1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng (Khóa luận tốt nghiệp)

99 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao BằngGiải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng

Trang 1

NÔNG THANH XUÂN

Tên đề tài:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN QUẢNG UYÊN TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018

Trang 2

NÔNG THANH XUÂN

Tên đề tài:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN QUẢNG UYÊN TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn

Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn

Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Thị Ngọc

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Nông Vĩnh Thời

Thái Nguyên - năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên Công việc này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài "Giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng" tôi đã nhận

được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này trong suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chú nơi tôi thực tập tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S Trần Thị Ngọc cùng toàn thể các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình thực tập cũng như quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp

Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn, đề tài mang tính mới, nên đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018

Sinh viên

Nông Thanh Xuân

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Đặc điểm chung của các huyện có làng nghề 22

Bảng 2.2 Đặc điểm chung các làng nghề truyền thống 23

Bảng 4.1 Tổng hợp các loại đất huyện Quảng Uyên năm 2016 31

Bảng 4.2 Tình hình sản xuất của các hộ làng nghề 38

Bảng 4.3 Thông tin chung về các hộ làng điều tra 42

Bảng 4.4 Hiểu biết của người sản xuất về sản phẩm trên thị trường 44

Bảng 4.5 Nguồn cung cấp thông tin sản phẩm trên thị trường 45

Bảng 4.6 Mức đầu tư và nguồn vốn cho sản xuất 45

Bảng 4.7 Cơ cấu thu nhập hộ gia đình từ làm nghề trong 3 năm gần đây 46

Bảng 4.8 Các loại chất thải trong quá trình sản xuất 47

Bảng 4.9 Đánh giá mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng sức khỏe 48

Bảng 4.10 Thương mại hóa sản phẩm 49

Bảng 4.11 Nơi bán sản phẩm làng nghề truyền thống 49

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng của huyện Quảng Uyên 29 Hình 4.2 Lượng mưa trung bình tháng của huyện Quảng Uyên 30

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

1 CN - TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa

11 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống 4

2.1.2 Phân loại làng nghề 5

2.1.3 Vai trò của làng nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội 7

2.1.4 Sự cần thiết phải phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường 11

2.2 Cơ sở thực tiễn 13

2.2.1 Một số tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề 13

2.2.2 Sự phát triển của làng nghề 14

Trang 8

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 25

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25

3.2 Nội dung nghiên cứu 25

3.3 Phương pháp nghiên cứu 25

3.3.1 Phương pháp tiếp cận có sự tham gia 25

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 26

3.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 27

3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu 27

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 28

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 34

4.2 Thực trạng phát triển ở các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng 37

4.2.1 Tình hình sản xuất của các hộ làng nghề ở Quảng Uyên 37

4.2.2 Đặc điểm chung các hộ sản xuất trong làng nghề 42

4.2.3 Sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội trong phát triển làng nghề 43

4.2.4 Hiểu biết của người sản xuất về sản phẩm trên thị trường 44

4.2.5 Tác động của làng nghề tới kinh tế hộ, môi trường 45

4.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng nghề 49

4.3.1 Những thuận lợi phát triển làng nghề 49

4.3.2 Những khó khăn trong phát triển làng nghề 50

Trang 9

4.4 Một số giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên

tỉnh Cao Bằng 52

4.4.1 Định hướng phát triển các làng nghề 52

4.4.2 Các giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề 53

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC

Trang 10

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Làng nghề - một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của các làng nghề Sự phát triển làng nghề đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho nông thôn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Đảng và Nhà nước nhận thức được tầm quan trọng của làng nghề nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước, đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ lĩnh vực kinh tế này Trong nghị quyết 26/NQTW tại hội nghị 7/2008 của ban chấp hành Trung Ương khóa X của Đảng cộng sản Việt Nam về “Nông nghiệp nông dân và nông thôn” đã khẳng định việc phát triển bền vững các làng nghề ở nông thôn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế

xã hội của đất nước

Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp nhiều hạn chế như: các làng nghề mang tính tự phát, nhỏ lẻ, trang thiết bị thủ công đơn giản, công nghệ lạc hậu; hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp,

ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe chưa cao Làng nghề đứng trước nhiều khó khăn như thiếu thông tin thị trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, khả năng cạnh tranh thấp, môi trường ở nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân Chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và hội nhập kinh tế

Trang 11

Cùng với sự phát triển làng nghề truyền thống của cả nước, làng nghề của tỉnh Cao Bằng cũng được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, mở rộng quy mô và đa dạng ngành nghề Huyện Quảng Uyên có các làng nghề thủ công truyền thống như: làng nghề rèn sắt, đúc gang ở Phúc Sen; làm ngói máng ở Lũng Rỳ, Lũng Cát (Tự Do); nghề làm giấy dó (giấy bản) tại Lũng Ỏ, Rìa trên (Tự Do); làm hương tại bản Phja Thắp (Quốc Dân) Mỗi sản phẩm, nghề, làng nghề vừa có giá trị làm ra vật dụng vừa thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc Đặc biệt, các sản phẩm của làng nghề truyền thống tại đây đều sử dụng nguồn nguyên liệu ngay tại địa phương Chính vì vậy, sản phẩm của làng nghề mang đậm dấu ấn văn hóa

Tuy nhiên các làng nghề vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa giải quyết được vấn đề đầu ra ổn định cho sản phẩm của các hộ làng nghề, sản phẩm làng nghề chưa có thương hiệu khả năng cạnh tranh với sản phẩm thị trường không cao, ô nhiễm môi trường xung quanh làng nghề Năng lực quản lý và tổ chức hoạt động kinh tế nhìn chung còn kém Mối liên kết giữa làng nghề với nhau và với doanh nghiệp còn lỏng lẻo

Để nghiên cứu tình trạng trên và đưa ra giải pháp nhằm phát triển làng

nghề, tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng” làm khóa luận tốt nghiệp - chuyên ngành: Phát

triển nông thôn

1.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Mục tiêu chung

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng

Trang 12

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng

- Phân tích được thuận lợi khó khăn trong phát triển các làng nghề

- Đưa ra được những định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề

1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Giúp sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong thực tiễn

- Rèn luyện các kỹ năng thu thập và sử lý số liệu, viết báo cáo

- Dùng làm tài liệu tham khảo và góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển các đề tài khác

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề Trên cở sở đó đề xuất giải pháp phát triển các làng nghề trên địa

bàn huyện

Trang 13

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

- Nghề truyền thống là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền [3]

- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau [3]

- Làng nghề là khi một làng nào đó ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công được tách khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập thì đó là làng nghề [3]

- Làng nghề truyền thống là đơn vị dân cư cùng làm sản xuất những mặt hàng có từ lâu đời, những sản phẩm này có nét đặc thù riêng đặc trưng cho vùng và con người ở đó [3]

* Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

- Tiêu chí công nhận nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí:

+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính từ thời điểm đề nghị công nhận

+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc

+ Nghề gắn với tên tuổi của một hoặc nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của một làng nghề [4]

Trang 14

- Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí:

+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận

+ Chấp hành tốt chính sách pháp luật nhà nước [4]

- Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống [4]

2.1.2 Phân loại làng nghề

Hiện nay có nhiều cách phân loại làng nghề gồm:

Phân loại theo tuổi đời làng nghề (có làng nghề truyền thống và làng nghề mới)

Phân loại theo quy mô sản xuất và quy trình công nghệ

Phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm

Phân loại theo nguồn nước thải và mức độ ô nhiễm

Phân loại theo thị trường tiêu thụ sản phẩm

Phân loại theo mức độ sử dụng nguyên liệu

Dựa vào tổng hợp các tiêu chí phân loại trên, làng nghề được phân thành các nhóm chính sau đây:

Làng nghề dệt, nhuộm, ươm tơ: Các làng nghề này thường có từ lâu đời, có sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, bản sắc địa phương như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may… Quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, với lao động tay nghề cao Tại các làng nghề này lao động nghề thường là lao động chính cao hơn tỷ lệ lao động nông nghiệp [5]

Trang 15

Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: Số lượng làng nghề lớn, phân bố khá đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và ít thay đổi quy trình sản xuất so với thời điểm khi làng nghề hình thành Các làng nghề truyền thống như nấu rượu, đậu phụ, bánh đa nem, miến dong, bún, bánh… Với nguyên liệu chính là gạo, khoai, ngô, sắn, đậu, mỳ Phế phụ phẩm của các sản phẩm này thường được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi ở quy mô

hộ gia đình [5]

Làng nghề tái chế phế liệu: Chủ yếu là các làng nghề mới hình thành,

số lượng ít nhưng phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng) Ngoài ra, các làng nghề cơ khí chế tạo và đúc kim loại với nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng xếp vào loại hình làng nghề này Đa số các làng nghề nằm ở phía bắc với công nghệ sản xuất từng bước cơ khí hóa [4]

Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng Lao động gần như hoàn toàn thủ công, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, ít thay đổi [5]

Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thủy tinh mỹ nghệ, chạm khắc đá, sản xuất mây tre đan, chạm mạ vàng bạc, đồ gỗ

mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren… Đây là nhóm nghề chiếm tỷ trọng lớn về số lượng, có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của địa phương, dân tộc Lao động đòi hỏi có tay nghề cao, chuyên môn hóa, tỷ mỷ và sáng tạo, quy trình sản xuất ít thay đổi [5]

Các nhóm nghề khác: Gồm ngành nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt, đan vó, đan

Trang 16

lưới… Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu đời, sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương Lao động thủ công với

số lượng và chất lượng ổn định [5]

Bộ Tài Nguyên và Môi trường dự báo, nhìn chung số lượng làng nghề trong tương lai có xu hướng tăng lên trừ ngành vật liệu xây dựng sẽ giảm do phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm sản xuất công nghiệp

2.1.3 Vai trò của làng nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

Phát triển nghề và LNTT có vai trò chủ yếu sau:

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hoá kinh tế nông thôn

Quá trình phát triển các LNTT đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất có thu nhập còn rất thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn Như vậy, khi ngành nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển

Nếu xem xét trên góc độ của sự phân công lao động thì các LNTT đã

có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp Chúng không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn có tác động chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp Khi các ngành nghề chế biến phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng cao hơn Do đó, trong nông nghiệp hình thành những bộ phận nông nghiệp chuyên canh hoá, tạo ra năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hoá [6] Đồng thời, người nông dân trước yêu cầu tăng lên của sản xuất sẽ tự thấy nên đầu tư vào lĩnh vực nào là có lợi nhất Như vậy, quá trình

Trang 17

chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện dưới tác động của sản xuất và nhu cầu thị trường

- Giải quyết việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động, giúp chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở nông thôn, tạo việc làm nâng cao đời sống cho dân cư ở nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta Do diện tích đất bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (hiện nay chiếm khoảng 30 - 35% lao động nông thôn) nên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở nên hết sức cấp bách, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt và đồng bộ của các ngành nghề và lĩnh vực

Theo kết quả điều tra, bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề ở các làng nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên làm nghề tạo việc làm cho 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ Đặc biệt, nghề dệt may, thêu ren mỗi cơ sở

có thể thu hút khoảng 30 - 50 lao động, cá biệt có những cơ sở hàng trăm lao động; nhiều LNTT thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất [6]

- Cung cấp một khối lượng hàng hóa cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế

Khôi phục và phát triển LNTT ở nông thôn sẽ tạo điều kiện cho việc huy động một cách tối đa mọi nguồn lực sẵn có ở khu vực nông thôn như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm năng vốn, các nguyên liệu sẵn có ở địa phương… phục vụ vào sản xuất Do đó, sản xuất được đẩy mạnh và tạo ra ngày càng nhiều hàng hoá có chất lượng cao, đa dạng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống Mặt khác, sản xuất trong các

Trang 18

LNTT thường tương đối năng động và gắn chặt chẽ với nhu cầu thị trường, vì vậy mà sản xuất của LNTT mang tính chuyên môn hoá và đa dạng hoá cao hơn so với sản xuất nông nghiệp Điều này dẫn đến tỷ trọng sản phẩm hàng hoá ở các LNTT thường cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông và khối lượng sản xuất hàng hoá sản xuất ra cũng lớn hơn nhiều

Sản phẩm của LNTT có giá trị kinh tế và xuất khẩu, nên việc phát triển LNTT góp phần cùng sản xuất nông nghiệp làm tăng trưởng kinh tế ở nông thôn Người có trí tuệ, có vốn thì làm chủ hoặc thợ cả, người không có vốn, trình độ thì làm những công việc giản đơn, phục vụ hoặc dịch vụ Cho nên phát triển LNTT là thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo trong nông thôn

- Tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh nội lực của địa phương

Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của sự phát triển Nguồn lực của LNTT bao gồm những nghệ nhân, những người thợ thủ công và những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh Khả năng cạnh tranh, sức sống của không ít sản phẩm LNTT như: tơ lụa, dệt thổ cẩm, rèn, sản xuất gạch ngói, mộc dân dụng, đóng xuồng ghe chủ yếu dựa vào tài hoa, kinh nghiệm, tay nghề của người lao động

Mỗi LNTT thường có những thợ cả, nghệ nhân bậc thầy, họ giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nghề, truyền nghề Tuy nhiên, số lượng những người giỏi nghề ngày một ít đi Trong khi đó kinh nghiệm nghề nghiệp được coi là bí mật, chỉ được truyền cho con cháu trong gia đình, dòng họ Điều này cản trở không nhỏ đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Bên cạnh đó, các nghề thủ công cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực của địa phương, cụ thể là nguồn lao động, tiền vốn LNTT có thể làm được điều này vì nó có quy mô nhỏ và vừa dễ dàng thay đổi, chuyển hướng kinh doanh phù hợp hơn

Trang 19

Một khi LNTT ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới Thông qua lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn Như vậy, các nghề thủ công phát triển mạnh nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Hơn nữa, khi cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính

kỷ luật Đồng thời, trình độ văn hoá của người lao động ngày một nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong LNTT Bởi vậy, phát triển LNTT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tuỳ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi và việc truyền nghề cho những lao động trẻ tuổi

- Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc của địa phương

Khai thác được tiềm năng cũng như phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế nhờ quy mô ở từng vùng, từng địa phương góp phần thực hiện thành công

sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH nông thôn nói riêng

Như vậy, LNTT không chỉ là nơi sản xuất ra hàng hoá mà còn chứa đựng những tiềm ẩn giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống văn hoá của dân tộc được lưu truyền bao đời nay Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc phát triển LNTT còn là cơ sở để tổ chức du lịch làng nghề thu lợi nhuận cao, có khả năng thu hút đông đảo du khách tìm hiểu, chiêm ngưỡng những nét văn hoá, những sản phẩm truyền thống của dân tộc

Trang 20

2.1.4 Sự cần thiết phải phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường

Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch, tập trung bao cấp do cơ chế quản

lý, các hộ gia đình, các làng nghề không được tự do kinh doanh, sản xuất mà phải gia nhập các HTX tiểu thủ công nghiệp Vì thế, LNTT không được phát triển và có phần mai một, hệ thống HTX tiểu thủ công nghiệp hoạt động kém hiệu quả và bắt đầu tan rã dần vào thời kỳ bắt đầu đổi mới nền kinh tế

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cá nhân, hộ gia đình được tự do đầu tư và sản xuất kinh doanh những sản phẩm mà pháp luật không cấm; được bình đẳng trước pháp luật Nhiều LNTT được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, trở thành một xu hướng phát triển tất yếu là do:

- Thứ nhất, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, cơ chế quản lý

của Nhà nước thay đổi đã cho phép mọi cá nhân, hộ gia đình tự do đầu tư sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật; Do

đó, các DNTN, Công ty TNHH, CTCP được ra đời và phát triển Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện đã cởi trói cho cá nhân và doanh nghiệp, mở đường cho sản xuất phát triển dẫn đến LNTT ở nông thôn cũng được phát triển Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cầu cống, điện nước, bưu chính viễn thông, trường học, trạm y tế… tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hoá, mở rộng các loại thị trường hàng hoá, lao động, tài chính… [10]

- Thứ hai, phát triển LNTT gắn với lợi ích, đời sống thiết thực của nông

dân Xuất phát từ lợi ích cá nhân, hộ gia đình vì mục tiêu lợi nhuận mà bản thân LNTT tự nó phát triển Mặt khác, trong quá trình chuyển sang nền kinh

tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có LNTT nhằm mục tiêu nhanh chóng nâng cao đời sống của nông dân, giảm nhanh khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn

Trang 21

và thành thị Những chủ trương, đường lối, chính sách đó là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm của LNTT Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, tiến bộ KHCN, máy móc hiện đại được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất ngành nghề góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao trình độ sản xuất và năng suất lao động; Từ đó, tạo ra một bộ phận lao động, một bộ phận thời gian dư thừa trong nông nghiệp, đòi hỏi phải giải quyết công ăn việc làm cho bộ phận dư thừa đó Phát triển sản xuất kinh doanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn sẽ giải quyết việc làm cho lượng lao động dư thừa và thời gian nhàn rỗi của nông dân, góp phần nâng cao đời sống của nông dân Sự phát triển của LNTT chính là sự phát triển tiểu thủ công nghiệp,

là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp nông thôn, hình thành các khu đô thị góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, từng bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp nước ta sang nền kinh tế chủ yếu là công nghiệp

- Thứ ba, gắn liền với việc giữ gìn thương hiệu sản phẩm, giữ gìn bản

sắc văn hoá dân tộc, bởi vì: Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử của nền văn hoá Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề, “Mỗi một làng nghề là một địa chỉ văn hoá nó phản ánh nét văn hoá độc đáo của từng địa phương, từng vùng” LNTT thể hiện những nét văn hoá độc đáo qua từng sản phẩm, qua các lễ hội và phong tục tập quán ứng xử làng nghề Bởi LNTT với những sản phẩm làm bằng tay, chất liệu, hoa văn Việt Nam là biểu tượng cho di sản văn hoá Việt Nam, những chất liệu, kiểu dáng và từng chi tiết khéo léo tinh xảo trên các sản phẩm thủ công chính là nơi chuyển tải các sắc thái văn hoá địa phương và góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc LNTT là nơi tổ chức các lễ hội thường niên để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết

ơn các vị tổ nghề, nhắc nhở thế hệ sau lòng tôn kính, tự hào với những giá trị nghề nghiệp mà cha ông ta để lại và khuyến khích sự truyền nghề kế tục

Trang 22

Chẳng hạn, tơ lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm Châu Phong (huyện Tân Châu, tỉnh

An Giang), tranh Đông Hồ; Lễ hội ở Bát Tràng thường diễn ra từ 14 đến 22 tháng 02 âm lịch hàng năm việc tế tự ở đình, rước lễ trên sông và quanh làng… Các cuộc thi văn, thơ và đặc biệt là tay nghề, thử tài là sinh hoạt văn hoá rất sôi động và thể hiện giá trị văn hoá truyền thống, là dấu ấn văn hoá dân gian Những sản phẩm của các LNTT sản xuất ra mang tính nghệ thuật cao, mang đặc tính riêng của từng LNTT và những sản phẩm có “hàm lượng” văn hoá đậm đặc, chính những sản phẩm đó đã vượt qua giá trị văn hoá đơn thuần trở thành những sản phẩm văn hoá mang truyền thống dân tộc [10]

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Một số tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề

Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển của hoạt động sản xuất tại các làng nghề cũng mang lại nhiều bất cập, đặc biệt là môi trường và xã hội

Quy mô sản xuất nhỏ là quy mô hộ gia đình (chiếm 72% tổng cơ cấu sản xuất): Quy mô sản xuất tại các làng nghề nhỏ do mặt bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu dân cư nông thôn, các khu sinh hoạt Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm đất và ô nhiễm môi trường tại khu vực này càng nghiêm trọng

Nếp sống tiểu thủ công nghiệp của người chủ sản xuất nhỏ ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường, không nhận thức được tác hại ô nhiễm đến môi trường, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, các cơ sở thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ, tận dụng nhiều lao động với trình độ thấp Nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở còn sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, không đầu tư phương tiện, dụng cụ bảo

hộ cho người lao động.

Quan hệ sản xuất mang tính đặc thù quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã: Nhiều làng nghề đặc biệt là làng nghề truyền thống, sử dụng lao động có

Trang 23

tính gia đình, sản xuất theo kiểu “ bí truyền” giữ bí mật, không cải tiến áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật gây cản trở việc áp dụng giải pháp kỹ thuật mới, không khuyến khích sáng kiến làm tăng hiệu quả bảo vệ môi trường.

Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá, kiến thức tay nghề không toàn diện Dẫn đến tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu, tăng rác thải, chất ô nhiễm vào không khí, đất, nước, ảnh hưởng đến giá thành

Nhiều làng nghề chưa quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường: Cạnh tranh về loại hình sản xuất thúc đẩy một số làng nghề đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhưng đây không phải đầu tư cho

kỹ thuật bảo vệ môi trường Vì vậy, hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều không có hệ thống xử lý rác thải khi thải ra môi trường Đa phần các làng nghề không có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường, không có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp

vệ sinh…

2.2.2 Sự phát triển của làng nghề

2.2.2.1 Quá trình phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước trên thế giới

Trang 24

Làng nghề truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội

- Ấn Độ

Ấn Độ là cái nôi của tinh hoa nghề thủ công truyền thống, mang lại giá trị văn hóa và kinh tế cao như sản xuất tơ lụa, đồ trang sức, kim cương và gốm mỹ nghệ… Đây được xem là những mặt hàng mũi nhọn xuất khẩu đặc biệt của nước này Những làng nghề vùng miền Nam Ấn Độ có nhiều nghề truyền thống Chính phủ Ấn Độ đã và đang có nhiều chính sách nhằm giữ gìn

và phát triển các làng nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân cũng như bảo tồn những nét văn hóa lâu đời của nghề truyền thống Nhiều cơ sở sản xuất trong các làng nghề có vốn dùng cho sản xuất ít, công nghệ và kỹ thuật đơn giản, chủ yếu dựa trên các bí quyết gia truyền Nét văn

hóa nghệ thuật lâu đời được thể hiện rất rõ trên các sản phẩm thủ công truyền

thống [14]

-Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến nhưng vẫn chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống Ở Nhật Bản, bên cạnh các ngành công nghiệp hiện đại với quy mô lớn, các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và các hộ gia đình làm nghề thủ công vẫn được quan tâm phát triển Nhiều làng nghề ở Nhật Bản với các nghề thủ công truyền thống đa dạng vẫn tồn tại và hoạt động hiệu quả đến nay Đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản có

867 nghề thủ công truyền thống vẫn còn hoạt động Các nghề thủ công tạo việc làm cho thợ thủ công và nông dân lúc nông nhàn, đồng thời sản xuất một khối lượng hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất đáng kể như: đan lát, dệt chiếu, dệt lụa, may áo kimônô, rèn kiếm, công cụ cầm tay, chế biến lương thực, thực phẩm, các nghề thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài Các làng nghề đóng góp tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn [14]

Trang 26

-Trung Quốc

Tại Trung Quốc có nhiều nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng như: nghề dệt vải, dệt tơ lụa, nghề gốm, nghề giấy và nghề đúc kim loại Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ lịch sử nhưng nhiều làng nghề truyền thống ở Trung Quốc vẫn tồn tại và phát triển đến nay Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công làm việc ở các hộ gia đình, trong phường nghề

và làng nghề Đến năm 1978 cả nước có 1,5 triệu doanh nghiệp phi nông nghiệp, sử dụng 28 triệu lao động, trong đó 2/3 sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp Công nghiệp nông thôn chiếm 30% giá trị sản xuất của các công

xã nhưng hiệu quả kinh tế xã hội rất thấp Năm 1978, Trung Quốc cũng bắt đầu thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông thôn Do đó, nghề thủ công và làng nghề thủ công truyền thống được quan tâm phát triển thông qua các xí nghiệp hương trấn Xí nghiệp hương trấn là tên gọi của các xí nghiệp công nghiệp, thương nghiệp và xây dựng hoạt động ở nông thôn Đến nay, các xí nghiệp hương trấn đã phát triển

và hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chế biến nông sản, công nghiệp

và thủ công nghiệp, các nghề thủ công truyền thống, giao thông vận tải và dịch vụ thương nghiệp [14]

- Thái Lan

Tại Thái Lan Việc tổ chức lại các làng nghề truyền thống ở Thái Lan đã tạo ra giá trị nhiều mặt: bảo tồn và nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, gìn giữ văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm ở nông thôn ngăn chặn làn sóng di cư vào đô thị, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm du lịch Thái Lan

có khoảng 70.000 làng nghề thủ công Để khai thác kỹ năng của các làng nghề truyền thống ở miền bắc Thái Lan, tạo ra thêm thu nhập, giải quyết lao động địa phương, từ năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện dự án OTOP (One Tambon One Product: mỗi làng nghề một sản phẩm) Đây là

Trang 27

chương trình chiến lược từ sáng kiến của Cục xúc tiến xuất khẩu (DEP) thuộc

Bộ Thương mại Thái Lan Mỗi làng nghề một sản phẩm không có nghĩa là mỗi làng chỉ có một sản phẩm mà mỗi làng có kỹ năng, văn hóa, truyền thống riêng kết tinh trong sản phẩm trở thành đặc trưng riêng của làng nghề trong sản phẩm Chính phủ hỗ trợ kết nối địa phương với toàn cầu, thông qua việc hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại Ngoài mục đích phát triển du lịch, một khía cạnh tích cực hơn, mô hình OTOP cần khuyến khích người dân sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ, dựa vào tri trức truyền thống bản địa để làm ra sản phẩm đặc trưng của địa phương mình Ngoài ý nghĩa kinh tế, đây là cách bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ở địa phương, và giữ gìn tri thức bản địa một cách hiệu quả [15]

2.2.2.2 Quá trình phát triển của một số làng nghề ở Việt Nam

Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng nghìn năm trước đây, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính Bởi lẽ trước đây kinh tế chủ yếu của người Việt cổ chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ

để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, về sau tăng thêm thu nhập cho gia đình

Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của

nó, mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa… Phục vụ sinh hoạt, hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ cho nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ

Trang 28

trông chờ vào các vụ lúa Từ chỗ một vài hộ trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển thành làng, hay nhiều làng gần nhau

Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được làng nghề Việt Nam đã ra đời hàng nghìn năm trước, như làng gốm cổ Bát Tràng huyện Gia Lâm - Hà Nội đã hình thành và phát triển từ thế kỷ 15 với hơn 600 năm tồn tại và phát triển; làng đúc đồng Đại Bái huyện Gia Bình

- Bắc Ninh cũng được hình thành và phát triển từ thế kỷ 16; làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông có trên 1200 năm tồn tại và phát triển… [1]

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến

31 - 12 - 2014 số làng nghề và làng có nghề ở nước ta là 5.096 làng nghề Số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 làng nghề, thu hút khoảng 10 triệu lao động (trong đó Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 286 làng nghề đã được UBND thành phố công nhận là làng nghề truyền thống) Nhiều làng nghề truyền thống ở nước ta đã tồn tại từ 500 đến 1.000 năm trước, trở thành những làng nghề tiêu biểu, được cả nước và thế giới biết đến, như lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng… [16]

Ở các làng nghề thủ công truyền thống hiện nay thu hút một lượng lớn lao động tại địa phương và nhiều nơi khác tới trong đó giai đoạn 2004 - 2005

đã từng có lúc thu hút 13 triệu lao động cùng tham gia làm nghề, trong số đó

có 35% là lao động thường xuyên còn lại là lao động thời vụ và nông nhàn, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cư dân nông thôn Thu nhập bình quân của lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp từ 2 đến 3 lần vì thế không chỉ những người già trẻ gái trai tham gia làm nghề mà ngay những em học sinh, sinh viên cũng tham gia làm nghề phụ giúp gia đình sau những giờ học Làng nghề lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống vật

Trang 29

thể và phi vật thể, đồng thời góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới… [16]

* Một số làng nghề ở Việt Nam

- Làng Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)

Bát Tràng là làng gốm cổ truyền nổi tiếng nằm ở bờ Bắc sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội Từ Bạch Thổ phường, nơi những dòng họ đầu tiên từ Thanh Hóa, Ninh Bình, mà mở đầu là dòng họ Nguyễn Ninh Tràng đến sinh cơ lập nghiệp, trải qua hơn 500 năm lịch sử thăng trầm, các thế hệ nối tiếp đã gìn giữ, lưu truyền và làm nên danh tiếng của một làng nghề ở khắp trong và ngoài nước Gốm Bát Tràng sản xuất từ loại đất sét trắng đặc biệt Người thợ thủ công chỉ dùng tay để nắn nót sản phẩm làm ra, sau đó vẽ tranh, tráng men rồi đưa vào lò nung Sản phẩm gốm

sứ Bát Tràng tinh xảo, sắc nét với đủ kiểu đủ hình: chén, bát, lọ hoa, chậu, lư hương không bị ngấm nước, không bị nhạt màu theo thời gian Men Bát Tràng độc đáo, tinh tế với những bí quyết gia truyền làm nên nét đặc trưng riêng cho sản phẩm gốm sứ của làng Và đó cũng chính là điều khiến khách tham quan phải trầm trồ khi có dịp ghé thăm [17]

- Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội)

Mặc dù chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 10km nhưng ngôi làng bên dòng sông Nhuệ này vẫn giữ được những nét đặc trưng của một làng nghề truyền thống như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình Bước chân tới cổng làng đã nghe thấy từng tiếng “lạch cạch” của những khung cửi phát ra từ những xưởng dệt

Bà tổ nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có tên là Lê Thị Nga, hiện trong làng còn có đền thờ bà Lụa Vạn phúc nổi tiếng là “mịn mặt, mát tay” Các mặt hàng lụa

đa dạng: Lụa vân, Lụa the, Lụa xa, Lụa quế, Gấm… Lụa Vạn Phúc không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới [17]

Trang 30

- Làng Chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)

Là làng chạm khắc kim loại quý thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương Người khởi nghiệp là nghệ nhân chạm bạc Nguyễn Kim Lâu Ông đã tới và truyền dạy nghề cho người dân Đồng Xâm cách nay hơn 300 năm Hiện nghề chạm khắc kim loại quý tại làng ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến [17]

- Làng nghề thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ (Ninh Thuận)

Rời làng gốm Bàu Trúc, đi về hướng Đông Nam khoảng 3 km, du khách sẽ đến thăm làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ, người Chăm gọi

là Chakleng Nét độc đáo của làng nghề dệt là dệt theo dạng thủ công truyền thống, những sản phẩm thổ cẩm làm ra vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn trong từng công đoạn, bí quyết, chất liệu, hoa văn của thời xa xưa để lại Đến đây, du khách sẽ được chứng kiến đôi bàn tay thuần thục của những người thợ, sự khéo léo của các nghệ nhân để làm nên sản phẩm thổ cẩm tuyệt đẹp Trong những năm gần đây sản phẩm thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ ngày càng đa dạng và phong phú: ngoài chăn, áo, khăn người ta còn làm các loại khác như cà vạt, túi xách, bóp, ví… để phục vụ khách mua quà lưu niệm trong chuyến du lịch về Ninh Thuận [17]

- Làng Tranh sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương)

Nổi tiếng nhất ở làng tranh sơn mài Bình Dương là làng tranh Tương Bình Hiệp, nằm cách thành phố Thủ Dầu Một 7 km về phía Bắc Đến đây, du khách sẽ được chứng kiến từng công đoạn của nghề truyền thống sơn mài chỉ

có ở Việt Nam Với hàng trăm hộ làm tranh sơn mài, có hộ chỉ làm một hai công đoạn của tấm tranh rồi giao lại cho các hộ khác làm những công đoạn tiếp theo Có thể nói ở Tương Bình Hiệp, nghề làm tranh sơn mài đã được công nghiệp hóa với những dây chuyền sản xuất rạch ròi nhưng hoàn toàn mang tính gia đình, tinh xảo nhẹ nhàng mang đậm phong cách Á Đông

Trang 31

Những sản phẩm tranh sơn mài Bình Dương được người yêu tranh Việt Nam

và thế giới ưa chuộng mua về treo trong nhà một cách trang trọng [17]

2.2.2.3 Sự phát triển các làng nghể ở tỉnh Cao Bằng

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng có 8 huyện có hoạt động nghề tiểu thủ công truyền thống Trong đó, một số huyện có khá nhiều làng nghề như huyện Hà Quảng, Quảng Uyên, Nguyên Bình

Các hoạt động làng nghề bao gồm dệt thổ cẩm, làm hương, làm giấy

dó, đan lát, làm bánh, rèn đúc, làm ngói, đường phên, làm miến dong, trạm khắc bạc Tuy vậy, các làng nghề dệt thổ cẩm, làm ngói máng, trạm khắc bạc

có xu hướng giảm mạnh Trong khi các làng nghề đan lát, làm hương, làm giấy dó mang tính phục vụ nhu cầu cộng đồng địa phương trong xã, huyện Các hoạt động chế biến thực phẩm như làm bánh, làm miến dong có xu hướng phát triển và hướng tới thị trường ngoài huyện hoặc ngoài tỉnh Cao Bằng (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Đặc điểm chung của các huyện có làng nghề

Tên huyện Diện tích (km 2 ) (người) Dân số Làng nghề truyền thống

Hà Quảng 453,58 34.530 Dệt thổ cẩm; Làm hương; Làm giấy dó

Quảng Uyên 385,73 41.140 Rèn đúc; Làm hương; Làm giấy bản; Làm ngói máng

Nguyên Bình 837,96 41.121 Làm miến dong; Trạm khắc bạc

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng và báo cáo năm 2016 - 2017 của

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng)

Trang 32

Theo kết quả khảo sát của tỉnh cho thấy có 20 làng (xóm) hiện có hoạt động nghề tiểu thủ công Trong đó, số làng nghề làm miến dong, giấy dó và đan lát chiếm số lượng lớn hơn cả Tiếp theo là nghề làm bánh nướng, trạm khắc bạc và nghề làm hương Số lượng làng nghề dệt thổ cẩm, rèn đúc, làm ngói và làm đường phên chiếm tỉ lệ thấp (Bảng 2.2)

Bảng 2.2 Đặc điểm chung các làng nghề truyền thống

Tên nghề

Số lượng làng nghề

Số hộ làm nghề

Số lao động làm nghề Dân tộc

Thời gian (năm)

Nghề dệt thổ

Có từ lâu đời, trên

50 năm Nghề làm

Tày, Nùng

Có từ lâu đời, trên

50 năm Nghề làm giấy

Tày, Nùng, Dao

Có từ lâu đời, trên

50 năm

50 năm Nghề làm ngói

Tày, Nùng

Có từ lâu đời, trên

50 năm Nghề làm

Tày, Nùng

Có từ lâu đời, trên

50 năm

Nghề làm miến

Tày, Nùng

Xã Thành Công: từ

30 - 50 năm Xã Phan Thanh: dưới 30 năm Thị trấn Tĩnh Túc có

từ lâu đời, trên 50 năm Xã Nguyễn Huệ: từ 1960 Nghề trạm khắc

Có từ lâu đời, trên

50 năm Nghề làm bánh

Trang 33

Ngày nay, nghề trạm khắc bạc chỉ còn được thực hiện tại 4 hộ gia đình thuộc huyện Nguyên Bình Nghề làm ngói máng còn khoảng 10 hộ gia đình dân tộc Tày, Nùng thuộc huyện Quảng Uyên vẫn duy trì Bên cạnh đó, nghề sản xuất hương, giấy dó được phát triển ở một số cộng đồng đồng bào dân tộc Tày, Nùng và Dao của huyện Hà Quảng và Quảng Uyên

Với sự phát triển của giao thông và tiếp cận với thị trường nhiều huyện, tỉnh khác nên nghề sản xuất miến dong, đường phên và rèn đúc được phát triển mạnh trong những năm vừa qua Đặc biệt, các làng nghề này được phát triển mạnh tại các cộng đồng đồng bào dân tộc Tày, Nùng

Đa số làng nghề có thời gian hoạt động trên 50 hoặc gắn bó từ xa xưa với cộng đồng dân tộc địa phương như nghề rèn đúc, đan lát, dệt thổ cẩm, làm giấy dó, làm hương Trong khi đó, làng nghề chế biến miến dong, bánh nướng là những nghề mới được du nhập giai đoạn những năm

1960 trở lại đây

Tỉ lệ hộ làm nghề tiểu thủ công chiếm tỉ lệ khá nhỏ so với tổng số hộ và tổng dân số của tỉnh Cao Bằng Theo ước tính, số hộ có nghề tiểu thủ công chiếm 1,2% tổng số hộ của tỉnh hoặc chỉ chiếm 0,6% so với dân số của tỉnh Trong xu hướng giao lưu và hội nhập với thị trường các tỉnh, thành phố, các sản phẩm miến dong, đường phên và rèn đúc tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương cũng như tăng thu nhập cho hộ gia đình Sản phẩm miến dong Cao Bằng được đánh giá chất lượng cao và được bán tới nhiều tỉnh thành trong cả nước Sản phẩm miến dong được xem sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao của tỉnh Cao Bằng Sản phẩm chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường

Tương tự, sản phẩm rèn của làng nghề rèn đúc được bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh Cao Bằng và được đánh giá là những sản phẩm có chất lượng cao

Trang 34

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các làng nghề và các nhân tố tác động tới sự

phát triển các làng nghề hiện nay

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

a Phạm vi về không gian

Thực hiện trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng

b Phạm vi về thời gian

Từ ngày 15 tháng 01 năm 2018 đến 30 tháng 05 năm 2018

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương liên quan đến sản xuất và kinh doanh của các làng nghề

- Thực trạng sản xuất của các làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng

- Những thuận lợi và khó khăn trong việc tham gia và phát triển làng nghề

- Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển làng nghề nâng

cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Đi thực tế, quan sát đánh giá thực trạng và thu thập những thông tin về tình hình sản xuất qua người sản xuất ở

Trang 35

vùng nghiên cứu Nhờ sự giúp đỡ của họ tham gia vào quá trình tìm hiểu để thu thập những thông tin cần thiết

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các tài liệu đã công bố Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng

- Trong phạm vi đề tài, thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại Chi cục PTNT tỉnh Cao Bằng

+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quảng Uyên + Số liệu thống kê của huyện thu thập ở trên báo, trên internet liên quan tới phát triển các làng nghề truyền thống

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

+ Căn cứ vào thông tin thứ cấp thu được từ Chi cục PTNT - Cao Bằng, huyện Quảng Uyên có 4 làng nghề truyền thống gồm: nghề làm ngói máng với 10 hộ làm nghề, làm hương có 51 hộ, làm giấy dó có 40 hộ và rèn đúc có

215 hộ

+ Dung lượng mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cho 4 làng nghề và đáp ứng 30% tổng số mẫu, tôi tính ra được kết quả của dung lượng mẫu là 93 hộ (điều tra 93 hộ, là các hộ tham gia vào 4 làng nghề, trong đó có 4 hộ làm ngói máng, 13 hộ làm hương, 12 hộ làm giấy

dó và 64 hộ rèn đúc)

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp

bằng các phiếu bảng hỏi cấu trúc đã được lập trước để thu thập thông tin từ

Trang 36

các hộ nông dân Tìm sự khác biệt trong sản xuất của các hộ nông dân, những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất

+ Phương pháp quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống

các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó Quan sát trực tiếp cũng là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người dân địa phương Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng công tác tổ chức của các làng nghề

3.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

+ Đối với thông tin thứ cấp:

Sau khi thu thập các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp và tổng hợp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập bảng biểu

+ Đối với thông tin sơ cấp:

Phiếu điều tra sau khi được hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp xử lý

3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu

Các số liệu được thu thập theo các phiếu câu hỏi cho các tác nhân liên quan tại làng nghề Các số liệu được phân tích theo các tham số thống kê miêu tả với các giá trị trung bình

Trang 37

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Quảng Uyên là một trong 13 huyện, thành phố của tỉnh Cao Bằng, nằm

về phía Đông của tỉnh, trên trục Quốc lộ 3 Cao Bằng - Quảng Uyên - Phục Hòa Diện tích tự nhiên của huyện là 38.587,84 ha, dân số là 40.151 người, mật độ dân số là 104 người/km² (số liệu niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2011) Huyện có 16 xã (Phúc Sen, Quốc Dân, Độc Lập, Chí Thảo, Đoài Khôn, Tự Do, Hạnh Phúc, Phi Hải, Hồng Định, Hồng Quang, Ngọc Động, Cai Bộ, Bình Lăng, Quảng Hưng, Hoàng Hải, Bình Lăng) và 01 thị trấn Huyện Quảng Uyên có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh;

- Phía Nam giáp huyện Phục Hòa;

- Phía Đông giáp huyện Hạ Lang;

- Phía Tây giáp huyện Hòa An;

Trên địa bàn huyện có tuyến đường lộ 3, tuyến 206, 207 chạy qua Đây

là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất và giao lưu hàng hoá với thành phố Cao Bằng và các huyện lân cận

4.1.1.2 Địa hình

Huyện Quảng Uyên có địa hình khá phức tạp, phổ biến là đồi, núi đá, xen kẽ giữa đồi núi là các thung lũng nhỏ hẹp, có độ thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển trên 500 m Địa hình của huyện chia thành 3 dạng nhưng không đồng nhất tại các vùng:

Địa hình núi đá vôi chia cắt mạnh

Địa hình đồi núi thấp, bậc thềm

Địa hình thung lũng dốc tụ

Trang 38

Địa hình Quảng Uyên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất,

cụ thể là quá trình rửa trôi và tích lũy Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều và ở vùng đồi núi thấp, bậc thềm tạo thành những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới và á nhiệt đới

4.1.1.3 Thời tiết, khí hậu và thủy văn

Khí hậu Quảng Uyên mang đặc điểm khí hậu gió mùa, chia thành 2 mùa

rõ rệt: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, có gió lốc, mưa đá và lũ quét cục bộ từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm

- Nhiệt độ trung bình từ 25ºC - 27ºC; mùa lạnh hanh khô, có gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 15ºC - 20ºC Hơn nữa do địa hình bị chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau

Hình 4.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng của huyện Quảng Uyên

(Số liệu trung bình giai đoạn 2013 - 2016 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy

văn tỉnh Cao Bằng)

* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm

80 - 85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 87% (tháng 2), thấp nhất là 80,4% (tháng 12)

Trang 39

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 mm, lượng mưa thấp nhất vào tháng 1, đôi khi có mưa đá Lượng bốc hơi nước trung bình 856 mm, đôi khi có sương muối xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 12 năm sau

Hình 4.2 Lượng mưa trung bình tháng của huyện Quảng Uyên

(Số liệu trung bình giai đoạn 2013 - 2016 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy

* Chế độ thủy văn: Mạng lưới sông suối của huyện phân bố khá đồng đều,

có 1 con sông chính là sông Bắc Vọng với lưu lượng nước tương đối lớn Ngoài ra còn có hệ thống các suối nhỏ và khe, rạch cung cấp nước cho sản xuất

và sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên lưu lượng nước phân bố không đồng đều

Trang 40

và thường bị cạn kiệt nước về mùa khô nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân

4.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên của huyện

- Tài nguyên đất: Huyện Quảng Uyên có các loại đất sau:

Bảng 4.1 Tổng hợp các loại đất huyện Quảng Uyên năm 2016

(ha)

Cơ cấu (%)

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Uyên)

+ Đất phù sa: diện tích 216,88 ha, phân bố dọc theo thung lũng sông, suối (Sông Bắc Vọng) Đất phù sa về cơ học thì hạt mịn, tơi xốp, có pha trộn ít hay nhiều cát, chủ yếu là đất Đất có màu nâu nhạt đến xám, thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 30 - 50% đất chặt Địa hình cao thấp không đều, dễ bạc màu, nhiều nơi có tầng loang lỗ đỏ vàng do sắt được tích lũy, nơi thấp bị glây Có đạm

và kali trung bình, nghèo lân

+ Đất xám: Diện tích lớn nhất 7.653,34 ha Có hàm lượng chất hữu cơ cao, do địa hình núi cao, độ ẩm khá lớn nên có khả năng phục hồi khá nhanh, lượng mùn tầng mặt ở một số nơi khá dày

Thành phần cơ giới: Nặng, kém tơi xốp Đất có độ dày trung bình trên đá phiến mika Độ dày tầng đất có thể lên tới hai mét Phẫu diện phân tầng rõ ràng Khi mất lớp phủ thực vật, đất dễ bị rửa trôi, bào mòn lớp mặt trong mùa mưa Đất xám bạc màu: lớp đất trên mặt (tầng canh tác) có màu trắng hoặc

Ngày đăng: 17/04/2019, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w