Trên cơ sở đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh và dựa vào các quan điểm hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh đã đề cập, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản liên quan đến nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm hoàn thiện hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
3.2.2.1. Hoàn thiện phương pháp phân tích
Hiện nay, phương pháp chủ yếu mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh là phương pháp so sánh giản đơn, phương pháp này cho phép đánh giá sự biến động của chỉ tiêu phân tích nhưng chưa cho thấy đượccác nhân tố cụ thể tác động đến chỉ tiêu. Để bổ sung một số phương pháp giúp hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát diễn ra trôi chảy và đánh giá được đầy đủ, chính xác các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả đề xuất nên sử dụng thêm một số phương pháp phân tích sau:
- Áp dụng phương pháp loại trừ:
Đối với phương pháp loại trừ tùy từng trường hợp cụ thể mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát có thể dung một trong hai dạng của phương pháp này là thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch. Phương pháp này giúp nhà phân tích có thể đánh giá tác động của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu.
Lấy ví dụ khi phân tích chỉ tiêu “ Số vòng quay của tài sản” thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát mới chỉ dừng lại ở việc so sánh mức biến động, do đó chưa thấy được thực chất yếu tố nào đã tác động làm thay đổi tốc độ luân chuyển của tài sản. Nếu sử dụng kết hợp cả phương pháp thay thế liên hoàn thì Công ty sẽ thấy mỗi nhân tố sẽ tác động khác nhau đến tốc độ luân chuyển của tài sản.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu số vòng quay của tài sản
Đơn vị: đồng Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2011 2012
Doanh thu thuần 14.267.083.816.361 17.851.896.561.575 3.640.721.518.495 Tài sản bình quân 12.573.449.110.592 16.214.170.629.087 3.584.812.745.214 Vòng quay tài sản (vòng) 1,13 1,1 (0,03)
Nếu ký hiệu: DTT0 và DTT1 lần lượt là doanh thu thuần năm 2011 và 2012 TTS0 và TTS1 lần lượt là giá trị tài sản bình quân năm 2011 và năm 2012 Căn cứ vào bảng trên, áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu “Số vòng quay của tài sản” ta có:
Ảnh hưởng của mức tăng giá trị tài sản đến tốc độ luân chuyển tài sản: HTSBQ = DTT0TTS1 - DTT0TTS0 = - = - 0,25 vòng
Ảnh hưởng của mức tăng doanh thu đến tốc độ luân chuyển tài sản
HDTT = = - = 0,22 vòng
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
HTS = HTSBQ + HDTT = - 0,25 + 0,22 = - 0,03 vòng
Từ các tính toán trên có thể thấy rằng: Giá trị tài sản tăng thêm làm tốc độ luân chuyển tài sản giảm đi o,25 vòng, trong khi đó doanh thu thuần tăng đã tác động làm tăng tốc độ luân chuyển của tài sản lên 0,22 vòng. Tổng tài sản bình quân trong năm 2012 đã tăng gần 30% trong khi đó doanh thu chỉ tăng 25%, điều này chứng tỏ trong năm Công ty tăng mạnh về tài sản đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của doanh thu nhưng chưa tăng được như kỳ vọng.
Như vậy, nếu so với việc chỉ sử dụng phương pháp so sánh của doanh nghiệp thì việc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn vào phân tích đã cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát thấy được những nỗ lực của mình thực sự đã tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh như thế nào và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh ra sao. Việc đầu tư vào nhà máy sản xuất mới cùng việc đầu tư tiếp tục vào các dự án bất động sản đã làm giảm tốc độ luân chuyển của tài sản.
- Áp dụng phương pháp phân tích mô hình Dupont:
Đây là phương pháp phân tích dựa vào mối liên hệ tác động qua lại giữa các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dưới dạng một hàm số nhằm đánh giá sâu bản chất những biến động của các chỉ tiêu. Với phương pháp này, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát có thể xác định chính xác bộ phận còn yếu kém để ra quyết định hợp lý.
Cụ thể khi phân tích “ Sức sinh lời của tài sản ( ROA)” và “Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)” theo mô hình Dupont như sau:
− Phân tích “ Sức sinh lời của tài sản ( ROA)” theo mô hình Dupont: Phương trình Dupont:
ROA = = = ROS x TAT Trong đó: LNST: Lợi nhuận sau thuế
DTT: Doanh thu thuần
: Tổng tài sản bình quân TAT: Số vòng quay tài sản
ROS: Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Sau khi đã xây dựng được phương trình Dupont, nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của ROS và TAT đến sự biến động của ROA như sau:
Bảng 3.2: Sức sinh lời của tài sản theo mô hình Dupont
Đơn vị: đồng Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2011 2012
Doanh thu thuần 14.267.083.816.361 17.851.896.561.575 3.640.721.518.495 Lợi nhuận sau thuế 1.376.316.086.778 1.296.850.503.678 (79.465.583.100) Tài sản bình quân 12.573.449.110.592 16.214.170.629.087 3.584.812.745.214 Sức sinh lời của tài sản (ROA) 0,11 0,08 (0,03) Vòng quay tài sản(vòng) TAT 1,13 1,1 (0,03) Tỷ suất sinh lời của doanh
Ta có:
ROA2012 = 8 % = 7,3% x 1,1 ROA2011 = 11% = 9,7% x 1,13
Như vậy, ROA trong năm 2012 (8%) giảm 3% so với năm 2011 (11%), chứng tỏ hiệu quả trong sử dụng tài sản đã giảm so với năm 2011. Việc giảm này chịu tác động của hai nhân tố sau:
Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm 2012 là 7,3% so với năm 2011 là 9,7% đã giảm 2,4%. Tuy doanh thu của năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng không bù đắp được chi phí phát sinh trong năm làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2012 vẫn giảm so với năm 2011. Điều này đã làm cho chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS) trong năm 2012 giảm nhiều.
Vòng quay tài sản năm 2012 (1,1 vòng) giảm 0,03 vòng so với năm 2011 (1,13 vòng). Tuy doanh thu thuần có tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu vẫn chậm hơn tốc độ tăng của tài sản, điều này đã làm giảm vòng quay tài sản.
Như vậy trong năm 2012 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đầu tư nhiều vào tài sản, các dự án đầu tư, và việc quản lý chi phí của tập đoàn trong năm 2012 vẫn chưa tốt nên dù doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm dẫn đến sức sinh lời của tài sản giảm so với năm 2011.
− Phân tích “ Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE)” theo mô hình Dupont:
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) =
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) =
Tỷ suất sinh lời của doanh thu(ROS) x
Số vòng quay của tài sản(TAT) x
Hệ số tài sản với vốn CSH (AFL)
Bảng 3.3: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm
Chênh lệch
2012 2011
Lợi nhuận sau thuế 1.296.850.503.678 1.376.316.086.778 (79.465.583.100) Vốn chủ sở hữu bình quân 6.905.950.250.691 5.611.593.552.470 1.294.356.698.221 Doanh thu thuần 17.851.896.561.575 14.267.083.816.361 3.584.812.745.214 Tài sản bình quân 16.214.170.629.087 12.573.449.110.592 3.584.812.745.214 Sức sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE) (%) 0,19 0,25 (0,06) Tỷ suất sinh lời của doanh
thu(ROS) (%) 0,073 0,097 (0,024) Số vòng quay của tài
sản(TAT) (vòng) 1,1 1,13 (0,03) Hệ số tài sản với vốn CSH (AFL) 2,35 2,24 0,11 Ta có: ROE2012 = 19% = 2,59% x 0,387 x 5,33 ROE2011 = 25% = 2,54% x 0,398
Như vậy, ta thấy chỉ tiêu ROE năm 2012(19%) giảm 6% so với năm 2011(25%), chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn trong năm nay giảm so với năm trước. Việc giảm này do tác động của 3 nhân tố:
Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm 2012 là 7,3% so với năm 2011 là 9,7% đã giảm 2,4%. Tuy doanh thu của năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng không bù đắp được chi phí phát sinh trong năm làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2012 vẫn giảm so với năm 2011. Điều này đã làm cho chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS) trong năm 2012 giảm nhiều.
Vòng quay tài sản năm 2012 (1,1 vòng) giảm 0,03 vòng so với năm 2011 (1,13 vòng). Tuy doanh thu thuần có tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu vẫn chậm hơn tốc độ tăng của tài sản, điều này đã làm giảm vòng quay tài sản.
Đòn bẩy tài chính năm nay tăng so với năm trước là 0,11. Trong bối cảnh lãi suất huy động vốn cao, sức sinh lời của doanh thu giảm và thấp hơn so với lãi suất thực tế trên thị trường, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cần phải giảm bớt vốn vay, cơ cấu lại nguồn vốn sao cho hợp lý.
Về nội dung phân tích
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt một quy trình phân tích với các phương pháp phân tích phù hợp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát còn cần có một hệ thống chỉ tiêu phân tích hợp lý sao cho kết quả tác động của phân tích hiệu quả kinh doanh giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Căn cứ vào nghiên cứu thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, tác giả đề xuất các nội dung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát bao gồm: Bổ sung nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, hiệu quả sử dụng chi phí.
3.2.2.2. Hoàn thiện phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại có vai trò và vị trí khác nhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật. Do vậy phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn với mục đích để đầu tư tài sản dài hạn hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn chúng ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Bảng 3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Chỉ tiêu Công thức tính Số vòng quay của tài sản dài hạn
Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu
Sức sinh lời của tài sản dài hạn Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận
Sức sản xuất của tài sản cố định
Suất hao phí của tài sản cố định
Sức sinh lời của tài sản cố định Tỷ suất lợi nhuận so với giá trị thuần của đầu tư tài chính dài hạn
Tỷ suất lợi nhuận so với giá trị thuần của bất động sản đầu tư
Nội dung chi tiết các chỉ tiêu phân tích tài sản dài hạn tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát như sau:
Bảng 3.5: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Doanh thu bán hàng và
cung cấp dich vụ 17.977.172.824.178 14.374.073.374.057 3.603.099.450.121 Tài sản dài hạn bình
quân 7.538.308.567.421 5.936.481.883.819 1.601.826.683.603 Lợi nhuận sau thuế 1.296.850.503.678 1.376.316.086.778 (79.465.583.100) Số vòng quay của tài sản
dài hạn 2,385 2,421 (0,037)
Suất hao phí của tài sản
dài hạn so với doanh thu 0,419 0,413 0,006 Sức sinh lời của tài sản
dài hạn 0,172 0,232 (0,060)
Suất hao phí của tài sản
dài hạn so với lợi nhuận 5,813 4,313 1,499
Như vậy có thể thấy rằng do tăng nhiều tài sản dài hạn trong năm 2012 (tăng hơn 1.600 tỷ) làm cho doanh thu tăng lên nhưng chưa được như kỳ vọng dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn trong năm 2012 giảm so với năm 2011, điều này được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.
Sức sinh lời của tài sản dài hạn năm 2012là 0,172 giảm 0,06 so với năm 2011 là 0,232. Đi kèm theo đó là số vòng quay của tài sản dài hạn cũng giảm, trong năm 2012 (2,385 vòng) giảm 0,037 vòng so với năm 2011 (2,421 vòng). Điều này có thể được lý giải là do việc đầu tư tài sản dài hạn chưa hoàn thành, máy móc trang thiết bị chưa hoạt động hết công suất làm cho hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn hay sức sản xuất của tài sản dài hạn giảm sút.
của tài sản dài hạn so với doanh thu và suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận. Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu trong năm 2012 (0,419) tăng lên 0,06 so với năm 2011 (0,413) và suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận năm 2012 (5,813) giảm 0,15 so với năm 2011 (5,313). Điều này cũng có nghĩa trong năm 2012, muốn có 1 đồng doanh thu thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cần 0,419 đồng tài sản dài hạn tăng 0,06 đồng và muốn có 1 đồng lợi nhuận thì cần 5,813 đồng tài sản dài hạn tăng 0,15 đồng so với năm 2011.
− Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh
Bảng 3.6: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Doanh thu từ bán hàng
và cung cấp dịch vụ 17.977.172.824.178 14.374.073.374.057 3.603.099.450.121 Tài sản cố định bình
quân 5.261.799.979.302 3.834.492.181.407 1.427.307.797.895 Lợi nhuận sau thuế 1.296.850.503.678 1.376.316.086.778 (79.465.583.100) Sức sản xuất của tài
sản cố định 3,417 3,749 (0,332) Sức sinh lời của tài sản
cố định 0,246 0,359 (0,112)
Suất hao phí của tài
sản cố định 0,293 0,267 0,026
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, tài sản cố định của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát chiếm tỷ trọng rất cao do vậy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn thường do hiệu quả sử dụng tài sản cố định quyết định. Việc hiệu quả sử dụng tài
sản dài hạn giảm trong năm 2012 nguyên nhân rất lớn do sử giảm hiệu quả trong việc sử dụng tài sản cố định và được thể hiện bằng việc hai chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định và sức sinh lời của tài sản cố định giảm trong khi đó chỉ tiêu suất hao phí của tài sản cố định lại tăng lên.
Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2012 (3,417) giảm 0,332 so với năm 2011 (3,749) có nghĩa cứ 1 đồng tài sản cố định đầu tư trong kỳ thì chỉ thu được 3,417 đồng doanh thu giảm 0,332 đồng so với năm 2011. Còn sức sinh lời của tài sản cố định năm 2012 là 0,246 so với năm 2011 là 0,359 giảm 0,112 có nghĩa là cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định trong kỳ chỉ thu được 0,246 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,112 đồng so với năm 2011 tương ứng 45,53%. Ngoài ra, suất hao phí của tài sản cố định trong năm 2012(0,293) tăng 0,026 so với năm 2011 có nghĩa là trong năm 2012 muốn có 1 đồng doanh thu thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát phải đầu tư 0,293 đồng tài sản cố định tăng 0,026 đồng so với năm 2011. Điều này có nghĩa là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát trong kỳ đang đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định, tăng cường xây dựng trang thiết bị, nhà máy sản xuất với công nghệ tiên tiến hiện đại nhưng lợi nhuận và doanh thu vẫn chưa được như kỳ vọng. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong các kỳ tiếp theo góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn.
- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thường được phân bố khắp giai đoạn của quá trình sản xuất thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần phải thường xuyên phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.