Câu 7: Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhằm giữa các nuclêôtit không theo nguyên tắc bồ sung khi ADN nhân đôi là... Trình tự các cặp nuclêôtit trên gen đã tổng hợp đoạn pô
Trang 1PHAN NAM: DI TRUYEN HỌC
CHƯƠNG I CO’ CHE DI TRUYEN VA BIEN DI KIEN THUC CAN NHO:
- Cấu trúc chung của các gen bao gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit:
+ Ving diéu hoà nằm ở đầu 3" của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình
phiên mã
+ Vùng mã hoá mang thông tin mã hoá các axit amin Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục
(gen không phân mảnh) Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục (gen phân
mảnh)
+ Vùng kết thúc nằm ở đầu 5° của mạch mã góc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã
2 Mã di truyền
- Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau mã hoá cho một axit amin Mã di truyền được
đọc từ 1 điểm xác định và liên tục theo từng bộ ba nuclêôtit (không chồng gối lên nhau) Mã di truyền có tính đặc
hiệu, tính thoái hoá và tính phổ biến
+ Tính đặc hiệu: một bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loai axit amin
+ Tính thoái hoá: nhiều bộ ba khác nhau mã hoá cho một loại axit amin
+ Tỉnh phổ biến: các loài sinh vật có chung bộ mã di truyền
- Có 3 loại bộ ba kết thúc (U44, U4AG, UG4) và bộ ba 4UG vừa là mã mở đầu, vừa mã hoá cho mêtiônin
(sinh vật nhân thực) hoặc foocmin-mêtiônin (sinh vật nhân sơ)
3 Quá trình nhân đôi ADN
ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn Nhờ đó, hai phân tử ADN con được tạo
ra hoàn toàn giống nhau và giông với phân tử ADN mẹ
- Nguyên tắc bồ sung: Trong quá trình nhân đôi ADN, dựa trên hai mạch khuôn, enzim ADN pôlimeraza
đã sử dụng các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bao dé tổng hợp nên các mạch mới theo nguyên tắc bồ sung:
A-=T,G-X
Vì enzim ADN pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5° — 3', nên:
+ Trên mạch khuôn 3° —>5° thì mạch mới bổ sung được tổng hợp liên tục (cùng chiều tháo xoắn)
+ Trên mạch khuôn 5°—>3° thì mạch mới bổ sung được tổng hợp từng đoạn Okazaki ngắn (ngược chiều
tháo xoắn) Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại nhờ enzim ligaza
- Nguyên tắc bán bảo tôn: Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là mới tổng hợp, còn mạch kia là của
ADN mẹ
4 Sinh tổng hợp prôtêin (sự biểu hiện của gen)
Quá trình tổng hợp prôtêïn trải qua hai giai đoạn: phiên mã và dịch mã
a Phiên mã: thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen (mạch 3°—› 5°) được phiên mã thành phân tử
mARN (mạch mã sao) theo nguyên tắc bổ sung: A - U, T- A,G— X,X-G
- O'té bao nhân sơ, mARN sau phiên mã là mARN trưởng thành được sử dụng ngay để dịch mã
- Ở phân lớn tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã chỉ là đạng sơ khai, sau đó phải cắt bỏ các intron rồi
nối các êxon với nhau tạo ra mARN trưởng thành
b Dịch mã: là quá trình tổng hợp prôtê¡n, trong đó các tARNÑ mang các axit amin tương ứng đặt đúng vị trí
trên mARN (theo nguyên tắc bỗ sung: A — U, G - X) trong ribôxôm để tông hợp nên chuỗi pôlipeptit
Nhu vay, thông tin di truyện trong ADN (gen) được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế
phiên mã từ ADN sang mARN rôi dịch mã từ mARN sang prôtê¡n và từ prôtê¡n quy định tính trạng, tính chất của
5 Sự điều hoà hoạt động cúa gen
Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi cơ chế điều hoà Điều hoà hoạt động của gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào, đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như với sự phát triên bình thường của cơ thé
- Ởsinh vật nhân sơ, sự điều hoà chủ yêu diễn ra ở giai đoạn phiên mã trong các opêron, dựa vào sự tương tác cia prétéin điều hoà với trình tự đặc biệt trong vùng điều hoà của gen Gen điều hoà (R) giữ vai trò quan trọng trong việc đóng mở các gen cấu trúc trong opéron (Z, Y, A) đẻ có thể tổng hợp prôtêïn cần thiết vào lúc cần
thiệt
- Ởsinh vật nhân thực, cơ ché điều hoà thé hiện ở nhiều mức độ: điều hoà trước phiên mã, trong phiên mã
và sau phiên mã, điều hoà dịch mã và sau dịch mã Ngoài ra còn có gen gây tăng cường và gen gây bắt hoạt tham gia cơ chế điều hoà
6 Đột biến gen
- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen Những biến đổi này thường liên quan tới một
cặp nuclêôtit (được gọi là đột biến điểm) hay một số cặp nuclêôtit
- Thường gặp các dạng đột biến điểm như: thay thế một cặp nuclêôtit, thêm một cặp nuclêôtit, mắt một cặp nuclêôtit
- Cơ chế phát sinh đột biến gen: là do sự bắt cặp không đúng (sai nguyên tắc bổ sung) trong nhân đôi ADN, do những sai hỏng ngẫu nhiên, do tác động của các tác nhân gây đột biến (vật lí, hoá học, sinh học) Đột biến gen phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân và cấu trúc của gen
- Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại, một số đột biến gen không có lợi và cũng không gây hại làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú và là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giông
- Đột biến thành gen trội biéu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến, đột biến thành gen lặn chỉ biểu hiện khi là thể đồng hợp tử về gen lặn Đột biến ở tế bào xôma chỉ biểu hiện ở một phan cơ thể (gọi là thể khám)
I Cơ sở tế bào của di truyền và biến di
1 Nhiễm sắc thể là cơ sớ vật chất của di truyền và biến dị ở mức tế bào
- Ở mức tế bào, thông tin đi truyền được tổ chức thành các NST
+ Ở vi khuẩn, chỉ có một NST chứa một phân tử ADN trần, dạng vòng NST này chứa đầy đủ thông tin giúp cho tế bào có thể tồn tại và phát triển Ngoài ra, một số tế bào nhân sơ còn chứa các phân tử ADN nhỏ, dạng vòng trong tế bào chất là các plasmit
+ Ở sinh vật nhân thực, NST năm trong nhân tế bào có hình thái, số lượng va cau trúc đặc trưng cho loài Cấu trúc của NST ở sinh vật nhân thực có các mức xoắn khác nhau: Phân tử ADN-> đơn vị cơ bản nuclêôxôm
—> sợi cơ bản > sgi nhiễm sắc —> crômatit
- Cấu trúc xoăn giúp các NST có thể xếp gọn trong nhân tế bào cũng như giúp điều hoà hoạt động của các gen và NST dễ dàng di chuyền trong quá trình phan bao
- NST có các chức năng khác nhau như: lưu trữ, bảo quản và truyền dat thong tin di truyền, giúp tế bào
phân chia đều vật chất di truyền cho tế bào con và điều hoà hoạt động của các gen
- Bộ NST lưỡng bội (2n) ở tế bào xôma và đơn bội (n) ở giao tử Bộ NST này được di truyền ồn định qua
các thế hệ tế bào nhờ có nguyên phân và qua các thé hệ cơ thê nhờ sự kết hợp giữa các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tính
2 Đột biến nhiễm sắc thé Đột biến NST gồm hai loại là đột biến cầu trúc NST và đột biến số lượng NST
a Đột biến cấu trúc NST
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc NST dẫn đến sự sắp xếp lại các gen, làm thay đổi hình dạng và cầu trúc của NST
- Các dạng đột biến cấu trúc NST: mắt đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn
- Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là: do tác động của các tác nhân gây đột biến làm NST bị đứt gãy, ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi NST và trao đổi đoạn không tương ứng giữa các crômatit khác nguồn
b Đột biến số lượng NST
Trang 2
* Đột biến số lượng NST gồm 2 dạng là thê lệch bội và thé đa bội
„ - Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST, chỉ xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng trong
tê bào
+ Thể lệch bội thường có các dạng: thé không, thê một, thể ba, thé bốn „ `
+ Cơ chê phát sinh thê lệch bội là do sự không phân lí của một hay một sô cặp NST tuong dong trong phan
bào
- Thể đa bội gồm hai dạng là tự đa bội và dị đa bội
+ Tự đa bội là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n (đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n
đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n ) Cơ chế phat sinh là do sự không phân li của tắt cả các cặp NST tương đồng trong phân
bào
+ Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong tế bào Cơ chế phát
sinh là do sự kêt hợp các giao tử không giảm nhiêm (2n) từ hai loài khác nhau, hay do lai xa kêt hợp với đa bội
hoá
+ Đa bội thể diễn ra ở thực vật, hiếm Xảy ra Ở động vật
* Hậu quả chung của đa bội là tế bào đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội, quá trình sinh tổng hợp các
chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt
BÀI 1 GEN, MÃ DI TRUYÈN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Câu 1: Gen là gì?
A Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pélipeptit
B Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử
ARN
C Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử
ARN
D Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số
loại phân tử ARN
Câu 2: Điều nào không đúng với cầu trúc của gen?
A Vùng kết thúc năm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã
B Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình dịch mã
C Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình phiên mã
D Vùng mã hoá ở giữa gen mang thông tin mã hoá axit amin
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc va gen điều hoà là
A về khả năng phiên mã của gen B về chức năng của prôtêin do gen tổng hợp
C về vị trí phân bố của gen D về cấu trúc của gen
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A Tính phổ biến B tính đặc hiệu € Tính thoái hoá D Tính bán bao ton
Câu 5: Mã di truyền có tính thoái hoá là hiện tượng
A có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin
B có nhiều axit amin được mã hoá bởi một bộ ba
C có nhiều bộ hai mã hoá đồng thời nhiều axit amin
D một bộ ba mã hoá một axit amin
Câu 6: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
A Tính liên tục B Tính đặc hiệu C Tính phô biến D Tính thoái hoá
Câu 7: Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng
A trình tự của các bộ 4 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pélipeptit
B trình tự của các bộ I nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit
C trình tự của các bộ 2 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit
D trình tự của các bộ 3 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit
Câu 8: Một axit amin trong phân tử prôtêin được mã hoá trên gen dưới dạng
A mã bộ một B mã bộ hai C mã bộ ba D mã bộ bốn
Câu 9: Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?
A Vì mã bộ một và bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền
B Vì số nuclêôtit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi pôlipeptit
C Vì số nuclêôtit ở hai mach của gen dai gap 6 lần số axit amin của chuỗi polipeptit
D Vì 3 nuclêôtit mã hoá cho 1 axit amin thì số tổ hợp sẽ là 4° = 64 bộ ba đủ đê mã hoá 20 loại axit amin Câu 10: Số bộ ba mã hoá cho các axit amin là
A 61 B 42 C 64 D 21
Câu 11: Giả sử một gen chỉ được cấu tạo từ 2 loại nuclêôtit guanin và xitôxin Trên mạch mang mã gốc của gen
đó, có thể có tối đa bao nhiêu bộ ba?
A.2 B.64 C.8 D 16
Câu 12: Bộ ba nào dưới đây là bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin) làm nhiệm vụ báo hiệu kết thúc việc tổng hợp protéin?
A AUA, AUG, UGA B UAA, UAG, UGA
C UAX, AXX, UGG D UAA, UGA, UxG
Câu 13: Bộ ba mở đầu trên mARN là
A.UAA B AUG C AAG D UAG
Câu 14: Các bộ ba khác nhau bởi
A trật tự của các nuclêôtIt B thành phần của các nuclé6tit
C số lượng của các nuclêôtit D trật tự và thành phần của các nuclêôtit
Câu 15: Mã di truyền trên mARN được đọc theo
A một chiều từ 3° đến 5" B Hai chiều tuỳ theo vị trí của enzim
C ngược chiều di chuyền của ribôxôm D một chiều từ 5° đến 3"
Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với mã di truyền?
A Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ ba nuclêôtit kế tiếp nhau quy định một axit amin
B Mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là một loại axit amin được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba
C Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng cụm ba nuclêôtit, không gối lên
nhau
D Mã di truyền mang tính riêng biệt, mỗi loài sinh vật có một bộ mã di truyền riêng
Câu 17: Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
A Lục lạp, trung thé, ti thé B Ti thé, nhan, luc lap
C Luc lap, nhan, trung thé D Nhan, trung thé, ti thé
Câu 18: Quá trình nhân đôi của ADN còn được gọi là quá trình
A tái bản, tự sao B phiên mã C dịch mã D sao mã
Câu 19: Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở
A pha G¡ của kì trung gian B pha G› của kì trung gian
€ pha S của kì trung gian D pha M của chu kì tê bào
Câu 20: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng
A chi đảm bảo duy trì thông tin đi truyền ồn định qua các thế hệ tế bào
B chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền 6n định qua các thế hệ cơ thé
C đảm bảo duy trì thông tin di truyền ôn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể
D đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chat
Câu 21: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyên trên mỗi mạch khuôn của ADN
A theo chiều từ 5° đến 3'
B theo chiều từ 3° đến 5"
C di chuyén một cách ngẫu nhiên
D theo chiều từ 5° đến 3° trên mach này và 3° đến 5° trên mạch kia
Câu 22: Quá trình tự nhân đôi ADN, chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục mach còn lai tng hợp gián đoạn vì enzim ADN - pôlimeraza
A chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 3 > 5 va tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ s > 3
B chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiéu 5 > 3) và tông hợp mạch mới bổ sung theo chiéu tir3 > 5
C có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 5 — 3 có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 3 > 5’ và mạch mới luôn tong hợp theo chiều từ 5` > 3’ -
D có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 5` —> 3` có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 3` —> 5` và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều từ 3` —› S”
Câu 23: Quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza có vai trò
Trang 3A tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự đo theo
nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN
B bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch ADN
C lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bồ sung với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn của ADN
D bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi
Câu 24: Nguyên tắc bồ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi ADN là
A A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
B A liên kết với X, G liên kết với T
C A liên kết với U, G liên kết với X
D A liên kết với T, G liên kết với X
Câu 25: Trong quá trình nhân đôi ADN, các nuclêôtit tự do sẽ tương ứng với các nuclêôtit trên mỗi mạch của
phân tử ADN theo cách
A nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó
B dựa trên nguyên tắc bổ sung (A —T, G— X)
C các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung với bazơ nitric có kích thước bé
D ngẫu nhiên
Câu 26: Đoạn okazaki là
A đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN cũ trong quá trình nhân đôi
B các đoạn ADN mới được tổng hợp thành từng đoạn ngắn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN
trong quá trình nhân đôi
C các đoạn ADN mới được tổng hợp thành từng đoạn ngắn theo hướng cùng chiều tháo xoắn của ADN
trong quá trình nhân đôi
D các đoạn ADN mới được tổng hợp trên hai mạch của phân tử ADN cũ trong quá trình nhân đôi
Câu 27: Các mạch đơn mới được tông hợp trong quá trình nhân đôi ADN hình thành theo chiều
A cùng chiều với mạch khuôn B.3' đến 5
C 5° đến 3° D cùng chiều tháo xoắn của ADN
Câu 28: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
B Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có
cấu trúc đã thay đổi
C Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
D Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau
Câu 29: Sự nhân đôi ADN ngoài nhân (trong tỉ thể, lạp thẻ) diễn ra
A độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân
B phụ thuộc với sự nhân đôi của ADN trong nhân
C phụ thuộc với sự nhân đôi của tế bào
D trước khi nhân đôi của ADN trong nhân
Câu 30: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở
A đưa đến sự nhân đôi của NST B đưa đến sự nhân đôi của tỉ thể
C đưa đến sự nhân đôi của trung tử D đưa đến sự nhân đôi của lạp thể
Câu 31: Sau khi kết thúc nhân đôi, từ một ADN mẹ đã tạo nên
A hai ADN, trong đó mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp
B một ADN mới hoàn toàn và một ADN cũ
C hai ADN mới hoàn toàn
D hai ADN, trong đó mỗi mạch có sự xen đoạn cũ và đoạn mới được tổng hợp
Câu 32: Phân tử ADN ở vi khuẩn E.co/¡ chỉ chứa NÌŠ phóng xạ Nếu chuyên E.eø/ này sang môi trường chỉ có
NỈ thì sau 4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa NỈ?
A Có 4 phân tử ADN B Có 2 phân tử ADN
C Có 8 phân tử ADN D Có I6 phân tử ADN
Câu 33: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi ADN ở E.coli về:
1- Chiều tổng hợp; 2 — Các enzim tham gia; 3 - Thành phần tham gia;
- 4 - Số lượng các đơn vị nhân đôi; 5 ~ Nguyên tắc nhân đôi
Tông hợp đúng là
A 1,2 B 2, 3 C 2,4 D 3,5
Câu 34: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80,
T = 30 Sau một lan nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp s6 nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
BAI 2 PHIEN MA VA DICH MA
Câu 1: Các loại bazơ nitơ có trong cấu trúc của phân tử ARN là
A ađênin, timin, guanin, xitôzin B adénin, uraxin, guanin, xit6zin
C adénin, timin, guanin, xit6zin, uraxin D adénin, purin, guanin, xit6zin
Câu 2: Phân tử đường có trong cấu trúc của ARN là
A fruct6zo B ribôzơ € đêôxiribôzơ D mantôzơ
Câu 3: Sinh vật có ARN đóng vai trò vật chất di truyền là
A một số vi sinh vật cô B một số loài sinh vật nhân thực
C một số loài vi khuẩn D một số loài virut
Câu 4: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A mARN B.tARN C rARN D ARN cua vi rut
Câu 5: Loại ARN nào có nhiều chủng loại nhất trong tế bào?
A mARN B.tARN C.rARN D tARN và rARN
Câu 6: Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong tổng hợp prôtêïn là
A mARN B.tARN C rARN D ADN
Câu 7: Thành phan nào sau đây không tham gia trực tiếp dịch mã?
A mARN B.tARN C Ribôxôm D ADN
Câu 8: Phân tử mARN được tạo ra từ mạch khuôn của gen được gọi là
A bản mã sao B ban ma gốc C bản đối mã D bản dịch mã
Câu 9: Mô tả nào dưới đây về phân tử tARN là đúng nhất?
A tARN là một pôlinuclêôtit mạch thắng, có số nuclêôtit tương ứng với số nuclêôtit trên mạch khuôn của
gen cấu trúc
B tARN là một pôlinuclêôtit, có đoạn mạch thắng các nuclêôtit của phân tử liên kết trên cơ sở nguyên tắc
bồ sung, có đoạn cuộn xoắn tạo nên các thuỳ tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một đầu mang bộ ba đối
mã (anticôđon)
C tARN là một pôlinuclêôtit cuộn xoắn ở một đầu trên cơ sở nguyên tắc bổ sung ở tất cả các nuclêôtit của phân tử, có đoạn tạo nên các thuỳ tròn, một đâu mang axit amin đặc hiệu và một đâu mang bộ ba đôi mã
(anticôđon)
D tARN là một pôlinuclêôtit cuộn lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung,
có đoạn tạo nên các thuỳ tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang bộ ba đối mã (anticôđon) Câu 10: Chức năng của mỗi mARN là
A chứa thông tin để tong hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ
B chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực hay một số chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ
C chứa thông tin đề tổng hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ hay một số chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực
D chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ và nhân thực
Câu 11: Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã?
A Sự truyền thông tin di truyện từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn
B Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể
C Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân
D Sự tông hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN
Câu 12: Sự tổng hợp ARN được thực hiện
A theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen (mạch 3` — 5)
B theo nguyên tắc bán bảo tồn
Trang 4C theo nguyên tác bổ sung trên hai mạch của gen
D theo nguyên tắc bổ sung và bán bao ton
Câu 13: Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimeraza đã di chuyền theo chiều
A từ 3° đến 5" B từ giữa gen C chiều ngẫu nhiên _D từ 5' đến 3"
A từ 3° đến 5" B mạch khuôn C tir 5’ dén 3’ D ngâu nhiên
Câu 15: Hoạt động nào không đúng đôi với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã?
A ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ
sung (A - U,T—~ A,G-— X, X- G) theo chiều 3’ đến 5"
B Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn
C ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tính hiệu kết thúc thì đừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được
giải phóng
D ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tong hợp mạch mARN bé6 sung véi khuôn theo nguyên tắc bổ
sung (A =U,T— A,G-— X,X-= G) theo chiều 5° đến 3"
Câu 16: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là
A A liên kết với U, T liên kết voi A, G liên kết với X, X liên kết với G
B A liên kết với X, G liên kết với T
C A liên kết với U, G liên kết với X
D A liên kết với T, G liên kết với X
Câu 17: Sự hình thành phân tử mARN trong phiên mã được thực hiện theo cách
A nhom OH 6 vi tri thir 3’ cia đường ribôzơ thuộc nuclêôtit trước gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5” của
đường ribôzơ thuộc nuclêôtit sau
B nhóm OH ở vị trí thứ 3° của đường ribôzơ thuộc nuclêôtit sau gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5” của
đường ribôzơ thuộc nuclêôtit trước
C nhóm OH ở vị trí thứ 3° của đường đêôxiribôzơ thuộc nuclêôtit trước gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí
5” của đường đêôxiribôzơ thuộc nuclêôtit sau
D nhóm OH ở vị trí thứ 3” của đường đêôxiribôzơ thuộc nuclêôtit sau gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5°
của đường đêôxiribôzơ thuộc nuclêôtit trước
Câu 18: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn mạch bổ sung là
AGX TTA GXA?
A TXG AAT XGT B UXG AAU XGU
C AGX TTA GXA D AGX UUA GXA
Câu 19: Trong quá trình phiên mã của một gen
A nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó đề phục vụ cho quá trình dịch mã
B chỉ có một mARN được tông hợp từ gen đó trong chu kì tế bào
C nhiều rARN được tong hợp từ gen đó đề tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình
dịch mã
D có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế bào
Câu 20: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là
A trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần
B thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
C đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza
D việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bỗ sung
Câu 21: Nguyên tắc khuôn mẫu được thẻ hiện
A chỉ trong cơ chế tự nhân đôi và phiên mã
B chỉ trong cơ chế dịch mà và tự nhân đôi
C chỉ trong cơ chế phiên mã và dịch mã
D trong các cơ chế tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã
Câu 22: Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
A Nhân B TẾ bao chat C Mang té bao D Thé Gongi
Câu 23: Trong quá trình dịch mã, các axit amin tự do trong môi trường nội bào
A trực tiếp tới ribôxôm đề tham gia dịch mã
B tới ribôxôm dưới dạng được hoạt hoá bởi ATP
C được hoạt hoá nhờ ATP, sau đó liên kết với tARN đặc hiệu tạo nên phức hợp aa-tARN nhờ enzim đặc hiệu rồi tới ribôxôm tham gia dịch mã
D kết hợp với tiểu đơn vị bé của ribôxôm đề tham gia dịch mã
Câu 24: Axit amin mêtiônin được mã hoá bởi mã bộ ba
A AUU - B AUX C AUG D.AUA -
Câu 25: ARN vận chuyên (tARN) mang axit amin mở đâu tiên vào ribôxôm có bộ ba đôi mã là
A UAX B AUX C AUA D XUA
Câu 26: Nguyên tắc bồ sung được thẻ hiện trong cơ chế dịch mã là
A A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
B A liên kết với X, G liên kết với T
C A liên kết với U, G liên kết với X
D A liên kết với T, G liên kết với X
Câu 27: Ribôxôm dịch chuyền trên mARN như thế nào?
A Dịch chuyên đi một bộ hai trên mARN B Dịch chuyên đi một bộ một trên mARN
C Dịch chuyền đi một bộ bón trên mARN _D Dịch chuyền đi một bộ ba trên mARN
Câu 28: Pôlixôm (pôliribôxôm) có vai trò gì?
A Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục
B Làm tăng năng suất tong hợp prôtêin cùng loại
C Làm tăng năng suất tong hợp prôtêin khác loại
D Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác
Câu 29: Sự hình thành chuỗi pôlipeptit luôn luôn diễn ra theo chiều nào của mARN?
A 5' đến 3" B.3' đến 5° C 5 đến 3 D 3 đến 5
Câu 30: Hai cơ chế đều diễn ra theo những nguyên tắc gióng nhau là
A tự sao và phiên mã B tự sao và dịch mã
C tự sao và nhân đôi D phiên mã và dịch mã
Câu 31: Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là
A valin B mêtiônin € alanin D formyl mêtiônin
Câu 32: Ở sinh vật nhân thực, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình địch mã là
A valin B mêtiônin € alanin D formyl mêtiônin
Câu 33: Pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp ở tế bào nhân thực đều
A bắt đầu bằng axit amin mêtiônin
B bắt đầu bằng axit amin foocmin mêtiônin
C kết thúc bằng axit amin mêtiônin
D kết thúc bằng mêtiônin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ
Câu 34: Quá trình dịch mã kết thúc khi
A ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần lớn và bé
B ribôxôm gắn axit amin mêtiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit
C ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAU, UAX, UXG
D ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA
Câu 35: Khi dịch mã, bộ ba đối mã (anticôđon) tiếp cận với bộ ba mã sao (côđon) theo chiều nào?
A Từ 5° đến 3' B Từ 3' đến 5"
C Tiếp cận ngẫu nhiên D Luân phiên theo A và P
Câu 36: Đối với quá trình dịch mã di truyền điều không đúng với ribôxôm là
A trượt từ đầu 5' đến 3° trên mARN
B bắt đầu tiếp xúc với mARN từ mã bộ ba AUG
C tách thành hai tiểu phần sau khi hoàn thành dịch mã
D vẫn giữ nguyên cấu trúc sau khi hoàn thành việc tổng hop prétéin
Câu 37: Nội dung nào dưới đây là không đúng?
A Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tông hợp, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi 'pôlipeptit
B Sau khi quá trình dich ma hoan tat, ribôxôm tách khỏi mARN và giữa nguyên câu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo
C Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm đẻ bắt đầu
dịch mã
Trang 5D Tất cả các protéin sau khi dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cầu
trúc bậc cao hơn đề trở thành prôtêïn có hoạt tính sinh học
Câu 38: Bản chất của mối quan hệ ADN — ARN - Prôtêin là
A Trình tự các ribônuclêôtit —> trình tự các nuclêôtit —> trình tự các axit amin
B Trình tự các nuclêôtit mạch bổ sung —> trình tự các ribônuclêôtit —> trình tự các axit amin
C Trình tự các cặp nuclêôtit —> trình tự các ribônuclêôtit —> trình tự các axit amin
D Trình tự các bộ ba mã gốc —> trình tự các bộ ba mã sao —> trình tự các axit amin
BÀI 3 ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
Câu 1: Điều hoà hoạt động của gen chính là
A điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra
B điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra
C điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra
D điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra
Câu 2: Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là
A gen có được dịch mã hay không
B gen có được phiên mã và dịch mã hay không
C gen có được biểu hiện kiểu hình hay không
D gen có được phiên mã hay không
Cau 3: Trinh tu cac gen trong 1 opéron Lac như sau:
A Gen điều hoà (R) —> vùng vận hành (O) —> các gen cấu trúc: gen Z — gen Y — gen A
B Vùng khởi động (P) > ving van hành (O) —> các gen cấu trúc: gen Z— gen Y — gen A
C Vùng vận hành (O) —> vùng khởi động (P) —> các gen cấu trúc: gen Z.— gen Y - gen A
D Gen điều hoà (R)—> vùng khởi động (P) —> vùng vận hành (O) —> các gen cấu trúc
Câu 4: Điều nào sai đối với sự điều hòa của opêron lac 6 E.coli?
A Sy phién ma bi ki ham khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng
lam bat hoạt chất ức chế
B Khi môi trường chỉ có lactôzơ (chất cảm ứng) sẽ gắn vào prôtêin ức chế làm thay đồi cấu hình không
gian, do đó nó không gắn vào được vùng O Nhờ đó mARN pôlimeraza mới thực hiện được quá trình phiên mã ở
nhóm gen cấu trúc
C Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế gắn vào vùng O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen
cấu trúc, vì enzim phiên mã mARN pôlimeraza không hoạt động được
D Khi môi trường có lactozơ, prôtêin ức chế gắn vào vùng O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cầu
trúc, vì enzim phiên mã mARN pôlimeraza không hoạt động được
Câu 5: Đối với opêron 6 E.coli thi tín hiệu điều hoà hoạt động của gen được thể hiện là
A khi không có saccarôzơ, gen cầu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có
saccarôzơ thì gen câu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã dé téng hop prétéin
B khi không có glucôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có
glucôzơ thì gen cấu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã để tổng hợp protéin
C khi không có mantôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có
mantôzơ thì gen cấu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã đề tổng hợp prôtêïn
D khi không có lactôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có
lactôzơ thì gen cầu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã để tổng hợp prôtêin
Câu 6: Cơ chế điều hoà đối với opéron lac & E.coli dwa vào tương tác của các yếu tố nào?
A Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng P
B Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với nhóm gen cau tric
C Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng O
D Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với sự thay đổi của môi trường
Câu 7: Đối với opêron ở E.eoi¡ thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen là
A đường lactôzơ B đường saccarôzơ C đường mantôzơ D đường glucôzơ
Câu 8: Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các opêron chủ yêu diễn ra trong giai đoạn
A trước phiên mã B phiên mã C dich mã D sau dich ma
KISU
Câu 9: Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là
A nơi gắn vào của prôtêin ức ché dé can trở hoạt động của enzim phiên mã
B mang thông tin cho việc tông hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động
C mang thông tin cho việc tông hợp prôtê¡n ức chế tác động lên vùng vận hành
D mang thông tin cho việc tông hợp prôtê¡n
Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra A.ở giai đoạn trước phiên mã B ở giai đoạn phiên mã
C ở giai đoạn dịch mã D từ trước phiên mã đến sau dịch mã
Câu 11: Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sông của tế bào thì
A tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động
B phần lớn các gen trong tế bào hoạt động
C chỉ có một sô gen trong tế bào hoạt động
D tất cả các gen trong tế bào có lúc đồng loạt hoạt động có khi đồng loạt dừng
BAI 4 DOT BIEN GEN
Câu 1: Đột biến là
A những biến đổi trong vật chất di truyền Xảy ra ở cấp độ phân tử
B những biến đôi trong vật chất di truyền xảy ra ở cập độ tế bào
C những biến đổi trong vật chất di truyện xảy ra ở cập độ NST
D những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử hay cấp độ tế bào
Câu 2: Đột biến gen là
A sự biến đổi tạo ra những alen mới
B sự biến đối tạo nên những kiểu hình mới
C sự biến đồi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen
D sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen
Câu 3: Thẻ đột biến là những cơ thể mang đột biến
A đã biểu hiện ra kiêu hình B nhiễm sắc thể
C gen hay đột biến nhiễm sắc thẻ D gen
Câu 4: Đột biến gen xảy ra ở những sinh vật nào?
A Sinh vật nhân sơ B Sinh vật nhân thực đa bào
C Sinh vật nhân thực đơn bào D tất cả các loài sinh vật
Câu 5: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen?
I- Mật một cặp nuclêôtit
II - Mat đoạn làm giảm số gen
III - Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi
IV - Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
V - Thêm một cặp nuclêéôtit
VI - Lặp đoạn làm tăng số gen
Tổ hợp trả lời đúng là:
A.LI, V B II, HI, VI C I,IV, V D II, IV, V
Câu 6: Nguyên nhân gây đột biến gen do
A các bazơ nitơ bắt cặp sai NTBS trong tái bản ADN, do sai hỏng ngẫu nhiên, do tác động của tác nhân
vật lí, hoá học, sinh học của môi trường
B sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường
C sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường
D tác nhân vật lí, tác nhân hoá học của môi trường trong hay môi tường ngoài cơ thể
Câu 7: Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhằm giữa các nuclêôtit không theo nguyên tắc bồ sung khi ADN nhân đôi là
Trang 6Câu 8: Dạng đột biến gen thay thế một cặp nuclêôtit được hình thành thường phải qua
A 4 lần tự sao của ADN B 3 lần tự sao của ADN
C 2 lần tự sao của ADN D I lần tự sao của ADN
Câu 9: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên
A nén 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau
B đột biến thay thế cặp A — T bằng cặp G - X
€ đột biến thay thế cặp G— X bằng cặp A - T
D sự sai hỏng ngẫu nhiên
Câu 10: Khi xử lý ADN bằng chất acriđin, nếu acriđin chèn vào mạch khuôn sẽ tạo nên đột biến
A mat mét cặp nuclêôtit B thêm một cặp nuclêôtit
C thay thé mot cặp nuclêôtit D đảo vị trí một cặp nuclêôtit
Câu 11: Khi xử lý ADN bằng chất acriđin, nếu acriđin chèn vào mạch mới đang tông hợp sẽ tạo nên đột biến
A mat mot cap nucléotit B thêm một cặp nuclêôtit
C thay thế một cặp nuclêôtit D đảo vị trí một cặp nuclêôtit
Câu 12: Tác nhân hoá học 5 - brôm uraxin (5 — BU) là chất đồng đăng của timin gây đột biến dạng
A mắt cap A - T B mất cặp G - X
C thay thé cap A — T bằng cặp G - X D thay thế cặp G — X bằng cặp A - T
Câu 13: Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen nhưng không làm thay đổi trình
tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp Nguyên nhân là do
A mã di truyền có tính thoái hoá B mã di truyền có tính phổ biến
C mã di truyền có tính đặc hiệu D mã di truyền là mã bộ ba
Câu 14: Tác động của tác nhân vật lí như tia tử ngoại (UV)
A hình thành dạng đột biến thêm A
B hình thành dạng đột biến mắt A
C làm cho 2 phân tử timin trên cùng một mạch ADN liên kết với nhau
D đột biến A —T — G-X
Câu 15: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen
B môi quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
C sức đề kháng của từng cơ thê đói với điều kiện sông
D điều kiện sống của sinh vật
Câu 16: Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là
A riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng _ B biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định
C riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng _ D riêng lẻ, đột ngột, có lợi và vô hướng
Câu 17: Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là
A có lợi cho cá thể B có ưu thế so với bố, mẹ
C có hại cho cá thẻ C Không có hại cũng không có lợi cho cá thể
Câu 18: Đột biến thành gen trội biểu hiện
A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử về gen trội
B kiểu hình khi ở trạng thái dong hợp tử
C ngay ở cơ thể mang đột biến
D ở phần lớn cơ thẻ
Câu 19: Đột biến thành gen lặn biểu hiện
A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử
B kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử vê gen lặn
€ ngay ở cơ thể mang đột biến
D ở phần lớn cơ thể
Câu 20: Alen đột biến luôn biểu hiện ra kiểu hình khi
A alen đột biến trong tế bào sinh dục B alen đột biến trong tế bào sinh dưỡng
C alen đột biến là alen trội D alen đột biến hình thành trong nguyên phân
Câu 21: Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là
A đột biến giao tử _ B đột biến tiền phôi C đột biến xôma D đột biến dị bội thể
Câu 22: Trình tự biến đồi nào dưới đây là đúng:
C Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen —> thay đồi trình tự các nuclêôtit trong tARN — thay déi
trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit —> thay đồi tính trạng
D Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen —> thay đổi trình tự các nuclêôtit trong rARN -> thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit —> thay đồi tính trạng
Câu 23: Đột biến gen ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được?
A Đột biến ở mã kết thúc B Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc
C Đột biến ở bộ ba giữa gen D Đột biến ở mã mở đâu
Câu 24: Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
A mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit đầu tiên
B mắt 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc
C dao vi tri 2 cap nucléotit
D thay thé 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác
Câu 25: Những dạng đột biến nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho sinh vật?
A Thay thế và thêm 1 cặp nuclêôtit
B Thay thé I cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 trong bộ ba va mat 1 cặp nuclêôtit
C Thay thé 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 trong bộ ba
D Thay thế và mat I cặp nuclêôtit
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thé một cặp nuclêôtit?
A Chỉ liên quan tới l bộ ba
B Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác
C Làm thay đổi tối đa một axit amin trong chuỗi pélipeptit
D Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba
Câu 27: Nội dung đúng khi nói về đột biến điểm là
A Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất
B Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen
C Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là gây hại trầm trọng nhất
D Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá
Câu 28: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cap A - T bằng 1 cặp G - X thì số liên kết hyđrô sẽ
Câu 29: Trường hợp gen câu trúc bị đột biên thay thê I cặp G - X băng I cặp A - T thì sô liên kêt hyđrô sẽ
A tang 1 B tang 2 C giam 1 D giam 2
Câu 30: Những loại đột biến gen nào xảy ra làm thay đôi thành phần các nuclêôtit nhiều nhất trong các bộ ba mã hoá của gen?
A Mat | cap nucléétit va thay thé 1 cặp nuclêôtit
B Thêm I cap nuclé6tit va mat 1 cap nuclédtit
C Thay thé 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 va số 3 trong bộ ba mã hoá
D Thêm I cặp nuclêôtit và thay thé 1 cặp nuclêôttit
Câu 31: Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu là
A mat 1 cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit
B mắt I cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô
C thay thế 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí một cặp nuclêôtit
D đảo vị trí I cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô
Câu 32: Dạng đột biến gen làm thay đồi nhiều nhất sô liên kết hyđrô của gen là
A mat 1 cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit
B mất I cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit
C thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 và số 3 trong một bộ ba mã hoá
D thêm 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit
Câu 33: Dạng đột biến nào sau đây có khả năng không làm thay đổi thành phần axit amin trong chuỗi pôlipeptit?
A Thêm I cặp nuclêôtit
Trang 7B Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ hai trong bộ ba mã hoá
C Mất 1 cặp nuclêôtit
D Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong bộ ba mã hoá
Câu 34: Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU =
valin, GXX = alanin, UUU = phéninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc (KT) Trình tự các cặp
nuclêôtit trên gen đã tổng hợp đoạn pôlipeptit có trật tự sau:
mêtiônin - alanin — lizin — valin — lơxin — KT Nếu xảy ra đột biến gen, mat 3 cặp nuclêôtit số 7, 8, 9 trong gen thì đoạn pôlipeptit tương ứng được tổng hợp có
thành phần và trật tự axit amin như thế nào?
A mêtiônin - alanin — lizin— lơxin— KT B mêtiônin — alanin — valin — lơxin — KT
C mêtiônin — lizin — valin — lơxin — KT D mêtiônin - alanin — valin — lizin — KT
Câu 35: Trình tự nuclêôtit trong vùng mã hoá của một đoạn gen bình thường ở tế bào nhân sơ có 3 bộ ba là
AAA GXX XAG Alen đột biến nào trong số các alen đột biến dưới đây xác định nên đoạn chuỗi pôlipeptit có
trình tự axit amin bị thay đổi ít nhất?
A AAG GXX XAG B AAA XXX AG
C AAA GXX GGG XAG D AAA GXX AG
Câu 36: Trình tự nuclêôtit của gen bình thường là GXA XXX Alen đột biến nào trong số các alen đột biến
nêu đưới đây xác định nên đoạn chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin bị thay đổi nhiều nhất?
A GXA XXG B GXX XXX
C GXA AXXX D GXA AAA XXX
Cau 37: Trinh tự axit amin của một đoạn chuỗi pôlipeptit bình thudng Ia: Phe — Arg— Lys — Leu— Ala — Trp
và chuỗi pôlipeptit đột biến là: Phe — Arg — Lys — Leu — Ala— Trp Loại đột biến nào trong số các đột biến
nêu dưới đây có nhiều khả năng nhất làm xuất hiện chuỗi pôlipeptit đột biến như trên?
A Đột biến thêm một nuclêôtit ở đầu gen
B Đột biến thay thế cặp nuclêôtit thứ 3 trong một bộ ba
C Đột biến đảo vị trí một số cặp nuclédtit
D Đột biến mắt 3 cặp nuclêôtit trong quá trình nhân đôi ADN
Câu 38: Hai gen B và b cùng nằm trong một tế bào Và có chiều dài bằng nhau Khi tế bào nguyên phân liên tiếp
3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi)
Cho rằng 1 trong 2 gen nói trên được tạo thành do đột biến điểm của gen còn lại Biết rằng gen B hơn gen b 1
liên kết hiđrô Dạng đột biến nào đã xảy ra?
A Mất một cặp nuclêôtit
B Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit
C Thêm một cặp nuclêôtit
D Chuyên đổi vị trí của 2 cặp nuclêôtit cho nhau
Câu 39: Hai gen B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau Khi tế bào nguyên phân liên tiếp
3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi)
Số nuclêôtit của mỗi gen là bao nhiêu?
A 3000 nuclêôtit B 2400 nuclêôtit € 800 nuclêôtit D 200 nuclêôtit
BÀI 5 NHTEM SAC THE VA DOT BIEN CAU TRUC NHIEM SAC THE
Câu 1: Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ
A trung gian B trước C giữa D sau
Câu 2: Tại kì giữa, mỗi NST có
A 1 sgi crômatit B 2 sợi crômatit tách rời nhau
C 2 sợi crômatit dính nhau ở tâm động ,D 2 sợi crômatit bệnh xoắn với nhau
Câu 3: Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể có vai trò gì?
A Tạo thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào
B Tạo thuận lợi cho sự tô hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào
C Tạo thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào
D Giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thẻ
Câu 4: Thông tin di truyền được truyền đạt tương đối ôn định qua các thế hệ tế bào trong cơ thể nhờ
A quá trình phiên mã của ADN
B cơ chế tự sao của ADN cùng với sự phân li đồng đều của NST qua nguyên phân
C kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tỉnh
D quá trình dịch mã
Câu 5: Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh
A mức độ tiến hoá của loài B mối quan hệ họ hàng giữa các loài
C tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài D số lượng gen của mỗi loài
Cau 6: Cap NST tuong đồng là cặp NST
A giống nhau về hình dạng nhưng khác về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ
mẹ
B gióng nhau về hình dạng, kích thước và có cùng nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ
C giéng nhau vé hinh dang, kich thước và một có nguồn gôc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ
D khác nhau về hình dạng nhưng giống nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ
Câu 7: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thê đặc trưng bởi
A số lượng, hình dạng, cấu trúc NST B số lượng, hình thái NST
C số lượng, cầu trúc NST D số lượng không đổi
Câu 8: Một nuclêôxôm có cầu trúc gồm
A phân tử histôn được quán bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit
B lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh vòng
C 9 phân tử histôn được quần quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôttt
D lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tu protéin histôn
Câu 9: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A phân tử ADN-> nuclêôxôm-> sợi cơ bản—> sợi nhiễm sắc —> crômatit
B phan tử ADN —> sợi cơ bản—> nuclêôxôm > sợi nhiễm sắc —> crômatit
C phân tử ADN—> nuclêôxôm-> sợi nhiễm sắc —> sợi cơ bản—> crômatit
D phân tử ADN —> sợi cơ bản—> sợi nhiễm sắc —> nuclêôxôm-—> crômatit
Câu 10: Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng
A đột biến lệch bội và đột biến đa bội B đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST
C đột biến tự đa bội và đột biến dị đa Đội D đột biến đa bội chẵn và đột biến đa bội lẻ
Câu 11: Định nghĩa đầy đủ nhất về đột biến cầu trúc NST là
A làm thay đổi cấu trúc của NST
B đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường
C trao đối chéo không đều giữa các crômatit trong cặp NST kép tương đồng
D cả B và C
Câu 13: Hậu quả của đột biến mắt đoạn lớn NST là
A lam tăng cường độ biểu hiện của tính trạng
B làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
C làm giảm sức sông hoặc gây chết
D ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thê
Câu 14: Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 nhiễm sắc thẻ là
A lặp đoạn và đảo đoạn B lặp đoạn và chuyên đoạn không tương hỗ
C mat đoạn và lặp đoạn D đảo đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ
Câu 15: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thé co thé 1am giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thê là
A lặp đoạn, chuyền đoạn tương hỗ B đảo đoạn, chuyên đoạn không tương hỗ
C mắt đoạn, chuyền đoạn không tương hỗ D lặp đoạn, đảo đoạn
Câu 16: Trình tự gen trên một NST bị thay đôi có thể là do
A đột biến chuyên đoạn NST B đột biến mắt đoạn NST
€ đột biên đảo đoạn NST D đột biến đảo đoạn hoặc chuyên đoạn NST
Trang 8Câu 17: Bộ NST từ 48 ở vượn người còn 46 ở người liên quan tới dang đột biến cầu trac NST nao?
A Chuyển đoạn không tương hỗ B Sáp nhập NST này vào NST khác
C Lặp đoạn trong một NST D “Chuyên đoạn tương hỗ
Câu 18: Điều nào không đúng với tác động của đột biến cầu trúc NST?
A Làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm phân
B Làm thay đổi tô hợp các gen trong giao tử
C Phần lớn các đột biến đều có lợi cho cơ thẻ
D Làm biến đổi kiểu gen và kiêu hình
Câu 19: Quy ước: I— Mắt đoạn, II — Lặp đoạn, III — Đảo đoạn, IV — Chuyên đoạn tương hỗ, V —- Chuyên đoạn
không tương hỗ Những loại đột biến cấu trúc nào xảy ra trên 1 NST làm thay đôi vị trí của gen?
A I, II, IV B I, I, Il C II, Il, IV D III, IV, V
Câu 20: Quy ước: I— Mất đoạn, II — Lặp đoạn, III — Đảo đoạn, IV — Chuyển đoạn tương hỗ, V — Chuyên đoạn
không tương hỗ Những loại đột biến cấu trúc nào xảy ra làm chuyên đổi vị trí của gen tir NST nay sang NST
khác?
A.IV, V B.1, I C TI, IV D I, II
Câu 21: Quy ước: I— Mất đoạn, II — Lặp đoạn, III — Đảo đoạn, IV — Chuyển đoạn tương hỗ, V — Chuyển đoạn
không tương hỗ Những loại đột biến cấu trúc nào làm dịch chuyền vị trí của gen trên NST?
Câu 22: Dạng đột biến cấu trúc NST nào làm tăng số lượng gen nhiều nhất?
A Sát nhập NST này vào NST khác B Chuyên đoạn tương hỗ
C Chuyển đoạn không tương, hỗ D Lặp đoạn trong một NST
Câu 23: Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bồ theo trật tự bình thường như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt —
gen lá láng bóng — gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có
trật tự như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt — gen có lông ở lá - gen lá láng bóng — gen màu sôcôla ở lá bì Dạng đột
biến nào đã xảy ra?
A Chuyên đoạn B Lặp đoạn C Dao đoạn D Mat doan
Câu 24: Trong các dạng đột biến câu trúc NST sau đây, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?
A Lặp đoạn NST B Chuyên đoạn tương hỗ và không tương hỗ
€ Đảo đoạn NST D Mất đoạn lớn NST
Câu 25: Người ta vận dụng dạng đột biến nào đề loại bỏ những gen có hại?
A Lặp đoạn NST B Chuyển đoạn C Daodoan NST OD Mat doan NST
Câu 26: Khi quan sát bộ NST trên tiêu bản, thấy có một NST có kích thước ngắn hơn bình thường một cách rõ
ràng Dạng đột biến này có thể là
A mất một đoạn NST hoặc đảo đoạn NST
B chuyển đoạn trên cùng NST hay mắt đoạn ngắn NST
C đảo đoạn NST hay chuyển đoạn NST
D mất đoạn NST hoặc chuyên đoạn giữa các NST
Câu 27: Loại đột biến nào dưới đây thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thẻ?
A mat đoạn, đảo đoạn chứa tâm động B đảo đoạn, lặp đoạn ở đầu mút
€ lặp đoạn, chuyển đoạn nhỏ NST D mắt đoạn, chuyền đoạn lớn NST
Câu 28: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thé làm tăng cường hay giảm bớt sự biểu hiện tính trạng ở sinh vật là
A mắt đoạn B đảo đoạn C lặp đoạn D chuyển đoạn
Câu 29: Ở người, mắt đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh
A ung thư máu B bạch Đao C máu khó đông D hồng cầu hình liềm
BAI 6 DOT BIEN SO LUQNG NHIEM SAC THE Câu 1: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới
A một hoặc một sô cặp NST B một sô cặp NST
C một số hoặc toàn bộ các cặp NST D toàn bộ các cặp NST
Câu 2: Đột biến làm thay đồi số lượng của một hay vài cặp NST tương đồng được gọi là
A đột biến đa bội chin B đột biến lệch bội
C đột biến đa bội lẻ D đột biến cấu trúc NST
Câu 3: Trong các thể lệch bội, số lượng ADN ở tế bào được tăng nhiều nhất là
A thê khuyết B thể một _C thé ba D thé da
Cau 4: Trong cac thể lệch bội, số lượng ADN ở tê bào bị giảm nhiêu nhất là -
A thể khuyết B thê một C thê ba D thê đa
Câu 5: Một cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xôma đều thừa một nhiễm sắc thẻ ở một cặp nhất định so với bình thường Cá thé đó được gọi là
A thé tam bội B thể một C thể ba D thể khuyết
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không thuộc thể lệch bội?
A Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST về một cặp NST nào đó
B Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 3n
Cc Té bao sinh dưỡng thiếu một NST trong b6 NST
D Tế bào sinh dưỡng thiếu hãn một cặp NST trong bộ NST
Câu 7: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh đưỡng sẽ dẫn tới kết quả gì?
A Tat ca các tế bào của cơ thê đều mang đột biến
B Chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến còn các tế bảo sinh dục thì không mang đột biến
C Trong cơ thể có hai dòng tê bào là dòng tế bào bình thường và dòng tê bào mang đột biến
D Chỉ các tế bào sinh dục mang đột biến còn các tế bào sinh dưỡng thì không mang đột biền
Câu 8: Cơ chế phát sinh các giao tử (n— 1) và (n + 1) là do
A một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân
B một cặp NST tương đồng không được nhân đôi
C thoi vô sắc không được hình thành
D cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân
Câu 9: Thể lệch bội nào dưới đây dễ xảy ra hơn?
C Thể không và thể ba D Thể một và thể ba
Câu 12: Ở người, thể lệch bội có ba NST 21 sé gay ra
A bệnh ung thư máu B hội chứng Đao
C hội chứng mèo kêu D hội chứng Claiphentơ
Câu 13: Cơ thé sinh vat mà trong nhân tế bào sinh dưỡng có số lượng bộ NST tăng lên bội số nguyên lần (3n, 4n, ấn ) là dạng nào trong các dạng sau đây?
A Thể lưỡng bội B Thẻ đơn bội C Thể đa bội D Thể lệch bội
Câu 14: Thẻ tự đa bội nào sau đây dé tạo thành hơn qua giảm phân và thụ tinh 6 thê lưỡng bội?
A Giao tử 2n kết hợp với giao tử 4n tạo hợp tử ón
B Giao tử n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 3n
C Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 4n
D Giao tử 2n kết hợp với giao tử 3n tạo hợp tử 5n
Câu 15: Trong nguyên phân những thê đa bội nào sau đây được hình thành?
Câu 16: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do
A sy thụ tinh của hai giao tử 2n thuộc hai cá thê khác nhau
B sự tạo thành giao tử 2n từ thể 2n và sự thụ tỉnh của 2 giao tử này
C NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li
D NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li
Câu 17: Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì
A quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh luôn diễn ra bình thường
B cơ quan sinh sản năm sâu trong cơ thể nên rất ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây đa bội
C cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản
D chúng thường bị chết khi đa bội hoá
Trang 9Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội?
A Phát triển khoẻ, chống chịu tốt
B Tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ
C Tang kha nang sinh sản
D Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường
Câu 19: Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thê tự đa bội là
A t6 hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau
B tế bào mang cả hai bộ NST của hai loài khác nhau
C khả năng tông hợp chất hữu cơ kém hơn
D khá năng phát triển và sức chống chịu bình thường
Câu 20: Điều nào không đúng với ưu điểm của thê đa bội so với thể lưỡng bội?
A Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn B Độ hữu thụ lớn hơn
C Phát triển khoẻ hơn D Có sức chống chịu tốt hơn
Câu 21: So với thê lệch bội thì thể đa bội có giá trị thực tiễn hơn như
A khả năng nhân giống nhanh hơn B cơ quan sinh dưỡng lớn hơn
C ổn định hơn về giống D khả năng tạo giống tốt hơn
1 Quy luật phân li
- Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn góc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ Các alen của bố và mẹ tồn tại ở cơ thể con một cách riêng rẽ, không pha trộn vào nhau Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% số giao tử chứa alen kia
- Co sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và
sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng
- Thực chất của quy luật phân li của Menđen là sự phân li của các alen của một gen trong giảm phân
2 Quy luật phân li độc lập
- Từ những phân tích và giải thích kết quả thí nghiệm, Menđen đã đưa ra quy luật phân li độc lập với nội dung: “Các cặp nhân tố đi truyền (cặp alen) phân li độc lập với nhau trong phát sinh giao tử và kết hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh”
- Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và thụ tinh đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng
- Thực chất của quy luật phân li độc lập là các cặp gen không alen phan li độc lập nhau trong giảm phân khi chúng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
3 Tương tác gen Các gen trong tế bào không trực tiếp tác động qua lại với nhau mà chỉ các sản phâm của chúng tương tác với nhau để tạo nên tính trạng
Do đột biến mà một gen có thể hình thành nhiều alen khác nhau trong quan thé
- Các alen của cùng một gen có thê tương tác theo kiểu trội - lặn hoàn toàn như trong thí nghiệm lai một tính trạng của Menđen, cũng có thé tương tác theo kiểu trội không hoàn toàn hay đồng trội
- Các gen không alen có thể tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung (tương tác bổ trợ), tương tac cOng gop
+ Tương tác bổ sung là hiện tượng trong đó các gen không alen của mỗi lôcut riêng rễ có thể biểu hiện kiểu hình riêng, khi 2 hay nhiều gen không alen cùng có mặt trong kiểu gen sẽ tạo nên kiểu hình mới Tỉ lệ đặc
trưng: (9:3:3 :1),(9:6: 1), (9:7)
+ Tương tác cộng gộp là kiểu tương tác của 2 hay: nhiều gen không alen, trong đó mỗi gen riêng (thường là gen trội) đều có biểu hiện kiểu hình ở mức độ nhất định, nhiều gen đơn này có tác động cộng gộp theo một hướng vào sự phát triển của cùng một tính trạng Tỉ lệ đặc trưng là (15 : 1)
4 Tác động đa hiệu của gen Gen đa hiệu là một gen tác động đồng thời lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng
5 Liên kết gen và hoán vị gen
a Liên kết gen (liên kết gen hoàn toàn)
- Liên kết gen là hiện tượng các gen không alen nằm trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau và tạo thành nhóm gen liên kêt
- Sô nhom gen liên kêt ở môi loài tương ứng với sô NSŠT trong bộ đơn bội (n) của loài đó và cũng
Trang 10
tương ứng với số nhóm tính trạng di truyền liên kết
- Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền ồn định của nhóm tính trạng
quý
b Hoán vị gen (liên kết gen không hoàn toàn)
- Sự trao đôi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự
hoán vị của các gen tương ứng, đã to hợp lại các gen không alen trên NST Do do lam xuất hiện biến dị tổ hợp,
tạo ra nhóm gen liên kết quý, là cơ sở đề lập ban đồ di truyện
- Tần số hoán vị gen được xác định bằng tỉ lệ % các giao tử mang gen hoán vị Tan số hoán vị gen phan
ánh khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST theo đương quan thuận (các gen càng nằm xa nhau trên NST
thì tần số hoán vị gen xảy ra càng cao, các gen càng nằm gần nhau trên NST thì tần số hoán vị gen càng thấp)
Tần số hoán vị gen dao động từ 0% đến 50%
- Bản đồ đi truyện là sơ đồ theo đường thắng chỉ ra vị trí tương đối của các gen trên NST Khi lập bản
đồ di truyền cần phải xác định số nhóm gen liên kết cùng với việc xác định trình tự và khoảng cách phân bó
của các gen trong nhóm gen liên kết trên NST
6 Di truyền liên kết với giới tính
- NST giới tính là những NST đặc biệt, khác nhau giữa giống đực và giống cái Trong các NST giới
tính không chỉ có các gen quy định giới tính mà còn có một số gen quy định các tính trạng thường dẫn đến
hiện tượng di truyền liên kết giới tính
- Cầu trúc NST giới tính, ví dụ cặp XY có những đoạn được gọi là tương đồng trong đó có chứa các
gen xác định những tính trạng di truyền như nhau ở cả X và Y (tương tự như các gen trên NST thường) và
đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST X hay Y
- Cơ chế xác định giới tính:
+ XX- XY như ở động vật có vú, ruồi giấm
+ XX- XO như châu chấu, TỆP
- Sự đi truyền liên kết giới tính là sự di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên NST
giới tính
+ Các tính trạng do các gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X có đặc điểm: Kết quả phép
lai thuận và lai nghịch khác nhau và di truyền chéo
+ Các tính trạng do các gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y có đặc điểm di truyền thăng
7 Sự di truyền ngoài nhân
- Di truyền ngoài nhân là sự đi truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trong các bào
quan của tế bào như tỉ thể, lạp thể
- Lai thuận và lai nghịch trong di truyền tế bào chất cho kết quả khác nhau, trong đó con lai thường
mang tính trạng của mẹ Trong sự di truyền này, vai trò chủ yếu thuộc về giao tử cái, đo vậy di truyền tế bào
chất thuộc dạng di truyền theo dòng mẹ
- Sự đi truyền các tính trạng do gen trong tế bào chất quy định được gọi là di truyền ngoài NST Sự di
truyền này không tuân theo các quy luật di truyền NST Sự di truyền các tính trạng do gen trong tế bào chất
quy định được gọi là di truyền ngoài NST
8 Ánh hướng của môi trường lên sự biếu hiện của gen
- Kiểu gen quy định khả năng khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường Môi trường tham gia
vào sự hình thành kiêu hình cụ thể Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường
- Mức phản ứng của kiểu gen là tập hợp các kiêu hình của cùng một kiêu gen tương ứng với các môi
trường khác nhau
- Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau mà
không biến đổi kiểu gen được gọi là sự mền dẻo kiểu hình hay còn gọi là thường biến
BAI 8 QUY LUAT PHAN LI
Câu 1: Phương pháp nghiên cứu của Menden gồm các nội dung:
1 — Sử dụng toán xác suât đê phân tích kết quả lai
2- Lai cac dong thuần và phân tích các kết qua F), Fo, F3
3 — Tiến hành thí nghiệm chứng minh
4— Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phan
A.4>2—=>3—I B.4->2>I—-3
C.4 >3 >2 7] D.4-> I2 >3
Câu 2: Phương pháp của Menđen không có nội dung nào sau đây?
A Dùng toán thống kê dé phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật đi truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau
B Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai
C lai phân tích cơ thé lai F3
D Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ
Câu 3: Điêm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen là gì?
A Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai
B Dùng toán học thống kê dé phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật đi truyền các tính trạng
đó của bố mẹ cho các thế hệ sau
C Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản
D Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ thuần chủng Câu 4: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là
A su phan li va tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tỉnh
B sự phan li va tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tỉnh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp
€ sự phân l¡ của các alen trong cặp trong giảm phân
D sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân
Câu 5: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là
A mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ
chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ
B F có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trots 1 lặn
C F; có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là I : 2 : I
D ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn nh trạng lặn
Câu 6: Theo Menden, moi tinh trang của cơ thé do
A mot nhan tố đi truyền quy định B một cặp nhân tố di truyén quy dinh
C hai nhân tố di truyền khác loại quy định _D hai cặp nhân tố di truyền quy định
Câu 7: Menđen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để
A xác định các cá thể thuần chủng
B kiểm tra giả thuyết nêu ra
C xác định quy luật di truyền chỉ phối tính trạng
D xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn
Câu 8: Menđen đã tiền hành việc lai phân tích bằng cách
A lai giữa hai cơ thể có kiểu hình trội với nhau
B lai gitta hai co thé thuan chung khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phan
C lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn
D lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn
Câu 9: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I Aa x aa; Il Aax Aa; Ill AAxaa; IV AAx Aa; V aax aa
Câu trả lời đúng là:
A I, Ill, V B I, Il C II, II D.I,V
Câu 10: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gio thé hé con lai?
A O thé hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ
B Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
C Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiêu hình giông bố
D Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ
Câu 11: Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?
Trang 11A Alen trội tác động bề trợ với alen lặn tương ứng
B Alen trội và lặn tác động đồng trội
C Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng
D Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng
Câu 12: Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F; là
A 1 trội : I lặn B.2 trội : I lặn C 3 trội : l lặn D 4 trội : 1 lặn
Câu 13: Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì?
A Xác định được các dòng thuần
B Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai
C Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống
D Xác định được phương thức di truyền của tính trạng
Câu 14: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh Cho giao phần giữa cây hạt vàng thuần chủng
với cây hạt xanh, kiêu hình ở cây F; sé như thế nào?
A 100% hạt vàng B I hạt vàng : 3 hạt xanh
€ 3 hạt vàng : I hạt xanh D I hạt vàng : I hạt xanh
Câu 15: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng
với cây hạt xanh thu được F¡ Cho cây F¡ tự thụ phần thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F; sẽ như thế nào?
A 2 hạt vàng : I hạt xanh B I hạt vàng : 3 hạt xanh
C 3 hạt vàng : I hạt xanh D I hạt vàng : I hạt xanh
Câu 16: Khi cho thê hệ lai Fị tự thụ phan, Menđen đã thu được thế hệ F; có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
A.1⁄4 giống bố đời P : 2/4 giong F, : 1/4 giéng me doi P
B 3/4 giong bé doi P : 1/4 giông mẹ đời P
C 3/4 giong mẹ đời P : 1/4 giong bố, đời P
D 3/4 giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình Ft : 1⁄4 giống bên còn lại đời P
Câu 17: Khi cho các cá thể F; có kiểu hình giông F¡ tự thụ bắt buộc, Menđen đã thu được thế hệ Fs có kiểu hình
như thế nào?
A 100% đồng tính
B 100% phân tính
C 1/3 cho F; đồng tính giống P : 2/3 cho F; phân tính 3 : 1
D 2/3 cho F› đồng tính giống P : 1/3 cho F phân tính 3 :
Câu 18: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội F;, Menden đã nhận biết được điều gì?
A 100% cá thê F; có kiểu gen giống nhau
B F› có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống Fị
C 2/3 cá thể F có kiểu gen giống P: 1⁄3 cá thể F; có kiểu gen giống Fy
D 1⁄3 cá thể F; có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F; có kiểu gen giống F:
Câu 19: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ I : 2 : Ï về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 về kiểu hình khăng định điều nào
trong giả thuyết của Menđen là đúng?
A Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang alen khác nhau
B Mỗi cá thể đời F¡ cho 1 loại giao tử mang alen khác nhau
C Cá thể lai F4 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3 : I
D Thẻ đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể đị hợp cho 2 loại giao tử có tỉ lệ I : I
Câu 20: Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?
A AA x AA B AA x aa C.aa x AA D aa x aa
Câu 21: Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp?
1 - P: bố hồng cầu hình liềm nhẹ x mẹ bình thường —> F: I hồng cầu hình liềm nhẹ : I bình thường
2 - P: than cao x thân thấp —> F: 50% thân cao : 50% thân thấp
3 - P: mắt trắng x mắt đỏ -—> F: 25% mắt trắng : 75% mắt đỏ
A.1,2 B 1, 3 B 2, 3 D 1, 2,3
Câu 22: Tính trạng lặn không biểu hiện ở thé di hợp vi
A gen trội át chế hoàn toàn gen lặn
B gen trội không át chế được gen lặn
C cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau
D cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết
Câu 23: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là
A kiêu gen và kiểu hình F\ B kiểu gen và kiêu hình F¿
C kiéu gen F; va F2 D kiêu hình F\ và Fa
Câu 24: Tính trạng do I cặp alen quy định có quan hệ trội — lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F; được biểu hiện như thế nào?
A Ï trội : 2 trung gian : I lặn B 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn
C 3 trội : I lặn D 100% trung gian
Câu 25: Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?
A Trội hoàn toàn B Phân l¡ độc lập C Phân li D Trội không hoàn toàn
Câu 26: Một gen quy định một tính trạng, muốn nhận biết một cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trang dang
xét, người ta thường tiền hành
1- Lai phân tích; 2 - Cho ngẫu phối các cá thể cùng lứa; 3 - Tự thụ phán
A 1, 2 B 1,3 C 2,3 D 1, 2,3
Câu 27: Điều nào không phải là điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phan ly?
A Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác
B Các giao tử và các hợp tử có sức sông như nhau Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng
C Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tỉnh
D Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp không ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh
Câu 28: Đề cho các alen của một gen phân l¡ đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
A Bố mẹ phải thuần chủng
B Số lượng cá thể con lai phải lớn
€ Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn
D quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường
Câu 29: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào đề sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A.Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa) B.Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA)
C Mẹ mắt đen (AA)x bố mắt đen (AA) D Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (Aa)
Câu 30: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài P: lông ngắn không thuần chủng x lông ngắn không thuần chủng, kết quả ở F¡ như thế nào?
A Toàn lông dài B Toàn lông ngắn
€ I lông ngăn : I lông dài D 3 lông ngắn : 1 lông dài
Câu 31: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thấm, gen a quy định thân xanh lục Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thầm x thân đỏ thẫm —> F¡: 75% đỏ thâm : 25% màu lục Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thé nao?
A AA x AA B AA x Aa C Aa x Aa D Aa x aa
Câu 32: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F¡ hoa đỏ, cho F¡ tự thụ phan thi
kiểu hình ở cây F; là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ
F;z?
A Lai cây hoa đỏ F¿ với cây Ft B Cho cây hoa đỏ F; tự thy phan
C Lai cay hoa do F2 voi cay hoa do P ,D Lai phân tích cây hoa do F2
Câu 33: Sau đây là kết quả lai thuận và nghịch ở ruồi giấm:
a P 9 cánh dài x đ cánh ngắn —> F¡: 100% cánh dài
b P © cánh ngắn x ở cánh dài —> F¡: 100% cánh dài
Kết quả phép lai cho thấy:
A Dạng cánh do một gen quy định và nằm trên NST thường
B Dạng cánh do một gen quy định và nằm trên NST X
C Dạng cánh đo 2 gen quy định và nằm trên 2 NST thường không tương đồng
D Dạng cánh do 2 gen quy định va co 1 gen nằm trên NST giới tính
Câu 34: Ở ruồi giấm, gen V quy định cánh dài, v quy định cánh cụt Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau thu được E; có tỉ lệ 50% ruôi cánh dài : 50% ruôi cánh cụt Tiếp tục cho ruồi F¡ giao phối với nhau thì ở F; thống kê kết quả ở quần thể có kiểu hình như thế nào?
Trang 12A 1 ruồi cánh cụt : I ruồi cánh dài B I ruồi cánh cụt : 3 ruồi cánh dài
C.5 rudi cánh cụt : 7 ruôi cánh dài D 9 ruồi cánh cụt : 7 ruồi cánh dài
Câu 35: Màu sắc hoa mõm chó do một gen quy định Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa mom cho, người ta thu
được kết quả sau: hoa hồng x hoa hong > Fj: 25,1% hoa đỏ : 49,9% hoa hồng : 25% hoa trắng Kết quả phép
lai được giải thích như thế nào?
A Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng
B Hoa hong là tính trạng đồng trội
C Hoa trắng trội hoàn toàn so với hoa đỏ
D Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa tring
Cau 36: Khi lai ga trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng thu được F¡ đều có lông xanh da trời Tiếp, tục
cho gà F¡ giao phối với nhau được Fz có kết quả về kiểu hình là: 1 lông đen : 2 lông xanh da trời : 1 lông trắng
Kết quả phép lai cho thấy màu lông gà bị chỉ phối bởi
A quy luật tương tác đồng trội giữa các alen
B quy luật di truyền trội hoàn toàn
C quy luật di truyền trội không hoàn toàn
D quy luật tác động gây chết của các gen alen
Câu 37: Ở người nhóm mau ABO do 3 gen alen 1’, 1°, i quy dinh:
- Nhom mau A được quy định bởi các kiểu gen | BY
- Nhóm máu B được quy định bởi các kiéu gen I? 1°, Pi
- Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen ii
- Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen I“ Ẻ
Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB Nhóm máu nào đưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu
của người bố?
A Nhóm máu AB B Nhóm máu O C Nhóm máu B D Nhóm máu A
BÀI 9 QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP Câu 1: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với
nhau thu được F; đều hạt vàng, trơn Khi cho F, tu thy phan thi F; có tỉ lệ kiểu hình là
A 9 vàng, nhăn: 3 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : I xanh, trơn
B.9 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 3 xanh, trơn : I vàng, nhăn
C 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn : 3 vàng, trơn : l xanh, trơn
D 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : l xanh, nhăn
Câu 2: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F; lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu
hình sẽ thế nào?
A 1 vang, tron : I xanh, nhăn
B 3 vang, tron : 1 xanh, nhan
C 1 vang, tron: 1 vang, nhan : 1 xanh, trơn : I xanh, nhăn
D 4 vang, tron : 4 vang, nhan : | xanh, tron: 1 xanh, nhan
Câu 3: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dang hạt đậu Hà Lan di truyền
độc lập vì
A tỉ lệ kiểu hình ở Fạ bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó
B tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn
C F; có 4 kiểu hình
D.F; xuất hiện các biến dị tổ hợp
Câu 4: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là
A sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng
B sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thé
C các gen nằm trên các nhiễm sắc thể
D do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo
Câu 5: Quy luật phân l¡ độc lập thực chất nói về
A sự phân l¡ độc lập của các tính trạng
B sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : I
C sự tổ hợp của các alen trong quá trình thu tinh
D sự phân l¡ độc lập của các alen trong quá trình giảm phân
Câu 6: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối
B hoán vị gen
C liên kết gen hoàn toàn
D các gen phân li trong giảm phân và tô hợp trong thụ tinh
Câu 7: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?
A Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác
B Các giao tử và các hợp tử có sức sông như nhau Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng
C mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng
D Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiều giao tử khi thụ tỉnh Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a — thân thấp; B — qua tron, b — qua bau dục Cho cay ca chua than cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F; sé cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân
li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục)
A 100% thân cao, quả tròn
B 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục
C 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thập, quả tròn
D 100% thân thấp, quả bầu dục
Câu 9: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công
Câu 15: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn Mỗi gen quy dinh 1 tinh trang Co thể mang kiểu
gen BbDdEEff khi giảm phân bình thường sinh ra các kiêu giao tử là A.B,B,D,d,E,e, F, £ B BDEf, bdEf, BdEf, bDEf
C BbEE, Ddff, BbDd, Eeff D BbDd, Eeff, Bbff, DdEE
Câu 16: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn Mỗi gen quy định 1 tinh trạng Cho cá thể mang
kiểu gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tô hợp giao tử tối đa là
Trang 13Câu 20: Các chữ ¡n hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn Mỗi gen quy định I tính trạng Thực hiện phép lai:
P: © AaBbCcDd x đ' AabbCcDd Tỉ lệ phân li của kiểu hình giống mẹ là
A 13/128 B 15/128 C 27/128 D 29/128
Câu 21: Các chit in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn Mỗi gen quy định | tính trạng Thực hiện phép lai:
P: © AaBbCcDd x đ' AabbCcDd Tỉ lệ phân li ở F, về kiểu gen không giông cả cha lẫn mẹ là
A 1/4 B 1/8 C 1/16 D 1/32
BAI 10 TUONG TAC GEN VA TAC DONG DA HIEU CUA GEN
Câu 1: Tương tác gen là
A một gen chỉ phối nhiều tính trạng
B hiện tượng gen đa hiệu
€ nhiều gen không alen cùng chỉ phối một tính trạng
D di truyền đa gen
Cau 2: P thuần chủng, di hợp n cặp gen phân li độc lập, các gen cùng tác động lên một tính trạng thì sự phân li
về kiểu hình ở F; sẽ là một biến dạng của biểu thức nào?
A.(9:3:3:1) B (3:1) C (3: 1)” D.(9:3:3:1)"
Câu 3: Khi cho giao phối gà mào hạt đào với gà mào hình lá được tỉ lệ: 1 ga hat đào : 1 ga mao hinh la: 1 ga
mao hoa héng : 1 ga mao hat đậu Cho biết mào hình lá do gen lặn quy định Tính chất di truyền của hình dạng
mào gà chịu kiểu tác động nào của gen?
A Tương tác bố trợ giữa 2 gen không alen
B Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn tương ứng
C Tác động cộng gộp của các gen không alen
D Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng
Câu 4: Khi cho giao phối gà mào hạt đào với gà mào hình lá được tỉ lệ: I gà hạt đào : I gà mào hình lá : I gà
mào hoa hồng : 1 ga mao hat đậu Cho biết mào hình lá đo gen lặn quy định Cho gà mào hoa hồng thuần chủng
và gà mào hạt đậu thuần chủng giao phối với nhau thì ở F; có tỉ lệ phân li kiêu hình như thế nào?
A 3 gà mào hạt đào : 9 gà mào hoa hồng : 3 gà mào hạt đậu : 1 ga mào hình lá
B 3 gà mào hạt đào : 3 gà mào hoa hồng : 9 gà mào hạt đậu : 1 gà mào hình lá
C 9 gà mào hạt đào : 3 gà mào hoa hồng : 3 gà mào hạt dau : 1 ga mao hình lá
D 9 gà mào hạt đào : 3 gà mào hoa hồng : I gà mào hạt đậu : 3 à mào hình lá
Câu 5: P thuần chủng khác nhau về những cặp gen tương ứng giao phối với nhau được F; Fị giao phối với nhau
cho Fz Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó môi loại gen trội xác định một kiểu hình riêng biệt, cho
F¿ có tỉ lệ kiểu hình là
A.9:3:3:1 B.9:6:1 C.9:7 D.9:3:4
Câu 6: P thuần chủng khác nhau về những cặp gen tương ứng giao phối với nhau được F¡ F giao phối với nhau
cho F¿ Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó hai loại gen trội khi đứng riêng đều xác định cùng một
kiểu hình, cho F¿ có tỉ lệ kiểu hình là
A.9:3:3:1 B.9:6:1 C.9:7 D.9:3:4
Câu 7: P thuần chủng khác nhau về những cặp gen tương ứng giao phối với nhau được F; F¡ giao phối với nhau
cho Fa Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó môi kiêu gen có một loại gen trội hoặc toàn gen lặn đều
xác định cùng một kiêu hình, cho F; có tỉ lệ kiểu hình là
Cau 9: Mot loai thuc vat, nếu có cả hai gen A va B trong cùng kiểu gen cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác sẽ
cho hoa mau trang Cho lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen, kết quả ở E¿ như thế nào?
A 1 hoa do : 3 hoa trăng B 3 hoa đỏ : Ihoa trắng
C 1 hoa đỏ : Ihoa trắng D 100% hoa đỏ
A sự tương tác bổ trợ giữa 2 gen không alen
B sự tương tác át chế của gen trội
C sự tác động cộng gộp giữa 2 gen không alen
D sự tương tác vừa át chế vừa bồ trợ của 2 gen không alen
Câu 12: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xam nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen Quy luật tác động nào của gen đã chỉ phối sự hình thành màu
lông của chuột?
A Tương tác bổ trợ giữa các gen không alen
B Cặp gen lặn át chế các gen không tương ứng
C Tác động cộng gộp của các gen không alen
D Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn tương ứng
Câu 13: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xam nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen Cho chuột lông đen và lông trang déu thuần chung giao phối với nhau được F¡ toàn chuột lông xám Cho chuột F; tiếp tục giao phối với nhau thì sự phân li kiểu hình ở F; như thé
nào?
A 9 lông xám nâu : 3 lông đen : 4 lông trắng
B 12 lông xám nâu : 3 lông đen : 1 lông trắng
C 9 lông xám nâu : 1 long den : 1 long trang
D 9 lông xám nâu : 4 lông đen : 5 lông trăng
Câu 14: P: gà lông trắng x gà lông trắng (mang toàn gen lặn) —> F¡: 98 gà lông trang : 28 gà lông màu Màu
lông của gà bị chỉ phối bởi kiêu tác động nào của gen?
A Cặp gen lặn át chế gen trội không tương ứng
B Gen trội át chế loại gen trội khác
C Tác động cộng gộp của các gen không alen
D Tương tác bồ trợ giữa các gen không alen
Câu 15: P thuần chủng khác nhau về những cặp gen tương ứng giao phối với nhau được F¡ F¡ giao phối với nhau cho F; Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó một loại gen trội vừa tác động đa hiệu vừa át chế gen trội khác, cho Fs có tỉ lệ kiểu hình là
Câu 18: Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế
A 1 gen chi phdi nhiéu tinh trang
B nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng
C nhiều gen không alen cùng chi phối | tinh trang
D 1 gen bị đột biến thành nhiều alen
Câu 19: Giống lúa thứ nhất với kiều gen aabbdd cho 6 gam hạt trên mỗi bông Giống lúa thứ hai với kiểu gen AABBDD cho 12 gam hạt trên mỗi bông Cho hai giống lúa có kiểu gen AABBdd và aabbDD thụ phần với nhau được Fị Khối lượng hạt trên mỗi bông của F¡ là bao nhiêu?
A 9 gam B 8 gam C 10 gam D 7 gam
Trang 14Câu 20: Ở ngô, tính 1 trang chiéu cao cay do 3 cap gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp
Ajai, A282, Àsa3) Mỗi alen trội khi có mặt trong kiêu gen làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao
210 em Chiều cao của cây thấp nhất là
A 90 cm B 120 cm D 80 cm D 60 cm
Cau 21: Tỉ lệ phân tính nào dưới đây là đặc trưng cho sự tương tác động cộng gộp giữa các gen không alen,
trong trường hợp có 2 cặp gen phân l¡ độc lập?
1-(9:3:3:1 2-(12:3:1) 3-(9:6:1) 4-(9:3:4)
5-(13:3) 6—(9:7) 7-(15: 1)
A.1,2,3 B.1,3,4 C.7 D.2,4,5
Câu 22: Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì
A tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng
B làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ
C sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ
D càng có sự khác biệt nhỏ về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau
Câu 23: Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là
A tương tác bồ trợ giữa 2 loại gen trội B tác động cộng gộp
C tác động át chế giữa các gen không alen D tác động đa hiệu
Câu 24: Thé nào là gen đa hiệu?
A Gen tạo ra nhiều loại mARN
B Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác
C Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau
D Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao
Câu 25: Tính đa hiệu của gen là
A một gen tác động at tro gen khác để quy định nhiều tính trạng
B một gen quy định nhiều tính trạng
C một gen tác động bổ trợ với gen khác đề quy định nhiều tính trạng
D một gen tác động cộng gộp với gen khác để quy định nhiều tính trạng
Câu 26: Cho biết ở một loài đậu, gen A quy định hoa tím và hạt xám, gen a quy định hoa trắng và hạt đen Cho
lai hai thứ đậu thuần chủng là hoa tím, hạt xám và hoa trắng, hạt đen giao phan với nhau được F; đều hoa tim, hat
đen Cho F; giao phan với cây hoa trắng, hạt đen Kết quả phép lai về kiểu hình như thé nào?
A 1 hoa tim, hat den: 1 hoa trắng, hạt đen B I hoa tím, hạt xám : 1 hoa trắng, hạt đen
C 1 hoa tim, hat den : | hoa tring, hạt xám D 1 hoa tim, hat xam : 1 hoa tring, hat xam
Câu 27: Cho biết ở một loài đậu, gen A quy định hoa tím và hạt xám, gen a quy định hoa trắng và hạt đen Cho
lai hai thứ đậu thuần chủng là hoa tím, hạt xám và hoa trắng, hạt đen giao phan với nhau được F; đều hoa tím, hạt
đen Cho F¡ thụ phan với nhau thì kết quả về kiểu hình ở Fa như thế nào?
A 3 hoa tím, hạt xám : I hoa trăng, hạt đen
B 3 hoa tím, hạt đen : 1 hoa trắng, hạt xám
C 1 hoa tim, hat den : 2 hoa tim, hat xam : 1 hoa tring, hạt xám
D 1 hoa tím, hạt xám : 2 hoa tím, hạt đen : l hoa trắng, hạt đen
Câu 28: Khi lai hai cây táo thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, cây có quả tròn, ngọt, màu
vàng với cây có quả bầu dục, chu, màu xanh thi thé hé F, thu được toàn cây quả tròn, ngọt, màu vàng Ch cay F;
tu thu phan thu được F¿ có tỉ lệ 75% cây quả tròn, ngọt, màu vàng : 25% cây quả bầu dục, chua, màu xanh Cơ
chế di truyền chỉ phối 3 tính trạng trên có thê là
A hoán vị gen B tương tác gen € phân li độc lập D gen đa hiệu
Câu 29: Thỏ bị bạch tạng không tông hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có màu
đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt Đây là hiện tượng di truyền theo quy luật
A tương tác bổ sung B tác động cộng gop C liên kết gen D gen đa hiệu
BÀI 11 LIÊN KÉT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
Câu 1: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã
A cho các con lai F¡ của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau
B lai phân tích ruồi cái F¡ mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt
C lai phân tích ruồi đực F¡ mình xám, cánh dai với mình đen, cánh cụt
D lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt
Câu 2: Ở ruồi giâm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so cới cánh cụt Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F¡ toàn thân xám, cánh dài Cho con đực F; lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ
A 4 xám, dài : 1 đen, cụt B 3 xám, dài : 1 den, cụt
€ 2 xám, dài : | den, cut D I xám, dài : I đen, cụt
Câu 3: Khi lai ruồi giấm thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F; toàn thân xám, cánh dài Cho con duc F, lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ: I xám, dài : 1 den, cut Dé giải thích kết quả phép lai Moocgan cho rằng:
A các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nam trén mot NST
B các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên một NST và liên kết hoàn toàn
C màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm ở 2 đầu mút NST quy định
D do tác động đa hiệu của gen
Câu 4: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là
A sự không phân li cua cap NST tuong đồng trong giảm phân
B các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau
C sự thụ tỉnh đã đưa đến sự tô hợp của các NST tương đồng
D các gen trong nhóm liên kết cùng phân li voi NST trong quá trình phân bào
Câu 5: Điều nào sau ¡ đây không đúng với nhóm gen liên kết?
A Cac gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết
B Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó
C Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó
D Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết
Câu 6: Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen I :2: 1?
A tương tác gen B gen đa hiệu C lai hai tính trạng _D lai một tính trạng
Câu 8: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kêt hoàn toàn
Kiểu gen dae khi lai phân tích sẽ cho thế hệ con lai có tỉ lệ kiểu hình là
Câu 9: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh đài trội so cới cánh cụt Khi lai ruồi thân xám, cánh dai
thuần chủng với rudi thân đen, cánh cụt được F¡ toàn thân xám, cánh dài Cho con cái F lai với con đực thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ
A 1 xam, dai: 1 den, cut : Ï xám, cụt : 1 den, dai
B 0,31 xam, dai : 0,31 den, cut : 0,19 xam, cut : 0,19 den, dai
C 0,415 xam, dai : 0,415 den, cut : 0,085 xam, cut : 0,085 den, dai
D 0,21 xam, dai : 0,21 den, cut : 0,29 xam, cut : 0,29 den, dai
Câu 10: Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt duge F; toan thân xám, cánh dai Cho con cái F¡ lai với con đực thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ: 0,415 xám, dài : 0,415 đen, cụt : 0,085 xám, cụt : 0,085 den dài Để giải thích kết quả phép lai, Moocgan cho rang:
A có sự hoán vị giữa 2 gen không tương ứng
B có sự phân l¡ độc lập của hai cặp gen trong giảm phân
C có sự phân li không đồng đều của hai cặp gen trong giảm phân
Trang 15
D có sự hoán vị giữa 2 gen tương ứng
Câu 11: Cơ sở tế bào học của tái tổ hợp gen là
A sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đưa đến sự hoán vị các alen
B sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp nhiễm sắc thé tương đồng đưa đến sự hoán vị các gen
alen, tạo ra sự tổ hợp lại các gen không alen
C sự trao đối chéo những đoạn tương ứng trên 2 crômatit của ì cùng một nhiễm sắc thể
D sự trao đổi chéo những đoạn không tương ứng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng
Câu 12: Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng
A tông tỉ lệ của hai loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị
B tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị
C tông tỉ lệ các kiểu hình giống P
D tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen?
A Tần số hoán vị gen không lớn hơn 50%
B Càng gan tâm động, tần số hoán vị gen càng lớn
C Tần sô hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trén NST
D Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST
Câu 14: Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50%?
A Các gen có xu hướng không liên kết với nhau
B Các gen có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu
C Sự trao đôi chéo diễn ra giữa 2 sợi crômatit khác nguồn | của cặp NST tương đồng
D Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều Xảy ra trao đổi chéo
Câu 15: Phương pháp xác định tần số hoán vị gen chủ yếu là
A lai thuận, nghịch B lai ngược C lai phân tích D phân tích giống lai
Câu 16: Trong lai phân tích, cá thể dị hợp về 2 cặp gen, tần số hoán vị gen được tính dựa vào
A tông tần số hai loại kiểu hình tạo bởi các giao tử không có hoán vị gen
B tong tần số giữa một kiểu hình tạo bởi giao tử có hoán vị gen và một kiểu hình tạo ra bởi giao tử không
có hoán vị gen
C tong tan số hai loại kiểu hình tạo bởi các giao tử có hoán vị gen
D tông tần số của kiểu hình tương ứng với kiểu gen đồng hợp lặn
Câu 17: Điều nào dưới đây không đúng đối với việc xác định tần số hoán vị gen?
A Để xác định sự tương tác giữa các gen
B Dé xác định trình tự các gen trên cùng NST
C Đề lập bản đồ di truyền NST
D Để xác định khoảng cách giữa các gen trên cùng NST
Câu 18: Tần số hoán vị gen như sau: AB = 49%, AC = 36%, BC = 13%, bản đồ gen như thế nào?
A ACB B BAC C CAB D ABC
Câu 19: Tỉ lệ kiểu hình trong di truyền liên kết giống phân li độc lập trong trường hợp nào?
A 2 gen chi phối 2 tính trạng năm cách nhau 25 cM
B 2 gen chi phối 2 tính trạng nằm cách nhau 40 cM
C 2 gen chi phối 2 tính trạng nằm cách nhau > 50 cM và tái tô hợp gen một bên
D 2 gen chỉ phối 2 tính trạng nằm cách nhau > 50 cM và tái tổ hợp gen cả hai bên
Câu 20: Hoán vị gen có hiệu quả đôi với kiểu gen nào?
A Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội
B Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn
C Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen
D Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen
Câu 21: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dang cua sinh vat?
A Phan li độc lập B Hoan vi gen C Lién két gen D Tuong tac gen
Câu 22: Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì?
A Đê xác định số nhóm gen liên kết
D Để xác định được số nhóm gen liên kết của loài
Câu 23: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
A Làm giảm nguôn ' biến dị tổ hợp B Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST
C Tạo được nhiều tô hợp gen độc lập D Làm giảm kiểu hình trong quân thể
Câu 24: Việc lập bản đồ gen (bản đồ di truyền) dựa trên kết quả nào sau đây?
A Đột biến chuyên đoạn đề suy ra vị trí của các gen liên kết
B Tần số hoán vị gen đề suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST
C Tần số phân li độc lập của các gen để suy ra khoảng cách của các gen trên NST
D Sự phân l¡ ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong : giảm phân
Câu 25: Việc lập bản đồ di truyền NST có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
A Tránh khỏi việc mày mò trong việc chọn cặp lai
B Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các nhóm gen liên kết
C Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các tính trạng của loài
D Có được hoạch định chọn lọc các tính trạng có lợi
Câu 26: Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?
A Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế
B Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế
C Dự đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai
D Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ
Câu 27: Một tế bào có kiểu gen = Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho may loại tỉnh trùng?
nào?
A Phân l¡ độc lập B Liên kết hoàn toàn
C Hoan vị gen ở một bên D Hoán vị gen ở cả hai bên
Câu 30: Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt đài thụ phần với nhau được F¡ Cho F;¡ tiếp tục thụ phan voi nhau, 6 F2 thu duge 20000 cay, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu Cho biết nếu hoán vị gen xảy ra thì tân số hoán vị dưới 50% Cho F¡ lai phân tích thì kết quả về kiêu hình như thế nào?
A 0,4 cây cao, hạt dài : 0,1 cây cao, hạt bầu : 0,1 cây thấp, hạt đài : 0,4 cây thấp, hat bau
B 0,25 cây cao, hạt dài : 0,25 cây cao, hat bau : 0,25 cây thấp, hạt dài : 0,25 cây thấp, hạt bầu
C 0,3 cây cao, hạt đài : 0,2 cây cao, hạt bầu : 0,3 cây thấp, hạt dài : 0,2 cây thấp, hạt bầu
D 0,35 cây cao, hạt dài : 0,15 cây cao, hạt bầu : 0,35 cây thấp, hạt dài : 0,15 cây thấp, hạt bầu
Câu 31: Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt đài thụ phần với nhau được Fi Cho F¡ tiếp tục thụ phan với nhau, ở F thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bau Cho biết nêu hoán vị gen xảy ra thì tân số hoán vị dưới 50% Tỉ lệ cây thân cao, hạt đài ở F2 là bao nhiêu?
A 0,0625 B 0,1875 C 0,375 D 0,5625
Câu 32: Đem lai 2 cá thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản được thế hệ F¡ Đem lai phân tích F¡ Kết quả nào sau đây phù hợp vớ men tượng di truyền yen kết không hoàn toàn?
A.I:1:1:1 B.3:3: C.9:3:3: D.9:6:1
Câu 33: Hiện tượng hoán vị gen và nhân ti độc lập có đặc điểm chung la
A các gen phan li ngau nhiên và tổ hợp tự do
B làm tăng sự xuất hiện của biến dị tô hợp
C làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
D các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thé tương đồng
BÀI 12 DI TRUYÈN LIÊN KÉT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYÈN NGOÀI NHÂN
Trang 16Câu 1: Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu do yếu tố nào sau đây?
A Cơ chế NST giới tính
B Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong co thé
C Ảnh hưởng của các yêu tố môi trường ngoài cơ thẻ
D Chuyển đôi giới tính trong quá trình phát sinh cá thể
Câu 2: Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?
A Vì NST X mang nhiều gen hơn NST Y
B Vì NST X có đoạn mang gen còn NST Y thì không có gen tương ứng
C Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng
D Vì NST X dài hơn NST Y
Câu 3: Ý nghĩa thực tiễn của di truyền giới tính là gì?
A Điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể
B Phát hiện các yếu tố của môi trường ngoài cơ thể ảnh hưởng đến giới tính
C Phát hiện các yếu tố của môi trường trong cơ thể ảnh hưởng đến giới tính
D Điều khiển giới tính của cá thể
Câu 4: Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng?
A Ö người, XX - nữ, XY - nam B Ở ruồi giảm, XX - đực, XY - cái
C Ö gà, XX - trống, XY - mái D Ở lợn, XX - cái, XY - đực
Câu 5: Cơ chế xác định giới tính XX, XO thường gặp ở
A ruồi giấm B chim B động vật có vú D châu chấu
Câu 6: Tỉ lệ phân tính I : I ở F; và F; giống nhau ở lai thuận và lai nghịch diễn ra ở phương thức di truyền nào?
A.Di truyền liên kết giới tính
B Di truyền tế bao chat
C Di truyén tinh trang do gen nằm trén NST thường quy định
D Ảnh hưởng của giới tính
Câu 7: Cơ chế xác định giới tính nào sau đây là đúng?
A Tỉnh trùng mang X thụ tỉnh với trứng mang X tạo hợp tử phát triển thành con gái
B Tinh tring mang X thụ tinh với trứng mang X tạo hợp tử phát triển thành con trai
C Tinh tring mang Y thụ tính với trứng mang X tạo hợp tử phát triển thành con gái
D Tinh tring mang X thụ tỉnh với trứng mang Y tạo hợp tử phát triển thành con gái
Câu 8: Sự di truyền ' liên kết với giới tính là
A sự di truyền tính đực, cái
B sự di truyền tính trạng giới tính do gen trên NST thường quy định
C sự di truyền tính trạng thường do gen trên NST giới tính quy định
D su di truyền tính trạng giới tính chỉ biểu hiện ở một giới tính
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn nằm trên NST X quy định tính trạng thường?
A Tính trạng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY
B Có hiện tượng di truyền chéo
C Tinh trang khong bao giờ biểu hiện ở cơ thé XX
D Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau
Câu 10: Sự di truyền chéo của tính trạng liên kết giới tính rõ nhất là
A tính trạng của bà nội truyền cho cháu trai
B tính trạng của ông ngoại truyền cho cháu trai
C tính trạng của bồ truyền cho con gái, còn tính trạng của mẹ truyền cho con trai
D tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai
Câu 11: Sau đây là kết quả lai thuận và nghịch ở nội giấm:
a.P © mắt đỏ tươi x mắt đỏ thẫm —> F¡: 50% tham : ; đỏ tươi
b P Q mat do thim x mắt đỏ tươi —> F¡: 100% đỏ thầm
Kết quả phép lai cho thấy:
A Màu mắt do một gen quy định và nằm trên NST thường
B.Màu mắt do một gen quy định và nằm trên NST X
C Mau mat do 2 gen quy dinh va nam trén 2 NST thường không tương đồng
D Màu mắt do 2 gen quy định và có I gen nằm trên NST giới tính
Câu 12: Ở ruồi giám, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng Gen quy định màu mắt nằm trên NST X, còn NST
Y không mang gen tương ứng Ruồi cái mắt đỏ giao phối với ruồi đực mắt trắng được ruồi F¡ Cho ruồi F¡ giao phối với nhau, kết quả thu được về kiểu hình ở ruôi F; như thế nào?
A.I ruồi mắt đỏ:1 ruồi mắt trang
B.3 ruồi mắt do:1 rudi mat trang (toan ruồi đực)
C.3 ruồi mắt đỏ: l ruồi mắt trắng
D 3 môi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trăng (toàn ruồi cái)
Câu 13: Ruồi giám đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng được ruồi F¡ Cho ruồi F¡ giao phối với nhau, kết quả thu được vê kiểu hình ở ruồi F; như thế nào?
A.3 ruồi mắt đỏ :I ruồi mắt trang
B.3 ruồi mắt đỏ :I ruồi mắt trăng (toàn ruồi cái)
C.1 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trăng
D.3 ruồi mat, do: 1 rudi mat trang (toan ruồi đực)
Câu 14: Một ruồi giắm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên NST X giao phối với một ruồi giắm đực
mắt đỏ sẽ cho ra F¡ như thế nào?
A 50% ruồi cái mắt trắng
B 75% ruồi đực mat, đỏ : 25% ruồi mắt trắng ở cả đực và cái
C 100% ruồi đực mắt trắng
D 50% ruồi đực mắt trắng
Câu 15: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F¡ Cho F; tiếp tục giao phối với nhau được F; có tỉ
lệ 3 cá vay đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trăng toàn cá cái Kiểu gen của bố mẹ như thế nào?
A 2 AA x Jaa B 9 aa x ¢ AA
Câu 16: Khi lai cá vay đỏ thuần chúng với cá vảy trăng được F¡ Cho F; tiếp tục giao phối với nhau được F2 cé ti
lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn cá cái Cho cá cái F¡ lai phân tích thì thu được tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
A 1 © mắt trắng : I £ mắt đỏ : I © mắt đỏ : l £ mắt trắng
B19 mắt do:1¢ mắt trắng
C 3 Q mat do: 1 ổ mắt trắng
D 1 © mắt trắng : I 3 mắt đỏ
Câu 17: Khi lai gà mái lông van voi ga trống lông không vằn được F; có 50% ga trong lông van, còn 50% số gà
còn lại là gà mái lông không vằn Biết răng màu lông do một gen quy định Khi cho gà F¡ tiếp tục giao phối với
nhau thì sự phân li vê màu lông ở Fz như thế nào?
A 1 lông van : 1 lông không vằn B.3 lông vẫn : 1 lông không vằn
C 1 lông van : 3 lông không van D I lông vằn (2) : 1 lông không văn (đ)
Câu 18: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h năm trên NST X Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khoẻ mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con của họ như thế nào?
A 100% con trai bị bệnh B 50% con trai bị bệnh
€ 25% con trai bị bệnh D 12,5% con trai bị bệnh
Câu 19: Một cá thể ruồi giảm dị hợp về 2 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn át chế gen lặn Cặp bó mẹ nào sau đây cho đời con có sự đa dạng nhiều nhất về kiểu gen và kiểu hình?
C oe — (hoan vi xay ra 2 bén bố mẹ) D AaBb x AaBb
a
Câu 20: Ở người, "hen mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (X”) Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận X” từ
Câu 21: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gay nén (X"), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một
con gái mù màu Kiểu gen của Cặp V vợ chồng này là A.X"XMx X"Y B.XWX"x XWY, C.XỶX"x X"y, D XMX™ x X My,
Câu 22: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thay 6 ở nam it thấy ở nữ vì nam giới
A chi can mang | gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện
B cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện
Trang 17C chỉ cần mang I gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện
D can mang 1 gen da biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện
Câu 23: Hiện tượng di truyền thắng trong di truyền các tính trạng liên kết với giới tính là hiện tượng
A bố XY truyền gen cho tât cả các con gái XX
B thay đổi vai trò làm cha hay làm mẹ trong quá trình lai
C di truyền mà gen lặn nằm trên NST Y
D gen trên NST Y ở cá thể mang cặp NST XY luôn truyền cho con Cùng giới
Câu 24: Sự di truyền | tính trạng chỉ do gen năm trên NST Y quy định như thế nào?
A Chỉ di truyền ở giới đực B Chỉ đi truyền ở giới cái
C Chi di truyén 6 giới đồng giao D Chỉ di truyền ở giới dị giao
Câu 25: P thuần chủng: ruồi giấm © lông ngắn x ở lông dài —> F¡: lông dai > Fp: 3 long dài : 1 lông ngắn (9)
Kết quả phép lai được gải thích như thế nào?
A Do sự chỉ phối của cặp gen nằm trên đoạn NST tương đồng của cặp XY
B Do sự chỉ phối của gen năm trên NŠT X
C Do sự chỉ phối của gen nằm ở tế bào chất
D Do sự chỉ phối của gen nằm trên NST thường
Câu 26: Sự di truyền kiểu hình liên kết giới tính như thế nào?
A Su phan bó tỉ lệ kiểu hình đều hoặc không đều ở hai giới tính
B Sự phân bồ tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới tính
C Sự phân di truyền kiêu hình chỉ ở một giới tính
D Sự phân bố tỉ lệ kiều hình luôn đồng đêu ở hai giới tính
Câu 27: Sự di truyền kiêu hình liên kết giới tính như thé nào?
A Sy phan bó tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới tính
B Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở hai giới tính
C Su di truyén kiểu hình chỉ ở một giới tính
D Sự phân bó tỉ lệ kiều hình luôn không đồng đều ở hai giới tính
Câu 28: Tiến hành các phép lai thuận nghịch ở cây hoa phan (Mirabilis jalapa) thu duge kết quả như sau:
Lai thuận: P: © lá xanh x ‹ lá đốm —> Fi: 100% lá xanh
Lai nghịch: P: © lá đốm x lá xanh —> F¡: 100% lá đốm
Nếu cho cây F¡ của phép lai thuận tự thụ phấn thì kiểu hình ở F; như thế nào?
A 100% lá xanh B 5 lá xanh : 3 lá đóm
C 1 lá xanh : 1 lá đốm D 3 lá xanh : 1 lá đốm
Câu 29: Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P: 2 xanh lục x ở lục nhạt —> F:: 100% xanh lục
Lai nghịch: P: 2 lục nhạt x xanh lục—> F¡: 100% lục nhạt
Nếu cho cây F¡ của phép lai nghịch tự thụ phán thì kiểu hình ở Fa như thế nào?
A 100% lục nhạt B 5 xanh lục : 3 lục nhạt
C 3 xanh lục : I lục nhạt D I xanh lục : I lục nhạt
Câu 30: Trong sự di truyền qua tế bào chất (di truyền ngoài nhân) thì vai trò của bố, mẹ như thế nào?
A Vai trò của bố và mẹ là như nhau đối với sự di truyền tính trạng
B Vai trò của bố và mẹ là khác nhau đối với sự di truyền tính trạng
C Vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ đối với sự di truyền tính trạng
D Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự đi truyền tính trạng
Câu 31: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoai NST?
A Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ
B Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đêu là di truyền tế bào chất
C Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chat
D Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau
Câu 32: Hiện tượng lá đốm xanh trắng ở cây vạn niên thanh là do
A đột biến bạch tạng do gen trong nhân
B đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp
C đột biến bạch tạng do gen trong tỉ thê
D đột biến bạch tạng do gen trong plasmit vi khuẩn cộng sinh
Câu 33: Vì sao có hiện tượng lá xanh có các đốm trắng?
A Do ảnh hưởng của ánh sáng không đều ở môi trường sống
B Do sự phân phối ngẫu nhiên và không đều của 2 loại lạp thể xanh và trắng (do đột biến) qua các lần nguyên phân
C Do khả năng hấp thụ ánh sáng khác nhau của các lạp thể
D Do sự phân phối ngẫu nhiên và không đều của 2 loại lạp thể xanh và trắng (do đột biến) có liên quan toi NST qua cdc lan nguyên phân
Câu 34: Cặp phép lai nào dưới đây được xem là lai thuận nghịch?
A CAA x 9aa và 2Aa x ÉAa B.đAa x 9Aa và Qaa x GAA
C GAA x GAA va 9 aa x daa D GAA x Qaa va QAA x aa
Câu 35: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với phép lai thuận nghịch?
A Phat hiện các gen di truyện liên kết giới tính
B Phát hiện các gen di truyền ngoài nhân
C Xác định các cặp bố mẹ phù hợp trong phương pháp lai khác dòng tạo ưu thế lai
D Kiểm tra kiểu gen của cơ thể có kiêu hình trội
Câu 36: Kết quả lai thuận và nghịch 6 F; va Fp giống nhau thì rút ra nhận xét gì?
A Vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ đối với sự di truyền tính trạng
B Vai trò của bố và mẹ là khác nhau đối với sự di truyền tính trạng
C Vai trò của bố và mẹ là như nhau đối với sự di truyền tính trạng
D Vai trò của mẹ lớn hơn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng
Câu 37: Kết quả lai thuận và nghịch ở F; và F; không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng điều ở hai giới tính thì rút ra nhận xét gì?
A Tính trạng bị chỉ phối bởi gen nằm trên NST thường
B Tính trạng bị chỉ phối bởi ảnh hưởng của giới tính
C Tinh trang bi chi phối bởi gen năm ở tế bào chất
D Tính trạng bị chỉ phối bởi gen nằm trên NST giới tính
Câu 38: Kết quả lai thuận và nghịch ở F¡ và F không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng điều ở hai giới tính thì rút ra nhận xét gì?
A Tính trạng bị chỉ phối bởi gen nằm trên NST thường
B Tinh trang bi chi phối bởi ảnh hưởng của giới tính
C Tinh trang bi chi phối bởi gen năm ở tế bào chất
D Tính trạng bị chỉ phối bởi gen nằm trên NST giới tính
Câu 39: Phương pháp lai nào giúp khẳng định một gen quy định một tính trạng bắt kì nằm trên NST thường hay NST giới tính?
A Phân tích kết quả lai dựa trên xác suất thống kê
B Hoán đổi vị trí của các cá thể bố mẹ trong thí nghiệm lai (lai thuận nghịch)
C Lai giữa cá thê có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn (lai phân tích)
D Lai trở lại đời con với các cá thể thế hệ bố mẹ
Câu 40: Điều nào dưới đây là không đúng?
A Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ
B Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là đi truyện tế bào chất
C Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất
D Di truyện tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau
BAI 13 ANH HUONG CUA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIÊU HIỆN CỦA GEN
Câu 1: Yếu tố “giống” trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây?
A Môi trường B Kiểu gen C Kiểu hình D Năng suât
Câu 2: Điều nào sau đây không đúng vê mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?
A Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sắn mà truyền đạt một kiểu gen
B Kiểu gen quy định khả năng phản ú ứng của cơ thê trước môi trường
C Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường
D Trong quá trình biểu hiện kiêu hình, kiểu gen chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường ngoài cơ
thê
Câu 3: Màu lông ở thỏ Himalaya được hình thành phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trang 18A Chế độ chiếu sáng của môi trường B Nhiệt độ
Câu 4: Thường biến là gì?
A Là những biến đồi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường
B Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen
C Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của nhiều kiểu gen
D Là những biến đổi về kiểu gen đo tác động của môi trường
Câu 5: Sự mềm dẻo của kiểu hình có nghĩa là
A một kiểu hình có thé do kiêu gen quy định trong quá trình phát triển của cơ thể
B một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau
C nhiều kiểu gen biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau
D một kiểu gen có thể biêu hiện thành nhiều kiểu hình trong cùng một điều kiện môi trường
Câu 6: Tính chất của thường biến là gì?
A Định hướng, di truyền B Đột ngột, không di truyền
C Đồng loạt, định hướng, di truyền D Đồng loạt, định hướng, không di truyền
Câu 7: Nguyên nhân phát sinh thường biến là
A do rối loạn sinh lý, sinh hoá nội bao B do tác động của tác nhân hoá học
C do tác động trực tiệp của điêu kiện sông D do tác động của tác nhân vật lí
Câu 8: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A không thay đối kiểu gen và kiểu hình _ B thay đổi kêu gen, không thay đôi kiểu hình
C thay đồi kiểu gen và kiểu hình D thay đổi kiểu hình, không thay đồi kiểu gen
Câu 9: Vai trò của thường biến đối với tiền hoá?
A Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá
B Là nguyên liệu thứ câp của quá trình tiến hoá
C Có ý nghĩa gián tiếp, đối với tiền hoá
D Không có ý nghĩa đối với quá trình tiền hoá
Câu 10: Thường biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
A Thường biến có ý nghĩa gián tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá
B Thường biến có ý nghĩa trực tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá
C Thường biến giúp sinh vật thích nghi
D Thường biến giúp sinh vật thích nghỉ với những thay đổi thường xuyên và không thường xuyên của
môi trường
Câu 11: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?
A Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường
khác nhau
B Mức phản ứng không được di truyền
C Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp
D Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng
Câu 12: Yếu tố quy định mức phản ứng của cơ thể là
A điều kiện môi trường B thời kỳ sinh trưởng
C kiểu gen của cơ thẻ D thời kỳ phát triển
Câu 13: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là
A những tính trạng số lượng B những tính trạng giới tính
C những tính trạng chất lượng D những tính trạng liên kết giới tính
Câu 14: Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào?
A Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
B Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen
C Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
D Bắt kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
Câu 15: Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào sau đây?
A Thay đôi khi điều kiện môi trường thay đồi
B Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi
C Nhận biết được bằng quan sát thông thường
D Đo lường được bằng các kĩ thuật thông thường
- Quần thể được đặc trưng bởi vốn gen, tần số tương đối của các kiểu gen, kiểu hình và các alen
+ Vốn gen: là tập hợp tât cả các alen của tat ca các gen có trong quan thé ở một thời điểm xác định + Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định
Tần số tương đối của các alen được xác định bằng công thức:
p=d+ A, q=r+ h
(pla tần số alen trội (A), q là tần số alen lặn (a),
d là tần số kiểu gen AA, h là tần số kiêu gen Aa, r là tần số kiều gen aa) + Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thê là tỉ số giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số
cá thé trong quan thé
2 Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần
- Có khuynh hướng giảm dan tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử, nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các alen
- Thường bao gồm các dòng thuần về các kiểu gen khác nhau
3 Định luật Hacđi — Vanbec
- Trong một quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
Quan thé can bằng Hacđi — Vanbec thoả mãn công thức sau:
pAA + 2pqAa + qraa =1
- Điều kiện để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là:
+ Quần thẻ có kích thước lớn
+ Các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên
+ Các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên)
+ Đột biến không xảy ra hay có xay ra thi tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch + Quan thé phải được cách li với các quần thể khác (không có sự di - nhập gen)
BAI 16,17 CAU TRUC DI TRUYEN CUA QUAN THE
Câu 1: Tất cả các alen của các gen trong quan thé tao nên
Trang 19A vốn gen của quan thé B kiểu gen của quần thể
C kiểu hình của quần thể D thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 2: Tần số tương đối của một alen (tần số alen) được tính bằng
A tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quan thé
B ti lé phan trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
C tỉ lệ phần trăm các kiêu gen của alen đó trong quân thé
D tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quân thể
Câu 3: Điều nào sau đây nói về quan thẻ tự phối là không đúng?
A Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
B Thẻ hiện tính đa hình
C Số lượng cá thé đồng hợp tăng, số thê dị hợp giảm qua các thế hệ
D Quan thé bi phan dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Câu 4: Một cá thể có kiểu gen AaBb sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần xuất hiện là
Câu 6: Với 2 gen alen A va a, bắt đầu bằng | cá thé có kiểu gen Aa Khi n tiến tới vô hạn, kết quả về sự phân bố
kiểu gen trong quân thể sẽ là
A toàn kiểu gen Aa B AA= Aa=aa= 1/3
C AA = 3/4; aa= 1/4 D AA = aa = 1/2
Câu 7: Cấu trúc di truyền của quản thé ban dau: 0,1 AA + 0,8 Aa + 0,1 aa = 1 Sau 3 thé hệ tự phối thì quan thé
có cấu trúc đi truyền như thế nào?
A 0,45 AA + 0,10 Aa + 0,45 aa= 1 B 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa= 1
C 0,20 AA + 0,60 Aa + 0,20 aa= 1 D 0,30 AA + 0,40 Aa + 0,30 aa= 1
Câu 8: Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn, giả sử tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Aa) ở thế hệ xuất phát là 100% Tỉ
lệ kiểu gen AA ở thế hé I3 la:
A.25% BB 43,75% C 56,25% D 87,5% ¬
Câu 9: Giả sử ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Bb) là 100% Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 6 quan thé Fs là
A 3,125% B 6,25% C 12,5% D 25%
Câu 10: Xét một quân thẻ thực vật có thành phần kiểu gen 1a 25% AA : 50% Aa : 25% aa Néu tién hành tự thụ
phan bat buộc thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở thế hệ F; là
A 6,25% B 12,5% C 25% D 50%
Câu 11: Xét một quần thê thực vật có thành phần kiểu gen là 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa Nếu tiến hành tự thụ phấn
bắt buộc thì tỉ lệ kiêu gen đồng hợp 6 thé hé F; 1a
Câu 12: Thành phần kiểu gen của một quần thẻ ngẫu phối có tính chất
A đặc trưng và không ồn định B đặc trưng và ôn định
C không đặc trưng nhưng ô ồn định D không đặc trưng và không ô ồn định
Câu 13: Điểm khác nhau của quân thể ngẫu phối so với quan thể tự phối qua các thế hệ là
A tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần B tỉ lệ dị hợp tử giảm dần
C thành phân kiểu gen khong thay đổi D tần số các alen không thay đổi
Câu 14: Quần thé giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vi tồn tại của loài trong tự nhiên vì
A có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thé
B không có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản
C sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên
D không có sự cách li trong giao phối giữa các cá thê thuộc các quần thê khác nhau trong một loài
Câu 15: Điều nào dưới đây nói về quán thể ngẫu phối là không đúng?
A Đặc trưng về tần số tương đối của các alen
B Điểm đặc trưng của quần thé giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thé trong quan
thể
C Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình
D Các cá thể trong những quần thể khác nhau trong cùng một loài không giao phối với nhau
Câu 16: Trong một quần thé ngẫu phối, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số của các alen thuộc một gen
nào đó
A không ổn định và đặc trưng cho từng quân thể
B chịu sự chỉ phối của quy luật tương tác gen
C chịu sự chỉ phối của quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen
D có tính ồn định và đặc trưng cho từng quần thể
Câu 17: Phương pháp tính tần số alen trong quan thé ngẫu phối với trường hợp trội hoàn toàn là
A chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trội
B dựa vào tỉ lệ các kiêu hình
C chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình lặn so với kiểu hình trội
D chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn
Câu 18: Phương pháp tính tần số alen trong quần thê với trường hợp trội không hoàn toàn là
A chỉ dựa vào tỉ lệ kiêu hình trung gian B dựa vào tỉ lệ các kiêu hình
C chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình lặn D chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình trội
Câu 19: Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen aj, a>, a; thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra
A 4 tô hợp kiểu gen B.6tổ hợp kiểu gen
C §tổ hợp kiểu | gen D 10 tô hợp kiểu gen
Câu 20: Trong quân thể ngẫu phối khó có thể tìm được hai cá thể giống nhau vì
A một gen thường có nhiều alen B các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do
C số biến dị tổ hợp rất lớn D số lượng gen trong kiêu gen rất lớn
Câu 21: Mỗi quần thê giao phối là kho dự trữ biến dị vô cùng phong phú vì
A tính có hại của đột biến đã được trung hoà qua giao phối
B chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau
C số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là khá lớn
D phần lớn các biến di la di truyén được
Câu 22: Điều kiện nào là chủ yếu đảm bảo quân thẻ ở trạng thái cân bằng di truyền?
A Các hợp tử có sức sông như nhau B Các loại giao tử có sức sông ngang nhau
C Sự giao phối diễn ra ngẫu nhiên D Không có đột biến và chọn lọc
Câu 23: Định luật Hacdi — Vanbec phản ánh
A sự cân bằng di truyền trong quần thể
B su 6n dinh cua tan so tuong đối các alen trong quần thể
C sự mắt ồn định của tần số các alen trong quan thé
D trạng thái động của quần thẻ
Câu 24: Bản chất của định luật Hacđi — Vanbec là
A sự ngẫu phối diễn ra
B tần số của các alen ở mỗi gen không đồi
€ có những điều kiện nhất định
D tần số tương đối của các kiểu gen không đồi
Câu 25: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của dinh luat Hacdi — Vanbec?
A Giai thich trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì én định qua thời gian dài
B Từ tỉ lệ cá thể có kiểu hình lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần
thê
C Có thé suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quan thé
D Phản ánh trạng thái động của quan thẻ, giải thích cơ sở của sự tiến hoá
Câu 26: Giá trị thực tiễn của định luật Hacđi ~ Vanbec là
A xác định được những kiểu gen có lợi cho chọn giống
B xác định được những kiểu gen không có lợi cho chọn giống
C xác định được tần sô các alen và các kiểu gen từ tỉ lệ các kiêu hình
D xác định được những kiểu hình có lợi cho chọn giống
Trang 20Câu 27: Ý nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec?
A Không có đột biến và không có chọn lọc
B Không có hiện tượng di nhập gen
C Sự giao phối diễn ra không ngau nhién
D Kích thước quan thê lớn và sự giao phối diễn ra ngẫu nhiên
Câu 28: Điều kiện quan trọng nhất đề định luật Hacđi - Vanbec nghiệm đúng là
A không có đột biến B không có chọn lọc
C quan thể có số lượng cá thể lớn D quân thể giao phối ngẫu nhiên
Câu 29: Quần thể giao phối có tính đa hình về di truyền vì
A các cá thể giao phối tự do nên các gen được tô hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen
B quan thé dé phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa hình về di truyền
C các cá thể giao phối tự đo nên đã tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên
D quần thể là đơn vị tiến hoá của loài nên phải có tính đa hình về di truyền
Câu 30: Nếu kí hiệu p là tần số alen A, q là tần số alen a trong quần thể thì ở một quần thể cân bằng di truyền sẽ
có tần số các kiểu gen dị hợp là
Câu 31: Nghiên cứu sự di truyền nhóm máu MN trong quân thê người, người ta xác định được câu trúc di truyên
của quản thể như sau: 64% MM : 32% NN : 0,04% MN Tần số tương đối của các alen M và N trong quần thé
như thế nào?
A p(M) = 0,7; q(N) = 0,3 B p(M) = 0,6; q(N) = 0,4
C p(M) = 0,5; q(N) = 0,5 D p(M) = 0,8; q(N) = 0,2
Cau 32: Nghién cứu sự di truyền nhóm máu MN trong 4 quần thê người, người ta xác định được cấu trúc di
truyền của mỗi quần thể như sau:
- Quần thé I: 25% MM : 25% NN : 50% MN
- Quần thể II: 39% MM : 6% NN : 55% MN
- Quần thé III: 4% MM : 81% NN : 15% MN
- Quần thể IV: 64% MM : 32% NN: 0, 04% MN
Những quân thẻ nào ở trạng thái cân bằng di tryền?
A Quần thể Ivall B Quần thể, Ivalll C Quan théI vaIV D Quan thể II và IV
Câu 33: Một quần thể có cấu trúc di truyền: 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa= 1 Quan thé dat trang thái cân bằng qua
may thé hệ ngau phối?
A 1 thế hệ B 2 thế hệ B 3 thế hệ D 4 thế hệ
Câu 34: Ở một loài thú, lôcus quy định màu lông gồm 3 alen và theo thứ tự trội hoàn toàn như sau: A > a’ >a,
trong đó: A quy định lông đen, a” quy định lông xám, a quy định lông trắng, Một quần thể có kiểu hình là: 0,51
lông đen : 0,24 lông xám : 0,25 lông trắng Tần số tương đối của alen a bang bao nhiéu?
A Tan so tuong đối của alen a là 0,2 B Tần số tương đối của alen a là 0.3
C Tần số tương đối của alen a là 0,4 D Tần số tương đối của alen a là 0,5
Câu 35: Ở một loài thú, lôcus quy định màu lông gồm 3 alen và theo thứ tự trội hoàn toàn như sau: A > a’ >a,
trong đó: A quy định lông đen, a” quy định lông xám, a quy định lông trắng Một quần thể có kiểu hình là: 0,51
lông đen : 0,24 lông xám : 0,25 lông trắng Tần số tương đối cua alen A bang bao nhiéu?
A Tan SỐ tương đối của alen A là 0,2 B Tần số tương đối của alen A là 0.3
C Tần số tương đối của alen A là 0.4 D Tân số tương đói của alen A là 0,5
Câu 36: Ở bò, AA quy định lông đỏ, Aa quy định lông khoang, aa quy định lông trắng Một quần thể bò có:
4169 con lông đỏ : 3780 con lông khoang : 756 con lông trắng Tân số tương đối của các alen trong quần thể như
thế nào?
A p(A) =0,7; q(a) = 0.3 B p(A) = 0,6; q(a) = 0,4
C p(A) = 0,5; q(a) = 0,5 D p(A) = 0,4; q(N) = 0,6
Cau 37: oO lúa, màu xanh bình thường của mạ được quy định bởi gen A trội so với màu lục quy định bởi gen lặn
a Một quân thẻ lúa ngẫu phối có 10000 cây, trong đó có 400 cây màu lục Cấu trúc di truyền của quần thể như
A Tỉ lệ dị hợp tử của quần thể I không lớn hơn nhiều
B Tỉ lệ dị hợp tử của quân thé I bé hơn
C Tỉ lệ dị hợp tử của 2 quân thể bằng nhau
D Tỉ lệ dị hợp tử của quân thể I lớn hơn nhiều
Câu 40: Giả thiết trong một quan thé người ở trạng thái cân bằng di truyền, tan số tương đối của các nhóm máu la: A = 0,45; B = 0,21; AB = 0,3; O = 0,04 Gọi p là tần số tương đối của alen I, còn q là IŸ, r là ¡ Tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu là bao nhiêu?
A p=0,2; q=0,7; r=0,1 B p=0,3;q =0,4; r= 0,3
C p= 0,4; q = 0,3; r= 0,4 D p=0,5; q = 0,3; r= 0,2
Câu 41: Cấu trúc di truyền của quần thé ban dau: 31 AA : 11 aa Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di
truyền như thế nào?
A 29 AA: 13 aa B 30 AA : 12 aa C 28 AA: 14 aa D 31 AA: 11 aa
Cau 42: Cấu trúc di truyền của quần thê ban đầu: 60 AA : 40 aa Sau 5 thế hệ tự phối thi quan thé có cấu trúc di
truyền như thế nào?
A.0,25 AA +0,5 Aa+0,25 aa= I B.0,36 AA +0,48§ Aa+ 0,16 aa = 1
C 0,49 AA +0,42 Aa + 0,09 aa = I D 0,64 AA +0,32 Aa + 0,04 aa= 1
Trang 21CHUONG IV UNG DUNG DI TRUYEN HOC KIEN THUC CAN NHO:
1 Tạo giống thuần bằng nguồn biến dị tổ hợp
a Tạo giống thuần chủng
- Tạo các dòng thuần chủng khác nhau
- Cho lai các dòng thuần với nhau dé phát hiện tổ hợp gen mong muốn Cần chú ý cả lai
thuận và lai nghịch
- Những cá thể có tổ hợp gen mong muốn cho tự thụ phấn hay giao phối gần kết hợp với
chon lọc chặt chẽ qua nhiều thế hệ để tạo các giống thuần và nhân lên
b Tạo giống lai có ưu thế lai cao
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất cao, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và
phát triển cao vượt trội so với các dạng bó mẹ
- Một trong các giả thuyết giải thích ưu thế lai là thuyết siêu trội cho rằng: ở trạng thái dị
hợp về nhiều cặp gen khác nhau, bang cach nao đó con lai có được kiểu hình vượt trội về nhiều mặt
2 Tạo giống bằng đột biến nhân tạo
- Xử lí mẫu bằng tác nhân gây đột biến (tác nhân lí học và hoá học)
- Chọn các thê đột biến có kiêu hình mong muốn
+ Cay truyền phôi: Chia tách một phôi thành nhiều phôi —> cây truyền vào các vật nhận
—> tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau
+ Nhân bản vô tính: Chuyển ghép nhân tế bào xôma vào tế bào trứng đã tách nhân + hop
4 Tạo giống nhờ công nghệ gen
- Công nghệ gen bao gồm các kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền (hoặc gen) để điều chỉnh, sửa chữa, tạo ra gen mới, từ đó có thể tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới
- Sinh vật biến đồi gen là cơ thể mà hệ gen của nó được con người làm biến đổi cho phù
hợp với lợi ích của mình (bồ sung gen tái tô hợp hoặc được sửa chữa vào bộ gen của mình)
- Một vài thành tựu:
+ Tạo vi sinh vật biến đổi gen, sản xuất thuốc chữa bệnh cho người: insulin để chữa bệnh tiểu đường, hoocmôn sinh trưởng người chữa bệnh lùn
+ Tạo vi sinh vật biến đổi gen để xử lí phế thải làm sạch môi trường: phân huỷ rác thải,
phân huỷ các lớp dầu loang
+ Tao cay trong biến đồi gen kháng sâu hại, lúa tổng hợp được vitamin A trong hat, tao cà chua chín chậm để dễ bảo quản
+ Tạo động vật chuyển gen sản xuất prôtêin người trong sữa đề làm thuốc chữa bệnh, động vật lớn nhanh, chuyên hoá thức ăn cao
BÀI 18 CHỌN GIÓNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRÒNG DỰA TRÊN NGUÒN BIÉN DỊ TÓ HỢP
Câu 1: Khâu đầu tiên của nhà chọn giống cần làm để tạo giống mới là
A tạo dòng thuần B tạo nguồn biến đị di truyền
€ chọn lọc bố mẹ D tạo môi trường thích hợp cho giống mới
Câu 2: Biến dị tổ hợp là
A những kiểu hình khác P xuất hiện ở thế hệ lai thứ nhất do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen ở P
B những kiểu hình khác P chỉ xuất hiện ở thế hệ lai thứ hai do sự tô hợp lại hay tương tác của các gen ở P
C những kiểu hình khác P xuất hiện ở các thế hệ lai do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen ở P
D những kiểu hình khác P chỉ xuất hiện ở thế hệ lai thứ ba do sự tô hợp lại hay tương tác của các gen ở P
Câu 3: Kết quả nào sau đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
A tạo ra dòng thuần B tỉ lệ thê đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm
C hiện tượng thoái hoá D tạo ưu thế lai
Câu 4: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm mục đích
gì?
A Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn
B Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ
C Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ
D Tạo nguôn biến dị tổ hợp cho chọn giống
Câu 5: Trong chọn giống, người ta tạo các dòng thuần đẻ
A tạo ra dòng chứa toàn gen trội B loại bỏ một số gen lặn có hại ra khỏi giống
€ tạo ra dòng có ưu thé lai D duy trì để tránh thoái hoá
Câu 6: Nhân giống thuần chủng được sử dụng trong các trường hợp
A tạo các cá thể đị hợp cao, sử dụng ưu thé lai cao
B can phat hiện những gen xấu để loại bỏ
Cc cai tao giống
D cần giữa lại các đặc tính quý của giống, tạo ra độ đồng đều giữa các cá thể về kiểu gen của giống Câu 7: Tạo giông thuần chủng bằng phương pháp dựa trên nguôn biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả đối với
A bào tử, hạt phan B vat nudi, vi sinh vat
C vat nudi, cay trong D cay trong, vi sinh vat
Câu 8: Nguồn biến dị di truyền của quân thê vật nuôi được tạo ra bằng cách nào?
A Gây đột biến nhân tạo
B Giao phối cùng dòng
C Giao phối giữa các cá thể có quan hệ huyết thống gần gũi
D Giao phối giữa các dòng thuần xa nhau về nguôn goc
Câu 9: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là
Trang 22A tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao
B tạo sự đa dạng vê kiểu gen trong chọn giông vật nuôi, cây trồng
C chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của cây trồng, vật nuôi trong chọn giống
D tạo ra nhiều giộng cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới
Câu 10: Giải thích nào về ưu thế lai là đúng?
A Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao
B Lai các dong | thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao
C Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thé lai
D Người ta thường sử dụng con lai có ưu thế lai cao dé làm giống vì thế hệ sau thường đồng nhất về
năng suất
Câu 11: Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là gì?
A Co thé di hợp tốt hơn thể đồng hợp, do hiệu quả bồ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng
một lôcut trên 2 NST của cặp tương đồng
B Các alen trội thường có tác dụng có lợi nhiều hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có
lợi dẫn đến ưu thế lai
C Trong cơ thé di hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại, không cho các alen này
biểu hiện
D Cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt ở cả bố và mẹ nên tốt hơn bồ mẹ
Câu 12: Cách giải thích nào sau đây về nguyên nhân làm cho con lai F¡ có sức sống, sinh trưởng, phát triển
mạnh nhất?
A F¡ có nhiều gen trội có lợi ở trạng thái đồng hợp
B F¡ có nhiều gen trội có lợi
€ F¡ không có các gen lặn gây hại
D F; co nhiều gen trội có lợi ở trạng thái dị hợp
Câu 13: Phương pháp nào dưới đây tạo ưu thế lai tốt nhát?
A Lai khác nòi B Lai khác dòng € Lai khác loài D Lai khác thứ
Câu 14: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích
A phát hiện biến dị tổ hợp
B xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính
C đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng đề tìm tô hợp lai có giá trị kinh tế nhất
D phát hiện được các đặc điểm đi truyền tốt của dòng mẹ
Câu 15: Điều nào dưới đây nói về cách tạo ra ưu thế lai là đúng?
A Lai khác dòng luôn tạo ra ưu thé lai
B Dé tao ưu thé lai cao, thi dong bố mẹ phải có ưu thế lai cao
C Chỉ cần lai khác dòng kép thì con lai luôn có ưu thế lai
D Muốn tạo ưu thế lai cần phải tìm các tổ hợp lai thích hợp
Câu 16: Trong quan thé, wu thé lai chỉ cao nhất ở F¡ và giảm dần ở các thé hệ sau vì
A tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng B tỉ lệ dị hợp tăng, tỉ lệ đồng hợp giảm
C tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh D tần số đột biến tăng
Câu 17: Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng?
A Cho tự thụ phần bắt buộc B Nhân giống vô tính bằng giâm cành
C Nuôi cấy mô D Trồng bằng hạt đã qua chọn lọc
BÀI 19 TẠO GIÓNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
VA CONG NGHE TE BAO
Câu 1: Mục đích của việc gây đột biến ở vật nuôi và cây trong | la
A lam tang kha năng sinh sản của cá thể B tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống
C làm tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng D loại bỏ tính trạng không mong muốn
Câu 2: Điều nào đưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?
A Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến
B Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu
C Chọn lọc các thê đột biên có kiểu hình mong muốn
D Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến
Câu 3: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc chỉ áp dụng có hiệu quả đối với
A bào tử, hạt phân B vật nuôi, vi sinh vật
C vật nuôi, cây trồng D cây trồng, vi sinh vật
Câu 4: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật nào?
Câu 7: Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phé biến trong chọn giống vi sinh vật?
A Gây đột biến nhân tạo kết hợp với lai tạo
B Lai khác dòng kết hợp với chọn lọc
C Lai giữa loài đã thuần hoá và loài hoang đại
D Gây đột biến nhân tạo kết hợp với chọn lọc
Câu 8: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng chủ yếu để tạo giống cây trồng mới?
A Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phần, hạt phần
B Lai giữa loài cây trồng và loài hoang dại
C phương pháp lai hữu tính kết hợp đột biến thực nghiệm
D Tạo ưu thế lai
Câu 9: Vì sao phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật?
A Vì việc xử lí vi sinh vật không tốn nhiều công sức và thời gian
B Vì vi sinh vật dễ dàng đối với việc xử lí các tác nhân gây đột biến
C Vì vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ phân lập được các dòng đột biến
D Vì vi sinh vật rất mẫn cảm với tác nhân gây đột biến
Câu 10: Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên túi phan, bầu noãn hay nụ hoa, người ta mong muốn tạo ra loại
biến dị nào sau đây?
A Đột biến đa bội B Đột biến xôma C Đột biến tiền phôi D Đột biến giao tử
Câu 11: Tác nhân gây đột biến nào sau đây được dùng để tạo thể đa bội?
A Cônsixin B Tia tử ngoại C Sốc nhiệt D Các loại tia phóng xạ
Câu 12: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật, đo nó có khả năng
A tăng cường quá trình sinh tông hợp chất hữu cơ
B cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho bộ nhiễm sắc thé không phan li
C kích thước cơ quan sinh dưỡng phát triển
D tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào
Câu 13: Loài cây có thê áp dụng chất cônsixin nhằm tạo ra giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao là
A Cây lúa B Cây đậu tương C Cây củ cải đường D Cây ngô
Câu 14: Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt?
A Đột biến gen B Đột biến lệch bội C Đột biến đa bội _ D Đột biến tam nhiễm
Câu 15: Bằng kĩ thuật nào có thể tạo được con lai giữa 2 loài?
A Kĩ thuật di truyền B Gây đột biến nhân tạo
C Lai tế bào xôma D Lai tế bào xôma và kĩ thuật di truyền
Câu 16: Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là
A các tế bào đã được xử lí làm tan thành tế bào
B các tế bào khác loài đã hoà nhập đề tạo thành tế bào lai
C các tế bào xôma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng
D các tế bào sinh dục tự đo được tách ra khỏi tô chức sinh dục
Câu 17: Điều nào không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật?
A Cho dung hợp các tê bào trân trong môi trường đặc biệt
B Loại bỏ thành tế bào
C Cho dung hợp trực tiếp các tế bào trong môi trường đặc biệt
D Nuôi cấy các tế bào lai trong môi trường đặc biệt dé chúng phân chia va tái sinh thành cây lai khác loài Câu 18: Việc ứng dụng phương pháp nuôi cây tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo cho kết qua
Trang 23A chỉ tạo được cơ quan B tạo ra mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
C chi tao duge co thé hoan chinh D chỉ tạo được mô
Câu 19: Trong lai tế bào, người ta nuôi cấy 2 dong tế bào
A sinh dục khác loài B sinh dưỡng khác loài
C sinh dưỡng và sinh dục khác loài „ D xôma và sinh dục khác loài
Câu 20: Trong lai tế bào, nuôi cấy 2 dòng tế bào xôma khác loài trong môi trường dinh dưỡng, chúng có thẻ kết
hợp lại với nhau thành tế bào lai chứa bộ gen của 2 loài bố mẹ Từ đây phát triển thành cây lai thể
A sinh dưỡng B đa bội C song nhị bội D tứ bội
Câu 21: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh do nuôi cấy mô tạo thành có kiểu gen như dạng gốc vì
A kiểu gen được duy trì ồn định thông qua nguyên phân và giảm phân
B kiểu gen được duy trì ôn định thông qua trực phân
C kiểu gen được duy trì ồn định thông qua giảm phân
D kiểu gen được duy 1 trì Ổn định thông qua nguyên phân
Câu 22: Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là
A sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong nguyên phân
B sự nhân đôi va phan li đồng đều của NST trong giảm phân
C sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong trực phân
D sự nhân đôi và phân li không đồng đều của NST trong nguyên phân
Câu 23: Ý nào không đúng đối với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây
trồng?
A Tạo ra giống mới
B Tạo ra sô lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất
C Bảo tồn một số nguồn gen của thực vật quý hiểm có nguy cơ tuyệt chủng
D Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống
Câu 24: Ưu điểm chính của lai tế bào so với lai hữu tính là
A tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn
B hạn chế được hiện tượng thoái hoá
C tái tô hợp được thông tin di truyền giữa các loài đứng rất xa nhau trong bậc thang phân loại
D khắc phục được hiện tượng bắt thụ trong lai xa
Câu 25: Điều nào không đúng với quy trình nuôi cay hat phan?
A Cac hat phan riêng lẻ có thé mọc trên môi trường nuôi nhân tạo trong Ống nghiệm thành dòng tế bào
đơn bội
B Các dòng tế bào đơn bội có các kiểu gen khác nhau, biểu hiện sự đa dạng của các giao tử do giảm phân
tạo ra
C Các dòng tế bào có bộ gen đơn bội nên alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình, cho phép chọn loc in
vitro (trong ống nghiệm) ở mức tế bào những dòng có đặc tính mong muốn
D Lưỡng bội hoá dòng tế bào In thành 2n rồi cho mọc thành cây lưỡng bội là cách duy nhất đề tạo thành
cây lưỡng bội hoàn chỉnh
Câu 26: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là
A chuyên nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành
phôi rồi tiếp tục hình thành co thé mới
B chuyén nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục
hình thành cơ thê mới
C chuyên nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mắt nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát
triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới
D chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mắt nhân, rồi kích thích tế bào trứng
phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới
Câu 27: Điều nào không đúng đối với vai trò của nhân bản vô tính ở động vật?
A Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
B Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tê bào động vật đã được chuyên gen người
C Mỡ ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thé cho các bệnh nhân bi hỏng các cơ quan tương
A môi cây hợp tử B cây truyền phôi
C kĩ thuật chuyên phôi D nhân giông đột biến
Câu 29: Điều không đúng về thực chất của phương pháp cay truyền phôi là
A tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu
B phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi
C cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người
D chuyển nhân của tế bào từ loài này sang tế bào của loài khác
BÀI 20 TẠO GIÓNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
Câu 1: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường
A chuyên nhân từ tế bảo cho sang tế bào nhận
B chuyền một đoạn ADN bắt kì từ loài này sang loài khác bằng lai tế bào xôma
C chuyên một gen từ loài này sang loài khác bang thể truyền
D chuyển plasmit từ tế bào cho sang tế bào nhận
Câu 2: Trong kĩ thuật chuyển gen bằng plasmit làm thể truyền, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra theo quy
trình nào?
A Chuyên ADN ra khỏi tế bào cho —> tách plasmit ra khỏi tế bào nhậnvi khuẩn —> cắt ADN vừa tách
những đoạn (gen) cần thiết và cắt plasmit
B Cat ADN từ tế bào thể cho thành những đoạn (gen) cần thiết —> tách gen vừa cắt và plasmit ra khỏi tế bao cho và tế bào vi khuẩn —> nói gen vừa tách vào plasmit
C Cát ADN từ tế bào thé cho thành những đoạn (gen) cần thiết và cất mở vòng plasmit —> chuyển gen và plasmit vừa cắt vào tế bào nhận —> trong tế bào nhận, gen vừa cất được nối vào plasmit mở vòng nhờ enzim nối
D Tách ADN của tế bào thể cho và tách plasmit khỏi tế bào chất của vi khuẩn —> cắt mở vòng plasmit và ADN thể cho ở những đoạn (gen) cần thiết —> nối gen vừa cắt vào ADN của plasmit đã mở vòng
Câu 3: Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân tử ADN (cho và nhận) được nối với nhau theo nguyên tắc b6 sung nhờ enzim
A ADN - pôlimeraza B ADN - restrictaza
Câu 4: Trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các đoạn ngắn là
A ADN - pôlimeraza B ADN - restrictaza
Câu 5: Enzim giới hạn (restrictaza) dùng trong kĩ thuật chuyền gen có tác dụng gì?
A Chuyên ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
B Cắt và nối ADN của p]asmit ở những điểm xác định
C Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định
D Nối đoạn gen cho vào plasmit
Câu 6: Hai enzim dùng để cắt ADN của tế bào cho và plasmit (restrictaza) phải là hai enzim
A dong vi B cùng loại C khác loại D cùng chức năng
Câu 7: Mục đích của việc sử dụng cùng một loại enzim giới hạn dé cat plasmit va ADN tế bào cho là
A tiết kiệm enzim B tạo ra các đầu dính bổ sung
C dễ tiến hành thí nghiệm D thao tác kĩ thuật nhanh
Câu 8: Tại sao nói enzim giới hạn là những “con dao cắt phân tử” cực kì hữu hiệu?
A Vì chúng có kích thước nhỏ
B Vì chúng có khả năng cắt đặc hiệu trên ADN
C Vì chúng có khả năng phân giải ADN
D Vì chúng có khả năng cắt và nối đặc hiệu trên ADN
Câu 9: Trong kĩ thuật chuyền gen người ta thường dùng thể truyền là
A thực khuẩn thê và vi khuẩn B plasmit và vi khuẩn
C thực khuẩn thể và plasmit - —_D.plasmit và nắm men - Câu 10: Người ta phải dùng thé truyền đề chuyên một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vi
Trang 24A nếu không có thể truyền thì gen cần chuyên sẽ không chui được vào tế bào nhận
B nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thẻ nhân lên và phân li đồng đều
về các tế bào con khi tế bào phân chia
C nếu không có thể truyền thì khó có thê thu được nhiều sản phẩm Của gen trong tế bào nhận
D nếu không có thé truyền thì gen sẽ không thé tao ra sản phâm trong tế bào nhận
Câu 11: Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là
A tế bào động vật B vi khuẩn E.coli C té bao thực vật — D tế bào người
Câu 12: Phân tử ADN tái tổ hợp là gì?
A Là phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào thể nhận
B Là phân tử ADN tìm thay trong thể nhân của vi khuẩn
C Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit
D Là một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn
Câu 13: Đặc điểm quan trọng của plasmit đề được chọn làm vật liệu chuyên gen là gì?
A Gồm 8000 đến 200000 cặp nuclêôtit
B Có khả năng nhân đôi độc lập đối với hệ gen của tế bào
C Chỉ tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ
D Dễ đứt và dề nói
Câu 14: Trong kĩ thuật chuyền gen, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh
học là
A tế bào động vật B.vikhuan E.coli C tế bào thực vật D tế bào người
Câu 15: Trong kĩ thuật chuyền gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến 1a vi khuan E.coli vi chúng
A có tốc độ sinh sản nhanh B thích nghi cao với môi trường
C dé phat sinh bién di D có cấu tạo cơ thê đơn giản
Câu 16: Kĩ thuật chuyển gen đã ứng dụng loại kĩ thuật nào sau đây?
A Kĩ thuật gây đột biến nhân tạo B Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp
€ Kĩ thuật xử lí enzim D Kĩ thuật xử lí màng tế bào
Câu 17: Nội dung không đúng về điểm khác nhau giữa kĩ thuật chuyên gen dùng plasmit làm thể truyền và kĩ
thuật chuyền gen dùng virut làm thê truyền là
A thé nhan déu 1a vi khuan E.coli
B virut có thê tự xâm nhập vào tế bào phù hợp
C sự nhân lên của virut diễn ra trong nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra trong ở tế bao chat
D chuyển gen bằng virut bị hạn chế là chỉ chuyên được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại vi rirut
nhất định
Câu 18: Đoạn gen của tế bào cho được vận chuyên bằng thể thực khuẩn thường được gắn vào vị trí nào trong tế
bao E.coli?
A Plasmit B NST vi khuan C trong té bao chất D _ khong xac dinh được
Câu 19: Làm thế nào dé nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành công?
A Chon thê truyền có các dau chuẩn (gen đánh dấu) dễ nhận biết
B Dùng CaCl; làm dãn màng tế bào hoặc xung điện
C Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chat
D Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vi phong xa
Câu 20: Khi chuyển một gen tổng hgp prétéin cia ngudi vao vi khuẩn E.coli, cdc nha khoa học đã làm được điều
gì có lợi cho con người?
A Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người
B Prôtêin hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với con người
C Lợi dụng khả năng sinh sản nhanh, trao đổi chất mạnh của vi khuẩn đề tổng hợp một lượng lớn protéin
đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người
D Thuần hoá mot chung E.coli để nuôi cấy vào hệ tiêu hoá của người
Cau 21: Chuyén gen tong hop chat kháng sinh của xạ khuân penicillium sp vào vì khuẩn E.coli, người ta đã giải
quyết được vận đề gì trong sản xuất kháng sinh?
A Tăng sản lượng chat khang sinh B Nâng cao chất lượng sản phẩm
C Hạ giá thành sản phẩm D Rút ngắn thời gian sản xuất
Câu 22: Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải là của kĩ thuật chuyên gen?
A Chuyển gen giữa các loài khác nhau
B Tạo ưu thế lai
C San xuất insulin
D San xuat trén quy mô công nghiệp các sản phẩm công nghiệp
Câu 23: Các thành tựu nôi bật của kĩ thuật chuyển gen là
A tạo nhiều loài vật nuôi, cây trồng biến đổi gen
B sản xuất nhiều loại thực phẩm | biến đổi gen ở quy mô công nghiệp
C tao nhiều chủng vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh
D tạo nguồn nguyên liệu đa dạng cho chọn giống vật nuôi, cây trồng
Câu 24: Ưu thê nỗi bật của kĩ thuật chuyển gen so với các phương pháp lai truyền thống khác là gì?
A Dễ thực hiện, thao tác nhanh, ít tốn thời gian
B Tổng hợp được các phân tử ADN lai giữa loài này và loài khác
C Sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp
D Lai giữa các loài xa nhau trong hệ thống phân loại không giao phối được
Câu 25: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của
A công nghệ gen B công nghệ tế bào
€ công nghệ sinh học D Kĩ thuật vi sinh
Câu 26: Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của một sinh vật?
A Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen
B Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen
C Loại bỏ hay làm bất hoạt một gen nao do
D Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường
Câu 27: Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là
A tạo ra các sinh vật chuyên gen, nhờ đó sản xuất với công suất lớn các sản phâm sinh học nhờ vi khuẩn
B tăng cường hiện tượng biến dị tô hợp
C tạo nguôn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc
D hạn chế tác động của các tác nhân đột biến
Câu 28: Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đồi gen?
A Chuỗi nhà có nguồn gốc từ chuối rừng 2n
B Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng
C Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Penfunia
D Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm
Câu 29: Thành quả không phải của công nghệ gen là
A tuyén chọn được các gen mong muôn ở vật nuôi, cây trồng
B cây được gen của động vật vào thực vật
C cấy được gen của người vào vi sinh vật
D tao duge ching penicillium có hoạt tính phênixilin gấp 200 lần chủng ban đầu
Câu 30: Vi khuẩn E.coi sản xuất insulin của người là thành quả của
A dùng kĩ thuật vi tiêm B kĩ thuật cấy gen nhờ vectơ là plasmit
C lai tế bào xôma D gây đột biên nhân tạo
Trang 25CHƯƠNG V DI TRUYÈN HỌC NGƯỜI
KIÊN THỨC CÀN NHỚ:
- Tu van di truyền y học —> giảm sinh ra các trẻ tật nguyễn
- Sử dụng liệu pháp gen trong chữa trị các bệnh di truyên
5 Những vấn đề xã hội của di truyền học
- Tác động xã hội của giải mã hệ gen người „
- Van dé phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tê bao
- Vân đê di truyên khả năng trí tuệ của con người
- Cơ chê gây bệnh: phân lớn do đột biên gen
„ ~ Hậu quả: mức độ nặng nhẹ của bệnh tuỳ thuộc vào chức năng của từng loại prôtêin do gen
đột biên quy định
2 Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST
- Bệnh đo đột biến cầu trúc và số lượng NST gây nên
- Những bệnh này liên quan đến rất nhiều gen, gây ra hàng loạt các tốn thương ở các hệ cơ
quan của người bệnh, hậu quả rất nghiêm trọng
3 Bệnh ung thư
- Bệnh ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của
một số loại tế bào trong cơ thể dẫn đến hình thành các khối u, chèn ép các cơ quan
- Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh vẫn chưa rõ hoàn toàn
+ Đã biết một số nguyên nhân dẫn đến ung thư như: đột biến gen, đột bién NST, virut gay
ung thư
+ Gần đây nhiều nghiên cứu tập trung vào 2 nhóm gen kiểm soát chu kì tế bào mà sự biến
đổi chúng sẽ dẫn đến ung thư
Các gen tiền ung thư quy định các yếu tố tăng trưởng tham gia điều hoà quá trình phân bào
Bình thường, hoạt động của các gen này chịu sự điều khiến của cơ thể đề tạo ra một lượng sản
phẩm vừa đủ đáp ứng lại nhu cầu phân bào một cách bình thường Khi bị đột biến, gen trở nên hoạt
động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm, làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khói u tăng sinh
quá mức
Các gen tức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành Khi các gen này bị đột
biến, gen mat kha năng kiểm soát khối u thì tế bào ung thư xuất hiện
Bình thường 2 loại gen trên hoạt động hài hoà với nhau Song khi đột biến xảy ra ở những
gen này có thê dẫn đến ung thư
4 Các biện pháp bảo vệ vốn gen loài người, làm giảm thiếu gánh nặng di truyền
- Tao môi trường sạch —> tránh phát sinh đột biến ở người
BÀI 21 DI TRUYÈN Y HỌC
Câu 1: Di truyền y học là
A một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu và chữa các bệnh di truyền
B một bộ phận của Di truyện học người, chuyên nghiên cứu và phát hiện các cơ chế gây bệnh di truyền
và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người
._C, một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu và ngăn ngừa hậu quả của các bệnh di truyền
D một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu chữa các bệnh di truyền
Câu 2: Di truyền y học phát triên, sử dụng phương pháp và kĩ thuật hiện đại cho phép chuẩn đoán chính xác một
số tật, bệnh di truyên từ giai đoạn
C trước khi có biểu hiện rõ ràng của bệnh _ D thiếu niên
Câu 3: Di truyền y học giúp được y học những gì?
A Biện pháp chữa được mọi bệnh lây lan
B Tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng một số bệnh di truyền trên người
C Phương pháp nghiên cứu y học
D Biện pháp chữa được mọi bệnh di truyền
Câu 4: Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ
A chân đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã
có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau
B chân đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã
có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, dé phòng và cách chữa trị có xuất hiện ở đời sau
C chan đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã
có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau
D chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau
Câu 5: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?
A Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không
B Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh
C Chuẩn đoán trước sinh
D Kết quả của phép lai phân tích
Câu 6: Bệnh, tật di truyền là
A bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh chỉ do sai sót trong bộ gen hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen
B bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng
nhiễm sắc thể, bộ gen hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen
C bệnh của bộ máy di truyền, gôm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen
D bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh đo sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thẻ và bộ gen
Câu 7: Nguyên nhân của bệnh, tật di truyền là
C bât thường trong bộ máy di truyên D do mẹ truyên cho con
Câu 8: Bệnh phêninkêtô niệu là do
Trang 26A đột biến gen trên NST giới tính
B đột biến cầu trúc NST thường
C đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin
D đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin
Cau 9: Người mang bệnh phêninkêtô niệu biểu hiện
A mat trí B tiêu đường C máu khó đông D mù màu
Câu 10: Bệnh nào dưới đậy không phải là bệnh di truyền phân tử ở người?
A Các bệnh về hêmôglôbin (Hb) B Các bệnh về prôtêin huyết thanh
C Các bệnh về các yếu tố › đông máu D Ung thư máu
Câu 11: Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là
A alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được prôtê¡n, tăng hoặc giảm số lượng prôtêin hoặc
tổng hợp ra prôtê¡n bị thay đổi chức năng dẫn đến làm rồi loạn cơ chế chuyên hoá của tế bao va co thé
B đột biến đảo đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtê¡n
không được tạo thành nữa, mắt chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến
bệnh
C đột biến mắt đoạn nho NST phat sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin
không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêïn có chức năng khác thường và dẫn đến
bệnh
D đột biến lặp đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtê¡n
không được tạo thành nữa, mắt chức năng prôtêin hay làm cho prôtêïn có chức năng khác thường và dẫn đến
bệnh
Câu 12: Người ta nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì
A bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y _ B bệnh do đột biến gen trội trên NST X
C bệnh do đột biến gen lặn trên NST X D bệnh do đột biến gen trội trên NST Y
Câu 13: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X quy định Một phụ nữ không bị bệnh mù màu có
bố mẹ bình thường nhưng có người em trai bị bệnh lấy người chông bình thường, họ sinh được một con trai đầu
lồng Xác suất để đứa con trai này bị bệnh là
A 25% B 37,5% C 50% D 62,5%
Câu 14: Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lồng bị bạch tạng Từ hiện tượng này có thể rút
ra kết luận
A Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng
B Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp
C Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhỉ
D Cả bố và mẹ đều mang gen bệnh
Câu 15: Yếu tô nào dưới đây được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con?
A Alen B kiêu hình C Kiêu gen D Tính trạng
Câu 16: Bệnh nhiễm sắc thẻ nào phổ biến nhất ở người?
A Hội chứng Patau B Hội chứng Etuôt
C Hội chứng Đao D Hội chứng Claiphentơ
Câu 17: Hội chứng Patau ở người do 3 NST số 13 gây ra, có đặc điểm
A ung thư máu B đầu nhỏ, sức môi, tai thấp
C thừa ngón, chết yếu D trán bé, căng tay gập vào cánh tay
Câu 18: Hội chứng Etuôt ở người do 3 NST số 18 gây ra, có đặc điểm
A ung thư máu
B đầu nhỏ, sức môi, tai thấp
C thừa ngón chết yếu
D trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay
Câu 19: Người mắc hội chứng Đao thường
A thấp bé, má phệ, cô rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tìm và ống tiêu hoá
B thấp bé, má phệ, cỗ dài, khe mắt xéch, lưỡi đày và hay thé ra, di tat tim va ông tiêu hoá
C thấp bé, má phệ, cô rụt, khe mắt xếch, lưỡi mỏng và hay thé ra, di tat tim và ông tiêu hoá
D thấp bé, „má lõm, cổ rụt, khe mắt xéch, lưỡi day và hay thè ra, dị tật tìm và Ống tiêu hoá
Câu 20: Người mắc hội chứng Đao trong: tế bào có
A 3 NST s6 21 B 3 NST so 13 C.3 NST sé 18 D 3 NST sé 15
Cau 21: Hội chứng Đao xuất hiện do
A rồi loạn phan li cap NST 22 ở bó hoặc mẹ
B rồi loan phan li cap NST 20 ở bố hoặc mẹ
C rồi loạn phân li cặp NST 21 ở bố hoặc mẹ
D rối loạn phan li cặp NST 23 ở bố hoặc mẹ
Câu 22: Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46 Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST
thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường Điều giải thích nào sau đây là hợp lí?
A Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14
B Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến
C Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn
D Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn
không tương hỗ
Câu 23: Hội chứng Đao có thê đễ đàng được phát hiện bằng phương pháp
A phả hệ B di truyên tê bào
C di | truyén phân tử D nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 24: Tudi của người mẹ có ảnh hưởng đến tần số sinh con bị
A hội chứng suy giảm miễn dịch B bệnh phêninkêtô niệu
C bệnh hồng cầu hình liềm D hội chứng Đao
Câu 25: Cơ chế hình thành thể đột biến NST XXX (hội chứng 3X) ở người diễn ra như thế nào?
A Cặp NST XX không phân li trong giảm phân
B Có hiện tượng không phân l¡ của cặp NST XY trong nguyên phân
C Cặp NST XY không phân li trong giảm phân
D NST XX không phân li trong nguyên phân
Câu 26: Khi làm tiêu bản NST của một người đã đếm được 44 NST thường nhưng chỉ có 1 NST giới tính X Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do
_A hợp tử hình thành do sự kết hợp giữa một giao tử bình thường từ mẹ với một giao tử không mang NST
A Tần số đột biến gen trên NST X cao hơn trên NST thường
B Gen đột biến trên NST X thường là gen trội
C Chỉ có 1 NST X của nữ hoạt động di truyền
D Gen đột biến trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y
Câu 28: Trong kĩ thuật chọc dò dịch ôi để chuẩn đoán trước “khi sinh ở người, đối tượng được kiểm tra là
A tính chat của nước ối B các tế bào thai ' bong ra trong nước éi
C các tế bào tử cung của mẹ D Tế bào bạch cầu
Câu 29: Ung thư là một loại bệnh được hiểu đầy đủ là
A sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thé dẫn đén sự hình thành các khối u
B sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thê đẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thê
C sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u
D sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thê dẫn đến sự hình thành các khối u chèn
ép các cơ quan trong cơ thé
Câu 29: Đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là những dạng đột biến gen nào?
A Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến lặn
B Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến trội
C Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khói u thường là đột biến trội _D Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột
biên lặn
Trang 27Câu 30: Điều nào không liên quan tới cơ chế gây ung thư?
A Các gen ức chế khối u bị đột biến không kiêm soát được sự phân bào
B Các gen tiền ung thư khởi động quá trình phân bào bị đột biến tạo cho sự phát triển bất thường của tế
bào
C Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động không hài hoà với nhau do đột biến xảy ra trong
những gen này có thé phá huỷ sự cân bằng, kiểm soát thích hợp đó và dẫn đến ung thư
D Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khói u hoạt động hài hoà nhau trong việc kiểm soát chu kì tế bào
Câu 31: U ác tính khác với u lành như thế nào?
A Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào
B Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều
khối u khác nhau
C Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào
D Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu đi chuyên đến các nơi khác tạo nên
nhiều khối u khác nhau
Câu 32: Điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ung thư?
A Do biến đổi di truyền ngẫu nhiên (đột biến gen, đột biến NST)
B Do các virut gây ung thư
C do tiếp xúc với tác nhân gây đột biến (vật lí, hoá học)
D Do các vi khuân ung thư
BÀI 22 BẢO VE VON GEN CUA LOAI NGUOI
vA MOT SO VAN DE XA HOI CUA DI TRUYEN HQC
Câu 1: Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?
A Tư vấn di truyền y học B Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên
C Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh D Tránh va hạn chế tác hại của các tác nhân gây
đột biến
Câu 2: Để tư vấn di truyền có kết quả cần sử dụng phương pháp nào?
A Phương pháp phả hệ B Phương pháp tế bào
C Phương pháp phân tử D Phương pháp nghiên cứu quần thẻ
Câu 3: Liệu pháp gen là
A một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột
biến) bằng gen lành (gen bình thường)
B một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách loại bỏ gen bệnh (gen đột biến)
C một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng
gen lành (gen bình thường)
D một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách sửa chữa gen bệnh (gen đột
biến) thành gen lành (gen bình thường)
Câu 4: Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?
A Dùng virut sống trong cơ thé người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut
B Dùng enzim cắt bỏ gen đột biến
C Thẻ truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân
D Tế bào mang ADN tái tô hợp của bệnh nhân được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình
thường thay thé tế bào bệnh
Cau 5: Việc đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ dựa vào cơ sở nào?
A Không dựa vào chỉ số IQ, cần tới những chỉ số hình thái giải phẫu của cơ thể
B Cần kết hợp chỉ số 1Q với các yêu tô khác
C Chỉ cần dựa vào chỉ số IQ
D Dựa vào chỉ số IQ là thứ yếu
Câu 6: Chỉ số IQ được xác định bằng
A tong trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuồi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100
B số trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100
C tổng trung bình của các lời giải được tính thông kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân với 100
D tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tudi sinh hoc
Cau 7: Vi sao virut HIV lam mat khả năng miễn dịch của cơ thé?
A Vì nó tiêu diệt tế bao tiêu cầu
B Vì nó tiêu diệt tế bào hồng cầu
C Vì nó tiêu diệt tất cả các loại tế bào bạch cầu
D Vì nó tiêu diệt tế bào bạch cầu Th, lam rối loạn chức năng của đại thực bào, bạch cầu đơn nhân
Câu 8: Chu kì nhân lên của virut HIV diễn ra theo trật tự nào?
A Virut xâm nhập —> tong hợp mạch đơn ARN -> hinh thanh ADN > ARN mach kép —> ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ — téng hop ARN virut > téng hop protéin virut —> HIV được tạo thành và phóng thích
ra ngoài
B Virut xâm nhập —> tổng hợp mạch đơn ADN -—> hình thành ARN kép —> ARN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ —> tổng hợp ARN virut > tong hop prôtê¡n virut —> HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài
C Virut xâm nhập —> tổng hợp mạch đơn ADN -—> hình thành ADN mạch kép —> ADN kép tích hợp vào ADN
tế bào chủ —> tổng hợp ARN virut —> tổng hợp prôtê¡n virut —> HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài
D Virut xâm nhập —> tổng hợp mạch đơn ARN —> hình thành ADN mạch kép —> ADN kép tích hợp vào ADN
tế bào chủ —> tổng hợp ARN virut —› tổng hợp prôtêin virut —> HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài 1/ Trong chan doan trước sinh,kĩ thuật chọc đò dịch ối nhằm khảo sát:
A Tính chât của nước ôi B Tế bào tử cung của người mẹ
€ Tế bào thai bong ra trong nước éi D Tinh chat nước ối và tế bào tử cung của người mẹ 5/ Yếu tố cơ bản quy định khả năng trí tuệ của người :
Trang 28PHAN SAU: TIEN HOA
CHUONG I BANG CHUNG VA CO CHE TIEN HOA KIEN THUC CAN NHO:
1 Bằng chứng tiến hoá
a Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Cơ quan tương đông là các cơ quan ở các loài khác nhau nhưng chúng đều bắt nguồn từ
một cơ quan ở cùng loài tô tiên, mặc dù hiện tại chúng có thê thực hiện những chức năng khác
nhau
- Cơ quan thoái hoá là những cơ quan mà trước đây ở các loài tổ tiên có một chức năng
quan trọng nào đó, nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm —> bị tiêu giảm
chỉ còn lại dâu vết
- Cơ quan twong ty la những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không bắt
nguồn từ một nguồn gốc
b Bằng chứng phôi sinh học
Nghiên cứu quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có vú cho thấy mặc dù chúng
có những đặc điểm rất khác nhau ở giai đoạn trưởng thành nhưng có thể có các giai đoạn phát triển
phôi rất giống nhau
Các loài càng gần nhau về họ hàng thì sự phát triển phôi càng giống nhau
c Bằng chứng địa lí sinh vật học
Những kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang
tồn tại đã cung cấp bằng chứng cho thấy các loài sinh vật đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung
c Bằng chứng sinh học phân tử
Phân tích trình tự axit amin của cùng một loại protéin hay trình tự các nuclÊôtit của cùng
một gen ở các loài khác xa nhau —> biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài
2 Cơ chế tiến hoá
a Thuyết tiến hoá Lamac
- Môi trường sống thay đổi chậm chạp là nguyên nhân dẫn tới hình thành các đặc điểm
- Các sinh vật chủ động thay đôi tập quán hoạt động — hinh thành các đặc điêm thích nghi
với môi trường > không có loài nào bị tiêu diệt trong quá trình tiên hoá
_ > Dac diém thích nghi được hình thành theo cách: những cơ quan hoạt động nhiêu thi phát
triên, những cơ quan ít sử dụng thi dân dân bị tiêu giảm | „
` - Các đặc điểm thích nghi được hình thành do thay đôi tập quán hoạt động trong đời sông
đêu di truyên được cho thê hệ sau
b Thuyết tiến hoá Đacuyn
~ Trong quá trình tiến hoá, chọn lọc tự nhiên là nhân t6 chính phân hoá một loài thành nhiều
loài với các đặc điêm thích nghi khác nhau
- Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả nămg sống sót của các cá thể trong
quan thẻ
- Để chọn lọc tự nhiên có thé xảy ra thì quan thé phai có cac bién di, di truyền Các biến dị,
di truyền phải liên quan trực tiếp đến khả năng sông sót và khả năng sinh sản của cá thể
- Môi trường đóng vai trò sàng lọc các biến dị: các cá thê có biến dị thích nghi sẽ được giữ
lại, những cá thê không có biên dị thích nghi sẽ bị đào thải
c Thuyết tiến hoá tống hợp
vay quan thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiền hoá
loài Nghiên cứu hệ thống phân loại sinh vật chính là nghiên cứu về quá trình tiến hoá lớn nhằm xác định môi quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật
thay đổi tần số alen và qua đó làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần: thé
không làm thay đôi tân sô alen của quần thé
diém thich nghi
con hữu thụ Hai cá thể gọi là khác loài nếu chúng có cách li sinh sản
được gây nên bởi các nhân tố tiền hoá làm cách li sinh sản
số alen và thành phần kiểu gen do các nhân tổ tiễn hoá tạo nên và do Vậy có thể tạo nên loài mới
phần ngăn cán sự di nhập gen giữa các quần thể, tạo nên sự khác biệt về vốn gcn giữa các quan thé
do các nhân tố tiến hoá tạo nên, sự khác biệt về vốn gen có thé được tích luỹ đần dần và đưa đến hình thành loài mới
lai xa kèm theo đa bội hoá hoặc thông qua các cơ chê cách li tập tính, cách lï sinh thái
- Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đồi tần số alen và thành phần kiêu gen của quần thé, do
- Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi lâu dài dẫn đến hình thành các đơn vị phân loại trên
d Các nhân tố tiến hoá, quá trình hình thành quần thế thích nghỉ
- Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
- Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến là những nhân tố làm
- Giao phối không ngẫu nhiên Ja nhan tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà
- Chon lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể có các đặc
e Quá trình hình thành loài
- Hai cá thể được xếp vào cùng một loài nếu chúng có thê giao phối với nhau và tạo ra đời
- Hai quần thể của cùng một loài chỉ tiên hoá thành hai loài khi sự thay đổi về tần số alen
- Các cơ chế cách li trước hợp tử và sau hợp tử là cần thiết nhằm duy trì sự phân hoá về tần
- Loài mới có thê hình thành nhờ sự cách li địa lí giữa các quân thể Sự cách li dia li góp
- Loài mới có thể được hình thành trên cùng một khu vực địa lí thông qua đột biến đa bội,
BÀI 24 CÁC BẰNG CHỨNG TIÊN HOÁ
Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là
A những cơ quan năm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cau tạo giống nhau
B những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau
€ những cơ quan nằm 6 những vị trí tương ứng trên cơ thé, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiều cấu tạo giông nhau
A sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài
B chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau
C chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện như nhau
D thực hiện các chức phận giống nhau
Cơ quan tương tự là những cơ quan
A có nguôn gôc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự
B cling nguon gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiêu cầu tạo giống nhau
C cùng nguôn gôc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau
D có nguôn gôc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thé, có kiểu cầu tạo giống nhau Trong tiên hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A sự tiến hoá phân li B sự tiễn hoá đồng quy
C sự tiến hoá song hành D nguồn góc chung
Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
56
Trang 29A Cánh sâu bọ và cánh dơi
B Tuyết nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác
C Mang cá và mang tôm
D Chân chuột chũi và chân dế dũi
Câu 6: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
A Cánh dơi và tay người
B Cánh chim và cánh côn trùng
C Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng
D Lá đậu Hà Lan và gai xương rông
Câu 7: Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiễn hoá theo hướng
A vận động B hội tụ C đồng quy D phân nhánh
Câu 8: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan
A phát triên không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành
B thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới (ví dụ, tay người chuyên sang cầm nắm, không còn làm
nhiệm vụ vận chuyển co thé)
C thay đồi cầu tạo (như bàn chân chỉ còn một ngón ở loài ngựa)
D biến mắt hoàn toàn (như vượn người hiện nay không có đuôi)
Câu 9: Ruột thừa ở người
A tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ
B là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ
C là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ
D có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ
Câu 10: Bằng chứng tiến hoá nào có phác hoạ lược sử tiến hoá của loài?
A Bằng chứng tế bào học B Bằng chứng giải phẫu học so sánh
C Bằng chứng sinh học phân tử D Bằng chứng phôi sinh học so sánh
Câu 11: Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có chung
nguồn góc từ các loài sống ở môi trường nước?
A Tim có 2 ngăn sau đó phát triên thành 4 ngăn
B Phôi cá, kì giông, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn có khe mang
C Bộ não hình thành 5 phần giống như não cá
D Cả A, B và C
Câu 12: Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại đương mới được nâng lên và chưa bao giờ có sự
liên hệ với đất liền Nhận xét nào sau đây về đa dạng sinh vật trên các đảo là không đúng?
A Đảo đại lục có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương
B Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng
C Đảo đại dương hình thành những loài đặc hữu
D Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với đại lục gần đó, ví dụ như quần đả Anh có nhiều loài tương tự ở
lục địa châu Âu
Câu 13: Đặc điểm nồi bậc của động, thực vật ở đảo đại dương là gì?
A Có toàn các loài du nhập từ nơi khác đến
B Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa gần nhất
C Có toàn những loài đặc hữu
D Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo lục địa
Câu 14: Đặc điểm nôi bậc của động, thực vật ở đảo lục địa là gi?
A Có sự du nhập các loài từ các nơi khác đến và có toàn những loài địa phương
B Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa lân cận và có những loài đặc hữu
C Khác với hệ động, thực vật ở vùng lục địa lân cận và có những loài đặc hữu
D Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo đại dương
Câu 1Š: Hai loài sinh vật sông ở các khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm
khác nhau Cách giải thích nào đưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?
A Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau
B Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau
C Điều kiện môi trường ở hai khu vực giông nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghỉ giống
A Đầu tiên, tật cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc
tự nhiên theo nhiều ' hướng khác nhau
B Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và
những loài khác nhau xuất hiện sau
C Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống nhau, các loài đặc trưng là đo sự thích nghỉ với điều kiện địa phương
D Một số loài di chuyên t từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Bering ngày nay
Câu 17: Học thuyết tế bào cho rằng
A tat cả các cơ thê sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cầu tạo từ tế bào
B tat cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cầu tạo từ té bao
C tắt cả các cơ thê sinh vật từ đơn bào đến động vật, nắm đều được cấu tạo từ tế bào
D tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nam, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào
Câu 18: Bằng chứng tiến hoá nào có sức thuyết phục nhất?
A Bằng chứng giải phẫu học so sánh B Bằng chứng sinh học phân tử
C Bằng chứng tế bào học D Bằng chứng phôi sinh học so sánh
Câu 19: Các gen tương ứng ở các loài thân thuộc được phân biệt
A chỉ bởi số lượng nuclêôtit B chỉ bởi thành phần nuclêôtit
C chỉ bởi trình tự nuclêôtit D ở số lượng, thành phan và trình tự nuclêôtit
Câu 20: Ý nào không phải là bang chứng sinh học phân tử?
A Sự thống nhất vê cau tạo và chức năng của mọi gen của các loài
B Su théng nhat vé cau tạo và chức năng của prôtê¡n của các loài
C Sự thống nhất về cầu tạo và chức năng của ADN của các loài
D Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài
BÀI 25 HỌC THUYÉT LAMAC VÀ HỌC THUYÉT ĐACUYN
Câu 1: Quan niệm của Lamac về sự biến đồi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong qua niệm hiện đại?
A Thường biến B Biến dị C Đột biến D Di truyền
Câu 2: Theo Lamac, ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính
A làm tăng tính đa dạng của loài
B làm cho các loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi
C làm phát sinh các biến dị không di truyền
D làm cho các loài biến đồi dần dần và liên tục
Câu 3: Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là
A sự phát triển có tính kế thừa lịch sử theo hướng ngày càng hoàn thiện từ phức tạp đến đơn giản dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật
B sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại nhờ chọn lọc tự nhiên
C sự phát triển có tính kế thừa lịch sử theo hướng ngày càng hoàn thiện từ đơn giản đến phức tạp dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật
D sự phát triển không có tính kế thừa lịch sử diễn ra theo hướng từ phức tạp đến đơn giản dưới tác dụng
của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật
Câu 4: Theo Lamac, những đặc điểm thích nghi được hình thành do
A sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau
B sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” một cách nhất thời không được di truyền lại cho các thế hệ sau
C sự thích ứng bị động của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau
Trang 30D sinh vật von có sự thích ứng với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan”
không được di truyền lại cho các thế hệ sau
Câu 5: Theo Lamac, sự hình thành hươu cao cổ là
A do phát sinh biến dị “cỗ cao” một cách ngẫu nhiên
B do tác động tích luỹ những biến dị cô cao của chọn lọc
C do tập quán không ngừng vươn cao cổ ăn lá trên cao được di truyền qua nhiều thế hệ
D do sự thay đồi đột ngột của môi trường nên chỉ còn toàn cây lá cao buộc hươu phải vươn cổ để ăn lá
Câu 6: Theo Lamac, nguyên nhân dẫn đến phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu là
A su thay đối một cách chậm chap và liên tục của môi trường sống
B sự thay đồi một cách đột ngột và nhất thời của môi trường sông
C sự thay đồi một cách đột ngột và liên tục của môi trường sông
D sự thay đổi một cách chậm chạp và nhất thời của môi trường sống
Câu 7: Điều nào không phải là cơ chế làm biến đổi loài này thành loài khác theo Lamac?
A Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đồi tập quán hoạt
động của các cơ quan
B Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó liên tục phát triển
C Cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần tiêu biến
D Mỗi sinh vật thích ứng với sự thay đôi của môi trường một cách bị động bằng cách thay đổi tập quán
hoạt động của các cơ quan
Câu 8: Theo quan niệm tiễn hoá của Lamac, ta có thể giải thích loài cò chân dài được tiến hoá bằng cách nào?
A Các con cò chân ngắn thường xuyên tập luyện đôi chân nên chân dài dần ra đẻ thích nghỉ với môi
trường và các con cò chân dài sau đó lại đẻ ra các con cò chân dài
B Môi trường sống thay đổi đã tác động lên vật chất di truyền của những con cò chân ngắn, làm phát sinh
các biến dị chân dài thích nghi với môi trường mới
C Khi môi trường sông thay đổi, những con cò chân dài hơn ở loài cò chân ngắn sẽ kiếm được nhiều thức
ăn hơn nên đời sau chân của chúng càng dài thêm
D Khi môi trường sông thay đối, những con cò chân ngắn chết dần còn những con cò chân dài sẽ thích
nghỉ và sẽ sinh ra nhiều con cò chân dài hơn
Câu 9: Theo Lamac, cơ chế tiền hoá tiến hoá là sự tích luỹ các
A các biến đị có lợi, đào thải các biến dị có hại đưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
B đặc tính thu được trong đời sống cá thê đưới tác dụng của tập quán hoạt động
C đặc tính thu được trong đời sông cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
D đặc tính thu được trong đời sống cá thê dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
Câu 10: Điều khẳng định nào sau đây là đúng với học thuyết Lamac?
1 — Các loài sinh vật có biến đối
2 - Sự biến đổi của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài từ một loài ban dau
3 — Sinh vật có khả năng chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường
4 ~ Phân l¡ độc lập và tô hợp tự do giải thích tiến hoá của cá thé chứ không phải của loài
5 ~ Các cá thê sinh vật luôn phải đầu tranh với nhau đề giành quyên sinh tồn
A.1,2,3 B.2,3,4 C.3,4,5 D 1,3,5
Câu 11: Điều nào không đúng với suy luận của Đacuyn?
A Tắt cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều so với số con có thẻ sống sót đến
tuổi sinh sản
B Phần nhiều biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau
C Quần thé sinh vat có xu hướng luôn thay đồi kích thước trước biến đôi bất thường của môi trường
D Quan thé sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi ngoại trừ khi có biến đồi bất thường về
môi trường
Câu 12: Nội dung nào sau đây là phù hợp nhất với quan niệm của Đacuyn về nguồn nguyên liệu của chọn lọc và
tiễn hoá?
A Chỉ các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản
B Những biến dị cá thê xuất hiện riêng lẻ trong quá trình sinh sản
C Chỉ đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản
D Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định
Câu 13: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là
C sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh
D sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên
Câu 14: Theo Đacuyn, chọn lọc nhân tạo là
A tích luỹ những biến dị có lợi cho con người
B đào thải những biến dị bắt lợi cho con người
C vừa đào thải những biến dị bất lợi (kém thích ứng) vừa tích luỹ những biến dị có lợi (thích ứng) cho
con người
D tích luỹ những biến đị có lợi cho con người và bản thân sinh vật
Câu 15: Nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là
A chọn lọc nhân tạo
B chọn lọc tự nhiên
C các biến dị cá thê xuất hiện vô cùng đa đạng và phong phú ở vật nuôi, cây trồng
D sự phân li tính trạng từ một đạng ban dau
Câu 16: Điều khẳng định nào sau đây về chọn lọc nhân tạo là đúng?
A Chọn lọc nhân tạo thường tạo ra các loài mới
B Chọn lọc nhân tạo thường không tạo ra các loài mới
C Chọn lọc nhân tạo khác với chọn lọc tự nhiên về bản chất
D Sản phẩm của chọn lọc nhân tạo luôn có ưu thế cạnh tranh tốt hơn giữa các loài sống trong tự nhiên Câu 17: Theo Dacuyn, chon loc tự nhiên là quá trình
A đào thải những biến dị bắt lợi cho sinh vật
B tích luỹ những biến đị có lợi cho sinh vật
€ vừa đào thải những biến đị bát lợi (không thích nghi) vừa tích luỹ những biến dị có lợi (thích nghĩ) cho sinh vật
D tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật
Câu 18: Theo quan niệm của Dacuyn, don vi tiến hoá là
A cá thể B quân thẻ C giao tử D Loài
Câu 19: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A hình thành tập quán hoạt động ở động vật
B đào thải những biến dị bắt lợi và tích luỹ những biến dị có lợi đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn
C là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghỉ trên cơ thê sinh vật
D sự biến đổi của cơ thể ‘sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh
Câu 20: Câu nào dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng với quan niệm của Đacuyn?
A Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về khả năng sông sót của các cá thé
B Chon loc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các kiểu gen
C Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau
D Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân li của các kiểu gen khác nhau
Câu 21: Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài”, Đacuyn vẫn chưa làm sáng tỏ được điều gì?
A Vai trò của chọn lọc tự nhiên
B Tính thích nghỉ của sinh vật với điều kiện của môi trường
C Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
D Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng
Câu 22: Phát hiện quan trọng của Đacuyn vệ các sinh vật cùng loài trong tự nhiên là gì?
A Một số cá thể có khả năng di truyền các biến dị do học tập mà có
B Các biến dị xuất hiện trong sinh sản thì di truyền được
C Các cá thể cùng loài không hoàn toàn giống mà khác nhau về nhiều chỉ tiết
D Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối
Câu 23: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là
A giải thích được sự hình thành loài mới
Trang 31B phát hiện được vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
C đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này
D giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
Câu 24: Điểm chung trong quan niệm của Đacuyn và Lamac là
A chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền
B ngoại cảnh ảnh hưởng lên mọi loài sinh vật
€ chưa giải thích được cơ chế di truyền các biến dị
D chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị thích nghi và đào thải các biến dị kém thích nghĩ
Câu 25: Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn so với học thuyết tiến hoá của Lamac là
A giải thích cơ chế tiến hoá ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm của Lamac
B giải thích nguyên nhân phát sinh các biến đị và cơ chế di truyền các biến dị
C giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng đưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên
D xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh
Câu 26: Phát biểu nào dưới đây không thuộc nội dung của thuyết Đacuyn?
A Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiên hoá từ một nguồn gốc chung
B Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều đạng trung gian đưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo
con đường phân l¡ tính trạng
C Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình
hình thành đặc điểm thích nghỉ trên cơ thê sinh vật
D Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp và không bị đào thải
BAI 26 HOC THUYET TIEN HOA TONG HOP HIEN DAI
Câu 1: Quan niệm tiến hoá tổng hợp hiện đại đã củng có cho quan điểm của Đacuyn về
A vai trò của chọn lọc tự nhiên
B biến dị cá thể là biến dị không xác định
C quá trình giao phối hình thành nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn lọc
D biến dị xác định là những biến dị di truyền được, có vai trò quan trọng trong sự tiến hoá
Câu 2: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề nào sau?
A Sự hình thành các đặc điểm thích nghi
B Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế đi truyền các biến dị
€ Vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên
D Nguồn góc chung của các loài
Câu 3: Đóng góp chủ yêu của thuyết tiền hóa tổng hợp là
A giải thích được tính đa dạng và thích nghi của sinh giới
B tổng hợp các bằng chứng tiền hóa từ nhiều lĩnh vực
C làm sáng tỏ cơ chế tiền hóa nhỏ
D xây dựng cơ sở lí thuyết tiến hóa lớn
Câu 4: Nguồn nguyên liệu sơ câp cho quá trình tiến hoá là
A biến dị đột biến _ B biến dị tổ hợp C thường biến D đột biến gen tự nhiên
Câu 5: Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là
A đột biến cấu trúc NST B đột biến số lượng NST
Câu 6: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng thuyết tiến hoá hiện đại?
A Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tức là nó đang tiến hoá một cách 6n định
B Loài là đơn vị tiên hoá cơ bản
C Nếu quản thể không ỏ ở trạng thái cân bằng di truyền, tức là nó đang tiến hoá
D Các cá thể là đơn vị tiến hoá cơ bản
Câu 7: Nội dung cơ bản của quá trình tiến hoá nhỏ theo quan niệm tiến hoá tổng hợp hiện đại là gì?
A Quá trình hình thành các quần thẻ giao phối từ một quần thể góc ban đầu
B Quá trình tích luỹ biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
C Quá trình biến đôi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thẻ
D Quá trình tiến hoá ở cấp phân tử
Câu 8: Những biến đổi trong quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra theo trình tự nào?
A Phát sinh đột biến —> sự phát tán đột biến —> chọn lọc các đột biến có lợi —> cách li sinh sản
B Phát sinh đột biến —> cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thé gốc —> phát tán đột biến
qua giao phối —> chọn lọc các đột biến có lợi
C Phát tán đột biến —> chọn lọc các đột biến có lợi — cach li sinh san — phat tán đột biến qua giao
phôi
D Phát tán đột biến —› chọn lọc các đột biến có lợi —›> sự phát sinh đột biến —› cách li sinh sản
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hoá nhỏ?
A Diễn ra trong phạm vi của một loài, với quy mô nhỏ
B Diễn ra trong thời gian lịch sử trong đối ngắn
C Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
D Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài
Câu 10: Tiến hóa lớn là
A quá trình hình thành các nhóm phân loại như loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành
B quá trình hình thành các nhóm phân loại như nòi, loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành
C quá trình hình thành các nhóm phân loại như loài phụ, chi, họ, bộ, lớp, ngành
D quá trình hình thành các nhóm phân loại như chi, họ, bộ, lớp, ngành
Câu 11: Tiến hoá nhỏ khác với tiến hoá lớn ở đặc điểm nào?
A tiến hoá nhỏ xảy ra ở từng cá thể, còn tiến hoá lớn xảy ra ở mức loài
B tiến hoá nhỏ chỉ xảy ra ở mức phân tử, còn tiến hoá lớn xảy ra ở mức loài
C tiến hoá nhỏ xảy ra ở mức quần thể, còn tiến hoá lớn xay ra ở các đơn vị phân loại trên loài
D tiến hoá nhỏ xảy ra ở các đơn vị phân loại trên loài, còn tiền hoá lớn xảy ra ở mức quần thẻ Câu 12: Đặc điểm nào không phải của tiến hoá lớn?
A Quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài
B Diễn ra trên quy mô rộng lớn
C Qua thời gian địa chất đài
D Có thể tiến hành thực nghiệm được
Câu 13: Đề đề xuất thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính, M Kimura dựa trên những nghiên cứu về
A câu trúc các phân tử ADN B câu trúc các phan tt protéin
C cấu trúc của NST D cau trúc của vôn gen
Câu 14: Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ
A phân tử B cơ thể C quân thể D loài
Câu 15: Theo Kimura sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các
A đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
B biến dị có lợi không liên quan gì tới chọn lọc tự nhiên
C đột biến trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên
D đột biến không có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Câu 16: Ý nghĩa của thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính là
A bác bỏ thuyết tiền hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các đột biến có hại
B không phủ nhận mà chỉ bô sung thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các đột
biến có hại
C giải thích hiện tượng đa hình cân bằng trong quần thê giao phối
D củng có học thuyết tiến hoá của Đacuyn về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong sự hình thành các đặc điểm thích nghỉ hình thành loài mới
Câu 17: Hiện tượng đa hình là
A trong một quần thể song song tồn tại một số loại kiêu hình ôn định, không một dạng nao ưu thế trội hơn
để hoàn toàn thay thé dạng khác
B đa dạng về kiểu gen đo kết quả của quá trình giao phối ngẫu nhiên trong điều kiện sống ồn định
C biến dị tô hợp và đột biến liên tục phát sinh trong khi hoàn cảnh sống vẫn duy trì ồn định
D đa dạng về kiểu hình của sinh vật trong quan thê khi môi trường thay đổi
Câu 18: Điều nào không đúng với sự đa hình cân bằng?
A Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác
B Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác