- Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thểkhông công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”: → Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không a
Trang 1ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP PHẦN ĐỌC - HIỂU
2 - Nghĩa tường minh và hàm ý
*Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
* Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câunhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
3 - Liên kết trong văn bản: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức:
+ Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúptạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng
+ Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc
để thay thế cho nhau và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng
+ Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ Các phương tiện
sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…) và các
từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ từ (lại,cũng, còn,…)
+ Phép tỉnh lược…
4 - Các phương châm hội thoại:
+ Phương châm về lượng
+ Phương châm về chất
+ Phương châm quan hệ
+ Phương châm cách thức
+ Phương châm lịch sự
5 - Phong cách chức năng ngôn ngữ:
* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinhhoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin, traođổi ý nghĩ, tình cảm…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống
- Đặc trưng:
+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân
+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồngnghiệp
Trang 2- Nhận biết:
+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ
+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương
* Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập vàphổ biến khoa học
Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu
* Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tưtưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt tronglĩnh vực chính trị, xã hội
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.Tránh sử dụng
từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọanphải rõ ràng, rành mạch
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùnghồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết
* Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính
- Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quanvới cơ quan, giữa nước này và nước khác
- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản củacấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân
* Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước vàquốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xãhội
Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đềthời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)
Trang 3Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin Thời gian Địa điểm - Sự kiện - Diễn biến - Kết quả
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu
tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếmnhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc
6 - Phương thức biểu đạt:
* Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫnđến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa
* Miêu tả
Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, conngười (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả
* Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh
* Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ
rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết
* Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sựvật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe
* Hành chính – công vụ: Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành
xã hội, có chức năng xã hội Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính
Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các
cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trungương tới địa phương
7 - Phương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lạitheo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)
* Chứng minh: CM là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một
ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề
* So sánh: So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượnghoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy đượcgiá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểmđối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản
* Bác bỏ: Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn
và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình
9 - Kết cấu đoạn văn
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổbiến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân
Trang 4quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,…
Đoạn diễn dịch
Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ởđầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể Các câutriển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thểkèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết
Ví dụ: Đoạn văn diễn dịch, nội dung nói về cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ:
“Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thànhmột cá tính sáng tạo (1) Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cábiệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng (2) Điều ấy không hợp với thơ và không phảiphẩm chất của người làm thơ chân chính (3) Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phảiđấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa (4) Trongkhi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bàithơ này, tập thơ nọ (5) Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảmtràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểuhiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút” (6)
Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề Bốn câucòn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề Đây là đoạn văn giải thích có kết cấudiễn dịch
Đoạn quy nạp
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý kháiquát nằm ở cuối đoạn Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận
và rút ra nhận xét, đánh giá chung
Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
“Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo (1)
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng (2) Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiệnthú vị: Đầu súng trăng treo (3) Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ýnghĩa (4) Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gầngũi (5) Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược (6) Trăngtượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui (7) Khẩu súng và vầng trăng là hình tượngsóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoamuôn thuở (8) Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạonên hình tượng thơ để đời (9)
Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ
“Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn:đánh giá về hình tượng thơ Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp
Đoạn tổng - phân - hợp
Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp Câu mở đoạn nêu ý kháiquát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mangtính chất nâng cao, mở rộng Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích,chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận địnhđối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề
Ví dụ: Đoạn văn tổng phân hợp, nội dung nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn:
Trang 5“ Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người (1) Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lênphong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những giađình có công với cách mạng (2) Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóccác đối tượng chính sách (3) Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đìnhliệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thểphụng dưỡng, săn sóc tận tình (4) Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốtđồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm,luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tựdo… (5)Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nướcnhớ nguồn của dân tộc ta (6) Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực
sự tốt đẹp (7)
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm bảy câu:
- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biết ơn
- Năm câu tiếp (phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn
- Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng
Ví dụ: Đoạn văn so sánh tương đồng, nội dung nói về câu thơ kết trong bài “Nghe tiếng giãgạo” của Hồ Chí Minh:
Ngày trước tổ tiên ta có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” (1) Cụ Nguyễn Bá Học, mộtnho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòngngười ngại núi e sông” (2) Sau này, vào đầu những năm 40, giữa bóng tối ngục tù của TưởngGiới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đã đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao quabài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “Gian nan rèn luyện mới thành công” (3) Câuthơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyệncho mỗi chúng ta (4)
Mô hình đoạn văn: Câu nói của tổ tiên, câu nói của Nguyễn Bá Học (câu 1,2) có nội dungtương đương với nội dung câu thơ của Hồ Chí Minh (4) Đây là đoạn văn mở bài của đề bàigiải thích câu thơ trích trong bài “Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh có kết cấu so sánhtương đồng
- So sánh tương phản
Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung ý tưởng:những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống,… tương phản nhau
Ví dụ: Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về việc học hành:
Trong cuộc sống, không thiếu những người cho rằng cần học tập để trở thành kẻ có tài, có trithức giỏi hơn người trước mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa vốn là giá trịcao quý nhất trong các giá trị của con người (1) Những người ý luôn hợm mình, không chútkhiêm tốn, đôi khi trở thành người vô lễ, có hại cho xã hội (2) Đối với những người ấy, chúng
ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của cổ nhân: “ Tiên học lễ, hậu học văn” (3)
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là nói về quan niệm của việc học: học để làm người.Câu 1, 2 nêu nội dung trái ngược với ý tưởng; câu 3 nêu ý tưởng Nội dung tương phản với ý
Trang 6tưởng bao giờ cũng được đề cập trước, sau đó dẫn đến nội dung chính của ý tưởng Đây làđoạn văn mở bài, giải thích câu nói của Khổng Tử “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Đoạn nhân quả
- Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau
Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước trình bày nguyên nhân, phần sau trình bày kết quảcủa sự việc, hiện tượng, vấn đề,…
Ví dụ: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói tới lời khuyên về lòng biết ơn của con cái vớicha mẹ trong một bài ca dao:
Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc, cũng như tình chamạnh mẽ, vững chắc (1) Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho tasức mạnh để bay vào cuộc sống (2) Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nướctinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận ró được tình yêucủa mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong lành biết bao nhiêu (3) Từ những hình ảnh cụ thể
ấy mà ta có thể thấy ðýợc ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ (4) Công ơn đó, ân nghĩa
đó to lớn sâu nặng xiết bao; chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiênnhiên kì vĩ mới sánh bằng (5) Vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm trònchữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta” (6)
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích ý nghĩa câu ca dao Sáu câu trên giảithích nghĩa đen, nghĩa bóng của hình ảnh trong câu ca dao, nêu nguyên nhân Câu 6 là kết luận
về lời khuyên, nêu kết quả
- Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau
Đoạn văn có kết cấu hai phần Phần đầu nêu kết quả, phần sau nêu nguyên nhân
Ví dụ: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về lòng hiếu nghĩa của Kiều trong lúc lưu lạc:
Chính trong hoàn cảnh lưu lạc quê người của nàng ta mới thấy hết được tấm lòng chí hiếu củangười con gái ấy (1) Nàng biết sẽ còn bao cơn “cát dập sóng vùi” nhưng nàng vẫn chỉ lo canhcánh lo cho cha mẹ thiếu người đỡ đần phụng dưỡng vì hai em còn “sân hoè đôi chút thơngây” (2) Bốn câu mà dùng tới bốn điển tích “người tựa cửa”, “quạt nồng ấp lạnh”, “sân lai”,
“gốc tử (3)” Nguyễn Du đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trang trọng, thiết tha và cóchiều sâu nhưng cũng không kém phần chân thực (4)
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn bình về lòng hiếu của Kiều Câu 1 nêu kết quả, ba câucòn lại nêu nguyên nhân
ở mọi thế hệ mọi thời đại, thức dậy những gì sâu xa đã bị lãng quên, chon vùi dưới cuộc sống
Trang 7ồn ào náo nhiệt (6) Làm sao để tìm lại cái hồn thanh cao cho mỗi con người Việt Nam, đểkhôi phục lại cái hồn cho cả dân tộc, đó là điều nhà thơ Vũ Đình Liên muốn nhắn gửi chúng ta(7).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích và bình về hai câu thơ Phần nêu câuhỏi là câu 1, phần trả lời là câu 2, 3, 4
*Đoạn đòn bẩy
Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy là đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn một câu chuyệnhoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc trái với ý tưởng (chủ đề của đoạn) tạothành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra
Ví dụ: Đoạn văn đòn bẩy, nội dung nói về hai câu thơ tả cảnh xuân trong “TruyệnKiều” của Nguyễn Du:
Trong “Truyện Kiều” có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân rất đẹp:
“Cỏ non xanh rợn chân trờiCành lên trắng điểm một vài bong hoa” (1)
Thơ cổ Trung Hoa cũng có hai câu thơ tả cảnh đầy ấn tượng:
“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa (2)
…Tác giả Trung Quốc chỉ nói: “Lê chi sổ điểm hoa” (trên cành lê có mấy bông hoa (3) Sốhoa lê ít ỏi như bị chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn (4) những bông lê yếu ớt bên lề đường nhưkhông thể đối chọi với cả một không gian trời đất bao la rộng lớn (5) Nhưng những bông hoatrong thơ Nguyễn Du là hoàn toàn khác: “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (6) Nếu nhưbức tranh xuân ấy lấy phông nền là màu xanh của của cỏ thì những bông hoa lê là một nétchấm phá vô cùng sinh động và tài tình (7) Sắc trắng của bông hoa lê – cái sắc trắng chưatừng xuất hiện trong câu thơ cổ Trung Hoa - nổi bật trên nền xanh tạo ra thanh khiết trongsáng vô cùng (8) Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức tranh nhưng lại là điểm nhấn toả sáng
và nổi bật trên bức tranh toàn cảnh (9) Những bông hoa “trắng điểm” thể hiện sự tài tình gợi
tả gợi cảm trong lời thơ (10) Cành hoa lê như một cô thiếu nữ đang e ấp dịu dàng (11) Câuthơ cũng thể hiện bản lĩnh hội hoạ của Nguyễn Du (12) Hai sắc màu xanh và trắng hoà quyệnvới nhau trong bức tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống đầy xuân sắc, xuân hương vàxuân tình (13)
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là bình giảng câu thơ với hình ảnh thơ đặc sắc Câu
3, 4, 5 phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm điểm tựa để năm câu còn lại (câu 6, 7, 8, 9, 10)làm rõ được chủ đề đoạn
* Nêu giả thiết
Đoạn văn nêu giả thiết là đoạn văn có kết cấu: mở đoạn nêu giả thiết, để từ đó đề cập tới chủ
đã vùi dập, phá đi biết bao tâm hồn, bao nhân cách đẹp, đẩy họ đến đường cùng không lốithoát (4) Để rồi chính những người phụ nữ ấy trở thành “cái bóng” của chính mình, của giađình, của xã hội (5) Chi tiết “cái bóng” được tác giả dùng để phản ánh số phận, cuộc đời
Trang 8người phụ nữ đầy bất công ngang trái nhưng cũng như bao nhà văn khác ông vẫn dành mộtkhoảng trống cho tiếng lòng của chính nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồn ngườiđọc (5) “Cái bóng” được đề cao như một hình tượng đẹp của văn học, là viên ngọc soi sángnhân cách con người (6) Bạn đọc căm phẫn cái xã hội phong kiến bao nhiêu thì lại càng mởlòng yêu thương đồng cảm với Vũ Nương bấy nhiêu (7) “Cái bóng” là sản phẩm tuyệt vời từtài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ góp phần nâng câu chuyện lên một tầm cao mới: chân thựchơn và yêu thương hơn (8).
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn có câu thứ nhất nêu giả thiết về chi tiết “cái bóng” Các câu tiếptheo khẳnh định giá trị của chi tiết đó
Mô hình đoạn văn: Các ý gối nhau để thể hiện chủ đề về môi trường sống Các từ ngữ đượclặp lại: gỗ, trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát
Giới thiệu một số đề tham khảoCâu1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết baonhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình Chao ôi, người ta dựng vợ
gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt saunày Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỏ xuống hai dòng nước mắt Biết rằngchúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)
a Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
b Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
c Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử
Trả lời :
Câu a : Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính
Câu b : Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng)dẫn người đàn bà xa lạ về nhà
Câu c : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ
- Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
- Ý nghĩa của tình mẫu tử?
- Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả
- Bài học nhận thức và hành động?
Câu 2: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây Rồi loạt thứ hai Việt ngóc dậy
Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào
Trang 9một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận Súng lớn vàsúng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồngkhởi Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó Chà,
nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm chắc là một xe bọc thépvừa bị ta bắn cháy Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ Những khuôn mặt anh em mình lạihiện ra Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lầnanh động viên Việt tiến lên Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cáicòn lại vẫn sẵn sàng nổ súng Các anh chờ Việt một chút Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạntrên cao, nhưng mặc xác chúng Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên Lựu đạn ta đang nổrộ
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
a Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
b Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
c Xác định phép tu từ trong văn bản Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó ?
d Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay
Trả lời:
Câu a: Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính
Câu b: Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường Một lần tỉnh lại,Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị
Câu c : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi tỉnh lạinhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm về vớiđồng đội
-Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện?
- Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?
- Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nãn chí, lùi bước trước thử thách khó khăn vànêu hậu quả
- Bài học nhận thức và hành động?
Câu 3: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng má trước khi dờibàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò Không phải giọng
hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dời lại trên cái ghe heo chèo mướn củachú Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chóichang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề
dữ dội
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
1 Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3 Xác định ít nhất hai biện pháp tu từ trong văn bản Nêu hiệu quả nghệ thuật của các phép tu
từ đó ?
Câu 4: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Đám than đã vạc hẳn lửa Mị không thổi cũng không đứng lên Mị nhớ lại đời mình Mị tưởngtượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ
đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy Mị chết trên cái cọc ấy Nghĩ thế,nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫnnhắm mắt Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa,
Trang 10cắt nút dây mây A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh Lần lần, đếnlúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng Mị chỉ thì thào được một tiếng
"Đi đi " rồi Mị nghẹn lại A Phủ khuỵu xuống không bước nổi Nhưng trước cái chết có thểđến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy
Mị đứng lặng trong bóng tối
Trời tối lắm Mị vẫn băng đi Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
a Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
b Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
c Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻhôm nay
Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mị không nói A Sử cũng không hỏi thêm nữa A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói haitay Mị Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà Tóc Mị xoã xuống, A Sửquấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa Trói xong vợ, A
Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại ”
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
0 Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
a Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
b Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều
vế ngắn, nhịp điệu nhanh Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì?
c Đoạn văn bản trên khiến anh/chị liên tưởng đến hiện tượng nào trong cuộc sống? Nêungắn gọn những hiểu biết của anh/chị về hiện tượng và đưa ra một giải pháp mà anh/chịcho là hợp lý nhất đẻ giải quyết hiện tượng này?
Câu 6 :
Văn bản:
Hỡi đồng bào cả nước
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai
có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyềnmưu cầu hạnh phúc”
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ Suy rộng ra, câu ấy
có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyềnsống, quyền sung sướng và quyền tự do
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được
(Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh)Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Nêu cách trích dẫn và và ý chính của văn bản
2 Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản Việc dùng cụm từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa gì?
3 Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của mình trong việc kiên quyết bảo vệvững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
Câu 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Trời xanh đây là của chúng ta
Trang 11Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
1 Nêu nội dung của đoạn thơ?
2 Đoạn thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ cú pháp nào?
3 Viết một đoạn văn ngắn bình về tác dụng của các biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn thơ trên?
Câu 7:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàuKhi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu
(Trích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)Đọc lời đề từ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Nêu ý chính của lời đề từ?
2 Xác định các biện pháp tu từ trong lời đề từ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nộidung?
3 Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc?
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT
1 Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 (giai đoạn chống Pháp):
- Nội dung: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộc kháng chiến chốngPháp, niềm tự hào dân tộc và tin tưởng ở tương lai tươi sáng của Đất nước
- Nghệ thuật: Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học (truyện và kí, thơ ca, kịch, lí luậnphê bình văn học)
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt và nhật kí ở rừng của Nam Cao, Làng của KimLân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc (truyện và kí); Tây Tiến của Quang Dũng, Đấtnước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu (thơ); Bắc Sơn, Những người ở lại củaNguyễn Huy Tưởng (kịch); bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật củaNguyễn Đình Thi (lí luận, phê bình)
2 Chặng đường từ 1955 đến 1964 (giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chốngxâm lược ở miền Nam):
- Nội dung:
Trang 12+ Ngợi ca đất nước và hình ảnh người lao động trong bước đầu xây dựng CNXH ở miền Bắcbằng cảm hứng lãng mạn và tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng
+ Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, nỗi đau đất nước bị chia cắt và ý chí thốngnhất đất nước
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải (văn xuôi) ; Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên (thơ ca); Một đảngviên của Học Phi (kịch)
3 Chặng đường từ 1965 đến 1975 (giai đoạn chống Mĩ):
- Nội dung : Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chủ đề bao trùm là ngợi
ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng và Những đứa con trong gia đình củaNguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (văn xuôi); Ra trận, Máu và hoa của TốHữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh (thơ);Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm (kịch)
Câu 2: Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng thángTám năm 1945 đến năm 1975?
1 Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh đấtnước:
- Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải là mộtthứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng
- Văn học phản ánh hiện thực: Đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội
2 Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp bổ sunglực lượng sáng tác cho văn học
- Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân, có những quan niệm mới
về đất nước: Đất nước của nhân dân
- Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn, nội dung
dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thức của nhân dân
3 Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn (xem câu 3)
Câu 3: Chỉ ra những biểu hiện của khuynh hướng sử thi cà cảm hứng lãng mạn được thể hiệntrong văn học Việt Nam 1945 – 1975?
* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:
- Nội dung: Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc
- Nhân vật: thường là những con người đại diện cho khí phách tinh hoa, phẩm chất, ý chí củadân tộc
Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn
- Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà trong tất cả các thểloại khác
Câu 4: Lí giải vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi mới? Thử nêu
Trang 13những chuyển biến và một vài thành tựu ban đầu đạt được?
a VHVN 1975 - hết XX phải đổi mới vì: Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá đã thay đổi
- 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất
- 1975-1985, đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách (đặc biệt về kinh tế) - đòi hỏi đất nướcphải đổi mới
- Từ 1986, Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước Điều kiện giaolưu văn hoá với quốc tế được mở rộng….→ Điều đó đã thúc đẩy nền văn học cũng phải đổimới cho phù hợp với nhà văn, độc giả và quy luật phát triển khách quan của văn học
b Những chuyển biến và thành tựu:
- Những chuyển biến (đặc điểm cơ bản):
+ Văn học đã vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc
+ Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề: Đổi mới cách nhìn nhận về con người vàhiện thực đời sống; khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp và nhiềuphương diện; văn học hướng nội, quan tâm đến những số phận cá nhân trong những hoàn cảnhphức tạp của đời thường
+ Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn
- Thành tựu bước đầu: Các thể loại phóng sự phát triển mạnh Truyện ngắn và tiểu thuyết cónhiều tìm tòi Thể loại trường ca được mùa bội thu Nghệ thuật sân khấu thể hiện thành công ởnhiều đề tài Lí luận phê bình cũng xuất hiện nhiều cuộc tranh luận sôi nổi
- Một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Mùa lá rụngtrong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Ai đã đặt têncho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu QuangVũ…
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I Lí thuyết:
1 Khái niệm:
Tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận bao gồm các vấn đề về nhận thức (lí tưởng, mục đíchsống); tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trungthực, chăm chỉ, cần cù, hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, bao hoa, vụ lợi ); về quan hệ gia đình(tình mẫu tử, anh em ); về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn ); về cáchứng xử, hành động mỗi người trong cuộc sống
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINHCâu 1: Nêu vài nét về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh?
- Sinh 19/5/1890, mất 2/9/1969
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước
- Quê ở xã Kim Liên (làng Sen), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm
1941 về nước, lãnh đạo cách mạng và giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi tháng Tám năm
1945, ngày 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn Độc Lập, năm 1946 làm Chủ tịch nước cho tới khi quađời
→ Chủ tịch HCM là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc; anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóathế giới
Câu 2: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác về văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
- Coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM
- Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH
Trang 14- Khi cầm bút Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng và mục đích tiếp nhận để quyếtđịnh ND và HT của tác phẩm.
Câu 3: Nêu những nét chính về di sản văn học của HCM?
Sự nghiệp văn học của HCM là một di sản vô giá, là bộ phận hữu cơ gắn với sự ngiệp CM
- ND: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân, phong kiến; nêu caonhững tấm gương yêu nước và cách mạng
- NT: Tình huống độc đáo, bút pháp hiện đại, kể chuyện linh hoạt
c Thơ ca:
- Nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù
- Ngoài ra còn có các bài thơ Bác làm ở Việt Bắc từ 1941 đến 1945 và trong thời kì chốngPháp (Dân cày, công nhân, ca binh lính, Ca sợi chỉ ), những bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại(Tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya )
→ Nổi bật trong thơ là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà” mà phong tháivẫn luôn ung dung, luôn vượt lên mọi hoàn cảnh và luôn tin tưởng vào tương lai tất thắng củaCM
Câu 4: Nêu những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HCM?: độc đáo, đa dạng
- Văn chính luận: thường gắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằngchứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp
- Truyện và kí: nhìn chung rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật tràophúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây
- Thơ ca là thể loại thể hiện sâu sắc phong cách NT của HCM
+ Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền CM lời lẽ thường giản dị, mộc mạc mang màusắc dân gian hiện đại vừa dễ nhớ, dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm ngườiđọc, người nghe
+ Những bài thơ NT được viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự hoà hợp độc đáo giữabút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và tính chiến đấu
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí MinhCâu 1 Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của “Tuyên ngôn độc lập”?
Trang 15Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.
- Khi đó, đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta Dưới danh nghĩa quân Đồngminh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từphía Bắc, quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, thực dân Pháp theo chân Đồng Minh, tuyên bố:Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, ĐôngDương phải thuộc quyền của người Pháp
Câu 2 Nêu đối tượng và mục đích sáng tác của bản tuyên ngôn độc lập?
Câu 3 Phân tích bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
3.1 Phần một: Nguyên lý chung (cơ sở pháp lý và chính nghĩa) của bản Tuyên ngôn
- Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng,quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người Đó là nhữngquyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bìnhđẳng về quyền lợi
- Hồ Chủ tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp
→ Đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo của văn minh nhân loại nhân loại vàtạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo
- Ý nghĩa của việc trích dẫn:
+ Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương
+ Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập, 3 bản tuyênngôn ngang hàng nhau)
Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồnchân lí thời đại: Độc lập, tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cầnđược tôn trọng và bảo vệ
→ Đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng caođẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả
3.2 Phần hai: Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn
* Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp:
- Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đếncướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”: Về chính trị, văn hóa xã hội, kinh tế…
Sử dụng phương pháp liệt kê; câu văn ngắn dài, động từ mạnh, điệp từ, điệp cú pháp, ngônngữ sắc sảo, giọng văn hùng hồn
- Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta hai lầncho Nhật” Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâmgiết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”
→ Lời kết án đầy phẫn nộ, sôi sục căm thù:
Trang 16+ Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quỳ gối, đầu hàng, bỏ chạy…)
+ Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,…từ đó…)
* Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta:
- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa củaPháp nữa Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh
- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dânchủ Cộng hòa Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
- Chế độ thực dân pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xóa bỏ (thoát ly hẳn, xóa bỏhết…) mọi đặc quyền, đặc lợi của chúng đối với đất nước ta
- Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thểkhông công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”:
→ Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế vàlịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những
lý lẽ đanh thép, hùng hồn: Đó là lối biện luận chặt chẽ, logic, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt,nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thống móc xích…
3.3 Phần còn lại: Lời tuyên bố với thế giới
- Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do,độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên)
- Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu vàlòng yêu nước)
→ Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cáchchính luận của Hồ Chí Minh
Câu 4: Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập?
- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc Việt Nam:tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến; khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng củadân tộc ta trên toàn thế giới; mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta
- Giá trị văn học: Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận đặc sắc: lập luận chặt chẽ, lí
lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc
- Giá trị tư tưởng: Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn tâm huyết của Chủ tịch Hồ ChíMinh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh lý tưởng đấu tranh giảiphóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do, hòa bình
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNGCách làm bài
* Mở bài: Nêu hiện tượng cần nghị luận
* Thân bài: - Giải thích rõ khái niệm về hiện tượng (nếu cần)
- Phân tích các mặt của hiện tượng đời sống được đề cập (dùng dẫn chứng từ cuộcsống và văn học để làm rõ)
+ Biểu hiện, thực trạng của hiện tượng xã hội cần nghị luận
+ Nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng đó (cả nguyên nhân khách quan vàchủ quan)
+ Tác động của hiện tượng đối với xã hội: Tích cực-> biểu dương, ngợi ca; tiêucực-> phê phán, lên án
+ Biện pháp phát huy (nếu là tích cực) hoặc ngăn chặn (nếu là tiêu cực)
Trang 17- Đánh giá, đưa ra ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
* Kết bài: - Tóm lược lại vấn đề
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân
TÂY TIẾNQuang Dũng
I KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ:
1 Trình bày những nét chính về tác giả Quang Dũng (1921 - 1988)?
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc Nhưng QuangDũng được biết đến nhiều là một nhà thơ
- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng Một hồnthơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất họa
- Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
2 Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộđội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ởThượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam
- Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng nhưng chủ yếu là ở biêngiớiViệt – Lào
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong nhữnghoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.Tuy vậy, họ sốngrất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm
- Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồichuyển sang đơn vị khác Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viếtbài thơ Nhớ Tây Tiến (1948).Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến
3 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến?
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ Nó phát huy cao độ trí tưởngtượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậm cái phi thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ về cáihùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền tây
+ Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến
+ Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng
+ Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền thoại
Trang 18Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng vớinhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.
4 Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến?
- Vùng núi hiểm trở, hoang vu, khắc nghiệt: Dốc cao khúc khuỷu, ngàn thước dựng đứng,chất ngất Vực sâu heo hút, thăm thẳm, lấp trong sương núi Vẻ hoang vu xa vắng gợi lên từnhững tên làng, tên châu, tên bản rất lạ tai
- Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng: Thiên nhiên Tây Tiến có cái hùng vĩ, trùng điệp thămthẳm đồng thời cũng có vẻ đẹp thơ mộng: Hương hoa rừng thoang thoảng trong đêm, nếp nhàsàn thấp thoáng trong mưa bay, dáng hình sơn nữ trên chiếc thuyền độc mộc giữa hai bờ lausậy hoang vu, hoa trôi đong đưa trên dòng nước …
- Thiên nhiên hoang dã, huyền bí, thâm u: Ngòi bút Quang Dũng đã trả lại cho núi rừng TâyTiến vẻ huyền bí, thâm u ngàn đời của nó: những con đường heo hút trong mây, trong sươnglấp, những buổi chiều âm vang tiếng gầm thét của những ngọn thác, cảnh đêm đêm cọp trêungười, hồn lau nơi rừng núi
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: Sử dụng các từ ngữ giàu chất tạo hình, hình ảnh độc đáo, lạ,nghệ thuật phối thanh ngắt nhịp Đặc biệt thủ pháp đối lập, bút pháp hiện thực đan xen bútpháp lãng mạn…làm cho thiên nhiên Tây Tiến vừa dữ dội hoành tráng mà không làm conngười run sợ, nản lòng
5 Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến?
a) Vẻ đẹp hào hùng:
+ Trong cuộc trường chinh gian khổ, người lính ở đây là những trí thức, học sinh, sinh viênxuất thân Hà Nội, chưa quen với gian lao, lại trải qua cuộc hành quân dài ngày, địa hình hiểmtrở, khắc nghiệt, phải đối mặt với cái chết từ nhiều phía
+ Tư thế hành quân, dáng vẻ dữ dội khác thường của người lính (chú ý một số hình ảnh: gụclên súng mũ bỏ quên đời, đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng…) + Lí tưởng chiến đấu cao đẹp và tinh thần hi sinh cho Tổ quốc (đi sâu phân tích các hình ảnh:những nấm mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, chẳng về xuôi, âm thanh trầm hùng của sông Mãđưa tiễn những người con hi sinh về đất mẹ)
b) Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:
+ Vẻ đẹp của tình người: gian khổ, ác liệt, hi sinh, người lính ở đây vẫn là những con người
mơ mộng, lãng mạn, quyến luyến tình người (tình cảm với cô gái Mai Châu mùa nếp mới,những cô gái xiêm áo rực rỡ vừa e lệ, vừa tình tứ trong đêm hội đuốc hoa, dáng kiều thơm của
cô gái Hà thành, dáng hình sơn nữ trên con thuyền độc mộc)
+ Cảm xúc về thiên nhiên: tinh tế trong phát hiện và cảm nhận cái đẹp (một nếp nhà sàn thấpthoáng trong mưa, hồn lau nơi bờ suối, dáng hình sơn nữ buổi hoàng hôn, bông hoa đong đưatrên dòng nước…) Dễ say đắm trước những vẻ đẹp man sơ và khác lạ (dốc thăm thẳm, cồnmây heo hút, thác gầm thét, cọp trêu người…)
+ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, nguyện dấn thân vào cuộc chiến đấu được thể hiện qua quanniệm lãng mạn về người anh hùng (coi cái chết nhẹ tựa lông hồng) và qua nếp sinh hoạt vănhoá ngay trong những ngày gian khổ, hi sinh (những đêm liên hoan văn nghệ trong rừng sâu)c) Nghệ thuật của ngòi bút Quang Dũng trong khắc hoạ hình tượng người lính:
+ Hình ảnh đặc sắc (đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm), ngôn từ mới lạ và sựkết hợp của các từ cổ với các từ ngữ dân dã, đời thường (biên cương, viễn xứ, kiều thơm,chiếu, đất, bỏ quên đời, chẳng về xuôi) tạo được vẻ cứng cỏi ngang tàng của người lính gầnvới các tráng sĩ trong văn học cổ mà vẫn hiện đại
Trang 19+ Bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn, thủ pháp đối lập - tạo nên vẻ lãng mạn, baybổng của người lính mà vẫn rất chân thực, tạo âm hưởng bi tráng cho bài thơ.
6 Hãy cho biết những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt
- Sự kết hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn
- Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính, những kết hợp từ độc đáo, những từ ngữ in đậm dấu
ấn đời lính tạo nên tính chân thực, cụ thể, vừa sinh động vừa hấp dẫn
- Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc, khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ vời vợi, khi bừnglên với đêm hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉ niệm bâng khuâng, khi trang nghiêm, bi hùnggắn với hình ảnh những đồng đội một thời chiến đấu và hi sinh
7 Ý nghĩa văn bản?
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miềnTây hùng vĩ, dữ dội Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bitráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta
II ĐỀ VĂN và GỢI Ý LÀM BÀI (tham khảo)
Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông mã xa rồi tây tiến ơi!
… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
Gợi ý làm bài
1 Mở bài:
- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài nhưng nổi bật nhất là thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhấttrong đời thơ của ông nói về những kỷ niệm với trung đoàn Tây Tiến Trung đoàn Tây Tiếnthành lập năm 1947, hoạt động ở vùng Tây Bắc hoang vu, khắc nghiệt Đơn vị phần lớn làthanh niên Hà Nội: học sinh, sinh viên, trí thức… mà Quang Dũng là một thành viên
- Cuối năm 1948 Quang Dũng rời xa Tây Tiến, cảm xúc về những kỷ niệm dâng trào, ông viếtbài thơ Nhớ Tây Tiến (1948) sau đổi là Tây Tiến Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượngngười lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc
- Đoạn thơ trên nằm ở phần đầu bài thơ, đoạn thơ đã tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên miềnTây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đườnghành quân trong cảm xúc “nhớ chơi vơi” về một thời Tây Tiến
Sông mã xa rồi tây tiến ơi!
… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
2 Thân bài:
a Nỗi nhớ đơn vị Tây Tiến
- Trong tâm trí nhà thơ, Tây Tiến là một vùng đất đầy ắp kỉ niệm nên mở đầu bài thơ là tiếnggọi thể hiện nỗi nhớ tha thiết, bâng khuâng, gợi nhắc một địa danh đong đầy bao kí ức của đờilính
- Tây tiến ơi! – câu cảm vang lên là tiếng lòng da diết gắn liền với bao kỉ niệm thân thương vềđoàn quân Tây Tiến
- Nỗi nhớ đó vừa cụ thể vừa gắn liền với địa danh Tây Bắc: nhớ về rừng núi là nỗi nhớ vừa xaxôi, vừa không định hình; nhớ chơi vơi tạo âm hưởng kéo dài, lan rộng, gợi mở một tâm trạng,cảm xúc vang xa đến mênh mông vô tận
b Nhớ về những chặng đường hành quân
* Hình ảnh thiên nhiên miền Tây
- Nét đặc sắc đầu tiên của thiên nhiên miền Tây trong kí ức của Quang Dũng chính là màn
Trang 20sương rừng mờ ảo: sương phủ dày ở Sài Khao, sương bồng bềnh ở Mường Lát đó không chỉ
là màn sương của thiên nhiên mà còn là màn sương mờ của kỉ niệm, của nỗi nhớ nhung Cácđịa danh Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát từng gắn bó với người lính TâyTiến Kỷ niệm mộtthời trận mạc hiện về qua những địa danh được nhắc tới (2 câu tiếp theo)
- Hiện thực khắc nghiệt đã được thi vị hóa bởi cảm hứng lãng mạn: đêm sương trở thành đêmhơi bồng bềnh, những ngọn đuốc soi đường di chuyển dọc theo con đường chiến sĩ hành quânđược nhìn thành những đóa "hoa" chập chờn, lung linh, huyền ảo Những thanh bằng nhẹbỗng trong câu thơ càng làm đậm thêm sự hư ảo của màn sương rừng Sự khắc nghiệt củathiên nhiên đã được cảm nhận một cách thi vị bởi những tâm hồn lãng mạn, hào hoa
- Thiên nhiên mang vẻ đẹp lãng mạn vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa huyền ảo, thơ mộng (4 câutiếp theo)
+ Điệp từ “dốc” gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau
+ Những từ láy tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm đặt trong câu thơ nhiều thanh trắc góp phầnmiêu tả cảnh hùng vĩ, đầy hiểm trở của núi rừng miền tây Con đường hành quân qua dốc núivừa gập ghềnh, trắc trở, vừa cao, vừa sâu hun hút, con đường như dài ra theo bao nhiêu nguyhiểm khó khăn, vất vả với cọp trêu người (chiều chiều, đêm đêm) và thác cao nghìn thước
+ Điệp từ ngàn thước, “lên” đối lập “xuống”, nhịp thơ 4/3 như tô đậm chiều cao, độ sâu vàtạo một nét gãy đầy ấn tượng của núi đèo Chiều cao và chiều sâu của dốc núi dựng đứng đãđặc tả được sự nguy hiểm đối với chiến sĩ Dường như trong thế đứng hùng vĩ ấy, trong âmhưởng câu thơ có cả dáng mệt mỏi và nhịp thở đứt quãng nhọc nhằn của chiến sĩ Tây Tiến
- Sau những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ là những đường nét thanh thoát, lãng mạn, mềm mại,khắc họa rõ nét vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của núi rừng Tây Bắc: Nhà ai pha luông mưa xakhơi, Nhớ ôi… nếp xôi Câu thơ với nhiều thanh bằng như tiếng thở phào nhẹ nhõm, thanhthản sau khi vượt qua khó khăn Từ đỉnh núi, ánh nhìn vươn dài theo cơn mưa rừng xa tận PhaLuông, không gian thơ mộng mở ra với những mái nhà thấp thoáng gợi tình cảm gia đình ấm
áp, gần gũi, tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho người chiến sĩ sau chặng đường dài
- Cách nói “mùa em” vừa nhẹ nhàng, tình tứ vừa mới lạ, độc đáo Tâm hồn lãng mạn, tinh tếcủa người lính Tây Tiến đang hòa một nhịp với những sinh hoạt bình dị và tấm lòng của ngườidân vùng cao dành cho chiến sĩ Những bữa cơm đầm ấm tình quân dân, những bát xôi nếpthơm nồng kỉ niệm khiến câu thơ cuối khổ như một tiếng lòng da diết, khắc khoải của hoàiniệm
c Hình ảnh người lính Tây Tiến: Hồn nhiên, yêu đời, hào hùng, đầy khí phách
- Vất vả, gian lao nên không ít người đã mệt mỏi Gục lên súng mũ bỏ quên đời Cách nóigiảm làm dịu bớt đau thương – họ hi sinh như đi vào giấc ngủ thanh thản – nhưng cũng khôngche giấu bớt những gian khổ, nhọc nhằn đã vắt kiệt sức của các chiến sĩ
- Ba chữ súng ngửi trời được dùng rất tự nhiên và cũng rất táo bạo, gợi lên hình ảnh nhữngngười lính hành quân trên ngọn núi cao, mũi súng như trạm tới đỉnh trời Cách viết vừa tôn lêntầm cao, vừa gợi tả tầm vóc người lính như sánh ngang trời đất
- Ba chữ súng ngửi trời còn đem đến sự cảm nhận về tính cách người lính Tuy trên đỉnh núicao, họ vẫn giữ cho mình cái nhìn, cách nói hóm hỉnh, vui tươi của một tâm hồn trẻ trung, tinhnghịch và rất đổi yêu đời
3 Kết luận:
- Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã tái hiện lại chặng đườnghành quân của đoàn quân Tây Tiến Qua đó dựng nên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động
Trang 21về thiên nhiên miền tây vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa ấm áp nên thơ.
- Những đường nét tạo hình như khắc sâu vào lòng người đọc ấn tượng khó phai về thiênnhiên Tây Bắc Sự phối thanh nhịp nhàng khiến đoạn thơ nghe như âm vang một khúc nhạclâng lâng nhung nhớ về một vùng đất Tây Bắc xa xôi bỗng trở nên thân thương gần gũi
Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
1 Mở bài:
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống thựcdân Pháp Bài thơ là những hồi tưởng gợi lại những kỷ niệm sâu sắc một thời của đoàn quânTây Tiến
- Đoạn thơ trên là hoài niệm của nhà thơ về những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêmliên hoan và cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây thơ mộng trữ tình
- Nhân vật trung tâm của đêm hội là những thiếu nữ Tây Bắc trong bộ trong xiêm áo rực rỡ, với điệu múa uyển chuyển, cặp mắt tình tứ, dáng điệu e thẹn đã làm xao xuyến tâm hồn các chàng lính trẻ
- Từ “bừng” là một nét vẽ có thần, chỉ ánh sáng của lửa đuốc, của lửa trại, còn có nghĩa chỉ sựtưng bừng, rộn ràng của tiếng khèn, tiếng trống
- Câu cảm “Kìa em” vang lên trong một niềm vui ngỡ ngàng đầy trìu mến, kết hợp với động
từ “bừng” có sức gợi tả, gợi cảm cao thể hiện được những tình cảm, cảm xúc đang thăng hoa,trào dâng mãnh liệt
- “Em” vừa thơm hương kỉ niệm trong bát xôi nếp ngày nào bỗng rực rỡ sáng ngời trong xiêm
áo Biên giới xa xôi được nối lại gần trong tình cảm quân dân thắm thiết và bao cảm xúc tưngbừng của tuổi trẻ Quá khứ như đang sống dậy rộn ràng trong tâm hồn Quang Dũng rồi cất caothành những lời thơ cháy bỏng, chan hòa trong bao âm thanh, sắc màu của đêm hội năm xưa
- Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp giàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến
b Kỉ niệm về chặng đường hành quân qua Châu Mộc (4 câu thơ cuối)
- Giọng thơ có sự lắng lại khi không gian được trải rộng mênh mông
- Cụm từ người đi, chiều sương ấy gợi cảm giác bảng lảng, xa xôi Cả cảnh vật lẫn con ngườiđều được vẽ với nét mờ nhòe rất thơ mộng
- Đại từ ấy trong chiều sương ấy tác dụng gợi ra một buổi chiều cụ thể, thấm đẫm kỷ niệm củanhà thơ và những người đồng đội, khiến cho thời gian và không gian như cụ thể hơn, gần gũihơn
- Cụm từ có thấy tạo ra cho câu thơ dáng dấp một câu hỏi gợi mở Câu thơ gợi ra không gianmột dòng sông trong một buổi chiều vắng lặng
- Cụm từ hồn lau nẻo bến bờ gợi nét huyền bí, đậm màu cổ tích của khung cảnh sông nước,
Trang 22núi rừng Cỏ cây, cảnh vật như phảng phất có linh hồn Sự kết hợp âm thanh trong các từ hồn,lau, nẻo, bến bờ tạo âm hưởng đặc biệt xao xuyến.
- Không tả mà chỉ gợi cái dáng người trên độc mộc cũng là gợi nhưng vẫn giúp người đọchình dung được dáng đứng mềm mại, uyển chuyển mà vững chãi của con người Tây Bắc
- Động từ trôi, tính từ đong đưa làm cho bức tranh thiên nhiên xao động, tràn đầy sức sống
- Như để hòa hợp với vẻ đẹp của con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyênsoi bóng xuống dòng nước lũ
- Âm điệu đoạn thơ trầm bổng, lâng lâng, như đưa hồn người vào cõi mộng Chất nhạc, chấthoạ, chất thơ toát lên từ vần thơ, cho thấy tính thẩm mĩ độc đáo của ngòi bút Quang Dũng,đồng thời khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn các chiến sĩ: trong gian khổ và thử thách, trong gian truân
và chết chóc, họ vẫn lạc quan, yêu đời, hồn nhiên, mơ mộng Phải sống hết mình với đời lính,Quang Dũng mới viết được những vần thơ mang hương sắc núi rừng xa, tươi đẹp và thơ mộngnhư thế
- Bức tranh sông nước miền tây nên thơ, trữ tình được khắc họa với bút pháp miêu tả chấmphá hòa lẫn cùng tình người đã và đang xa cách càng trở nên ấn tượng và gợi cảm
3 Kết luận:
- Đoạn thơ là nhịp của một trái tim đang đong đầy những yêu thương, lưu luyến, gắn bókhông rời với đất, với người giúp ta thấy rõ hơn nét đẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và củangười lính nói chung
- Cảnh sắc và con người nơi núi rừng miền Tây đã được thể hiện một cách tuyệt đẹp qua bútpháp tài hoa và hồn thơ lãng mạn
Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Áo bào thay chiếu anh về đất
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
Gợi ý làm bài
1 Mở bài:
- Quang Dũng là nhà thơ được biết đến nhiều trong kháng chiến chống Pháp Ông làm thơ,viết văn, vẽ tranh Các tác phẩm đáng chú ý: Rừng biển quê hương, Rừng về xuôi, Nhà đồi,Mây đầu ô
- Tây Tiến là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng viết năm 1948 ở Phù Lưu Chanh Bài thơ đãkhắc họa thành công hình tượng người lính cụ Hồ - những con người đẹp nhất của thế kỉ XX
- Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay, đã khắc họa được hình ảnh những chiến sĩ Tây Tiến dũngcảm, kiêu hùng và đầy hào hoa, lãng mạn
2 Thân bài:
a Chân dung người lính Tây Tiến
- Các chi tiết tả thực không mọc tóc, quân xanh màu lá đã khắc họa được diện mạo của ngườilính Tây Tiến, đồng thời phản ánh hiện thực về những gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nơi chiếntrường miền tây Nhà thơ không hề né tránh những khó khăn gian khổ mà người lính gặp phảitrong những buổi đầu chống Pháp, cách nói của nhà thơ cho ta cảm giác ông đang tô đậm,nhấn mạnh cái vẻ ngoài khác thường của họ
- Đối lập với vẻ ngoài ốm yếu xanh xao đó là tinh thần mạnh mẽ, hình ảnh dữ oai hùm đã nóilên được điều ấy: vẻ dũng mãnh như hổ báo chính là kết quả của lòng yêu nước, căm thù giặcmãnh liệt
Trang 23b Tâm hồn, khí phách: hào hoa, lãng mạn, kiêu hùng
- Không chỉ dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mộng qua biên giới đã tô đậm khí thế, quyết tâm củahọ
- Vất vả, gian lao nhưng vẫn luôn nghĩ về quê nhà, mơ về Hà Nội với những giấc mơ hào hoa
và lãng mạn Chính những điều tưởng chừng như đơn giản ấy lại là một động lực tiếp thêmsức mạnh cho họ trên đường hành quân gian lao, giúp họ có thể trụ vững trong hiện tại khốcliệt
c Lí tưởng sống cao đẹp
- Nhà thơ đã không trốn tránh khi nói đến hiện thực đau thương mặc dù đã có sử dụng biệnpháp nghệ thuật nói giảm (thay chiếu, về đất): hi sinh không có một manh chiếu để chôn,người chiến sĩ nằm xuống với chính chiếc áo bạc phai đời lính; hình ảnh những nấm mồ vôdanh đó rải rác khắp biên cương nơi xứ lạ Những từ Hán Việt như biên cương, viễn xứ đã làmtăng thêm sự thành kính trân trọng với người đã khuất và khiến giọng thơ dẫu có làm lòngngười ngậm ngùi thương xót nhưng vẫn cất cao âm hưởng hào hùng, bi tráng
- Sau những đau thương mất mát, những câu thơ sau chuyển giọng, cách ngắt nhịp thay đổi,
âm vang mạnh mẽ để phản ánh lí tưởng cao đẹp: vì nước quên mình, sẵn sàng hiến dâng tuổixuân cho Tổ quốc Chẳng tiếc đời xanh như một lời khẳng định hùng hồn của người trai thờiloạn
- Sự hi sinh của những người lính dẫu để lại nhiều day dứt, xót xa nhưng với cách nói giảmnhẹ anh về đất khiến ta có cảm giác sự ra đi này trở nên thanh thản, nhẹ nhàng lạ thường.Những người con ưu tú của đất nước, những người anh hùng của thời đại như vừa hoàn thànhxong một chặng hành trình dài: quyết tử cho tổ quốc quyết sinh – xong nhiệm vụ anh trở vềvới vòng tay rộng mở bao la của đất mẹ trong tiếng sông Mã gầm vang đưa tiễn Câu thơ diễn
tả sự hi sinh thầm lặng mà cao cả, cái chết nhẹ nhàng, thanh thản mà gây xúc động lớn laotrong lòng người, làm lay động cả thiên nhiên Nỗi bi thương ấy vợi đi nhờ cách nói giảm, rồi
bị át hẳn trong tiếng gầm vang dữ dội của con sông khiến bài thơ mang âm hưởng anh hùng
ca, thấm đẫm tinh thần bi tráng, hào hùng
3 Kết luận:
- Khổ thơ đã dựng nên một tượng đài bất tử về người lính Người chiến sĩ Tây Tiến hào hoa,anh dũng, kiêu hùng một thời đã gây nên ấn tượng sâu sắc cũng như mối xúc động lớn lao chobao thế hệ người đọc.Hình tượng ấy dù vẫn có những hi sinh mất mát nhưng vượt lên tất cảvẫn là một khí phách hiên ngang, một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đáng trân trọng Đâycũng chính là chất bi tráng của tác phẩm
- Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn tạo nên một khúc quân hành, khúc độchành đặc sắc
* Lưu ý khả năng tích hợp NLXH
Ví dụ: Từ câu thơ: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” trong đoạn thơ trên, anh/chị hãy
trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề lí tưởng sống của thanh niên thời nay
TỐ HỮUCâu 1 Nêu những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu?
- Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng, trầm mặcvới sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẩm cổ kính,… và giàu truyền thống văn hóa, văn họcbao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu
hò như nam ai nam bình, mái nhì, mái đẩy…
- Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và
Trang 24ham sưu tầm văn học dân gian Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ.
Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ Phong cách nghệ và giọng điệuthơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế
- Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách mạng từ năm
18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939 - 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạtđộng cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế Sau cách mạngông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ
Câu 2 Trình bày con đường thơ của Tố Hữu ?
Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những năm 1940 chođến sau này
a Tập thơ Từ ấy (1946) gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 – 1946) Tác phẩm được chialàm ba phần:
- Máu lửa (27 bài) được viết trong thời kì đấu tranh của Mặt trận dân chủ Đông Dương,chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình…
- Xiềng xích (30 bài) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách củangười chiến sĩ cách mạng
- Giải phóng (14 bài) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm ngợi ca lí tưởng,quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng
Những bài thơ tiêu biểu: Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,…
b Tập thơ Việt Bắc (1954)
- Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp
- Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những cung bậccảm xúc tiêu biểu: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, tình quân dân, lòngthủy chung cách mạng Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước
c Gió lộng (1961):
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
+ Phong trào đấu tranh chống Mĩ - Ngụy ở miền Nam
- Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xã hội tốt đẹp.Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân
d Ra trận (1971), Máu và Hoa (1977)
Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc Ca ngợiBác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh
3 Trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Về nội dung thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:
+ Trong việc biểu hiện tâm hồn: hướng về cái ta chung
+ Trong việc miêu tả đời sống: mang đậm tính sử thi
+ Những tư tưởng, tình cảm lớn của con người; những vấn đề lớn lao của đời sống được thểhiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, ngọt ngào tha thiết rất tự nhiên
- Về nghệ thuật biểu hiện: thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc Phối hợp tài tình ca dao, dân cacác thể thơ dân tộc và “thơ mới” Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví vonrất gần gũi với tâm hồn người Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ nhớ
Trang 25
VIỆT BẮC (Trích Việt Bắc - Tố Hữu)
I KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ
1 Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc ?
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết vào tháng 7năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc
- Sau chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp thắng lợi, Trung ương Đảng vànhững cán bộ kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, từ miền núi về đồngbằng, miền xuôi
- Nhân sự kiện lịch sử trọng đại này, tháng 10 - 1954, Tố Hữu hoàn thành bài thơ Việt Bắc,tác phẩm gồm 150 câu viết theo thể thơ lục bát
2 Nội dung cơ bản của bài thơ Việt Bắc ?
- Bài thơ nói lên ân tình đối với quê hương cách mạng và tình cảm của nhân dân Việt Bắc đốivới Đảng, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến Bài thơ như muốn nhắc nhở mọi người đừng quênquê hương cách mạng, quên những ngày tháng gian lao mà đầy niềm vui, đầy kỷ niệm và ântình
- Bài thơ có hai phần:
+ Phần đầu tái hiện một giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ởchiến khu Việt Bắc đồng thời nói lên mối ân tình thủy chung giữa nhân dân Việt Bắc và cán
bộ kháng chiến
+ Phần hai nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một cảnh hòa bình tươisáng của đất nước và kết thúc bằng lời ca ngợi công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảngđối với dân tộc
- Bài thơ đậm chất dân gian và cổ điển đồng thời cũng rất mới mẻ trong tư tưởng và chất liệuhiện thực, mới mẻ trong hình ảnh, giọng điệu, nhịp thơ, ngôn ngữ
→ Đây là bài thơ đạt đỉnh cao trong sự nghiệp thơ Tố Hữu, là tác phẩm xuất sắc của văn họcViệt Nam thời kỳ chống Pháp
Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một của bài thơ
3 Nêu ý nghĩa của văn bản?
Bài thơ Việt Bắc là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa tình cách mạng
và kháng chiến
4 Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc?
Đoạn trích được học rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu
- Tính dân tộc đậm đà:
+ Thể thơ lục bát truyền thống được sử dụng nhuần nhuyễn
+ Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao được sử dụng sáng tạo
+ Cặp đại từ nhân xưng mình – ta với sự biến hoá linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa biểucảm phong phú được khai thác hiệu quả
+ Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi…
+ Những biện pháp tu từ quen thuộc được sử dụng như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ…
- Đoạn trích cũng mang chất sử thi đậm nét khi tác giả tạo dựng được hình tượng kẻ ở, người
đi đại diện cho tình cảm của cả cộng đồng
- Bên cạnh đó, đoạn trích còn cho thấy chất trữ tình chính trị đậm đà khi Tố Hữu ngợi ca tìnhcảm cách mạng thuỷ chung, son sắt giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc
II ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI
Đề 1 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Trang 26“ Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
(…)Rừng thu trăng rọi hoà bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
Dàn bài gợi ý
* Mở bài:
- Kể về những thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thưc dânPháp xâm lược, có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc đến “Việt Bắc” của Tố Hữu Đây làmột bài thơ đậm đà màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu Thông qua đó, thểhiện niềm nhớ thương tha thiết và tình cảm sắt son đằm thắm của nhân dân Việt Bắc với cáchmạng, với Đảng, với Bác Hồ, đồng thời cũng thể hiện tình cảm của người cán bộ kháng chiếnvới thiên thiên, núi rừng và con người Việt Bắc
- Đoạn thơ gồm mười hai câu ghi lại nỗi nhớ của nhà thơ và cũng là của người cán bộ khángchiến đối với cảnh và người Việt Bắc
* Thân bài:
1 Hai câu đầu: Khái quát nỗi nhớ
- Hoa và người là những gì đẹp nhất của núi rừng Việt Bắc.“Hoa” là cách nói của nghệ thuậttượng trưng cho thiên nhiên và cũng là một bộ phận của thiên nhiên
- Trong nỗi nhớ của người về, hoa và người là hai hình ảnh đồng hiện, soi chiếu vào nhau.Hoa là hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên; người là sản phẩm kỳ diệu tuyệt vời của tạo hoá Vìvậy, khi nhớ người thì hiện lên bông hoa, khi nhớ hoa thì hiện lên bóng người ngụ ý ngợi cangười ở lại
2 Tám câu sau: Bộ tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc
2.1 Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc phong phú, rực rỡ, tươi thắm tượng trưng cho vẻ đẹp củabốn mùa Bức tranh bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông trở thành bức tranh của nỗi nhớ
a Trước hết, bức tranh mùa đông với “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”:
- Mùa đông xuất hiện bằng một gam màu lạnh - nền xanh mênh mông tĩnh lặng của rừnggià gợi ra một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, xa vắng…
- Trên cái nền màu lạnh ấy lại nổi lên một gam màu nóng của “hoa chuối đỏ tươi” (ở đây cóthể liên tưởng: màu đỏ của hoa chuối gợi ra ý nghĩa tượng trưng cho màu đỏ của cách mạngmới được nhen nhóm, như xua đi cái lạnh ngàn năm của núi rừng mùa đông)
b Tiếp theo, bức tranh mùa xuân với “Mơ nở trắng rừng”
- Một mùa xuân tràn ngập màu trắng của hoa mơ gợi sự dịu dàng, tinh khiết, thanh bạch,mộng mơ của tạo vật
- Hai tiếng trắng rừng như làm cho khắp núi rừng bừng sáng hẳn lên Đây là hình ảnh giàutính hiện thực nhưng thấp thoáng ý nghĩa tượng trưng: nó như gợi lên nét đẹp trong sáng trongtâm hồn của con người Việt Bắc Có thể nói, màu trắng của hoa mơ là màu sắc đặc trưng củanúi rừng Việt Bắc
c Bức tranh mùa hè hiện lên trong nỗi nhớ người đi không chỉ có màu sắc, đường nét, ánhsáng mà còn có cả âm thanh ngân vang của tiếng ve gọi hè: “ve kêu rừng phách…”
- Ve kêu gọi hè, hè về là rừng phách chuyển màu Sống ở Việt Bắc, con người thường hay cócảm xúc bâng khuâng trước những hình ảnh kỳ lạ của rừng phách: trong những ngày cuối
Trang 27xuân, nụ hoa vẫn náu kín trong những kẽ lá Khi tiếng ve cất lên thì chúng nhất loạt trổ hoavàng
- Cách dùng từ “đổ” khá tinh tế, nhấn mạnh sự mau lẹ đột ngột của quá trình chuyển đổi củacây lá, nó diễn tả sức mạnh của những trận mưa hoa vàng khi gió thổi, ve kêu gọi hè
d Bộ bức tranh bốn mùa kết thúc bằng bức tranh thu:
- Đêm thu có ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành khung cảnh huyền ảo Cảnh tượng này thíchhợp với việc bộc lộ tâm tư thầm kín dành cho bộc lộ tâm tư thầm kín dành cho thời điểm kếtthúc những cuộc hát giao duyên
- Câu thơ gợi không khí thanh bình, yên ả, báo hiệu sự bắt đầu cuộc sống yên vui Câu thơcũng gợi sự hoà hợp giữa thiên nhiên (rừng thu) với vũ trụ (trăng) với cuộc sống thanh bìnhyên vui trong sự hoà hợp của những tấm lòng nhân ái giữa người đi và người ở lại
2.2 Hình ảnh con người Việt Bắc:
- Bên cạnh nỗi nhớ thiên nhiên là nỗi nhớ con người Việt Bắc Con người là hình ảnh luônđược đan cài, xen kẽ, hoà hợp với thiên nhiên Sau mỗi câu lục nói về hoa là đến câu bát nói
về người Con người gắn bó khăng khít với thiên nhiên làm cho thiên nhiên bớt vẻ hoang sơ
và thêm có hồn Giữa thiên nhiên gợi cảm, con người hiện lên thật bình dị, đáng yêu và luôngắn bó với lao động:
+ Hình ảnh con người trong mùa đông hiện lên với một dáng vẻ, tư thế hiên ngang trong laođộng dao gài thắt lưng
+ Hình ảnh con người trong mùa xuân lại gắn với bàn tay dịu dàng, cần mẫn của các côgái chuốt từng sợi giang (hình ảnh giống như cảnh phim quay chậm, không chỉ giúp người đọcthấy rõ đường nét, hình khối, động tác của người lao động mà còn thấy cả ý nghĩ đắn đo, thậntrọng, tỉ mỉ trong từng công việc)
+ Hình ảnh Cô gái hái măng một mình trong mùa hạ vừa gợi sự cần cù, chăm chỉ, kiên nhầnlại vừa gợi cái không gian bao la, mênh mông của núi rừng Việt Bắc
+ Nhớ người Việt Bắc, người về còn nhớ cả tiếng hát ân tình thuỷ chung Đó là tâm hồn, làtình cảm của những con người miệt mài, chăm chỉ với công việc, lặng lẽ cưu mang trong mìnhnhững rung động, cảm xúc trước đất trời, trước cuộc đời
- Sự đan xen giữa người và cảnh tạo nên sự hài hoà, quấn quýt, gợi tình cảm nhớ nhung dadiết
- Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ nhung tha thiết Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyểnchuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru
* Kết bài:
- Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay nhất của bài Việt Bắc Trong bộ tranh bốn màunày, hoa - người đều đẹp lung linh, rạng rỡ, gắn bó mật thiết với nhau: hoa đứng cạnh người,người đứng cạnh hoa… tất cả như càng làm tôn lên vẻ đẹp của nhau
- Bức tranh như in rõ dấu ấn của tấm lòng nhà thơ với cái nhìn chứa chan tình yêu thiênnhiên, tình yêu con người của nhà thơ
Đề 2 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay …
(Ngữ văn 12, tập một, tr 109, NXBGD Việt Nam, năm 2010)
Dàn bài gợi ý
Trang 28- Bốn câu thơ đầu: Là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại
+ Câu hỏi rất ngọt ngào khéo léo Mười lăm năm cách mạng gian khổ, hào hùng, cảnh vàngười Việt Bắc biết bao gắn bó nghĩa tình với những người kháng chiến, đồng thời cũng đểkhẳng định tấm lòng thuỷ chung của mình:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
+ Giọng thơ như chảy ra từ trong nguồn mạch của ca dao
+ Nghĩa tình của kẻ ở, người về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ mình, ta thânthiết Cách xưng hô mình - ta cứ như lời bày tỏ tình yêu đôi lứa trong dân gian Đại từmình trong dân gian chỉ thể hiện ở cao trào của tình yêu khi hai con người hoá thân thành một
Ở đây, tác giả lấy phép màu nhiệm của tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho mối quan hệ gắn bógiữa các bộ với nhân dân
+ Điệp ngữ và kết cấu câu hỏi tu từ mình về mình có nhớ được láy lại 2 lần như khơi vàotrong kỷ niệm của người đi và người ở
+ Cách dùng những từ ngữ gợi ý niệm về thời gian mười lăm năm… làm cho nỗi nhớ càngnhư thăm thẳm Con số mười lăm năm vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa hư ảo: đó
là mười lăm năm các mạng, mười lăm năm chiến khu Việt Bắc nhưng đồng thời cũng là mườilăm năm gắn bó thuỷ chung giữa cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc
+Cách dùng hình ảnh gợi ý niệm về không gian “cây…núi”; “sông…nguồn” làm cho nỗi nhớbồng bềnh, thăm thẳm Các cặp hình ảnh “ cây - núi”; “sông - nguồn” cũng vừa mang nghĩathực, vừa mang nghĩa ảo. > gợi được không gian núi rừng Việt Bắc với những nét riêng, đặcthù Ngoài ra, nó còn gợi lên tình cảm chung thuỷ trong mối quan hệ cội nguồn: Cán bộ từ dân
mà ra Nhớ về nhân dân, như nhớ về cội nguồn
Cách liên tưởng so sánh trong bài thơ đã nới rộng về không gian của nỗi nhớ, làm cho kỷniệm cứ được tuôn ra tầng tầng lớp lớp
- Bốn câu thơ sau: là sự thể hiện tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, bịn rịn của người đi vớingười ở lại
Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân lyCầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
+ Giây phút chia li trong tưởng tượng diễn ra cực kỳ sâu sắc với những cảm xúc ghìm néntrong tâm trạng của người đi
+ Đại từ “ai” phiếm chỉ tạo nên một cõi mơ hồ, mông lung trong nỗi nhớ (như cách bày tỏ
Trang 29trong ca dao: Ai về ai có nhớ ai…), nhưng lại rất cụ thể gợi sự gần gũi, thân thương
+ Những từ láy tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn diễn tả chính xác con sóng lòng đang dấy lêntrong tâm hồn nhà thơ lúc phân ly
+ Hình ảnh hoán dụ Aó chàm có giá trị khắc hoạ bản sắc trang phục của đồng bào Việt Bắc,nhưng cũng chính là để nói rằng ngày tiễn đưa cán bộ kháng chiến về xuôi cả nhân dân ViệtBắc đưa tiễn Như vậy, người cán bộ kháng chiến ra đi nhớ cảnh Việt Bắc, nhớ áo chàm, nhớtiếng, nhớ người, nhớ tình cảm của người Việt Bắc dành cho kháng chiến Nỗi nhớ đó nói lêntấm lòng thuỷ chung son sắt đối với quê hương cách mạng, với những người dân Việt Bắcgiản dị, nghèo khổ mà sâu đậm ân tình
+ Cách ngắt nhịp 3/3; 3/3/2 ở hai câu thơ cuối đoạn diễn tả một cách thân tình cái ngập ngừng,bịn rịn trong tâm trạng, trong cử chỉ của người đi kẻ ở Kỷ vật trao rồi mà lòng vẫn quyếnluyến không thể rời xa
+ Hình ảnh cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… thật cảm động Câu thơ bỏ lửng ngập ngừngnhưng đã diễn tả rất đạt thái độ xúc động, nghẹn ngào không thể nói nên lời của người cán bộgiã từ Việt Bắc về xuôi …
Đề 3 Anh, chị hãy phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi … (Ngữ văn 12, tập một, tr 110-111, NXBGD Việt Nam, năm 2010) Dàn bài gợi ý
1 Mở bài:
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ ký kết, miền Bắc nước ta được giảiphóng Tháng 10 năm 1954 các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu ViệtBắc về Hà Nội, nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc Bàithơ viết theo thể lục bát có 150 câu
- Đoạn thơ phân tích trích từ câu 25 đến câu 36, thể hiện nỗi nhớ sâu nặng của nhà thơ đối vớithiên nhiên, con người và cuộc sống ở Việt Bắc
2 Thân bài:
2.1 Hai câu đầu của đoạn thơ:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
- Tố Hữu đã lấy thước đo giá trị của nỗi nhớ trong tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho tình cảmcủa cán bộ đối với nhân dân Không phải là nỗi nhớ của ý thức, của nghĩa vụ mà nhớ bằng cảtrái tim yêu thương chân thành và da diết
- Câu thơ Trăng lên đầu núi… như được phân ra làm 2 nửa thời gian: vế đầu là hình ảnh gợi
tả đêm trăng hò hẹn của tình yêu, vế sau là hình ảnh gợi không gian của buổi chiều lao động
Trang 30trên nương rẫy Thời gian như chảy ngược - nỗi nhớ như đi từ gần tới xa, thăm thẳm trong quákhứ Tình yêu gắn liền với lao động; lao động nảy sinh ra tình yêu Câu thơ cùng lúc thể hiệnhai không gian của tình yêu và lao động, tạo nên sự hài hoà giữa nghĩa vụ và tình cảm
2.2 Hai câu thơ tiếp theo: Tình yêu như chuyển thành nỗi nhớ trong tình cảm gia đình Toànkhông gian núi rừng Việt Bắc được gói gọn trong không khí gia đình ấm áp tình thương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
- Nỗi nhớ không còn mông lung, mơ mộng nữa mà đã cụ thể trong những bản làng, nhữngmái nhà thấp thoáng trong những làn khói sương hư ảo (Hình ảnh khói sương là đặc điểm củacuộc sống Việt Bắc, vừa là khói sương của thiên nhiên, đồng thời như là hơi ấm của tình đời,tình người toả ra) Có hình ảnh của ai đó đang chờ đợi bên bếp lửa suốt đêm dài thao thức (cứnhư cảnh vợ chờ cơm chồng)
- Và trong cảnh thấp thoáng bóng dáng con người với những sinh hoạt thường nhật lam lũnặng ân tình của Việt Bắc
- Quan hệ giữa cán bộ và nhân dân như tụ họp ở ngọn lửa bất diệt thiêng liêng ấy
2.3 Kết thúc khổ thơ: Tình cảm lại toả ra tràn ngập cả núi rừng Việt Bắc Những kỷ niệmchung và riêng đan xen nhau, lần lượt hiện ra trong tưởng tượng của người đi:
Nhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thia, sông Đáy suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày,Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
- Bằng phép liệt kê làm cho những kỷ niệm khơi ra tầng tầng lớp lớp, hết hình ảnh này, đếnhình ảnh khác
+ Những hình ảnh rừng nứa bờ tre chính là nơi hẹn hò, gặp gỡ cái thưở ban đầu, lúc mới quennhau Đây cũng là những danh từ chung mô tả đặc điểm của không gian Việt Bắc với bao nétđẹp mơ mộng
+ Còn Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê … là những địa danh lịch sử, đã từng khắc ghi trong lịch
sử Cách mạng - nơi đã diễn ra nhiều chiến công oanh liệt
+ Trước hết là nhớ nhân dân cùng chia ngọt sẻ bùi, cưu mang cán bộ, bộ đội trong thời khángchiến thiếu thốn, gian khổ
Đó là những tình cảm thắm thiết, sự đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc dành chongười cán bộ Những gắn bó gian khổ, ngọt bùi đã trở thành những kỷ niệm da diết trong tráitim người đi khó có thể quên được
3 Kết bài:
- Đoạn thơ đã tái hiện lại giai đoạn gian khổ của cuộc kháng chiến với biết bao kỷ niệm đẹp
đẽ, thiêng liêng sâu nặng nơi núi rừng Việt Bắc qua nỗi nhớ của người về Thủ đô, trong đó cónhà thơ Tố Hữu
- Qua đoạn thơ này ta thấy được một số nét tiêu biểu của giọng điệu và phong cách thơ TốHữu Đoạn thơ có tác dụng bồi dưỡng thêm tình cảm đẹp cho người đọc
- Đoạn thơ còn là sự thể hiện thành công phong cách thơ Tố Hữu: ngọt ngào tha thiết và đậm
đà tính dân tộc
Đề 4 Anh, chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
Trang 31(Ngữ văn 12, tập một, tr 112-113, NXBGD Việt Nam, năm 2010) Dàn bài gợi ý:
1 Mở bài:
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ ký kết, miền Bắc nước ta được giảiphóng Tháng 10 năm 1954 các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu ViệtBắc về Hà Nội, nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ này
- Bài thơ được viết theo thể lục bát dài 150 câu, đoạn phân tích từ câu sáu mươi ba đến câubảy mươi tư
- Đoạn thơ ghi lại cảnh tượng hào hùng, sôi động, đầy khí thế của cuộc kháng chiến chốngPháp
a Bức tranh Việt Bắc ra trận và niềm vui chiến thắng trăm miền
- Hình ảnh đoàn quân ra trận điệp điệp, trùng trùng:
Quân đi điệp điệp trùng trùngÁnh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Đoàn quân ra trận ngời sáng với lý tưởng cao đẹp, với hào khí ngất trời của những ngườitin chắc chiến thắng sẽ đến trong cuộc chiến tranh vệ quốc chính nghĩa
- Hình ảnh đoàn dân công trong kháng chiến:
Dân công đỏ đuốc từng đoànBước chân nát đá muôn tàn lửa bay Bước chân nát đá là bước chân của những con người ngày đêm đạp mọi chông gai, thửthách để phục vụ cho tiền tuyến
- Hình ảnh đoàn xe xuất trận trong niềm tin thắng trận:
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên Đèn pha bật sáng trong đêm núi rừng cũng là niềm tin lạc quan vào tương lai của đất nước
* Nhà thơ nhớ về những niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền của đất nước:
Tin vui chiến thắng trăm miềnHoà Bình,Tây Bắc, Điện Biên vui vềVui từ Đồng Tháp, An KhêVui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
- Đoạn thơ mở ra một không gian rộng lớn của chiến thắng trăm miền từ Hoà Bình, Tây Bắc,Điện Biên cho đến Đồng Tháp, An Khê rồi lại trở lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
=> Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanhliệt của nhân dân ta
- Biện pháp liệt kê với hàng loạt những địa danh: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp,
Trang 32An Khê, …thể hiện niềm vui sướng, lòng phấn khởi phơi phới của con người trước nhữngthắng lợi vẻ vang của cách mạng, của kháng chiến.
b Về nghệ thuật: Đoạn thơ là một trích dẫn tiêu biểu về phong cách trữ tình chính trị của TốHữu
- Sử dụng từ láy điêu luyện, tài tình: Rầm rập, điệp điệp, trùng trùng …phác họa khí thế hàohùng của quân và dân Việt Bắc
- Hình ảnh thơ vừa rất thực, vừa rất lãng mạn làm cho đoạn trích trở nên hấp dẫn hơn: bướcchân nát đá, ánh sao đầu súng
- Biện pháp so sánh cường điệu gợi lên bức tranh khái quát về những đêm hành quân tấp nập
từ khắp các ngả đường của căn cứ địa Việt Bắc
- Nhịp điệu thơ dồn dập, giọng thơ hào hùng, sôi nổi…
I KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ
1 Vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
- Xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc khángchiến chống Mĩ
- Phong cách thơ: Giàu chất trí tuệ, suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận
2 Nêu xuất xứ của đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng - NguyễnKhoa Điềm)? Trình bày ý nghĩa của đoạn trích?
a Xuất xứ:
- Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng
Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974
- Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ của đô thị vùng tạm chiến miềnNam: nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, về đất nước, ý thức được
sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu củatoàn dân tộc
a Đất Nước được cảm nhận ở những phương diện:
+ Không gian địa lí
Trang 33+ Thời gian lịch sử.
+ Bản sắc văn hóa
b Những đặc điểm nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích:
+ Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi
+ Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
+ Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình
4 Những khám phá mới mẻ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích?
+ Phát hiện Đất Nước đẹp ở vẻ đẹp bình dị, đời thường: miếng trầu bà ăn cay nồng, cái kèo cáicột chân chất mà đi vào lịch sử hồn dân tộc Đất Nước ở ngay bên cạnh chúng ta, gần gũi thânthuộc Đất Nước đủ cho ta ngưỡng vọng nhưng cũng ở ngay trong tim ta, đủ gần để ta ômtrọn
+ Cách vận dụng chất liệu văn hoá dân gian, chính loại chất liệu đặc biệt này đã làm cho ĐấtNước khác hoàn toàn so với các tác phẩm khác cùng đề tài Không còn những đế cư, thiên thư(Nam quốc sơn hà), không còn một mối xa thư đồ sộ (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) xa vời và tolớn kì vĩ và cao cả Đất Nước qua những câu ca dao, tích truyện trở về với cuộc sống thườngngày, những yêu thương trong lam lũ với những cuộc đời đã hoá thân làm nên dáng hình xứ
sở, gần gũi, giản dị, đẹp đẽ Đây là một đóng góp nghệ thuật mới mẻ và rất hiệu quả để tạo lậpkhông gian truyền thống đầy ấn tượng cho tác phẩm
+ Khám phá Đất Nước trong 3 chiều: thời gian, không gian, văn hoá Mỗi chiều khám phá lạiđồng hành cùng rất nhiều yếu tố đậm chất văn hoá truyền thống giúp tác phẩm thể hiện được
tư tưởng Đất Nước của nhân dân, vừa khám phá được toàn diện về một Đất Nước to lớn cónhững bề dày lịch sử, bề dày văn hoá truyền thống
-> Đất Nước có tầm tư tưởng rộng lớn và bình diện khám phá đa dạng hơn Chương Đất Nướccủa Nguyễn Khoa Điềm là một công trình có nhiều khám phá về cả nội dung và hình thức.Điều đó khẳng định: Nhà văn viết về đề tài nào không quan trọng, quan trọng là nhà văn khámphá được gì từ đề tài ấy và thể hiện nó như thế nào
II ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI
Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước trích trường ca Mặt đường khát vọngcủa Nguyễn Khoa Điềm:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
* Thân bài:
- Cảm nhận chung:
+ Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một Đất Nước tự nhiên, bình dị
mà không kém phần thiêng liêng, tươi đẹp
Trang 34+ Hình ảnh Đất Nước trong đoạn thơ đầu hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thốngmang đậm dấu ấn con người Việt.
- Cảm nhận cụ thể từng phần:
+ Câu thơ mở đầu là câu khẳng định Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Với cách vào đầu rất
tự nhiên ấy, nhà thơ khẳng định: Đất Nước đã có từ rất lâu, có trước khi ta sinh ra vì thế khi talớn lên thì ta đã thấy Đất Nước
+ Bốn chữ cuối của câu thơ vang lên đầy tự hào Đất Nước đã có rồi Đó là lời khẳng định chắcnịch về sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước
+ Hai câu thơ tiếp theo nhà thơ diễn tả cụ thể về sự ra đời của Đất Nước
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Câu thơ thứ nhất, tác giả cho rằng Đất Nước có trong cái ngày xửa ngày xưa Nghĩa là Đất Nước có từ rất lâu đời, có tự ngày xưa Đất Nước có từ trước khi những câu chuyện cổ ra đời rồi khi những câu chuyện cổ có mặt trong đời sống tinh thần của ta, ta lại thấy Đất Nước hiện diện trong truyện cổ
Đó là Đất Nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết Chính những câu chuyện cổ và những bài hát ru thuở ta còn nằm nôi là nguồn sữa ngọt lành chăm bẵm cho ta cái chân thiện mĩ và lớn lên ta biết yêu đất nước con người
Câu thơ thứ hai, nhà thơ diễn tả Đất Nước có trong miếng trầu bây giờ bà ăn Gợi nhắc
phong tục ăn trầu của người Việt Câu thơ gợi nhớ về câu chuyện cổ tích Sự tích trầu cau đượcxem là xưa nhất trong những truyện cổ Như vậy là thẩm thấu vào trong miếng trầu dung dị ấy
là 4000 năm phong tục, 4000 năm dân ta gìn giữ phong tục ăn trầu Miếng trầu là biểu tượng của tình yêu, vật chứng cho lứa đôi cũng là biểu tượng tâm linh của người Việt
+ Câu thơ thứ tư, nhà thơ diễn tả sự trưởng thành của Đất Nước Đó là sự trưởng thành từ
truyền thống đánh giặc giữ nước qua hình tượng Thánh Gióng và cây tre: Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Câu thơ gợi nhắc cho ta nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, chàng trai Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre làng Ngà đánh giặc, gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên
Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục gắn dòng suy tưởng đến con người ngàn đời cư trú, lao
động, chiến đấu trên mảnh đất Việt để giữ gìn tôn tạo mảnh đất thân yêu Ở đó đạo lí ân nghĩa thủy chung đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc:
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Trang 35Thành ngữ gừng cay muối mặn được vận dụng một cách đặc sắc trong câu thơ nhẹ
nhàng mà thấm đượm biết bao ân tình Nó gợi lên được ân nghĩa thủy chung ở đời: gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa càng đong đầy
Câu thơ Cái kèo cái cột thành tên, gợi nhắc cho người đọc nhớ đến tục làm nhà cổ củangười Việt Đó là tục làm nhà sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làm cho nhà vững chãi, bềnchặt tránh được mưa gió, thú dữ Đó cũng là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình đoàn tụ bênnhau Từ đó, tục đặt tên con “cái Kèo, cái Cột” cũng ra đời
Đâu chỉ có những vẻ đẹp trên, dân tộc ta còn có truyền thống lao động cần cù, chịuthương chịu khó Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Thành ngữ Một nắng hai sương gợi nên sự cần cù chăm chỉ của cha ông ta những ngàylong đong, lận đận trong đời sống nông nghiệp lạc hậu Đó là truyền thống lao động cần cù,chịu thương chịu khó Các động từ Xay – giã – dần – sang là quy trình sản xuất ra hạt gạo Đểlàm ra hạt gạo ta ăn hằng ngày, người nông dân phải trải qua bao nắng sương vất vả gieo cấy,xay giã, giần sàng Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của giai cấpnông dân
+ Câu thơ cuối cùng khép lại bằng một câu khẳng định với niềm tự hào: Đất Nước có từ ngàyđó
Ngày đó là ngày nào ta không rõ nhưng chắc chắn ngày đó là ngày ta có truyền thống, cóphong tục tập quán, có văn hóa Mà có văn hóa nghĩa là có Đất Nước Đúng như lời Bác dặntrước lúc đi xa Rằng muốn yêu tổ quốc mình, phải yêu những câu hát dân ca
- Nghệ thuật:
+ Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa dân giannhư phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thống nông nghiệp
+ Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ…
+ Điệp ngữ Đất Nước được nhắc lại nhiều lần Nhà thơ luôn viết hoa hai từ Đất Nước tạo nên
sự thành kính, thiêng liêng… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa ngườiViệt
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mangđậm hồn thơ triết lí
* Kết bài
Tóm lại, đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay và sâu sắc trong Đất Nước Qua đoạnthơ, nhà thơ đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của một Đất Nước giàu văn hóa cổ truyền ĐấtNước của truyền thống, phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng Đất Nước của nhândân
Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước trích trường ca Mặt đường khát vọngcủa Nguyễn Khoa Điềm:
Trong anh và em hôm nay
…Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 119)
Trang 36với Đất Nước (Trích thơ)
- Cảm nhận cụ thể từng phần:
+ 2 câu thơ đầu: Khẳng định trong bản thân anh và em đều có một phần Đất Nước, sự nhậnthức chân lí về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sử… Đất Nước gần gũi và gắn bó thân thiếtvới chúng ta Ta là một phần của Đất Nước thật là yêu thương và tự hào
+ 4 câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ của 2 câu thơ đầu:
Khi hai đứa cầm tay – yêu thương, xây dựng gia đình → Đất Nước hài hòa nồng thắm →tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự hài hòa nồng thắm với tình yêu quê hương ĐấtNước Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới (liên hệ với bài Nhớ củaNguyễn Đình Thi, Quê hương của Giang Nam)
Khi chúng ta cầm tay mọi người – đoàn kết, yêu thương đồng bào → Đất Nước vẹn tròn
to lớn, tạo nên sức mạnh Việt Nam → cảm nhận Đất Nước từ cội nguồn của dân tộc
→Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tìnhyêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ hài hòa, nồng thắm; vẹn tròn, to lớn điliền nhau, đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (Khi /Khi; ĐấtNước / Đất Nước), nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: Đất Nước là sự thốngnhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng
+ 3 câu tiếp theo tiếp tục mở rộng ý thơ của 2 câu thơ đầu: từ hôm nay đến ngày mai và muônđời sau…
Tác giả nhắn nhủ, gửi gắm sự kì vọng vào tương lai: “Mai này …mơ mộng” Thế hệ concháu sẽ tiếp bước cha ông để xây dựng Đất Nước Tác giả tin tưởng vào trí tuệ và bản lĩnh củanhân dân Việt Nam trên hành trình lịch sử xây dựng Đất Nước
+ 4 câu thơ cuối: cảm xúc dâng lên đến cao trào, giọng thơ tâm tình Em ơi em ngọt ngào sayđắm: nhà thơ giãi bày, san sẻ về cảm nhận, định nghĩa về Đất Nước của mình Đất Nước làmáu xương của mình, là mồ hôi xương máu của ông cha Tác giả kêu gọi ý thức trách nhiệmcủa mỗi chúng ta: gắn bó, san sẻ, hóa thân có như thế mới làm nên Đất Nước muôn đời,trường tồn với thời gian Điệp ngữ phải biết như mệnh lệnh khiến cho giọng thơ trở nên mạnhmẽ…
- Nhận xét chung: Đoạn thơ nói riêng, đoạn trích nói chung đã góp phần vào đề tài Đất Nướctrong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến một tứ thơ rất đẹp Thể hiện niềm tin vào tương laiĐất Nước Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình, hàm ẩn tính công dân trong thời đạimới Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tứ thơ dạt dào, giàu cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ hình ảnhthể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư…
* Kết bài:
- Tóm lại, đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong đoạn trích Đất Nước củaNguyễn Khoa Điềm Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bógiữa mỗi người với Đất Nước.Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với quê hươngĐất Nước
- Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình - chínhluận của nhà thơ
Trang 37Đề 3 Phân tích đoạn thơ sau đây trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,
………
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
I/ Mở bài :
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước
- Đất nước là một đoạn trích thuộc chương V trong bản trường ca Mặt đường khát vọng củaNguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên
- Đoạn thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò to lớn của nhân dân đối với ĐấtNước
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,
………
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
II/ Thân bài :
- Đây là 12 câu thơ mở đầu phần hai của đọan trích Đất Nước với nội dung ngợi ca, khẳngđịnh tư tưởng Đất Nước của nhân dân
1 Tác giả nêu ra một cách nhìn mới mẻ, có chiều sâu địa lý về những danh lam thắngcảnh trên khắp các miền Đất Nước Nhà thơ đã kể, liêt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dàitrên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hóa Đất Nước Đây lànhững danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay, ông cha ta đãphủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc Những ngọn núi, những dòng sông kia chỉtrở thành thắng cảnh khi nó gắn liền với con người, được cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sửdân tộc
+ Bao thế hệ người Việt đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn yêu thương thủy chung để ta cónhững núi Vọng Phu, những hòn Trống mái như những biểu tượng văn hóa Hay vẻ đẹp lẽsống anh hùng của dân tộc trong buổi đầu giữ nước để ta có những ao đầm…như những di tíchlịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng…
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiNgười học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non NghiênCon cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
+ Nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng cả thời chinh chiến thì không có sự cảmnhận về núi Vọng Phu Cũng như nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thìkhông thể có sự cảm nhận nét hùng vĩ của núi đồi quanh đền Hùng
+ Nói cách khác, những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những núi Bút, nonNghiên không còn là những cảnh thiên nhiên thuần túy nữa, mà được cảm nhận thông quanhững cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân,
sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi
2 Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâmhồn, máu thịt của nhân dân Chính nhân dân đã tạo dựng nên Đất Nước này, đã đặt tên, ghidấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này Từ những hình ảnh, nhữngcảnh vật, hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã “quy nạp” thành một khái quát sâu sắc:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
=> Với cấu trúc quy nạp (đi từ liệt kê các hình ảnh, địa danh…đến khái quát mang tính triết
Trang 38lý), dường như nhà thơ không thể kể ra hết những danh lam thắng cảnh và những nét đẹp vănhóa dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng trên khắp Đất Nước Nên cuối cùng, nhà thơ đãkhẳng định: trên không gian địa lý Đất Nước, mỗi địa danh đều là một địa chỉ văn hóa đượclàm nên bằng sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn người Việt.
III/ Kết bài:
- Đoạn thơ thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của trường ca Mặt đường khát vọng của NguyễnKhoa Điềm: chất chính luận hài hòa chất trữ tình, giọng thơ tự sự, ngôn từ, hình ảnh đẹp, giàusức liên tưởng
- Viết về đề tài Đất Nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mangnhững nét riêng, mới mẻ, sâu sắc Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việclàm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý - văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thầntrách nhiệm với đất nước cho mỗi người => khẳng định tư tưởng Đất Nước của nhân dân
Tích hợp NLXH:
Đề bài:
Từ sự cảm nhận những câu thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm:
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻPhải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời…
(Trích Mặt đường khát vọng) Anh (chị) suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
1 Cảm nhận về đoạn thơ: Đất Nước gần gũi, gắn bó mật thiết với mỗi người như là một phầnthân thể mình vậy Cho nên, mỗi cá nhân cần phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến, hi sinh đểlàm giàu đẹp thêm cho đất nước, giữ gìn, phát huy và tiếp nối truyền thống của đất nước
2.Hs có thể trình bày suy nghĩ của mình về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay theomột số ý sau:
- Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắt xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữacác thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc Đặc biệt là thanh niên Thanh niên chính là hiệntại và tương lai của đất nước Mỗi cá nhân thanh niên cần phải có trách nhiệm tự nguyện gánhvác những công việc chung của đất nước
- Ở mỗi thời điểm, thanh niên có cách gắn bó và san sẻ với đất nước khác nhau:
+ Thời chiến: cả một thế hệ thanh niên hi sinh cuộc sống của mình để bảo vệ đất nước…
+ Thời bình, nhất là trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế như hiện nay:thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hộinhập quốc tế, trước những cám dỗ vật chất, rèn luyện sức khoẻ để cống hiến, dựng xây đấtnước…dân tộc Tư tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại
- Phê phán những quan niệm sai lầm về đất nước, phê phán những ai ích kỉ chỉ biết vội vàngđòi hỏi ở đất nước mà không đóng góp, thậm chí làm băng hoại, hoen ố truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc
3 Bình luận, đánh giá và liên hệ với bản thân
Trang 39- Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan niệm đúng đắn về đất nước và ý thứcrất rõ ràng về trách nhiệm của mình và thế hệ mình trước vận mệnh của
- Là một thanh niên, ta cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước
SÓNG
Xuân Quỳnh
1.Những nét chính về cuộc đời và phong cách thơ Xuân Quỳnh
• Cuộc đời bất hạnh; luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử
• Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc đờithường, bình dị; nhiều lo âu, trăn trở, day dứt trong tình yêu
4 Vẻ đẹp tâm hồn của nguời phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”
- Không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm,đồng điệu với mình -> tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn
- Băn khoăn, trăn trở, khát khao tìm đến ngọn nguồn của tình yêu -> ko tìm được
- Tình yêu vừa thiết tha mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, thuỷ chung son sắt
- Khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hoá thân vĩnh viễn thành tình yêumuôn thuở
5 Âm điệu bài thơ là âm điệu của sóng Âm điệu đó được tạo nên bởi những nét nghệ thuậtđặc sắc nào?
- Sự liên tưởng hợp lí, tự nhiên giữa đặc điểm của sóng và đặc điểm của người con gái đangyêu Sự liên tưởng này tạo nên hai hình tượng song song, nhưng hai mà một
- Câu thơ năm chữ với những câu ngắn, đều nhau, tạo nên một ý niệm về hình thể của các consóng, như con sóng dâng trào nhưng có khi chậm rãi nhẹ nhàng như lúc sóng êm biển lặng
- Nhịp điệu của các câu thơ thật đa dạng, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội vàdịu êm - Ồn ào và lặng lẽ) 1/2/2 (Sông không hiểu nỗi mình - Sóng tìm ra tận bể), 3/1/1 (Emnghĩ về anh, em), 3/2 (Em nghĩ về biển lớn - từ nơi nào sóng lên)…
- Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước, tựa như những đợtsóng xô bờ, sóng tiếp sóng dào dạt
- Âm điệu của bài thơ với nhiều sắc điệu đa dạng, phong phú, tạo nên vẻ tự nhiên cho bài thơ
- Ngoài ra còn phải kể đến tính chất nữ tính trong cách diễn đạt của Xuân Quỳnh, trong cáchnhìn sóng của chị: thật dịu dàng đằm thắm nhưng cũng thật dữ dội
II ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI
Đề: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
I Mở bài
- Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mỹ Thơ Xuân Quỳnh là
Trang 40một tiếng thơ trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính.
- Đặc điểm đặc sắc trong thơ tình Xuân Quỳnh là bày tỏ trực tiếp tình yêu của người phụ nữmột cách tự nhiện mà mãnh liệt, đằm thắm
- “Sĩng” bộc lộ khát vọng một tình yêu vĩnh hằng, cao thượng của trái tim người phụ nữ đangyêu
II Thân bài
1.Ý nghĩa hình tượng “sĩng”
- Hình tượng trung tâm, nổi trội, bao trùm cả bài thơ là hình tượng “sóng”:
+ Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của Xuân Quỳnh cũng như mọi sáng tạo nghệthuật của bài thơ đều gắn liền với hình tượng “sóng” Bài thơ là những con sóngtâm tình của người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển khơi mênh mông.+ Sóng là hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân của Xuân Quỳnh “Sóng” và “em”vừa hòa nhập làm một, vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng Tâm hồnngười phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng biểu hiệnnhững trạng thái của lòng mình Với hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã tìm đượccách thể hiện thật xác đáng tâm trạng của người phụ nữ đang yêu
- Hình tượng “sóng” được gợi ra trong bài thơ bằng cả âm điệu: bài thơ có mộtâm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc sâu lắng thì thầm…Âm hưởng ấy còn được tạo nên bởi khổ thơ năm chữ, những câu thơ liền mạchnhư những đợt sóng miên man, vô tận, như một tâm trạng chất chứa những khátkhao
2 Phân tích hình tượng “sĩng” (trong mối tương quan với “em”)
2.1 Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí và khát vọngvươn xa (khổ 1, 2)
- Khổ thơ mở đầu bằng một phát hiện về sĩng:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
+ Nữ sĩ phát hiện ra hai sự đối lập trong con sĩng muơn đời: Dữ dội, ồn ào, mạnh mẽ, cuồngnhiệt và dịu êm, lặng lẽ, sâu lắng, dịu dàng
+ Xuân Quỳnh thấy sĩng mang trong mình tâm trạng, tính cách của người phụ nữ đang yêu, cĩ
sự hài hịa của các đối cực: vừa dịu êm, lặng lẽ nhất lại vừa dữ dội, ồn ào nhất
-> Hai câu thơ mở đầu là lời tự thú, tự bạch táo bạo mà êm đềm: táo bạo vì nĩ nhận ra sựmãnh liệt, êm đềm vì sau những “dữ dội”, “ồn ào” tình yêu của người phụ nữ vẫn nghiêng đổ
về phía cuối câu thơ để dịu dàng và sâu lắng
- Mỗi con sĩng lại mang trong mình một khát vọng lớn Sĩng luơn khao khát tự nhận thức, tựkhám phá, tìm kiếm sự vơ biên của tình yêu trong trái tim mình Vì thế sĩng trở nên quyết liệt,khi “khơng hiểu nổi mình” … “sĩng tìm ra tận bể”, từ bỏ những nhỏ hẹp, chật chội để tìm đếnvới sự bao dung, rộng lớn
- Biển là hình ảnh của sự bất diệt Đối diện với biển, XQ liên tưởng tới sự bất diệt của khátvọng tình yêu Biển ngàn đời cồn cào, xáo động như tình yêu muơn đời vẫn “bồi hồi” vỗ sĩng
“trong ngực trẻ”:
“Ơi con sĩng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu