1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

232 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 232
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Những giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 25 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG Chương 3: BÁO C

Trang 1

CAO THỊ DUNG

BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG THAM

NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨCHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

CAO THỊ DUNG

BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG THAM

NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

Mã số: 62 31 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯU VĂN QUẢNG

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Cao Thị Dung

Trang 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

1.3 Những giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và

những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 25

Chương 2: LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG

Chương 3: BÁO CHÍ THAM GIA PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở

3.1 Công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 633.2 Thực trạng báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 693.3 Đánh giá kết quả, hạn chế báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA

BÁO CHÍ TRONG PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

4.1 Phương hướng phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham

4.2 Giải pháp phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ

Trang 5

Quyền lực nhà nước

Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

Bảng 2.1: Tỷ lệ nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến báo chí tham gia

Hộp 3.3: Hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Hộp 3.5: Chống tham nhũng, một Bí thư Đảng ủy phường từng bị cắt chức 92

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, tham nhũng được Đảng ta xác định là một trongnhững nguy cơ gắn với sự tồn vong của chế độ Với sự quyết tâm, nỗ lực của

cả hệ thống chính trị (HTCT), công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã

có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động, đạt được nhữngkết quả nhất định Tuy vậy, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, thamnhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI),Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception Index - CPI) năm 2015,

2016, 2017 của Việt Nam lần lượt là 31/100; 33/100 và 35/100 điểm, đứngthứ 112/168; 113/176 và 107/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu Để tạo ranhững chuyển biến tích cực trong cảm nhận về tham nhũng ở Việt Nam, Tổchức Hướng tới Minh bạch (Toward Transparency - TT) - cơ quan đầu mốiquốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam khuyến nghịĐảng và Nhà nước thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trong đó có giảipháp ban hành những chính sách ưu đãi thiết thực và cụ thể cho báo chí -truyền thông khi tham gia PCTN Khảo sát “Tham nhũng từ góc nhìn củangười dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh traChính phủ và Ngân hàng Thế giới phối hợp thực hiện năm 2012 cho thấy:khoảng 93% tổng số người được phỏng vấn nói họ biết về tham nhũng quabáo chí

Với tư cách là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước (QLNN) từbên ngoài, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng Báo chí là công cụ, phươngtiện của HTCT, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình pháttriển nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa(XHCN) và đẩy mạnh dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội Báo chí là tấm

Trang 8

gương phản chiếu đa dạng, trung thực đời sống chính trị - xã hội Hệ thốngbáo chí và đội ngũ các nhà báo đã và đang đi đầu trong cuộc đấu tranh PCTN.

Làm tốt chức năng của mình, báo chí đã trở thành một trong những lựclượng chống tham nhũng hiệu quả Hoạt động đưa tin bài về tham nhũng củabáo chí trong thời gian qua diễn ra khá mạnh và có tầm bao quát rộng Báo chíđẩy mạnh truyền thông về PCTN với tần suất và dung lượng thông tin lớn,hình thức đa dạng, bao gồm: chuyên trang, chuyên mục về PCTN, cải cáchhành chính; tọa đàm trực tuyến về pháp luật PCTN, các diễn đàn hỗ trợ nhândân trong phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng… Tuy nhiên, trên thực tếmức độ tham gia PCTN của các cơ quan báo chí và các nhà báo khác nhau

Có những tờ báo rất tích cực, cũng có những tờ báo đăng bài chiếu lệ Cónhững nhà báo không quản khó khăn, gian khổ bám sát thực tế vạch trần,phanh phui tham nhũng, vẫn còn những nhà báo dùng chính phương tiện đấutranh chống tham nhũng để phục vụ mưu lợi cá nhân Và rất nhiều những vấn

đề khác cản trở việc thông tin trên báo chí bao gồm những hạn chế về chínhtrị, pháp lý, biên tập…Bên cạnh đó, HTCT của Nhà nước Cộng hòa XHCNViệt Nam là nhất nguyên, báo chí với vai trò là cơ quan ngôn luận cho khuvực công (Điều 1 Luật Báo chí năm 1989, sửa đổi năm 1999; Khoản 1 Điều 4Luật báo chí 2016), vậy báo chí có giữ được tính khách quan, độc lập để phảnbiện theo đúng nghĩa đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan,

tổ chức, cá nhân thuộc khu vực công? Báo chí có phát huy hết vai trò giám sátcủa mình đối với bộ máy nhà nước?

Để báo chí thực thi tốt vai trò trách nhiệm của mình trong PCTN, rấtcần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về báo chí trên mặt trận PCTN Thông quaviệc khảo sát các công trình nghiên cứu về PCTN, báo chí và tham nhũng,người viết nhận thấy chưa có chuyên luận nào nghiên cứu đề tài báo chí tham

gia PCTN ở Việt Nam Hầu hết các công trình tập trung nghiên cứu theo

hướng phát triển khoa học luận báo chí, tính hiệu quả của báo chí tham gia

Trang 9

PCTN Nghiên cứu khoa học về báo chí tham gia PCTN nhất là đề ra các giảipháp để báo chí tham gia PCTN có hiệu quả sẽ góp phần phát huy hiệu quảhoạt động của HTCT, nâng cao tính dân chủ của các phương tiện thông tin đạichúng, củng cố lòng tin của nhân dân vào chế độ XHCN Chính bởi vậy, việcchỉ ra những thành tựu, hạn chế của báo chí tham gia PCTN và đưa ra nhữnggiải pháp để phát huy hiệu quả của báo chí trong PCTN là yêu cầu cấp thiết.

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và

thực tiễn, xứng đáng dành được sự quan tâm và nghiên cứu sâu sắc Đó cũng

là lý do tác giả mạnh dạn chọn đề tài này làm luận án tiến sĩ chuyên ngànhChính trị học của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về báo chí tham gia PCTN, luận án phân tích thựctrạng báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay; từ đó luận án đề xuất một

số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí trong PCTN

ở Việt Nam trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu trên, luận án xác định thực hiện nhữngnhiệm vụ sau:

Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,

làm rõ nội dung cơ bản của các công trình có liên quan đến đề tài báo chítham gia PCTN, xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ đểlàm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án;

Hai là, xác lập khuôn khổ lý thuyết về sự tham gia của báo chí trong

PCTN

Ba là, làm rõ thực trạng báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam.

Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của

báo chí tham gia trong PCTN ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 10

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là báo chí tham gia PCTN

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam từnăm 2006 (từ khi ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ III của Ban chấphành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác PCTN, lãng phí” - Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng

đề cập một cách toàn diện, tập trung về công tác PCTN) đến nay

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, luận án tiến hành thu thập, khảosát thông tin từ các loại hình báo chí (báo in, báo truyền hình, báo mạng điện

-4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận án bao gồm tổng thể các phươngpháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội Trong khi giải quyết các vấn đềđặt ra, luận án sử dụng hệ thống các phương pháp cụ thể như phương pháplôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, phương pháp định lượng (bảng hỏi anket)

và phương pháp định tính (phỏng vấn sâu)

Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để làm rõ

nội hàm các khái niệm và các vấn đề liên quan về tham nhũng, báo chí thamgia PCTN và làm rõ các nội dung, phương thức cũng như thực trạng báo chítham gia PCTN

Trang 11

Phương pháp lôgic, lịch sử được sử dụng để làm rõ quá trình hình

thành, phát triển của tham nhũng, xu hướng phát triển của báo chí và báo chítham gia PCTN

Phương pháp nghiên cứu trường hợp, thông qua các trường hợp báo

chí đưa tin về tham nhũng để phân tích, đánh giá báo chí tham gia PCTN ởnước ta hiện nay

Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu được thực hiện với 12 trường

hợp là các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, các nhà báo làm công tác PCTN,quan tâm đến lĩnh vực báo chí PCTN và công chúng để làm rõ sự tham giacủa báo chí trong PCTN ở nước ta Trong đó có 04 nhà lãnh đạo, quản lý báochí, 04 phóng viên làm việc trong các cơ quan báo chí (7 trường hợp là nam, 1trường hợp là nữ; cả 8 trường hợp đã và đang tác nghiệp trong lĩnh vực báochí điều tra chống tham nhũng) và 03 trường hợp là công chúng Để đảm bảotính khuyết danh trong nghiên cứu, các trích dẫn phỏng vấn sâu không côngkhai danh tính của người trả lời

Phương pháp định lượng: Bảng hỏi anket được sử dụng để thu thập

thông tin với 212 phóng viên đang tác nghiệp tại các cơ quan báo chí mẫuđược đảm bảo phân bố theo các tiêu chí: tỷ lệ phóng viên nam, nữ; thâm niêncông tác của phóng viên; trải nghiệm của phóng viên viết về tham nhũng:phóng viên đã và đang viết về tham nhũng và phóng viên chưa từng viết vềtham nhũng

Luận án chú trọng tới sử dụng phương pháp thu thập và xử lý thông tin

từ các tài liệu đã nghiên cứu về tham nhũng, PCTN và phân tích các thông tin

về báo chí tham gia PCTN

5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài luận án

Từ góc độ của chính trị học, báo chí được xem xét với tính cách một cơchế, phương thức thực thi (nhất là phương thức kiểm tra, kiểm soát) QLCT,QLNN để hạn chế lạm quyền, hạn chế hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì

vụ lợi - hay chính là PCTN Luận án trình bày một cách có hệ thống những

Trang 12

vấn đề lý luận cơ bản về tham nhũng, báo chí tham gia PCTN, từ đó đánh giáthực trạng và đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả của báo chítham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay và trong những năm tới.

Những vấn đề được luận án tổng kết từ thực tiễn của báo chí tham giaPCTN sẽ là những giá trị tham khảo cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện

cơ chế PCTN đặc biệt là cơ chế PCTN từ báo chí nói riêng, truyền thông đạichúng nói chung

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án

Luận án có ý nghĩa khoa học thể hiện ở các nội dung:

Một là, luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

đến báo chí tham gia PCTN, định ra những giá trị cần tham khảo của các côngtrình nghiên cứu liên quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu

Hai là, luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về báo chí

tham gia PCTN

Ba là, luận án phân tích có hệ thống thực trạng và những vấn đề đặt ra

đối với báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay

Bốn là, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy tính

hiệu quả của báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam trong tình hình mới

Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện ở các khía cạnh:

Một là, luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy

chuyên ngành Chính trị học và các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn liênquan

Hai là, những kết luận của luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận

khoa học, cách tiếp cận rõ ràng, vì vậy, luận án cung cấp các cứ liệu khoa họccho các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách trong PCTN ở Việt Namhiện nay và trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bài viết của tác giả liên quan đến luận

án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Tham nhũng, PCTN và báo chí tham gia PCTN là vấn đề được các nhàkhoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu Cho đến nay, đã có khánhiều công trình khoa học, đề tài, sách báo, bài viết ở trong và ngoài nướcnghiên cứu, bàn về báo chí tham gia PCTN dưới nhiều góc độ khác nhau

1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THAM NHŨNG

VÀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Tham nhũng là vấn đề nhức nhối, diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành,nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, đã và đang tácđộng tiêu cực tới nhiều mặt của xã hội PCTN là nhiệm vụ của toàn Đảng,toàn dân, của cả HTCT Báo chí với chức năng, nhiệm vụ của mình có vai tròquan trọng trong PCTN Viết về tham nhũng và PCTN nói chung có rất nhiềucông trình, tài liệu nghiên cứu:

Sách “Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thếgiới” (2005) [94] của tác giả Nguyễn Văn Quyên đã trình bày tổng quan vềPCTN của một số nước trên thế giới; mô hình tổ chức và hoạt động PCTN củamột số nước trên thế giới; văn bản pháp luật về PCTN của một số nước trênthế giới Trong quá trình PCTN, Việt Nam có thể tham khảo những kinhnghiệm của các quốc gia này

Sách “Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước tahiện nay” (2005) [79] của tác giả Phạm Thành Nam, Đỗ Thị Thạch đã hệthống hóa những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sảnViệt Nam về đấu tranh chống tham nhũng, về vai trò của phát huy dân chủtrong đấu tranh chống tham nhũng Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giảipháp nâng cao hiệu quả PCTN ở nước ta hiện nay

Trang 14

Cuốn sách “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnhquan liêu” (2005) [72] trình bày những bài nói, bài viết… của Bác Hồ về vấn

đề tiết kiệm, chống tham ô lãng phí và quan liêu được trích từ “Hồ Chí Minhtoàn tập” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản

Sách “Khó khăn giải quyết bài toán phòng và chống tham nhũng”(2010) [110] của tác giả Đặng Đức Thành góp phần làm rõ khái niệm, nguồngốc tham nhũng, nguyên nhân cơ bản của tham những; đặc điểm, thực trạngtham nhũng và các giải pháp đấu tranh nhằm hạn chế, đẩy lùi tham những ởnước ta hiện nay

Cuốn sách “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống thamnhũng ở Việt Nam hiện nay” (2010) [102] do tác giả Phan Xuân Sơn và PhạmThế lực đồng chủ biên đã tập trung nghiên cứu, đổi mới, xác định, nhận diện

và và đưa ra các biện pháp chống tham nhũng có hiệu quả ở Việt Nam hiệnnay

Sách “Đương đầu với tham nhũng ở Châu Á: Những bài học thực tế vàkhuôn khổ hành động” (2006) [118] của Viện khoa học thanh tra, thuộcThanh tra Chính phủ đã trình bày những vấn đề tham nhũng ở châu Á ảnhhưởng tới sự phát triển kinh tế; làm rõ việc triển khai chiến lược chống thamnhũng hiệu quả, phù hợp với các dạng tham nhũng và thực trạng quản lý củamỗi quốc gia về vấn đề tham nhũng Đồng thời cuốn sách cũng chỉ rõ nhữngbài học và thách thức của tham nhũng ở châu Á

Sách “Lựa chọn công cộng, một tiếp cận nghiên cứu chính sách công”(2006) [116] của tác giả J Patrick Gunning, Viện Chính trị học, Học viện Chínhtrị quốc gia Hồ Chí Minh dịch đã làm sáng tỏ lý thuyết lựa chọn công cộng trongviệc lý giải sự tương tác giữa các cá nhân để đi đến quyết định tập thể trong quátrình hoạch định và triển khai chính sách công Lý thuyết này cho rằng, các nhàchính trị, các công chức đều có mục đích riêng tư của mình và hành động của họ

bị quy định bởi việc đạt được mục đích đó một cách tốt nhất

Trang 15

Tài liệu “Thực trạng công tác PCTN ở Việt Nam hiện nay” (2016)[114] của Ủy ban thường vụ Quốc hội khẳng định công tác PCTN mà Đảng,Nhà nước ta phát động đã đạt được những thành tựu, kết quả bước đầu rấtquan trọng, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định Chuyên

đề này đã tập trung tổng hợp lại thực trạng công tác đấu tranh PCTN thôngqua việc phân tích, đánh giá thành tựu, kết quả đạt được và chỉ ra những hạnchế, bất cập của công tác PCTN

Cuốn sách “Bàn về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Namhiện nay” (2013) [107] là tập hợp những bài viết được chọn lọc, biên soạntrong từ các tham luận trong Hội thảo cùng tên do Tạp chí Cộng sản và Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức đầu năm 2013 Tácgiả của những bài viết trong cuốn sách “Bàn về giải pháp PCTN ở Việt Namhiện nay” là các nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn Cuốnsách được xem như là sự tổng kết bước đầu về thực hiện PCTN trên nhiềulĩnh vực, đồng thời, cung cấp thêm một góc nhìn đa diện và nêu lên những đềxuất, giải pháp trong việc PCTN, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nướcnghiên cứu, vận dụng trong triển khai thực hiện, bảo đảm công tác PCTN đạthiệu quả

Bài viết “Trung Quốc chống tham nhũng bằng ứng dụng” (2015) [7]của tác giả Huệ Bình cho biết Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương TrungQuốc và Bộ Giám sát ngày 18/6 đã ban hành một ứng dụng di động có chứcnăng giúp người sử dụng gửi hình ảnh, video và văn bản làm bằng chứng chohành vi sai phạm của quan chức mà không yêu cầu người dùng cung cấp tênthật, qua đó cho thấy Bắc Kinh muốn bảo vệ danh tính người tố cáo cũng nhưkhuyến khích người dân tích cực giám sát quan chức

Bài viết “Vì sao tham nhũng “không có đất sống” ở Singapore?” (2017)[75] do tác giả Tuệ Minh (lược dịch) khẳng định năm 2016, Singapore – quốcgia châu Á – đã vươn lên vị trí thứ 7 trong danh sách những nước có tỷ lệtham nhũng thấp nhất thế giới Sự vượt trội của Singapore trên bảng chỉ số

Trang 16

tham nhũng có thể nói là nhờ vào các quy định pháp luật chặt chẽ, như LuậtPCTN và cách thức hành pháp nghiêm ngặt của những cơ quan thi hành luậtnhư Cục Điều tra các hành động tham nhũng.

Bài viết “Nhận diện một số nguy cơ tham nhũng từ quá trình hoạchđịnh chính sách ở nước ta hiện nay” (2017) [89] của tác giả Lưu Văn Quảngnhấn mạnh vấn đề tham nhũng và tham nhũng từ hoạch định chính sách đãđược Đảng, Nhà nước ta đặt ra và nghiên cứu, tìm cách giải quyết từ lâu Bàiviết tập trung vào một khía cạnh cụ thể là nhận diện các nguy cơ dẫn đếntham nhũng từ quá trình hoạch định chính sách ở nước ta hiện nay bao gồm:nguy cơ các “nhóm lợi ích” vận động các nhà hoạch định chính sách đưa racác chính sách thiên vị cho họ; nguy cơ một số bộ, ngành “cài cắm” lợi íchcục bộ của mình khi soạn thảo luật, chính sách và nguy cơ các chính sáchđược thiết kế với nhiều “lỗ hổng”, tạo điều kiện cho tham nhũng

Và rất nhiều công trình khác đề cập đến vấn đề tham nhũng và chốngtham nhũng như: “Sách tham khảo Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đếntham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam” do nhà xuất bản Chính trị quốcgia ấn hành, năm 2013; hay thông tin chuyên đề “Tham nhũng và chống thamnhũng ở một số nước trên thế giới” do Viện Thông tin - Khoa học thuộc Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản, lưu hành nội bộ tháng1/2006

Bên cạnh các công trình nghiên cứu về tham nhũng và PCTN của cáctác giả trong nước, có khá nhiều công trình của các tác giả nước ngoài viết vềvấn đề này:

Cuốn sách “Kiềm chế tham nhũng - Hướng tới một mô hình xây dựng

sự trong sạch quốc gia” (2002) [95] của tác giả Rich Stapenhurst và SahrJ.Kpundeh chủ biên, Trần Thị Thái Hà dịch đã cung cấp cho bạn đọc ViệtNam quan tâm đến vấn đề tham nhũng tài liệu để tham khảo, nghiên cứu đồngthời góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta Bằng nhữngphân tích cụ thể, thông qua những nghiên cứu tình huống về đấu tranh chống

Trang 17

tham nhũng thành công và chưa thành công ở một số nước và lãnh thổ trênthế giới, các tác giả của cuốn sách đã nêu bật tầm quan trọng của cuộc đấutranh chống tham nhũng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuấtnhững giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục và kiểm soát được nạn thamnhũng đang hoành hành trên thế giới ngày nay.

Cuốn sách “Hủ bại: Sự thật về những vụ án tham nhũng ở Trung Quốc”(2002) [6] của tác giả Lưu Bân, dịch giả Nguyễn Khắc Khoái đã tập hợp sựthật về những vụ án tham nhũng ở Trung Quốc như vụ án Âu Dương Đức(nguyên bí thư thành ủy thành phố Đông Hoàn, tỉnh Quảng Châu), vụ án Trần

Hy Đồng (nguyên bí thư thành ủy Bắc Kinh, Trung Quốc)…

Sách “Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng” (2006) [96]của tác giả Rich Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo đã xây dựngbức tranh tổng quan về những phát hiện và khuyến nghị chính sách về vai tròcủa các đại biểu quốc hội trong việc chống tham nhũng Đây cũng là mốiquan tâm của các nhà tài trợ và những người làm công tác thực tiễn đang tìmkiếm những nguyên tắc hướng dẫn về việc làm thế nào để chống tham nhũng

có hiệu quả

Công trình “Corruption, corruption and governance” (Tham nhũng,chống tham nhũng và quản trị) (2013) [133] của tác giả Dan Hough thuộc cáccông trình Tham nhũng và quản trị chính trị Bằng cách khám phá các chiếnlược chống tham nhũng ở sáu quốc gia, cuốn sách này là phân tích chi tiết,xuyên quốc gia đầu tiên về các kỹ thuật để giải quyết tham nhũng Nó nhấnmạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết rằng chất lượng quản trị là rất quantrọng để giải quyết tham nhũng và chỉ khi liên kết này thực sự được đánh giácao có thể xâm nhập vào tham nhũng được thực hiện

Cuốn sách “The Quest for Good Governance How Societies DevelopControl of Corruption” (Nhiệm vụ quản trị tốt Làm thế nào xã hội phát triểnkiểm soát tham nhũng) (2015) [125] của tác giả Alona Mungiu-Pippidi, đãbàn về cách xã hội đạt đến điểm kiểm soát tham nhũng khi tính toàn vẹn trở

Trang 18

thành tiêu chuẩn và tham nhũng ngoại lệ liên quan đến cách thức hoạt độngcủa công chúng và các nguồn lực công cộng được phân bổ Cuốn sách cũng

đề cập đến những bài học chúng ta đã học được từ kinh nghiệm lịch sử vàhiện đại trong việc phát triển kiểm soát tham nhũng, có thể hỗ trợ các nhàhoạch định chính sách và xã hội dân sự chỉ đạo và xúc tiến quá trình này

Sách “Government Anti-Corruption Strategies: A Cross-CulturalPerspective” (Chiến lược chống tham nhũng của Chính phủ: Quan điểm đavăn hóa) (2015) [143] của tác giả Yahong Zhang, Cecilia Lavena khẳng định

là một bệnh về chính trị và xã hội, tham nhũng của công chúng chi phí chocác chính phủ và doanh nghiệp trên khắp thế giới hàng tỷ tỷ đô la mỗi năm.Cuốn sách này cung cấp các nghiên cứu trường hợp về các nỗ lực chống thamnhũng ở một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nepal, vàcác nước Trung và Đông Âu Nó tập trung vào các nước đang phát triển vàchuyển tiếp, nơi mà độ sâu và ảnh hưởng của tham nhũng đặc biệt nghiêmtrọng Các trường hợp nêu bật các ví dụ về thất bại cũng như thành công đểcho thấy sự phức tạp của vấn đề tham nhũng và lý do tại sao tham nhũng vẫntồn tại

Cuốn sách “Anti-corruption in History: From Antiquity to the ModernEra” (Chống tham nhũng trong lịch sử: Từ thời cổ đại đến kỷ nguyên hiệnđại) (2018) [139] biên tập bởi Ronald Kroeze, Andre Vitoria và Guy Geltner

đã cung cấp tổng quan lịch sử lâu dài đầu tiên về tham nhũng và chống thamnhũng ở châu Âu; Thảo luận về tham nhũng và chống tham nhũng trong bốicảnh lịch sử rộng lớn: Hy Lạp cổ đại và Rome, Eurasia thời Trung cổ, Ý,Pháp, Anh và Bồ Đào Nha cũng như nghiên cứu chống tham nhũng trong thời

kỳ hiện đại và hiện đại ở Romania, Đế chế Ottoman, Hà Lan, Đức, Đan Mạch,Thụy Điển và Cộng hòa Dân chủ Đức cũ Đồng thời, cuốn sách cung cấp cácphương pháp tiếp cận hiệu quả để nghiên cứu tham nhũng và chống thamnhũng trong các ngữ cảnh lịch sử và địa lý khác nhau

Trang 19

Và một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về PCTNnhư cuốn “Corruption and Anti-Corruption” (Tham nhũng và chống thamnhũng) do Larmour, Peter & Wolanin, Nick biên tập năm 2001; Cuốn sách

“Các hình thái tham nhũng” của tác giả J.Edgardo Campos, Sanjay Pradhan,

do nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành năm 2008; cuốn sách “FrequentlyAsked Questions in Anti-Bribery and Corruption” (Những câu hỏi thường gặptrong chống khủng bố và tham nhũng) của tác giả David Lawler xuất bản năm2012; Cuốn sách “Anti-Corruption Laws in Bangladesh” (Luật chống thamnhũng ở Bangladesh) của tác giả Justice Md Azizul Haque năm 2013 haycuốn “The Deliberate Corruption” (Tham nhũng có chủ ý) của tác giả TimBall do Climate Science Paperback ấn hành năm 2014…

1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CHÍ THAM GIA PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1.2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí tham gia giám sát quyền lực, tăng cường minh bạch

Cuốn sách “Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lựcchính trị ở các nước tư bản phát triển” (2008) [1] của tác giả Lưu Văn An, đãphân tích các vấn đề: lý luận về truyền thông đại chúng trong chính trị, kháiquát các khái niệm cơ bản của truyền thông, tình hình phát triển truyền thôngđại chúng ở các nước phương Tây; vai trò của truyền thông đại chúng tronghoạt động của hệ thống tổ chức QLCT các nước tư bản phát triển Đồng thờitác giả đã đánh giá giá trị, hạn chế của truyền thông đại chúng trong hệ thống

tổ chức QLCT ở các nước tư bản phát triển và ý nghĩa đối với phát triểntruyền thông đại chúng Việt Nam

Sách “Báo chí và dư luận xã hội” (2011) [22] của tác giả Nguyễn VănDững Nội dung cuốn sách đề cập những vấn đề cơ bản bao gồm bản chất dưluận xã hội (DLXH), bản chất hoạt động báo chí, mối quan hệ tác động củabáo chí và DLXH, Nhà báo và DLXH

Trang 20

Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước

ở Việt Nam hiện nay” (2008) [88] của tác giả Lưu Văn Quảng làm chủ nhiệm

đề tài, đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế kiểm soátQLNN; thực trạng và những vấn đề đặt ra của cơ chế kiểm soát QLNN ở ViệtNam hiện nay; đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng cơ chế kiểm soátQLNN ở Việt Nam hiện nay trong đó có giải pháp phát huy vai trò của cácphương tiện truyền thông đại chúng trong hoạt động kiểm soát QLNN

Bài viết “Quan hệ của truyền thông đại chúng với ngành tư pháp ở cácnước tư bản phát triển” (2014) [73] của tác giả Đỗ Đức Minh, đã góp phầnlàm sáng tỏ bản chất của mối quan hệ của truyền thông đại chúng với ngành

tư pháp ở các nước tư bản phát triển trong đó truyền thông đại chúng và tưpháp cùng kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản; làm rõvai trò, những ưu điểm và hạn chế truyền thông đại chúng ở những quốc gianày và gợi mở ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam

Bài viết “Nhà báo với vấn đề giám sát và phản biện xã hội” (2017) [25]của tác giả Nguyễn Văn Dững khẳng định giám sát, phản biện xã hội (PBXH)

từ nhân dân và DLXH thông qua báo chí - truyền thông góp phần kiểm soátquyền lực và hoàn thiện chính sách công Nội dung bài viết làm rõ nhận thức,thái độ của nhà báo và công chúng đối với vấn đề giám sát, PBXH qua cuộcđiều tra trên phạm vi 4 địa điểm được chọn là Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh, Cần Thơ và Quảng Ninh; với dung lượng mẫu nghiên cứu trên 900công chúng và 600 nhà báo

Bài viết “Báo chí thực hiện ngày càng có hiệu quả chức năng giám sát,phản biện xã hội” (2017) [43] của tác giả Thu Hà đăng trên báo Quân độinhân dân online đã làm rõ chức năng giám sát, PBXH của báo chí và khẳngđịnh đây là ưu điểm nổi bật của công tác báo chí những năm gần đây

Một số bài viết liên quan ít nhiều đến vai trò của nhà báo trong PCTN

đã được in trong một số chuyên luận của Học viện Báo chí và Tuyên truyền,khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Trang 21

Quốc gia Hà Nội chẳng hạn “Bàn về trách nhiệm xã hội của nhà báo” củatác giả Trần Quang; “Vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng”của Mai Quỳnh Nam; “Thị trường, báo chí và cử tri” của Huỳnh Sơn Phước;

“Thông tin đối ngoại của báo chí thời kỳ đổi mới” của tác giả Đinh VănHường đều đề cập ít nhiều đến những nét, những ý có liên quan đến báo chígiám sát QLNN

Viết về báo chí giám sát quyền lực, tăng cường minh bạch có khá nhiềucông trình nghiên cứu, bên cạnh các nghiên cứu của các tác giả trong nước,trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn về vấn đề này:

Cuốn sách “Vì sao các quốc gia thất bại nguồn gốc của quyền lực, sựthịnh vượng, và nghèo khó” (2012) [14] của hai nhà khoa học DaronAcemoglu (giáo sư kinh tế học, MIT) và James A Robinson (giáo sư Quản lýnhà nước, Đại học Havard), tác giả Nguyễn Quang A dịch Cuốn sách tìm câutrả lời cho câu một hỏi đơn giản nhưng đã làm cho nhiều học giả đau đầutrong nhiều thế kỷ qua: vì sao một số quốc gia giàu và nhiều quốc gia nghèo?Các tác giả khẳng định muốn cho quốc gia không thất bại và giàu có thì phảitìm mọi cách để xây dựng các thể chế chính trị bao gồm Các tác giả nhấnmạnh không có công thức sẵn có cho việc này Tuy vậy có nhiều việc có thểtạo thuận lợi, có thể thúc đẩy cho việc hình thành các thể chế chính trị nhưvậy Trao quyền cho nhân dân, hay cho các mảng rộng của xã hội là hết sứcquan trọng để cho một quá trình như vậy có thể hình thành hay mang lại kếtquả Xây dựng nền pháp trị thực sự, với những ràng buộc lên các chính trị gia,buộc họ phải có trách nhiệm giải trình và khó lạm dụng quyền lực Người dânbiết quyền của mình và đòi một cách tích cực các quyền hiến định đó và thamgia vào các tổ chức chính trị Cần một nền báo chí tự do và quyền tự do ngônluận Và như thế cần có một xã hội dân sự lành mạnh và sự tham dự tích cựccủa các công dân Đấy là cách làm giàu bền vững nhất không chỉ cho chínhmình mà cho cả con cháu nhiều đời sau

Trang 22

Cuốn sách “Political Scandal: Power and Visibility in the Media Age”(Bê bối chính trị: quyền lực và tầm nhìn trong thời đại truyền thông) (2013)[142] của John B Thompson đã phát triển một hệ thống phân tích và phạm virộng của các hiện tượng bê bối chính trị Ông cho thấy sự gia tăng của các vụ

bê bối chính trị liên quan đến những thay đổi bởi sự phát triển của các phươngtiện truyền thông, trong đó đã làm thay đổi bản chất của tầm nhìn và làm thayđổi quan hệ giữa đời sống công cộng và tư nhân

Sách “The Hybrid Media System: Politics and Power” (Hệ thống truyềnthông pha trộn: Chính trị và quyền lực) (2013) [131] của Andrew Chadwick,

do Oxford University Press, khẳng định truyền thông chính trị đã bước vào kỷnguyên mới với sự phát triển nhanh chóng, sự pha trộn giữa truyền thông cũ

và mới Sức mạnh của sự pha trộn các phương tiện truyền thông thể hiện rõnét trong hầu hết các hoạt động chính trị, đây được coi là mô hình mới của trật

tự và hội nhập

Cuốn “Rich media, poor democracy: Communication politics indubious times” (Đa truyền thông, ít dân chủ: chính trị truyền thông đáng ngờ)(2015) [137] của Robert W McChesney, đã cung cấp lịch sử của sự chuyểnđổi phương tiện truyền thông, những nỗ lực để cải cách hệ thống phương tiệntruyền thông và các mối đe dọa liên tục cho nền dân chủ như báo chí đã giảm

đi sức mạnh của chính nó

Bài viết “Tipping the Balance of Power - Social Media and theTransformation of Political Journalism” (Làm nghiêng cán cân quyền lực -truyền thông xã hội và sự biến đổi của báo chí chính trị) (2016) [129] củaMarcel Broersma and Todd Graham khẳng định truyền thông xã hội đặc biệt

là báo chí chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát cán cânquyền lực

Bài viết “The role of economic journalism in political transitions” (Vaitrò của báo chí kinh tế trong quá trình chuyển đổi chính trị) (2016) [126] củaÁngel Arrese đã chứng minh các ấn phẩm kinh tế đóng một vai trò quan trọng

Trang 23

trong việc thay đổi nhận thức của các tầng lớp cầm quyền ở Argentina, TâyBan Nha, Nga, Trung Quốc và Nam Phi Phương tiện truyền thông gây ảnhhưởng đến dư luận và tạo ra sự thay đổi về chính trị và kinh tế sâu sắc.

Bài viết “Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước”, tác giả LêHoàng Giang biên dịch, hiệu đính Nghiêm Hồng Sơn (2017) [37] khẳng địnhhiện nay có nhiều phương tiện truyền thông mới đang dần vươn lên và môitrường truyền thông nhìn chung đã trở nên đa dạng và cạnh tranh rất nhiều so vớitrước, các chế độ chuyên chế đang tìm ra những cách thức để sử dụng các kênhtruyền thông do nhà nước kiểm soát một cách chính thức hoặc không chính thứcnhằm củng cố quyền lực và các kênh truyền thông này đã trở nên rất cần thiết đốivới sự bền vững của các chính quyền phi dân chủ trên khắp thế giới

1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung, phương thức báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng

Nhóm các công trình nghiên cứu về nội dung báo chí PCTN:

Ở phương diện nội dung báo chí PCTN, có nhiều công trình nghiên cứu

là cơ sở là tài liệu tham khảo phục vụ cho đề tài, tiêu biểu như:

Ban Chấp hành Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam khóa 7 đã biênsoạn cuốn “Báo chí với cuộc đấu tranh chống tiêu cực” (2003) [49] Cuốnsách do nhóm tác giả Minh Đức, Phạm Hồng Thanh, Trần Đại Hưng biênsoạn với 48 tham luận đã chỉ ra nguyên nhân, mức độ tiêu cực trong đội ngũcán bộ đảng viên, bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan kinh tế, xã hội;phê phán, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực; giáo dục đạo đức, lối sống chomỗi người

Cuốn sách “Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam” (2017)[27] của Nguyễn Văn Dững chủ biên khẳng định vấn đề giám sát PBXH nóichung, báo chí giám sát, PBXH nói riêng trên thế giới không phải là vấn đềmới; tuy nhiên, ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện cụ thể, vấn đềgiám sát PBXH gần đây mới được đẩy mạnh trong thực tiễn và từng bướcnâng cao nhận thức cũng như hoàn thiện khung pháp lý, khung lý thuyết để

Trang 24

xây dựng môi trường pháp lý, môi trường văn hóa cho giám sát PBXH củabáo chí - truyền thông ngày càng phát huy hiệu quả thực tế Nội dung cuốnsách cũng đề cập ít nhiều đến báo chí của các quốc gia trên thế giới thực hiệnchức năng giám sát, PBXH trong đó có hoạt động PCTN.

Đề tài khoa học cấp Bộ “Vai trò của báo chí và dư luận xã hội trongcuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” (2009) [52] của tác giảLương Khắc Hiếu làm chủ nhiệm đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho luận

án Đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về báo chí,DLXH với cuộc đấu tranh chống tham nhũng; Khảo sát, đánh giá thực trạng

về vai trò của báo chí trong việc tạo lập DLXH đấu tranh chống tham nhũng ởnước ta; và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí trongviệc tạo lập DLXH đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay

Bài viết “Vai trò của dư luận xã hội trong phòng, chống tham nhũng ởViệt Nam hiện nay” (2015) [38] của tác giả Đinh Thị Hương Giang đã phântích vai trò của DLXH trong PCTN để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhànước nói chung và công tác PCTN nói riêng

Bài viết “Phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chốngtham nhũng ở Vệt Nam hiện nay” (2015) [56] của tác giả Nguyễn Linh Khiếukhẳng định Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiện vụ của toàn Đảng,toàn dân, của cả hệ thống chính trị Báo chí với chức năng, nhiệm vụ củamình có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh này Thời gian qua, mặc dùbáo chí đã chủ động, tích cực tham gia cuộc chiến chống tham nhũng và đạtđược những thành tựu nhất định nhưng nhìn chung, hiệu quả chưa cao

Bài viết “Vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống thamnhũng” (2017) [111] của tác giả Nguyễn Tri Thức cho thấy những năm qua,phòng, chống tham nhũng luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đảng ta luôn xác định phải kiên quyếttrong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhằm ngăn chặn, từng bước

Trang 25

đẩy lùi tham nhũng, coi đó là giải pháp giữ vững ổn định chính trị, phát triểnkinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nướctrong sạch, vững mạnh Bài viết đã đưa ra một số luận điểm cơ bản về một

số vai trò cơ bản của báo chí tham gia đấu tranh PCTN

Bài viết “Vai trò của báo chí trong chống tham nhũng nhìn từ vụ TrịnhXuân Thanh” (2017) [40] của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang khẳng địnhthời gian qua, báo chí đã dũng cảm, tích cực đi đầu trong cuộc đấu tranhchống tham nhũng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở đâu có thamnhũng, tiêu cực ở đó có sự đồng tâm, hiệp lực kịch liệt lên án, đấu tranhkhông khoan nhượng của đội ngũ nhà báo Bằng những tác phẩm mang đầysức chiến đấu, thông qua nhiều hình thức, thể tài phong phú, báo chí khôngchỉ phê phán, phanh phui, “điểm mặt chỉ tên” từng đối tượng, sự việc cụ thể

mà những kết quả điều tra công phu của họ còn là những cứ liệu ban đầu hếtsức quan trọng giúp các cơ quan chức năng vào cuộc Bài viết này đã đi sâuphân tích diễn biến vụ Trịnh Xuân Thanh để thấy rõ hơn vai trò của báo chítrong việc phát hiện, điều tra và xét xử… tham nhũng

Và nhiều công trình khác đề cập ít nhiều đến nội dung báo chí tham giaPCTN ở nước ta như: bài viết “Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranhphòng, chống tham nhũng, lãng phí” (2017) [84] của tác giả Nguyễn Tấn Phong;

“Báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (2017) [109] của tácgiả Duy Thanh; hay bài viết “Một số nghiên cứu về báo chí phòng, chống thamnhũng những năm gần đây” (2018) [77], “Nhận diện cơ hội và thách thức củabáo chí chống tham nhũng” (2018) [76] của tác Nguyễn Thị Tuyết Minh; …

Cùng với các công trình của các tác giả trong nước nghiên cứu về nộidung báo chí tham gia PCTN, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn

đề này cũng khá phong phú và đa dạng:

Cuốn “Measuring Corruption” (Đo lường tham nhũng) (2016) [141]của Shacklock, A., & Galtung, F., Routledge khẳng định tham nhũng có tácđộng toàn cầu Tác giả cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng cần có sự

Trang 26

tham gia của cả cộng đồng, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của nền báochí trong việc truyền bá thông tin chống tham nhũng.

Cuốn sách “Báo chí và tham nhũng: Báo chí Việt Nam đưa tin về thamnhũng như thế nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng đưa tin của báo chí?”(2009) [8] của tác giả Catherine McKinley trong Cải cách hành chính vàChống tham nhũng - Loạt bài nghiên cứu chính sách của Chương trình Pháttriển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểunăm cơ quan báo chí khác nhau, từ tổ chức có tính điều tra rất cao đến tổ chứchoàn toàn nằm trong sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã hoạt độngnhư thế nào trong việc đưa tin chống tham nhũng trong hai năm 2006 và

2007 Nghiên cứu sử dụng ba nguồn dữ liệu đó là tài liệu nghiên cứu, phỏngvấn và phân tích nội dung báo chí để phân tích việc đưa tin và tìm hiểu cácnhà báo làm việc như thế nào trong lĩnh vực còn mới mẻ và rất nhạy cảm này

Tài liệu chính sách Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)

“Vai trò của báo chí trong việc giám sát và phát hiện tham nhũng: Kinhnghiệm quốc tế” (2008) [10] của Catherine McKinley xuất bản năm 2008 chỉ

rõ báo chí hiệu quả có đóng góp quan trọng cho sự thành công của chiến dịchchống tham nhũng bằng việc giám sát tham nhũng và nâng cao DLXH vềtham nhũng Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng, để làm được điều này,những người làm báo cần có kỹ năng, nguồn lực đạo đức trong sáng mạnh mẽ

và một môi trường chính sách tích cực để làm việc Đối với việc đóng gópcho các hoạt động chống tham nhũng có hiệu quả, báo chí có 3 vai trò quantrọng sau đây: (i) phát hiện tham nhũng; (ii) giám sát và công khai các biệnpháp chống tham nhũng của chính phủ, và (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho dưluận của công chúng Nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế giúp chúng ta hiểu

về khả năng chống tham nhũng của báo chí

Bài viết “A free press is bad news for corruption” (Tự do báo chí làthông tin xấu đối với tham nhũng) (2003) [127] của Aymo Brunettia, BeatriceWederb khẳng định tự do báo chí có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tham nhũng Tác

Trang 27

giả Aymo Brunettia và Beatrice Wederb đã chứng minh một cách thuyết phụcmối quan hệ giữa tự do báo chí và tham nhũng, tự do báo chí càng cao thìtham nhũng càng giảm.

Bài viết “Role of Media in Preventing and Combating Corruption” (Vaitrò của truyền thông trong phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng)(2016) [132] của Assistant Professor Ms Charu Srivastava đã phân tích sâuvai trò của truyền thông với PCTN ở Ấn Độ Bài viết này tìm hiểu vai trò củacác phương tiện truyền thông chống tham nhũng ở Ấn Độ bằng cách làm sáng

tỏ những thành tựu của các phương tiện truyền thông, và đánh giá nhữngthách thức, tầm nhìn tương lai và đưa ra kiến nghị để tăng cường vai trò củacác phương tiện truyền thông trong chống tham nhũng

Một số công trình liên quan ít nhiều đến báo chí trong PCTN ở ViệtNam như “Phân tích tình hình thực hiện hoạt động hỗ trợ của Thuỵ Điển chophát triển báo chí ở Việt Nam” của Elmqvist, M., Fredriksson, G thuộc ĐoànGiám sát độc lập cho Đại sứ quán Thụy Điển, ấn hành năm 2003; “Nghiêncứu về tình hình đưa tin của báo chí Việt Nam về vấn đề đất đai liên quan đếngiảm nghèo” (đưa ra khuyến nghị về viện trợ nước ngoài cho báo chí để tăngcường hoạt động đưa tin) của Catherine McKinley do Quỹ Ford tài trợ năm2008; “Bài viết Tham nhũng và Chính trị của quá trình Phân cấp Kinh tế ởViệt Nam” của Gainsborough, M đăng trên Tạp chí Châu Á Đương đại, tập

33, số phát hành 01, London: Routledge năm 2003; “Báo cáo Phát triển Conngười Châu Á Thái Bình Dương: Chống tham nhũng”, Thay đổi cuộc sống doChương trình Phát triển Liên hiệp quốc thực hiện năm 2008

Nhóm các công trình bàn về cách thức báo chí PCTN:

Cuốn sách “Nâng cao hiệu quả của báo chí trong cuộc đấu tranh chốngquan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay” (2005) [81] của tác giả TrầnQuang Nhiếp chủ biên là tài liệu rất bổ ích liên quan đến đề tài này Côngtrình coi trọng việc phát triển nội tại khoa học luận báo chí, tính hiệu quả đềcập mang tính phổ quát - cập nhật thông tin trong DLXH

Trang 28

Bài viết “Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chíViệt Nam” (2013) [55] của tác giả Đặng Thị Thu Hương đã khẳng định vai tròquan trọng của báo chí trong giám sát và PBXH Với thông tin nhanh chóng,chính xác, trung thực, khách quan và đa chiều, báo chí Việt Nam đã trở thànhdiễn đàn của đông đảo quần chúng nhân dân, là nơi trao đổi ý kiến, luận bàncác vấn đề quan trọng của cuộc sống, để vừa giám sát, vừa phản biện hoạtđộng của các cơ quan công quyền nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

Bài viết “Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền chống tham nhũng”(2017) [20] của tác giả Cù Tất Dũng đã đề cập đến các biện pháp đều nhằmmục đích chung là loại trừ các hành vi tham nhũng ra khỏi đời sống xã hộitrong đó, hoạt động của báo chí, truyền thông xã hội góp phần nâng cao hiệuquả công tác PCTN và lãng phí

Bài viết “Internet - vũ khí chống tham nhũng ở Trung Quốc” (2018)[45] do tác giả Vũ Hà phân tích dựa trên tin tức của tờ New York Times chothấy chống tham nhũng không phải là chuyện dễ dàng trong một môi trường

đề cao chủ nghĩa thân hữu Thời gian qua, truyền thông nhà nước đã bắt đầulưu ý và một nhà báo ở Bắc Kinh cho biết cơ quan tuyên truyền đã áp dụngmột số giới hạn cho việc tiết lộ thông tin Và các chuyên gia cho rằng các nhàlãnh đạo Trung Quốc cần phải làm những điều căn bản nhất để nhổ tận gốc tệtham nhũng, đó là minh bạch, kiểm tra và giám sát chặt chẽ, tư pháp độc lập

và tự do báo chí

Như vậy, đề cập đến cách thức báo chí tham gia PCTN có khá nhiều tácgiả trong nước với nhiều công trình và chúng ta không thể không kể tới cáccông trình ở nước ngoài bàn về cách thức báo chí phong, chống tham nhũng:

Cuốn “The Media‟s Role in Curbing Corruption” (Vai trò của truyềnthông trong kiềm chế tham nhũng) (2000) [140] của Rick Stapenhurst, Workbank institute, đã chỉ ra truyền thông là công cụ hữu hình và vô hình chốngtham nhũng, những cách thức báo chí chống tham nhũng và sự cần thiết phảibảo vệ nhà báo điều tra chống tham nhũng

Trang 29

Cuốn “Fighting Corruption in Developing Countries: Strategies andAnalysis” (Chống tham nhũng ở các nước đang phát triển: Chiến lược và phântích) (2005) [128] của Bertram I Spector, Kumarian Press đã đi sâu phân tích

về tham nhũng, nguyên nhân và biểu hiện tham nhũng ở các lĩnh vực cụ thể

và đưa ra chiến lược về chống tham nhũng trong đó nhấn mạnh vai trò củatruyền thông đại chúng trong việc gây áp lực chính trị đối với công chức vàcác đối tượng khác - một nỗ lực để chống tham nhũng Cuốn sách là tài liệuhữu ích cho các nhà làm chính sách có nhu cầu nghiên cứu và phát triển cácchiến lược phù hợp để chiến đấu tham nhũng ở các nước đang phát triển

Bài viết “„Gombo‟: Bribery and the corruption of journalism ethics inCameroon” („Gombo‟: Đạo đức báo chí, hối lộ và tham nhũng ở Cameroon)(2006) [136], của Lilian N Ndangam, đã tập trung bàn về đạo đức của nhàbáo về vấn đề hối lộ và tham nhũng trong đạo đức báo chí ở Cameroon

„Gombo‟ là một phép ẩn dụ cho hình thức khác nhau của lại quả dành cho cácnhà báo Nghiên cứu và phân tích về „Gombo‟, tác giả muốn nâng cao sựhiểu biết về „Gombo‟, một bước cần thiết hướng tới xoá „Gombo‟ từ nghềbáo chí và chính các nhà báo cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp bằng cách

“đá” ra hành vi tham nhũng trong nghề để đảm bảo tính chuyên nghiệp vàhiệu quả của báo chí

Bài viết “Can a State - owned media effectively monitor corruption? Astudy of Vietnam‟s printed press” (Truyền thông nhà nước có hiệu quả tronggiám sát tham nhũng? Nghiên cứu báo in của Việt Nam) (2008) [130] của tácgiả Catherine McKinley, đã trình bày quan điểm của tác giả khi nghiên cứu vềtính hiệu quả của truyền thông nhà nước trong giám sát tham nhũng, cụ thểnghiên cứu trường hợp báo in ở Việt Nam Tác giả cho rằng việc sử dụngphương tiện truyền thông nhà nước để phơi bày tham nhũng là sáng kiến củaĐảng và Nhà nước nhưng các phương tiện truyền thông phương Tây lại lậpluận rằng điều đó là không thể Bài viết của tác giả sẽ đặt ra và trả lời các câu

Trang 30

hỏi: những yếu tố nào trong quản lý nhà nước sẽ giúp cho báo chí Việt Namphát huy khả năng hoặc hạn chế khả năng ấy của báo chí trong việc vạch trầntham nhũng; những yêu cầu, cam kết nào đặt ra đối với Chính phủ để xâydựng chính sách truyền thông chống tham nhũng ở Việt Nam.

Bài viết “Democratic Advantages in Corruption Control” (Ưu điểm dânchủ trong kiểm soát tham nhũng) (2016) [144] của Nan Zhang đã luận bàn vềnhững ưu điểm mà dân chủ mang lại trong việc kiểm soát tham nhũng Từviệc nghiên cứu các trường hợp chống tham nhũng trên 154 quốc gia, tác giảtìm thấy mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa các dân chủ và thực thi chốngtham nhũng Trong đó tự do báo chí và xã hội dân sự độc lập được coi là “báođộng lửa” đối với tham nhũng bởi báo chí và xã hội dân sự đã, đang và sẽkhám phá, công bố sai trái, qua đó cảnh báo, điều tra và đưa biện pháp trừngphạt đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham nhũng

Và nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan đến phương thức báochí chống tham nhũng chẳng hạn: “The media‟s role: covering or covering upcorruption?” (Vai trò của phương tiện truyền thông: bao gồm hay bao chetham nhũng? của Bettina Peters, năm 2003; “The politics of corruption andthe media in Africa” (Tính chính trị của tham nhũng và các phương tiệntruyền thông ở Châu Phi) của Runing, Helge đăng trên Journal of AfricanMedia Studies năm 2009

Liên quan đến vụ rò rỉ thông tin tài chính lớn nhất trong lịch sử - Hồ sơPanama, rất nhiều hãng thông tấn báo chí và nhà báo nước ngoài đã vào cuộc.Bài viết “About the Panama Papers” (Giới thiệu về hồ sơ Panama) (2017) []của nhóm tác giả Frederik Obermaier, Bastian Obermayer, Vanessa Wormer

và Wolfgang Jaschensky đăng trên tạp chí điện tử Suddeutsche Zeitung (BáoNam Đức) đã giới thiệu tổng quan nhất những thông tin liên quan đến vụ rò rỉ

hồ sơ Panama Tuy nhiên, Suddeutsche Zeitung sớm nhận ra rằng những dữliệu mà họ có là một kho thông tin đồ sộ mà không một hãng thông tấn hay cơquan báo chí nào có thể một mình xử lý Bởi vậy, Suddeutsche Zeitung

Trang 31

đề nghị hợp tác cùng Hiệp hội Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ), tổ chức cókinh nghiệm trong việc phối hợp thực hiện các cuộc điều tra xuyên quốc gia.Một mạng lưới gồm khoảng 400 nhà báo từ 80 nước nhanh chóng hình thành.Ngày 10/5/2016 Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công khai nộidung tập tài liệu “Hồ sơ Panama” dưới dạng cơ sở dữ liệu ở địa chỉoffshoreleaks.icij.org Theo đó, ICIJ tiết lộ tên và thông tin về 200.000 công

ty ở nước ngoài do giới nhà giàu thiết lập, được nêu trong Hồ sơ Panama.Theo số liệu công bố trên ICIJ đến 10/5/2016, có 19 công ty có trụ sở ở cácthiên đường thuế liên quan đến Việt Nam Có 189 cá nhân, liên quan đến ViệtNam, các công ty offshore Ngoài ra, tài liệu cũng công khai tên 23 cá nhân

và tổ chức trung gian, 185 địa chỉ tại Việt Nam

1.3 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1 Những giá trị cần tham khảo từ các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án

Nhìn chung, các công trình nêu trên đã có nhiều đóng góp quan trọngkhi nghiên cứu về tham nhũng và báo chí tham gia PCTN:

Về các công trình nghiên cứu liên quan đến tham nhũng và PCTN đãđưa ra bức tranh chung về tình hình tham nhũng ở Việt Nam và trên thế giới,làm rõ đặc trưng, nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng và đưa ra phươnghướng, giải pháp PCTN là cơ sở để luận án tham khảo trong việc triển khai,xây dựng nội dung lý luận về báo chí tham gia PCTN

Tuy nhiên, nhìn chung, các công trình này đều nghiên cứu theo hướngđặt tham nhũng trong các mối liên hệ với thể chế - cơ chế chính trị xã hội, vớicác tệ nạn xã hội khác nhất là lãng phí, quan liêu, với tiến trình phát triển vănhóa, xã hội Về cơ bản, các công trình này không liên quan trực tiếp đến đềtài: “Báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay”

Trang 32

Về các công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí tham gia PCTN:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí tham gia

giám sát quyền lực, tăng cường minh bạch, có thể thấy, báo chí trong nước vànước ngoài đã rất tích cực trong việc thực hiện chức năng giám sát QLNN,PBXH Việc giám sát QLNN và PBXH hiệu quả của báo chí là một trongnhững cách thức quan trọng góp phần PCTN bởi tham nhũng không chỉ diễn

ra ở một quốc gia, vùng lãnh thổ, tham nhũng diễn ra trên toàn thế giới vớimức độ và tính chất khác nhau đòi hỏi báo chí phải phát huy hơn nữa vai tròtrong công cuộc PCTN

Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung, phương

thức báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng, có khá nhiều công trìnhnghiên cứu của các tác giả, nhóm tác giả đã đề cập đến báo chí tham giaPCTN ở các khía cạnh khác nhau, đây là cơ sở để người viết tham khảo, triểnkhai đề tài Tuy nhiên, sự phân chia các công trình nghiên cứu liên quan đếnnội dung và phương thức báo chí tham gia PCTN chỉ mang tính tương đối đểphục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, thực chất có thể khẳng định chưa có côngtrình riêng biệt nào đề cập đến khía cạnh nội dung báo chí PCTN và phươngthức báo chí PCTN, chưa có công trình nào tương thích với chiều sâu đề tàibáo chí tham gia PCTN ở Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây dưới góc

độ chính trị học

Hiện tại, ngoài một số công trình nghiên cứu chung về PCTN, báo chí

và tham nhũng thì chưa có chuyên luận nào tương thích với chiều sâu với đềtài “Báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay” Hầu hết các công trình tậptrung nghiên cứu theo hướng phát triển nội tại khoa học luận báo chí, tínhhiệu quả của báo chí tham gia PCTN đề cập mang tính phổ quát Luận án

“Báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay” tiếp cận theo khoa học luận

Chính trị học từ vấn đề quyền lực - công luận, mối quan hệ tương quan giữathế và lực của công luận với các thế lực tham nhũng, các vụ việc, hành vitham nhũng

Trang 33

1.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với luận án tiếp tục nghiên cứu

Khảo sát các công trình liên quan đến sự tham gia của báo chí trong đấutranh PCTN ở Việt Nam hiện nay, kế thừa những giá trị mà các công trìnhtrước đây đã nghiên cứu, người viết nhận thấy còn những vấn đề đặt ra luận

án tiếp tục nghiên cứu sau:

Một là, những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực, báo chí, PCTN đã

được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến Tuy nhiên, luận án cần gópphần làm sáng tỏ hơn lý luận về kiểm soát QLNN và PCTN; lý luận về báochí và sự cần thiết tham gia PCTN của báo chí; lý luận liên quan đến nộidung, phương thức báo chí tham gia PCTN và những yếu ảnh hưởng đến báochí tham gia PCTN

Hai là, về thực trạng báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng, luận

án tiếp thu có chọn lọc quan điểm của các nhà khoa học, đi sâu phân tích thựctrạng báo chí tham gia PCTN trong đó chỉ rõ tình hình tham nhũng ở nước tahiện nay; làm rõ thực trạng báo chí tham gia PCTN trên các phương diện:

Thứ nhất, báo chí tham gia hoạch định chủ trương, đường lối, chínhsách, pháp luật về PCTN;

Thứ hai, báo chí tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, phápluật của Đảng, Nhà nước về PCTN;

Thứ ba, báo chí giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhânnhằm phát hiện, đưa tin về tham nhũng;

Thứ tư, báo chí tạo DLXH PCTN

Từ việc nghiên cứu thực trạng báo chí PCTN, luận án đánh giá thựctrạng báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay, cụ thể:

Thứ nhất, những kết quả đạt được của báo chí trong PCTN ở Việt Namhiện nay

Thứ hai, hạn chế của báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, luận án xác định nguyên nhân của kết quả và hạn chếcủa báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay

Trang 34

Ba là, trên cơ sở thực trạng báo chí tham gia PCTN và những vấn đề

đặt ra đối với báo chí tham gia PCTN ở Việt Nam hiện nay, luận án cần tậptrung đề xuất các vấn đề cơ bản bao gồm:

Thứ nhất, đưa ra dự báo về tình hình tham nhũng và sự phát triển củabáo chí Việt Nam trong thời gian tới

Thứ hai, đề xuất phương hướng phát huy vai trò của báo chí trongPCTN ở Việt Nam trong thời gian tới

Thứ ba, đề xuất giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của báo chí thamgia PCTN ở Việt Nam trong thời gian tới

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở khảo sát ở mức độ nhất định các công trình nghiên cứu vềPCTN, báo chí tham gia PCTN ở góc độ nội dung và hình thức, cho thấy vấn

đề PCTN nói chung và báo chí tham gia PCTN ở nước ta nói riêng chưa thực

sự được quan tâm Nhiều vấn đề về nội dung, hình thức, phương pháp, hiệuquả, hạn chế…của báo chí tham gia PCTN ở nước ta chưa được diễn giải thấuđáo từ góc nhìn chính trị học

Mặc dù việc nghiên cứu báo chí tham gia PCTN còn những khoảngtrống, nhiều vấn đề và nhiều nội dung chưa được đề cập, luận giải khoa học,song những kết quả nghiên cứu của các công trình đã được khảo sát là nhữngtài liệu quý báu cho tác giả trong việc nghiên cứu đề tài Tác giả luận án kếthừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học,các tác giả có liên quan để tiếp tục đi sâu nghiên cứu báo chí tham gia PCTN

ở Việt Nam hiện nay

Trang 35

Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhà nước, nhưng điểm đặc trưng nổibật được đa số các học giả nhấn mạnh đó là Nhà nước thể hiện sự độc quyền

sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu của mình

Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên cơ sở QLNN.QLNN được hiểu là khả năng của nhà nước trong việc kiểm soát hành vi củacác công dân và cưỡng chế thi hành pháp luật trong phạm vi lãnh thổ củamình; QLNN là quyền lực công của xã hội được chế định bằng pháp luật, dogiai cấp có thế lực nhất trong xã hội nắm giữ để thực hiện lợi ích của giai cấpmình trên cơ sở thực hiện ở mức độ nhất định lợi ích cá nhân và xã hội

Quyền lực nhà nước là QLCT của một giai cấp, một lực lượng xã hộiđược tổ chức thành nhà nước; QLNN là quyền lực do người dân uỷ nhiệmthông qua khế ước xã hội Dưới góc độ Chính trị học, QLNN có các đặc trưng

cơ bản đó là tính ủy quyền, tính chính đáng, tính độc quyền cưỡng chế hợppháp và tính giao tiếp cộng đồng

Trang 36

Quyền lực nhà nước trong xã hội dân chủ không phải là quyền lực tựthân, mà là quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy quyền Nhân dân nắmquyền lực, để thực hiện những công việc chung, những mục tiêu chung củacộng đồng, nhân dân ủy thác quyền của mình cho nhà nước Việc ủy quyềnnày được thực hiện có thể dựa trên truyền thống, văn hóa, tập quán hoặc theoquy định của pháp luật Thực tiễn cho thấy, trong hầu hết các chế độ dân chủ,cách thức ủy quyền rộng rãi, phổ biến là ủy quyền theo luật định.

Có thể khẳng định, QLNN có vai trò quan trọng để duy trì xã hội trongvòng trật tự, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng Tuy nhiên, nếu quyền lựccủa người được ủy quyền - những người nắm quyền - không bị kiểm soát thìquyền lực luôn có xu hướng bị lạm dụng Bởi vậy, sự tồn tại của quyền lựctrong xã hội là tất yếu và quyền lực đó cần được kiểm soát

2.1.1.2 Kiểm soát quyền lực nhà nước

Kiểm soát được hiểu là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì tráivới quy định hoặc kiểm soát là đặt trong phạm vi quyền hành của mình [122,

tr 523] Kiểm soát QLNN dựa trên các căn cứ cơ bản sau đây:

Một là, xuất phát từ đặc điểm QLNN không phải là quyền lực tự có mà

là quyền lực của nhân dân, được nhân dân ủy quyền Tuy nhiên, lý thuyết ủyquyền cho rằng có một vấn đề nan giải là “cái bẫy” tiềm ẩn trong các thể chếdựa trên sự ủy quyền Đó là quyền lực trao cho đại diện vì mục đích mang lạilợi ích cho chủ thể quyền lực có thể quay trở lại chống chính người chủ củaquyền lực đó Đối với trường hợp có nhiều người chủ và nhiều người đại diện,

có hai khả năng xảy ra đó là khi người đại diện cố gắng phục vụ nhiều ngườichủ - khi mang lại lợi ích cho người chủ này, có thể lại làm tổn hại đến lợi íchcủa người chủ khác và khi có nhiều đại diện, họ có thể sẽ câu kết chống lạingười chủ

Tổ chức, nhóm người hay cá nhân khi được nhân dân trao quyền, thựchiện không đúng, sai lệch quyền được trao thì sẽ dẫn đến tha hóa quyền lực.Quyền lực bị tha hóa, không bị kiểm soát, sẽ gây nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã

Trang 37

hội, cho nhân dân Có bốn giải pháp cơ bản được đặt ra để khắc phục nhữngvấn đề của đại diện, ủy quyền đó là việc thiết kế bản hợp đồng giữa người chủ

và người đại diện; sử dụng cơ chế thẩm tra và lựa chọn; Thực hiện tốt các yêucầu thẩm tra, báo cáo; và thi hành những kiềm chế về mặt thể chế

Hai là, QLNN nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những nhóm người, con người cụ thể thực thi.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng quyền lực vì mục đích chung, bản thânnhững người cầm quyền cũng được hưởng lợi với tư cách là một thành viêncủa cộng đồng Trong nhiều trường hợp, họ có động cơ dùng quyền lực công

để thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình Những người được ủy quyền đều cókhả năng sử dụng những nguồn lực ở vị trí đó để bảo vệ chỗ đứng của mình

Theo lý thuyết hành vi chính trị, sự lựa chọn thực hiện hành vi của cácchủ thể chính trị dựa trên cơ sở sự phân chia chi phí và lợi ích Chi phí và lợiích khi phân chia xảy ra bốn trường hợp như sau: trường hợp thứ nhất các chiphí được tập trung và các lợi ích cũng được tập trung; trường hợp thứ hai, cáclợi ích được tập trung và các chi phí bị phân tán; trường hợp thứ ba, các lợiích bị phân tán, các chi phí được tập trung; trường hợp thứ tư các lợi ích bịphân tán và các chi phí cũng bị phân tán Điểm quan tâm chính của lý thuyếtlựa chọn công cộng, thể hiện lựa chọn hành vi chính trị của các chủ thể chínhtrị là trường hợp thứ hai và trường hợp thứ ba, đặc biệt là trường hợp thứ hainơi mà các nhóm lợi ích có cơ hội giành được lợi ích tập trung cho các thànhviên của mình trong khi phân tán chi phí cho công chúng rộng lớn Và do đó,một số nhà lý thuyết cho rằng, trong một số trường hợp dân chúng thực sự trởthành người chủ chỉ cho những lợi ích đặc biệt nhưng không có tiếng nói và bịcoi thường Vì vậy, kiểm soát QLNN để đảm bảo quyền lực được sử dụngđúng đắn là nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với Nhà nước

Ba là, nhà nước là chủ thể có độc quyền cưỡng chế hợp pháp: Quyền lực

này tạo cho nhà nước sức mạnh hợp pháp duy nhất trong xã hội Không có chủ

Trang 38

thể nào thực hiện hoạt động quản lý của mình lại có quyền cưỡng chế giốngnhư nhà nước Tính độc quyền cưỡng chế của Nhà nước được thừa nhận chonên nó có tính hợp pháp Nhà nước sẽ thể chế hóa quyền lực đó thành cácđiều luật, các quy định yêu cầu bắt buộc mọi thành viên đều phải thực hiện.Quyền lực này nếu được sử dụng một cách hợp lý, sẽ đem lại cho xã hội trật

tự và sự phát triển, ngược lại, QLNN sẽ gây ra những tác động xấu cho xã hội

Hoạt động giám sát thường xuyên đối với QLNN để sử dụng QLNN

một cách hợp lý còn gọi là kiểm soát QLNN Kiểm soát QLNN được hiểu là

hệ thống những cơ chế, hoạt động được thực hiện bởi nhà nước và xã hội bằng các cách thức, biện pháp, phương tiện khác nhau nhằm giữ cho việc thực thi QLNN đúng mục đích và hiệu quả.

Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chốngtham nhũng cho rằng: tham nhũng - đó là sự lợi dụng QLNN để trục lợi riêng.Theo Ngân hàng thế giới tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực công cộngnhằm lợi ích cá nhân Tổ chức Minh bạch quốc tế - tổ chức phi chính phủ điđầu trong nỗ lực chống tham nhũng toàn cầu lại đưa ra khái niệm: Thamnhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái

Trang 39

pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân Ngân hàng Phát triển Châu Á có quanniệm rộng hơn về tham nhũng, đó là lạm dụng chức vụ công hoặc chức vụ tư

để tư lợi Ở Việt Nam, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyềnhạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi [93]

Có thể khẳng định, hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều quan niệm, địnhnghĩa khác nhau về tham nhũng, nhưng về cơ bản các quan niệm, định nghĩađều thống nhất hành vi tham nhũng có hai yếu tố cơ bản: yếu tố lợi dụng hoặclạm dụng chức vụ quyền hạn và yếu tố vụ lợi Theo đó khái niệm tham nhũng

được thừa nhận chung và ít gây tranh cãi nhất hiện nay đó là “tham nhũng là

sự lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi”[59, tr.10].

Như vậy, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hay thực chất là lạm quyền đểmang lại lợi ích cho bản thân, cho người thân, cho cơ quan, tổ chức là biểuhiện mang tính bản chất của hành vi tham nhũng

* Về phân loại tham nhũng

Căn cứ theo những tiêu chí khác nhau, người ta có các cách phân loạitham nhũng khác nhau

Thứ nhất, căn cứ vào mức độ tham nhũng, thì tham nhũng có thể phân

chia thành hai loại: Tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ

Thứ hai, dựa trên mức độ chủ động của đối tượng có hành vi tham

nhũng thì tham nhũng có thể được chia thành hai loại: tham nhũng chủ động

và tham nhũng bị động

Thứ ba, theo tiêu chí lĩnh vực có thể chia thành: Tham nhũng trong lĩnh

vực kinh tế là tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh, dịch vụ…; Tham nhũng trong lĩnh vực chính trị và tham nhũngtrong lĩnh vực hành chính [101]

Thứ tư, căn cứ theo tiêu chí giới hạn phạm vi lãnh thổ mà hành vi tham

nhũng xảy ra thì tham nhũng được chia thành hai nhóm: Tham nhũng trongnội bộ quốc gia và tham nhũng xuyên quốc gia;

Trang 40

Thứ năm, căn cứ theo phạm vi tham nhũng, thì tham nhũng được chia

thành hai loại: tham nhũng trong lĩnh vực công và lĩnh vực tư

Thứ sáu, theo tính chất của hành vi, tham nhũng có thể được phân loại

thành: tham nhũng cá nhân đơn lẻ và tham nhũng có tổ chức

Tuy nhiên, việc phân loại tham nhũng theo các cách trên chỉ là tươngđối bởi trên thực tế, hành vi tham nhũng thường diễn ra rất đa dạng, tinh vi vàphức tạp, các loại hình tham nhũng thường thâm nhập vào nhau

* Về đặc trưng của tham nhũng

Trên cơ sở cách hiểu phổ biến nhất về tham nhũng là sự lợi dụng, lạmdụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn:

Người có chức vụ, quyền hạn thường là những người có quá trình côngtác và cống hiến; là người được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trênnhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hộinhất định Những đặc điểm này của người có chức vụ, quyền hạn là cơ sở để

họ có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình,người khác

Theo quy định của Luật PCTN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018, chủ thể thực hiệnhành vi tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn Người có chức vụ,quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc

do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giaothực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khithực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân; Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Ngày đăng: 15/04/2019, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w