Chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá việc thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" trong năm 2006 nhằm các mục tiêu: 1- Đánh giá việc thực hiện hoạt động cung
Trang 2Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
TS Nguyễn Huy Cõi
Nơi thực hiện đề tài: Tỉnh Bắc Giang
Hà Nội, năm 2007
Trang 3- Trường đại học Dược Hà Nội;
- Bộ môn Tổ chức và Quản lý dược Trường đại học Dược Hà Nội;
- TS Nguyễn Thanh Bình- Trưởng phòng Đào tạo sau đại học, Trường đại học Dược Hà Nội;
- Sở Y tế Bắc Giang;
- TS Nguyễn Huy Cõi- Nguyên Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang;
- Trường Trung học Y tế Bắc Giang;
- Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện của tỉnh Bắc Giang;
- Phòng y tế các huyện của tỉnh Bắc Giang;
- Các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình,
Đã quan tâm giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập tại Trường đại học Dược Hà Nội và quá trình tiến hành nghiên cứu, hoàn thành Đề tài này
Trang 4BVĐK Bệnh viện đa khoa
CS & BVSKND Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân DSĐH Dược sĩ đại học
HĐT & ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
Trang 51.2.2- Néi dung ChÝnh s¸ch quèc gia vÒ thuèc cña ViÖt
1.3- Mét sè kÕt qu¶ vµ kinh nghiÖm cña qu¸ tr×nh
triÓn khai CSQGT t¹i 10 tØnh thÝ ®iÓm vµ trong ph¹m vi toµn quèc
Trang 73.2.2.3- KiÕn thøc sö dông thuèc 37 3.2.3- T×nh h×nh cung øng thuèc trong khu vùc nhµ
Trang 8Bảng 2.1- Thông tin về dân số và kinh tế tỉnh Bắc Giang 14 Bảng 2.2- Số liệu về tình trạng sức khoẻ ngưòi dân tỉnh
Bảng 3.2- Thuốc hiện có tại trạm y tế xã trên danh mục
TTY Bộ Y tế theo tuyến
25
Bảng 3.5- Tổng hợp chất lượng mẫu lấy kiểm tra theo vùng
Bảng 3.11- Kết quả khảo sát bệnh án điều trị tiêu chảy cấp
cho trẻ em dưới 6 tuổi
37
Trang 10Biểu đồ 3.1 - Chất lượng thuốc theo vùng địa lý năm 2006 29 Biểu đồ 3.2- Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước ở
Biểu đồ 3.4 - Tỷ lệ TTY mua không đơn trên tổng thuốc bán
Trang 11Đặt vấn đề
Để đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, mỗi quốc gia cần xây dựng chiến lược y tế cho đất nước Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt thiết yếu có tính xã hội cao, không những chỉ để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh mà trong nhiều hoàn cảnh (Thiên tai, thảm hoạ, xung đột quân sự, chiến tranh ) thuốc còn là một nhân
tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội và an ninh đất nước
Nhờ những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học - công nghệ, công nghệ dược phẩm thế giới sản xuất ngày càng nhiều thuốc Hàng nghìn hoạt chất thuốc đã được phát minh và được sản xuất dưới dạng hàng trăm nghìn sản phẩm để ứng dụng trong điều trị và phòng bệnh Giá trị sản lượng dược phẩm thế giới bình quân tăng gấp hai lần sau mỗi thập niên
ở Việt Nam, từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) công cuộc đổi mới toàn diện đã được thực hiện từ một nước có nền kinh tế quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới Với nhiều chính sách cải cách, thì hệ thống cung cấp thuốc cũng phát triển rộng rãi hơn Hàng loạt công ty Dược phẩm ra đời cộng với sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nguồn cung ứng thuốc trở nên phong phú, nhiều chủng loại, đáp ứng phần lớn nhu cầu dùng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị Thị trường thuốc ngày càng sôi động thì tính phức tạp và khó khăn của nó trong lĩnh vực quản lý thuốc cũng gia tăng, chi phí về thuốc ngày càng tăng trong ngân sách y tế Việc lạm dụng thuốc của thầy thuốc tại các cơ sở điều trị, đến thói quen của người dân tự mua thuốc sử dụng tuỳ tiện, bất hợp lý, đưa
đến tai biến sử dụng thuốc, kháng thuốc, dị ứng thuốc ngày càng nhiều Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo, để sử dụng thuốc an toàn và hợp lý,
Trang 12mỗi quốc gia cần xây dựng chính sách quốc gia về thuốc (CSQGT) sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của nước mình Tại Nghị quyết 37/CP ngày 20/06/1996 của Chính phủ đã ban hành CSQGT với mục tiêu cơ bản là: Đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến người dân và
đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hiệu quả Đó là cơ sở cho ngành Dược nói riêng và ngành Y tế nói chung thực hiện tốt chức năng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới
Bắc Giang là một tỉnh miền núi mới được tách ra năm 1997, do tình hình thiếu nhân lực về y tế nên công tác triển khai thực hiện các mục tiêu của CSQGT còn nhiều hạn chế, chưa có nghiên cứu khảo sát thống kê y tế để đánh giá tình hình thực hiện các CSQGT tại địa phương Để giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về thực trạng đạt được các mục tiêu của CSQGT Chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá việc thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang" trong năm 2006 nhằm các mục tiêu:
1- Đánh giá việc thực hiện hoạt động cung ứng thuốc cho người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2- Đánh giá vấn đề sử dụng thuốc tại địa bàn trên
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện CSQGT tại tỉnh Bắc Giang trong tời gian tới
Trang 13Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, danh mục các loại thuốc cũng được thay đổi và bổ sung thường xuyên Việc sản xuất ra nhiều loại dược phẩm đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra nhiều nguy cơ bất lợi hơn cho người bệnh[4] Hiện tượng con người lệ thuộc vào thuốc, lạm dụng thuốc trở lên ngày càng phổ biến và trở thành một hội chứng trong các nước phát triển[20] Chẳng hạn, hơn 8000 công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng thuốc hợp lý an toàn từ năm 1986 đến năm 1995 đã
được công bố tại Anh, phần lớn những nghiên cứu này đã được thực hiện ở các nước đang phát triển, và đưa ra kết luận 40-60% người bệnh được sử dụng thuốc hoặc kê đơn không hợp lý[22]
Một tỉ lệ lớn số người tự điều trị là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lạm dụng thuốc Đối với các nước đang phát triển, hiện tượng lạm dụng thuốc xảy
ra càng nghiêm trọng hơn, tình trạng tự mua thuốc, tự điều trị đã trở thành phổ
Trang 14biến Một nghiên cứu 25.951 trường hợp ở Andhra Pradesh cho thấy 47% thuốc ở các hiệu thuốc trong thành thị được bán không có chỉ định của thày thuốc[4] Khoảng 200.000 người chết mỗi năm tại Trung Quốc do sử dụng thuốc không đúng liều[21]
Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý là một trong những yếu tố làm tăng tình trạng kháng thuốc đang lan tràn trên toàn thế giới Nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc là do việc dùng kháng sinh bừa bãi và lạm dụng của cả nhân viên y tế cũng như người sử dụng
Việc cung ứng thuốc ở các nước đang phát triển cũng đang đứng trước những thách thức nặng nề Sản lượng thuốc trên thế giới đang tăng với tốc độ 9-10% mỗi năm và cứ sau mỗi thập kỷ, giá trị sản lượng thuốc lại tăng gấp 2
đến 2,5 lần (1976: 43 tỷ USD; 1985: 94 tỷ USD, 1994: 256 tỷ USD) Bình quân tiền thuốc sử dụng trên đầu người cũng tăng (1976: 10,3 USD; 1985: 19,4 USD, 1995: 40 USD)[20]
Trong khi đó tình trạng phân bố tiêu dùng thuốc đang hết sức chênh lệch giữa các nước phát triển Điều đáng nói là khoảng cách đó không được rút ngắn lại mà càng ngày càng xa Năm 1976, các nước phát triển chỉ chiếm 27% dân số thế giới mà sử dụng đến 76% sản lượng thuốc trên thế giới, trong khi các nước đang phát triển chiếm 73% dân số chỉ được hưởng thụ 24% sản lượng thuốc Mười năm sau (1985) dân số các nước đang phát triển tăng lên 75% dân số thế qiới nhưng mức hưởng thụ lại giảm xuống còn 21% Mức tiêu thụ thuốc trên đầu người của các nước châu âu và Bắc Mỹ là 300 USD, trong khi đó các nước đang phát triển là 5-10 USD, ở một số vùng châu Phi chỉ đạt 1 USD Ngay trong từng quốc gia sự chênh lệch sự chênh lệch cũng thể hiện rõ
ở các vùng địa lý- kinh tế khác nhau [20]
Trang 151.1.2- ở Việt Nam
ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, mặc dù cơ sở vật chất nghèo nàn, kinh phí còn hạn hẹp, tình trạng khan hiếm thuốc thường xuyên xảy ra, nhưng việc quản lý thuốc được thực hiện khá chặt chẽ Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ, là tiền đề cho hàng loạt cơ sở hành nghề y, dược tư nhân ra đời và phát triển Trong những năm qua, cùng với hệ thống doanh nghiệp dược nhà nước, mạng lưới kinh doanh tư nhân đã hình thành và phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tạo điều kiện đưa thuốc đến tay người bệnh một cách nhanh chóng với giá ổn định Nhiều cơ sở hoạt động tốt,
có hiệu quả, tuân thủ các qui chế chuyên môn, là nơi tuyên truyền về y tế thường thức cho nhân dân tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh với hệ thống phân phối của nhà nước [4]
Hệ thống kinh doanh dược tư nhân phát triển nhanh chóng về số lượng, phương thức hoạt động năng động, huy động được tiềm năng về vốn và nhân lực trong nước Bên cạnh khu vực kinh doanh dược nhà nước, hệ thống dược tư nhân, đặc biệt là mạng lưới bán lẻ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thuốc phòng chữa bệnh, thực sự là bộ phận trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng Thị trường thuốc phong phú đầy đủ cả thuốc nội lẫn thuốc ngoại, thuốc thiết yếu, thuốc thông thường, kể cả thuốc chuyên khoa, đặc trị với giá cả ổn định, chất lượng và mẫu mã đẹp Nên đã đáp ứng
được yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân hưởng thụ thuốc trên đầu người năm 1995 là 4,5 USD/người/năm, tăng gấp 9 lần so với thời ký bao cấp (0,5 USD/người/năm) Bên cạnh khoảng 5.000 dược phẩm sản xuất trong nước trên cơ sở 150 nguyên liệu hoá dược, còn có 3.000 dược phẩm nước ngoài trên cơ sở 550 nguyên liệu hoá dược [20]
Trang 16Bên cạnh những thành quả không thể phủ nhận do tiến trình đổi mới, những bất cập của cơ chế thị trường cũng bộc lộ, có tác động mạnh đến hành nghề y dược tư nhân Tình trạng các cơ sở hành nghề dược tư nhân chạy theo lợi nhuận, vi phạm các qui chế chuyên môn như: qui chế thuốc độc, qui chế thuốc hướng tâm thần, qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn… không phải là
ít Việc lạm dụng thuốc đang là vấn đề đáng lo ngại, bởi lẽ nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh mà còn gây nhiều hậu quả đáng tiếc về sau[4] Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới, khoảng 17 triệu người chết hàng năm do nguyên nhân là các bệnh nhiễm khuẩn, trên môt nửa số này là trẻ em[4], [16] Cũng như nhiều nước đang phát triển, việc tự sử dụng thuốc,
đặc biệt là kháng sinh đã ở mức đáng lo ngại, 50% số người mua kháng sinh
là không có đơn, trong đó số người sử dụng đồng thời từ 2 kháng sinh trở lên chiếm tỷ lệ 11% Cá biệt có trường hợp trong một đợt điều trị dùng tới 8-14 loại kháng sinh cho một người đáng chú ý là việc sử dụng kháng sinh không
đủ liều, 30% số người mua kháng sinh từ 1-2 ngày… [4]
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Mô hình bệnh tật của đất nước đang là một mô hình đan xen giữa mô hình của bệnh nhiễm trùng, bệnh của các nước đang phát triển và bệnh không do nhiễm khuẩn, bệnh của các nước phát triển [20] Tuy nhiên, bệnh nhiễm khuẩn luôn chiếm vị trí hàng đầu, tỷ lệ kháng sinh nhập khẩu hàng năm chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn tới tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc (kể cả kháng sinh có hoạt phổ rộng)
đang là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh không đủ liều đang xảy ra rất phổ biến trong cộng đồng Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự thiếu hụt kiến thức về sử dụng thuốc hợp lý của cả người kê đơn lẫn người bán thuốc Một tỷ lệ lớn các bệnh nhân tự điều trị là một nguy cơ không thể tránh khỏi hiện tượng sử dụng thuốc không hợp lý, lạm dụng thuốc 80% người bệnh thường bỏ qua việc
Trang 17khám bệnh mà đi thẳng tới nhà thuốc để mua thuốc mà không cần có đơn, “bất
kỳ ai cũng có thể mua được thuốc, ở bất kỳ đâu và với số lượng bao nhiêu cũng được”, trong khi đó các nhà thuốc tư chỉ chạy theo lợi nhuận, sẵn sàng bán thuốc tự do không cần có đơn đang diễn ra rất phổ biến[4]
Thuốc là loại hàng hoá đặc biệt, vì vậy một trong những mục tiêu cơ bản của chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam là bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng để người dân sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hạn chế tối đa những tai biến do kê đơn, bán thuốc và sử dụng thuốc không đúng chuyên môn
1.2- chính sách quốc gia về thuốc
1.2.1- Sự cần thiết của Chính sách quốc gia về thuốc
Thuốc là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Ngành Dược có trách nhiệm đảm bảo cung ứng nhu cầu hợp lí về thuốc chữa bệnh cho nhân dân và tiến hành mọi hoạt động có liên quan để đảm bảo cung ứng tốt, bao gồm sản xuất, mua bán, xuất nhập, phân phối, tồn trữ, bảo đảm chất lượng thuốc, sử dụng thuốc hợp lí, an toàn
Tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc bất hợp lý- an toàn hiện nay là do những nguyên nhân rất phức tạp và không phải chỉ do vì thiếu nguồn lực tài chính, mà còn do nhiều nguyên nhân quan trọng khác từ nhiều phía: Quan
điểm và thái độ của các cơ quan nhà nước, của đội ngũ thầy thuốc kê đơn, của các nhà sản xuất - kinh doanh - phân phối dược phẩm và ngay cả bản thân người bệnh và người tiêu dùng Để giải quyết các vấn đề nói trên, cần có một chính sách quốc gia về thuốc do chính phủ ban hành Chính vì vậy, năm 1988, WHO đã công bố tài liệu “Hướng dẫn xây dựng Chính sách quốc gia về thuốc” cho các quốc gia thành viên Mục đích của CSQGT là, trên cơ sở các nguồn lực của đất nước, phải bảo đảm khả năng cung ứng đủ thuốc để kiểm soát các bệnh phổ biến nhất, bảo đảm chăm sóc sức khoẻ nhân dân Chính
Trang 18sách về TTY là hạt nhân cơ bản của CSQGT Chính sách quốc gia về thuốc thể hiện quyết tâm của chính phủ nhằm đảm bảo cho nhân dân có thuốc chữa bệnh, đồng thời cũng là cơ chế phối hợp giữa ngành y tế và các bộ ngành khác
để đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên [14]
Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi WHO đề xuất các khái niệm TTY
và CSQGT, tính đến cuối năm 2000 có hơn 160 quốc gia đã xây dựng và công
bố Danh mục TTY; hơn 100 quốc gia đã xây dựng và công bố CSQGT Đồng thời, khái niệm sử dụng thuốc hợp lý cũng trở nên phổ biến Vấn đề tiếp cận TTY cho nhân dân cũng có những tiến bộ vượt bậc: gần 3,8 tỉ người được tiếp cận với TTY vào năm 1997 so với 2,1 tỉ người năm 1977 năm 2002, 25 năm sau khi Danh mục TTY mẫu của WHO được ban hành lần đầu tiên, khái niệm TTY đã trở thành một khái niệm toàn cầu Chính sách TTY và CSQGT có một mối quan hệ tương hỗ Chính sách TTY là nền tảng cơ bản của CSQGT Ngược lại, các nội dung của CSQGT có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện được các mục tiêu: Người dân được tiếp cận với TTY, TTY có chất lượng cao và được sử dụng hợp lý an toàn[14]
ở Việt Nam trong suốt 50 năm qua, Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chính sách cụ thể liên quan đến thuốc Trong thập kỷ 80,
Bộ Y tế đã phác thảo những định hướng và nguyên tắc phát triển ngành Dược, nhưng do nhiều nguyên nhân, Bộ Y tế chưa hoàn thành được việc xây dựng CSQGT dưới dạng một văn bản hoàn chỉnh, toàn diện để trình Chính phủ phê duyệt và ban hành Hiện nay lượng thuốc chữa bệnh tăng lên nhiều, chủng loại rất phong phú, đa dạng, chất lượng có tiến bộ, việc cung ứng thuốc cho nhân dân đã được cải thiện nhưng cũng còn một số hạn chế như mạng lưới phân phối thuốc chưa đều khắp, có tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị gây tốn kém và tác hại, công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp yêu cầu của tình hình thực tế Vì thế Chính phủ ban hành Chính sách quốc gia về thuốc làm cơ sở
Trang 19cho ngành Dược nói riêng và ngành Y tế nói chung Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam nhằm đưa ra những chính sách, chiến lược quan trọng nhất để định hướng phát triển lâu dài cho ngành Dược nói riêng và ngành Y tế nói chung CSQGT không những thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của chính phủ đối với việc đảm bảo nhu cầu về thuốc cho nhân dân và yêu cầu phát triển, hiện đại hoá ngành Duợc trong tương lai mà còn đề ra những chủ trương, biện pháp nhằm tạo ra những điều kiện mới và khả năng mới để khai thác, phát huy những nguồn lực trong nước cả khu vực nhà nước và tư nhân, của ngành Dược và cả các ngành liên quan và đồng thu hút nguồn lực nước ngoài để phát triển và hiện đại hoá ngành Dược Việt Nam[14]
CSQGT là kim chỉ nam cho việc hoạch định sự phát triển của ngành Dược Việt Nam[14]
1.2.2- Nội dung Chính sách quốc gia về thuốc của Việt nam
Thực hiện chủ trương của WHO, năm 1987 Bộ Y tế Việt Nam đã xây dựng và công bố danh mục TTY lần đầu tiên và lần lượt công bố Danh mục lần thứ hai (1992), lần thứ ba (1995), lần thứ tư (1999) và lần thứ năm (2005)
Điêù đáng chú ý là Danh mục TTY lần thứ năm của Việt Nam bao gồm cả tân dược và thuốc y học cổ truyền, thể hiện sự tiếp thu và kết hợp kinh nghiệm quốc tế với đặc thù của Việt Nam, thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kế thừa, phát huy và phát triển y học cổ truyền phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã ban hành "Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam" Sau 5 năm triển khai thực hiện thành công CSQGT, ngày 5 tháng 8 năm 2002 tại Quyết định
số 108/2002/QĐ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành " Chiến lược phát triển ngành Dược Việt nam giai đoạn đến 2010" Có thể nói các văn bản quan trọng nói trên một mặt thể hiện sự cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt
Trang 20Nam trong vấn đề đảm bảo thuốc cho nhân dân, mặt khác là đường lối, chính sách để phát triển ngành Dược Việt Nam góp phần xứng đáng vào việc phục
vụ tốt sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân
1.2.2.1- Mục tiêu chung của Chính sách quốc gia về thuốc
CSQGT của Việt Nam có hai mục tiêu chung: "Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân" và 'Bảo đảm cung ứng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả"
Hai mục tiêu này là một thể thống nhất và chỉ khi nào cả hai mục tiêu
được thực hiện tốt mới có thể nói ngành Dược và ngành y tế hoàn thành được nhiệm vụ của mình
1.2.2.2- Các mục tiêu cụ thể của CSQGT
Hai mục tiêu trên của CSQGT đã được cụ thể hoá thành 9 mục tiêu cụ thể sau đây:
a Đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng, giá cả thích hợp: Thực hiện sự công bằng trong cung ứng thuốc cho người bệnh ưu tiên TTY, chú trọng thuốc cổ truyền
b Tận dụng các nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam đáp ứng phần lớn nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân
c Phát triển và hoàn thiện màng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng, chú trọng những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa
d Bảo đảm chất lượng thuốc trong sản xuất tồn trử lưu thông
e Nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về Dược trên cơ sở hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và qui chế
f Bảo đảm cho thầy thuốc kê đơn chọn lựa, chỉ định thuốc hợp lý, an toàn
g Tổ chức lại ngành Dược phù hợp với cơ chế mới
Trang 21h Phát triển nguồn nhân lực Dược hợp lý về cơ cấu, đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao và có đạo đức nghề nghiệp
i Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học Dược, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cung ứng thuốc và công tác quản lý
Đẩy mạnh hợp tác liên ngành, liên doanh, hợp tác quốc tế và hợp tác khu vực trong lĩnh vực dược
Để thực hiện các mục tiêu nói trên CSQGT được xây dựng tiến độ thực hiện CSQGT trong ba kế hoạch 5 năm: 1996-2000, 2001-2005, 2006-2010
1.2.3- Các chính sách và giải pháp cụ thể
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể nói trên, CSQGT cũng đã đề ra những chính sách và giải pháp cụ thể trong một loạt các lĩnh vực của ngành Dược Việt Nam
1.1.4.1- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và thực hiện chính sách
về thuốc thiết yếu
1.1.4.2- Bảo đảm chất lượng thuốc
1.1.4.3- Chính sách về sản xuất, cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc
1.1.4.4- Phát huy và phát triển thuốc y học cổ truyền
1.1.4.5- Đào tạo nguồn nhân lực dược
1.1.4.6- Thông tin thuốc
1.1.4.7- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc
1.1.4.8- Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về dược
1.2.4- Phân kỳ các giai đoạn thực hiện CSQGT
- Giai đoạn 1: 1996 - 2000
- Giai đoạn 2: 2001 - 2005
Trang 221.3- một số kết quả của quá trình triển khai CSQGT tại 10 tỉnh thí điểm và trong phạm vi toàn quốc
Sau khi ban hành Chính sách quốc gia về thuốc năm 1996, được sự giúp đỡ của Chương trình hợp tác Việt Nam- Thuỵ Điển thông qua cục quản lý dược Việt Nam, năm 1997 việc triển khai thí điểm CSQGT đã được thực hiện ở 7 tỉnh/thành phố đại diện cho 7 vùng kinh tế - xã hội là: Tuyên Quang, Hà Nội, Thanh Hóa, Thừa thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Nai và Đồng Tháp Từ 1999
Bộ y tế và Chương trình hợp tác Việt Nam- Thuỵ Điển bổ sung thêm 3 tỉnh nữa cùng tham gia vào dự án là Hà Giang, Lào Cai, Quảng Nam
Một số tỉnh đã có ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện CSQGT nên cử Phó Chủ tịch làm trưởng Ban điều hành CSQGT Cũng có tỉnh
cử Giám đốc Sở Y tế làm trưởng Ban điều hành Hiện nay có một số tỉnh chưa
có Phó Giám đốc Sở y tê là dược sĩ phụ trách công tác dược[14]
Ngân sách cho việc triển khai CSQGT còn thiếu, nhân lực thường xuyên
để triển khai các hoạt động bị hạn chế Thiếu các tài liệu tối thiểu như Danh mục thuốc thiết yếu, Hướng dẫn điều trị tại các trạm y tế xã[14]
Tất cả các bệnh viện tỉnh, bệnh viện khu vực, bệnh viện huyện đã thành lập HĐT&ĐT, chất lượng hoạt động được nâng cao và đi vào chiều sâu Hội
đồng thường xuyên tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về việc mua, cung ứng, sử dụng thuốc, xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện, thông tin thuốc, kiểm soát việc kê đơn thuốc hoặc bình đơn thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc Có địa phương như Hà nội đã thành lập tổ Dược lâm sàng
Mạng lưới bán lẻ thuốc ở các tỉnh được mở rộng Số lượng các điểm bán
lẻ, đặc biệt ở nông thôn, vùng xâu, vùng xa tăng đáng kể Thuốc phòng và chữa bệnh tăng cả về số lượng, chủng loại, chất lượng Không còn tình trạng thiếu thuốc thiết yếu ngay cả ở vùng sâu, vùng xa Nhiều địa phương tổ chức nhiều điểm bán lẻ ở vùng sâu, vùng xa mặc dù kinh doanh ở những điểm này
Trang 23chưa có hiệu quả Trên toàn quốc có trên 36.000 điểm bán lẻ thuốc, bao gồm hiệu thuốc thuộc công ty Nhà nước, nhà thuốc tư nhân, đại lý bán lẻ thuốc, quầy thuốc thuộc trạm y tế xã
Sự hiểu biết của nhân dân về thuốc và cách sử dụng rất hạn chế Nhiều nơi, người dân khi dùng thuốc chỉ phân biệt theo mầu và hình dáng của viên thuốc, không có thói quen dùng theo chỉ định của thầy thuốc
Trên cơ sở tổng kết, kết quả đạt được của việc thực hiện CSQGT tại các tỉnh thí điểm, giúp đánh giá được những thuận lợi khó khăn và hiệu quả đạt
được, từ đó đã cho những kinh nghiệm tốt để BCĐ trung ương hướng dẫn thực hiện CSQGT với quy mô rộng hơn trên phạm vi toàn quốc Việc triển khai CSQGT đối với các tỉnh còn lại, việc lập kế hoạch, tiến hành và đánh giá kết quả thực hiện như thế nào? (Chưa có đề tài nào nghiên cứu khách quan toàn diện về vấn đề này) Bộ chỉ báo quốc gia đánh giá thực hiện CSQGT gồm những chỉ số điển hình phản ánh kết quả thực hiện các nội dung của CSQGT,
là cơ sở để đánh giá và so sánh một cách định lượng, những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện CSQGT qua từng thời gian
1.4- vài nét về điều kiện tự nhiên - xã hội và y tế của tỉnh bắc giang
1.4.1- Vị trí, địa lý, dân số:
Bắc Giang là tỉnh miền núi, có vị trí nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh
Đông Bắc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội; phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương; phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội Tổng diện tích đất tự nhiên có 3.822kmP
2
P
; trong đó có 1/3 là đất nông nghiệp; 1/3 đất rừng, còn lại là
đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng Địa hình gồm 02 tiểu vùng là
Trang 24miền núi và trung du, có đồng bằng xen kẽ Có 03 con sông lớn chảy qua, cùng hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm phong phú
và 09 huyện (02 huyện đồng bằng là Việt Yên, Hiệp Hòa; 04 huyện miền núi thấp là Yên Dũng, Lạng giang, Tân Yên, Yên Thế và 03 huyện vùng cao là Sơn động, Lục Ngạn, Lục Nam) Dân số tòan tỉnh đến hết năm 2007 ước có 1.613 ngàn người , với 27 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn; đồng bào dân tộc ít người chiếm 12,9% Mật độ dân số bình quân 413 người/kmP
2
P Dân số sống ở nông thôn chiếm gần 90%; đô thị trên 10% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện nay là 1,12%R 0 R
Bảng 2.1- Thông tin về dân số và kinh tế tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh có dân số khá đông, gần 1,6 triệu người Sau nhiều năm phấn đấu đã giảm được tốc độ phát triển dân số, hiện chỉ còn 11,8%R 0 R; tuổi thọ người dân đã được nâng lên đáng kể, đạt 72 tuổi, trên mức trung bình của cả nước, do vậy tỷ lệ người già đang có xu hướng ngày càng tăng Phần lớn dân cư vẫn sống phân tán trên diện rộng ở khu vực nông thôn, miền núi; tỷ lệ dân dân thành thị chỉ chiếm chưa đầy 10% Nhân dân nhìn chung còn nghèo, với thu nhập bình quân đầu người đến nay mới đạt 408USD, chưa bằng 1/2 bình quân chung của cả nước Những yếu tố trên là một thách thức, khó khăn rất lớn cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung và công tác cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng đến người
Trang 25dân cũng như việc bảo đảm sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả thuốc chữa bệnh cho người dân nói riêng
1.4.2- Khí hậu, thời tiết
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 04 mùa rõ rệt: mùa Xuân mát mẻ, độ ẩm cao; mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa Thu khô ráo, mát mẻ; mùa Đông lạnh và khô Nhiệt
0
PC; tháng nóng nhất là tháng 7, có nhiệt độ trung bình từ
Là một tỉnh nông nghiệp, mới được tái lập từ năm 1997 (tách ra từ tỉnh
Hà Bắc) Trong thời gian qua, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh đã có những những bước tiến bộ mạnh mẽ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 10 năm qua đạt trên 8%; trong đó năm 2006 tăng 9,5%; ước năm 2007 tăng trên 10% Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng nhanh tỷ trọng sản xuất công nghiệp; giảm tỷ trọng nông nghiệp Nguồn lực lao động, dân cư cũng đang chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ; từ nông thôn ra thành thị Các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo đã đạt nhiều thành tựu quan trọng Trong giáo dục, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; đang hướng tới phổ cập trung học phổ thông trong toàn tỉnh; hệ thống trường chuẩn quốc gia đang
được tích cực xây dựng; chất lượng giáo dục có những tiến bộ nhất định Sự nghiệp văn hóa- thông tin- thể thao- phát thanh- truyền hình được quan tâm
đầu tư Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đang ngày càng phát triển; đến hết năm 2006, có 74,4% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn
Trang 26hóa; 44,5% số làng, khu phố đạt danh hiệu làng văn hóa Các phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển rộng rãi; tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đạt trên 70% Tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đã đạt 100% diện tích Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; dân số, gia đình, trẻ em thường xuyên được quan tâm và tăng cường đầu tư trong những năm vừa qua; kết quả có nhiều tiến bộ rõ nét
Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, nên tiềm lực kinh tế của địa phương
đến nay nhìn chung vẫn còn rất nhỏ bé; năm 2007, ước: tổng giá trị sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh mới đạt 6.350 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994); xuất khẩu khoảng 100 triệu USD; thu ngân sách trên địa bàn mới có 700 tỷ đồng nên hàng năm ngân sách Trung ương phải hỗ trợ cho tỉnh hơn 2 lần số thu trên
địa bàn Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong thời gian qua mặc
dù có nhiều cải thiện, song vẫn ở mức thấp; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh (năm 2005, theo chuẩn nghèo mới, có trên 30% hộ nghèo; năm 2007 ước còn 20%), song tỷ lệ hộ cận nghèo còn lớn Thu nhập bình quân đầu người năm
2006 mới đạt 408 USD/người/năm Trình độ dân trí, mặc dù đã được nâng lên, nhưng vẫn thấp hơn so bình quân chung cả nước Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn cao (26,3%); mới có 145 số xã phường đạt chuẩn phù hợp với trẻ em; 64% dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh Nhiều vấn đề xã hội lớn đang đặt ra với địa phương cần phải giải quyết trong quá trình phát triển như: lao động, việc làm, chuyển đổi nghề cho nông dân; phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp sạch gắn với thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, sạch đẹp; ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm
Trang 271.4.4- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân:
1.4.4.1- Thuận lợi:
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Y tế trong công tác chuyên môn Quản lý nhà nước về công tác này ngày càng đi vào nề nếp Nhiều chế độ, chính sách phù hợp đã được xây dựng Chính sách quốc gia về thuốc đã được ban hành,
đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ở tầm quốc gia; đang được địa phương quan tâm vận dụng thực hiện
- Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền tỉnh và các địa phương cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân Tỉnh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng lớn,
đầu tư cho công tác này trong thời gian qua, tạo nên bước tiến bộ vượt bậc trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
- Tình hình kinh tế- xã hội, dân trí, đời sống nhân dân đang trong xu thế ngày càng khá hơn, tạo điều kiện cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời gian tới
1.4.4.2- Khó khăn:
- Với vị trí địa lý nằm ở khu vực thông thương với nhiều vùng, nhiều tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt tương đối phong phú, nhất là nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A nối thủ đô Hà Nội với phía nam Trung quốc; do vậy rất khó kiểm soát các nguồn dịch bệnh lây lan
- Khí hậu khu vực thay đổi, chênh lệch lớn giữa các mùa trong năm; độ
ẩm bình quân lại lớn; do vậy cũng rất dễ phát sinh dịch, bệnh đối với người dân
- Trình độ dân trí nhìn chung còn ở mức thấp; ý thức phòng bệnh, chữa bệnh còn thấp; ở nhiều nơi còn lưu giữ những phong tục, tập quán sinh họat lạc hậu, lối sống mất vệ sinh;
- Tiềm lực kinh tế của địa phương còn nhiều hạn chế; nguồn lực đầu tư cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân nhân chưa thể đáp ứng được yêu cầu
Trang 281.4.5- Tổ chức mạng lưới và nhân lực y tế
- Mạng lưới y tế của Bắc Giang hiện nay gồm có:
+ Bộ máy nhà nước gồm có: Sở Y tế; 01 trạm kiểm nghiệm dược phẩm;
01 Trung tâm thông tin, tuyên truyền; 10 phòng y tế cấp huyện
Ngoài công lập có: 01 bệnh viện đa khoa và 127 phòng khám tư nhân + Hệ thống đào tạo: có 01 Trường Trung học y tế
- Nguồn nhân lực y tế: Toàn ngành y tế tỉnh hiện có 2.308 cán bộ Nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh hiện nay chủ yếu được đào tạo từ các trường
đại học y, dược của Hà Nội, Thái nguyên và Trường trung học y tế tỉnh
- Hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế Bắc Giang thời gian qua đã có nhiều tiến bộ Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ được tăng cường; hệ thống y
tế cơ sở được củng cố Đã tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng bệnh, chủ
động khống chế không để dịch bệnh lớn xảy ra Chất lượng khám, chữa bệnh
ở cả 3 tuyến đã có sự cải thiện; nhiều kỹ thuật cao từng bước được áp dụng trong chuẩn đoán và điều trị Số người đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh tăng; năm 2006 đã có gần 2,4 triệu lượt người đế khám bệnh và đã điều trị nội trú cho gần 130 ngàn lượt người; công suất sử dụng giường bệnh ở các tuyến
đều trên 100% Việc khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ dướic 6 tuổi, người nghèo, đối tượng chính sách được triển khai trên diện rộng Các chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm đạt kết quả khá; một số dịch, bệnh xã hội đã giảm nhiều Việc xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế được chú trọng; đến nay đã có 37% số xã đạt chuẩn Công tác
Trang 29quản lý giá thuốc và chất lượng thuốc chữa bệnh được quan tâm; bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho các nhu cầu trên địa bàn Đã niêm yết công khai giá thuốc và tổ chức đầu thầu cung ứng trên 500 mặt hàng thuốc vào các cơ sở y
tế công lập; góp phần bình ổn giá thuốc trên địa bàn
Bảng 2.2- Số liệu về tình trạng sức khoẻ người dân Bắc Giang
0
P/R 00
0
P/R 00
Tình hình mắc, chết về các bệnh có tiêm chủng của trẻ em dưới
5 tuổi tại địa phương (bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, lao, sởi) 0
5 bệnh, tai nạn có số mắc cao nhất:
Trang 30còn cao (6,46%R 0 R) Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và tai nạn giao thông
đang diễn biến rất phức tạp; có chiều hướng ngày càng tăng Khả năng lây lan cao của các bệnh đường hô hấp, cùng với diễn biến phức tạp của một số dịch bệnh như cúm gia cầm; dịch viêm dường hô hấp cấp (SASS) đang là nỗi lo thường trực của nhân dân cũng như ngành y tế Đặc biệt, tai nạn giao thông và AIDS đang là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất, ngày càng trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế; nảy sinh nhiều vấn
đề xã hội phức tạp, hậu quả để lại lâu dài Tình trạng thai chậm phát triển, suy dinh dưỡng, rối loạn gắn với thai nghén, chửa đẻ còn cao, ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai và nguồn nhân lực của địa phương, đất nước
Trang 31Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1- Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số cơ quan có liên quan trong việc thực
hiện Chính sách quốc gia về thuốc: Sở Y tế, Bệnh viện, trạm y tế xã, nhà thuốc, đại lý bán thuốc
- Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Bắc Giang
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2006 đến tháng 9/2007
2.2- Phương pháp nghiên cứu
2.2.1- Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang và hồi cứu bằng việc sử dụng Bộ chỉ báo đánh giá việc thực thi Chính sách quốc gia về thuốc ở tuyến tỉnh/thành phố của Bộ Y tế, để
đánh giá việc thực hiện hai mục tiêu của Chính sách quốc gia về thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2.2.2- Phương pháp thu thập số liệu
Trên cơ sở rà soát toàn bộ các chỉ báo có thể thực hiện được, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương có thể thu thập được số liệu bằng phương pháp phỏng vấn, pháp hồi cứu số liệu, khảo sát Nhóm nghiên cứu đã chọn các chỉ báo thực hiện khảo sát trong đề tài gồm:
- Chỉ báo thông tin cơ bản: 19 chỉ báo
- Chỉ báo cấu trúc; 12 chỉ báo
- Chỉ báo quá trình: 22 chỉ báo
- Chỉ báo kết quả: 09 chỉ báo
Nguồn số liệu: Số liệu thống kê của Sở y tế (Báo cáo thống kê năm
2006 và 6 tháng năm 2007), Phòng quản lý dược, phòng kế hoạch tài chính,
Trang 32phòng thanh tra, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm, Công ty cổ phần dược phẩm cung cấp các thông tin cơ bản Các cơ sở điều trị bệnh viện
đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phòng y tế các huyện/thị, phòng
y tế các huyện, trạm y tế xã, các nhà thuốc, đại lý bán thuốc nguồn cung cấp
số liệu về thuốc thiết yếu, giá thuốc, chất lượng thuốc Các chương trình y tế, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm bảo vệ bà mẹ trẻ em cung cấp số liệu về dân số, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết hoặc các số liệu có liên quan khác
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 01 bệnh viện đa khoa tỉnh, 01 bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, 08 bệnh viện đa khoa huyện, 20 trạm y tế xã, 20 nhà thuốc trên địa bàn thành phố Bắc Giang và các huyện, 20 đại lý bán thuốc
Nghiên cứu trên hoạt động của các bệnh viện, các trạm y tế xã, nhà thuốc cụ thể như sau:
- Khu vực bệnh viện: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, bệnh viện đa
khoa huyện Yên Thế, bệnh viện đa khoa huyện Yên Dũng,bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên, bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Giang, bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hoà, bệnh viện đa khoa huyện Lạng Giang, bệnh viện đa khoa huyện Việt Yên, bệnh viện đa khoa huyện Lục Ngạn, bệnh viện đa khoa huyện Lục Nam
- Trạm Y tế xã:
+ Xã Sơn Hải, Phượng Sơn, Tân Mộc (huyện Lục Ngạn)
+ Xã Khám Lạng, Cương Sơn, Trường Sơn, Chu Điện (huyện Lục Nam)
+ Xã Dĩnh Trì (huyện Lạng Giang)
+ Xã Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Đức Thắng, Xuân Cẩm (huyện Hiệp Hoà) + Xã Đại Hoá, Quế Nham, Việt Lập, Hợp Đức, Phúc Sơn (huyện Tân Yên) + Xã Tiền Phong, Đồng Việt, Đồng Phúc (huyện Yên Dũng)
- Nhà Thuốc, đại lý bán thuốc: Thành phố Bắc Giang: 08, huyện Việt
Yên: 04, huyện Lục Ngạn: 06, huyện Lục Nam: 04, huyện Hiệp Hoà: 05,
Trang 33huyện Tân Yên: 03, huyện Yên Dũng: 04, huyện lạng Giang: 03, huyện Yên Thế: 03
Số mẫu cụ thể như sau:
- Đối với các chỉ báo liên quan đến bệnh viện (QT10, QT11, QT12,
QT13, QT14, QT15, QT16, QT17, QT25; KQ1, KQ9): Mỗi bệnh viện phỏng vấn 5 bác sĩ kê đơn tổng cộng 50 mẫu (QT25) Mỗi bệnh viện chọn ngẫu nhiên 5 bệnh án tiêu chảy tổng cộng 50 mẫu (KQ9)
- Đối với các chỉ báo liên quan đến Trạm Y tế xã (KQ1; KQ2; KQ3;
KQ9): Mỗi Trạm y tế chọn ngẫu nhiên 5 bệnh án tiêu chảy tổng số 100 mẫu (KQ9) Mỗi Trạm Y tế 01 mẫu thuốc tổng số 20 mẫu (KQ2; KQ3)
- Đối với các chỉ báo liên quan đến các cơ sở bán thuốc lẻ gồm: Nhà
thuốc, đại lý bán thuốc (QT18; QT19; QT20; QT21; QT22; QT23; QT27; KQ4; KQ5; KQ6; KQ7; KQ8; KQ10): Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 10 lần bán thuốc không đơn và 10 lần bán thuốc có đơn của mỗi cơ sở để thu thập số liệu Tổng số mẫu khảo sát 400 mẫu
2.2.3- Sử lý số liệu: Bằng phần mềm Microsoft Excel
Trang 34Chương 3
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1- đánh giá hoạt động cung ứng thuốc
3.1.1- Hệ thống cung ứng
3.1.1.1- Đánh giá khả năng cung ứng thuốc thường xuyên
Bảng 3.1- Số liệu về hệ thống dược tại tỉnh Bắc Giang
U
Nhận xétU: Số điểm bán thuốc/số dân đạt: 2.621 dân/1 điểm bán thuốc,
số dược sĩ đại học trên 10.000 dân là 0,22 dược sĩ là quá thấp so với cả nước (tính đến đầu năm 2005 tỷ lệ dược sĩ đại học tính trên đầu người dân trung bình trong cả nước đạt 0,9 DSĐH/10.000 dân[8], điều này cho thấy hệ thống
và nhân lực dược ở địa phương còn quá mỏng Hơn nữa hệ thống bán lẻ tư nhân phân bố không đều giữa các khu vực; tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn, khu vực đông dân cư, còn các vùng sâu, nơi mật độ dân cư thấp, thì vẫn còn rất thưa, nên vẫn còn tình trạng người dân thiếu thuốc Như vậy khả năng
bảo đảm cung ứng thường xuyên cho người dân là không khả thi và chắc chắn
việc đảm bảo chất lượng cung ứng cũng cần phải xem xét
Trang 353.1.1.2- Khả năng sẵn có thuốc thiết yếu
Bảng 3.2- Thuốc hiện có tại trạm y tế xã trên danh mục TTY Bộ Y tế theo tuyến
có tại TYT
Tỷ lệ % so với danh mục BYT (146)
Nhận xétU: Số liệu thu được từ việc khảo sát 20 trạm y tế vùng sâu, vùng
xa cho ta thấy số thuốc thiết yếu có tại các trạm y tế trung bình là 1/2 danh mục TTY qui định cho tuyến xã Trong đó có những xã số TTY chỉ đạt 1/3 so với danh mục qui định như xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (36,98%) Kết
Trang 36quả này phản ánh khả năng cung ứng TTY của các trạm y tế còn hạn chế Một trong những nguyên nhân của mặt hạn chế đó là do kinh phí trạm y tế còn rất hạn hẹp, không có nguồn vốn riêng cho mua thuốc dự trữ tại trạm, phần lớn là vốn mua thuốc từ chương trình thuốc Nippon, một phần nhờ chiếm dụng vốn các công ty dược thanh toán theo phương thức gối đầu Nên chăng nhà nước chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư hỗ trợ ngân sách cho mua TTY
dự trữ ở trạm y tế, nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân tại cộng đồng, thông qua đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu tại trạm y tế
Giá trị trung bình một đơn thuốc (VNĐ)
Trang 37khu vực tư nhân sử dụng thuốc không bị khống chế về danh mục, chủng loại nên thường có xu hướng chọn thuốc ngoại nhập đắt tiền, làm cho giá trị trung bình trên đơn thuốc cao hơn đơn thuốc được kê từ bệnh viện), cho thấy việc quản lý sử dụng thuốc ở khu vực ngoài công lập còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm
3.1.2- Chất lượng cung ứng
3.1.2.1- Chất lượng hệ thống cung ứng
Bảng 3.4- Kết quả công tác thanh, kiểm tra dược năm 2006
Tỷ lệ số điểm bán thuốc vi phạm trong số điểm được
sở do hạn chế về nguồn nhân lực (Phòng thanh tra Sở Y tế có 03 cán bộ và phòng quản lý dược có 02 cán bộ) và do kinh phí chi cho các hoạt động nghiệp vụ này cũng rất hạn hẹp Với số điểm kiểm tra ít như vậy mà số trường
Trang 38hợp vi phạm chiếm 20% Điều này chứng tỏ các cơ sở chưa có ý thức tự giác
chấp hành các qui định hành nghề; hiệu lực quản lý chưa cao Phần lớn các
trường hợp vi phạm được phát hiện là lỗi sai sót trong việc thực hiện các qui
định về sắp xếp, bảo quản, mua bán và ghi chép sổ sách xuất, nhập các thuốc
độc, nghiện, hướng tâm thần, các thuốc phải kê đơn (hầu hết việc ghi chép của
cơ sở chỉ mang tính chất đối phó với cơ quan quản lý nhà nước) Như vậy chất
lượng của hệ thống cung ứng thuốc tại tỉnh Bắc Giang cần phải được củng cố
hơn nữa và các cơ quan kiểm tra giám sát chất lượng thuốc cần phảI kiểm tra
thường xuyên, nghiêm túc để đưa chất lượng hệ thống cung ứng trong tỉnh ngày càng tốt hơn
3.1.2.2- Chất lượng thuốc cung ứng
(Kết quả báo cáo công tác kiểm nghiệm thuốc năm 2006)
U
a- Kết quả chất lượng thuốc theo vùng địa lý
Bảng 3.5- Tổng hợp chất lượng mẫu lấy kiểm tra theo vùng địa lý (năm 2006)
TT Vùng địa lý Tổng
số mẫu lấy
Kh
đạt
Tỷ
lệ (%)
Kh
kết luận
Tỷ
lệ (%)
Thuốc giả
Tỷ
lệ (%)
Trang 39Nhận xét:U Việc kiểm tra chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối thuốc đã được cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Bắc Giang quan tâm Tỉnh đã có hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối trên địa bàn Trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm của tỉnh gồm 22 cán bộ trong đó đại học và trên đại học: 05 cán bộ; trung học: 15 cán bộ, đã thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc lưu hành trong tỉnh
Chất lượng thuốc tại khu vực thành phố, thị xã và khu vực nông thôn tỷ
lệ thuốc đạt yêu cầu là gần như nhau (78,1% và 78,8%) nhưng tỷ lệ thuốc giả
ở khu vực thành phố, thị xã (1,2%) cao hơn gấp 3 lần tỷ lệ thuốc giả tại khu vực nông thôn (0,4%) ở khu vực miền núi (Tỷ lệ thuốc giả 0%) nhưng số lượng mẫu lấy để kiểm nghiệm tại khu vực này còn ít (85 mẫu) nên điều đó chưa đủ cơ sở để kết luận về chất lượng Như vậy chất lượng thuốc ở những
Trang 40nơi mật độ dân cư đông và mật độ quầy thuốc đông, chất lượng thuốc không bằng những khu vực khác trong tỉnh Nhưng cũng từ kết quả trên chúng ta thấy số mẫu không đạt về chất lượng là 0%, điều đó có thể nói chất lượng các loại thuốc, dược phẩm đang được sử dụng, lưu hành trên thị trường tỉnh Bắc Giang hiện nay nhìn chung là đảm bảo Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy công tác quản lý chất lượng thuốc ở Bắc Giang vẫn còn hạn chế Chưa đảm bảo đủ khả năng giám sát đánh giá chất lượng tất cả các mặt hàng thuốc tại địa phương
Hiện nay, cơ quan này mới chỉ quản lý chất lượng được một phần các loại dược phẩm đang lưu hành trên thị trường, tập trung chủ yếu vào các chủng loại thuốc sản xuất trong nước (chiếm tỉ lệ 94,16% số thuốc được kiểm nghiệm; đa số mẫu kiểm là dạng bào chế thuốc viên) Tỷ lệ mẫu không kết luận được do chưa kiểm nghiệm được hết chỉ tiêu của thuốc là tương đối cao (18,7%) Thực tế, Trạm Kiểm nghiệm thuốc- mỹ phẩm - thực phẩm tỉnh chỉ tập trung lấy mẫu những nhóm hoạt chất mà trong khả năng có thể tiến hành kiểm nghiệm được Vì vậy còn rất nhiều thuốc đang lưu hành không được lấy mẫu để giám sát chất lượng hoặc chưa đủ chỉ tiêu để kết luận chất lượng Đây
là một nguy cơ ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu của CSQGT về cung ứng thuốc có chất lượng đến người dân