Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải chuyển từ phương pháp dạy học theo “lối truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của người học. Đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. Coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Một trong những cách học phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo là học qua trải nghiệm. Học thông qua trải nghiệm là một phương pháp học tích cực, thích hợp cho mọi môn học đặc biệt là môn Hóa học nhằm phát triển cho HS những năng lực đặc thù của môn học. Phương pháp giáo dục trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận chính cho việc học tập lấy người học làm trung tâm. Phương pháp học qua trải nghiệm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân. Các nhà trường phổ thông trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý tới việc học qua trải nghiệm. Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường vẫn còn mang tính hình thức do chưa nắm rõ quy trình của của việc học qua trải nghiệm, hiểu đơn giản về hoạt động trải nghiệm trong dạy học nên phần lớn chỉ dừng lại ở việc đi thực tế để rõ hơn các vấn đề mới chỉ được tiếp cận từ sách vở. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta xác định rằng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thì phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta. Vấn đề đổi mới, căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các cấp quản lí, giáo viên, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động cho các cấp quản lý giáo dục và các lực lượng giáo dục, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29NQTW ngày 4112013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết nêu ra 9 giải pháp quan trọng, trong đó giải pháp thứ 2 “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cuộc đổi mới giáo dục lần này với những lần cải cách, đổi mới trước đó. Đó là mục tiêu giáo dục chuyển từ “định hướng nội dung” sang “định hướng năng lực”. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cần thực hiện đổi mới đồng bộ từ việc xác định lại mục tiêu giáo dục, đổi mới chương trình và sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mặt khác, để quá trình đổi mới thực hiện được thì quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả, quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình đó. Làm thế nào để quản lý nhà trường nói chung, quản lý dạy học nói riêng trong tiến trình đổi mới hiện nay? Đó là vấn đề cần nhận được sự quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn từ các nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục. Coi trọng và tăng cường hoạt động trải nghiệm là một đổi mới căn bản của chương trình giáo dục phổ thông mới. Mỗi hoạt động trải nghiệm đều có yêu cầu vận dụng tổng hợp nhiều lĩnh vực kiến thức, kỹ năng nên thường có tác động đến nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào nội dung và hình thức của hoạt động. Con người trong thời kì đổi mới hội nhập quốc tế bên cạnh việc nắm vững tri thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, có phẩm chất tốt thì cần phải có kỹ năng sống. Bối cảnh xã hội mới đòi hỏi con người phải thường xuyên thích ứng với thay đổi hàng ngày của cuộc sống. Do đó, mục tiêu giáo dục không chỉ giúp các em học sinh học để biết mà còn giúp các em học để làm, học để làm người. Vì vậy, trải nghiệm là hoạt động được coi trọng trong từng môn học. Đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm riêng. Mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Do đó hoạt động trải nghiệm là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết trong đổi mới nội dung chương trình đào tạo giáo dục phổ thông. Quay trở lại với môn Hóa học, ta có thể nhận thấy rõ Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nhưng lâu nay việc dạy học môn học này ở các trường THPT vẫn thường mang tính hàn lâm, nặng về trang bị kiến thức. Giáo viên hiện nay dạy theo SGK mà SGK là viết theo hướng tiếp cận nội dung cho nên phải hướng dẫn, hỗ trợ cho giáo viên tự biên soạn các hoạt động dạy học để học sinh có thể phát triển cả về kiến thức, kĩ năng và năng lực. Hầu hết học sinh vẫn giữ thói quen học thụ động, chưa tích cực chủ động, tìm tòi, tự học. Học sinh chủ yếu học để phục vụ thi, ít đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng và sự gắn kết của kiến thức sách vở với thực tiễn đời sống. Để góp phần cải thiện vấn đề trên thì việc tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Hóa học là rất cần thiết. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp học sinh vận dụng tri thức đó vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra, tạo điều kiện để học đi đôi với hành, lí thuyết đi đôi với thực tiễn. Hoạt động trải nghiệm góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh như tư duy logic, tư duy trừu tượng và đặc biệt là tư duy sáng tạo. Khi dạy và học phần “Hóa vô cơ lớp 11”, tổ chức hoạt động cho học sinh trải nghiệm có thể phát huy năng lực cá nhân, năng lực hợp tác nhóm và các kỹ năng tìm hiểu các vấn đề trong SGK cũng như các vấn đề bên ngoài cuộc sống. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chương trình Hóa vô cơ 11”.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
HÓA VÔ CƠ 11
Nhóm sinh viên thực hiện : Đặng Thị Kim Cúc
Đặng Thị Vân Người hướng dẫn : TS Nguyễn Mậu Đức
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
HÓA VÔ CƠ 11
Xác nhận của người hướng dẫn
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS Nguyễn Mậu Đức người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành đề tài NCKH Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầygiáo, cô giáo trong Khoa Hóa học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quátrình học tập, nghiên cứu để chúng em hoàn thành báo cáo
-Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các anh chị khóa trên và cácbạn sinh viên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành đềtài NCKH
Trong quá trình thực hiện đề tài, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo,khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua, em rất mong nhận được ý kiếnđóng góp quý báu của thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoànthành tốt hơn bài báo cáo của mình hơn
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018
Sinh viên Đặng Thị Kim Cúc Đặng Thị Vân
Trang 5MỤC LỤC
Trang Trang ph bìaụ bìa
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục bảng biểu v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Giả thuyết khoa học 4
7 Đóng góp của đề tài 5
8 Cấu trúc của đề tài 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước: 6
1.1.2 Nghiên cứu trong nước về hoạt động trải nghiệm 8
1.2 Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm 10
1.2.1 Khái niệm về tổ chức hoạt động trải nghiệm 10
1.2.2 Nội dung của hoạt động trải nghiệm 11
1.2.3 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm 12
1.2.4 Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm điển hình 14
1.2.5 Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông 20
1.2.6 Quy trình tổ chức hoạt đông trải nghiệm 27
1.2.7 Đánh giá học sinh trong hoạt động trải nghiệm 29
1.2.8 Thực trạng của việc dạy và học môn hóa học ở trường phổ thông 38
Kết luận chương 1 40
Chương 2 THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 42
2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung về phần Vô cơ – Hóa học 11 (THPT) 42
2.1.1 Cấu trúc 42
Trang 62.1.2 Nội dung 42
2.2 Yêu cầu chung về thiết kế hoạt động trải nghiệm 46
2.2.1 Đảm bảo sự trải nghiệm của học sinh 46
2.2.2 Đảm bảo môi trường để học sinh sáng tạo 46
2.3 Cấu trúc chung của chủ đề hoạt động trải nghiệm 47
2.4 Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm 49
2.4.1 Hoạt động 1: Tổ chức hội thi “Vui cùng hóa học” 49
2.4.2 Hoạt động 2: Thiết kế phân bón hữu cơ từ các nguyên liệu đơn giản trong đời sống hằng ngày và trải nghiệm quy trình bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương 57
2.4.3 Hoạt động 3: Hoạt động trải nghiệm thiết kế thuốc thử axit - bazơ từ các nguyên liệu trong đời sống 69
2.4.4 Hoạt động 4 75
Kết luận chương 2 79
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 80
3.1 Mục đích 80
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 80
3.3 Tổ chức thực nghiệm 80
3.3.1 Đối tượng, phạm vi 80
3.3.2 Hoạt động: Tổ chức hội thi “Vui cùng hóa học” 80
3.3.3 Hoạt động “Thiết kế phân bón hữu cơ từ các nguyên liệu đơn giản trong đời sống hằng ngày và trải nghiệm quy trình bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương” 82
3.4 Kết quả hoạt động trải nghiệm đã tổ chức 85
3.5 Đánh giá hoạt động trải nghiệm đã tổ chức 85
3.5.1 Đánh giá tính khả thi của hoạt động trải nghiệm 85
3.5.2 Đánh giá hiệu quả của hoạt động trải nghiệm: 86
3.6 Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt động TN 86
3.6.1 Thuận lợi 86
3.6.2 Khó khăn 86
Kết luận chương 3 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Nội dung nghiên cứu khoa học 18 Bảng 2.1 Bảng so sánh các khái niệm về axit, bazơ và muối trong chương
trình Hóa học THCS và THPT 43 Bảng 2.2 Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh 74 Bảng 3.1 Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra 84
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình học từ trải nghiệm và kiểu học của David Kolb’s 6
Hình 1.2: Nội dung của hoạt động trải nghiệm 12
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 27
Hình 1.4 Các hình thức đánh giá HS trong hoạt động TN 32
Hình 1.5: Quy trình đánh giá HS qua hoạt động TN 37
Hình 2.1: Cấu trúc chung của chủ đề hoạt động TN 47
Hình 3.1 Biểu đồ tần suất bài kiểm tra 84
Trang 10Một trong những cách học phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo làhọc qua trải nghiệm Học thông qua trải nghiệm là một phương pháp học tích cực,thích hợp cho mọi môn học đặc biệt là môn Hóa học nhằm phát triển cho HS nhữngnăng lực đặc thù của môn học Phương pháp giáo dục trải nghiệm là một phương pháptiếp cận chính cho việc học tập lấy người học làm trung tâm Phương pháp học qua trảinghiệm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và
ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân
Các nhà trường phổ thông trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý tới việchọc qua trải nghiệm Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường vẫn cònmang tính hình thức do chưa nắm rõ quy trình của của việc học qua trải nghiệm, hiểuđơn giản về hoạt động trải nghiệm trong dạy học nên phần lớn chỉ dừng lại ở việc đithực tế để rõ hơn các vấn đề mới chỉ được tiếp cận từ sách vở
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta xác định rằng để nâng cao chất lượnggiáo dục đào tạo thì phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta Vấn đề đổimới, căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn củacác cấp quản lí, giáo viên, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội Nhằm tạo sự thống nhấttrong nhận thức và hành động cho các cấp quản lý giáo dục và các lực lượng giáo dục,Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nghị quyết nêu ra 9 giảipháp quan trọng, trong đó giải pháp thứ 2 “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cácyếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, nănglực của người học” Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cuộc đổi mới giáo dục lần này
Trang 11với những lần cải cách, đổi mới trước đó Đó là mục tiêu giáo dục chuyển từ “địnhhướng nội dung” sang “định hướng năng lực”
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cần thực hiện đổi mới đồng bộ từ việc xác địnhlại mục tiêu giáo dục, đổi mới chương trình và sách giáo khoa, việc đổi mới phươngpháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh Mặt khác, để quá trình đổi mới thực hiện được thì quản lý giáo dục có vai trò hếtsức quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả, quyết định sự thành công hay thất bại củaquá trình đó Làm thế nào để quản lý nhà trường nói chung, quản lý dạy học nói riêngtrong tiến trình đổi mới hiện nay? Đó là vấn đề cần nhận được sự quan tâm, nghiêncứu nhiều hơn từ các nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục Coi trọng và tăng cường hoạtđộng trải nghiệm là một đổi mới căn bản của chương trình giáo dục phổ thông mới.Mỗi hoạt động trải nghiệm đều có yêu cầu vận dụng tổng hợp nhiều lĩnh vực kiếnthức, kỹ năng nên thường có tác động đến nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau, phụthuộc chủ yếu vào nội dung và hình thức của hoạt động
Con người trong thời kì đổi mới hội nhập quốc tế bên cạnh việc nắm vững trithức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, có phẩm chất tốt thì cần phải có kỹ năngsống Bối cảnh xã hội mới đòi hỏi con người phải thường xuyên thích ứng với thay đổihàng ngày của cuộc sống Do đó, mục tiêu giáo dục không chỉ giúp các em học sinhhọc để biết mà còn giúp các em học để làm, học để làm người Vì vậy, trải nghiệm làhoạt động được coi trọng trong từng môn học Đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng
bố trí các hoạt động trải nghiệm riêng Mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp củanhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau Do đó hoạt động trải nghiệm làvấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết trong đổi mới nội dung chương trình đào tạo giáo dụcphổ thông
Quay trở lại với môn Hóa học, ta có thể nhận thấy rõ Hóa học là môn khoa họcthực nghiệm, nhưng lâu nay việc dạy học môn học này ở các trường THPT vẫn thườngmang tính hàn lâm, nặng về trang bị kiến thức Giáo viên hiện nay dạy theo SGK màSGK là viết theo hướng tiếp cận nội dung cho nên phải hướng dẫn, hỗ trợ cho giáoviên tự biên soạn các hoạt động dạy học để học sinh có thể phát triển cả về kiến thức,
kĩ năng và năng lực
Hầu hết học sinh vẫn giữ thói quen học thụ động, chưa tích cực chủ động, tìmtòi, tự học Học sinh chủ yếu học để phục vụ thi, ít đi sâu tìm hiểu bản chất của hiệntượng và sự gắn kết của kiến thức sách vở với thực tiễn đời sống Để góp phần cảithiện vấn đề trên thì việc tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Hóa học là rất cần thiết.Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học
Trang 12trên lớp, ngoài ra giúp học sinh vận dụng tri thức đó vào giải quyết những vấn đề thựctiễn đời sống đặt ra, tạo điều kiện để học đi đôi với hành, lí thuyết đi đôi với thực tiễn.Hoạt động trải nghiệm góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh như tư duylogic, tư duy trừu tượng và đặc biệt là tư duy sáng tạo.
Khi dạy và học phần “Hóa vô cơ lớp 11”, tổ chức hoạt động cho học sinh trảinghiệm có thể phát huy năng lực cá nhân, năng lực hợp tác nhóm và các kỹ năng tìmhiểu các vấn đề trong SGK cũng như các vấn đề bên ngoài cuộc sống Xuất phát từ
những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế và tổ chức một số hoạt
động trải nghiệm trong chương trình Hóa vô cơ 11”.
2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Hóa học nhằm nâng caonăng lực sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề thực tiễn và ôntập – củng cố chương trình Hóa học vô cơ lớp 11 Từ đó, tổ chức một số hoạt động trảinghiệm ở trường phổ thông
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chương trình, nội dung kiến thức chương trình Hóa học
phần vô cơ lớp 11; Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh
- Phạm vi nghiên cứu: Chương trình hóa học lớp 11 có rất nhiều nội dung phù
hợp để có thể tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia trải nghiệm nhưng trong đềtài này chúng tôi chỉ tập trung thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm ở phần Hóa vô
cơ – chương 1, 2, 3 SGK Hóa học lớp 11
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình đổi mới giáodục sau năm 2017
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc tổ chức hoạt động TN cho HS THPT
- Tìm hi u th c tr ng t ch c các ho t đ ng tr i nghi m trểu thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT ực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT ạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT ổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT ức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT ạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT ộng trải nghiệm ở trường THPT ải nghiệm ở trường THPT ệm ở trường THPT ở trường THPT ường THPT ng THPT
hi n nay.ệm ở trường THPT
- Vận dụng kiến thức tiến hành thiết kế và tổ chức một số hoạt động TN cho HS
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, líluận dạy học Hóa học, các tài liệu về hoạt động TN
- Nghiên cứu về thực tế việc tổ chức hoạt động TN cho HS ở trường THPT hiện nay
6 Đóng góp của đề tài
Trang 13- Góp phần làm rõ hơn cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcsinh ở trường THPT.
- Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực sáng tạo củahọc sinh
- Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông
7 Cấu trúc của đề tài
Đề tài có cấu trúc gồm:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong chương trình Hóa
vô cơ lớp 11
Chương 3: Tổ chức thực nghiệm sư phạm một số hoạt động trải nghiệm và
kiểm tra đánh giá
Trang 141.1.1 Nghiên cứu ngoài nước:
Đầu tiên phải kể đến Lý thuyết học qua trải nghiệm của David A.Kolb Trong
lý thuyết học từ trải nghiệm, Kolb cũng chỉ ra rằng "Học từ trải nghiệm là quá trình
học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân” Lý thuyết “Học từ trải nghiệm” là cách tiếp cận về
phương pháp học đối với các lĩnh vực nhận thức Nếu như mục đích của việc dạy họcchủ yếu là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực và hành độngkhoa học cho mỗi cá nhân thì mục đích hoạt động giáo dục là hình thành và phát triểnnhững phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, sự đam mê, các giá trị, kĩ năng sống vànhững năng lực chung khác cần có ở con người trong xã hội hiện đại Để phát triển sựhiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học, nhưng đểphát triển và hình thành phẩm chất thì người học phải được trải nghiệm Như vậy,trong lý thuyết của Kolb, trải nghiệm sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả bởi trảinghiệm ở đây là sự trải nghiệm có định hướng, có dẫn dắt chứ không phải sự trảinghiệm tự do, thiếu định hướng [1]
Hình 1.1: Mô hình học từ trải nghiệm và kiểu học của David Kolb’s
Trang 15Từ giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng người Mĩ, John Dewey, đãchỉ ra hạn chế của giáo dục nhà trường và đưa ra quan điểm về vai trò của trải nghiệmtrong giáo dục Với triết lí giáo dục đề cao vai trò của trải nghiệm, Dewey cũng chỉ rarằng, những trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằngcách kết nối người học và những kiến thức được học với thực tiễn Theo ông học quatrải nghiệm xảy ra khi một người sau khi tham gia trải nghiệm nhìn lại và đánh giá,xác định cái gì là hữu ích hoặc quan trọng cần nhớ và sử dụng những điều này để thựchiện các hoạt động khác trong tương lai [2]
Như vậy, các lý thuyết trên đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hoạtđộng, của sự tương tác, của trải nghiệm đối với sự hình thành nhân cách con người.Năng lực chỉ được hình thành khi chủ thể được hoạt động, được trải nghiệm Nhữngquan điểm này chính là cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng hoạt động trải nghiệm tronggiáo dục
Vận dụng quan điểm học tập trải nghiệm, rất nhiều các quốc gia trên thế giới đãđưa học tập trải nghiệm vào chương trình giáo dục từ rất sớm và đạt được hiệu quả caotrong giáo dục:
Ở nước Anh, việc học được chia sẻ bởi nhà trường và nhiều tổ chức, cá nhân,
xã hội cùng chung tay gánh vác Trong “Chương trình giáo dục phổ thông Anh Quốc”( 2013) Trung tâm Widehorizon thành lập năm 2004 (Chân trời rộng mở) như là niềm
hi vọng của giáo dục ngoài trời trong đó có dạy học phiêu lưu - mạo hiểm - một hìnhthức của hoạt động trải nghiệm Tầm nhìn sứ mạng của tổ chức này đơn giản là:
“Chúng tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều có cơ hội trải nghiệm những tri thức về phiêu lưu mạo hiểm như là một phần được giáo dục trong cuộc đời chúng” Tầm nhìn chiến lược
ấy bắt đầu từ một hiện thực được cho là khó tin: Hơn 50% trẻ con nước Anh chưatừng biết đến nông thôn, miền quê là gì, riêng thủ đô London con số này là 35% Việcnhiều trẻ em chưa biết đến nông thôn là gì, cùng với sự suy giảm đáng kể cơ hội giáodục thông qua các tổ chức tham quan cho trẻ con ở các trường phổ thông là nguyênnhân lớn của sự lo lắng tương lại trẻ nhỏ, về quyền được kết nối với thiên nhiên giảmsút và vô số nhưng lợi ích liên quan đến “giáo dục ngoài trời” - một hình thức của tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Trung tâm Chân trời rộng mới khẳng định:
“Việc đi thăm các miền quê và trải nghiệm giáo dục ngoài trời là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển lành mạnh của trẻ và học tập về phiêu lưu – mạo hiểm làm chất xúc tác mạnh mẽ cho điều đó”; “Những khóa học và hoạt đông phiêu lưu – mạo hiểm sẽ làm cho HS hứng thú, kích thích, vui vẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu
và học tập tốt hơn”.[3]
Trang 16Tóm lại, nghiên cứu của các nhà tâm lí học, các nhà giáo dục học, cũng như môhình học tập trải nghiệm mà các nước trên thế giới đang tiến hành đều khẳng định rõvai trò, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong việc hình thành và phát triểnnăng lực học sinh Đây chính là nội dung chúng em tiếp cận vận dụng trong dạy họcHóa học nhằm tiếp cận với nền giáo dục thế giới
1.1.2 Nghiên cứu trong nước về hoạt động trải nghiệm.
Xác định tầm quan trọng của hoạt động TN trong dạy học, Nghị quyết Hội nghịtrung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có đề cập đếnvấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh như là một phương phápdạy học tích cực trong quá trình dạy học Hoạt động trải nghiệm bản chất là nhữnghoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất tư tưởng, ýchí tình cảm, giá trị và kĩ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xãhội hiện đại Nội dung của hoạt động trải nghiệm được thiết kế theo hướng tích nhiềulĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở Hình thức và phương pháp
tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian thời gian, quy mô,đối tượng và số lượng…để học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm và phát huy tối đakhả năng của các em
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về lí luận dạy học cũng đề cập đếnvấn đề tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm Người đầu tiên nghiên cứu phát triểnứng dụng Lý thuyết Hoạt động vào nhà trường chính là tác giả Phạm Minh Hạc Theoông, thông qua hoạt động của chính cá nhân, bản thân mới được hình thành và pháttriển Như vậy, trong học tập và giáo dục, rèn luyện, việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹxảo, lĩnh hội các giá trị xã hội là hoạt động của người học Con người có tự hoạt độngmới biến kiến thức, kinh nghiệm mà xã hội tích lũy được thành tri thức của bản thân
“Hoạt động không chỉ rèn luyện trí thông minh bằng hoạt động, mà còn thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao” [8, tr.14].
Trong bài viết “Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới” của tác giả Lê Huy Hoàng - trường Đại học Sư phạm
Hà Nội có đề cập tới quan niệm về hoạt động trải nghiệm là “Hoạt động mang xã hội, thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ cho và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục” [9, tr.62] Tác
Trang 17giả cũng đề cập đến nội dung, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm Từ kinh nghiệmhoạt động sáng tạo ở Hàn Quốc tác giả đưa ra vấn đề trải nghiệm sáng tạo thông quanghiên cứu khoa học kỹ thuật và giáo dục STEM.
ThS Bùi Ngọc Diệp trong bài viết “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông” cũng đưa ra quan niệm về hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông Quan điểm về hoạt động TN: hoạtđộng TN trong nhà trường phổ thông được thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra nhữngcon người có chí hướng, có đạo đức, có định hướng tương lai, có năng lực sáng tạo,biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biếtchia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh Hoạt động TN về cơ bản mang tínhchất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực nhằm phát
triển năng lực sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể Theo đó “Các
em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,…” [11] Hoạt động trải nghiệm diễn ra với nhiều hình thức
như: Hoạt động câu lạc bộ; Tổ chức trò chơi; Tổ chức diễn đàn; Sân khấu tương tác;Tham quan dã ngoại, Hội thi/Cuộc thi; Tổ chức sự kiện; Hoạt động giao lưu; Hoạtđộng chiến dịch; Hoạt động nhân đạo Tùy thuộc vào đặc trưng về văn hóa, khí hậu,đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, nhà trường có thểlựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả
Bài viết của Đỗ Ngọc Thống nghiên cứu “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam” Bài viết phân tích kinh
nghiệm giáo dục hoạt động TN của một số nước cụ thể là Anh, Hàn Quốc và liên hệđến Việt Nam Theo tác giả, giáo dục sáng tạo là một yêu cầu quan trọng trong chươngtrình GDPT của rất nhiều nước Không có sáng tạo thì không thể có phát triển Sángtạo đòi hỏi mọi cá nhân phải nỗ lực, năng động, có tư duy độc lập Trong chương trìnhgiáo dục của mỗi nước, bên cạnh các hoạt động dạy và học qua các môn học còn cóchương trình hoạt động ngoài các môn học Ở đó, HS thông qua các hoạt động đa dạng
và phong phú gắn với thực tiễn để trải nghiệm, thử sức Các em vừa củng cố các kiếnthức đã học, vừa có cơ hội sáng tạo trong vận dụng do yêu cầu của các tình huống cụthể Chương trình hoạt động TN sẽ giúp nhà trường gắn liền với cuộc sống, xã hội;
Trang 18giúp HS phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần Việc thực hiện chương trình hoạtđộng TNST ở nhà trường phổ thông được các nước phát triển thực hiện một cách linhhoạt, có nước do nhà trường tổ chức, có nước do tổ chức xã hội kết hợp với nhà trường
để tổ chức chương trình này một cách hài hòa vừa giúp HS trải nghiệm thực tiễn vừahọc tốt các môn học chính khóa Ở Việt Nam, hoạt động TN chưa được chú ý đúngmức, chưa có hình thức đánh giá và sử dụng kết quả các hoạt động giáo dục một cáchphù hợp [12, tr.20]
Như vậy, các nguồn tài liệu trong nước và thế giới đều đề cập đến vai trò củahoạt động trải nghiệm trong dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh Các tài liệunày cũng làm rõ khái niệm, nội dung, hình thức tổ chức, …của hoạt động trải nghiệm
1.2 Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm.
1.2.1 Khái niệm về tổ chức hoạt động trải nghiệm
1.2.1.1 Trải nghiệm là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về trải nghiệm, như:
Theo Từ điển Tiếng việt, "Trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng".[15]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, "Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất
kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lí học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của
1.2.1.2 Hoạt động trải nghiệm.
Theo quan điểm của TS Ngô Thị Tuyên: “Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường” [17].
Trang 19Ở đề tài nghiên cứu này, chúng em đã sử dụng định nghĩa hoạt động TN theo
Dự thảo chương trình GDPT tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Hoạt động TN trong chương trình GDPT là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình” [5]
1.2.2 Nội dung của hoạt động trải nghiệm.
Để xác định nội dung của hoạt động TN cho các cấp học và các vùng miền khácnhau cần căn cứ: Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi; Đặc điểm hoạt động chủ đạo của lứatuổi HS; Mục tiêu giáo dục; Đặc điểm vùng miền và nhiều yếu tố khách quan khác Cóthể phân chia nội dung hoạt động TN tạo thành các nội dung chính (hình 2.2)
Hình 1.2: Nội dung của hoạt động trải nghiệm
1.2.3 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm.
HĐTN bao gồm 5 đặc điểm chính sau đây:
1) Hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp và phân hóa cao
2) Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.3) Trải nghiệm là quá trình học tích cực, hiệu quả và sáng tạo
4) Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường
5) Hoạt động trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hìnhthức học tập khác không thực hiện được
1.2.3.1 Hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp và phân hóa cao.
Trang 20Nội dung hoạt động TN rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức,
kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức,giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáodục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường,giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáodục các phẩm chất người lao động, nhà nghiên cứu…Điều này giúp cho các nội dunggiáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầuhoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách
dễ dàng, thuận lợi hơn Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, học sinh được lựa chọnmột số hoạt động chuyên biệt phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân
để phát triển năng lực riêng của mỗi cá nhân
1.2.3.2 Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.
Hoạt động TN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hộithi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểuphẩm, kịch tham gia, ), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các côngtrình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàngtrong nó những khả năng giáo dục nhất định Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng,phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động,nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũngnhư nhu cầu, nguyện vọng của học sinh Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá cáchoạt động trải nghiệm, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự chủ động,linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chứchoạt động Sự đa dạng của hình thức trải nghiệm cũng tạo cơ hội thực hiện giáo dụcphân hóa
1.2.3.3 Trải nghiệm là quá trình học tích cực, hiệu quả.
Hoạt động TN là hoạt động được thực hiện phối hợp một cách hợp lý cả haikhâu trải nghiệm và sáng tạo Hoạt động TN tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm trongthực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thànhhiểu biết theo cách của riêng mình Hoạt động TN có khả năng huy động sự tham giatích cực của học sinh ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt độngđến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quanđiểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng
Trang 21định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhómmình và của bạn bè… Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống vàcác năng lực cần thiết.
1.2.3.4 Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm cần thu hút sự tham gia,phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viênchủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhàtrường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, đoànthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người laođộng tiêu biểu ở địa phương, những tổ chức kinh tế… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềmnăng, thế mạnh riêng Do vậy, hoạt động trải nghiệm tạo điều kiện cho học sinh đượchọc tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dunggiáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau Điều đó làmtăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm
1.2.3.5 Hoạt động trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được.
Hoạt động trải nghiệm giúp HS lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người
và thế giới xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách làmục tiêu quan trọng của hoạt động học tập Tuy nhiên, có những kinh nghiệm chỉ cóthể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn Thí dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âmnhạc, tư thế cơ thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh phúc… Những điều này chỉthực sự có được khi học sinh được trải nghiệm với chúng Sự đa dạng trong trảinghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhàtrường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lý…
Tóm tại hoạt động trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả, nó giúp hìnhthành năng lực cho người học Phương pháp trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất
cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế xã hội… Hoạt động trải nghiệmcũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhàgiáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn
1.2.4 Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm điển hình
Trang 22HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, và chúng em đã chiathành 4 nhóm chính sau:
Hình thức có tính khám phá: Thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi,
Hình thức có tính tham gia lâu dài: Dự án và nghiên cứu khoa học, câulạc bộ,
Hình thức có tính thể nghiêm: Diễn đàn, giao lưu, hội thảo/xinema, sânkhấu hóa,
Hình thức có tính cống hiến xã hội: Thực hành lao động việc nhà, việctrường; Các hoạt động xã hội, tình nguyện,
Dưới đây là một số hình thức tổ chức HĐTN ta thường gặp nhất trong nhàtrường phổ thông:
1.2.4.1 Câu lạc bộ (CLB)
* Đặc điểm:
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS có cùng sởthích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môitrường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo,với những người lớn khác CLB tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểubiết của mình, là nơi để HS được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyềnđược học tập, quyền được tự do kết giao; quyền được vui chơi giải trí và tham gia cáchoạt động văn hóa, nghệ thuật;…thông qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu
và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng và mục đích chính đáng của các em.Chúng ta có thể tổ chức một số CLB như sau: CLB văn hóa nghệ thuật, CLB thể dụcthể thao, CLB học thuật, CLB võ thuật, CLB hoạt động thực tế, CLB trò chơi dângian,
* Các yêu cầu về tổ chức câu lạc bộ
- Tham gia trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt đối xử;
- Đảm bảo sự công bằng, đảm bảo quyền trẻ em;
- Tôn trọng ý kiến và nhân cách HS;
- Phát huy tính sáng tạo;
- HS là chủ đề quyết định mọi vấn đề của câu lạc bộ
Trang 23Mỗi nhà trường đều có thể tổ chức nhiều CLB khác nhau cho các nhóm HStham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng CLB để việc tổ chức thực hiện đạtđược hiệu quả giáo dục cao.
1.2.4.2 Trò chơi
* Đặc điểm:
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là hình thức tổ chức cáchoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụnggiác dục “chơi mà học, học mà chơi”
Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động TN Trò chơi có những thuận lợi như: phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gâyhứng thú cho HS; giúp cho HS dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho HS tác phong nhanh nhẹn…
* Những chức năng cơ bản của trò chơi:
Trò chơi có nhiều chức năng xã hội khác nhau như chức năng giáo dục, chứcnăng văn hóa, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp…
- Chức năng giáo dục: Trò chơi là phương tiện giáo dục hấp dẫn, đáp ứng nhucầu thiết thực của HS, tác động toàn diện đến tất cả các mặt khác nhau của nhân cách:
về thể chất, tâm lý, đạo đức và xã hội
- Chức năng giao tiếp: Trò chơi là một hình thức giao tiếp Trò chơi tạo cơ hội
để HS tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giaotiếp, trò chơi đồng thời là một phương tiện mà thông qua đó, HS có thể giao tiếp vớinhau một cách tự nhiên và dễ dàng
- Chức năng văn hóa: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi là một phương pháp táitạo văn hóa, bảo tồn văn hóa và phát triển văn hóa rất có hiệu quả (đặc biệt là các tròchơi dân gian, các trò chơi lễ hội)
- Chức năng giải trí: Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực và hiệu quả,giúp HS tái tạo năng lực thần kinh và cơ bắp sau những thời gian học tập, lao độngcăng thẳng Trò chơi giúp HS thư giãn, thay đổi tâm trạng, giải tỏa những buồn phiền,những mệt mỏi về trí tuệ và cơ bắp, tạo niềm vui hứng khởi, để HS tiếp tục học tập
và rèn luyện tốt hơn
1.2.4.3 Tham quan, dã ngo i ại
Trang 24Tham quan, dã ngoại là một hình thức học tập thực tế hấp dẫn đối với HS Mụcđích của tham quan, dã ngoại là để các em HS được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiếnthức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc địa danh nổitiếng của đất nước ở ngoài nơi các em đang sống, học tập…giúp các em có đượcnhững kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong mộtlĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với HS như: giáodục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng,truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh
1.2.4.4 H i thi ội thi
Hội thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS vàđạt hiệu quả cao trong việc học tập, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổitrẻ Hội thi mang tính chất thi đua giữa cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tíchcực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắngcuộc Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết củanhà trường, của GV trong quá trình tổ chức hoạt động TN
Hội thi có khả năng thu hút sự tham gia của tất cả HS trong nhà trường, từ cánhân đến nhóm hay tập thể với các quy mô tổ chức khác nhau như quy mô lớp, quy
mô khối lớp hoặc quy mô toàn trường Hội thi cũng có thể huy động sự tham gia củacác thành viên trong cộng đồng
Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thểđược tổ chức dưới hình thức hội thi Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linhhoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn
1.2.4.5 T ch c s ki n ổ chức sự kiện ức sự kiện ự kiện ện
Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho
HS được thể hiện những ý tưởng, khả năng của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạtđộng, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện,
HS được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn,kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, cósức khỏe và niềm đam mê Khi tham gia tổ chức sự kiện, HS sẽ thể hiện được sức bềncũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình Ngoài ra, các em còn phải biết ứngphó trong mọi tình huống bất kỳ xảy đến
Trang 25Nói đến tổ chức sự kiện là nói đến phương thức giao tiếp, lên kế hoạch chươngtrình, liên hệ với các bên liên quan và thực hiện tổ chức hoạt động về sự kiện đó, bởivậy nó sẽ đòi hỏi HS phải biết hợp tác với nhau, hình thành và làm việc nhóm hiệu quảthì công việc mới thành công.
1.2.4.6 Ho t đ ng nghiên c u khoa h c ại ội thi ức sự kiện ọc
* Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặcphát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc sáng tạophương pháp mới, phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật, phục vụ mục tiêuhoạt động của con người
Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi những sự vật, hiệntượng mà khoa học chưa biết đến Một số đặc điểm quan trọng của nghiên cứu khoa học:
- Tính mới: Vì nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá thế giới của những
sự vật hiện tượng mà khoa học chưa biết, cho nên quá trình nghiên cứu khoa học luôn
là quá trình hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới Trong nghiên cứu khoahọc không có sự lặp lại như cũ những phát hiện hoặc sáng tạo mới mà đồng nghiệp đitrước đã thực hiện
- Tính tin cậy: Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đóphải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện quan sát được, hoặcthí nghiệm hoàn toàn giống nhau với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau
- Tính thông tin: Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiềudạng, có thể là một báo cáo khoa học, cũng có thể là mẫu một vật liệu mới, mẫu sảnphẩm mới, mô hình thí điểm…
- Tính khách quan: vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là mộttiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên cứu khoa học
- Tính kế thừa: Hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học đều có tính kế thừa.Mỗi nghiên cứu khoa học phải kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học trong cùng lĩnh vực
Bảng 1.1 Nội dung nghiên cứu khoa học T
Trang 263 Hóa sinh Hóa sinh tổng hợp; Trao đổi chất; Hóa sinh cấu trúc;
Công nghệ sinh học; Dự án xây dựng; Cơ khí hóa chất;
Cơ khí công nghiệp, chế xuất; Cơ khí vật liệu; Lĩnh vựckhác
9 Kỹ thuật: Kỹ thuật
điện và cơ khí
Kỹ thuật điện, Kỹ thuật máy tính, Kiểm soát; Cơ khí;Nhiệt động lực học, Năng lượng mặt trời, Rô bốt; Lĩnhvực khác
10 Năng lượng và vận tải
Hàng không và kỹ thuật hàng không, Khí động lực học;Năng lượng thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triểnphương tiện; Năng lượng tái sinh; Lĩnh vực khác
11 Khoa học môi trường
Ô nhiễm không khí và chất lượng không khí; Ô nhiễmđất và chất lượng đất; Ô nhiễm nguồn nước và chấtlượng nước; Lĩnh vực khác
12 Quản lý môi trường
Khôi phục tái sinh; Quản lý hệ sinh thái; Kỹ thuật môitrường; Quản lý nguồn tài nguyên đất, Lâm nghiệp; Táichế, Quản lý chất thải; Lĩnh vực khác
13 Toán học Đại số học; Phân tích; Toán học ứng dụng; Hình học;
15 Vi trùng học
Kháng sinh, Thuốc chống vi trùng; Nghiên cứu vikhuẩn; Di truyền vi khuẩn; Siêu vi khuẩn học; Lĩnh vựckhác
16 Vật lí và thiên văn học
Thiên văn học; Chất rắn; Vật lí sinh học; Thiết bị đo đạc
và điện tử; Vật lí hạt nhân và Phần tử; Quang học, Laze,Maze; Vật lí lý thuyết,; Lĩnh vực khác
17 Khoa học thực vật Nông nghiệp và nông học; Phát triển; Sinh thái; Di
truyền; Quang hợp; Sinh lý học thực vật; Phân loại thực
Trang 27vật, Tiến hóa; Lĩnh vực khác
*Quy trình nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học của HS có thể đi theo quy trình bao gồm 3 giaiđoạn với các bước cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Phát hiện và xác định vấn đề/đề tài nghiên cứu
Bước 1: Xác định, đánh giá hiện trạng và hình thành vấn đề nghiên cứu:
- Nhận định về vấn đề/câu hỏi giải quyết/trả lời;
- Chia sẻ, thảo luận, trao đổi với các thành viên tham gia nghiên cứu/người quantâm (GV bộ môn, GV chủ nhiệm, nhà nghiên cứu…);
- Xác định nguyên nhân và đề xuất các ý tưởng tiếp cận để can thiệp
Bước 2: Tìm kiếm, phân tích tổng quan về vấn đề nghiên cứu từ những nghiên cứu sosánh như đối tượng, quy trình và vấn đề các nghiên cứu trước đã giải quyết
Bước 3: Xác định tên đề tài/vấn đề nghiên cứu
- Giai đoạn 2: Lập kế hoạch và tiến hành nghiên cứu
Bước 4: Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Xác định mục tiêu;
- Xác định nội dung và nhiệm vụ;
- Xác định phương pháp và phương tiện nghiên cứu;
- Chọn mẫu nghiên cứu;
- Xác định nguồn lực nghiên cứu;
- Xác định và phát triển hệ thống nhân sự phục vụ nghiên cứu;
- Xác định hình thức đánh giá, giám sát quá trình nghiên cứu;
Bước 5: Tiến hành nghiên cứu; Tiến hành tác động/can thiệp; Giám sát và thu thập sốliệu; Phân tích và phản ánh dữ liệu
- Giai đoạn 3: Viết báo cáo và công bố kết quả
Bước 6: Viết báo cáo
Bước 7: Công bố kết quả nghiên cứu
1.2.5 Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông.
Hoạt động TN coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về
cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lựcgiáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể Đây
là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để
HS trải nghiệm Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động
TN phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính
Trang 28Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có quy tắc tổ chức (luậtchơi do nội dung chơi quy định) Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng ngườichơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổchức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi.
Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọnchủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thaythế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chiatình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật
Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện HS, giúp các emnâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòngham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáodục phẩm chất nhân cách cho HS Các phẩm chất nhân cách được hình thành thôngqua chơi như tính hợp tác, tính đồng đội, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực,độc lập, sáng tạo, sự quan tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiênnhẫn,… Trò chơi còn là phương tiện giáo dục thể lực cho HS, giáo dục thẩm mỹ,hình thành các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội
Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sựhứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho HS để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốthơn
Việc tổ chức trò chơi được GV tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị trò chơi
+ Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: thông thường, trò chơi nàocũng có tính giáo dục, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại,dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trò chơi Vì thế xác định đối tượng và mụcđích trò chơi phù hợp là công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi
+ Cử người hướng dẫn chơi (GV)
Trang 29+ Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến HS.
+ Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiệnphương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ; còi; phần thưởng) chocuộc chơi
- Bước 2: Tiến hành trò chơi
+ Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: tùy từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số lượngngười chơi mà GV bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo hàng dọc,hàng ngang, vòng tròn hay chữ U,
+ GV xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh các em đềunghe thấy, các động tác HS quan sát, thực hiện được, ngược lại bản thân GV phải pháthiện được đúng, sai khi các em chơi
+ GV giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thựchiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi; Nêu mục đích vàcác yêu cầu của trò chơi; Nói rõ cách chơi và luật chơi Cho HS chơi nháp/chơi thử 1 -
2 lần Sau đó HS bắt đầu chơi thật
+ Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, kẻng, chuông, trống để điều khiển cuộc chơi.+ GV hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để đánh giá thắngthua và rút kinh nghiệm
- Bước 3: Kết thúc trò chơi
+ Đánh giá kết quả trò chơi: GV công bố kết quả cuộc chơi khách quan, côngbằng, chính xác giúp HS nhận thức được ưu điểm và tồn tại để cố gắng ở những tròchơi tiếp theo
+ Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, khenngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những
ấn tượng tốt đẹp trong tập thể HS về cuộc chơi
+ Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi chơi,…)
1.2.5.2 Phương pháp dạy học theo dự án
Phương pháp dạy học dự án được hiểu một phương pháp hay hình thức dạy học,trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết vàthực tiễn, thực hành Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trongquá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án,kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện
* Đặc điểm của dạy học dự án:
- Định hướng vào HS
Trang 30+ Chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao: HS được trực tiếp tham giachọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân, khuyếnkhích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học GV đóng vaitrò là người tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ.
+ Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp: Các dự ánđược thực hiện theo nhóm, có sự cộng tác và phân công công việc giữa các thành viêntrong nhóm, rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viêntham gia, giữa GV và HS cũng như các lực lượng xã hội tham gia vào dự án
- Định hướng vào thực tiễn
+ Gắn liền với hoàn cảnh: Chủ đề dự án xuất phát từ tình huống của thực tiễnnghề nghiệp, đời sống xã hội, phù hợp trình độ người học
+ Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án gắn việc học tập trong nhà trường vớithực tiễn đời sống xã hội, địa phương, gắn với môi trường, mang lại tác động xã hội tích cực
+ Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành: Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộnghiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn củangười học
+ Dự án mang nội dung tích hợp: Kết hợp tri thức của nhiều môn học hay lĩnhvực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
- Định hướng vào sản phẩm
Các sản phẩm được tạo ra, không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, màcòn tạo ra sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành Những sản phẩm này
có thể được sử dụng, công bố, giới thiệu
* Các giai đoạn của dạy học dự án:
Giai đoạn 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án
GV và HS cùng đề xuất, xác định đề tài và mục đích dự án, chú ý đến mối liên hệgiữa hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống, chú ý đến hứng thú người học cũng như ýnghĩa xã hội của đề tài
Cũng có thể do HS đề xuất
Giai đoạn 2: Xác định đề cương, kế hoạch thực hiện
Cần xác định công việc cần làm, thời gian dự kiến, dự kiến vật liệu, kinh phí,phương pháp tiến hành và phân công cho mỗi thành viên trong nhóm
Giai đoạn 3: Thực hiện dự án, chú ý đến sản phẩm
Thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạtđộng này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau Kiến thức lý thuyết, các phương án giải
Trang 31quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn Trong quá trình đó, sản phẩm của dự án
là thông tin mới được tạo ra
Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
Kết quả thực hiện dự án có thể viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn…
và được giới thiệu công bố Sản phẩm có thể là vật chất được tạo ra hoặc hành độngphi vật chất
Giai đoạn 5: Đánh giá dự án
GV và HS đánh giá quá trình thực hiện kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được
Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo Kết quả dự án
có thể được đánh giá từ bên ngoài
Việc phân chia các giai đoạn trên chỉ có tính tương đối Trong thực tế chúng cóthể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiệntrong tất cả giai đoạn của dự án, phù hợp cấu trúc, nhiệm vụ của từng dự án khác nhau
1.2.5.3 Phương pháp làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó,
GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữacác thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc
để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm
Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc:
- Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động,tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khảnăng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao
- Giúp HS hình thành các kỹ năng xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiếtnhư: kỹ năng tổ chức, quản lí, giải quyết vấn đề, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thầnđồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khíchtinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết
- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳngcho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển Nhóm làm việc sẽ khuyếnkhích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin
có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,
Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lưu ý một
số vấn đề sau:
- Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau
Trang 32+ Yêu cầu HS chia sẻ tài liệu
+ Tạo ra mục tiêu nhóm
+ Cho điểm chung cả nhóm
+ Cấu trúc nhiệm vụ như thế nào để HS phụ thuộc vào thông tin của nhau
+ Phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụchung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực
- Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kỹ năng và khả năng làm việc nhóm của HS
+ Đưa ra nhiệm vụ phù hợp với khả năng và đảm bảo thời gian cho HS thamgia đầy đủ nhưng không bắt các em chờ đợi quá lâu để được khuyến khích hay nhiệm
vụ quá nặng nhọc
+ Điều tiết sự đi lại của HS xung quanh lớp học
- Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên
GV cố gắng xây dựng nhiệm vụ như thế nào để mỗi thành viên trong nhóm đều
có công việc và trách nhiệm cụ thể, từ đó tạo ra vị thế của họ trong nhóm, lớp Muốnvậy, các nhiệm vụ phải được thiết kế cụ thể, giao việc rõ ràng và mỗi thành viên phảitiếp nhận nhiệm vụ đó, có trách nhiệm giải quyết vì tập thể, nhóm
- Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân
+ Giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm
+ Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng cũng như người đại diện nhóm báo cáo.+ Sử dụng quy mô nhóm nhỏ, đặc biệt với nhiệm vụ chung có tính chất tìmhiểu, thu thập tư liệu hoặc các nhiệm vụ thực hành, thí nghiệm
+ Phân công HS trong nhóm đảm nhận các vai trò khác nhau như phân tích ở trên.+ Đánh giá mức độ tham gia của cá nhân đối với kết quả công việc của nhómhoặc yêu cầu mỗi HS hoàn thành công việc trước khi làm việc nhóm
- Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau
+ Hình thành nhóm theo nhiệm vụ
+ Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên (đếm theo số thứ tự tươngđương với số nhóm muốn hình thành Có thể thay đổi bằng cách đếm theo tên các loàihoa, con vật, cho thêm vui nhộn)
+ Phân chia nhóm theo bàn hay một số bàn học gần nhau, hoặc dùng đơn vị tổcủa HS để làm một hay một số nhóm, theo giới, mức độ, thói quen làm việc, khả năngcủa HếT
+ Một vài người lại thích để HS tự chọn, tuy nhiên điều này thích hợp nhất đối
Trang 33với những lớp ít HS, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau.
- Hướng dẫn HS phương pháp, kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là yếu tố quyết định thành công của học theo nhóm.Với lợi thế linh hoạt và chủ động về thời gian, nội dung, hoạt động giáo dục sẽ rất tốtcho việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và thực hành các kỹ năng xã hội khác Vìvậy, để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho HS có hiệu quả, khi tiến hành làm việctheo nhóm trong hoạt động TN, GV cần tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động:
GV hướng dẫn HS trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cáchthực hiện và lập kế hoạch; tự lựa chọn nhóm theo từng nội dung; phân công nhómtrưởng và các vai trò khác cho từng thành viên;
Hướng dẫn từng nhóm phân công công việc hợp lí, có liên quan, phụ thuộcnhau; Chú trọng HS vào một số kỹ năng làm việc nhóm cần thiết cho hoạt động (chọn
2 - 3 kỹ năng để nhấn mạnh): giải thích sự cần thiết; làm rõ khái niệm và cách thểhiện; tạo ra tình huống để luyện tập; tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá; yêu cầu HSthể hiện các kỹ năng đó trong hoạt động
+ Bước 2: Thực hiện:
GV quan sát, nắm bắt thông tin ngược từ HS xem các nhóm có hiểu rõ nhiệm
vụ không? Có thể hiện kỹ năng làm việc nhóm đúng không? Các vai trò thể hiện nhưthế nào?
Giúp đỡ những nhóm vận hành đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ thuộclẫn nhau một cách tích cực, khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân làm việc tốt
Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết,
+ Bước 3: Đánh giá hoạt động: Ở bước này GV cần:
Lôi cuốn HS nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ thamgia của từng thành viên
Gợi mở cho HS phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trongnhóm, thể hiện các kỹ năng làm việc nhóm
Điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm, chútrọng phân tích những kỹ năng làm việc nhóm mà HS đã thể hiện
Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các kỹ năng làmviệc nhóm (cái gì đã làm tốt, cần rèn luyện thêm và rèn luyện như thế nào)
Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện,khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp
Trang 34Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động,tích cực, sáng tạo của HS và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có.
Hoạt động TN hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa
ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạt động TN còn có ưu thế trong việcthúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau:
Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động
Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống
Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân
Năng lực định hướng nghề nghiệp
Năng lực khám phá và sáng tạo
Chính vì vậy đầu ra của hoạt động TN khá đa dạng và khó xác định mức độchung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc - lĩnh vực mang tính chủ quan cao,cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa
1.2.6 Quy trình tổ chức hoạt đông trải nghiệm
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động TN được gọi là thiết kế hoạt động TN cụ thể.Đây là việc quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động Việc thiết kế cáchoạt động TN cụ thể được tiến hành theo các bước sau:
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Bước 1: Xác định yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm
Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiếnhành khảo sát nhu cầu, điều kiện hiện hành
Xác định rõ đối tượng thực hiện Việc hiểu rõ đặc điểm HS tham gia vừa giúpnhà giáo dục thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện phápphòng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho HS
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đãnói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động Tên hoạt động cũng
Trang 35tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tíchcực của HS Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp
và hấp dẫn
Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho HS
Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch hoạt động TN, nhưng có thểtùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác, cho hoạtđộng GV cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạt động đã được gợi ýtrong kế hoạch của nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụtốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời mục tiêu
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng thángnhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó
Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động
Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp;phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ vàđịnh hướng giá trị
Nếu xác định đúng mục tiêu vì có các tác dụng là:
- Định hướng là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động
- Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò
Tùy theo chủ đề của hoạt động TN ở mỗi tháng, đặc điểm và hoàn cảnh riêngcủa mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng
Khi xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiến thức ở mức độ nào?
- Những kĩ năng nào có thể được hình thành ở HS và các mức độ của nó đạtđược sau khi tham gia hoạt động?
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành ở HS sau hoạt động?
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động
Trang 36Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp
lí những nội dung và hình thức của hoạt động
Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu, các điều kiện hoàn cảnh
cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của HS để xác định nội dung phù hợp chotừng hoạt động Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện
Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phươngtiện cần có để tiến hành hoạt động Từ đó, lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng Cóthể một hoạt động nhưng nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặctrong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ
Bước 5: Lập kế hoạch
Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã chọn thì nó vẫn chỉ là những ước muốn và
hy vọng, mặc dù tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng Muốn biến các mục tiêu thành hiệnthực thì phải lập kế hoạch
- Lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực – vậtlực – tài liệu) và thời gian, không gian…cần cho việc hoàn thành các mục tiêu
- Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định Hơn nữa phải tìm ra phương ánchi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi một mục tiêu Vì đạt được mục tiêu với chi phí ítnhất là để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc Đó là điều bất kì người quản línào cũng mong muốn và cố gắng đạt được
- Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi GV phải tìm ra đủ các nguồn lực và điềukiện để thực hiện mỗi mục tiêu Nó cũng không cho phép tập trung các nguồn lực vàđiều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn Cân đốigiữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác
đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người GV phải nắm vững khả năng mọimặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu
tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Trong bước này, cần phải xác định:
- Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?
- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?
- Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?
- Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân
Trang 37- Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
- Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện chotừng việc, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả đạt được
- Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí ở khâu nào, bước nào, nội dung nàohay việc nào thì kịp thời điều chỉnh
Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế hoạt động TN bằng văn bản
1.2.7 Đánh giá học sinh trong hoạt động trải nghiệm
1.2.7.1 Nội dung đánh giá
Đánh giá kết quả hoạt động học tập của HS được thể hiện ở hai cấp độ đánh giá
cá nhân và đánh giá tập thể lớp Vì vậy, nội dung đánh giá phải thiết thực, có tiêu chíđánh giá rõ ràng thì việc đánh giá mới có tác động tích cực tới HS
* Nội dung đánh giá cá nhân
Đánh giá HS qua hoạt động TN là khẳng định khả năng tham gia hoạt động củacác em Khả năng tham gia hoạt động thể hiện ở các kĩ năng hoạt động, kĩ năng giaotiếp của HS
Đánh giá HS qua hoạt động TN xét cho cùng chính là sự xem xét mức độ đãhoàn thành các mục tiêu đã đề ra Căn cứ vào mục tiêu hoạt động TN ở trường phổthông, nội dung đánh giá HS bao gồm những điểm sau đây:
(1) Đánh giá mức độ hiểu biết của các HS về nội dung các hoạt động TN:
Muốn đạt được những kĩ năng hoạt động, muốn có thái độ tích cực trong hoạtđộng thì trước hết phải có sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động này hay nói cách khác phải
có tri thức về hoạt động Vì vậy, nội dung đầu tiên của đánh giá HS qua hoạt động chính
là đánh giá những hiểu biết của các em về hoạt động đó Những hiểu biết này đượctruyền tải tới HS bằng nhiều con đường khác nhau, nhiều cách thức khác nhau Có thểbằng con đường học tập văn hóa; hoặc bằng hoạt động tự sưu tầm, tìm hiểu của HS; hay
có thể thông qua những thông tin thu được từ hoạt động truyền thông đại chúng… Mỗicon đường, mỗi cách thức có ưu thế riêng của mình Song tất cả đều nhằm mục đíchgiúp HS nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
(2) Đánh giá trình độ đạt được các kĩ năng khi tham gia hoạt động TN:
Trang 38Khi nói về kỹ năng hoạt động, người ta thường đề cập tới kĩ năng bộ phận như:
kỹ năng giao tiếp trong hoạt động, kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động, trong đó giaotiếp được xem là kỹ năng xuyên suốt trong các kỹ năng bộ phận
Đối với cá nhân HS, khi đánh giá trình độ đạt được về kĩ năng hoạt động, cầnchú ý tới các kỹ năng: thực hiện hoạt động (bao gồm: nhận nhiệm vụ, thực thi nhiệm
vụ được giao, tự điều chỉnh bản thân trong quá trình thực hiện); kỹ năng tự đánh giákết quả đạt được cả về mặt nhận thức, thái độ và hành vi; kỹ năng giao tiếp… Mỗi HS,tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân mà hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng hoạtđộng tương ứng
(3) Đánh giá về thái độ, tình cảm của HS đối với hoạt động TN:
Nội dung của đánh giá này xem xét sự hứng thú, khuynh hướng, nhu cầu đốivới hoạt động, tâm lý sẵn sàng tham gia hoạt động một cách chủ động và sáng tạo, thái
độ tôn trọng lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động và niềm tin vào những kếtquả đạt được sau hoạt động
Từ những phân tích ở trên, có thể phân loại các mức độ đánh giá HS như sau:
- Loại tốt: Đó là những HS có nhận thức đầy đủ về nội dung hoạt động; có thái
độ tích cực, hứng thú và say mê tham gia các hoạt động của tập thể; biết chủ độngcùng các bạn thực hiện theo đúng yêu cầu của hoạt động; khá thành thạo các kĩ năngtham gia và tổ chức hoạt động
- Loại khá: Là những HS tuy nắm nội dung hoạt động chưa thật đầy đủ, song lại
có ý thức tìm hiểu để bổ sung vốn hiểu biết về hoạt động của bản thân; tích cực thamgia hoạt động song hiệu quả còn chưa thật tốt; tự trang bị cho mình một số kỹ nănghoạt động cơ bản
- Loại trung bình: Là những em hiểu biết ít về nội dung hoạt động, có cố gắngtìm tòi, học hỏi nhưng kết quả chưa cao; tham gia không thường xuyên và chưa tíchcực với hoạt động và kỹ năng hoạt động còn hạn chế
- Loại yếu: Đây là những HS không nắm được nội dung hoạt động, thiếu ý thứctập thể, không tham gia vào bất kì một hoạt động nào, thậm chí còn gây ra những tìnhhuống phức tạp
* Nội dung đánh giá tập thể lớp
Đánh giá kết quả hoạt động của tập thể lớp trên các phương diện:
- Số lượng HS tham gia hoạt động
Trang 39và phương pháp đánh giá nào cũng đều phải tính đến sự phù hợp với mục tiêu đánhgiá Bởi vì mục tiêu đánh giá là đầu ra cụ thể phản ánh mức độ đạt được của HS tronghoạt động Chính vì vậy, hình thức và phương pháp đánh giá HS qua hoạt động TNphải mang tính đa dạng, và phải phù hợp với đặc điểm HS của mình Dưới đây là một
số hình thức và phương pháp đánh giá phổ biến hiện nay
Hình 1.4 Các hình thức đánh giá HS trong hoạt động TN
* Đánh giá qua phiếu quan sát
Quan sát là quá trình tri giác trực tiếp đối tượng nhằm thu nhập thông tin về đốitượng hoặc kiểm tra thông tin về đối tượng Quan sát được sử dụng như một phươngpháp kiểm tra, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá bước đầu Có tính chất định tính
về kết quả của hoạt động Khi quan sát, GV sử dụng tổng hợp các giác quan (chủ yếubằng mắt) để theo dõi, tri giác mọi diễn biến hoạt động của HS và tập thể HS nhằm thunhập những thông tin phản ánh về các biểu hiện của hành vi, thái độ, kỹ năng, tính tíchcực hoạt động của HS làm cơ sở cho việc đánh giá
Quan sát được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động, từ khâu chuẩn bị, diễnbiến đến kết thúc hoạt động Những thông tin thu được từ quan sát mang tính sinhđộng, đa dạng, phong phú, chân thực nhưng đôi khi bị nhiễu do tính chủ quan của chủ
Trang 40thể quan sát Do đó những thông tin thu nhập được từ quan sát cần được xử lý kháchquan, có sự so sánh, đối chiếu với các thông tin thu được từ các phương pháp khácnhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá một cách khách quan HS.
Khi quan sát, cần bảo đảm một số yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính khách quan của thông tin thu được; khắc phục tính chủ quan củangười quán sát
- Quan sát có chủ đích, có thể quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp
- Quan sát tự nhiên hoặc có bố trí để có thể thu được những thông tin khách quan
- Phối hợp quan sát tập thể và quan sát cá nhân, quan sát quá trình và quan sátthời điểm, quan sát theo kế hoạch và quan sát ngẫu nhiên để đảm bảo tính chính xáccủa thông tin
- Cần ghi chép để lưu trữ thông tin, tạo cơ sở xác đáng cho việc đánh giá
* Tự đánh giá
Mẫu phiếu tự đánh giá được thiết kế phù hợp với từng hoạt động tùy theo nộidung hoạt động Nên có sự thống nhất mẫu phiếu cho tất cả mọi thành viên trong tậpthể Phiếu tự đánh giá có tác dụng giúp HS tự nhận biết bản thân, tự xem xét lại quátrình làm việc của mình Do đó cần thiết kế một cách khoa học, cẩn thận, bảo đảmgiúp HS nắm được nội dung và cách đánh giá, giúp HS có thể tự đánh giá trung thực
* Đánh giá bằng phiếu hỏi
Phiếu hỏi sử dụng hệ thống câu hỏi để đánh giá mức độ nhận thức và thái độcủa HS đối với các nội dung hoạt động Hệ thống câu hỏi nhằm định hướng giúp HSphát biểu trên giấy những thu hoạch của bản thân sau hoạt động; đưa ra những nhậnxét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, tổ chức, của tập thể lớp
Câu hỏi dành cho đánh giá HS sau hoạt động phải ngắn gọn, cụ thể và rõ ràng,tránh sử dụng những câu rườm rà, không rõ nghĩa hoặc dập khuôn theo mẫu câu hỏicủa môn học Câu hỏi trong phiếu hỏi có thể là: Câu hỏi tự luận; Câu hỏi dạng trắcnghiệm khách quan
Trên thế giới, trắc nghiệm được ứng dụng rộng rãi, trở thành một phương tiện
đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục, đảm bảo độ tin cậy cao Người ta có nhiềubiện pháp để khắc phục những hạn chế của phương pháp này Trong đó, đặc biệt chú