BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Tên chuyên đề: “Kỹ năng Quản lý xung đột” Giáo viên dạy: Địa điểm học: - Họ tên học viên: - Đơn vị: - Lớp: Điểm Câu
Trang 1BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Tên chuyên đề: “Kỹ năng Quản lý xung đột”
Giáo viên dạy:
Địa điểm học:
- Họ tên học viên:
- Đơn vị:
- Lớp:
Điểm
Câu hỏi:
1/ Vì sao nói mâu thuẫn, xung đột là không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc cùng nhau
2/ Để giải quyết hiệu quả xung đột với đồng nghiệp bạn nên xử lý như thế nào?
BÀI LÀM
1/ Xung đột là sự mâu thuẫn về các mục tiêu, lợi ích, quan điểm, ý kiến, cách nhìn có khuynh hướng đối lập nhau hoặc các chủ thể có tác động qua lại với nhau
Như vậy, mâu thuẫn, xung đột là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc cùng nhau Bởi trong một môi trường làm việc là những con người khác nhau đến từ những miền địa lý khác nhau, độ tuổi khác nhau, giọng nói khác nhau, tư tưởng khác nhau… với những mục đích và nhu cầu hoàn toàn khác nhau Mang trong người sự hoàn toàn khác nhau đó, họ gặp nhau hàng ngày và làm việc chung với nhau trong một khuôn viên hạn hẹp thì việc không hài lòng với nhau trong công việc, cách nói chuyện, cách ăn mặc … là việc không thể tránh khỏi, mâu thuẫn xảy ra, xung đột xảy ra làm ảnh hưởng đến mối quan hệ, đến công việc và cơ quan Mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong quá trình làm việc cùng nhau chủ yếu là do:
- Bất đồng ý kiến: vì mỗi người có mục tiêu, lợi ích, quan điểm, ý kiến, cách nhìn khác nhau nên dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong quá trình làm việc cùng nhau Chỉ xuất phát ý muốn hay suy nghĩ chủ quan của mình mà không biết thừa nhận, tôn trọng, suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác Chưa có sự họp tác thống nhất, đồng nhất, bằng mặt mà không bằng lòng, không chịu lắng nghe cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột
- Do hiểu lầm (người này hiểu sai về người kia vì một lý do nào đó,), do tính cách, do giao tiếp ứng xử …
- Có sự tính toán, so đo, lợi ích cá nhân và đố kỵ nhau trong khi làm việc cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột vì người này không muốn thua người kia, không muốn kém cõi hơn người kia về mọi thứ
Trang 2- Sự nhận xét đánh giá, khen chê không đúng chỗ, đúng lúc cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột
- Phân công công việc không cụ thể và công bằng cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột vì một người được giao quá nhiều việc trong cùng một lúc, còn người kia thì ưu ái quá mức
- Sự khác biệt về nhận thức, quan điểm, cách nhìn và tinh thần trách nhiệm khi làm việc của mỗi người cũng dẫn đến mâu thuẫn, xung đột
Ví dụ: Người có ý thức sẽ làm việc với trách nhiệm cao, ngược lại người không có ý thức sẽ lơ là thiếu trách nhiệm nên khi 02 người này làm việc cùng thì cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột
Câu 2: Để giải quyết hiệu quả xung đột với đồng nghiệp nên xử lý:
Những bất đồng và căng thẳng tại nơi làm việc là không thể tránh khỏi, khi chúng ta dành nhiều thời gian hàng tuần để làm việc với đồng nghiệp hơn là thời gian bên cạnh gia đình và bạn bè Điều đó cho thấy rằng đôi khi chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với đồng nghiệp và điều có cũng có nghĩa rằng ta cũng có thể bị lôi kéo vào những cuộc xung đột với họ - những người ở bên cạnh ta hơn 8 tiếng một ngày, khiến bạn không chỉ bực bội trong giờ làm việc mà còn sau giờ tan ca
Do đó, nếu có xung đột xảy ra mà bản thân mỗi người chúng ta không ngăn chặn, xử lý kịp thời thì dễ dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ đồng nghiệp, cũng như hiệu quả công việc của cơ quan Vì vậy, để giải quyết hiệu quả xung đột với đồng nghiệp, tránh mâu thuẫn kéo dài thì trước hết bản thân chúng ta cần phải:
- Giữ bình tĩnh, không manh động và kiềm chế cảm xúc của bản thân để trì hoãn nội dung xung đột lại để chờ thời cơ trao đổi với đồng nghiệp (Việc giải quyết vấn đề sớm sẽ ngăn không cho vấn đề này trở thành mâu thuẫn, xung đột lớn hơn.)
- Trao đổi trực tiếp hoặc gọi điện thoại, gọi video: Cần dùng từ ngữ nhẹ nhàng, đồng cảm trong khi trao đổi, tránh dùng lời nói gây tổn thương đến người khác (hình thức này sẽ giúp hai người hiểu nhau cặn kẽ hơn là trao đổi qua email hoặc nhắn tin vì bạn có thể biết được giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của người kia thế nào, bạn sẽ dễ dàng thông cảm hơn và cùng nhau đưa ra giải pháp tốt hơn là trao đổi qua tin nhắn)
- Nghe nhiều hơn nói, phải thực sự lắng nghe và theo dõi những gì đồng nghiệp nói: Bởi vì khi không khí đang căng thẳng thì không nên cố gắng giải thích quan điểm của mình, bởi khi mình càng nói nhiều thì đồng nghiệp sẽ có thể
sẽ không quan tâm bạn đang nói gì nữa Vì vậy, hãy lắng nghe nhiều hơn nói Ngay cả khi đồng nghiệp không để cho mình nói, mình sẽ vẫn có cơ hội để nói
Do đó, hãy cho đồng nghiệp ít thời gian và sẽ đến lúc họ ngừng để lắng nghe mình nói Tuy nhiên, khi cảm thấy mình đang bị áp đảo trong cuộc tranh luận, thì mình có thể xin phép đồng nghiệp dừng lại một điểm nào đó để tranh luận ngay lập tức như “Tôi xin phép ngắt lời, vì bạn có nói một điều mà tôi muốn làm rõ” Đồng nghiệp biết mình vẫn đang lắng nghe và sẽ dừng lại để mình chia sẻ ý kiến
- Khi đến lượt mình nói thì hãy cố gắng trình trình bày quan điểm của mình
về nội dung xung đột xảy ra một cách ngắn gọn, xúc tích nhất để cho đồng nghiệp
Trang 3hiểu và hãy cho đồng nghiệp biết là mình không muốn điều đó xảy ra làm ảnh hưởng đến tình dồng nghiệp và hãy cho đồng nghiệp thấy thiện chí muốn xóa bỏ
đi xung đột giữa 2 người
- Khi xung đột được giải quyết thì tuyệt đối không được nhắc lại sự việc dù
ở hoàn cảnh nào
- Nếu như các giải pháp trên mà cả hai không thể tìm được tiếng nói chung trong giải quyết xung đột thì lúc này phải nhờ đến sự can thiệp của lãnh đạo đoàn thể hoặc cơ quan
Tóm lại, trong môi trường làm việc chung với đồng nghiệp thì ít nhiều gì cũng có những mâu thuẫn, xung đột xảy ra nên bản thân mỗi người chúng ta cần
cố gắng hạn chế không để xảy ra xung đột dù là xung đột nhỏ nhất Khi giải quyết xung đột cần chú ý đến nguyên tắc
- Tiên trách kỹ, hậy trách người
- Luôn tôn trọng, đồng cảm có thiện chí, khách quan
- Đừng cố dành phần thắng
- Cố gắng hiểu đúng quan điểm của người khác
- Đừng cằn nhằn, nói dai, cố chấp, hung dữ, áp chế hoặc làm mất mặt đối tượng
- Cần cởi mở, thân thiện, tôn trọng và có thiện chí
- Giải quyết xong không nhắc lại, không đay nghiến nhau