1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ly thuyet va bai tap doc hieu mon ngu van lop 12

156 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình, nhưngđiểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác

Trang 1

*Các biện pháp tu từ cú pháp: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, lặp cú pháp,phép liệt kê, phép chêm xen…

* Các biện pháp tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tượngthanh, hài âm, tạo nhịp điệu, tạo âm hưởng…

2 - Nghĩa tường minh và hàm ý

*Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếpbằng từ ngữ trong câu

* Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếpbằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy

3 - Liên kết trong văn bản: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau

+ Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào

đó để tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó Có 3 cách sửdụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm Lặpcòn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu,…

+ Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên

tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng

+ Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng

chỉ về một vật, một việc để thay thế cho nhau và qua đó tạo nên tínhliên kết giữa các câu chứa chúng

+ Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ

quan hệ Các phương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và,

vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 2

4 - Các phương châm hội thoại:

+ Phương châm về lượng

+ Phương châm về chất

+ Phương châm quan hệ

+ Phương châm cách thức

+ Phương châm lịch sự

5 - Phong cách chức năng ngôn ngữ:

* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được

dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếpkhông mang tính nghi thức, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tìnhcảm…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống

- Đặc trưng:

+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân

+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn

bè, hàng xóm, đồng nghiệp

- Nhận biết:

+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ

+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương

* Phong cách ngôn ngữ khoa học:

- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh

vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học

Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyênmôn sâu

Trang 3

+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.

* Phong cách ngôn ngữ chính luận:

- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn

bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đềthiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xãhội

- Đặc trưng:

+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ,

úp mở.Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý

+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ýlớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch

+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục;

giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo củangười viết

- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:

+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thôngthường

VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp

đồng,…

+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạmpháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối vớinhân dân, của tập thể với các cá nhân

* Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):

- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin

tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và

dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 4

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tậptin tức để cung cấp cho các nơi)

Một số thể loại văn bản báo chí:

+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu:

Nguồn tin - Thời gian - Địa điểm - Sự kiện - Diễn biến - Kết quả

+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật

chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìnđầy đủ, sinh động, hấp dẫn

+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc

thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc

6 - Phương thức biểu đạt:

* Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các

sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1

ý nghĩa

* Miêu tả.

Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sựvật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện

ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả

* Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung

quanh

* Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái,

đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết

* Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng

giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc,người nghe

* Hành chính – công vụ: Văn bản thuộc phong cách hành chính công

vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năng xã hội Xã hội được điềuhành bằng luật pháp, văn bản hành chính

Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhànước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp

và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địa phương

7 - Phương thức trần thuật:

- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình, nhưngđiểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm(Lời nửa trực tiếp)

8 - Các thao tác lập luận:

* Giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc, hiện

tượng được nêu trong luận điểm Trong văn nghị luận, giải thích là làmsáng tỏ một từ, một câu, một nhận định

* Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành

nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mốiliên hệ bên trong của đối tượng

* Chứng minh: CM là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để

làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghetin tưởng vào vấn đề

* So sánh: So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay

nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra nhữngnét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vậthoặc một sự vật mà mình quan tâm

Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tươngđồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản

* Bác bỏ: Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa

ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình

9 - Kết cấu đoạn văn.

Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạnvăn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh

đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giảthiết, hỗn hợp,…

Đoạn diễn dịch.

Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ýnghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởngchủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể Các câu triển khai được thựchiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; cóthể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của ngườiviết

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 6

ấy lên một cách quá đáng (2) Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính (3) Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa (4) Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ (5) Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút” (6)

Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi

là câu chủ đề Bốn câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câuchủ đề Đây là đoạn văn giải thích có kết cấu diễn dịch

Đoạn quy nạp.

Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụthể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn Các câu trên đượctrình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét,đánh giá chung

Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí”

của Chính Hữu

“Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo (1).

Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng (2) Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo (3) Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa (4) Trong

sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn

bó gần gũi (5) Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược (6) Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 7

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất

và hào hoa muôn thuở (8) Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời (9).

Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ

trong đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câucuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượngthơ Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp

Đoạn tổng - phân - hợp.

Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp

Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ýkhái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao,

mở rộng Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích,chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ

đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giátrị của vấn đề

Ví dụ: Đoạn văn tổng phân hợp, nội dung nói về đạo lí uống nước nhớ

nguồn:

“ Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người (1) Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng (2) Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách (3) Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình (4) Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do…

(5)Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của

đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta (6) Đạo lí này là nền

tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp (7).

Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm bảy câu:

- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó làlòng biết ơn

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 8

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

uống nước nhớ nguồn

- Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồnđối với việc xây dựng xã hội

Đây là đoạn văn chứng minh có kết cấu tổng phân hợp

Đoạn so sánh

- So sánh tương đồng.

Đoạn so sánh tương đồng là đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựatrên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạnvăn,… có nội dung tương tự nội dung đang nói đến

Ví dụ: Đoạn văn so sánh tương đồng, nội dung nói về câu thơ kết

trong bài “Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh:

Ngày trước tổ tiên ta có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” (1).

Cụ Nguyễn Bá Học, một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (2) Sau này, vào đầu những năm 40, giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đã đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, trong đó

có câu: “Gian nan rèn luyện mới thành công” (3) Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta (4).

Mô hình đoạn văn: Câu nói của tổ tiên, câu nói của Nguyễn Bá Học

(câu 1,2) có nội dung tương đương với nội dung câu thơ của Hồ ChíMinh (4) Đây là đoạn văn mở bài của đề bài giải thích câu thơ trích

trong bài “Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh có kết cấu so sánh

tương đồng

- So sánh tương phản.

Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau vềnội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiệnthực cuộc sống,… tương phản nhau

Ví dụ: Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về việc học hành:

Trong cuộc sống, không thiếu những người cho rằng cần học tập để trở thành kẻ có tài, có tri thức giỏi hơn người trước mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa vốn là giá trị cao quý nhất trong các giá trị của con người (1) Những người ý luôn hợm mình, không

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 9

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của cổ nhân: “ Tiên học lễ, hậu học văn” (3).

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là nói về quan niệm của

việc học: học để làm người Câu 1, 2 nêu nội dung trái ngược với ýtưởng; câu 3 nêu ý tưởng Nội dung tương phản với ý tưởng bao giờcũng được đề cập trước, sau đó dẫn đến nội dung chính của ý tưởng

Đây là đoạn văn mở bài, giải thích câu nói của Khổng Tử “Tiên học lễ,hậu học văn”

Đoạn nhân quả.

- Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.

Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước trình bày nguyên nhân, phầnsau trình bày kết quả của sự việc, hiện tượng, vấn đề,…

Ví dụ: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói tới lời khuyên về lòng

biết ơn của con cái với cha mẹ trong một bài ca dao:

Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vững chắc (1) Chính người đã dạy

dỗ hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống (2) Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận ró được tình yêu của mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong lành biết bao nhiêu (3) Từ những hình ảnh cụ thể ấy mà ta có thể thấy ðýợc

ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ (4) Công ơn đó, ân nghĩa đó

to lớn sâu nặng xiết bao; chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng (5) Vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta” (6).

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích ý nghĩa câu ca

dao Sáu câu trên giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của hình ảnh trongcâu ca dao, nêu nguyên nhân Câu 6 là kết luận về lời khuyên, nêu kếtquả

- Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.

Đoạn văn có kết cấu hai phần Phần đầu nêu kết quả, phần sau nêunguyên nhân

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 10

mẹ thiếu người đỡ đần phụng dưỡng vì hai em còn “sân hoè đôi chút thơ ngây” (2) Bốn câu mà dùng tới bốn điển tích “người tựa cửa”,

“quạt nồng ấp lạnh”, “sân lai”, “gốc tử (3)” Nguyễn Du đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trang trọng, thiết tha và có chiều sâu nhưng cũng không kém phần chân thực (4).

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn bình về lòng hiếu của Kiều.

Câu 1 nêu kết quả, ba câu còn lại nêu nguyên nhân

* Đoạn vấn đáp.

Đoạn văn vấn đáp là đoạn văn có kết cấu hai phần, phần đầu nêu câuhỏi, phần sau trả lời câu hỏi Nội dung hỏi đáp chính là chủ đề củađoạn văn Trong kiểu kết cấu này, phần sau có thể để người đọc tự trảlời

Ví dụ: Đoạn văn vấn đáp, nội dung nói về cái hồn dân tộc trong

bài “Ông đồ” của Vũ Đình Liên:

Cứ đọc kĩ mà xem, sẽ thấy cái xót xa thấm đậm quay cuồng trong câu hỏi cuối: “Những người muôn năm cũ”, những người ấy là những tâm hồn đẹp thanh cao bên câu đối đỏ của ông đồ, hay những ông đồ trên phố phường Hà Nội xưa (1)? Tôi nghĩ là cả hai (2) Thắc mắc của tác giả rất có lí, và chính vì có lí nên nó thật tàn nhẫn và đau lòng (3).

Những cái đẹp cao quý sâu kín, cái đẹp của hồn người Hà Nội, cái đẹp của hồn Việt Nam cứ ngày càng mai một, càng bị cuộc sống với những quy tắc rất thực tế lấn át, chà đạp và xô đẩy sang lề đường để rồi biến mất như ông đồ già kia, và có lẽ sẽ mãi mãi không còn nếu như không

có những Vũ Đình Liên đáng khâm phục (4) “Hồn ở đâu bây giờ” (5)?

Câu hỏi ấy là tiếng chuông cảnh tỉnh người đọc ở mọi thế hệ mọi thời đại, thức dậy những gì sâu xa đã bị lãng quên, chon vùi dưới cuộc sống ồn ào náo nhiệt (6) Làm sao để tìm lại cái hồn thanh cao cho mỗi con người Việt Nam, để khôi phục lại cái hồn cho cả dân tộc, đó

là điều nhà thơ Vũ Đình Liên muốn nhắn gửi chúng ta (7).

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 11

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

câu thơ Phần nêu câu hỏi là câu 1, phần trả lời là câu 2, 3, 4

*Đoạn đòn bẩy.

Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy là đoạn văn mở đầu nêu một nhận định,dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giốnghoặc trái với ý tưởng (chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở

để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra

Ví dụ: Đoạn văn đòn bẩy, nội dung nói về hai câu thơ tả cảnh

xuân trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

Trong “Truyện Kiều” có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân rất đẹp:

“Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lên trắng điểm một vài bong hoa” (1).

Thơ cổ Trung Hoa cũng có hai câu thơ tả cảnh đầy ấn tượng:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa (2).

…Tác giả Trung Quốc chỉ nói: “Lê chi sổ điểm hoa” (trên cành lê có mấy bông hoa (3) Số hoa lê ít ỏi như bị chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn (4) những bông lê yếu ớt bên lề đường như không thể đối chọi với cả một không gian trời đất bao la rộng lớn (5) Nhưng những bông hoa trong thơ Nguyễn Du là hoàn toàn khác: “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (6) Nếu như bức tranh xuân ấy lấy phông nền là màu xanh của của cỏ thì những bông hoa lê là một nét chấm phá vô cùng sinh động và tài tình (7) Sắc trắng của bông hoa lê – cái sắc trắng chưa từng xuất hiện trong câu thơ cổ Trung Hoa - nổi bật trên nền xanh tạo ra thanh khiết trong sáng vô cùng (8) Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức tranh nhưng lại là điểm nhấn toả sáng và nổi bật trên bức tranh toàn cảnh (9) Những bông hoa “trắng điểm” thể hiện

sự tài tình gợi tả gợi cảm trong lời thơ (10) Cành hoa lê như một cô thiếu nữ đang e ấp dịu dàng (11) Câu thơ cũng thể hiện bản lĩnh hội hoạ của Nguyễn Du (12) Hai sắc màu xanh và trắng hoà quyện với nhau trong bức tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống đầy xuân sắc, xuân hương và xuân tình (13).

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là bình giảng câu thơ với

hình ảnh thơ đặc sắc Câu 3, 4, 5 phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 12

* Nêu giả thiết.

Đoạn văn nêu giả thiết là đoạn văn có kết cấu: mở đoạn nêu giả thiết,

để từ đó đề cập tới chủ đề đoạn

Ví dụ: Đoạn văn nêu giả thiết, nội dung nói về chi tiết “cái

bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:

Giáo sư Phan Trọng Luận không sai khi nói: “Cái bóng đã quyết định

số phận con người”, đây phải chăng là nét vô lí, li kì vẫn có trong các truyện cổ tích truyền kì (1)? Không chỉ dừng lại ở đó, “cái bóng còn là tượng trưng cho oan trái khổ đau, cho bất hạnh của biết bao người phụ nữ sống dưới xã hội đương thời (2) Nỗi oan của họ rồi cũng chỉ

là những cái bóng mờ ảo, không bao giờ được sáng tỏ (3) Hủ tục phong kiến hay nói đúng hơn là cái xã hội phong kiến đen tối đã vùi dập, phá đi biết bao tâm hồn, bao nhân cách đẹp, đẩy họ đến đường cùng không lối thoát (4) Để rồi chính những người phụ nữ ấy trở thành “cái bóng” của chính mình, của gia đình, của xã hội (5) Chi tiết “cái bóng” được tác giả dùng để phản ánh số phận, cuộc đời người phụ nữ đầy bất công ngang trái nhưng cũng như bao nhà văn khác ông vẫn dành một khoảng trống cho tiếng lòng của chính nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồn người đọc (5) “Cái bóng” được đề cao như một hình tượng đẹp của văn học, là viên ngọc soi sáng nhân cách con người (6) Bạn đọc căm phẫn cái xã hội phong kiến bao nhiêu thì lại càng mở lòng yêu thương đồng cảm với Vũ Nương bấy nhiêu (7) “Cái bóng” là sản phẩm tuyệt vời từ tài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ góp phần nâng câu chuyện lên một tầm cao mới: chân thực hơn và yêu thương hơn (8).

Mô hình đoạn văn: Đoạn văn có câu thứ nhất nêu giả thiết về chi tiết

“cái bóng” Các câu tiếp theo khẳnh định giá trị của chi tiết đó

*Đoạn móc xích.

Đoạn văn có mô hình kết câu móc xích là đoạn văn mà ý các câu gốiđầu lên nhau, đan xen nhau và được thể hiện cụ thể bằng việc lặp lạimột vài từ ngữ ở câu trước trong câu sau

Ví dụ: Đoạn văn móc xích, nội dung nói về vấn đề trồng cây xanh để

bảo về môi trường sống:

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 13

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Trồng cây gây rừng thì phải coi trọng chăm sóc, bảo vệ để có nhiều cây xanh bóng mát Nhiều cây xanh bóng mát thì cảnh quan thiên

nhiên đẹp, đất nước có hoa thơm trái ngọt bốn mùa, có nhiều lâm thổsản để xuất khẩu Nước sẽ mạnh, dân sẽ giàu, môi trường sống đượcbảo vệ

Mô hình đoạn văn: Các ý gối nhau để thể hiện chủ đề về môi trường

sống Các từ ngữ được lặp lại: gỗ, trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát.

Giới thiệu một số đề tham khảo

Câu1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỏ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)

a Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

c Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử

Trả lời :Câu a : Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính

Câu b : Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết contrai (nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà

Câu c : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:

-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ

- Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?

- Ý nghĩa của tình mẫu tử?

- Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả

- Bài học nhận thức và hành động?

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 14

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây Rồi loạt thứ hai Việt ngóc dậy Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận Súng lớn

và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên.

Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng Các anh chờ Việt một chút Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên Lựu đạn ta đang nổ rộ

(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

a Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

c Xác định phép tu từ trong văn bản Nêu hiệu quả nghệ thuật củaphép tu từ đó ?

d Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lựccủa tuổi trẻ hôm nay

Trả lời:

Câu a: Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính

Câu b: Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiếntrường Một lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội

và quyết tâm tìm về đơn vị

Câu c : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:

- Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiếntrường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi cótiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm về với đồng đội

-Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện?

- Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 15

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thử thách khó khăn và nêu hậu quả

- Bài học nhận thức và hành động?

Câu 3: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dời lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.

(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

1 Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

3 Xác định ít nhất hai biện pháp tu từ trong văn bản Nêu hiệu quảnghệ thuật của các phép tu từ đó ?

Câu 4: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Đám than đã vạc hẳn lửa Mị không thổi cũng không đứng lên Mị nhớ lại đời mình Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho

nó, Mị liền phải trói thay vào đấy Mị chết trên cái cọc ấy Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết

có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi " rồi Mị nghẹn lại A Phủ khuỵu xuống không bước nổi Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Trời tối lắm Mị vẫn băng đi Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

a Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 16

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

con người của tuổi trẻ hôm nay

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Mị không nói A Sử cũng không hỏi thêm nữa A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa Trói xong vợ, A

Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại ”.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô

Hoài)

a Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

a Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

b Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn kết hợpvới các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh Tác dụng củahình thức nghệ thuật này là gì?

c Đoạn văn bản trên khiến anh/chị liên tưởng đến hiện tượng nàotrong cuộc sống? Nêu ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị vềhiện tượng và đưa ra một giải pháp mà anh/chị cho là hợp lý nhất

đẻ giải quyết hiện tượng này?

Câu 6 :

Văn bản:

Hỡi đồng bào cả nước

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy,

có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước

Mĩ Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giớiđều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sungsướng và quyền tự do

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi;

và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 17

1 Nêu cách trích dẫn và và ý chính của văn bản.

2 Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản Việc dùng cụm từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa gì? 3 Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ

thái độ của mình trong việc kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

Câu 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa

(Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

1 Nêu nội dung của đoạn thơ?

2 Đoạn thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ cú pháp nào?

3 Viết một đoạn văn ngắn bình về tác dụng của các biện pháp tu từ

cú pháp trong đoạn thơ trên?

Câu 7:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

(Trích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Đọc lời đề từ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1 Nêu ý chính của lời đề từ?

2 Xác định các biện pháp tu từ trong lời đề từ và nêu tác dụng của nótrong việc thể hiện nội dung?

3 Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc?

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 18

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX Câu 1: Nêu ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?

1 Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 (giai đoạn chống Pháp):

- Nội dung: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộckháng chiến chống Pháp, niềm tự hào dân tộc và tin tưởng ở tương laitươi sáng của Đất nước

- Nghệ thuật: Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học (truyện

và kí, thơ ca, kịch, lí luận phê bình văn học)

- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt và nhật kí ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc (truyện và kí); Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu (thơ); Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng (kịch); bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn

đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi (lí luận, phê bình).

2 Chặng đường từ 1955 đến 1964 (giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở miền Bắc, chống xâm lược ở miền Nam):

- Nội dung:

+ Ngợi ca đất nước và hình ảnh người lao động trong bước đầu xâydựng CNXH ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn và tràn đầy niềmlạc quan tin tưởng

+ Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, nỗi đau đất nước bịchia cắt và ý chí thống nhất đất nước

- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải (văn xuôi) ; Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên (thơ ca); Một đảng viên của Học Phi (kịch).

3 Chặng đường từ 1965 đến 1975 (giai đoạn chống Mĩ):

- Nội dung : Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ vàchủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùngcách mạng

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 19

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trong gia đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (văn xuôi); Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh (thơ); Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm (kịch).

Câu 2: Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?

1 Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn

bó sâu sắc với vận mệnh đất nước:

- Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, vănhọc trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng

- Văn học phản ánh hiện thực: Đấu tranh thống nhất đất nước và xâydựng chủ nghĩa xã hội

2 Nền văn học hướng về đại chúng:

- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa lànguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học

- Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân,

có những quan niệm mới về đất nước: Đất nước của nhân dân

- Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tácphẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, phù hợp với thị hiếu

và khả năng nhận thức của nhân dân

3 Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn (xem câu 3).

Câu 3: Chỉ ra những biểu hiện của khuynh hướng sử thi cà cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong văn học Việt Nam 1945 – 1975?

* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:

- Nội dung: Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân

tộc

- Nhân vật: thường là những con người đại diện cho khí phách tinh

hoa, phẩm chất, ý chí của dân tộc

Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụcông dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn

- Lời văn: Thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một

cách tráng lệ hào hùng

* Cảm hứng lãng mạn:

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 20

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

lí tưởng Cảm hứng lãng mạn của văn học VN từ 1945 - 1975 thể hiệntrong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻđẹp cuả con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tintưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc

- Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trongthơ mà trong tất cả các thể loại khác

Câu 4: Lí giải vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi mới? Thử nêu những chuyển biến và một vài thành tựu ban đầu đạt được?

a VHVN 1975 - hết XX phải đổi mới vì: Hoàn cảnh lịch sử, xã hội,văn hoá đã thay đổi

- 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất

- 1975-1985, đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách (đặc biệt về kinhtế) - đòi hỏi đất nước phải đổi mới

- Từ 1986, Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mớiđất nước Điều kiện giao lưu văn hoá với quốc tế được mở rộng….→

Điều đó đã thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới cho phù hợp vớinhà văn, độc giả và quy luật phát triển khách quan của văn học

b Những chuyển biến và thành tựu:

- Những chuyển biến (đặc điểm cơ bản):

+ Văn học đã vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản,nhân văn sâu sắc

+ Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề: Đổi mới cách nhìnnhận về con người và hiện thực đời sống; khám phá con người trongnhững mối quan hệ đa dạng, phức tạp và nhiều phương diện; văn họchướng nội, quan tâm đến những số phận cá nhân trong những hoàncảnh phức tạp của đời thường

+ Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn

- Thành tựu bước đầu: Các thể loại phóng sự phát triển mạnh Truyệnngắn và tiểu thuyết có nhiều tìm tòi Thể loại trường ca được mùa bộithu Nghệ thuật sân khấu thể hiện thành công ở nhiều đề tài Lí luậnphê bình cũng xuất hiện nhiều cuộc tranh luận sôi nổi

- Một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 21

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu

cù, hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, bao hoa, vụ lợi ); về quan hệ giađình (tình mẫu tử, anh em ); về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tìnhthầy trò, tình bạn ); về cách ứng xử, hành động mỗi người trong cuộcsống

NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH Câu 1: Nêu vài nét về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh?

- Sinh 19/5/1890, mất 2/9/1969

- Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước

- Quê ở xã Kim Liên (làng Sen), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, năm 1930 thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam, năm 1941 về nước, lãnh đạo cách mạng và giànhthắng lợi trong cuộc Tổng khởi tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945

đọc Tuyên ngôn Độc Lập, năm 1946 làm Chủ tịch nước cho tới khi

- Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH

- Khi cầm bút Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng và mụcđích tiếp nhận để quyết định ND và HT của tác phẩm

Câu 3: Nêu những nét chính về di sản văn học của HCM?

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 22

- ND: Lên án những chính sách tàn bạo của TDP, kêu gọi nhữngngười nô lệ bị áp bức đoàn kết đấu tranh.

- NT: Chặt chẽ, súc tích, châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ

b Truyện và kí:

- Tác phẩm: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922),

Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)

- ND: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân,phong kiến; nêu cao những tấm gương yêu nước và cách mạng

- NT: Tình huống độc đáo, bút pháp hiện đại, kể chuyện linh hoạt

c Thơ ca:

- Nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù.

- Ngoài ra còn có các bài thơ Bác làm ở Việt Bắc từ 1941 đến 1945

và trong thời kì chống Pháp (Dân cày, công nhân, ca binh lính, Ca sợi chỉ ), những bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại (Tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya ).

→ Nổi bật trong thơ là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà” mà phong thái vẫn luôn ung dung, luôn vượt lên mọi hoàn cảnh và luôn tin tưởng vào tương lai tất thắng của CM.

Câu 4: Nêu những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HCM?: độc đáo, đa dạng

- Văn chính luận: thường gắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ,

lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến

và đa dạng về bút pháp

- Truyện và kí: nhìn chung rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu

mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phươngĐông, vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 23

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền CM lời lẽ thường giản

dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại vừa dễ nhớ, dễ thuộc,vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe

+ Những bài thơ NT được viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sựhoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chấttrữ tình và tính chiến đấu

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hồ Chí Minh Câu 1 Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của “Tuyên ngôn độc lập”?

- 19/8/1945, CM8 thắng lợi ở Hà Nội.

- 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà

Nội Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.

- 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt

Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.

- Khi đó, đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta Dướidanh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, quânđội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc, quân đội Anhtiến vào từ phía Nam, thực dân Pháp theo chân Đồng Minh, tuyên bố:

Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật

đã đầu hàng, Đông Dương phải thuộc quyền của người Pháp

Câu 2 Nêu đối tượng và mục đích sáng tác của bản tuyên ngôn độc lập?

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 24

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháptrên đất nước Việt Nam

- Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nềnđộc lập, tự do của Tổ quốc

Câu 3 Phân tích bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.1 Phần một: Nguyên lý chung (cơ sở pháp lý và chính nghĩa) của

bản Tuyên ngôn.

- Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng

định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưucầu hạnh phúc của con người Đó là những quyền không ai có thể xâmphạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng vềquyền lợi

- Hồ Chủ tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của

Mĩ và Pháp

→ Đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo của vănminh nhân loại nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đềtiếp theo

- Ý nghĩa của việc trích dẫn:

+ Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương

+ Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc cách mạng, 3nền độc lập, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau)

Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng

định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, tự do, Hạnh phúc,Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảovệ

→ Đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong nhữngtrào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ýnghĩa nhân đạo cao cả

3.2 Phần hai: Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn.

* Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp:

- Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do,bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”: Về chínhtrị, văn hóa xã hội, kinh tế…

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 25

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

điệp cú pháp, ngôn ngữ sắc sảo, giọng văn hùng hồn

- Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục

nhã “bán nước ta hai lần cho Nhật” Thẳng tay khủng bố Việt Minh;

“thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”

→ Lời kết án đầy phẫn nộ, sôi sục căm thù:

+ Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quỳ gối, đầu hàng, bỏ

chạy…)

+ Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,…từ đó…)

* Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta:

- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứkhông phải thuộc địa của Pháp nữa Nhân dân ta đã nổi dậy giànhchính quyền khi Nhật hàng Đồng minh

- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ

mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa Pháp chạy, Nhật hàng, vua BảoĐại thoái vị

- Chế độ thực dân pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xóa bỏ

(thoát ly hẳn, xóa bỏ hết…) mọi đặc quyền, đặc lợi của chúng đối với

đất nước ta

- Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh

“quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”:

→ Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được,

đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ ChíMinh lập luận một cách chặt chẽ với những lý lẽ đanh thép, hùng hồn:

Đó là lối biện luận chặt chẽ, logic, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt,nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thốngmóc xích…

3.3 Phần còn lại: Lời tuyên bố với thế giới.

- Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đãthành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiểnnhiên)

- Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làmnên bằng xương máu và lòng yêu nước)

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 26

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh

Câu 4: Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập?

- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giácủa dân tộc Việt Nam: tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến;

khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toànthế giới; mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta

- Giá trị văn học: Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận đặcsắc: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữhùng hồn, đầy cảm xúc

- Giá trị tư tưởng: Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn tâm huyếtcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm củaNgười, đồng thời kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinhthần yêu chuộng độc lập, tự do, hòa bình

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Cách làm bài

* Mở bài: Nêu hiện tượng cần nghị luận

* Thân bài: - Giải thích rõ khái niệm về hiện tượng (nếu cần)

- Phân tích các mặt của hiện tượng đời sống được đề cập(dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để làm rõ)

+ Biểu hiện, thực trạng của hiện tượng xã hội cần nghị luận+ Nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng đó (cả nguyênnhân khách quan và chủ quan)

+ Tác động của hiện tượng đối với xã hội: Tích cực-> biểudương, ngợi ca; tiêu cực-> phê phán, lên án

+ Biện pháp phát huy (nếu là tích cực) hoặc ngăn chặn (nếu

là tiêu cực)

- Đánh giá, đưa ra ý kiến về hiện tượng xã hội đó

* Kết bài: - Tóm lược lại vấn đề.

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 27

- Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…

- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệthuật

2 Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, cónhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào, đồngthời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ởmiền tây Bắc Bộ Việt Nam

- Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộngnhưng chủ yếu là ở biên giớiViệt – Lào

- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội,chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnhsốt rét hoành hành dữ dội.Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấurất dũng cảm

- Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác Rời đơn vị cũ chưa

bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến (1948).Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến.

3 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến?

- Cảm hứng lãng mạn:

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 28

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậmcái phi thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núirừng miền tây

+ Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến

+ Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơmộng

+ Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sươnghuyền thoại

Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng

đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bàithơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm

4 Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến?

- Vùng núi hiểm trở, hoang vu, khắc nghiệt: Dốc cao khúc khuỷu,ngàn thước dựng đứng, chất ngất Vực sâu heo hút, thăm thẳm, lấptrong sương núi Vẻ hoang vu xa vắng gợi lên từ những tên làng, tênchâu, tên bản rất lạ tai

- Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng: Thiên nhiên Tây Tiến có cái hùng

vĩ, trùng điệp thăm thẳm đồng thời cũng có vẻ đẹp thơ mộng: Hươnghoa rừng thoang thoảng trong đêm, nếp nhà sàn thấp thoáng trong mưabay, dáng hình sơn nữ trên chiếc thuyền độc mộc giữa hai bờ lau sậyhoang vu, hoa trôi đong đưa trên dòng nước …

- Thiên nhiên hoang dã, huyền bí, thâm u: Ngòi bút Quang Dũng đãtrả lại cho núi rừng Tây Tiến vẻ huyền bí, thâm u ngàn đời của nó:

những con đường heo hút trong mây, trong sương lấp, những buổi

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 29

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trêu người, hồn lau nơi rừng núi

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: Sử dụng các từ ngữ giàu chất tạohình, hình ảnh độc đáo, lạ, nghệ thuật phối thanh ngắt nhịp Đặc biệtthủ pháp đối lập, bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn…làmcho thiên nhiên Tây Tiến vừa dữ dội hoành tráng mà không làm conngười run sợ, nản lòng

5 Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến?

a) Vẻ đẹp hào hùng:

+ Trong cuộc trường chinh gian khổ, người lính ở đây là những tríthức, học sinh, sinh viên xuất thân Hà Nội, chưa quen với gian lao, lạitrải qua cuộc hành quân dài ngày, địa hình hiểm trở, khắc nghiệt, phảiđối mặt với cái chết từ nhiều phía

+ Tư thế hành quân, dáng vẻ dữ dội khác thường của người lính (chú

ý một số hình ảnh: gục lên súng mũ bỏ quên đời, đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng…)

+ Lí tưởng chiến đấu cao đẹp và tinh thần hi sinh cho Tổ quốc (đi sâu

phân tích các hình ảnh: những nấm mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, chẳng về xuôi, âm thanh trầm hùng của sông Mã đưa tiễn những người

con hi sinh về đất mẹ)

b) Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

+ Vẻ đẹp của tình người: gian khổ, ác liệt, hi sinh, người lính ở đâyvẫn là những con người mơ mộng, lãng mạn, quyến luyến tình người(tình cảm với cô gái Mai Châu mùa nếp mới, những cô gái xiêm áo rực

rỡ vừa e lệ, vừa tình tứ trong đêm hội đuốc hoa, dáng kiều thơm của côgái Hà thành, dáng hình sơn nữ trên con thuyền độc mộc)

+ Cảm xúc về thiên nhiên: tinh tế trong phát hiện và cảm nhận cái đẹp(một nếp nhà sàn thấp thoáng trong mưa, hồn lau nơi bờ suối, dánghình sơn nữ buổi hoàng hôn, bông hoa đong đưa trên dòng nước…)

Dễ say đắm trước những vẻ đẹp man sơ và khác lạ (dốc thăm thẳm,cồn mây heo hút, thác gầm thét, cọp trêu người…)

+ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, nguyện dấn thân vào cuộc chiến đấuđược thể hiện qua quan niệm lãng mạn về người anh hùng (coi cái chếtnhẹ tựa lông hồng) và qua nếp sinh hoạt văn hoá ngay trong nhữngngày gian khổ, hi sinh (những đêm liên hoan văn nghệ trong rừng sâu)

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 30

các tráng sĩ trong văn học cổ mà vẫn hiện đại.

+ Bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn, thủ pháp đối lập tạo nên vẻ lãng mạn, bay bổng của người lính mà vẫn rất chân thực,tạo âm hưởng bi tráng cho bài thơ

-6 Hãy cho biết những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tây

Tiến của Quang Dũng?

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơbiến hóa linh hoạt

- Sự kết hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn

- Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính, những kết hợp từ độc đáo,những từ ngữ in đậm dấu ấn đời lính tạo nên tính chân thực, cụ thể,vừa sinh động vừa hấp dẫn

- Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc, khi tha thiết bồi hồi với nỗinhớ vời vợi, khi bừng lên với đêm hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉniệm bâng khuâng, khi trang nghiêm, bi hùng gắn với hình ảnh nhữngđồng đội một thời chiến đấu và hi sinh

7 Ý nghĩa văn bản?

Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trênnền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội Hình tượng người línhTây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hànhtrong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta

II ĐỀ VĂN và GỢI Ý LÀM BÀI (tham khảo)

Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Sông mã xa rồi tây tiến ơi!

… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Trích Tây Tiến - Quang Dũng)

Gợi ý làm bài

1 Mở bài:

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 31

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

bài thơ tiêu biểu nhất trong đời thơ của ông nói về những kỷ niệm vớitrung đoàn Tây Tiến Trung đoàn Tây Tiến thành lập năm 1947, hoạtđộng ở vùng Tây Bắc hoang vu, khắc nghiệt Đơn vị phần lớn là thanhniên Hà Nội: học sinh, sinh viên, trí thức… mà Quang Dũng là mộtthành viên

- Cuối năm 1948 Quang Dũng rời xa Tây Tiến, cảm xúc về những kỷ

niệm dâng trào, ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến (1948) sau đổi là Tây Tiến Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến

trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc

- Đoạn thơ trên nằm ở phần đầu bài thơ, đoạn thơ đã tái hiện lại khungcảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữtình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc

“nhớ chơi vơi” về một thời Tây Tiến

Sông mã xa rồi tây tiến ơi!

… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

2 Thân bài:

a Nỗi nhớ đơn vị Tây Tiến

- Trong tâm trí nhà thơ, Tây Tiến là một vùng đất đầy ắp kỉ niệm nên

mở đầu bài thơ là tiếng gọi thể hiện nỗi nhớ tha thiết, bâng khuâng, gợinhắc một địa danh đong đầy bao kí ức của đời lính

- Tây tiến ơi! – câu cảm vang lên là tiếng lòng da diết gắn liền với bao

kỉ niệm thân thương về đoàn quân Tây Tiến

- Nỗi nhớ đó vừa cụ thể vừa gắn liền với địa danh Tây Bắc: nhớ về rừng núi là nỗi nhớ vừa xa xôi, vừa không định hình; nhớ chơi vơi tạo

âm hưởng kéo dài, lan rộng, gợi mở một tâm trạng, cảm xúc vang xađến mênh mông vô tận

b Nhớ về những chặng đường hành quân

* Hình ảnh thiên nhiên miền Tây

- Nét đặc sắc đầu tiên của thiên nhiên miền Tây trong kí ức của QuangDũng chính là màn sương rừng mờ ảo: sương phủ dày ở Sài Khao,sương bồng bềnh ở Mường Lát đó không chỉ là màn sương của thiênnhiên mà còn là màn sương mờ của kỉ niệm, của nỗi nhớ nhung Cácđịa danh Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát từng gắn bó với người lính

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 32

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

nhắc tới (2 câu tiếp theo)

- Hiện thực khắc nghiệt đã được thi vị hóa bởi cảm hứng lãng mạn:

đêm sương trở thành đêm hơi bồng bềnh, những ngọn đuốc soi đường

di chuyển dọc theo con đường chiến sĩ hành quân được nhìn thànhnhững đóa "hoa" chập chờn, lung linh, huyền ảo Những thanh bằngnhẹ bỗng trong câu thơ càng làm đậm thêm sự hư ảo của màn sươngrừng Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã được cảm nhận một cách thi

vị bởi những tâm hồn lãng mạn, hào hoa

- Thiên nhiên mang vẻ đẹp lãng mạn vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa huyền

ảo, thơ mộng (4 câu tiếp theo)+ Điệp từ “dốc” gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau

+ Những từ láy tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm đặt trong câu thơ

nhiều thanh trắc góp phần miêu tả cảnh hùng vĩ, đầy hiểm trở của núirừng miền tây Con đường hành quân qua dốc núi vừa gập ghềnh, trắctrở, vừa cao, vừa sâu hun hút, con đường như dài ra theo bao nhiêu

nguy hiểm khó khăn, vất vả với cọp trêu người (chiều chiều, đêm đêm)

và thác cao nghìn thước

+ Điệp từ ngàn thước, “lên” đối lập “xuống”, nhịp thơ 4/3 như tô đậm

chiều cao, độ sâu và tạo một nét gãy đầy ấn tượng của núi đèo Chiềucao và chiều sâu của dốc núi dựng đứng đã đặc tả được sự nguy hiểmđối với chiến sĩ Dường như trong thế đứng hùng vĩ ấy, trong âmhưởng câu thơ có cả dáng mệt mỏi và nhịp thở đứt quãng nhọc nhằncủa chiến sĩ Tây Tiến

- Sau những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ là những đường nét thanhthoát, lãng mạn, mềm mại, khắc họa rõ nét vẻ đẹp thơ mộng trữ tình

của núi rừng Tây Bắc: Nhà ai pha luông mưa xa khơi, Nhớ ôi… nếp xôi Câu thơ với nhiều thanh bằng như tiếng thở phào nhẹ nhõm, thanh

thản sau khi vượt qua khó khăn Từ đỉnh núi, ánh nhìn vươn dài theocơn mưa rừng xa tận Pha Luông, không gian thơ mộng mở ra vớinhững mái nhà thấp thoáng gợi tình cảm gia đình ấm áp, gần gũi, tiếpthêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho người chiến sĩ sau chặngđường dài

- Cách nói “mùa em” vừa nhẹ nhàng, tình tứ vừa mới lạ, độc đáo

Tâm hồn lãng mạn, tinh tế của người lính Tây Tiến đang hòa một nhịp

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 33

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

cho chiến sĩ Những bữa cơm đầm ấm tình quân dân, những bát xôinếp thơm nồng kỉ niệm khiến câu thơ cuối khổ như một tiếng lòng dadiết, khắc khoải của hoài niệm

c Hình ảnh người lính Tây Tiến: Hồn nhiên, yêu đời, hào hùng, đầy khí phách.

- Vất vả, gian lao nên không ít người đã mệt mỏi Gục lên súng mũ bỏ quên đời Cách nói giảm làm dịu bớt đau thương – họ hi sinh như đi

vào giấc ngủ thanh thản – nhưng cũng không che giấu bớt những giankhổ, nhọc nhằn đã vắt kiệt sức của các chiến sĩ

- Ba chữ súng ngửi trời được dùng rất tự nhiên và cũng rất táo bạo,

gợi lên hình ảnh những người lính hành quân trên ngọn núi cao, mũisúng như trạm tới đỉnh trời Cách viết vừa tôn lên tầm cao, vừa gợi tảtầm vóc người lính như sánh ngang trời đất

- Ba chữ súng ngửi trời còn đem đến sự cảm nhận về tính cách người

lính Tuy trên đỉnh núi cao, họ vẫn giữ cho mình cái nhìn, cách nóihóm hỉnh, vui tươi của một tâm hồn trẻ trung, tinh nghịch và rất đổiyêu đời

3 Kết luận:

- Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã táihiện lại chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến Qua đó dựngnên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động về thiên nhiên miền tâyvừa hùng vĩ, hiểm trở vừa ấm áp nên thơ

- Những đường nét tạo hình như khắc sâu vào lòng người đọc ấntượng khó phai về thiên nhiên Tây Bắc Sự phối thanh nhịp nhàngkhiến đoạn thơ nghe như âm vang một khúc nhạc lâng lâng nhung nhớ

về một vùng đất Tây Bắc xa xôi bỗng trở nên thân thương gần gũi

Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang

Trang 34

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và của thơ ca thời kỳ

kháng chiến chống thực dân Pháp Bài thơ là những hồi tưởng gợi lạinhững kỷ niệm sâu sắc một thời của đoàn quân Tây Tiến

- Đoạn thơ trên là hoài niệm của nhà thơ về những kỉ niệm đẹp về tìnhquân dân trong đêm liên hoan và cảnh thiên nhiên sông nước miền Tâythơ mộng trữ tình

2 Thân bài:

a Những kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên

hoan văn nghệ đậm màu sắc lãng mạn, trữ tình được miêu

tả bằng những chi tiết lãng mạn: (4 câu thơ đầu)

- Sau những chặng đường hành quân vất vả, những người lính TâyTiến như bừng lên một sức sống mới trong đêm hội của núi rừng, bảnlàng Đêm hội ấy được khắc họa với những nét tiêu biểu: ánh đuốc rực

rỡ, âm thanh rộn ràng trong nhạc khèn lên man điệu Con người rạorực bốc men say

- Nhân vật trung tâm của đêm hội là những thiếu nữ Tây Bắc trong bộtrong xiêm áo rực rỡ, với điệu múa uyển chuyển, cặp mắt tình tứ, dángđiệu e thẹn đã làm xao xuyến tâm hồn các chàng lính trẻ

- Từ “bừng” là một nét vẽ có thần, chỉ ánh sáng của lửa đuốc, của lửatrại, còn có nghĩa chỉ sự tưng bừng, rộn ràng của tiếng khèn, tiếngtrống

- Câu cảm “Kìa em” vang lên trong một niềm vui ngỡ ngàng đầy trìumến, kết hợp với động từ “bừng” có sức gợi tả, gợi cảm cao thể hiệnđược những tình cảm, cảm xúc đang thăng hoa, trào dâng mãnh liệt

- “Em” vừa thơm hương kỉ niệm trong bát xôi nếp ngày nào bỗng rực

rỡ sáng ngời trong xiêm áo Biên giới xa xôi được nối lại gần trongtình cảm quân dân thắm thiết và bao cảm xúc tưng bừng của tuổi trẻ

Quá khứ như đang sống dậy rộn ràng trong tâm hồn Quang Dũng rồicất cao thành những lời thơ cháy bỏng, chan hòa trong bao âm thanh,sắc màu của đêm hội năm xưa

- Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp giàubản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tìnhcảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sốngcủa người lính Tây Tiến

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 35

- Giọng thơ có sự lắng lại khi không gian được trải rộng mênh mông.

- Cụm từ người đi, chiều sương ấy gợi cảm giác bảng lảng, xa xôi Cảcảnh vật lẫn con người đều được vẽ với nét mờ nhòe rất thơ mộng

- Đại từ ấy trong chiều sương ấy tác dụng gợi ra một buổi chiều cụ thể,

thấm đẫm kỷ niệm của nhà thơ và những người đồng đội, khiến chothời gian và không gian như cụ thể hơn, gần gũi hơn

- Cụm từ có thấy tạo ra cho câu thơ dáng dấp một câu hỏi gợi mở Câu

thơ gợi ra không gian một dòng sông trong một buổi chiều vắng lặng

- Cụm từ hồn lau nẻo bến bờ gợi nét huyền bí, đậm màu cổ tích của

khung cảnh sông nước, núi rừng Cỏ cây, cảnh vật như phảng phất có

linh hồn Sự kết hợp âm thanh trong các từ hồn, lau, nẻo, bến bờ tạo

âm hưởng đặc biệt xao xuyến

- Không tả mà chỉ gợi cái dáng người trên độc mộc cũng là gợi nhưngvẫn giúp người đọc hình dung được dáng đứng mềm mại, uyển chuyển

mà vững chãi của con người Tây Bắc

- Động từ trôi, tính từ đong đưa làm cho bức tranh thiên nhiên xao

- Bức tranh sông nước miền tây nên thơ, trữ tình được khắc họa vớibút pháp miêu tả chấm phá hòa lẫn cùng tình người đã và đang xa cáchcàng trở nên ấn tượng và gợi cảm

3 Kết luận:

- Đoạn thơ là nhịp của một trái tim đang đong đầy những yêu thương,lưu luyến, gắn bó không rời với đất, với người giúp ta thấy rõ hơn nétđẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và của người lính nói chung

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 36

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

cách tuyệt đẹp qua bút pháp tài hoa và hồn thơ lãng mạn

Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang

Rừng biển quê hương, Rừng về xuôi, Nhà đồi, Mây đầu ô

- Tây Tiến là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng viết năm 1948 ở Phù

Lưu Chanh Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính cụ

Hồ - những con người đẹp nhất của thế kỉ XX

- Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay, đã khắc họa được hình ảnh nhữngchiến sĩ Tây Tiến dũng cảm, kiêu hùng và đầy hào hoa, lãng mạn

2 Thân bài:

a Chân dung người lính Tây Tiến

- Các chi tiết tả thực không mọc tóc, quân xanh màu lá đã khắc họa

được diện mạo của người lính Tây Tiến, đồng thời phản ánh hiện thực

về những gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nơi chiến trường miền tây Nhàthơ không hề né tránh những khó khăn gian khổ mà người lính gặpphải trong những buổi đầu chống Pháp, cách nói của nhà thơ cho tacảm giác ông đang tô đậm, nhấn mạnh cái vẻ ngoài khác thường củahọ

- Đối lập với vẻ ngoài ốm yếu xanh xao đó là tinh thần mạnh mẽ, hình

ảnh dữ oai hùm đã nói lên được điều ấy: vẻ dũng mãnh như hổ báo

chính là kết quả của lòng yêu nước, căm thù giặc mãnh liệt

b Tâm hồn, khí phách: hào hoa, lãng mạn, kiêu hùng

- Không chỉ dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mộng qua biên giới đã tô đậm

khí thế, quyết tâm của họ

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 37

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

những giấc mơ hào hoa và lãng mạn Chính những điều tưởng chừngnhư đơn giản ấy lại là một động lực tiếp thêm sức mạnh cho họ trênđường hành quân gian lao, giúp họ có thể trụ vững trong hiện tại khốcliệt

c Lí tưởng sống cao đẹp

- Nhà thơ đã không trốn tránh khi nói đến hiện thực đau thương mặc

dù đã có sử dụng biện pháp nghệ thuật nói giảm (thay chiếu, về đất): hi

sinh không có một manh chiếu để chôn, người chiến sĩ nằm xuống vớichính chiếc áo bạc phai đời lính; hình ảnh những nấm mồ vô danh đó

rải rác khắp biên cương nơi xứ lạ Những từ Hán Việt như biên cương, viễn xứ đã làm tăng thêm sự thành kính trân trọng với người đã khuất

và khiến giọng thơ dẫu có làm lòng người ngậm ngùi thương xótnhưng vẫn cất cao âm hưởng hào hùng, bi tráng

- Sau những đau thương mất mát, những câu thơ sau chuyển giọng,cách ngắt nhịp thay đổi, âm vang mạnh mẽ để phản ánh lí tưởng caođẹp: vì nước quên mình, sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân cho Tổ quốc

Chẳng tiếc đời xanh như một lời khẳng định hùng hồn của người trai

thời loạn

- Sự hi sinh của những người lính dẫu để lại nhiều day dứt, xót xa

nhưng với cách nói giảm nhẹ anh về đất khiến ta có cảm giác sự ra đi

này trở nên thanh thản, nhẹ nhàng lạ thường Những người con ưu túcủa đất nước, những người anh hùng của thời đại như vừa hoàn thànhxong một chặng hành trình dài: quyết tử cho tổ quốc quyết sinh – xongnhiệm vụ anh trở về với vòng tay rộng mở bao la của đất mẹ trongtiếng sông Mã gầm vang đưa tiễn Câu thơ diễn tả sự hi sinh thầm lặng

mà cao cả, cái chết nhẹ nhàng, thanh thản mà gây xúc động lớn laotrong lòng người, làm lay động cả thiên nhiên Nỗi bi thương ấy vợi đinhờ cách nói giảm, rồi bị át hẳn trong tiếng gầm vang dữ dội của consông khiến bài thơ mang âm hưởng anh hùng ca, thấm đẫm tinh thần

bi tráng, hào hùng

3 Kết luận:

- Khổ thơ đã dựng nên một tượng đài bất tử về người lính Ngườichiến sĩ Tây Tiến hào hoa, anh dũng, kiêu hùng một thời đã gây nên ấntượng sâu sắc cũng như mối xúc động lớn lao cho bao thế hệ người

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 38

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

cả vẫn là một khí phách hiên ngang, một khát vọng, lí tưởng sống caođẹp đáng trân trọng Đây cũng chính là chất bi tráng của tác phẩm

- Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn tạo nên một khúcquân hành, khúc độc hành đặc sắc

* Lưu ý khả năng tích hợp NLXH

Ví dụ: Từ câu thơ: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” trong

đoạn thơ trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề

lí tưởng sống của thanh niên thời nay.

TỐ HỮU Câu 1 Nêu những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu?

- Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp,thơ mộng, trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẩm cổkính,… và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóacung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca,điệu hò như nam ai nam bình, mái nhì, mái đẩy…

- Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạtnhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian Mẹ nhà thơcũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ Từ nhỏ Tố Hữu đãsống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ Phong cách nghệ và giọngđiệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế

- Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, thamgia cách mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939 - 1942,sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạngtháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế Sau cách mạng ônggiữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tụclàm thơ

Câu 2 Trình bày con đường thơ của Tố Hữu ?

Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam

từ những năm 1940 cho đến sau này

a Tập thơ Từ ấy (1946) gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 –

1946) Tác phẩm được chia làm ba phần:

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 39

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

chủ Đông Dương, chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình…

- Xiềng xích (30 bài) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau

và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng

- Giải phóng (14 bài) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độclập nhằm ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiệnniềm vui chiến thắng

Những bài thơ tiêu biểu: Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,…

b Tập thơ Việt Bắc (1954)

- Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp

- Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiếnvới những cung bậc cảm xúc tiêu biểu: tình yêu quê hương đất nước,tình đồng chí đồng đội, tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng

Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước

c Gió lộng (1961):

+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

+ Phong trào đấu tranh chống Mĩ - Ngụy ở miền Nam

- Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với nhữngquan hệ xã hội tốt đẹp Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác

Hồ và nhân dân

d Ra trận (1971), Máu và Hoa (1977)

Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấucủa dân tộc Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh

3 Trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

- Về nội dung thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:

+ Trong việc biểu hiện tâm hồn: hướng về cái ta chung+ Trong việc miêu tả đời sống: mang đậm tính sử thi+ Những tư tưởng, tình cảm lớn của con người; những vấn đề lớn lao

của đời sống được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, ngọt ngào tha thiết rất tự nhiên.

- Về nghệ thuật biểu hiện: thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc Phối

hợp tài tình ca dao, dân ca các thể thơ dân tộc và “thơ mới” Vận dụngbiến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâmhồn người Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ nhớ

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Trang 40

1 Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc ?

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dươngđược ký kết vào tháng 7 năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc

- Sau chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp thắng lợi,Trung ương Đảng và những cán bộ kháng chiến từ chiến khu Việt Bắctrở về thủ đô Hà Nội, từ miền núi về đồng bằng, miền xuôi

- Nhân sự kiện lịch sử trọng đại này, tháng 10 - 1954, Tố Hữu hoàn

thành bài thơ Việt Bắc, tác phẩm gồm 150 câu viết theo thể thơ lục bát.

2 Nội dung cơ bản của bài thơ Việt Bắc ?

- Bài thơ nói lên ân tình đối với quê hương cách mạng và tình cảm củanhân dân Việt Bắc đối với Đảng, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến Bàithơ như muốn nhắc nhở mọi người đừng quên quê hương cách mạng,quên những ngày tháng gian lao mà đầy niềm vui, đầy kỷ niệm và ântình

- Bài thơ có hai phần:

+ Phần đầu tái hiện một giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của cáchmạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc đồng thời nói lên mối ântình thủy chung giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến

+ Phần hai nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong mộtcảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ca ngợi công

ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc

- Bài thơ đậm chất dân gian và cổ điển đồng thời cũng rất mới mẻtrong tư tưởng và chất liệu hiện thực, mới mẻ trong hình ảnh, giọngđiệu, nhịp thơ, ngôn ngữ

→ Đây là bài thơ đạt đỉnh cao trong sự nghiệp thơ Tố Hữu, là tácphẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ chống Pháp

Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một của bài thơ

3 Nêu ý nghĩa của văn bản?

Truy cập http://www.tailieupro.com/ để có thêm nhiều tài liệu hay và thú vị nhé ;)

Ngày đăng: 16/04/2019, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w