 45

Bảng 4.10 Kết quả mô tả tần số mục đích vay vốn 45

Bảng 4.11 Kết quả Cronbach’s alpha của thành phần thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 47

Bảng 4.12 Kết quả Cronbach’s alpha của thành phần thang đo hoạt động cho vay KHCN 49

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 50

Bảng 4.14 Bảng ma trận xoay các nhân tố 50

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo hoạt động cho vay KHCN53 Bảng 4.16 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với biến quan sát 53

Bảng 4.17 Ma trận hệ số tương quan 55

Bảng 4.18 Bảng tóm tắt mô hình 56

Bảng 4.19 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 56

Bảng 4.20 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết 57

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 7

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 8

Sơ đồ 1.3 Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 9

Sơ đồ 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN của NHTM 22

Sơ đồ 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 30

Biểu đồ 4.1 Tình hình huy động vốn tại VietABank – chi nhánh Sài Gòn 36

Biểu đồ 4.2 Tình hình dư nợ cho vay phân theo khối KHCN và KHDN 37

Biểu đồ 4.3 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn 38

Biểu đồ 4.4 Tình hình dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn vay 40

Biểu đồ 4.5 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm 42

Biểu đồ 4.6 Nghề nghiệp của khách hàng 44

Biểu đồ 4.7 Độ tuổi của khách hàng 45

Biểu đồ 4.8 Mục đích vay vốn của khách hàng 46

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu đề tài: 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH SÀI GÒN 5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Á 5

1.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Sài Gòn 6

1.2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 6

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Sài Gòn 6

1.2.3 Cơ cấu tổ chức 7

1.2.4 Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn 9

1.2.5 Sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 11

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

2.1 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của NHTM 15

2.1.1 Khái niệm 15

2.1.2 Chức năng của hoạt động cho vay 15

2.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay 16

2.1.3.1 Vai trò của tín dụng đối với NHTM 16

2.1.3.2 Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế 16

2.1.4 Phân loại các khoản cho vay 17

2.1.4.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay 17

2.1.4.2 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn 18

2.1.4.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo 18

2.1.4.4 Phân theo đối tượng khách hàng 19

Trang 10

2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 20

2.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân 20

2.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân 20

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 21

2.3.1 Nhân tố từ ngân hàng 22

2.3.2 Nhân tố từ khách hàng 24

2.3.3 Các nhân tố ngoài ngân hàng 24

2.4 Mô hình hồi quy tuyến tính bội 25

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

28 3.1 Phương pháp nghiên cứu 28

3.1.1 Nghiên cứu định tính 28

3.1.2 Nghiên cứu định lượng 28

3.1.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 28

3.1.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 28

3.1.2.3 Xác định mẫu nghiên cứu 28

3.1.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 29

3.2 Mô hình nghiên cứu 30

3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị 30

3.2.2 Một số giả thuyết đặt ra cho mô hình 31

3.2.3 Xây dựng thang đo 31

3.3 Dữ liệu nghiên cứu 33

3.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp 33

3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp 33

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 34

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN 35

4.1 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 35

4.1.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 35

Trang 11

4.1.2 Tình hình cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Việt Á – chi nhánh Sài

Gòn giai đoạn 2013 – 2015 36

4.1.2.1 Tình hình dư nợ cho vay đối với khối khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp 36

4.1.2.2 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn

38 4.1.2.3 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn vay39 4.1.2.4 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm 41

4.1.2.5 Tình hình nợ xấu đối với cho vay KHCN từ 2013 -2015

42 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn 43

4.2.1 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế 43

4.2.1.1 Mô tả tần số 44

4.2.1.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 46

4.2.1.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

49 4.2.1.4 Xây dựng phương trình hồi quy bội

54 4.3 Đánh giá chung hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn 58

4.3.1 Những thành tựu đạt được 58

4.3.2 Những mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 60

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 63

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN 64

5.1 Một số gợi ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng VatABank 64

5.1.1 Cải tiến quy trình, thủ tục cho vay đơn giản , thuận tiện với KHCN 64

5.1.2 Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn hóa của cán bộ kinh doanh 65

5.1.3 Kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, tăng cường công tác kiểm tra các khoản vay 66

5.1.4 Hoàn thiện và phát triển sản phẩm, dịch vụ cho vay KHCN 67

5.1.5 Tăng cường chủ động tìm kiếm KHCN 69

5.1.6 Đẩy mạnh nguồn huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn 70

Trang 12

115.1.7 Tăng cường hoạt động Marketing trong lĩnh vực cho vay 705.1.8 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 71

Trang 13

5.2 Những kiến nghị đối với Nhà nước, ngân hàng Nhà nước 71

5.2.1 Đối với Nhà nước và bộ ngành có liên quan 71

5.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 72

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 74

KẾT LUẬN CHUNG 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC

Trang 14

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trang 15

Hoạt động của ngành ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triểncủa đất nước, các tổ chức kinh tế xã hội nói chung và cá nhân nói riêng nhằm đáp ứngnhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao của đất nước Thực vậy, hoạt động ngân hàng đóngmột vai trò hết sức to lớn trong việc khai thông nguồn vốn cho nền kinh tế Thông quahoạt động ngân hàng mà mọi nguồn vốn được tích tụ, tập trung và phân phối lại cho cácđối tượng có nhu cầu, từ đó thúc đẩy kinh tế ngày một phát triển Các hoạt động củaNHTM không ngừng được mở rộng và phát triển cả về chất và lượng Trong các hoạtđộng đó có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất củacác NHTM.

Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm KHCN thường chiếm tỷtrọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với KHDN, việc phân tích và thẩm định đối vớiKHCN cũng tương đối đơn giản, vì vậy các NHTM thường đặt nặng vấn đề quản trị hiệuquả tín dụng đối với nghiệp vụ dành cho KHDN nhiều hơn Tuy nhiên, khi nền kinh tếphát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của các KHCN ngày càng gia tăng thì việcquan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng KHCN là yêu cầu tất yếu trongchiến lược cạnh tranh của các NHTM

Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đốivới các KHCN nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệtcủa các nhà quản trị NHTM Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động manglại nguồn thu nhập lớn nhất cho NHTM và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiềurủi ro tiềm ẩn nhất

Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, kháchhàng cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của cácNHTM Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân đặc biệt là các sản phẩm tíndụng đang được các ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và trở thành những công

cụ cạnh tranh chủ yếu Không chỉ những ngân hàng TMCP Việt Nam mà các ngân hàngnước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SCB… hay các công ty tài chính mới ra đờinhư PRUFC, SGVF cũng nhảy vào giành giật khách hàng cá nhân Điều này làm chomức cạnh tranh về nhóm khách hàng này trở nên gay gắt và càng quyết liệt hơn bao giờ

hết Vậy những nhân tố nào quyết định đến việc hoạt động cho vay của một ngân

Trang 16

trình thực tập tại Ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn, em quyết định lựa chọn để tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Sài Gòn” làm đề tài nghiên cứu khóa luận.

2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài

Hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế pháttriển Bên cạnh đó, hoạt động cho vay còn là nghiệp vụ then chốt quyết định sự tồn tại vàphát triển của ngân hàng Vì vậy, các đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay của ngânhàng đã và đang thu hút đông đảo sinh viên các trường đại học tham gia nghiên cứu, cónhững công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn cao và ứng dụng rộng rãi, tiêu biểu:

 Đoàn Thị Hồng Dung (2012): “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa” Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội

để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân vàxem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cho vay khách hàng cá nhân và xemxét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhâncủa ngân hàng Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qảu hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônchi nhánh Biên Hòa

 Nguyễn Thụy Mai Trinh, báo cáo nghiên cứu khoa học (2010), “Vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai” Ở nghiên cứu này, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định cho vay ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chinhánh Đồng Nai Vận dụng mô hình hồi quy Binary logistic để xây dựng mô hìnhcác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 17

Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai Từ đó phân tích xem xét mức độảnh hưởng của từng nhân tố Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Namchi nhánh Đồng Nai.

Mỗi tác giả đều có cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu khác nhau như: thời gian nghiêncứu, mục đích nghiên cứu, hoàn cảnh nghiên cứu,… Nhưng mỗi nghiên cứu đều có cáchnhìn nhận sâu sắc, giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh kinh tế tại thời điểm nghiêncứu Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trên, em xây dựng bài nghiên cứu của riêng mìnhvới định hướng sau:

Qua tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội từ năm 2013 đến 2015 tìm ra những nhân tốbên ngoài tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng Bên cạnh đó, xem xét các sốliệu thu thập qua các năm 2013, 2014, 2015 của ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh SàiGòn, từ đó tìm ra những nhân tố bên trong tác động tới hoạt động tín dụng của ngânhàng Khi đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối vớiKHCN, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi phù hợp và khảo sát thực tế khách hàng đã vàđang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn để thu thập ý kiến củakhách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Cuối cùng

sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời đưa ra giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng

3 Mục đích nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu định tính để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngcho vay KHCN tại ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn, đồng thời xây dựng thang đo đomức độ ảnh hưởng các nhân tố đó tới hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng Từ đó đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàngTMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

 Phạm vi nghiên cứu

Các thông tin số liệu dùng phản ánh tình hình hoạt động cho vay KHCN tại Ngânhàng TMCP Việt Á được thu thập trong thời gian từ năm 2013-2015

Không gian nghiên cứu: tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn

 Đối tượng nghiên cứu

Trang 18

5 Phương pháp nghiên cứu

Phạm vi đề tài này, em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp vớinghiên cứu định lương, cụ thể:

Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, thảo luận chuyêngia và thảo luận nhóm để xây dựng, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chovay KHCN tại ngân hàng nhằm xây dựng và bổ sung các câu hỏi trong bảng khảo sáthoàn chỉnh

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và các nhân

tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng bằng phần mềm SPSS 16.0.Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phântích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hìnhnghiên cứu

6 Kết cấu đề tài:

Luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh SàiGòn

Chương 2: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn

Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khách hàng cá nhân tạiNgân hảng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn

Trang 19

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH SÀI

GÒN 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Á

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á

Tên viết tắt: VIETABANK - VAB

Tên tiếng anh: VIỆT NAM – ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án và lĩnh vực liên

Slogan: Ngân hàng vàng của bạn

Ngân hàng Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổchức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: công tytài chánh cổ phần Sài Gòn (SFC) và Ngân hàng TMCP nông thôn Đà Nẵng(DANABANK)

Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một ngânhàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng,đầu tư, tài trợ các dự án…

Ngân hàng Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liênngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắnhạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế Trong đó chủ yếu tập trung đầu

tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thươngmại, xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống…

Ngân hàng Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh

tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng

Trang 20

1.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Sài Gòn

1.2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt

vụ để thích ứng với nền kinh tế thị trường Bằng sự nỗ lực cùa toàn thể cán bộ công nhânviên, sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng, chi nhánh đã tự đổi mới để hoàn thiện vàphát triển, mở rộng quy mô kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán Hiệnnay, chi nhánh Sài Gòn là chi nhánh lớn trong hệ thống Việt Á và đã có 7 phòng giaodịch trực thuộc: PGD Bà Chiểu, PGD Lê Văn Sỹ, PGD Bình Thạnh, PGD quận 10, PGDNam Sài Gòn, PGD Lê Thị Riêng, PGD Thủ Thiêm Các phòng đều ổn định và phát triểntheo định hướng cùa ngân hàng Việt Á

Tên gọi: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á – CHI NHÁNH SÀI

GÒN

Địa chỉ: 229 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (08) – 3929 1062

Fax: (08) – 3929 1059

Email:cnsa igon @vieta bank.co m.v n

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Sài Gòn

Chứ c năn g:

Trang 21

Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn có chức năng cũng giống như baongân hàng khác trong hệ thống NHTM như: huy động nguồn vốn trong và ngoài nước từcác tổ chức, cá nhân bằng tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khácthông qua nhiều hình thức huy động và kỳ hạn gửi, sau đó, từ nguồn vốn huy động đượcNgân hàng cho vay lại các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn và tài trợ vốn cho các dự

án đầu tư, đồng thời cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

Trang 22

Bộ phận kho quỹ Thẩm định

Bộ phận kế toángiao dịch

Quản lý tíndụng

Tổ thu hồi

PHÒNG GIAODỊCH

Nguồn: Phóng tổ chức – hành chính của chi nhánh

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn

Trang 23

Chi nhánhSài Gòn

PGD Thủ Thiêm PGD Bà Chiểu PGD Lê Văn Sỹ PGD Bình Thạnh

PGD quận 10 PGD Nam Sài Gòn PGD Lê Thị Riêng

Nguồn: Phóng tổ chức – hành chính của chi nhánh

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Ban Giám đốc: Do Hội Đồng Quản Trị của Ngân hàng Việt Á bổ nhiệm.

– Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh và trực tiếp quyết

định toàn bộ hoạt động chung của ngân hàng

– Phó Giám đốc là người hỗ trợ, giúp Giám đốc quản lý, điều hành mọi hoạtđộng của ngân hàng trong phạm vi cho phép và quyền quyết định các hoạtđộng của ngân hàng khi được sự ủy quyền của Giám đốc

Phòng tổ chức hành chính:

– Quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến CB – CNV của chi nhánh

– Làm đầu mối nghiên cứu, soạn thảo văn bản và cung cấp các trang thiết bị,

cơ sở hoạt động của chi nhánh

– Giải quyết các vấn đề liên quan đến mức lương và chế độ của CB – CNV,chăm lo đời sống của nhân viên trong suốt quá trình hoạt động tại Ngânhàng, đồng thời thực hiện các chỉ tiêu khen thưởng và xử phạt theo quy địnhcủa Ngân hàng

– Điều hành và chỉ đạo công tác bảo vệ, vệ sinh y tế, điện nước và dịch vụ

Trang 24

– Quản lý tín dụng và xét duyệt cho vay.

– Quản lý, giám sát khách hàng và tổ thu hồi nơ

– Tổ chức, thực hiện những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

– Quản lý và lưu trữ hồ sơ trong lĩnh vực hoạt động của bộ phận

– Lập các báo cáo thống kê

Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng:

– Trực tiếp hướng dẫn khách hàng về các sản phẩm huy động của ngân hàng, lãi suất, mở tài khoản, sổ tiết kiệm cho khách hàng khi có yêu cầu

– Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền gửi của khách khi đến giao dịch

– Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước

– Thực hiện công tác kế toán, thu và chi nội bộ

– Hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động

– Tổ chức tính lãi và báo lãi cho những khách hàng đã đến hạn trả

– Tổng hợp số liệu, lập báo cáo thống kê về tình hình huy động qua báo cáo tháng, quý và báo cáo quyết toán năm

– Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến phòng ban

– Tập hợp số liệu và tính toán kịp thời, đối chiếu sổ sách kiểm tra quỹ tiền mặt thực tế trong ngày

1.2.4 Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn

Quy trình tín dụng tại ngân hàng Việt Á – chi nhánh Sài Gòn được thiết kế một cáchchi tiết, điều này giúp cho khách hàng cho thể dễ dàng nắm bắt được những bước thựchiện cụ thể của quá trình đi vay Chính vì thế, khách hàng sẽ không còn lúng túng, thắcmắc về những việc mình phải làm khi làm thủ tục yêu cầu cho vay, cũng như giúp chocán bộ tín dụng tiết kiệm được thời gian giải đáp thắc mắc cho khách hàng Việc tố chứckiểm tra, kiểm soát rõ ràng, cẩn thận cũng giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro thấpnhất trong việc thẩm định và ra quyết định cho vay

Sơ đồ 1.3 Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn

Trang 25

Xem xét, rà soát hồ sơ vàthẩm định thông tin

Trang 26

Hoàntất hồsơ

Kiểmtrasaukhichovay

Theo dõi nợ

Thu nợ gốc, lãi và phí

Tất toán khoản vay

Xử lýphátsinhđối vớikhoảnnợ

Lưu hồ sơ

cho vay

Nguồn: Quy định về cho vay với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Á

Trang 27

1.2.5 Sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài

Trang 28

Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, có nhiều ngân hàng được thành lập với nhiềuloại sản phẩm tín dụng khác nhau Vì thế để có thể cạnh tranh ngân hàng VietABank - chinhánh Sài Gòn đã phát triển nhiều loại sản phẩm đa dạng đáp ứng nhiều nhóm kháchhàng với những nhu cầu khác nhau Sau đây là bảng phân loại sản phẩm theo từng nhucầu, điều kiện của khách hàng:

Bảng 1.1 Điều kiện và hạn mức cho vay đối với các sản phẩm tín dụng tại ngân

hàng Việt Á – chi nhánh Sài Gòn

1 Cho vay sản xuất kinh doanh

- Mức cho vay: tối đa 10 tỷ đồng, 90%nhu cầu vốn

- Thời hạn vay: tối đa 84 tháng (07 năm)

- Tài sản bảo đảm: bất động sản, ôtô

- Phương thức cho vay: Cho vay từng lần, Cho vay hạn mức

2 Cho vay mua nhà VietABank

- Mức cho vay: Tối đa 100% nhu cầu củakhách hàng

Trang 29

- Thời hạn vay: Không quá 12 tháng đốivới du học, không quá 6 tháng đối với dulịch, không quá 60 tháng (5 năm) đối vớihợp tác lao động, đặc biệt với hạn mức tíndụng du học không quá 60 tháng (5 năm).

- Phương thức cho vay: Cho vay từng lầnhoặc hạn mức tín dụng

- Tài sản bảo đảm: Bất động sản, động sản

và chứng từ có giá đăng ký quyền sở hữu,quyền sử dụng

4 Cho vay mua bất động sản

- Độ tuổi KH: từ 18 đến 60 đối với nữ, 65đối với nam tại thời điểm vay vốn

- Mức cho vay: tối thiểu 50 triệu đồng/hồ sơ; tối đa 100% nhu cầu vốn

- Thời hạn vay: linh hoạt đến 360 tháng(30 năm)

- Tài sản bảo đảm: Bất động sản định mua hoặc Bất động sản khác

- Phương thức cho vay: Cho vay từng lần

5 Cho vay xây dựng/ sửa chữa

- Tỷ lệ tài trợ vốn: 80% nhu cầu vốn

- Tỷ lệ cho vay/ giá trị Bất động sản: 75%giá trị định giá

- Phương thức cho vay: Cho vay từng lần

6 Cho vay mua xe ôtô

- Độ tuổi KH: từ 18 đến 60 đối với nữ, 65đối với nam tại thời điểm vay vốn

- Mức cho vay: tối thiểu 50 triệu đồng/hồ sơ; tối đa 100% nhu cầu vốn

Trang 30

- Thời hạn vay: linh hoạt đến 84 tháng (7năm).

- Tài sản bảo đảm: Bất động sản hoặc chính chiếc xe được mua

- Phương thức cho vay: Cho vay từng lần

7 Cho vay tiêu dùng có tài sản

- Phương thức cho vay: Cho vay từng lần

8 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

- Mức cho vay: tối đa 80% giá trị nhà mua

- Thời hạn vay: tối đa là 30 năm (360 tháng)

- Tài sản bảo đảm: Tài sản hình thành từvốn vay và/ hoặc tài sản khác

- Phương thức cho vay: Cho vay từng lần

Nguồn: Tổ hợp tại trang web http: //www vieta bank.com.v n

13

Trang 31

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát về lịch sử hình thành của ngân hàng TMCP Việt Á và chinhánh Sài Gòn, giới thiệu sơ lược về cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ của các phòngban trong chi nhánh Sài Gòn, quy trình tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó những sảnphẩm tín dụng cá nhân cũng được giới thiệu cụ thể về điều kiện, đặc điểm của từng góivay theo từng nhu cầu khác nhau Từ đó, cho người đọc có cái nhìn khái quát hơn về mộtngân hàng trẻ như ngân hàng TMCP Việt Á Đây sẽ là đối tượng được đề cập đến trongcác phân tích của các chương sau

Trang 32

2.1.1 Khái niệm

Hoạt động cho vay là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng Hoạt động này rađời từ buổi đầu của ngân hàng và đã dần trở thành một trong những nghiệp vụ cơ bản củangân hàng vì lãi cho vay là phần bù đắp chủ yếu các chi phí phát sinh của ngân hàng nhưchi phí trung gian, chi phí quản lý, chi phí dự trữ thực tế trong quá trình phát triển củangân hàng cho thấy lợi nhuận từ các khoản cho vay chiếm phần lớn thu nhập của ngânhàng, lượng tiền gửi tăng lên đáng kể, các hình thức cho vay cũng phong phú

Cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM và được định nghĩa như sau:

Theo ThS Châu Văn Thưởng và ThS Phùng Hữu Hạnh (2013), “Cho vay là một

hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để

sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả

cả gốc và lãi.”

2.1.2 Chức năng của hoạt động cho vay

Chức năng của hoạt động cho vay được thể hiện qua 2 chức năng sau:

Tín dụng có chức năng phân phối lại tiền tệ trong nền kinh tế: là sự vận động vốn

từ các doanh nghiệp có vốn tạm thời thừa sang các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn

Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển

Tín dụng có chức năng tạo công cụ lưu thông tín dụng, kiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: tín dụng ngân hàng đã tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng

như thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu… đặc biệt là việc mở tài khoản và giao dịch thanhtoán thông qua ngân hàng với các hình thức chuyển khoản, bù trừ Các công cụ này cóthay thế một khối lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Ngoài ra tín dụng cònkích thích các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động để sử dụng cho nhu cầusản xuất, kinh doanh, từ đó giúp vòng luân chuyển vốn tăng tốc trong toàn xã hội

Trang 33

2.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay

2.1.3.1 Vai trò của tín dụng đối với NHTM

Tín dụng ngân hàng mang lại lợi nhuận lớn và thúc đẩy phát triển các hoạt động khác của ngân hàng: Khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ

1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng Nhờ có hoạt động cho vay, mà các đơn vị kinh tế

có thể vay của ngân hàng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thuđược không những doanh nghiệp đủ tiền trả cho ngân hàng mà còn có tiền gửi vào ngânhàng, nghĩa là làm tăng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Mặt khác khi sản xuấtkinh doanh phát triển, xã hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũngphát triển

2.1.3.2 Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế

Thứ nhất, Hoạt động cho vay của Ngân hàng đã góp phần điều hoà cung cầu sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho nền kinh tế:

Khi doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh hay mở rộng quy mô nhưng lại thiếuvốn, thì Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay Nhưng điều quan trọng để doanhnghiệp có thể tiêu thụ được hết những sản phẩm mình làm ra thì người tiêu dùng lại làyếu tố quyết định Nhưng về phía người tiêu dùng, khi họ có một mức thu nhập không đủ

đề mua hàng hóa của doanh nghiệp Họ chỉ có thể mua được hàng hóa khi tiết kiệm mộtthời gian dài, nhưng điều này lại khiến cho doanh nghiệp sẽ không thu hồi vốn kịp đểthực hiện vòng quay sản xuất mới

Trong trường hợp này hoạt động cho vay của Ngân hàng sẽ đóng vai trò trung gianvừa giúp doanh nghiệp có vốn để sản xuất, vừa giúp người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhucầu mua hàng trong thời gian ngắn Qua đó, Ngân hàng đã góp phần điều hòa cung cầusản phẩm hàng hóa dịch vụ cho nền kinh tế

Thứ hai, Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn:

Bất cứ doanh nghiêp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt độngliên tục đòi hỏi nguồn vốn luôn đồng thời tồn tại ở ba giai đoạn: dự trữ - sản xuất - lưuthông Khi đó có thể xảy ra hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời Hiện tượng này chỉmang tính chất tạm thời nhưng xảy ra thường xuyên và phổ biến trong bất kì nền kinh tếnào, làm nảy sinh nhu cầu ngày càng bức thiết phải giải quyết được vấn đề điều hoà vốn.NHTM với vai trò là một trung gian tài chính đứng ra tập trung phân phối lại tiền tệ, điều

Trang 34

Như vậy, thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã giúp cho quá trình sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của nềnkinh tế Không chỉ vậy, hoạt động cho vay còn nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư và

cả cộng đồng Chính vì thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mậtthiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúcđẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế Hơn nữa,thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chấtlượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có thêm khả năng nhận thêmcác khoản tín dụng mới từ các nguồn khác với chi phí thấp hơn

2.1.4 Phân loại các khoản cho vay

2.1.4.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay

Phân loại các khoản vay theo tiêu thức này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặtthời gian của các khoản vay như là thời hạn giải ngân, thời hạn thu nợ … Qua đó cácngân hàng có thể quản lý tốt khả năng thanh khoản của chính mình

Trang 35

Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng, chủ yếu được sử

dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các doanhnghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân

Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm; thường sử dụng để

đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sảnxuất, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh

Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Loại tín dụng này thường

để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải cóquy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

2.1.4.2 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn

Cho vay tiêu dùng: Là việc cho vay mà trong đó ngân hàng và khách hàng thỏa

thuận, cam kết với nhau về vấn đề số tiền vay sẽ được khách hàng sử dụng vào việc thỏamãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và tiêu dùng như là: mua sắm đồ gia dụng, mua nhà,phương tiện đi lại, du học,…Đây thông thường là các khoản vay nhỏ hơn so với cáckhoản vay kinh doanh, nhưng trong nhiều trường hợp thời gian vay lại tương đối dài nêncũng tác động đến khả năng thu hồi nợ Bên cạnh một số trường hợp cần tài sản đảm bảo,ngân hàng quyết định cho vay tiêu dùng thường dựa vào thu nhập của người đi vay

Cho vay SXKD: Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng cam kết là

số tiền vay sẽ được bên vay (khách hàng) sử dụng vào mục đích để phục vụ hoạt độngkinh doanh của mình nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhu cầu nào đó về tiềncủa doanh nghiệp Dựa vào đặc điểm của từng ngành mà ngân hàng sẽ thiết lập các điềukiện cho vay, phương thức cho vay, cách thức trả nợ dựa trên nguồn thu nhập của kháchhàng Cho vay SXKD thường là những khoản vay lớn, có nhiều rủi ro nền cần được ngânhàng thẩm định kỹ để đảm bảo khả năng thu hồi vốn

Cho vay BĐS: Là hình thưc cho vay liên quan đến mua, xây dựng bất động sản, nhà

ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp

2.1.4.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo

 Cho vay có đảm bảo bằng tài sản:

sản của mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng hoàn trả vốn vaynhưng không chuyển giao tài sản cho ngân hàng

Trang 36

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố: là việc bên đi vay giao tài sản

thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trảnợ

dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợcho chính khoản vay đó đối với ngân hàng

chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình đểthực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ màkhách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trảnợ

 Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản:

của khách hàng, sự tin tưởng đối với khách hàng, lịch sử tín dụng củakhách hàng, phương án sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả để raquyết định cho vay, những khách hàng này thường là khách hàng quenthuộc, hoạt động kinh doanh ổn định có lời

lãnh) cam kết với TCTD cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay chokhách hàng vay nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ

Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ:

TCTD Nhà nước cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với kháchhàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt,chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, chương trình kinh tế - xãhội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chínhsách tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo quy định tại các văn bản quyphạm pháp luật của Chính phủ

2.1.4.4 Phân theo đối tượng khách hàng

Cho vay khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế: Đây là loại hình

cho vay của các NHTM mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là đối tượng được phục

vụ Do đặc thù riêng có của đối tượng này mà các NHTM phải tổ chức các phòng tín

Trang 37

dụng chuyên trách phục vụ Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vốn với số lượnglớn, và có thể là rất lớn Tuy nhiên số lượng khách hàng này của mỗi NHTM thườngkhông lớn, vì vậy các NHTM cần đặc biệt chú ý quan tâm đến từng khách hàng cụ thể, từ

đó xây dựng tốt mối quan hệ tín dụng lâu dài, đồng thời mở rộng các mối quan hệ với cáckhách hàng mới

Cho vay khách hàng cá nhân: Nhóm đối tượng còn lại là nhóm các khách hàng cá

nhân (bao gồm cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác …) được các NHTM ápdụng phương thức cho vay theo quy trình thủ tục của cho vay khách hàng cá nhân Nhómđối tượng này có số lượng rất lớn và có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ, tuy nhiên đây lànhóm khách hàng khá nhạy cảm nên các NHTM cần có phương thức tiếp cận cũng nhưquản lý hợp lý mới có thể khai thác tốt mảng khách hàng này

2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM

2.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân

Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giaocho khách hàng cá nhân là các cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng một khoản tiền để sửdụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cágốc và lãi

2.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân

 Về khoản vay: các khoản cho vay đối với KHCN thường là các khoản có giá trị

nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay là rất lớn

 Về rủi ro khoản vay: Rủi ro trong cho vay đối với KHCN cao hơn cho vay

doanh nghiệp Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

 Rủi ro về lãi suất Đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân hàng vàkhách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãisuất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn chovay Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấphơn so với cho vay cá nhân

 Về cho vay KHCN dễ gặp rủi ro đạo đức Khả năng hoàn trả vốn vay đốivới các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay.Tuy nhiên, đối với những KHCN có thể do nhiều yếu tố chủ quan và kháchquan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh

Trang 38

hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng Nhân tố chủ quan có thể là tìnhtrạng “sức khỏe” tài chính của người đi vay, công việc làm ăn không tốt …ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó giảm khảnăng thực hiện trả nợ của khách hàng Các nhân tố khách quan như hạn hán,mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao…cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng

 Về thời hạn khoản vay: chủ yếu là ngắn hạn, một phần là trung hạn và một phần

rất nhỏ là dài hạn Điều đó có thể được giải thích phần nào là do đây là hình thức cho vay mức lãi suất cao nhất trong các NHTM

 Về chi phí:Số lượng khách hàng đông nhưng lại phân tán rộng khắp khiến cho

việc giao dịch không được thuận tiện Để giải quyết trở ngại này ngân hàng phải

mở nhiều chi nhánh hoặc đầu tư giao dịch online rất tốn kém

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Theo lập luận của ThS Đường Thị Thanh Hải (2014) trên Tạp chí Tài chính, số 4

(5/2014) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam”, bà đã

dựa vào các đặc điểm của cho vay cá nhân từ đó đưa ra nhận định về các nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam là do 3 nhân tố: nhân tố từ phía ngânhàng, nhân tố từ phía khách hàng và nhân tố ngoài ngân hàng như kinh tế - xã hội, sựcạnh tranh với các ngân hàng khác Cụ thể như sau:

Trang 39

Chính sách cho vay

Trang 40

Công nghệ của ngân

hàngTình hình tài chính

Hoạt độngcho vayKHCNcủaNHTM

Tài sản đảm bảo

Tình hình kinh tế

Môi trường pháp lý

Ngoàingânhàng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tạp chí Tài chính số 4 (5/2014)

Sơ đồ 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN của NHTM 2.3.1 Nhân tố từ ngân hàng

Thứ nhất, chính sách cho vay:

Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo haykhông; Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp vớithu nhập hiện có của người dân hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn

nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phứctạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu…

Ngày đăng: 19/04/2019, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đường Thị Thanh Hải (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 4. TRANG WEB - www.sb v .gov. v n Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cánhân ở Việt Nam”
Tác giả: Đường Thị Thanh Hải
Năm: 2014
1. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định157/2007/QĐ-TTg 2. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN SÁCH VÀ TẠP CHÍ Khác
1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Thống kê, TP.HCM Khác
2. Nguyễn Minh Kiều (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại hiện đại, Lao động xã hội, TP.HCM Khác
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS , Hồng Đức, TP. HCM Khác
4. ThS. Châu Văn Thưởng và ThS. Phùng Hữu Hạnh (2013), Các nghiệp vụ cơ bản Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tài chính, TP.HCM Khác
5. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tiền tệ ngân hàng, Thống Kê, TP.HCM Khác
6. Nguyễn Văn Ngọc (2009), Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và các chính sách tiền tệ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội TẠP CHÍ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w