Để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích sử dụng phương pháp loại trừ. Đặc trưng cơ bản của phương pháp loại trừ là luôn đặt đối tượng nghiên cứu vào các trường hợp giá định khác nhau; từ đó, lần lượt xác định và loại trừ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của đối tượng nghiên cứu. Trong thực tế, phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới 2 dạng: dạng thay thế liên hoàn (gọi là phương pháp số chênh lệch).
Về cơ bản, điều kiện vận dụng, quy trình vận dụng (trình tự vận dụng) phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch giống nhau. Điểm khác biệt giữa chúng là cách thức xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phạm vi áp dụng của từng phương pháp. Cụ thể, điều kiện vận dụng và quy trình vận dụng của phương pháp loại trừ gồm các bước công việc sau:
- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. - Xây dựng chương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.
- Tổng hợp kết quả tính toán, rút ra nhận xét, kiến nghị.
Sau khi đã xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, các nhà phân tích tiến hành tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố tác động tăng, nhân tố tác động giảm và tổng cộng các nhân tố tác động tăng - giảm đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó sẽ nêu lên nhận xét, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố; đồng thời chỉ rõ tiềm năng và đề xuất giải pháp khai thác, cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong kỳ tới.