Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ân Đa lượng bao gồm: Phân đạm N, phân lân P2O5 và phân kali K2O.. Sử dụng phân đạm: Bón phân đợt 1 và 2 vào giai đoạn cây phát triển thân lá và phát triển
Trang 1Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
ân Đa lượng bao gồm: Phân đạm (N), phân lân (P2O5)
và phân kali (K2O) Phân Trung lượng gồm: Phân calcium (Ca), phân Magie (Mg) và Lưu huỳnh (S) Sau đây, chúng ta sẽ xét đến đặc tính, công dụng của từng loại cũng như những biểu hiện cây lúa khi bị thiếu các dưỡng chất này
Phân Đa lượng
1 Phân đạm (N):
Là thành phần cấu tạo protein Protein là thành phần của nguyên sinh chất, lục lạp và enzym Không có đạm, cây trồng không thể sống và phát triển
Đạm giúp cây lúa quang hợp tốt, phát triển thân lá, cây to khỏe, nẩy chồi tốt, cho bông lớn Bón phân đạm theo bảng so màu lá Tránh bón lai rai, bón dư đạm nhất là ở giai đoạn sau, sẽ làm cho lúa bị lép
nhiều
Trang 2
Thiếu đạm:
- Trừ lá non còn xanh, các lá già chuyển sang màu vàng nhạt, lá lúa ngắn, thẳng, bàn lá hẹp, lá có màu xanh vàng
- Cây lúa phát triển kém, thấp lùn, nẩy chồi kém
- Toàn bộ ruộng có màu vàng nhạt
- Năng suất giảm
Sử dụng phân đạm:
Bón phân đợt 1 và 2 vào giai đoạn cây phát triển thân
lá và phát triển chồi hữu hiệu, ở giai đoạn này cây lúa rất cần đạm và lân, nếu thiếu đạm và lân thì cây lúa phát triển kém, đẻ nhánh kém, giảm số chồi hữu hiệu,
về sau cây cho bông nhỏ ít hạt
Trang 3
Bón phân đợt 3 vào giai đoạn phân hóa đòng Theo các nhà Nông học khuyến cáo, bón thúc phân đạm ở giai đoạn phân hóa đòng khoảng 25 ngày trước lúc trổ bông, khi đòng dài khoảng 1mm làm tăng số hạt
và kích thước của bông
Trường hợp có lượng phân đạm ít, người ta có thể bón thúc đạm 1 lần vào giai đoạn 20 ngày trước khi cây lúa trổ vì thời kỳ này trùng hợp với giai đoạn sinh trưởng mạnh mẽ của bông non Bón thúc đạm 20
ngày trước trổ không chỉ làm cho khối lượng bông hạt đạt đến cực đại mà còn làm tăng khả năng chống
đổ ngã (Theo Singh và Takehashi 1962)
2 Phân lân (P 2 O 5 ):
Lân là thành phần của protein cấu tạo nhân của tế bào
do đó chất lân không thể thiếu được trong đời sống cây trồng Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển chất
Trang 4đường bột tích lũy ở thân, bẹ lá lúa về hạt Lân giúp cây lúa phát triển tốt bộ rễ, cây nẩy chồi tốt Phân lân còn có tác dụng hạ phèn, phân lân có thể bón lót hoặc chia lượng phân lân ra bón hết vào đợt bón phân 1 và
2 Phân lân rất cần thiết ở giai đoạn lúa đẻ nhánh
Cây lúa thiếu lân, triệu chứng thường xuất hiện ở lá lúa già
- Lá ngắn, bản lá hẹp, thẳng, lá lúa có màu xanh đậm đến xanh tối Các lá non vẩn khỏe, các lá già chết khi
đã chuyển màu nâu, trên lá có thể có màu đỏ hoặc màu tím huyết dụ nếu giống lúa có xu hướng sản sinh
ra sắt tố antoxian
- Hệ thống rễ của cây lúa kém phát triển
- Cây ốm, thấp lùn, ít phát triển, cây nẩy chồi kém
- Năng suất giảm
Các loại đất ảnh hưởng đến lượng lân hữu hiệu:
Trang 5- Đầt có pH thấp, đất phèn, đất đỏ chua, đất kiềm, đất
đá vôi đều thiếu lân
3 Phân kali (K 2 O)
Giúp cây lúa hút các chất dinh dưỡng được tốt hơn, làm cứng cây, làm tăng lực cơ giới ở thân nhờ tăng
độ dầy của thân (Noguchi 1940) Kali giúp cây lúa chống chịu hạn Kali còn giúp cây lúa vận chuyển các chất đường bột vào hạt tốt, ngoài ra việc bón phân kali còn hạn chế được sâu đục thân gây hại Bón kali vào đợt 1 và 3
Triệu chứng thiếu kali trên lúa thường xuất hiện ở lá già
- Thiếu kali cây lúa kém phát triển, cây thấp, lá ngắn
rủ xuống màu
Trang 6xanh đậm, các lá dưới bắt đầu từ ngọn biến màu nâu vàng giữa các gân lá, lúc khô trở thành màu nâu nhạt,
sự thiếu kali trên lúa thường kéo theo bệnh đốm nâu phát triển trên lá
- Cây dễ bị đổ ngả ở giai đoạn lúa trổ
- Đầu lá lúa xuất hiện những đốm nâu sau đó bị khô cháy
- Thời gian chín kéo dài
- Hạt lép trên bông cao Năng suất giảm
Các loại đất ảnh hưởng đến hàm lượng kali hữu hiệu:
- Đất thoát nước kém, đất trũng thường thiếu kali Một phần do các chất độc sản sinh trong đất khử cao làm ngăn cản việc hút kali ở cây và một phần kali giải phóng ra khỏi keo đất rất ít
- Đất phèn có hàm lượng kali thấp thường đi kèm với ngộ độc sắt
Trang 7- Thiếu kali kèm theo các đốm bệnh
Helminthosporium oryzae trên lá là triệu chứng thông thường của bệnh Akiosi (bệnh rối loạn sinh lý hay bệnh suy thoái mùa thu) trên đất cát
Sử dụng phân kali: Đối với phân kali cây lúa cần với lượng lớn, kali cần nhiều ở giai đoạn đầu, giảm dần ở giai đoạn giữa và tăng mạnh ở giai đoạn sau Cho nên việc bón bổ sung kali kéo dài đến khi lúa trổ, lúc hình thành sản lượng đã hoàn chỉnh là rất cần thiết
Phân Trung lượng
1 Phân calcium (Ca):
Giúp cây lúa cứng cây, phát triển tốt bộ rễ và làm
chức năng hoạt động của rễ mạnh lên, vôi còn có tác dụng hạ phèn Ngoài ra ruộng bón đủ canxi giúp cây lúa chống chịu tốt đối với bệnh cháy bìa lá do vi
Trang 8khuẩn Xanthomonas oryzae và bệnh đốm nâu do nấm Helminthosporium oryzae gây hại trên lúa
Cây lúa thiếu calcium:
- Triệu chứng thiếu Ca thường xuất hiện trên lá non, đầu lá non
chuyển màu trắng, lá cuốn tròn hoặc quăn queo
Những đám chết mô xuất hiện dọc theo mép
lá Những lá già chuyển màu nâu và chết
- Cây lúa thấp lùn, đỉnh sinh trưởng bị còi cọc và
chết
- Chức năng hoạt động của rễ bị suy yếu
- Thiếu canxi dẩn đến cây hút nhiều Fe và cây dể bị ngộ độc sắt
Các loại đất ảnh hưởng đến lượng Ca hữu hiệu:
Trang 9- Đất có cấu trúc xấu như đất cát, đất bị rữa trôi
mạnh, thiếu Canxi
- Đất chua, đất có độ pH thấp thường thiếu canxi
- Đất kiềm, đất có tỉ lệ Na/ Ca trao đổi lớn làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cây dẩn tới cây thiếu
canxi
- Đất có tỉ lệ Fe/ Ca hoặc Mg/ Ca lớn làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cây
- Ruộng bón nhiều N hoặc K kết quả tỉ lệ NH4 / Ca hoặc K/ Ca lớn làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cây
- Ruộng bón nhiều P làm giảm khả năng hút canxi của cây
Sử dụng phân calcium:
- Dùng CaCl2 phun qua lá
- Bón thạch cao vào đất thiếu Ca hoặc đất giàu kali
Trang 10- Bón phối hợp phân Mg với Ca hoặc K với Ca
2 Phân Magie (Mg)
Giúp cây lúa đồng hóa tốt CO2 và tổng hợp protein giúp cấu tạo tế bào và cân bằng cation và anion hoạt hóa.Giúp các enzymes hoạt động mạnh Và magie là thành phần cấu tạo nên diệp lục tố giúp vận chuyển các chất từ lá già về lá non Cây lúa thiếu Magie triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở lá già rồi sau đó đến lá non
- Cây lúa có màu xanh nhợt nhạt, lá lúa gợn sóng và
rủ xuống, gân lá có màu vàng cam Lá già bị úa vàng
và sau đó đến lá non
- Sự héo úa phát triển thành màu vàng ở lá già
- Làm giảm số nhánh gié trên bông
- Giảm phẩm chất hạt gạo
Trang 11
Các loại đất ảnh hưởng đến lượng Mg hữu hiệu:
- Đất có cấu trúc xấu, đất bị suy thoái hoặc đất bạc màu, đất phèn, đất cát thiếu Mg
- Ruộng cung cấp đủ nước thường không thiếu Mg
- Ruộng bón nhiều K làm giảm khả năng hấp thu Mg của cây
3 Lưu huỳnh (S):
Lưu huỳnh là thành phần cấu tạo một số amino acide, giúp cây tổng hợp protein, lưu huỳnh còn là thành phần cấu tạo diệp lục tố, ảnh hưởng đến phản ứng oxy hóa khử Sự chín của bông lúa, trong hóa trình sinh trưởng của cây lúa thiếu lưu huỳnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa
Triệu chứng đầu tiên thiếu S trên lúa xuất hiện trên lá non
Trang 12- Triệu chứng thiếu lưu huỳnh trên lúa rất giống với triệu chứng thiếu đạm
- Cây thấp có màu vàng nhợt, hoặc toàn cây có màu xanh nhạt
- Lá non úa vàng, hoặc màu xanh nhợt
- Ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng thiếu S làm giảm năng suất lúa
- Cây lúa nẩy chồi kém
- Nhánh gié trên bông giảm, bông ngắn ít hạt
- Kéo dài thời gian chín
Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu S:
- Thiếu lưu huỳnh thường gây rối loạn dinh dưỡng trên cây trồng cạn nhưng hiếm thấy xãy ra trên đất trũng trồng lúa
- Nguồn cung cấp lưu huỳnh cho cây có trong tự nhiên như đất, nước tưới, không khí và nước mưa
Trang 13- Cày vùi rơm rạ (Đốt đồng làm mất 40 – 60% S mằn trong rơm rạ)
Châu Văn Hải Phòng Trồng trọt - Kiểm dịch thực vật
Chi cục bảo vệ thực vật An Giang (Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu)