Đánh giá khái quát về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh CTCP tập đoàn hòa phát (Trang 45)

Năm 2012 được xem là một năm đầy khó khăn cả trên phương diện kinh tế vĩ mô và góc độ vi mô ngành, doanh nghiệp. Lạm phát tăng phi mã., thanh khoản ngân hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao trong cả năm. Tỷ giá có mức điều chỉnh mạnh ngay từ tháng 3/2012, tuy nhiên do nhập siêu giảm, kiều hối tăng đã giúp tỷ giá duy trì được sự ổn định ở những tháng cuối năm. Trên thực tế trong năm 2012 vừa qua, đi ngược lại với xu hướng tăng giá của đồng tiền các nước có đặc thù xuất khẩu tương tự như Việt Nam, VND đã suy yếu đáng kể so với USD. Đây không chỉ xuất phát từ những khó khăn trong năm 2012 mà còn cho thấy hệ quả cộng hưởng của các chính sách điều hành tiền tệ trong những năm trước.

Bên cạnh đó, những biến động trên thị trường thế giới mà tâm điểm là cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực EU cũng cho thấy một bức tranh không mấy tích cực. Tổng kết năm 2012, Tập đoàn Hòa Phát đạt 18.093 tỷ đồng doanh thu, đạt 103% kế hoạch và 1.297 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, đạt 70% kế hoạch. Mặc dù không đạt kế hoạch lợi nhuận nhưng tựu chung lại Hòa Phát đã vượt qua những khó khăn bất ổn của năm 2012 với doanh thu tăng 25% so với năm 2011. Là một Tập đoàn sản xuất công nghiệp với ngành hàng chủ lực là thép, những khó khăn của nền kinh tế đã tác động trực tiếp đến hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát trong suốt một năm qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh một vài doanh nghiệp ngành thép phá sản và rất nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc dừng sản xuất, khối thép của Hòa Phát đều hoàn thành vượt mức kế hoạch với đóng góp tới 79% doanh thu và 75% lợi nhuận toàn Tập đoàn. Đây chính là thành công của Hòa Phát trong năm vừa qua.

Các ngành hàng khác như máy xây dựng, nội thất cũng không tránh khỏi khó khăn nhưng vẫn giữ vững thị phần và ổn định sản xuất. Trong một năm đầy biến động của ngành bất động sản, Hòa Phát cũng chịu những ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên với hai dự án hiện đang triển khai, một đã hoàn thành trước tiến độ 3 tháng, một đang xây dựng phần thân theo đúng tiến độ cam kết.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2011 (tỷ đồng) Năm 2012 (tỷ đồng) Kế hoạch năm 2012 % tăng trưởng % thực hiện kế hoạch Tổng doanh thu 14.493 18.093 17.500 25% 103% Lợi nhuận sau thuế 1.376 1.297 1.865 -6% 70%

Sự sụt giảm lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát năm qua là do những nguyên nhân chính sau:

Hòa Phát là một Tập đoàn sản xuất công nghiệp với nhiều dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa phát sinh dòng tiền trong khi thị trường vốn có biến động xấu về lãi suất nên ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận chung của cả Tập đoàn.

Thị trường bất động sản trầm lắng không những gây khó khăn cho Công ty trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng đến nhóm sản phẩm thép, thiết bị xây dựng, nội thất, điện lạnh.

Năm 2012, tổng doanh thu của toàn Tập đoàn đạt mức 18.093 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2011. Trong đó mảng thép tiếp tục thể hiện là lĩnh vực mũi nhọn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát khi gia tăng tỷ trọng đóng góp của mình trong tổng doanh thu từ mức 74% năm 2011 lên 79% năm 2012.

Trong khi doanh thu vẫn có sự tăng trưởng tốt thì lợi nhuận của Tập đoàn năm 2012 lại chỉ đạt được bằng 94% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận chủ yếu do hai nhóm ngành sản xuất công nghiệp (trừ mảng thép) và bất động sản không đạt được kết quả kinh doanh như kế hoạch trước tác động xấu

năm thành công khi chỉ tiêu lợi nhuận vẫn cho thấy sự tăng trưởng tốt với gần 19% so với năm 2011.

Bảng 2.3: Cơ cấu tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận

Chỉ tiêu Thép Sản xuất CN khác Bất động sản Tỷ trọng doanh thu 79,3% 19,9% 0,8%

Tỷ trọng lợi nhuận 75,2% 23,9% 0,9%

2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Hiện tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.4: Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát

Tên chỉ tiêu Công thức xác định Sức sinh lời của tài sản Lợi nhuận sau thuếTài sản bình quân Số vòng quay của tài sản Tổng doanh thu thuầnTài sản bình quân Suất hao phí của tài sản so

với doanh thu thuần

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế

Hiu qu s dng tài sn toàn Công ty C phn Tp đoàn Hòa Phát

Trong năm 2012, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của đều có xu hướng giảm so với năm 2011. Cụ thể, ROA của năm 2012 chỉ đạt 0,08 so với mức 0,11 của năm 2011 nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế bị tụt giảm mạnh trong năm 2012 (từ hơn 1.376 tỷ đồng xuống gần 1.297 tỷ đồng) đồng thời tài sản bình quân tăng cao hơn so với năm 2011 (từ hơn 12.573 tỷ đồng lên hơn 16.214 tỷ

đồng). Chỉ tiêu số vòng quay tổng tài sản trong năm 2012 khả quan so với năm 2011 nhưng vẫn thấp hơn (1,13 vòng so với 1,1 vòng). Tuy doanh thu thuần của năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm đồng thời tài sản bình quân của tập đoàn tăng mạnh dẫn đến hai chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản và số vòng quay của tài sản giảm so với năm trước, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản năm 2012 giảm so với năm 2011. Mặt khác, suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần và hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của tập đoàn thấp hơn năm trước nguyên nhân chính là do tập đoàn trong năm tiến hành đầu tư lớn vào tài sản. Cụ thể, việc tăng thêm của tài sản ngắn hạn chủ yếu do việc hạch toán khối lượng công việc thi công hoàn thành tăng thêm của dự án Mandarin Garden trong năm, và đầu tư vào dự án coke giai đoạn 2 là nguyên nhân chính cho việc tăng thêm của tài sản dài hạn.

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012

Doanh thu thuần 14.267.083.816.361 17.851.896.561.575 3.640.721.518.495 Lợi nhuận sau thuế 1.376.316.086.778 1.296.850.503.678 (79.465.583.100) Tài sản bình quân 12.573.449.110.592 16.214.170.629.087 3.584.812.745.214 Sức sinh lời của tài

sản (ROA) 0,11 0,08 (0,03)

Vòng quay tài sản

(vòng) 1,13 1,1 (0,03)

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần

0,88 0,91 0,03

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là một công ty đa ngành nghề sản xuất kinh doanh vì vậy hiệu quả sử dụng tài sản tại mỗi công ty con, công ty thành viên, mỗi lĩnh vực,ngành nghề là không giống nhau. Theo mục tiêu và chiến lược phát triển của tập đoàn thì tài sản của doanh nghiệp có thể chia theo 3 nhóm sau: sản xuất thép và các lĩnh vực liên quan, nhóm ngành sản xuất công nghiệp khác và lĩnh vực bất động sản. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của toàn bộ tập đoàn một cách chính xác thì chúng ta sẽ phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại mỗi mảng sản xuất kinh doanh.

Năm 2012, tổng tài sản của Tập đoàn đạt gần 17.525 tỷ đồng trong đó mảng thép chiếm 71,5%, mảng sản xuất công nghiệp khác chiếm 11,3% và mảng bất động sản chiếm 17,2%. So sánh với năm 2011 thì tổng tài sản đã tăng thêm 2.621 tỷ đồng tương đương mức tăng 18%. Cụ thể, tài sản ngắn hạn tăng thêm 1.620 tỷ đồng còn tài sản dài hạn tăng thêm 1.001 tỷ đồng so với năm 2011. Tỷ lệ phân bổ của tài sản vào hai loại hình tài sản ngắn hạn và dài hạn của Tập đoàn khá ổn định trong những năm gần đây và duy trì ở mức 50 – 50. Trong năm 2012, tỷ lệ phân bổ cho tài sản ngắn hạn có tăng nhẹ so với tài sản dài hạn. Điều này cũng phù hợp với thực tế khi có sự chuyển dịch một phần tài sản sang mảng bất động sản và các tài sản này được hạch toán chủ yếu dưới dạng tài sản ngắn hạn.

Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản bình quân phân bổ theo nhóm ngành Ngành, nhóm ngành Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Thép 69,9% 8.788.840.928.304 71,5% 11.593.131.999.797 1,6% 2.804.291.071.493 Sản xuất CN khác 17% 2.137.486.348.801 11,3% 1.832.201.281.087 (5,7%) (305.285.067.714) Bất động sản 13,1% 1.647.121.833.487 17,2% 2.788.837.348.203 4,1% 1.141.715.514.715 Tổng tài sản 100% 12.573.449.110.592 16.214.170.629.087 3.584.812.745.214

Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh thu theo nhóm ngành Ngành, nhóm ngành Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Thép 71,2% 8.952.295.766.742 79,3% 12.857.837.308.866 8,10% 3.905.541.542.124 Sản xuất CN khác 27,7% 3.482.845.403.634 19,9% 3.226.619.955.188 (7,80%) (256.225.448.446) Bất động sản 1,1% 138.307.940.217 0,8% 129.713.365.033 (0,30%) (8.594.575.184) Tổng doanh thu thuần 100% 14.267.083.816.361 100% 17.851.896.561.575 3.640.721.518.495

Bảng 2.8: Tỷ trọng lợi nhuận sau thuế theo nhóm ngành Ngành, nhóm ngành Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Thép 49,6% 682.652.779.042 75,2% 975.231.578.766 25,60% 292.578.799.724 Sản xuất CN khác 49,4% 679.900.146.868 23,9% 309.947.270.379 (25,50%) (369.952.876.489) Bất động sản 1% 13.763.160.868 0,9% 11.671.654.533 (0,10%) (2.091.506.335) Tổng lợi nhuận sau thuế 100% 1.376.316.086.778 1.296.850.503.678 (79.465.583.100)

Hiu qu s dng tài sn trong sn xut thép và các lĩnh vc liên quan Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản mảng sản xuất thép và các lĩnh vực liên quan Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012

Doanh thu thuần 8.952.295.766.742 12.857.837.308.866 3.905.541.542.124 Lợi nhuận sau thuế 682.652.779.042 975.231.578.766 292.578.799.724 Tài sản bình quân 8.788.840.928.304 11.593.131.999.797 2.804.291.071.493 Sức sinh lời của tài sản (ROA) 0,078 0,084 0,006 Vòng quay tài sản (vòng) 1,02 1,11 0,09 Suất hao phí của tài sản

so với doanh thu thuần 0,98 0,90 (0,08) Suất hao phí của tài sản

so với lợi nhuận sau thuế 12,87 11,89 (0,99)

Qua bảng trên có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản của lĩnh vực sản xuất thép năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 thể hiện qua chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản tăng từ 0,078 năm 2011 lên 0,084 trong năm 2012, vòng quay của tài sản cũng tăng so với năm 2011 (từ 1,02 tăng lên 1,11). Sự vận động của tài sản tăng góp phần làm tăng doanh thu của tập đoàn dẫn đến tăng lợi nhuận của công ty. Trên thực thế tuy bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ diễn biến thị trường thế giới, khu vực và trong nước về biến động tăng giảm giá cả, nguyên liệu năng lượng đầu vào; đặc biệt là tình hình trong nước do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm đầu tư công, sự tăng trưởng chậm lại của khu vực xây dựng và công nghiệp đã ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ thép thì cả 3 Công ty sản xuất thép của Hòa Phát (Công ty Cổ phần thép Hòa Phát, Công ty MTV thép Hòa Phát, Công

ty Ống thép Hòa Phát) đều hoàn thành kế hoạch và đạt mức tăng trưởng cao. Sản lượng thép tiêu thụ giảm nhẹ do sự tăng trưởng chậm lại của lĩnh vực xây dựng và công nghiệp. Lượng thép xây dựng sản xuất toàn thị trường đạt 5,47 triệu tấn, giảm 3,3% so với năm 2011, lượng thép tiêu thụ đạt 5,5 triệu tấn, giảm 7,8%. Tuy nhiên đối với mặt hàng ống thép, năm vừa qua sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp đạt 731 ngàn tấn, sản lượng tiêu thụ đạt 633.000 tấn, tăng 8,5% và 11.3% so với năm 2011. Điều này làm tăng doanh thu (tăng 3.905.541.542.124 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế (tăng 292.578.799.724) trong lĩnh vực sản xuất thép của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

Nguyên nhân tiên quyết dẫn đến thành công của thép Hòa Phát trong năm qua chính là hiệu quả của việc đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín. Việc đầu tư xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Hải Dương đã giúp thép Hòa Phát đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm trở lại đây, vươn lên vị trí thứ hai về thị phần. Với chiến lược đầu tư sản xuất thép từ thượng nguồn (từ khai thác, chế biến quặng sắt đến thép thành phẩm) và không ngừng cải tiến công nghệ, tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thép Hòa Phát luôn có chi phí giá thành thấp hơn thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống tiêu thụ không ngừng được hoàn thiện, chủ trương tăng cường mảng tiếp thị bán hàng vào các dự án cũng góp phần tăng sức cạnh tranh của thép Hòa Phát.

Điều này được thể hiện rõ nét qua hai chỉ tiêu suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần và suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế. Hai chỉ tiêu này đều giảm (suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần giảm từ 0,98 xuống 0,9 và suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế giảm từ 12,87 xuống 11,89) chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả về đầu tư tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát trong lĩnh vực sản xuất thép là tốt góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của toàn tập đoàn.

Hiu qu s dng tài sn trong các ngành sn xut công nghip khác

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản trong các ngành sản xuất công nghiệp khác

Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch 2011 2012

Doanh thu thuần 3.482.845.403.634 3.226.619.955.188 (256.225.448.446) Lợi nhuận sau thuế 679.900.146.868 309.947.270.379 (369.952.876.489) Tài sản bình quân 2.137.486.348.801 1.832.201.281.087 (305.285.067.714) Sức sinh lời của tài sản (ROA) 0,32 0,17 (0,15) Vòng quay tài sản (vòng) 1,63 1,76 0,13 Suất hao phí của tài sản so

với doanh thu thuần 0,61 0,57 (0,05) Suất hao phí của tài sản so

với lợi nhuận sau thuế 3,14 5,91 2,77 Trong năm 2012, hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát trong các ngành sản xuất công nghiệp khác không được tốt so với năm 2011. Điều này được thể hiện qua việc chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản (ROA) trong nhóm ngành này trong năm 2012 giảm 0,15 (từ 0,32 xuống 0,17) so với năm 2011. Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản mặc dù đã có sự cải thiện so với 2011 (tăng 0,13 từ 1,63 lên 1,76) nhưng không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm nêu trên. Tuy nhiên sức sinh lời của tài sản của tập đoàn vẫn lớn hơn không, chứng tỏ trong năm 2012, với rất nhiều khó khăn chung của thị trường thì có nhiều doanh nghiệp sản xuất trong cùng nhóm ngành này làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản thì tập đoàn vẫn làm ăn có lãi. Hàng hóa sản xuất ra vẫn tiêu thụ tốt trên thị trường, giữ vững được thị phần

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế tăng cao từ 3,14 năm 2011 lên 5,91 năm 2012 chứng tỏ trong nhóm ngành này tập đoàn chưa sử dụng hết công

suất máy móc thiết bị sản suất, chưa tiết kiệm tài sản tốt. Điều này do tập đoàn thay thế mới dây chuyền thiết bị sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Như vậy do hiệu quả sử dụng tài sản trong lĩnh vực này giảm đã kéo theo sự giảm hiệu quả sử dụng tài sản của toàn tập đoàn trong năm 2012. Tuy nhiên đây cũng là khó khăn chung của thị trường trong năm 2012. Trong các lĩnh vực như nội thất, máy công nghiệp,… tập đoàn vẫn giữ vững được thị phần, làm ăn có lãi, phát triển các sản phẩm mới, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ nhanh và tạo ra được lợi nhuận.

Hiu qu s dng tài sn trong lĩnh vc bt động s Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lĩnh vực bất động sản Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh CTCP tập đoàn hòa phát (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)