1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

So sánh nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu với gà

10 302 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 518,41 KB

Nội dung

Đối tượng so sánh: Đà điểu châu Phi (Ostrich) và Gà thịt (Proiler)Đà điểu tuy được nuôi dưỡng thuần hoá đã lâu nhưng vấn đề dinh dưỡng vẫn là thời sự và đang tiếp tục nghiên cứu. Chế độ ăn tự nhiên của đà điểu chủ yếu là cỏ xanh, quả mọng, hạt, cây mọng nước và côn trùng nhỏ. Vậy có gì giống và khác nhau giữa hai loài gia cầm này? Chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp cho đà điểu?

Trang 1

BÁO CÁO

Đề tài:

SO SÁNH NHU CẦU DINH DƯỠNG

CỦA ĐÀ ĐIỂU VỚI GÀ

Giáo viên hướng dẫn: TS Võ Đình Sơn Sinh viên thực hiện: Võ Phạm Danh Lớp: DH17CN MSSV: 17111020 Ngày sinh: 27/05/1999 Chuyên ngành: Công nghệ sản xuất vật nuôi

10 – 2018

Trang 2

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA ĐÀ ĐIỂU

Đà điểu là động vật ăn cỏ đơn bào Chế độ ăn tự nhiên của đà điểu chủ yếu là cỏ xanh, quả mọng, hạt, cây mọng nước và côn trùng nhỏ

Đối tượng so sánh: Đà điểu châu Phi (Ostrich) và Gà thịt (Proiler)

1 CHUNG

Thức ăn đà điểu có ba mục tiêu chính: đáp ứng nhu cầu duy trì, tăng trưởng và sản

xuất Đòi hỏi nguồn thức ăn phải chứa nước và các chất dinh dưỡng khác nhau:

protein, cabohydrat, chất béo, chất khoáng và vitamin

Nước là yếu tố quan trọng nhất trong chế độ ăn uống vì nó đóng nhiều vai trò quan

trọng trong cơ thể các sinh vật thông qua các cơ chế chuyển hóa của quá trình trao đổi nhiệt, chuyển giao chất dinh dưỡng và các hợp chất hóa học khác nhau trong máu

Lượng nước cung cấp ít nhất là gấp ba lần lượng thức ăn (Shanawany và Dingle,

1999) và ở gà là gấp hai lần, tuy nhiên tỷ lệ này thực tế có nhiều biến động

Đà điểu có khả năng tiêu hóa một chế độ thức ăn giàu tinh bột như gà, nhưng không

giống như gà, nó tiêu hóa khẩu phần chứa chất xơ hiệu quả hơn nhiều (Cillers và cs

1994) Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu hóa chất xơ thay đổi theo độ tuổi, khi còn non tỷ lệ này

vừa phải, ví dụ hệ số tiêu hóa chất xơ là 27,9% ở 6 tuần tuổi và 58,0% ở 17 tuần tuổi

(Cornette và Lebailly 1998)

2 TIÊU HÓA TRONG ĐÀ ĐIỂU

Phân biệt đà điểu với gà thông qua phần ruột già Quá trình tiêu hóa ở ruột già rất

chậm cho phép tiêu hóa hiệu quả chất xơ thực vật bằng cách lên men vi sinh vật Vi

khuẩn kỵ khí giúp tạo ra các axit béo dễ bay hơi (VFA) còn tốt hơn so với động vật

nhai lại và là nguồn năng lượng trao đổi chính Sự hấp thu chất dinh dưỡng từ quá

trình tiêu hóa gần như hoàn toàn và tái hấp thu nước (Shanawany và Dingle, 1999)

Thời gian duy trì trung bình 40,1 giờ và gấp 5,7 lần ở gà Trong khi lợn (39 giờ), dê

và cừu (38 giờ) và dài hơn đáng kể so với gia cầm (gà: 7 giờ, ngỗng: 8 giờ) (Swart,

1988)

Trang 3

Đà điểu tiêu hóa các sợi xơ: 66% hemicellulose và 38% cellulose

MEn (Nitrogen retention corrected metabolizable energy): Năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ

Sản phẩm chính của quá trình lên men carbohydrate kỵ khí là acetate (>95%), đóng

góp 76% năng lượng chuyển hóa (EMn) có hiệu chỉnh nitơ ở đà điểu đang phát triển

(Cilliers, 1995)

Phân tích hồi quy so sánh giá trị EMn cho đà điểu và gà trên các thành phần thực

phẩm khác nhau cho thấy một mối quan hệ rất có ý nghĩa (P < 0.001) Ta có phương

trình tuyến tính để tính toán năng lượng theo MJ/kg MS:

EMn đà điểu = 6.35 + 0.645 EMn gà (R 2 = 0.80)

Tuy nhiên một số tác giả chỉ ra bằng công thức này, có thể đánh giá thấp tới 41% giá

trị thực của EM khi dùng thức ăn thô cho đà điểu

Biến đổi theo độ tuổi

NDF (neutral detergent fiber – chất xơ không tan trong dung dịch trung tính) bao gồm ADF (acid detegent fiber) và hemicellulose

Sự thay đổi hệ số tiêu hóa của sợi NDF và hàm lượng chất béo (MG) theo độ tuổi đã

được chứng minh trong đà điểu (Angle, 1996) Lúc 3 tuần tuổi, đà điểu tiêu hóa chỉ

6,5% NDF của khẩu phần ăn so với 51,2% ở 10 tuần tuổi Thực tế đã thấy được rằng

hiệu quả tiêu hóa chất xơ và MG tăng dần theo độ tuổi, điều này có thể là do sự thiếu

hụt lipase khi con vật còn nhỏ

3 SO SÁNH

Yêu cầu dinh dưỡng của đà điểu so sánh với gà thịt

Ba nhóm chính: năng lượng trao đổi chất, protein và chất xơ thô (%) thay đổi theo độ

tuổi hoặc trạng thái

Từ 1 – 3 tháng, khẩu phần được điều chỉnh từ 13 đến 12 MJ/kg DM năng lượng trao

đổi chất; từ 22 đến 16% protein thô và < 5% chất xơ (Deeming et al, 1996, Shanawany

Trang 4

Giai đoạn 3 tháng, Deeming el al (1996) khuyến nghị giảm protein xuống 17% và tăng

tỷ lệ xơ lên 11,4%

Từ 3 tháng – 1 năm, tăng chất xơ từ 11,4 đến 16%, năng lượng sẽ từ 12,2 đến 8 MJ/kg

DM và protein giảm từ 16 đến 12% trong khẩu phần ăn

Biểu đồ 1: So sánh nhu cầu protein của đà điểu với gà thịt

Nhận xét: Mức độ protein cho đà điểu thấp hơn khoảng 5% so với gà thịt và đều có xu hướng giảm dần theo độ tuổi

Biểu đồ 2: So sánh nhu cầu năng lượng trao đổi của đà điểu với gà thịt

0

5

10

15

20

25

Protein (%)

0

2

4

6

8

10

12

14

16

ME (Mj/kg)

Trang 5

Nhận xét: Năng lượng trao đổi chất có xu hướng giảm dần theo độ tuổi ở đà điểu,

trong khi ở gà thịt thì tăng

Biểu đồ 3: Nhu cầu chất xơ ở đà điểu

Nhận xét: Nhu cầu chất xơ tăng dần theo độ tuổi ở đà điểu để duy trì hệ vi sinh đường ruột tối ưu và vận động Ở gà thịt nhu cầu chất xơ rất ít

Từ 1 năm đến sinh sản, hạn chế chất béo, tăng hàm lượng vitamin và khoáng chất,

nhưng ít protein (14%) Có thể tăng chất xơ lên 15% Sẽ tốt hơn nếu nuôi con trống và mái riêng

Trong khi đẻ

Từ 18 tháng tuổi, đà điểu sẽ được cho ăn với khẩu phần ăn giàu năng lượng và protein nhưng ít chất xơ Nhu cầu canxi là cần thiết để tạo vỏ trứng (bổ sung với vỏ sò, một

vài viên sỏi nhỏ giúp nghiền thức ăn)

Bảng I: Nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu Starter

1-3 months

Grower 3-10 months

Maintenance 11-14 months

Breeder

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

Chất xơ (%) ở đà điểu châu Phi

Trang 6

Calcium 1.2-1.5 1.0-1.6 0.9-1.4 2.0-3.5

Phosphorus 0.5-0.7 0.5-0.65 0.6 0.6-0.65

ME (Mj/kg)

Poultry

Isoleucine 0.77-0.87 0.56-0.62 0.38 0.57

Methionine 0.3-0.4 0.3-3.5 0.19-0.25 0.27

(Source: http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.612.7110&rep=rep1&type=pdf)

Bảng II: Nhu cầu dinh dưỡng tiêu chuẩn của gà thịt Units Starter

0-10 days

Grower 11-24 days

Finisher

> 25 days

Metabolisable

energy

Mj/kg Kcal/kg

12.60

3010

13.30

3175

13.50

3225

Methionine +

Cystine

Trang 7

Methionine % 0.50 0.38 0.32

(Source:

http://www.poultryhub.org/nutrition/nutrient-requirements/nutrient-requirements-of-meat-chickens-broilers/) Biểu đồ 4: So sánh nhu cầu axit amin ở đà điểu với gà ở giai đoạn trưởng thành

(Grower)

Nhận xét: Nhu cầu axit amin ở đà điểu thấp hơn một chút so với gà nhưng mức chênh

lệch không lớn Trong số các axit amin thiết yếu có một số axit amin giới hạn thường

rất ít trong các loại ngũ cốc hay đạm động vật như Methionin (một axit amin chứa lưu huỳnh cần thiết cho sự phát triển của lông), Lysin, Tryptophan, Threonin, Arginin

thường được bổ sung vào thức ăn

Yêu cầu về khoáng chất và vitamin

Yêu cầu về khoáng chất, đặc biệt là phốt pho và canxi, rất quan trọng trong đà điểu,

đặc biệt là trong giai đoạn đẻ của con cái Các khuyến nghị được đưa ra trong Bảng III Các mức vitamin được đề nghị được thể hiện trong Bảng IV

Bảng III: Khuyến nghị chất khoáng cho đà điểu

Methionine

Lysine Tryptophan

Threonin

Arginin

Axit amin (%)

Proiler Ostrich

Trang 8

Tỷ lệ Ca/P là 2:1 giống như ở gà cũng như phần lớn gia cầm Các khoáng chất khác

cần bổ sung khẩu phần cho đà điểu bao gồm natri và các khoáng chất vi lượng, đồng,

kẽm, mangan, iot và sắt

Bảng IV: Hàm lượng vitamin được khuyến nghị cho đà điểu (% thức ăn)

Các vitamin quan tâm chính để bổ sung bao gồm A, D, E, K, B1, B2 cao hơn 10 lần,

axit pantothenic, axit folic, biotin, niacin có nồng độ tương tự như ở gà thịt đang phát

triển trên lượng thức ăn Vitamin E cần được chú ý bổ sung lớn hơn mức bình thường

được tìm thấy trong nhu cầu vitamin ở gia cầm khác, nhất là trong giai đoạn đà điểu

con hấp thụ kém vitamin E

Trang 9

Bảng V: Nhu cầu các chất khoáng và vitamin trong khẩu ăn của gà Broiler

4 KẾT LUẬN

Đà điểu tuy được nuôi dưỡng thuần hoá đã lâu nhưng vấn đề dinh dưỡng vẫn là thời sự

và đang tiếp tục nghiên cứu Qua kết quả so sánh cho thấy, đà điểu có nhu cầu dinh

dưỡng khá giống với gà thịt với điều kiện bổ sung chất xơ sẽ có hiệu quả tốt → có thể

sử dụng cám viên dùng cho gà (gia cầm) cho đà điểu ăn, đồng thời tùy vào giai đoạn

phát triển bổ sung thêm chất xơ như xà lách, rau muống, cỏ xanh… đồng thời cần để

đà điểu ăn một vài hạt sạn, sỏi giúp tiêu hóa tốt hơn

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tài liệu tiếng Việt:

1 Võ Đình Sơn (2014) Đại cương về chăn nuôi và phòng trị bệnh động vật hoang

2 Thức ăn cho đà điểu, xem tại: http://dadieuthuminh.com/thuc-an-da-dieu/

3 Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà, xem tại:

https://www.slideshare.net/dangquocbuu/nhu-cau-dinh-duong-cho-ga

4 Tài liệu nuôi đà điểu tổng hợp, xem tại:

https://nongnghiep.farmvina.com/tai-lieu-nuoi-da-dieu/

Tài liệu tiếng Anh:

5 Table des matieres, 34-38 Address URL:

https://www.doc-developpement-durable.org/file/Elevages/autruches&Emeus/elevage_autruche_agossou_benin

pdf

6 Ullrey D E., Allen M E (1996) Nutrition and feeding of ostriches Animal

Feed Science and Technology, 59 (1-3), 27-36

7 Jerrry Sell (1997) Nutrition Guidelines for Ostriches and Emus, 1-4

Ngày đăng: 14/04/2019, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w