Về phía Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh CTCP tập đoàn hòa phát (Trang 84)

Để hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh ngoài sự trợ giúp từ phía Nhà nước thì cần sự nỗ lực từ chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, tập đoàn cần có sự thay đổi thích hợp để nâng cao chất lượng của phân tích hiệu quả kinh doanh.

− Đầu tiên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cần tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Các thông tin kế toán dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh phải có chất lượng cao, đảm bảo trung thực, chính xác. Tài liệu kế toán là tài liệu chủ yếu và quan trọng nhất được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh, tài liệu kế toán sai lệch không chỉ ảnh hưởng đến kết luận phân tích mà quan trọng hơn là nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định quản lý của ban quản trị doanh nghiệp.

− Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cần phải nhận thức được tầm quan trọng của phân tích hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động quản lý, để từ đó có dự đầu tư thích đáng về số lượng nhân lực, về tài chính và thời gian cho hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh.

− Ngoài ra, định kỳ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cần đầu tư đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lao động làm công tác phân tích cũng như lao động kế toán hay tuyển dụng mới những nhân viên có trình độ cao. Điều này là hết sức cần thiết vì chất lượng nhân lực ảnh hưởng rất lướn đến chất lượng và kết quả công việc mà họ đảm nhận.

− Tiếp tục đảm bảo hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh diễn ra một cách đều đặn và trở thành thói quen đối với tập đoàn. Coi hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh là một việc làm cần thiết và độc lập với phân tích tài chính.

− Hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ thuận lợi hơn nếu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp. Ban giám đốc cần phân công trách nhiệm cho các phòng ban chức năng trong việc phối hợp thực hiện phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp bộ phận phân tích dễ dàng hơn trong quá trình thu thập tài liệu và thông tin có liên quan.

Như vậy, hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát chỉ có thể tiến hành một cách thường xuyên liên tục khi tập đoàn thực sự nỗ lực tạo điều kiện trong việc phân tích, thêm vào đó còn cần sự phối hợp hỗ trợ từ phía Nhà nước để phân tích hiệu quả kinh doanh thực sự phát huy tác dụng cầu nối giữa các quyết định kinh doanh với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn sau khi đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế tại Công ty. Từ đó, luận văn đề ra mọt số giải pháp để phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty như: Hoàn thiện phương pháp phân tích (áp dụng phương pháp loại trừ, áp dụng phương pháp Dupont,...), hoàn thiện nội dung phân tích (hoàn thiện phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng chi phí, ...).

Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến các điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp hoàn thiện cả từ phía Nhà nước lẫn Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

KT LUN CHUNG

Luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận về hiệu quả, hiệu quả kinh doanh, khái quát về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và thực trạng hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh tại tập đoàn. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp khả thi để hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh, làm cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát trong thời gian tới. Các giải pháp trong luận văn không chỉ có tính khả thi đối với mình Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát mà còn có thê mở rộng để áp dụng cho các doanh nghiệp, tập đoàn khác của cả nước.

Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy không thể chối bỏ vai trò của phân tích hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát nói riêng. Quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh chỉ thực sự mang lại giá trị phục vụ quản lý cao khi có sự liên kết chặt chẽ từ tổ chức hoạt động phân tích, nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn mới chỉ là những đóng góp rất nhỏ trong một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp như phân tích hiệu quả kinh doanh của daonh nghiệp. Chắc chắn với thời gian và trình độ còn hạn chế, những nỗ lực của tác giả trong quá trình nghiên cứu hoạt đọng phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự ủng hộ góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

1. Đoàn Thị Lan Anh (2012), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện, Luận án Thạc sĩ kinh tế, Viện đại học mở hà nội, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Công (2006), Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

6. Vũ Hữu Đức, Trần Thị Giang Tân, Nguyễn Thế Lộc (2011), Tìm hiểu chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

7. Phạm Thị Gái (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Lê Mai Hương (2011), Phân tích hiệu quả kinh tại Công ty Máy và Phụ tùng - Bộ thương mại, Luận án Thạc sĩ kinh tế, Viện đại học mở hà nội, Hà Nội.

9. Võ Văn Nhị (2006), 26 chuẩn mực kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động - Xã họi, Hà Nội.

10. Nguyễn Bạch Nguyệt (2004), Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

11. Nguyễn Năng Phúc (2008), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

12. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích Kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Quang (2012), Phân tích Báo cáo Tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

14. Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Phương Thảo (2008), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện, Luận án Thạc sĩ kinh tế, Viện đại học mở hà nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh CTCP tập đoàn hòa phát (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)