1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát mối liên quan giữa các dạng bào chế của vitamin và nhu cầu sử dụng

85 200 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 10,86 MB

Nội dung

Tác dụng, công dụng của một số vitamin thông dụng Mỗi loại vitamin có những tác dụng, công dụng khác nhau và được sử dụng dưới nhiều dạng bào ch ế khác nhau [13]... -- Tỷ lệ người tiêu d

Trang 1

CÁC DẠNG BÀO CHẾ CÙA VITAMIN

VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG

C huyên n g àn h : CÔNG NGHIỆP DƯỢC PHẩ M - BÀO CHẾ T H U ốC

M ã số : 3.02.01

CÔNG TRÌNH TỐT NGHIỆP THẠC s ĩ DƯỢC HỌC

' ị \ ' ề ‘ ' Ằữt Cán bộ hướng dẫn : PTS NGUYỄN VĂN LONG

PTS PHẠM TRÍ DŨNG

HÀ NỘI - 1999

Trang 2

Lời Cảm ơ n

Trong thời gian thực hiện luận ổn tố t nghiệp, tôi đỗ nhận được nhiều fiự giúp đỡ của các thầỵ cô, của bạn bè đồng nghiệp Tôi xin bày tỏ lòng b iết ơn sâu ôẩc tới PTỔ Nguỵễn Vãn Long vồ PTỐ Phạm Trí Dũng, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình đổ tôi có thổ hoàn thành công trình tố t nghiệp Tôi cũng xin cẫm ơn các thầy Phỏng Dào Tạo ẳau Dại Học vả toàn thổ các thầy GÔ trong trường, các bạn bè đồng nghiệp lớp cao học khóa I Trường Dại Học Dược Hồ Nội đã giúp đỡ động viên tôi trong quá trinh thực hiện đề tải

Mặc dù đã rết cố gống, song chắc chắn không thổ tránh được những sai

sót, tôi mong rằng sẽ nhận được ôự góp ỹ chân thành của GỔG thầy cô và các bạn

đồng nghiệp cho đ ề tải của chúng tôi

Trang 3

1.5 Nghiên cứu nhu cầu thuôc

Chương 2 : MỤC TIÊU, Đ ố i TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP

VÀ NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u

2.1 Mục tiêu

2.2 Đôi tượng nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.4 Nội dung nghiên cứu

Trang 4

3.1 Tìm hiểu tình hình cung cấp các dạng bào ch ế của

vitamin thông qua một sô" danh mục thucíc của V iệt Nam 303.2 Tình hình sử dụng vitamin của người tiêu dùng và tìm

hiểu một sô" ý kiến về các dạng bào ch ế của vitamin ở một

3.3 Tìm hiểu và xác định nhu cầu sử dụng các dạng bào ch ếcủa vitamin thông qua tình hình mua bán và kê đơn 50

Trang 5

NHỮNG KÝ HIỆU VIET TAT

BVĐK : Bệnh viện đa khoa

CTPTKND TW : Công ty phát triển kỹ nghệ Dược trung ương CTDLTW 1 : Công ty Dược liệu trung ương 1

CTDVYTTH Q4 : Công ty dịch vụ y tế tổng hợp quận 4

CTXNKYT : Công ty xuất nhập khẩu y tế

G : Gam

SDK : Sô" đăng ký

SLCP : Sô" lượng chế phẩm,

s x : Sản xuất

XNDPTW 1 : Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1

XNLHD : Xí nghiệp liên hiệp Dược

Trang 6

MỞ ĐẦU

Hiện nay, thị trường dược phẩm ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng cả

về chủng loại và số lượng Có hàng ngàn loại dược chất khác nhau và được chế tạo thành các sản phẩm khác nhau Các loại dược chất được sử dụng dưới rất nhiều dạng bào chế, mỗi dạng bào chế có những tính ưu việt nhất định của nó giúp cho việc sử dụng thuận tiện và tăng tác dụng trị liệu

Vitamin là loại thuốc chiếm một vị trí khá lớn trong danh mục thuốc của Việt Nam cũng như trên thị trường thuốc Là một loại hợp chất mà cơ thể không tự tổng hợp được nhưng vitamin lại rất cần thiết cho sự sống của cơ thể,

nó có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể sống Việc đưa vitamin vào cơ thể chủ yếu qua con đường dinh dưỡng, có thể là thức

ăn hay thuốc là không thể thiếu được trong cuộc sống con người Các chế phẩm vitamin là nguồn cung cấp vitamin quan trọng cho cơ thể Trong điều trị, vitamin được dùng làm thuốc bổ trợ, tăng sức đề kháng cho cơ thể như: vitamin

c , các loại vitamin nhóm B một số vitamin được chỉ định trong điểu trị một

số bệnh như: vitamin A trong chứng chậm phát triển ở trẻ em, trong bệnh quáng gà, vitamin D trong bệnh còi xương, chậm mọc răng ở trẻ em Mới đây,

một số công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng các vitamin có một vai trò phức tạp hơn người ta tưởng [3] Do đó, việc sử dụng vitamin trong điều trị và trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con người là vô cùng quan trọng

Trên thực tế, các vitamin được bào chế theo nhiều dạng khác nhau Các dạng bào chế thích hợp với đặc điểm riêng biệt của từng loại vitamin Do tính

đa dạng về bào chế như vậy nên nhu cầu sử dụng các dạng bào chế của vitamin rất khác nhau Giữa các dạng bào chế của vitamin và nhu cầu sử dụng của chúng có một mối quan hệ mật thiết Theo một số tác giả hiện nay, nhu cầu về vitamin rất lớn và ngày càng tăng

Nhằm mục đích xác định nhu cầu sử dụng các dạng bào c h ế của vitamin, tìm hiểu một sô" yếu tô" ảnh hưởng đến nhu cầu và tình hình cung

Trang 7

cấp các dạng bào ch ế của vitamin của ngành Dược V iệt Nam, chúng tôi

thực hiện đề tài: "Khao sát mối liên quan giữa các dạng bào ch ế của

vitamin và nhu cầu sử dụng'' Chúng tôi hy vọng rằng đề tài này sẽ đóng

góp phần nào đốì với việc đáp ứng nhu cầu vitamin và các dạng bào ch ế của vitamin ngày lớn như hiện nay

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Vitamin

1.1.1 Khái niệm:

Danh từ vitamin được FUNK đặt ra năm 1911, đó là những "amin sống" (Vital amines) Tuy không phải là chất liệu tham gia cấu trúc cơ thể, cũng như không cho năng lượng nhưng thiếu vitamin cơ thể sẽ lâm vào trạng thái rối loạn trầm trọng Vitamin là những chất hữu cơ có nhiều trong thực vật và động vật,

có tác dụng ở một liều nhỏ và không thể thiếu được trong quá trình chuyển hoá của cơ thể [16,17,20]

Sự thiếu hụt vitamin với nhiều nguyên nhân thường xảy ra hơn là thừa Các tiền vitamin có nhiều trong thức ăn đóng một vai trò quan trọng và cơ thể phải chuyển hoá ra vitamin để đảm bảo nhu cầu Các vi sinh vật ruột đóng vai trò lớn trong việc chuyển hoá các tiền vitamin ra thành vitamin Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi là một nguyên nhân của sự thiếu vitamin [18]

Trang 9

sản xuất bằng tổng hợp hóa học 8.000 tấn vitamin c , 900 tấn vitamin Bi, 2.000 tấn Provitamin A và vitamin A

Ở Việt Nam trong mấy chục năm liền cho đến hiện tại, hai nhóm thuốc tiêu thụ nhiều nhất và cũng nhập khẩu nhiều nhất là kháng sinh và vitamin Tinh hình nhập khẩu còn kéo dài vì ta chưa tự sản xuất được mà nhu cầu ngày càng cần nhiều hơn cho chữa bệnh Ước tính thị trường nguyên liệu vitamin ở Việt Nam sẽ đạt khoảng 1.200 tỷ đồng vào năm 2000, chiếm khoảng 20% tiền nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc Tương lai xa hơn, nhu cầu sẽ còn cao hơn [13]

1.1.3 Vai trò của vitamin

Trong cơ thể sống luôn tiến hành nhiều quá trình trao đổi chất Hàng loạt phản ứng hoá học gồm các phản ứng tổng hợp, thuỷ phân .với tốc độ nhanh hon rất nhiều so với tốc độ phản ứng hoá học bình thường ngoài cơ thể Sở đĩ trong cơ thể sống, các phản ứng được tiến hành nhanh chóng và liên tục là nhờ

có một chất xúc tác đặc biệt, đó là các loại men (enzym) Khoa học hiện đại đã xác minh rằng, tác dụng sinh học của một số vitamin là Coenzym của một số men quan trọng [18]

Ví dụ: Vitamin B6 là Coenzym của các men chuyển hoá đạm

Vitamin Bị là Coenzym của các men lipothiamin pyrophosphat

Vitamin B5 là dẫn xuất của Coenzym A

1.1.4 Phân loại vitamin

1.1.4.1 Cách phân loại cổ điển

Căn cứ vào độ tan trong dung môi dầu hay mĩổc mà chia làm hai loại :

- Vitamin tan trong nước

Ví dụ : Vitamin c , Vitamin Bj, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin B12

Trang 10

- Vitamin tan trong dầu

Ví dụ : Vitamin A , Vitamin D, Vitamin E, Vitamin K

Cách phân loại này đơn giản và nhằm vào thực tế sử dụng trong ngành y dược

1.1.4.2 Cách xếp loại theo tác dụng sinh học

Dựa vào cơ chế sinh hoá học nhằm thấy rõ tầm quan trọng của vitamin [18]

- Vitamin là Coenzym của men chuyển nhóm: B6, Bị

- Vitamin là Coenzym của các m en chuyển nhánh : Bi2, Biotin, Acid folic

- Vitamin là Coenzym của các m en oxi hóa - khử : pp, Bi2

- Vitamin không phải là Coenzym : Vitamin A, Vitamin D

1.1.5 Tác dụng, công dụng của một số vitamin thông dụng

Mỗi loại vitamin có những tác dụng, công dụng khác nhau và được sử dụng dưới nhiều dạng bào ch ế khác nhau [13]

- Vitamin A có ảnh hưởng tới cả các khối u

Dạng bào ch ế thường gặp của vitamin A

- Nang chứa 1 ,5 -1 5 mg retinol (5.000 - 50.000 IU)

Trang 11

- Nang mềm chứa vitamin A 60.000 IU ; 120.000 IU ; 200.000 IU hoặc hơn nữa

- Thuốc tiêm dầu có vitamin A 100.000 Iư/m l và 500.000 IU/2ml

- Tretinoin kem có 0,1% acid retinoic - all Trans - hoặc lotion 0,05% trị mụn trứng cá

Trong đó 1 lư (ƯSP) Vitamin A = 0,3 meg Retinol

= 0,6 meg Beta Caroten

1.1.5.2 Vitamin D

Công dụng

- Phòng và điểu trị còi xương do suy dinh dưỡng (nutritional rickets).

- Điều trị còi xương do hấp thụ (metabolic rickets) và loãng xương (osteomalacia)

- Điều trị thiểu năng phó giáp trạng

M ột sô dạng thuốc của vitamin D

- Calciferol viên nén 250mcg (10.000 IU).

- Calciferol strong: viên nén có 50.000 IU (l,25mg)

- Calcium - Vitamin D: viên nén có Ergocalciferol 500 IU (12,5mcg), Calcium lactat 300 mg và Calcium phosphat 150 mg

- Calciferol dung dịch: có vitamin D (chole hay ergocalciferol) 3.000 IU/ml dầu

- Calciferol tiêm - có 300.000 IU/ml dầu

- 1 oc-hydroxycholecalciferol (biệt dược one-Alpha hay Alfa-calcidol) capsule

có 1 mcg

*

- Dihydrotachysterol: Biệt dược AT10 dung dịch uống giọt có 250mcg /ml

Biệt dược Tachyrol viên bao có 200mcg

Trang 12

Theo USP: limit = l i u = 0,025 meg vitamin D3

lm g = 40.000IU

1.1.5.3 Vitamin K

Công dụng

Có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu

M ột sô dạng bào chê

- Phytonadion (vitamin Ki) viên nén 5 rrig

- Konakion (tiêm bắp), nhũ dịch có 2 hoặc 10 mg/ml phytonadion pha trong dung dịch đệm polysorbat và propylenglycol

- M enadion (vitamin K3) viên nén 2 mg, 5 mg, 10 mg

1.1.5.4 Vitamin E

Công dụng

- Chông vô sinh, phòng sảy thai.

- Phôi hợp với vitamin A giúp cho vitamin A dễ hấp thụ ( do hoạt tính chông ôxi hóa của vitamin E )

- Chông lão hóa tế bào

Một sô'dạng bào c h ế

- Nang cứng ( capsule ) chứa 30 đến 1.000 IU

- Viên bao đường 100 mg (Ephinal)

- Ống tiêm 100-200 IU/ml

- Nang có 3 mg vitamin E và 5 mg metyltestosteron ( chữa vô sinh nam)

- Dầu có 50 mg vitamin E và 10 rhg progesteron ( phòng sảy th a i)

Trang 13

- Vitamin E có nhiều trong mỹ phẩm dưới dạng kem dưỡng da, sữa tắm, shampoo

Trong đó : 1 mg dl-alpha-tocopheryl acetat = 1 IU vitamin E

1.1.5.5 Vitamin Bi

Công dụng

- Chữa bệnh Beri beri (thiếu vitamin Bj): gây viêm đa khớp thần kinh

- Nhu cầu vitamin B; tăng ở phụ nữ có thai.

- Thiếu vitamin B, gây ra những rối loạn ở đường tiêu hoá, ỉa chảy mãn tính, nhất là ở trẻ em

- Lactoflavin (Peflavine, Flavol): viên nén 5 - 30mg.

- Vitamin B2 Byla : Viên lOmg ố n g tiêm dưới da 1 mg

- Vitamin B và c phối hợp: C; B6; PP; Bp B2 tiêm bắp hay tĩnh mạch

11

Trang 14

-1.1.5.7 Vitamin B6

Công dụng

Dùng trong chứng đau cơ, viêm dây thần kinh, bệnh Parkinson, bệnh do thiếu tia X, thiếu máu, viêm da Cần dùng khi có mọi biểu hiện thiếu vitamin B6 Cần dùng khi điều trị lao bằng Isoniazid

Một sô' dạng bào ch ế

- Viên nén, viên nang cứng (vitamin- Bó, Adermin, Becilan 2980 R.P.,

Redovin, Nerovit, Pyrivitol, Hexabetalin) có 5, 10, 20, 25 mg Pyridoxin

- Ống tiêm (mầu nâu đậm để tránh ánh sáng) 30,50,60,100,1000 mcg/ml

- Viên nén: 250mcg cyanocobalamin (Vitamin B12Gerda)

- Viên bao đường (Vitamin Tribe): 125-250mg Bj, 125-250mg Bó, 125-1000 mcg Bj2

1.1.5.9 Vitamin c

Công dụng

- Vitamin c tham gia chuyển hoá hyđrat carbon, acid amin tác dụng như một

hệ ôxi hoá - khử vận chuyển hydrogen ở tế bào.

- Tham gia tạo thành collagen, sụn, ngà răng, giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn

- Nhu cầu vitamin c tăng cao ở trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang 15

- Phòng các chứng mểm xương, thiếu máu, chảy máu cam, xuất huyết răng lợi

Dạng bào ch ế

- Dạng viên : viên nén, viên nén không bao, viên nén bao màng mỏng, viên

sủi bọt, viên nhai, viên ngậm, viên nang cứng): 0,05 - lg

- Ống tiêm: 0,1 g/2ml - 0,5g/5ml

1.1.6 Nhu cầu vitamin của cơ thể

Thực ra không có một sự khẳng định rõ ràng về nhu cầu vitamin cho từng cá thể Nhu cầu về vitamin khác nhau giữa người này với người khác, phụ thuộc vào tình trạng sinh lý, bệnh lý, dinh dưỡng của từng cá thể [19] Mỗi nước khác nhau đưa ra một mức nhu cầu vitamin hàng ngày khác nhau Bảng dưđi đây là nhu cầu vitamin khuyên dùng hàng ngày của Mỹ (Xem bảng trang bên)

13

Trang 16

-Bảng 1 : Nhu cầu vitamin đưựe khuyên dùny hàng ngày

M ột sô chỉ tiêu củ a người

c**.

» a '5 2

CQ '5'

■>?

o -a

•B ả,

p s

"(3 > -C -

8 a

o w 3 ÍS

>> Ú (kg) (lb) (cm ) (in) CT

T r ẻ so’ s in h

0 5 -i 9 20 71 28 14 375 4 0 0 6 10 35 0,4 0,5 6 0,6 35 0,5 I’r c c m

Trang 17

1.1.7 Độ an toàn về sử dụng vitamin

Các vitamin có m ột độ an toàn nhất định khi sử dụng [19]

Bảng 2 : Mức độ an toàn của các vitamin

1.2 Đặc điểm của các dạng bào ch ế

Vitamin có nhiều loại với tính chất khác nhau nên được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng

1.2.1.Viên nén [1,12]

Viên nén ra đời vào năm 1843 khi Thomas Brockedon được cấp bằng phátminh về "qui trình sản xuất viên nén ", đến năm 1874 đã có máy dập viên Từ

15

Trang 18

-đầu những năm 1950 viên nén đã được phát triển mạnh mẽ và trở thành dạng thuốc được sử dụng rộng rãi nhất, vượt xa bất kỳ một dạng thuốc nào khác, chiếm hom nửa số thuốc lưu hành trên thị trường.

Những ưu điểm của viên nén

- Phối hợp được nhiều loại dược chất, kể cả dược chất tương kỵ

- Che dấu được mùi vị khó chịu, tránh được phân huỷ được chất ở dịch vị (bao

tan ở ruột), điều khiển được tác dụng của thuốc ( làm viên tác dụng kéo dài)

Nhược điểm của viên nén

Về mặt sinh học, người ta nhận thấy rằng viên nén là dạng thuốc có sinhkhả dụng không ổn định vì đây là dạng thuốc có nhiều yếu tố tác động đến khảnăng giải phóng và hấp thu dược chất trong cơ thể

Viên nén đặc biệt

- Viên tác dụng kéo dài: Chủ yếu dùng chế tạo những hoạt chất như: nhóm

corticoid nhóm thuốc tim mạch Người ta không chế tạo các chế phẩm vitamin tác dụng kéo dài

- Viên sủi bọt: Là dạng viên nén đặc biệt, thường được chế tạo từ những dược chất nhóm vitamin, nhóm thuốc hạ nhiệt giảm đau Ưu điểm của viên sủi bọt:

• Có mùi vị ngon, dễ uống, nhất là đối với trẻ em Hoạt chất được hoà tan hoàn toàn trong nưđc trước khi uống nên thuốc được hấp thu nhanh và nhiều

Trang 19

• Khi dùng viên sủi bọt phải uống nhiều nước nên làm tăng nhu động ruột, tăng diện tích hấp thu.

• Tạo khí C 0 2 khi hòa tan nên kích thích nhu động một, tăng diện tích hấp thu ở ruột non

Viên sủi bọt có nhược điểm là : Do khi chế tạo phải có mặt hai thành phần

là acid và bazơ ở dạng khan nên rất dễ hút ẩm, hạn dùng của viên sủi bọt ngắn hơn hạn dùng của viên nén thông thường

Ngoài ra, m ột sô" dạng viên nén vitamin được sử dụng đặc biệt như:Viên nhai, viên ngậm

- Che dấu mùi vị của thuốc

- Tăng khả năng phân biệt, tránh nhầm lẫn không chỉ trong quá trình sản xuất

- Thuận lợi trong quá trình sản xuất, đặc biệt là giai đoạn đóng gói vì không gây bẩn thiết bị, nhiễm chéo và bay bụi

- Cải thiện hình thức của viên nén, tăng tính đồng nhất cho viên nhất là các viên khác nhau nhiều giữa các lô mẻ sản xuất

- Tăng độ cứng cho viên

- Hạn chế sự tương tác giữa các thành phần hoạt chất trong viên nhờ bao riêng

mà còn cho người sử dụng

hoat chất

17

Trang 20

Thay đổi phương thức và vị trí giải phóng hoạt chất: bao tan ở ruột, tác dụng nhắc lại, tác dụng kéo dài.

Các phương pháp bao viên

Ưu điểm của nang thuốc

Tính sinh khả dụng cao hơn viên nén v ì :

- Tiểu phân dược chất chưa bị nén nên bề mặt tiếp xúc lớn, dược chất dễ hoà

- Vỏ nang dễ rã, dễ giải phóng dược chất

- Đựng được nhiều loại dược chất (kể cả dược chất tương kỵ): bột, hạt, bột nhão, viên

- Dễ điều khiển, kéo dài tác dụng của thuốc

Nhược điểm

- Dễ bị giả mạo

- Có thể kích ứng khi tập trung nồng độ dược chất cao tại chỗ sau khi mở vỏ nang

Có nhiểu chế phẩm vitamin dạng nang cứng trên thị trường dược phẩm

Trang 21

- Nang m ềm điều c h ế bằng phương pháp nhỏ giọt

Dùng để điều ch ế nang m ềm của các vitamin tan trong dầu : vitamin A, vitamin E, vitamin D

- Nang mềm điều ch ế bằng phương pháp ép khuôn

Nang m ềm điều ch ế bằng phương pháp ép khuôn có thể chứa cả những vitamin tan trong nước và tan trong dầu, có thể phôi hợp với các dược chất khác

1.2.4 Thuốc tiêm

Thuốc dùng qua đường tiêm trong các trường hợp cấp cứu, thuốc không hấp thu được qua niêm mạc dạ dày - một, thuốc gây nôn, thuốc bị dịch tiêu hóa phá huỷ

Hai cách tiêm vào cơ th ể

- Tiêm vào lòng mạch : tĩnh mạch, động mạch Thuốc đạt 100%SKD

- Tiêm vào dưới da, vào bắp : Hoạt chất sau khi được chuyển vào máu sẽ phát huy tác dụng toàn thân [10]

Hai loại thuốc tiêm

- Dung dịch tiêm (thể tích nhỏ và thể tích lớn) Ví dụ : Dung dịch tiêm thể

tích nhỏ của vitamin c , vitamin Bi, vitamin B6, vitamin B12 .Dung dịch tiêm thể tích lđn (còn gọi là dịch truyền) : Vitaplex

- Thuốc tiêm đông khô : Thường áp dụng với hỗn hợp các vitamin nhóm B nhằm ổn định dược chất Ví dụ : C h ế phẩm H5000

I.2.3.2 Nang mềm : Có hai loại nang mềm :

Trang 22

1.2.5 Thuốc mỡ

Thực tế chỉ thấy có vitamin E, vitamin A là được chế tạo dưới dạng mỡ hoặc kem thuốc để dùng với tác dụng tại chỗ Các vitamin khác ít thây dưới dạng này vì không thích hợp với mục đích sử dụng

1.2.6 Dạng thuốc lỏng dùng để uống

Dạng thuốc này có ưu điểm là rất thuận tiện cho trẻ em (vì thường là có hương vị thơm ngon) Các chế phẩm có thể là dạng dung dịch thuốc (có thể dùng dạng nhỏ giọt) hoặc xirô Ví dụ : Hydrosol (chế phẩm vitamin kết hỢp dùng cho trẻ em)

1.2.9 Thuốc đặt

Thuốc đặt vitamin K

Các vitamin khi được chế tạo thành các chế phẩm dưđi nhiều dạng bào chế khác nhau có thể chỉ chứa một loại vitamin, có thể kết hợp giữa hai hay nhiều vitamin, cũng có thể kết hợp giữa một (hoặc nhiều) vitamin với khoáng chất

Trang 23

(Cu, Fe, Mg ), cũng có trường hợp vitamin kết hợp với thuốc nhóm hạ nhiệt, giảm đau (Paracetamol, Aspirin kết hợp vớị vitamin c, vitamin Bị) hay các nhóm hoạt chất khác.

1.3 Vấn đề sử dụng vitamin

1.3.1 Mức sử dụng vitamin trên thê giới

Vitamin là một nhóm thuốc lớn Bảng 3 cho ta thấy mức sử dụng của vitamin trên thế giới trong những năm 1980 và 1985

Bảng 3 : Sử dụng một số thuốc trên thê giới năm 1980 và năm 1985

Tên thuốc 1980 1985

Khối lượng (tấn)

Giá trị (triệu USD)

Khối lượng (tấn)

Giá trị (triệu USD) Aspinrin 34.500 104,0 40.000 176,0 Paracetamol 10.750 70,0 12.500 98,0 Ampicilin 2.840 215,0 3.300 280,0 Penicilin • 8.950 285,0 11.350 635,0 Vitamin 36.000 415,0 48.000 675,0

Nhóm vitamin có khối lượng sử dụng cao nhất và giá trị sử dụng cũng là cao nhất Trong vòng 5 năm (từ 1980 đến 1985), khối lượng sử dụng vitamin tăng 12.000 tấn (33%) và giá trị sử dụng tăng 260 triệu USD (62,6%) Điều đó

có cho thấy mức sử dụng vitamin và mức độ gia tăng sử dụng vitamin lớn như thế nào Cho đến nay, con số về sử dụng vitamin sẽ còn lớn hơn nhiều [9]

1.3.2 Chi phí sử dụng vitamin ở các tuyến bệnh viện ở Việt Nam

Một kết quả nghiên cứu năm 1997 cho thấy chi phí sử dụng một sô" nhóm thucíc lớn ở các tuyến bệnh viện

Trang 24

Bảng 4: Tỷ lệ chi phí trung bình cho các loại kháng sinh, vitamin và

Corticoid của khoa dược các tuyến bệnh viện

TT Tuyến bệnh viện Nhóm thuốc

Kháng sinh Vitamin Corticoid

1.3.3 Thực tế việc sử dụng vitamin hiện nay

Đề cập đến vấn đề sử dụng vitamin, không thể phủ nhận rằng hiện nay vitamin được sử dụng rất rộng rãi, thậm chí vượt xa nhu cầu thực sự cần thiết Người dân tự mua vitamin để dùng mà không có sự chỉ định của thầy thuốc nay

đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến Cho đến nay, các vitamin thường được dùng với những liều gấp 10, thậm chí gấp 100 lần nhu cầu thực tế Không chỉ những người không có chuyên môn mà ngay cả các thầy thuốc, nhiều người vẫn cho rằng các vitamin là hoàn toàn vô hại và có thể dùng bất cứ lúc nào với bất cứ số lượng nào Vì thế việc kiểm soát tình hình sử dụng vitamin hiện nay trở nên rất khó khăn

Tất nhiên, nếu thiếu vitamin sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động chức phận của các hệ và các cơ quan và dẫn đến bệnh tật phát sinh Nhưng, việc có quá thừa vitamin trong cơ thể cũng có tác dụng không tốt, đặc biệt là khi vừa dùng vitamin lại vừa dùng thuốc khác Vitamin dư thừa trong cơ thể có thể là

Trang 25

tác nhân phá huỷ các loại thuốc dùng kèm Tương tác của các vitamin và các thuốc khác cũng như sự tăng cường các phản ứng do enzym dưới ảnh hưởng của vitamin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng độc của thuốc hoặc có khả năng gây nên các tai biến do thuốc.

Lạm dụng vitamin có thể gây ra một số bệnh da và nguy hại cho cơ thể, đã

có trường hợp chết người do nhiễm độc vitamin A [3]

Như vậy, vitamin là một loại thuốc có chỉ định dùng Việc sử dụng vitamin không đúng mục đích, không đúng cách và liều lượng có thể gây nên những tác hại nghiêm trọng

1.4 Nhu cầu về vitamin, các yếu tô ảnh hưởng đến nhu cầu vitamin

1.4.1 Nhu cầu về vitamin

Nhu cầu thuốc nói chung

Nhu cầu thuốc của con người là nhu cầu vật chất Nhu cầu thuốc phát sinh, gia tăng cùng với sự phát triển của y học, đó là kết quả của quá trình trị liệu,chẩn đoán, phòng bệnh và cũng là mong ước của nhân loại có "cuộc sống khoẻ

và hữu ích" [6]

Nhu cầu vitamin

Vitamin cũng là một loại thuốc và cũng có nhu cầu nhất định Nhu cầu y học được chia làm 2 loại:

- Nhu cầu cảm thấy: Là nhu cầu do cá nhân tự lượng hoá

- Nhu cầu chuẩn mực: Là nhu cầu do giới chuyên môn lượng hoá

Trong các loại thuốc, nhiều loại thuốc có nhu cầu là "nhu cầu chuẩn mực" tức nhu cầu được xác định bởi giới chuyên môn Ví dụ, nhóm thuốc kháng

Trang 26

sinh, nhóm thuốc tim mạch Riêng nhóm thuốc vitamin có phần khác với các nhóm thuốc khác, nhu cầu vitamin là sự giao thoa của 2 loại nhu cầu trên Nó bao gồm cả nhu cầu chuẩn mực và nhu cầu cảm thấy.

Các yếu tô ảnh hưởng đến nhu cầu vitamin

Do đặc điểm nhu cầu vitamin như đã nêu ở trên, người ta đã xác đinh một

số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vitamin theo sơ đồ sau:

Người tiêu dùng

Người bán thuốc 1 - Người kê đơn

Ba yếu tố: người bán thuốc, người kê đơn và người tiêu dùng có mối tương quan chặt chẽ đến nhau và quyết định nhu cầu sử dụng vitamin Vitamin

là một loại thucíc được sử dụng có thể là:

- Tự dùng: người tiêu dùng tự mua vitamin mà không có sự chỉ đẫn của thầy thuốc (Phần lớn các vitamin đểu có thể tự dùng trừ vitamin A, vitamin D, vitamin K là phải kê đơn)

- Có sự hưđng dẫn hay giới thiệu của thầy thuốc (bác sĩ hay dược s ĩ )

Do vậy, nhu cầu sử dụng vitamin sẽ trở nên rất lớn Hơn nữa, hiện nay cácvitamin được sản xuất dưới rất nhiều dạng khác nhau nên nhu cầu về vitamin cũng sẽ rất đa dạng Vì thế, nghiên cứu nhu cầu vitamin nói chung và nhu cầu các dạng bào chế của vitamin nói riêng trở nên hết sức cần thiết Tuy nhiên cho đến nay cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào để cập đến lĩnh vực này

24

Trang 27

-1.5 Nghiên cứu nhu cầu thuốc

Việc đảm bảo nhu cầu thuốc ngày càng trở thành một vấn đề cấp bách của

xã hội loài người Để đảm bảo nhu cầu thuốc cho người bệnh trong tương laicần phải xác đinh nhu cầu Muốn thực hiện được công việc nặy, cần phải nghiên cứu nhu cầu thuốc Một số phương pháp được sử dụng để nghiên cứu nhu cầu thuốc [6]

1.5.1 Các phương pháp chính

- Phân tích số liệu hồi cứu

- Các phương pháp dự đoán

- Phương pháp chỉ số

1.5.2 Phương pháp do OMS khuyến cáo

- Dựa trên dân số

- Phương pháp dựa trên cơ sở đăng ký dịch vụ y tế

1.5.3 Một sô phương pháp khác

Ngoài các phương pháp trên để nghiên cứu nhu cầu của từng nhóm thuốc chuyên biệt người ta cũng đưa ra một phương pháp khác Hiện nay trên thế giới đang thịnh hành phương pháp nghiên cứu nhu cầu bằng cách nghiên cứu nhu cầu chưa được đáp ứng (Unmet need)

Trang 28

Chương 2 MỤC TIÊU - ĐÔI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP

2.1 Mục tiêu

Ba mục tiêu chính được đề ra khi thực hiện đề tài này là:

- Xác định nhu cầu sử dụng các dạng bào chế của vitamin

- Tìm hiểu một sô" yếu tô" ảnh hưởng đến nhu cầu các dạng bào ch ế của vitamin

- Tìm hiểu tình hình cung cấp vitamin và các dạng bào ch ế của vitamin của ngành Dược Việt Nam

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện qua việc nghiên cứu 3 đối tượng:

- M ột sô" danh mục thuốc do Bộ Y T ế ban hành : Danh mục thuốc thiết yếu; danh mục thuốc trong nước và nước ngoài được cấp SDK

- Một số đôi tượng có liên quan đến việc sử dụng vitamin : Người tiêu

dùng; người bán thuốc; người kê đơn

- Thị trường Ihuốc : Nhà thuốc, hiệu thuốc; đơn thuốc của bác sĩ trong bệnh viện; khách hàng mua thuốc

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện việc khảo sát, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây:

- Hồi cứu sô" liệu: Thu thập các sô" liệu từ một sô" danh mục thuốc do Bộ Y

T ế ban hành

Trang 29

- Khảo.sát bằng bộ câu hỏi được thiêt kê sẩn.

- Chọn mẫu khảo s á t : Chọn mẫu ngẫu nhiên

- Xử lý số liệu thống kê trên máy vi tính.

2.4 Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Tìm hiểu tình hình cung cấp các dạng bào c h ế của vitamin thông qua một sô danh mục thuốc của Việt Nam

2.4.1.1 Danh mục thuốc thiết yếu

2.4.1.2 Danh mục thuốc được cấp SDK.

Gồm có : Danh mục thuốc nước ngoài và thuốc sản xuất trong nước từ

1994 đến tháng 7 năm 1999 Các nội dung đã được khảo s á t :

- Sô" lượng SDK của vitamin trong danh mục thuôc được cấp SDK

- Sô" lượng SDK của các dạng bào ch ế của vitamin

- Sô" lượng SDK của các loại vitamin

2.4.2 Tình hình sử dụng vitamin của người tiêu dùng và tìm hiểu m ột sô"

ý kiến về các dạng bào c h ế của vitamin ở một sô" đối tương có liên quan.

Đôi tượng: người tiêu dùng, người bán thuốc, người kê đơn Các nội dung đã được khảo s á t :

- Tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng vitamin trong sô" những người tiêu dùng được chọn khảo sát ngẫu nhiên

- Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng các loại vitamin trong sô" những người tiêu dùng đang sử dụng vitamin

- Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng các dạng bào ch ế của vitamin trong sô" những người tiêu dùng đang sử dụng vitamin

27

Trang 30

Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng vitamin có nguồn gôc trong nước và nước ngoài trong sô' những người tiêu dùng đang sử dụng vitamin.

- Quan niệm về các dạng bào ch ế của vitamin của người tiêu dùng, người bán thuốc và người kê đơn

2.4.3 Tìm hiểu và xác định nhu cầu sử dụng các dạng bào c h ế của vitamin thông qua tình hình mua bán và kê đơn

Đối tượng: nhà thuốc, hiệu thuốc ; đơn thucíc của bác sĩ trong bệnh viện; người mua thuốc tại nhà thuốc, hiệu thuốc Các nội dung đã được khảo s á t :

2.4.3.1 Khảo sát tại nhà thuốc, hiệu thuốc

- Giá của một sô" dạng bào ch ế của vitamin tại nhà thucíc, hiệu thuốc

- Sô" lượng chế phẩm vitamin trung bình tại nhà thuốc, hiệu thuốc

- Sô" lượng ch ế phẩm từng loại vitamin trung bình tại nhà thuốc, hiệu thuốc

- Số’ lượng ch ế phẩm từng dạng bào ch ế của vitamin trung bình tại nhà thuốc, hiệu thuốc

2.4.3.2 Khảo sát đơn thuốc của bác s ĩ tại hiệu thuốc bệnh viện

- Tỷ lệ đơn thuốc có vitamin trong sô" đơn thuốc chọn khảo sát ngẫu nhiên.

- Tỷ lệ các dạng bào chế của vitamin được kê trong sô" đơn thuốc có vitamin

- Tỷ lệ các loại vitamin được kê trong sô" đơn thuốc có vitamin

2.4.3.3 Khảo sát người mua thuốc tại nhà tluiốc, hiệu thuốc

- Tỷ lệ người tiêu dùng mua vitamin tại nhà thuốc, hiệu thuốc trong số’ người tiêu dùng chọn khảo sát ngẫu nhiên

Trang 31

- Tỷ lệ các dạng bào ch ế của vitamin được mua.

- Tỷ lệ các loại vitamin được mua

- Tỷ lệ (về mặt khôi lượng) của các dạng bào ch ế của các loại vitamin được mua

- Tỷ lệ ch ế phẩm vitamin có nguồn gốc trong nước và nưđc ngoài được mua

2.4.4 N hận x é t và bàn luận

Trang 32

KẾT QUẢ

3.1 Tim hiểu tình hình cung cấp các dạng bào c h ế của vitamin thông

qua một sỗ' danh mục thuốc của Việt Nam

Tìm hiểu tình hình cung cấp các dạng bào ch ế của vitamin và khả năng

sử dụng vitamin thông qua hai danh mục thuốc chính do Bộ Y tế ban hành:

- Danh mục thuốc thiết yếu

- Danh mục thuốc được cấp SDK

3.1.1 Vitamin trong danh mục thuốc thiết yếu

"Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ III" do Bộ Y tế ban hành ngày

28 tháng 11 năm 1995 gồm có 28 nhóm thuốc với 255 tên thuốc Nhóm vitamin và các chất khoáng có 11 tên thuốc (chiếm 4,3%), trong đó bao gồm đầy đủ các loại vitamin như: retinol, vitamin A; D; PP; Bó; Bj; B2; c ở nhiều nồng độ, hàm lượng khác nhau Các chế phẩm vitamin trong danh mục thuốc thiết yếu đều dùng đường uống - đường dùng thông dụng và thuận tiện nhất Cũng nhận thấy rằng các dạng bào ch ế dùng đường uống là đa dạng nhất (bao gồm: viên nén, viên nang, viên bao, viên sủi bọt, viên nhai, viên ngậm, thuốc nước uống, xirô, cốm ) Các ch ế phẩm vitamin hiện nay được bào ch ế để dùng đường uống chiếm Ưu th ế hơn các đường dùng khác

Vitamin là loại thuôc đước phép sử dụng mà không cần sự theo dõi y, bác sĩ với tỷ lệ khá lớn (có 7 tên thuốc, chiếm tỷ lệ 63,6% trong số tên thuốc của nhóm trong danh mục thuốc thiết yếu) Trong khi đó, toàn bộ

Chương 3

Trang 33

danh mục thuốc thiết yếu có 83 tên thuốc dùng không cần y, bác sĩ theo dõi (tỉ lệ: 32,5%) Điều này cho thây vitamin sẽ có thể được sử dụng khá rộng rãi

và có phần tùy tiện Việc kiểm soát tình hình sử dụng vitamin trong dân chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn

3.1.2 Vitamin trong danh mục thuốc được cấp SDK

Danh mục thuốc được cấp SDK là một danh mục thuốc lớn, nhằm quản lý các chế phẩm thuốc hiện lưu hành tại thị trường thuốc Việt Nam Danh mục này được chia 2 loại:

- Danh mục thuốc nước ngoài được cấp SDK

- Danh mục thuốc sản xuất trong nước được cấp SDK

Danh mục này phần nào thể hiện tình hình cung cấp các c h ế phẩm vitamin, đáp ứng nhu cầu về vitamin và các dạng bào ch ế của vitamin của ngành Dược Việt Nam Căn cứ vào danh mục này, ngành Dược V iệt Nam

sẽ có những chính sách thoả đáng nhằm phát triển sản xuất trong nước, đồng thời cân đôi giữa sản xuất và nhập khẩu đôi với các ch ế phẩm vitamin

để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về vitamin nói chung

và các dạng bào ch ế của vitamin nói riêng

Những sô" liệu sau đã được thu thập khi phân tích và đánh giá nhóm thuốc vitamin trong hai danh mục thuốc được cấp SDK do Bộ Y T ế ban hành từ năm 1994 đến tháng 7 năm 1999 :

- Số’ lượng SDK của vitamin

- Sô" lượng SDK của các dạng bào ch ế và của các loại vitamin

31

Trang 34

-3.I.2.I Số' lượng SDK của vitamin trong danh mục thuốc được cấp SDK

Bảng 5 : SỐ lượng SDK của vitamin

Loại danh mục thuốc Trong nước Nước ngoài Tổng cộng

Sô" thuốc được cấp SDK 5.268 3.879 9.147

- Vitamin có 815 SDK chiếm tỷ lệ 8,9% trong tổng sô' thuốc được cấp SDK

So vđi 28 nhóm thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu, tỷ lệ này cho thấy vitamin có m ột vị trí không nhỏ trong danh mục thuốc được cấp SDK của Việt Nam Điều này nói lên nhu cầu sử dụng vitamin là rất lđn Đê’ đáp ứng nhu cầu lớn này, nưđc ta phải có chính sách cân đôi giữa sản xuất và nhập khẩu những ch ế phẩm vitamin

- Vitamin sản xuất trong nước được cấp nhiều SDK hơn, chiếm tỷ lệ 73,6% trong tổng số SDK của vitamin, chứng tỏ ngành Dược nước ta đã chú trọng phát triển sản xuất trong nước đối với loại dược chất này Tuy nhiên, do điều kiện trang thiết bị và kỹ thuật còn hạn ch ế nên chúng ta chưa thể đáp ứng 100% nhu cầu vitamin, vì th ế vẫn còn phải nhập khẩu nhiều các ch ế phẩm loại này

3.I.2.2 Sô" lượng SDK của các dạng bào chế, của các loại vitamin

Bảng 6 : (Xem trang bên)

Trang 35

Bảng 6 : Sô" lượng SDK của các dạng bào ch ế và của các loại vitamin trong và ngoài nưổc 1ƯU hành tại V iệt Nam

Trong đó : TN : Trong nước NN : Nưđc ngoài

Trang 36

về dạng bào c h ế :

4,4% V iên bao N ang m ềm 9,7%

17,7% 7,9%

Hình 1 : Tỷ lệ SDK của các dạng bào c h ế của vitamin

- Nhìn chung SDK của vitamin dạng viên nén chiếm tỷ lệ cao nhâ't (30,9%), tiếp theo là viên bao (17,7%) và thuôc tiêm (17,7%), viên nang cứng (9,7%), viên nang m ềm (7,9%) Các dạng bào c h ế còn lại được cấp SDK vđi tỷ lệ thấp

- Trong sô" các ch ế phẩm vitamin sản xuất trong nước, các dạng bào ch ế có

SDK xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít : viên nén, viên bao, thuốc tiêm, viên nang cứng, viên ngậm, viên nang mềm, thuốc nước uống Trong sô" các

ch ế phẩm vitamin trong danh mục thuốc nước ngoài, các dạng bào ch ế có SDK xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít: viên nang mềm, thuốc tiêm, viên nén, viên sủi bọt, viên nang cứng, viên bao, thuốc nước uống, xirô Giữa các dạng bào ch ế của vitamin có nguồn gôc trong nước và nước ngoài có sự phù hợp vđi nhau về m ặt sô" lượng SDK Khi sản xuất trong nước còn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nhà nước ta đã có chính sách cho phép nhập khẩu những dạng bào ch ế của vitamin mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất còn rất hạn chế

Trang 37

- Sự xuất hiện nhiều SDK cho vitamin dạng viên sủi bọt trong danh mục

các ch ế phẩm nước ngoài cho thây vitamin dạng bào ch ế này đang được người tiêu dùng chú trọng Sản xuất trong nước dạng này còn ít, hơn nữa do điều kiện kỹ thuật và kinh nghiệm còn hạn ch ế nên chất lượng và tuổi thọ của các ch ế phẩm này chưa cao Việc cho phép nhập khẩu nhiều ch ế phẩm vitamin viên sủi bọt cho thấy nhà nước ta đã có chủ trương tiếp nhận những dạng bào c h ế mới, có nhiều Ưu điểm trong sử dụng làm phong phú thêm các dạng bào ch ế của vitamin ở thị trường thuốc V iệt Nam

- Vitamin ở dạng xirô rất tiện lợi khi dùng cho trẻ em, hầu h ết còn phải nhập khẩu Trong nước mđi chỉ có một ch ế phẩm vitamin dạng này được sản xuất và lưu hành (sản phẩm BC Complex của Công ty phát triển kỹ nghệ Dược trung ương)

- Sản xuất trong nước còn tập trung ở những dạng bào ch ế đơn giản và quen thuộc như viên nén; viên bao, thuốc tiêm Viên nang tuy đã có m ặt trong danh mục thuốc sản xuất trong nước với sô" lượng nhiều song chủ yếu là viên nang cứng hoặc viên nang m ềm điều ch ế bằng phương pháp nhỏ giọt, chỉ chứa một thành phần, chưa có nhiều ch ế phẩm viên nang mềm ép khuôn có thành phần phức tạp Ở nưđc ta, các cơ sở sản xuất chưa được trang bị thiết bị sản xuất viên nang m ềm ép khuôn nên hạn ch ế sản xuất dạng bào ch ế này Trong các SDK của dạng viên nang trong danh mục thuốc nưđc ngoài đã có nhiều ch ế phẩm viên nang m ềm chứa hỗn hỢp vitamin như các ch ế phẩm Pharmagel, Ginseng Plus (Union Pharma Inc - Mỹ) hay Cigelton (Chong Kun Dang Corp.- Hàn Quốc) Viên nang có nhiều ưu điểm nên hiện được xem là dạng bào ch ế rất được ưa chuộng

Trang 38

- Nhìn chung, vitamin ở dạng kết hỢp được cấp SDK với tỷ lệ cao nhất (38,04%) Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng các ch ế phẩm vitamin k ết hợp hiện nay rất lớn.

- Trong các c h ế phẩm chỉ chứa một vitamin, các vitamin c, Bi, Bô được cấp nhiều SDK hơn hẳn các vitamin khác Đây là những loại vitamin rất thông dụng có nhu cầu sử dụng rất lớn Các vitamin còn lại như vitamin A, vitamin E, vitamin D, vitamin pp, vitamin B2 được cấp SDK ít hơn Nhu cầu sử dụng những vitamin này không lớn lắm, chúng thường được dùng trong một sô" trường hợp để phòng và chữa bệnh như: vitamin A để phòng bệnh mù lòa ở trẻ em, vitamin D dùng để phòng và chữa bệnh còi xương ở trẻ em Những vitamin này thường được dùng khi có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dùng theo chương trình của các cơ quan y tế

- Vitamin sản xuất trong nước được cấp SDK theo thứ tự từ nhiều đến ít : Vitamin kết hợp, vitamin c , vitamin Bi, vitamin Bô, vitamin B12 Các vitamin còn lại có ít SDK Đôi với vitamin có nguồn gốc nước ngoài, SDK cấp phần lđn cho các ch ế phẩm vitamin k ết hợp

- Các ch ế phẩm vitamin kết hợp sản xuất trong nước chủ yếu được bào ch ế dưới dạng viên bao Ngoài ra, m ột số' dưới dạng thuốc nước uống, viên nén, viên nang cứng Thuốc nước uống chủ yếu là các c h ế phẩm chứa vitamin và khoáng chất như Canxi-C, M agiê-vitamin B6 Đã có viên nang mềm chứa vitamin k ết hợp nhưng đều là các ch ế phẩm chứa vitamin A và D, đây là hai loại vitamin đều tan trong dầu có thể điều ch ế bằng phương pháp nhỏ

v ề các loại vitamin, liên quan giữa các loại vitamin và các dạng bào c h ế :

Trang 39

giọt Chưa thấy có ch ế phẩm viên nang m ềm ép khuôn chứa các thành phần vitamin (cả tan trong nước và trong dầu) kết hợp với các hoạt chất khác Để

ch ế tạo dạng bào ch ế này cần trang bị máy ép khuôn nang mềm, vì th ế ở nước ta sản xuất loại ch ế phẩm này còn hạn c h ế do chưa có thiết bị Trong khi đó, có nhiều SDK của các ch ế phẩm nước ngoài có thành phần vitamin phức tạp được bào c h ế dưđi dạng viên nang mềm ép khuôn Ngoài ra viên sủi bọt nhiều thành phần vitamin cũng được cấp nhiều SDK M ột sô" ch ế phẩm vitamin nước ngoài dạng kết hợp được bào ch ế dưới dạng thuốc giọt hoặc xirô cho trẻ em như Multi-Sanostol (Byk Gulden Lomberg - Đức), Dynavit (Danlex Research Labs - Philipin), dạng này trong nước sản xuất rất ít Sản xuất các thuốc giọt polyvitamin đòi hỏi công nghệ cao, chi phí sản xuất lớn, cả nước chỉ có 1-2 cơ sở sản xuất được, riêng m iền Bắc không

có cơ sở nào sản xuất thucíc giọt polyvitamin Những ch ế phẩm vitamin kết hợp hiện nay đang được sử dụng nhiều do chúng có chứa nhiều loại vitamin, ngoài ra còn có thể kết hỢp vổi các chất khác như khoáng chất, acid amin, dịch chiết sâm, thuốc hạ nhiệt giảm đau , mỗi lần chỉ cần dùng một đơn vị bào ch ế cũng có thể đáp ứng nhu cầu vitamin và các hoạt chất khác trong phòng bệnh và điều trị nên rất thuận tiện cho người sử dụng

- Vitamin c sản xuất tro n g nưổc dưổi dạng viên nén nhiều hơn cả Ngoài ra một sô" lượng lổn ch ế phẩm dưới dạng viên nang cứng, viên ngậm, thuốc tiêm, viên bao Đã có viên sủi bọt của vitamin c sản xuất trong nước (sản phẩm của XNDPTW 26, Công ty dược vật tư y tế Cửu Long, XNDP 2/9), tuy nhiên các sản phẩm này chất lượng chưa cao, hạn dùng ngắn (chỉ có 12 tháng), đây là điểm còn hạn ch ế của sản xuất trong nước đốì vổi dạng bào

Trang 40

ch ế này NgưỢc lại, các ch ế phẩm vitamin c sủi bọt của nước ngoài có tuổi thọ tương đốì cao (đạt 24 tháng) và có chất lượng tốt.

- SDK của vitamin Bi và vitamin Be hầu hết cấp cho các c h ế phẩm sản xuất

trong nưđc, bào ch ế dưđi một sô" dạng đơn giản và thông dụng như viên nén, thuốc tiêm, viên bao, viên nang cứng Có rất ít ch ế phẩm vitamin Bi

và vitamin B6 nước ngoài có SDK

- Vitamin B12 chủ yếu được bào ch ế dưới dạng tiêm, phần lớn cũng là các

- Do còn hạn ch ế về trang thiết bị cũng như kỹ thuật sản xuất nên sản xuất trong nưđc còn thiên về những dạng đơn giản và quen thuộc vđi người tiêu dùng như viên nén, thuốc tiêm, viên bao, viên nang cứng

- Để đáp ứng nhu cầu vitamin ngày càng cao và đa dạng, Bộ Y T ế đã có chủ trương cho phép nhập khẩu những ch ế phẩm vitamin mà trong nưđc còn chưa sản xuất được hoặc nếu có thì châ't lượng chưa cao như dạng viên sủi

Ngày đăng: 15/04/2019, 22:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn bào ch ế - Trường Đại học Dược Hà Nội, Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc. Nhà xuất bản y học 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc
Nhà XB: Nhà xuất bản y học 1991
2. Bộ Y Tế, Chính sách thuốc quốc gia Việt Nam. Năm 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách thuốc quốc gia Việt Nam
3. Bộ Y t ế , Tạp chí Y học thực hành . Tháng 7-8/ 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học thực hành
4. Tào Duy c ầ n , Tra cứu tổng hợp Thuốc và Biệt Dược Nước ngoài. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tra cứu tổng hợp Thuốc và Biệt Dược Nước ngoài
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
5. Phạm Trí Dũng, Kinh phí và tình hình đảm bảo thuốc của một s ố bệnh viện hiện nay. Tạp chí thông tin y học, 1/ 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh phí và tình hình đảm bảo thuốc của một s ố bệnh viện hiện nay
6. Phạm Trí Dũng, Một s ố vấn đề quản lý, kinh tế Dược. Tập I, Trường đại học dược Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một s ố vấn đề quản lý, kinh tế Dược
7. Đoàn Thị Hiên, Khảo sát việc cung ứng thuốc kháng sinh thông thường cho các hiệu thuốc huyện thuộc xí nghiệp liên hiệp Dược Ninh Bình năm 1993-1994. Công trình tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát việc cung ứng thuốc kháng sinh thông thường cho các hiệu thuốc huyện thuộc xí nghiệp liên hiệp Dược Ninh Bình năm 1993-1994
8. Phạm Thị Minh Huệ, Kỹ thuật bao film viên nén. Tài liệu sau đại học , Bộ môn bào chế, Trường đại học Dược Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật bao film viên nén
10.ĐỖ Minh, Sinh dược học thuốc tiêm và thuốc nhãn khoa. Tài liệu sau đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh dược học thuốc tiêm và thuốc nhãn khoa
12.VỐ Xuân Minh, Sinh Dược bào ch ế các dạng thuốc thể rắn đ ể uống. Tài liệu sau đại học, Trường đại học Dược Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh Dược bào ch ế các dạng thuốc thể rắn đ ể uống
13. Lê Quang Toàn. Vitamin & Hormon, sản xuất và sử dụng. Bộ môn Công nghiệp dược, Đại học Dược Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vitamin & Hormon, sản xuất và sử dụng
14.Trường Quản lý cán bộ y tế, Nghiên cứu tình hình sử dụng hợp lý an toàn thuốc tại Việt Nam. Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình sử dụng hợp lý an toàn thuốc tại Việt Nam
15.Vidal Việt Nam. Năm 1998.lổ.Exton - Smith, A.N and Scott, D.L, Vitamins in the Elderly. Wright, Bristol, 1968 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vidal Việt Nam." Năm 1998.lổ.Exton - Smith, A.N and Scott, D.L, "Vitamins in the Elderly
17.Goel, L.In: Arneil,G (ed), The Importance o f Vitamins to human Health MTP Press , London, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Importance o f Vitamins to human Health
18.Goodman & Gilman’s, The Pharmacology Basic o f Therapeutic. XIX, 1 5 4 9 - 1550, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Pharmacology Basic o f Therapeutic
19.John Marks, The Vitamin - their Role in Medical Practice. Plublished by MTP Press Limited Falcon House, Lancaster, England, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Vitamin - their Role in Medical Practice
20.Lemoine, A., Le Devehat, c ., Codaccioni, J.L., Monges, A., Bermond, Pand Salkeld, R.M, Vitamin B ị , B2, B6 & c status in hospital inpatients.Am. J. Clin. Nutr., 33, pp 2595 - 600, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vitamin B"ị", B2, B6 & c status in hospital inpatients

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w