ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, học viên đề xuất hai nhóm giải pháp gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai và nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Nậm Pồ. Trong đó, chú trọng các giải pháp như: Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai; Bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất; Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai; Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai... Đây là các giải pháp tổng thể, cần phải được triển khai đồng bộ, đòi hỏi sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý đất đai, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội tại huyện Nậm Pồ.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
VIỆN QUẢN LÝ SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài: Quản lý Nhà nước về đất đai trên
địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Học viên: Lường Anh Dũng
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thanh Thủy
Điện Biên, năm 2019
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2019
Giáo viên hướng dẫn
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sảnxuất đặc biệt, là thành phần quan trọng trong môi trường sống, là địa bàn phân
bố dân cư, cơ sở phát triển kinh tế, văn hoá đời sống xã hội Nhân dân Tàinguyên đất thì có hạn, không tái tạo lại được trong đó dân số tăng nhanh dẫn đếnnhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng tăng Để giải quyết vấn đề nàycần quản lý, sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả tránh lãng phí tàinguyên đất đai
Để đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình pháttriển kinh - xã hội của huyện Nậm Pồ giai đoạn từ 2015 đến 2020, cần nghiêncứu thực trạng của nó để thấy được những kết quả đạt được, những mặt còn tồntại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Nậm Pồ, từ đó đưa ranhững biện pháp khắc phục phù hợp nhằm khai thác sử dụng nguồn lực đất đai
có hiệu quả hơn Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mang lại lợi ích thiếtthực về đời sống kinh tế xã hội, làm thay đổi bộ mặt của một huyện nghèo vùngcao biên giới chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội nhờ nông nghiệp Đây cũng lànhững nội dung cần được nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
nêu trên, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên”.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ giaiđoạn từ 2015 đến 2020
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước về đất đai trênđịa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên từ đó đề xuất giải pháp nhằm quản lý nhà
Trang 4nước về đất đai tốt hơn.
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về đất đai tại địaphương
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản quản lý nhà nước vềđất đai trên địa bàn huyện giúp cho các cơ quan chức năng của địa phương cómột định hướng trong việc quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Nậm Pồ nhữngnăm sắp tới
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địabàn huyện Nậm Pồ
Trang 5Về nội dung: Nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng công tácquản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nậm Pồ và đưa ra giải pháp thựchiện tốt hơn trong thời gian tới.
1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Ngoài việc sử dụng phương phương pháp duy vật biện chứng và duyvật lịch sử của triết học Mác – Lê ninh, quá trình nghiên cứu còn sử dụng cácphương pháp như: Phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổnghợp, khái quát, theo nhiều cách riêng rẽ tới kết hợp với nhau Chúng được sửdụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá các nghiên cứu lý luận và thựctiễn thực hiện chính sách đất đai Trên cơ sở đó, cùng với tình hình thực tế vàđặc điểm của huyện Nậm Pồ, học viên lựa chọn các nội dung và chỉ tiêu đánhgiá công tác quản lý nhà nước về đất đai ở đây
1.5.2 Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập từ tài liệu thứ cấp.
- Thu thập tài liệu sơ cấp.
1.5.3 Phương pháp điều tra
- Chọn điểm điều tra.
- Đối tượng điều tra.
1.5.4 Phương pháp phân tích tổng hợp
Là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế được vận dụng trongquá trình nghiên cứu đề tài nhằm phân tích từng nội dung tiêu chí qua tổng hợpnhận xét đánh giá về công tác quản lý nhà nước về đất đai của từng loại đốitượng điều tra Từ đó đưa ra các kết luận tổng hợp
1.5.5 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Từ các kết quả nghiên cứu các huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tập hợp ý
Trang 6kiến của những chuyên gia về lĩnh vực có liên quan, tham gia ý kiến của các cấpchính quyền học viên sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp.
1.6 Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Chương 1 Quản lý nhà nước về đất đai trong nền kinh tế
Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyệnNậm Pồ
Chương 3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về đất đai tại huyện Nậm Pồ
Phần Kết luận
CHƯƠNG 1
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRONG NỀN KINH TẾ
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
1.1.1 Vai trò của đất đai
Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội của mỗi đất nước Nhiều nước trên thế giới đã đưa vấn đề đất đai vàoHiến pháp của mình nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả ỞViệt Nam, đất đai được xác định là tài nguyên quý giá của quốc gia; là tư liệusản xuất đặc biệt, nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội; là
bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc gia; là thành phần quan trọng của môi trườngsống; là thành quả đấu tranh cách mạng của nhiều thế hệ… Do đó, đất đai luôn
là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm
1.1.2 Đặc điểm của đất đai
Trang 7Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, quốc gia nào có nhiều đấtđai thì quốc gia đó sẽ phát triển tốt Đất đai không tự sinh ra mà đã có sẵn ở mỗiquốc gia và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp Đặc điểm đất đaiảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp Vai tròcủa đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi
cư trú, làm tư liệu sản xuất,… ngày càng tăng Vì vậy, phải nghiên cứu, tìm hiểuquy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu sử dụng thích hợp nhằm phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai là hoạt động tổ chức và điều chỉnh bằngquyền lực Nhà nước đối với các hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ phápluật đất đai để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai nhằm duytrì và phát triển các quan hệ đất đai theo trật tự pháp luật quy định
Như vậy, quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơquan Nhà nước về đất đai: đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý trìnhhình sử dụng đất đai; trong việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng theochủ trương của Nhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất
Các hoạt động tổ chức, điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước thực chất làthực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai Đảng và Nhà nước ta trên
cơ sở quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã luôn luôn quan tâm tới việcquản lý thống nhất vốn đất quốc gia từ trung ương đến từng địa phương
Vấn đề quản lý không đơn thuần chỉ là xây dựng, kiện toàn các hệ thống
cơ quan quản lý đất đai mà quan trọng là xác định được các nội dung quản lý đấtđai và quy định chặt chẽ về mặt pháp lý các nội dung đó
1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về đất đai
Trang 8Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế, xã hội của huyện Nậm Pồ, trong đó đất đai được Nhà nước quản lýnhằm:
Sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả Đất đai được sử dụng vào tất cảcác hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diện tích nhưng sẽ trở thànhnăng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý Thông qua chiến lược sử dụngđất, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, Nhà nước điều tiết để các tổchức, cá nhân sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thựchiện mục tiêu chiến lược đã đề ra;
Việc ban hành các chính sách pháp luật, các quy định về sử dụng đất đaitạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý choviệc bảo đảm lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân sử dụng đất, đồng thờicũng bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất cóhiệu quả;
Tăng cường hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý nhà nước về lĩnh vực đấtđai trên địa bàn huyện Nậm Pồ, trong đó tập trung một số nội dung: đất hoang,đất nông nghiệp không sản xuất được, giao đất nông nghiệp đúng đối tượng chủyếu là người địa phương có nhu cầu sản xuất nông nghiệp thật sự, tránh lãng phíđất Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyếtnhững sai phạm;
Việc quản lý nhà nước về đất đai còn giúp Nhà nước ban hành các chínhsách, quy định, đồng thời, bổ sung, điều chỉnh những chính sách không còn phùhợp với thực tế
1.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các nguyên tắc chủ yếu như:
a Nguyên tắc quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước
b Nguyên tắc phân cấp gắn liền với các điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ
Trang 9c Quản lý đất đai theo nguyên tắc tập trung dân chủ:
d Nguyên tắc kế thừa và tôn trọng lịch sử:
1.2.4 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai
Hoạt động của thị trường luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, do đó cần
có sự quản lý, can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước bằng các công cụ và chínhsách phù hợp nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những tiêu cực của thịtrường trong lĩnh vực đất đai
Trong những năm gần đây việc phát triển thị trường bất động sản là mộtthành phần nhạy cảm nhất trong quản lý nhà nước về đất đai Ngay cả đối vớinhững nước được coi là có nền kinh tế thị trường tự do phát triển, thì vai tròquản lý nhà nước đối với phân bổ và sử dụng đất cũng rất lớn Vì vậy, quản lýnhà nước về đất đai là nhằm đảm bảo 3 mục đích cơ bản:
Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, tránh lãng phí
Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng
Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 15 nội dung được quy định tạiĐiều 22, Luật Đất đai năm 2013 Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, học viên trìnhbày thành 7 nội dung chính nhằm phù hợp với thực tiễn của công tác quản lýnhà nước về đất đai ở địa phương
1.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
1.3.2 Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính
1.3.3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.3.4 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích
sử dụng đất
Trang 101.3.5 Quản lý tài chính về đất đai
1.3.6 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất và quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
1.3.7 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan, là công cụ để bảo vệ
và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ
sở hữu về đất đai Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp
để đáp ứng yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xãhội của đất nước trong từng giai đoạn
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, chínhquyền thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai trênđịa bàn được quy định bởi pháp luật Với phạm vi đề tài, chính quyền cấp huyệnthực hiện việc quản lý nhà nước trên địa bàn gồm 7 nội dung chủ yếu gồm:
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó; công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; quản
lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi
và chuyển mục đích sử dụng đất; quản lý tài chính về đất đai; quản lý, giám sátviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và quản lý các hoạtđộng dịch vụ công về đất đai; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy địnhcủa pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tốcáo trong quản lý và sử dụng đất
Trang 11CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ÐẤT ÐAI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NẬM PỒ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới, nằm về phía Tây bắc của tỉnhĐiện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 140 km, có diện tích tự nhiên
là 149.559,12 ha, với 15 đơn vị hành chính xã, trong đó có 8/15 xã biên giớigiáp nước bạn Lào, có đường biên giới Quốc gia dài 119,7 km, có 2 cửa khẩuphụ Huyện được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 củaChính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chínhcấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên Địa giới hành chính như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Mường Chà;
+ Phía Tây giáp huyện Mường Nhé và nước Cộng hòa dân chủ Nhân dânLào;
+ Phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào;
+ Phía Bắc giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu
2.1.2 Địa hình địa mạo
Nậm Pồ có địa hình địa hình đồi núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc Đông Nam, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tâysang Đông, độ cao từ 200m đến 1800m Xen kẽ giữa các dãy núi có các dạng địahình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, mô sụt võng, phân bố rộng khắp trênđịa bàn nhưng diện tích nhỏ, hẹp có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầuhết diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu
-2.1.3 Khí hậu
Nậm Pồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô (mùa đông)
Trang 12và mùa mưa (mùa hè) Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, cógió mùa đông lạnh khô, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng (gió Lào); ít mưa,chịu nhiều sương muối và rét hại gây bất lợi cho đời sống và sản xuất nôngnghiệp Mùa mưa từ tháng 5 - 10, mưa nhiều với đặc tính diễn biến bất thường,phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng chịu ảnh hưởng của giómùa Tây Nam chứa một lượng ẩm lớn kèm theo các nhiễu động khí quyển mạnh
và thường xuyên đã tạo ra các cơn mưa dông, mưa rào kéo dài 2 đến 3 ngày,thường xuất hiện dông, mưa đá Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 –93% Có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500 mm/năm, mưa tập trung từtháng 6 - 9
2.1.4 Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu được cung cấp
bởi hệ thống sông Suối Nậm Pồ, suối Nậm Chà, suối Nậm Chim, Nậm Bai, Nậm
He và nhiều hệ thống các khe suối nhỏ nằm ở các khe núi, ao, hồ khác Do nằmtrên địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn nên việc khai thác và sửdụng nguồn nước mặt cũng có nhiều hạn chế Chất lượng nguồn nước khá tốt, lànguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của người dân tronghuyện Hiện chưa có tài liệu cụ thể nghiên cứu về trữ lượng nước ngầm, nhưngqua khảo sát sơ bộ tại một số giếng nước trong khu vực có rừng cho thấy mựcnước ngầm nằm ở độ sâu 6-10m, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt cho Nhândân
Nhìn chung, tài nguyên nước của huyện khá dồi dào, khá thuận lợi cho đầu tưkhai thác thủy điện; nhưng do địa hình dốc, diện tích đồi núi trọc khá nhiều nênviệc khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất khó khăn
Trang 13* Tài nguyên rừng: Là một huyện có tài nguyên rừng và thảm thực vật
khá phong phú, đa dạng chủng loại cây được phân bố đều trên địa bàn 15/15 xã,hiện còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Pơ mu, Sa Mu
và nhiều loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng như trong nghiên cứu khoahọc gồm: giổi, sấu, trám, muồng hoa vàng nhưng hiện nay số lượng không đáng
kể Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: Keo, tre
Nậm Pồ có tài nguyên rừng rất lớn, chưa tính diện tích đất đồi núi chưa sửdụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và diện tích rừng phát triểnsau nương rẫy thì huyện hiện có khoảng 60.000 ha đất có rừng tự nhiên chiếmkhoảng 40% tổng diện tích tự nhiên của huyện
Đất lâm nghiệp chưa có rừng (theo quy hoạch 3 loại rừng) trên địa bàn huyện cókhoảng 52.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Si Pa Phìn khoảng 8.000 ha, Phìn
Hồ khoảng 5.000 ha, Pa Tần khoảng 5.000 ha, Vàng Đán khoảng 3.400 ha v.v
* Tài nguyên khoáng sản: Nậm Pồ chưa có nghiên cứu đánh giá về tài
nguyên khoáng sản trên địa bàn, theo khảo sát sơ bộ tài nguyên khoáng sản trênđịa bàn huyện chỉ có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như: đá kếtxây dựng thông thường tuy nhiên trữ lượng nhỏ, phân bố không tập trung
Hiện có các điểm mỏ đá đã được cấp phép khai thác gồm mỏ đá Pa Tần
xã Pa Tần của Công ty TNHH Trường Thọ Điện Biên; mỏ đá Huổi Nhạt 2, xãChà Nưa của công ty cổ phần đầy tư xây dựng và thương mại Huy Hoàng;
Còn một số điểm mỏ đá chưa khai thác gồm: Huổi Sang xã Nà Hỳ; NàCang xã Chà Nưa; Km 51; Km 53 bản Pa Tần xã Pa Tần; Phi Lĩnh xã Si PaPhìn; Nà Khoa xã Nà Khoa; Nậm Chim xã Si Pa Phìn; Nà Hỳ 1 xã Nà Hỳ v.v
Trữ lượng cát sỏi trên các suối của huyện trữ lượng ít, không tập trung,chất lượng không cao do lẫn phù sa đất