Bài giảng nghiệp vụ hải quan.
Trang 2Phần I : Lịch sử Hải quan Thế giới; Phần II : Lịch sử Hải quan Việt Nam;
Trang 3LỊCH SỬ HẢI QUAN THẾ GIỚI
Trang 4Tổ chức Hải quan Thế giới được hình thành bắt đầu từ năm
1947 khi chính phủ của 13 quốc gia châu Âu, đại diện trong
Ủy ban Hợp tác Kinh tế châu Âu đồng ý thành lập một nhóm nghiên cứu Nhóm này có trách nhiệm khảo sát khả năng thành
lập một hoặc nhiều hiệp hội Hải quan châu Âu
Đến năm 1948, nhóm nghiên cứu thành lập Ủy ban Kinh tế và
Ủy ban Hải quan
Ủy ban Kinh tế là tổ chức tiền nhiệm của Tổ chức phối hợp và Phát triển Kinh tế (OECD), còn Ủy ban Hải quan trở thành Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC)
Trang 5Ngày 04/11/1952, Công ước thành lập Hội đồng Hợp tác hải quan có hiệu lực Hội đồng này có trách nhiệm lãnh đạo và duy trì sự họat động của CCC
Ngày 26/01/1953 Kỳ họp lần thứ nhất của Hội đồng hợp tác Hải quan được tổ chức ở Brussels, Bỉ Tại hội nghị này có đại diện của 17 quốc gia Âu châu đã tham dự kỳ họp, cho đến nay ngày 26/01 hàng năm được xem là ngày kỷ niệm Hải quan quốc tế
Ngày 25/9/1974 Công ước quốc tế về Đơn giản hóa và hài hòa thủ tục Hải quan có hiệu lực thi hành
Trang 6Ngày 21/5/1980 Công ước Nairobi( Công ước hỡ trợ lẫn nhau trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và điều tra tội phạm Hải
Năm 1999: Hội đồng WCO thông qua Công ước Kyoto sửa đổi
về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục Hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi)
Trang 7Năm 2002 Tổ chức Hải quan thế giới kỷ niệm 50 năm thành lập
và được vinh dự đón tiếp Vua Albert II của Bỉ cùng với Ngài Didier Reynders, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Tài chính
Tháng 7/2003 WCO thông qua Công ước về Hỗ trợ lẫn nhau giữa
các thành viên đối với các vấn đề có liên quan đến Hải quan
Năm 2005 WCO thông qua “Khung tiêu chuẩn để bảo vệ và tạo
điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu”
Năm 2006 WCO đưa vào hoạt động chương trình Columbus, sáng kiến xây dựng khả năng Hải quan cam kết ủng hộ sự thực hiện
“Khung tiêu chuẩn để bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu” Công ước Kyoto sửa đổi bắt đầu có hiệu
lực./
Trang 8PHẦN II LỊCH SỬ HẢI QUAN VIỆT NAM
Trang 9THUẬN LỢI, TẬN TỤY, CHÍNH XÁC
Trang 10hệ thống này được duy trì cho đến Cách mạng 8/1945
►
Trang 11LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngày 10/9/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp –
Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hòa
đã ký Sắc lệnh thành lập
Sở Thuế quan và Thuế gián thu (tiền thân của Tổng cục Hải quan ngày nay)
►
Trang 12LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngay sau khi giành được chính quyền, nhằm phục vụ tốt chính sách thu thuế và kiểm sóat việc thu thuế có hiệu quả, ngày 10/9/1945 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam, Bộ trưởng Bộ nội
vụ Võ Nguyên Giáp ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế Gián thu “ Để đảm nhiệm công việc của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các Sở Thương chính Bắc, Trung và Nam bộ” Đây là tổ chức tiền thân của ngành Hải quan Việt Nam ngày nay Trụ sở của Sở Thuế quan và Thuế gián thu ( 1945 – 1946 ) nay là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
►
Trang 13LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Đồng chí Trịnh Văn Bính, Giám đốc Sở Thuế quan và Thuế gián thu – tiến thân của Tổng Cục Hải quan Việt Nam
Trụ sở Hải quan VN những ngày đầu thành lập, nơi đây vốn là Trụ
sở Nha quan thuế của Pháp (nay là Trụ sở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam)
Trang 14Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đọan 1 : từ tháng 5/1945 – tháng 7/1954 :
Nhiệm vụ của Sở thuế quan và thuế gián thu được quy định tại Điều 2 của Sắc lệnh số 27/SL là :
+ “ Thu các quan thuế nhập cảng và xuất cảng;
+ Thu các thuế gián thu có biên vào số tổng dự tóan ;
+ Thu các món tiền do sự kinh doanh các độc quyến mà có;
+ Thu hộ các thuế lặt vặt cho quỹ địa phương, quỹ thành phố hay quỹ các phòng thương mại”.
►
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ nội vụ thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 28/SL, bổ nhiệm ông Trịnh văn Bính làm tổng giám đốc Sở thuế quan
và Thuế gián thu Các sắc lệnh trên là cơ sở pháp lý ban đầu cho các họat động của Sở Thuế quan và Thuế gián thu trong những ngày đầu thành lập Trong thời kỳ này mô hình tổ chức của Sở theo mô hình bộ
máy Thương chính ( Thuộc Bộ Tài chính )
►
Trang 15Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đọan 1 : từ tháng 5/1945 – tháng 7/1954 :
Hình ảnh các cán bộ thuế quan trong kháng chiến chống Pháp và sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc
Trang 16Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đọan 1 : từ tháng 5/1945 – tháng 7/1954 :
Tổ chức của các Ty chính Thuế quan ở các địa phương ngoài bộ phận hành chính văn phòng, còn có ban Kiểm nã lưu động và các trạm kiểm sóat thuế quan Tại các thương cảng lớn như Hải phòng, Đà nẵng còn có thêm bộ phận thanh tra thường trú để quản lý và thu thuế xuất nhập cảng Riêng ở Sài gòn không triển khai được do tình hình chiến tranh
►
Để giúp cho việc quản lý và kiểm sóat việc thu thuế có hiệu quả trong tình hình mới, hệ thống tổ chức của Sở Thuế quan và Thuế gián thu thường xuyên có sự điều chỉnh, nhất là các cơ sở
thuế quan ở các địa phương
►
Trang 17Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
►
Đến giữa năm 1946 hệ thống các tổ chức các cơ sở Thuế quan
và Thuế gián thu ở Khu vực Bắc bộ có 01 Tổng thu sở, 28 Chánh thu sở và 29 Phụ thu sở; còn ở Khu vực Trung bộ có 01 Tổng thu sở, 15 Chánh thu sở, 54 Phụ thu sở, ở Nam bộ không
triển khai được do chiến tranh
►
Trang 18Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 2 từ 1954 –1960 :
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hòan tòan giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và lực lượng tay sai thống trị Mặc dù nền kinh tế của
ta bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các ngành tiểu thủ công nghiệp chưa được hồi phục, nhưng Chính phủ đã có chủ trương
mở rộng buôn bán với các nước, do đó cần phải có lực lượng chức năng có khả năng hòan thành nhiệm vụ đảm bảo chính sách độc quyền ngoại thương của Nhà nước, trong tình hình mới này Sở Hải quan trung ương ra đời trực thuộc Bộ công thương ( Bộ ngoại thương )
►
Trang 19Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Trang 20Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 2 từ 1954 –1960 :
Nhiệm vụ trong giai đọan này là : Giám sát, quản lý, đôn đốc việc thi hành chính sách, thể lệ thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, tích cực xây dựng ngành hải quan XHCN, để bảo vệ kinh tế quốc gia, bảo vệ chính trị, bảo vệ thực hiện kế họach ngoại
thương và tăng thêm tích lũy vốn cho ngân sách Nhà nước
►
Một đặc điểm nổi bật của công tác hải quan trong thời kỳ này
là : Vận động đồng bào ở vùng biên giới xóa bỏ tập quán trồng
và tiêu thụ cây thuốc phiện, đồng thơì phối hợp với các lực
lượng khác tham gia công tác cải cách dân chủ ở miền núi
►
Trang 21Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật
Trang 22Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
cơ quan hải quan được quy định như sau:
+ “ Giám sát quản lý hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, ngọc trai, bưu phẩm, bưu kiện, công cụ vận tải xuất hay nhập;
+ Thi hành chính sách thuế XNK và thu các loại thuế khác đối với hàng hoá XNK;
+ Ngăn ngừa và chống những hành vi vi phạm luật lệ hải quan;
+ Phát hiện và ngăn ngừa các thiếu sót trong xếp dỡ, vận chuyển, sắp xếp, bảo quản hàng hóa XNK ”
►
Trang 23Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 3 từ 1960 – 1975:
Hải quan Cửa khẩu Móng Cái phối
hợp với các lực lượng liên nghành
kiểm tra hàng xuất, nhập khẩu
►
Trạm kiểm sát liên nghành Cửa
khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
►
Kiểm tra hàng nhập khẩu
►
Trang 24Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
cơ quan hải quan được quy định như sau:
+ “ Giám sát quản lý hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, ngọc trai, bưu phẩm, bưu kiện, công cụ vận tải xuất hay nhập;
+ Thi hành chính sách thuế XNK và thu các loại thuế khác đối với hàng hoá XNK;
+ Ngăn ngừa và chống những hành vi vi phạm luật lệ hải quan;
+ Phát hiện và ngăn ngừa các thiếu sót trong xếp dỡ, vận chuyển, sắp xếp, bảo quản hàng hóa XNK ”
►
Trang 25Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 3 từ 1960 – 1975:
Thu giữ hàng nhập lậu của các
thuyền viên trên biển Quảng Ninh
►
Trang 26Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 4 : từ 1975 – 1987 :
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975 tổ quốc Việt Nam đã được thống nhất về mặt lãnh thổ Song trên phương diện thể chế chính trị, đất nước lúc này vẫn còn chưa có một Nhà nước thống nhất với Quốc hội chung do nhân dân bầu ra qua phổ thông đầu phiếu Trước yêu cầu cấp thiết đó vào ngày 22/4/1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đọan mới là tập trung mọi nỗ lực của tòan Đảng, tòan dân tộc để hòan thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
►
Để đáp ứng với đòi hỏi khách quan của thực tiễn ngày 12/8/1976
Bộ Ngoại thương đã tổ chức Hội nghị Hải quan tòan quốc lần thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh Hội nghị đã chú trọng đến mục
tiêu thống nhất tổ chức ngành Hải quan trên phạm vi cả nước và đưa ra những nguyên tắc cơ bản cho họat động của Ngành Như vậy
có thể nói rằng từ thời điểm này tổ chức và họat động của hải quan trên cả nước được thống nhất vào một đầu mối, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại thương và Cục hải quan Trung ương
►
Trang 27Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 4 : từ 1975 – 1987 :
Lực lượng Hải quan triển khai công tác điều tra chống buôn lậu ở biên giới
►
Trang 28Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 4 : từ 1975 – 1987 :
Để tăng cường hiệu quả quản lý, giúp Chính phủ quản lý công tác Hải quan đạt hiệu quả nhất, ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 547/HĐNN phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, ngày 20/10/1984 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 139/HĐBT quy định nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức bộ máy của TCHQ (gồm 11 Điều)
+ Thi hành chính sách thuế xuất, thuế nhập khẩu;
+ Ngăn ngừa và chống các vi phạm luật lệ hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xnk;
+Chống các họat động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”
►
Trang 29Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 4 : từ 1975 – 1987 :
CỬA KHẨU QUỐC TẾ
LÀO CAI
►
Trang 30Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 4 : từ 1975 – 1987 :
Việc ban hành Nghị định đã có những ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đánh dấu một bước phát triển mới của HQ Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi của đất nước, tạo ra một bước ngoặt mới và những điều kiện thuận lợi cho lực lượng HQ phát huy nội lực nhằm thực hiện đúng đắn chính sách của Nhà nước về độc quyền ngọai thương, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu và lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý xnk
►
Trang 31Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 5 : Từ 1987 đến nay và sự ra đời của Luật Hải quan
Đường lối đổi mới kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đảng VI đã tiếp tục được khảng định và hòan thiện qua các kỳ Đại hội Đảng tiếp theo, chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần Vì vậy tư duy chỉ đạo nghiệp vụ HQ cũng phải được chuyển đổi theo hướng cân bằng, giữa nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan theo đúng pháp luật và nhiệm vụ phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động
►
Trang 32Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 5 : Từ 1987 đến nay và sự ra đời của Luật Hải quan
Hải quan Hải Phòng kiểm tra hàng nhập khẩu tại Cảng Chùa Vẽ
►
Hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển
►
Trang 33Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 5 : Từ 1987 đến nay và sự ra đời của Luật Hải quan
Sự phát triển và hiệu quả họat động của Hải quan Việt Nam từ ngày thành lập nước đến nay, được gắn liền với sự phát triển của hệ thống pháp luật về Hải quan mà nòng cốt là Pháp lệnh Hải quan ( 1990 ) Với tư cách là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp
lý cao nhất điều chỉnh các họat động trong lĩnh vực HQ từ những năm 1990, tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho họat động xuất nhập khẩu, tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố tổ chức và họat động của Hải quan theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, họat động có thực quyền, phù hợp với tính chất và đặc điểm họat động của HQ, cần thiết phải xây dựng Luật Hải quan nhằm công khai hóa, minh bạch hóa các văn bản trong hệ thống pháp luật HQ, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật ngày càng phong phú, đa
dạng, chuyên sâu trong lĩnh vực Hải quan
►
Trang 34Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 5 : Từ 1987 đến nay và sự ra đời của Luật Hải quan
Cán bộ Hải quan tại Cửa khẩu Sân bay Nội Bài
►
Giám sát và Quản lý xuất nhập khẩu qua đường hàng không
►
Trang 35Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 5 : Từ 1987 đến nay và sự ra đời của Luật Hải quan
Ngày 29/6/2001 Luật hải quan được Quốc hội Khóa X – Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001 có hiệu lực ngày 01/01/2002
►
Ngày 14/6/2005 tại Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung một số điều lần thứ nhất nhằm phù hợp với các Điều ước, Công ước, Hiệp định mà Việt Nam tham gia
ký kết và phù hợp với các quy định của WTO, cũng như thực hiện cải cách thủ tục hải quan bằng thực hiện Hải quan điện tử và chuyển đổi phương pháp quản lý hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm, bằng phương pháp quản lý rủi ro
►
Trang 36Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan
Giai đoạn 5 : Từ 1987 đến nay và sự ra đời của Luật Hải quan
Hội nghị triển khai công tác 6 tháng đầu năm 2003 tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh
►
Cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng)
►
Trang 37Hải quan Việt Nam tham gia công tác đối ngoại, Hội nhập quốc tế
Chuyên gia cao cấp Hải quan Nhật Bản báo cáo tại Hội nghị phân tích phân loại hàng hóa nghành Hải quan (5/2004)
►
Tổng Cục trưởng Hải quan Việt Nam
Lê Mạnh Hùng và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tề Kiến Quốc
►
Trang 38Hải quan Việt Nam tham gia công tác đối ngoại, Hội nhập quốc tế
Trải qua trên 60 năm trưởng thành và phát triển Hải quan Việt Nam
đã thu được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực trong đó nổi bật là các họat động hợp tác và hội nhập quốc tế, tạo thuận lợi cho họat động XNK, đầu tư và phát triển kinh tế đất nước Góp phần
tích cực vào cải cách và hiện đại hóa họat động HQ
►
Tiến trình hội nhập được đánh dấu bằng những mốc son sau :
+ Năm 1993 là Thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới ( WCO) + Năm 1997 gia nhập Công ước về đơn giản và hài hòa thủ tục
HQ( Kyoto)
+ Năm 1996, tham gia hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEM
và các cuộc họp về thủ tục hải quan và kiểm sóat hải quan
+ Năm 1998 gia nhập Công ước về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa(HS)
+ Năm 1999 chính thức tham gia các họat động của Tiểu ban Thủ tục Hải quan trong APEC/SSCP
+ Đăng cai Hội nghị Tổng cục trưởng HQ ASEAN lần Thứ 3 năm
1995 và lần Thứ 12 năm 2004
+ Năm 2006 đăng cai Hội nghị trong khuôn khổ APEC
►