1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Pháp luật về Doanh nghiêp tư nhân ở Việt Nam

73 981 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 407 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Năm 1986 là năm mà nước ta tiến tới thực hiện công cuộc đổi mới cải các từ một nhà nước quản lý toàn diện chuyển sang nhà nước và nhân dân cùng làm. Và lẽ được nhiên như một quy luật khách quan nhà nước ta sẽ dần tiến đến thể chế dân làm, nhà nước hỗ trợ. Nhà nước ngày đang dần trở thành cánh tay nâng đỡ, khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nhân kinh doanh một cách tự do và công bằng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của Doanh nghiệp tư nhân (sau đây sẽ viết tắt là DNTN) ở nước ta cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong cộng đồng doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam. Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, dần khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế, dần rút ngắn khoảng cách để về phát triển với các bạn bè năm châu. Đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế thế giới thể hiện rõ nét tại việc ký kết, gia nhập nhiều hiệp định thương mại lớn như WTO, TPP, FTA…. Do vậy mà nền kinh tế thị trường đa dạng về thành phần kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh ở nước ta đã ngày càng được củng cố và phát triển, các quyền tự do kinh doanh của các chủ đầu tư càng được nâng cao, ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Quyền tự do kinh doanh là mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Để thực hiện chủ trương này, ngày 21-12-1990, Quốc hội khoá VIII đã thông qua hai đạo luật quan trọng là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Hai đạo luật này đã tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta, và là một mốc quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong quá trình đổi mới kinh tế, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty quy định ba loại hình doanh nghiệp cho khu vực kinh tế tư nhân trong đó có DNTN. Đến nay là Luật doanh nghiệp 2014 được ban hành tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII có hiệu lực từ ngày 01/7/2015. Sau nhiều lần bổ sung, chỉnh sửa thì khung pháp lý quy định về DNTN đã từng bước hoàn thiện hơn, giúp phát huy tính linh hoạt, năng động, nhạy bén và các ưu thế khác mà loại hình doanh nghiệp này. Và luật doanh nghiệp 2014 được xem là luật có quy định về DNTN hoàn thiện nhất kể từ 1990 đến hiện nay. DNTN đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, với luật Doanh nghiệp 2014, một văn bản mới đi vào thực tế nên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này để đánh giá, nhận xét các quy định pháp luật từ thực tiễn áp dụng. Chính từ những cơ sở nhận thức trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài này đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà luật học khai thác trên nhiều góc độ khác nhai. Sơ lược một số thành tựu nghiên cứu như: Tác giả Nguyễn Trí Tuệ với đề tài “Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân”, Luận án Tiến sĩ, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, 2003. Luận án nghiên cứu hệ thống về địa vị pháp lý của DNTN trong điều kiện kinh tế thị trường. Lý luận và thực tiễn của quá trình hình thành và phát triển chế định địa vị pháp lý DNTN, vai trò và vị trí của DNTN trong nền kinh tế thị trường. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động của DNTN và giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của loại hình DN này. Tác giả Phạm Quý Tú với đề tài “Nhà nước quản lý bằng pháp luật đối với DNTN và công ty TNHH”, Luận án Tiến sĩ, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, 2000. Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nhà nước quản lý bằng pháp luật đối với DNTN, công ty TNHH ở Việt Nam. Thực trạng của việc quản lý này và các giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước quản lý bằng pháp luật đối với DNTT và công ty TNHH. Tác giả Souphana Vongphachanh với đề tài “Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh”, luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật Hà Nội, 2012. Trình bày một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp tư nhân và địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân. Phân tích điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định pháp luật của Lào và Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật ở hai nước về vấn đề này. Tác giả Nhữ Trọng Bách với bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong những năm tới”, tạp chí Cộng sản, Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamSố 124(4/2017), tr. 22 - 26. Bài viết khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, cần phải thống nhất tư tưởng và hành động trong cả hệ thống chính trị, cũng như xã hội nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách; khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân. Trương Công Đắc với bài viết “Bàn về các hình thức đầu tư của doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật hiện nay”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 12/2015, tr. 46 – 50. Bài viết trình bày và phân tích các hình thức đầu tư của doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể dưới các hình thức: thành lập doanh nghiệp; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; thành lập hợp tác xã, liên minh hợp tác xã và thành lập tổ chức khác. Tác giả Nguyễn Viết Trung với đề tài “Mua bán doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp”, khóa luận tốt nghiệp, 2015. Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về mua bán doanh nghiệp tư nhân; nội dung pháp luật mua bán doanh nghiệp tư nhân dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp. Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật mua bán doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam. Như vậy, trong khoa học pháp lý nói chung thì các vấn đề về doanh nghiệp không còn là những vấn đề nghiên cứu hoàn toàn mới. Tuy nhiên thực tế hiện nay đã có nhiều thay đổi với một số văn bản pháp luật doanh nghiệp mới được ban hành cùng sự vận động không ngừng của thực tiễn đòi hỏi cần có một công trình nghiên cứu trực tiếp về DNTN. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn: Thứ nhất, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận khái quát về Doanh nghiệp tư nhân; Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế; luật áp dụng liên quan tới DNTN. Thứ hai, luận văn đánh giá thực trạng quy định pháp luật liên quan tới DNTN tại Việt Nam. Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu, luận văn đưa ra định hướng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về DNTN tại Việt Nam. Nhiệm vụ của luận văn: - Xác định nội dung và làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm có liên quan tới giá trị pháp lý con dấu doanh nghiệp; luật áp dụng trong sử dụng con dấu doanh nghiệp trong giao dịch. - Phân tích, làm rõ các hạn chế, bất cập, đánh giá thực trạng xác định luật áp dụng trong sử dụng con dấu doanh nghiệp trong giao dịch ở Việt Nam. - Từ những vướng mắc, bất cập giữa lý luận và thực trạng đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của luận văn chính là doanh nghiệp tư nhân cùng pháp luật về doanh nghiệp tư nhân. Luận văn không đi nghiên cứu mọi vấn đề liên quan đến DNTN mà chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về: doanh nghiệp tư nhân. Trên cơ sở đó, làm rõ hơn pháp luật nước ta về xác định luật áp dụng liên quan tới DNTN theo Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Đồng thời phân tích, so sánh với các quy định về xác định luật về DNTN trong các thời kỳ của nước ta. 5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên quan đến DNTN theo quy định của pháp luật và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn; + Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu qui định của pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật của nước ta các thời kỳ trước đây về DNTN; + Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn về DNTN, với các số liệu cụ thể. Tìm ra mối liên hệ giữa các qui định của pháp luật với thực tiễn áp dụng đã phù hợp hay chưa? Các lý do? Từ đó mà xem xét nội dung qui định của pháp luật về DNTN, với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này. 6.Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đâu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp tư nhân Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Ở VIỆT NAM

PHÙNG ĐỨC DŨNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Ở VIỆT NAM PHÙNG ĐỨC DŨNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

MÃ SỐ: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN NHƯ PHÁT

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trungthực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tàichính theo quy định của Khoa Sau Đại học Viện Đại Học Mở Hà Nội

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phùng Đức Dũng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Đào tạo Sau Đại học Viện đại học Mở Hà Nội

và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn PGS TS Nguyễn Như Phát, tôi đã thực hiện

đề tài “Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam”.

Để hoàn thành luận văn này Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết

ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Viện Đại học Mở HàNội; các thầy, cô giáo Khoa sau Đại học chuyên ngành Luật kinh tế Viện Đại học

Mở Hà Nội; các thầy, cô giáo các Bộ môn giảng dạy đã tận tình hướng dẫn, giảngdạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi tốtnhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tàiLuận văn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn PGS

TS Nguyễn Như Phát đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tậntình, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiêncứu đề tài và hoàn chỉnh Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạnđồng nghiệp đã động viên, khích lệ, sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trongcuộc sống cũng như trong quá trình học tập, nghiên cứu!

Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu và phân tích Luật để thực hiện đề tàimột cách hoàn chỉnh nhất Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứukhoa học cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên chắc chắn đề tài củaLuận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân tôi chưathấy được Tôi rất mong sự đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để cho đềtài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Học viên thực hiện

Phùng Đức Dũng

Trang 5

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 1986 là năm mà nước ta tiến tới thực hiện công cuộc đổi mới cải các từmột nhà nước quản lý toàn diện chuyển sang nhà nước và nhân dân cùng làm Và lẽđược nhiên như một quy luật khách quan nhà nước ta sẽ dần tiến đến thể chế dânlàm, nhà nước hỗ trợ Nhà nước ngày đang dần trở thành cánh tay nâng đỡ, khuyếnkhích, tạo điều kiện cho doanh nhân kinh doanh một cách tự do và công bằng Đâycũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của Doanh nghiệp tư nhân (sau đây sẽ viết tắt

là DNTN) ở nước ta cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong cộng đồngdoanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, dần khẳng định

vị thế của mình trên thương trường quốc tế, dần rút ngắn khoảng cách để về pháttriển với các bạn bè năm châu Đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển Côngnghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế thế giới thể hiện rõ néttại việc ký kết, gia nhập nhiều hiệp định thương mại lớn như WTO, TPP, FTA…

Do vậy mà nền kinh tế thị trường đa dạng về thành phần kinh tế cùng các hoạt độngkinh doanh ở nước ta đã ngày càng được củng cố và phát triển, các quyền tự do kinhdoanh của các chủ đầu tư càng được nâng cao, ghi nhận trong nhiều văn bản quyphạm pháp luật có liên quan

Quyền tự do kinh doanh là mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta kể từ đầuthập kỷ 90 của thế kỷ XX Để thực hiện chủ trương này, ngày 21-12-1990, Quốc hộikhoá VIII đã thông qua hai đạo luật quan trọng là Luật Công ty và Luật Doanhnghiệp tư nhân Hai đạo luật này đã tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự phát triển khuvực kinh tế tư nhân ở nước ta, và là một mốc quan trọng, có ý nghĩa quyết địnhtrong quá trình đổi mới kinh tế, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hànhtheo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Luật Doanh nghiệp tư nhân vàLuật Công ty quy định ba loại hình doanh nghiệp cho khu vực kinh tế tư nhân trong

đó có DNTN Đến nay là Luật doanh nghiệp 2014 được ban hành tại kỳ họp Quốchội khóa XIII có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 Sau nhiều lần bổ sung, chỉnh sửa thì

1

Trang 7

khung pháp lý quy định về DNTN đã từng bước hoàn thiện hơn, giúp phát huy tínhlinh hoạt, năng động, nhạy bén và các ưu thế khác mà loại hình doanh nghiệp này.

Và luật doanh nghiệp 2014 được xem là luật có quy định về DNTN hoàn thiện nhất

trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở Việt

Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đề tài này đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà luật học khai thác trên nhiềugóc độ khác nhai Sơ lược một số thành tựu nghiên cứu như:

Tác giả Nguyễn Trí Tuệ với đề tài “Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tưnhân”, Luận án Tiến sĩ, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, 2003 Luận ánnghiên cứu hệ thống về địa vị pháp lý của DNTN trong điều kiện kinh tế thịtrường Lý luận và thực tiễn của quá trình hình thành và phát triển chế định địa vịpháp lý DNTN, vai trò và vị trí của DNTN trong nền kinh tế thị trường Thực trạngpháp luật điều chỉnh hoạt động của DNTN và giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lýcủa loại hình DN này

Tác giả Phạm Quý Tú với đề tài “Nhà nước quản lý bằng pháp luật đối vớiDNTN và công ty TNHH”, Luận án Tiến sĩ, Viện nghiên cứu Nhà nước và phápluật, 2000 Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nhà nước quản lý bằng phápluật đối với DNTN, công ty TNHH ở Việt Nam Thực trạng của việc quản lý này

và các giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước quản

lý bằng pháp luật đối với DNTT và công ty TNHH

Tác giả Souphana Vongphachanh với đề tài “Địa vị pháp lý của doanhnghiệp tư nhân theo pháp luật Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh”, luận vănthạc sĩ Luật học, Đại học luật Hà Nội, 2012 Trình bày một số vấn đề lý luận vềdoanh nghiệp tư nhân và địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân Phân tích điểm

2

Trang 8

tương đồng và khác biệt trong các quy định pháp luật của Lào và Việt Nam về địa

vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật ở hai nước về vấn đề này

Tác giả Nhữ Trọng Bách với bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong những năm tới”, tạp chí Cộng sản, Trungương Đảng Cộng sản Việt NamSố 124(4/2017), tr 22 - 26 Bài viết khẳng định vaitrò quan trọng của nền kinh tế tư nhân Tuy nhiên, cần phải thống nhất tư tưởng vàhành động trong cả hệ thống chính trị, cũng như xã hội nhằm hoàn thiện cơ chế,chính sách; khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân

Trương Công Đắc với bài viết “Bàn về các hình thức đầu tư của doanhnghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật hiện nay”, tạp chí Nhà nước vàPháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 12/2015, tr 46 – 50 Bài viết trìnhbày và phân tích các hình thức đầu tư của doanh nghiệp tư nhân theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành cụ thể dưới các hình thức: thành lập doanh nghiệp;chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; thành lập hợp tác xã, liên minh hợp tác xã vàthành lập tổ chức khác

Tác giả Nguyễn Viết Trung với đề tài “Mua bán doanh nghiệp tư nhân ởViệt Nam dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp”, khóa luận tốtnghiệp, 2015 Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về mua bán doanhnghiệp tư nhân; nội dung pháp luật mua bán doanh nghiệp tư nhân dưới góc độđiều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện phápluật mua bán doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

Như vậy, trong khoa học pháp lý nói chung thì các vấn đề về doanh nghiệpkhông còn là những vấn đề nghiên cứu hoàn toàn mới Tuy nhiên thực tế hiện nay

đã có nhiều thay đổi với một số văn bản pháp luật doanh nghiệp mới được banhành cùng sự vận động không ngừng của thực tiễn đòi hỏi cần có một công trìnhnghiên cứu trực tiếp về DNTN

3

Trang 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn:

Thứ nhất, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận khái quát về Doanh nghiệp

tư nhân; Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế; luật áp dụng liên quantới DNTN

Thứ hai, luận văn đánh giá thực trạng quy định pháp luật liên quan tới

DNTN tại Việt Nam

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu, luận văn đưa ra

định hướng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về DNTN tại Việt Nam

Nhiệm vụ của luận văn:

- Xác định nội dung và làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm

có liên quan tới giá trị pháp lý con dấu doanh nghiệp; luật áp dụng trong sử dụngcon dấu doanh nghiệp trong giao dịch

- Phân tích, làm rõ các hạn chế, bất cập, đánh giá thực trạng xác định luật ápdụng trong sử dụng con dấu doanh nghiệp trong giao dịch ở Việt Nam

- Từ những vướng mắc, bất cập giữa lý luận và thực trạng đưa ra một số kiếnnghị hoàn thiện pháp luật về giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp ở Việt Namtrong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của luận văn chính là doanh nghiệp tư nhân cùng pháp luật vềdoanh nghiệp tư nhân

Luận văn không đi nghiên cứu mọi vấn đề liên quan đến DNTN mà chỉ tậptrung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về: doanh nghiệp tư nhân Trên cơ sở đó,làm rõ hơn pháp luật nước ta về xác định luật áp dụng liên quan tới DNTN theoLuật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan Đồng thời phân tích,

so sánh với các quy định về xác định luật về DNTN trong các thời kỳ của nước ta

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin.Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu:

4

Trang 10

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề

liên quan đến DNTN theo quy định của pháp luật và khái quát những nội dung cơbản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn;

+ Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu qui định của pháp

luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật củanước ta các thời kỳ trước đây về DNTN;

+ Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn về

DNTN, với các số liệu cụ thể Tìm ra mối liên hệ giữa các qui định của pháp luậtvới thực tiễn áp dụng đã phù hợp hay chưa? Các lý do? Từ đó mà xem xét nội dungqui định của pháp luật về DNTN, với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnhcủa pháp luật về vấn đề này

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đâu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp tư nhân

Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tư nhân ở Việt NamChương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành về doanhnghiệp tư nhân ở Việt Nam

5

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển DNTN

Sự phát triển của DNTN cần được nhìn nhận, đánh giá dưới lăng kính tổngquan của nền kinh tế tư nhân nói chung, của các doanh nghiệp nội khối tư nhân nóiriêng Vì vậy, trong phạm vi phần lịch sự phát triển này, thuật ngữ DNTN đượcdùng để chỉ DNTN nói riêng và chỉ các loại hình doanh nghiệp thuộc khối tư nhânnói chung

DNTN ở Việt Nam trước thời kỳ Đổi mới

Trong bản Tuyên ngôn độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án mộttrong những tội ác của thực dân khi chúng cai trị nước ta là: “chúng không cho cácnhà tư sản của nước ta ngóc đầu lên” Do đó, khi Việt Nam bước vào thời kỳ chốngthực dân Pháp với khẩu hiệu “Toàn dân kháng chiến”, Người đã kêu gọi nhữngngười giàu góp vốn để mở công ty kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, thươngnghiệp, tài chính, giao thông để tịch thu một cách vô điều kiện các cơ sở sản xuất tưnhân Hưởng ứng lời kêu gọi đó, nhiều thương nhân Việt Nam giàu lòng yêu nước

đã đóng góp xứng đáng vào cuộc kháng chiến trường kỳ 1945-1954

Đến năm 1954, hòa bình lập lại ở Miền Bắc Việt Nam và bước vào côngcuộc xây dựng lại đất nước, trong khi Miền Nam Việt Nam vẫn còn dưới chế độ Mỹ

- Diệm Với khẩu hiệu “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, tất cả tài sản của các thànhphần kinh tế như: kinh tế cá thể người lao động ở nông thôn, các DNTN, hộ sảnxuất thủ công, hay của các DNTN nhỏ đều bị chuyển đổi thành tài sản của nhànước Cải cách ruộng đất ở nông thôn được nhìn nhận như một sai lầm trong pháttriển kinh tế của Việt Nam

Vào thời kỳ đó, ở Miền Bắc có 3.065 DNTN với tổng số vốn gần 22 triệuUSD Hình thức chủ yếu của các DNTN là DNTN một chủ hoặc một số ít làDNTN hợp danh, các hình thức doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH, CTCPchưa xuất hiện

Trang 12

Trong vòng 6 năm, toàn bộ sở hữu tư nhân trong các doanh nghiệp bị quythành sở hữu nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân gần như bị tiêu diệt hoàn toàn Nềnkinh tế Việt Nam (Miền Bắc) chỉ có hai thành phần chủ yếu là Kinh tế nhà nước vàkinh tế tập thể, một phần nhỏ là kinh tế cá thể Hiện trạng này giống như TrungQuốc trước Cải cách mở cửa.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, chính sách quốc hữu hóa tài sản của khuvực kinh tế tư nhân lại được áp dụng ở Miền Nam Gần như toàn bộ tài sản của22.456 DNTN với giá trị khoảng 800 triệu USD đã trở thành sở hữu nhà nước CácDNTN bị liệt vào thành phần phi xã hội chủ nghĩa và không được phép tồn tại.Cũng như ở Trung Quốc, Doanh nghiệp ở Miền Bắc Việt Nam bị phân biệt đối xử,thậm chí còn bị coi là thành phần phản cách mạng Nền kinh tế Việt Nam đến giữanhững năm 1980 ngày càng trì trệ, lạc hậu Một đất nước nông nghiệp với điều kiện

tự nhiên tương đối thuận lợi và người dân cần cù, sáng tạo nhưng liên tục thiếu đói,phải trông chờ vào viện trợ lương thực từ các nước XHCN ở châu Âu

Năm 1986 là năm đánh dấu một thời kỳ mới – thời kỳ Đổi mới – bằng việcĐại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI lần đầu tiên khẳng định cần xây dựngmột nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cho dù nền kinh tế hàng hóa đó vẫn phảitheo chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất Thời kỳ này đánh dấu bước ngoặt chocác DNTN có cơ hội phát triển trở lại

Sự phát triển của DNTN ở Việt Nam từ 1986 đến 1990

Bước đầu nền kinh tế Việt Nam nổi lên với nền kinh tế hộ cá thể (năm 1990

số hộ kinh doanh cá thể lên đến khoảng 840 hộ), những điều kiện phát triển kinh

tế tư nhân thoát khỏi phạm vi kinh tế hộ cá thể gần như chưa có Các hộ sản xuấtkinh doanh phi nông nghiệp này vẫn phải hoạt động “ngầm” và chủ hộ vẫn bị kỳthị, vẫn bị coi là con buôn Đây thực sự mới chỉ là giai đoạn chuẩn bị cho sự ra đờicủa DNTN

Sự phát triển của DNTN ở Việt Nam từ 1991 đến 1999

Kinh tế hộ đứng trước đòi hỏi bức thiết về mở rộng quy mô, ngành nghề sảnxuất kinh doanh, muốn thoát khỏi cảnh hoạt động ngầm cũng như được pháp luật và

xã hội chính thức thừa nhận Điều này phù hợp với đòi hỏi khách quan Do đó, Đại

Trang 13

hội Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần VII (1991) đã chính thức thừa nhận nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường nhưng có địnhhướng XHCN.

Tiếp theo đó, tháng 12/1990, Luật DNTN được Đảng và nhà nước chính thứcthông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/1991 Đây là bước ngoặt hết sứcquan trọng cho DNTN Việt Nam bởi Luật DNTN 1990 chính thức được đặt nềntảng pháp lý cho DNTN Việt Nam DNTN và sở hữu tư nhân được chính thức phápluật thừa nhận và bảo hộ Luật DNTN 1990 có tác dụng như một luồng gió mới, phá

vỡ những rào cản vô hình (từ trong nhận thức) và hữu hình (qua những quy định,quy phạm) trước đây đã từng trói buộc kinh tế tư nhân Giai đoạn 10 năm 1990-

1999 có thể coi là giai đoạn khai sinh ra DNTN

Sự phát triển của DNTN ở Việt Nam từ 2000 đến nay

Sau nhiều lần soạn thảo, tháng 5/1999, Luật doanh nghiệp ra đời và có hiệulực thi hành từ ngày 01/01/2000 Sự ra đời của LDN 1999 là bước đột phá cả về tưduy lẫn kỹ năng quản lý đối với khối kinh tế tư nhân Do yêu cầu của kinh tế thịtrường, hội nhập kinh tế quốc tế nên các DNTN của nước ta đã gia tăng nhanhchóng Trong năm 2000 có 20.548 DNTN được thành lập, năm 2001 tăng lên22.777 DNTN; năm 2002 tăng tiếp lên 24.794 DNTN; năm 2003 là 25.653 DNTN;năm 2004 có 29.980 và tới năm 2008 đã tăng lên 46.530 DNTN.1 Cho đến nay, với

cơ chế mở cửa, chính sách hội nhập quốc tế và sự phát triển đa dạng các loại hìnhdoanh nghiệp cho thương nhân lựa chọn, loại hình DNTN dù không tiếp tục pháttriển rầm rộ như những năm trước, nhưng xu hướng mua bán DNTN vẫn tồn tạiphát triển Do đó, cùng với quá trình này, việc bổ sung, sửa đổi và ban hành các quyđịnh mới về DNTN cũng được dần hoàn chỉnh

1.2 Khái niệm chung về doanh nghiệp

Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là mộtdoanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó một nội dung nhất định với mộtgiá trị nhất định Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tác giả đứng trên nhiều

1 thống kê do Tổng cục thống kế Việt Nam tổng hợp tại ấn phẩm “Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21”, nxb Thống kê, 2010

Trang 14

quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phát biểu Chẳng hạn:

Theo quan điểm về chức năng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được địnhnghĩa như sau: "Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kếthợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do cácnhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hànghóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giáthành của sản phẩm ấy.2

Theo quan điểm phát triển doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ranhững của cải Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, cólúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôikhi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được.3

Theo quan điểm về tính hệ thống doanh nghiệp được xem rằng bao gồm mộttập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mụctiêu Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất,thương mại, tổ chức, nhân sự

Theo quan điểm pháp lý Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách phápnhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theochế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trongphạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằngcác loại luật và chính sách thực thi

Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa khác nữa khi xem xétdoanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau Song giữa các định nghĩa về doanhnghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại với một tầm nhìnbao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâu hình thành tổ chức,phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chức năng và nội dung hoạtđộng của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấuthành bởi những yếu tố sau đây:

* Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực

2 (M.Francois Peroux).

3 Kinh tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992

Trang 15

hiện các chức năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộphận hành chính.

* Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.

* Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán

sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra

* Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ nhà

nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng khoảnlợi nhuận thu được

Tuy nhiên nhiều đạo luật của Việt Nam lại thường sử dụng thuật ngữ doanhnghiệp theo nghĩa là những thực thể kinh doanh nói chung Điển hình Luật doanh

nghiệp 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,

có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”4 Sự tiến bộ về định nghĩa doanh nghiệp được thể hiện trong LDN 2014 định nghĩa: Doanh nghiệp là tổ chức

có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh 5 Định nghĩa này được sửa đổi một cách

chính xác hơn bao gồm thống kê loại hình các tổ chức kinh tế bao gồm: Doanhnghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật dân sự,trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo đó có những tổ chức kinh tếkhông phải là doanh nghiệp như hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác Trong khi

đó tổ chức kinh tế lại không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Chính vì vậy LDN 2014 đã có những chỉnh sửa một cách hợp lý hơn về khái niệmdoanh nghiệp

Cho nên, việc lựa chọn một hình thức doanh nghiệp phù hợp với tính chấtkinh doanh, quy mô ngành nghề kinh doanh và khả năng người bỏ vốn thành lậpcông ty là vô cùng quan trọng, có tác động tới sự tồn tại và phát triển của doanh

4 Khoản 1 Điều 4 LDN 2005

5 Khoản 7 Điều 4 LDN 2014

Trang 16

nghiệp sau này.

Các loại hình doanh nghiệp cơ bản hiện nay gồm có:

- Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanhnghiệp Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Doanhnghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm pháp lý vô hạn

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp

mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tàisản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty Chủ sở hữu công ty

do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu Không được phát hành cổ phần

để huy động vốn trong kinh doanh Chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theoquy định của pháp luật

- Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệđược chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độclập Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc(Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Bankiểm soát Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác củacông ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổphần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế

số lượng tối đa Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quyđịnh của pháp luật về chứng khoán

- Công ty hợp danh: là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợpdanh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh cóthể có thành viên góp vốn Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Công ty hợpdanh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hànhcác hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụcủa công ty Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều

lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các

Trang 17

vấn đề quản lý công ty.

1.3 Khái niệm DNTN

Ở Việt Nam, sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mới đượcpháp luật chính thức thừa nhận từ năm 1990, khi Luật DNTN và Luật Công ty đượcthông qua Cũng từ đó, thuật ngữ “DNTN” được sử dụng và biết đến ngày càngnhiều Tuy nhiên, cho đến hôm nay, trong thực tế vẫn có những trường hợp hiểunhầm về nội hàm của khái niệm này Phổ biến nhất là tình trạng sử dụng thuật ngữ

“DNTN” để chỉ một (hoặc các) doanh nghiệp “thuộc thành phần kinh tế tư nhân”

Và như vậy, những người nhầm lẫn đã dùng thuật ngữ “DNTN” như là một đốitrọng để phân biệt với “Doanh nghiệp Nhà nước” – doanh nghiệp thuộc thành phầnkinh tế nhà nước

Dùng thuật ngữ “DNTN” như là cách gọi vắn tắt của “Doanh nghiệp thuộcthành phần kinh tế tư nhân” là không chính xác Chúng ta nên sử dụng một thuậtngữ khác phù hợp hơn để chỉ những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân,

đó là “Doanh nghiệp dân doanh”, vì thực ra, từ buổi đầu được qui định ở LuậtDNTN 1990, Luật Doanh nghiệp 1999, cho đến Luật Doanh nghiệp 2005 và LuậtDoanh nghiệp 2014 hiện hành, DNTN luôn là một trong những hình thức đặc trưng

về tổ chức kinh doanh mà cá nhân muốn đầu tư có thể lựa chọn Về bản chất,DNTN được pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam qui định tương tự như Doanhnghiệp cá nhân (Sole Proprietorship) ở các nước khác Và như vậy, DNTN chỉ làmột loại hình doanh nghiệp đặc thù thuộc thành phần kinh tế tư nhân mà thôi

Như vậy, dựa vào sự phân loại doanh nghiệp nêu trên ta có thể thấy, DNTN

là một trong các loại hình doanh nghiệp được pháp luật điều chỉnh và quy địnhtrong Luật doanh nghiệp 2014 Chủ sở hữu của DNTN là một cá nhân với đầy đủnăng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật – chứ không phải là một tổ chức haynhiều người đồng sở hữu Và chủ sở hữu DNTN phải chịu trách nhiệm toàn bộ bằngtài sản của mình cho hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải chỉ chịu tráchnhiệm trong phần vốn góp như các loại hình công ty TNHH hay CTCP hay thànhviên hợp danh của công ty hợp danh Điều này có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp

và của chủ doanh nghiệp không tách rời nhau một cách biệt lập mà gắn kết với nhau

Trang 18

thành một khối thống nhất, mọi nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp cũng thuộc

về chủ sở hữu Chính điều này vừa làm nên ưu điểm cũng như nhược điểm lớn nhấtcủa loại hình doanh nghiệp này Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản

nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp Trong quá trình kinh doanh, nếu doanhnghiệp làm ăn phát đạt thu về nhiều lợi nhuận, chủ doanh nghiệp sẽ được hưởngtoàn bộ, ngược lại nếu gặp rủi ro hay kinh doanh thua lỗ, họ phải tự chịu tráchnhiệm bằng chính tài sản của doanh nghiệp cũng như tài sản cá nhân về các khoản

nợ đến hạn của doanh nghiệp

Với những phân tích về định nghĩa của DNTN như nói trên thì ta có thể rút

ra một số đặc điểm pháp lý của DNTN như sau:

- DNTN được thành lập hợp pháp

- DNTN có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

- DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

- DNTN không có tư cách pháp nhân

- Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt độngcủa doanh nghiệp

1.4 Đặc điểm của DNTN

1.4.1 DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

DNTN là loại hình doanh nghiệp một chủ Giống như Công ty nhà nước vàCông ty TNHH một thành viên, DNTN do một chủ thể đứng ra thành lập Chủ thểnày dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,không có sự liên kết và chia sẻ với bất cứ ai khác Trong DNTN không có sự hùnvốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên Là người duy nhất đầu tư vốn thànhlập nên chủ DNTN cũng là người duy nhất có quyền định đoạt các vấn đề tổ chức

và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cần phân biệt tính tổ chức liênkết hợp tác dưới giác độ chủ sở hữu với tính tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp Dùmột chủ, DNTN vẫn là đơn vị kinh doanh mang tính chất một tổ chức, trong đó cóngười quản lý điều hành, có người lao động làm công, v.v Chính vì vậy DNTNvẫn thỏa mãn dấu hiệu cơ bản đầu tiên của một doanh nghiệp nói chung: bản thân

Trang 19

DNTN là “một tổ chức kinh tế”.

Tuy nhiên, khác với Doanh nghiệp nhà nước do cơ quan nhà nước thànhlập, Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân thành lậplàm chủ, trong DNTN, chủ sở hữu chỉ có thể là một cá nhân Cá nhân này vừa làchủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản đồng thời cũng là người quản lý hoạtđộng của doanh nghiệp Đối tượng có quyền thành lập DNTN là mọi cá nhân ViệtNam và cá nhân nước ngoài trừ những trường hợp quy định khoản 2 điều 18 LuậtDoanh nghiệp 2014

Giữa DNTN và cá nhân người chủ sở hữu có mối quan hệ lệ thuộc và gắn bórất chặt chẽ DNTN chỉ có duy nhất một cá nhân cụ thể là chủ sở hữu, nếu có sựthay đổi từ cá nhân này sang cá nhân khác thì DNTN đó về bản chất phải chấm dứt

sự tồn tại, như trong trường hợp bán DNTN, người mua doanh nghiệp phải đăng kýkinh doanh lại Nếu có sự thay đổi về số lượng chủ sở hữu thì DNTN đó cũng phảichấm dứt sự tồn tại Trường hợp cá nhân chủ DNTN mà chết, mất tích hoặc rơi vàocác trường hợp bị cấm thành lập quản lý doanh nghiệp (không còn chủ sở hữu đủđiều kiện) thì DNTN phải giải thể Trường hợp chủ DNTN chết, người thừa kế (nếucó) chỉ được hưởng thừa kế về tài sản chứ không được thừa kế tư cách chủ sở hữuDNTN Nếu chỉ có một người thừa kế và người này muốn tiếp tục duy trì khai tháckhối tài sản trong doanh nghiệp bằng hoạt động kinh doanh dưới hình thức DNTNthì phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại Nếu số lượng chủ sở hữu tăng lên hơnmột, thì phải làm thủ tục chuyển đổi DNTN sang hình thức Công ty TNHH 2 thànhviên trở lên Ngược lại, một cá nhân chỉ được thành lập một DNTN Theo quanđiểm truyền thống về loại hình DNTN thì không có sự phân biệt về quyền, quyềnlợi và nghĩa vụ giữa cá nhân người chủ và doanh nghiệp DNTN là đại diện trực tiếpkhông thể tách rời cho cá nhân chủ sở hữu với tư cách một chủ thể kinh doanh Do

đó, ở bất cứ thời điểm nào, mỗi cá nhân chỉ có thể làm chủ một DNTN Khi nàoDNTN đó chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì cá nhân không thể đăng kýlàm chủ một DNTN khác

Trang 20

1.4.2 Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đều phải chịu những tráchnhiệm pháp lý nhất định về hoạt động kinh doanh của mình Đây cũng là một điểmrất đáng lưu ý với các chủ thể đang có ý định thành lập doanh nghiệp Chế độ chịu

trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp 2014gồm chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn và chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn Vàđặc điểm về chế độ chịu trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của DNTN chính làchế độ chịu trách nhiệm tài sản vô hạn

Chế độ chịu trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh là chế độ chịutrách nhiệm không giới hạn trong bất kì phạm vi giá trị tài sản nào, nợ baonhiêu phải trả bấy nhiêu cho đến khi thanh toán được hết các khoản nợ Chủdoanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa

vụ của doanh nghiệp

Đối với chủ DNTN, do tính chất độc lập về tài sản của doanh nghiệp không

có nên chủ DNTN – người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi hoạt động củadoanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn Theo đó chủ DNTN khôngchỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phầnvốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh mà phải chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình, trong trường hợp phần vốn đã đăng ký đầu tư không

đủ để trang trải các khoản nợ của DNTN

Ưu điểm của chế độ chịu trách nhiệm này gồm có:

– Đối với chủ sở hữu thì có khả năng huy động vốn vay lớn hơn số vốn đầu

tư vào kinh doanh, tạo được sự tin tưởng với đối tác, khách hàng

– Đối với người cho vay có khả năng thu hồi vượt quá tài sản còn lại đầu tưvào kinh doanh của chủ sở hữu vì chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng cả tài sảnkhông đầu tư vào kinh doanh

Tuy nhiên, nhược điểm cũng phải kể đến là:

- Đối với chủ sở hữu: không có sự phân tán rủi ro từ chủ sở hữu này sang chủ

nợ, không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn trực tiếp vào kinh doanh… nhiều

Trang 21

người sẽ không dám đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm dẫn tới mất cânđối nền kinh tế.

– Đối với người cho vay thì khó có khả năng kiểm soát, xác định tài sản bảođảm tiền vay

1.4.3 DNTN không có tư cách pháp nhân

Pháp nhân là thuật ngữ pháp lý chỉ một thực thể mang tính hội đoàn Có rất

nhiều quan điểm và học thuyết giải thích cho khái niệm pháp nhân như: có thuyếtcho pháp nhân là một chủ thể giả tạo, có thuyết cho nó là một chủ thể thực sự vvSong theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là những tổ chức (khácvới thể nhân – chỉ con người) có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt độngpháp lý khác như kinh tế, xã hội

Theo Khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 thì một tổ chức được công nhận là phápnhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Được thành lập hợp pháp tức là phải được tồn tại dưới một hình thái xácđịnh và phải được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kýhoặc công nhận;

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyênmôn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điềuhành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tàisản đó tức pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong giới hạn tài sảncủa mình

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Như vậy, tư cách pháp nhân là tư cách để xác định trách nhiệm tài sản (vôhạn hay hữu hạn) của tổ chức, doanh nghiệp tức là nếu có tư cách pháp nhân sẽ táchbạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân là doanh nghiệp đó (chịutrách nhiệm hữu hạn), còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không có

sự tách bạch này (chịu trách nhiệm vô hạn)

DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằngtoàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Người thành lập

Trang 22

DNTN là chủ sở hữu duy nhất của DNTN là một cá nhân Chủ DNTN là người đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối vớitất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sửdụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theoquy định của pháp luật Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản

lý doanh nghiệp, thì chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

Điều thứ ba của định nghĩa pháp nhân đã không được thỏa mãn khi chủDNTN chịu trách nhiệm vô hạn trước quyền và nghĩa vụ về hoạt động kinh doanhcủa mình, nghĩa là tài sản của chủ doanh nghiệp không tách bạch với khối tài sảncủa doanh nghiệp Do đó đây là lý do vì sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cáchpháp nhân và cũng là loại hình doanh nghiệp dễ gặp rủi ro nhất

1.4.4 DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người

sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thểhiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử Chứng khoánbao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán pháisinh Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt

Chứng khoán là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và

có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính Chứng khoán gồm cácloại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một công ty), chứngkhoán nợ (như trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty ) và các chứng khoán pháisinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đổi - Swap, hợp đồng tương lai, Hợp đồng

kỳ hạn) Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giaodịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán Còn ở những nền kinh tế nơi mà thịtrường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần (chứngkhoán vốn) lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn Trong tiếng Việt, chứng khoán cònđược hiểu theo nghĩa hẹp là chứng khoán cổ phần và các chứng khoán phái sinh, ví

dụ như trong từ "sàn giao dịch chứng khoán".6

Theo Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một

6 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trang 23

cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạtđộng của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loạichứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Vì chứng khoán cũng là một loại tài sản cho nên chứng khoán có giá và cóthể dễ dàng mua đi bán lại chúng được Một doanh nghiệp hay một tổ chức khi pháthành chứng khoán là doanh nghiệp, tổ chức đó muốn thu hút thêm vốn cho doanhnghiệp, tổ chức mình để có thể tăng nguồn lực hoạt động Khi cá nhân, tổ chức thựchiện hoạt động mua chứng khoán là chủ thể đó thực hiện hoạt động đầu tư, góp vốnvới mong muốn tìm kiếm lợi nhuận Người đầu tư có thể lựa chọn rất nhiều các loạichứng khoán khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứngkhoán phái sinh

Trong các loại hình doanh nghiệp quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 thìdoanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không có quyền phát hành bất cứ mộtloại chứng khoán nào Sở dĩ pháp luật không cho phép doanh nghiệp tư nhân đượcphát hành chứng khoán bởi loại hình doanh nghiệp này thường có sự hạn chế về vốnđiều lệ, quy mô hoạt động, số lượng thành viên Hơn nữa chủ doanh nghiệp tư nhân

là cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình đối với hoạt động của công ty

Nói một cách khác, giữa tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với doanhnghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân phát hànhchứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp

tư nhân với những nhà đầu tư chứng khoán

Như vậy, việc pháp luật không cho phép doanh nghiệp tư nhân được pháthành chứng khoán xuất phát từ việc đây thường là loại hình doanh nghiệp nhỏ vềquy mô hoạt động và vốn cũng như không phân định rõ ràng giữa vốn của chủ sởhữu và vốn của công ty

1.5 Đánh giá chung về DNTN

Mỗi một loại hình doanh nghiệp xuất phát từ những đặc trưng riêng sẽ đemlại cho chủ sở hữu những ưu thế cũng như hạn chế riêng Đối với loại hình DNTN,

ưu điểm khi trở thành chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp này gồm có:

Thứ nhất, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả

Trang 24

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặcgiảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc tănghoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép vào sổ kế toán.Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanhnghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinhdoanh (Khoản 3, Điều 164, LDN 2014)

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với việc sử dụng lợinhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy địnhcủa pháp luật (Khoản 1, Điều 185, LDN 2014)

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản

lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp (Khoản 2, Điều 185, LDN 2014)

Đối với những loại hình doanh nghiệp góp vốn khác, khi cần đưa ra nhữngquyết định về mọi hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản trị nội bộ củadoanh nghiệp thì thông thường doanh nghiệp sẽ phải ban hành những quyết địnhhoặc tổ chức một cuộc họp nhằm phê duyệt quyết định có liên quan với nhiều bên

có thẩm quyền trong doanh nghiệp xét duyệt, thông qua quyết định đó trước khi ápdụng trên thực tế Còn đối với DNTN hoạt động này chỉ cần thông qua một chủ thểduy nhất đó chính là chủ sở hữu doanh nghiệp Điều này giúp tinh giản rất nhiềuphần nào các thủ tục tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp

Thứ hai, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn đối

với các khoản nợ của công ty Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo điều kiện cho kháchhàng, đối tác tin tưởng đối với doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Thứ ba, lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân thuộc về chủ doanh nghiệp tư

nhân sau khi đã tiến hành toàn bộ nghĩa vụ đối với bên thứ ba

Bên cạnh những ưu điểm đối với doanh nghiệp tư nhân, thì luật Doanhnghiệp cũng hạn chế rất nhiều đối với loại hình doanh nghiệp như về cách thức huy

Trang 25

động vốn, quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời làm chủ hộ kinh doanh,thành viên công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốnthành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp doanh

- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu chế độ trách nhiệm vô hạn đối với cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân

sẽ chịu rủi ro rất lớn khi doanh nghiệp phá sản

- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổphần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công

ty cổ phần

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.Quy định này đã hạn chế quyền huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân so với cácloại hình doanh nghiệp khác Chẳng hạn, đối với công ty cổ phần có quyền pháthành cổ phiếu và trái phiếu; công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền phát hành tráiphiếu để huy động vốn, phát triển mở rộng kinh doanh

Như vậy, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là vô cùng quan trọng bởi vì

nó ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển và hoạt động của doanh nghiệp Mỗi loạihình đều có ưu nhược điểm riêng vì vậy các nhà đầu tư cần xem xét lựa chọn loạihình kinh doanh phù hợp

1.6 Vai trò của DNTN

Kinh tế tư nhân, hiểu cách khái quát chung, là khu vực kinh tế nằm ngoàiquốc doanh (ngoài khu vực kinh tế nhà nước), bao gồm các doanh nghiệp trong vàngoài nước, trong đó DNTN nắm trên 50% vốn đầu tư DNTN là tất cả các cơ sởsản xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sảnxuất Hiểu ở cấp độ hẹp, kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sởhữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sởhữu tư nhân về tư liệu sản xuất

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vị trí, vai tròcủa DNTN trong chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Nhờ vậy,DNTN không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những nhân tố chính tạo nên sự

Trang 26

tăng trưởng kinh tế nhanh Trải qua hơn 30 năm đổi mới, DNTN đã không chỉ dầnđược phục hồi mà còn có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng Đặcbiệt là sau Đại hội X (năm 2006), khi DNTN được xác định chính thức là thànhphần kinh tế được khuyến khích phát triển, không hạn chế về quy mô DNTN đã cónhững đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế củaViệt Nam.

Việt Nam hiện có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp, trong đó có gần 500nghìn doanh nghiệp tư nhân Trong số này có tới hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ vàvừa, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp tư nhântạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm, đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)mỗi năm

DNTN trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế là bởi những lý do cơbản sau:

Một là, vai trò của DNTN đối với nền kinh tế ngày càng quan trọng Trong

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân lànhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồnthu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề

xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực,… DNTNliên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 40-43% GDP; thu hút khoảng85% lực lượng lao động, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hộicho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấukinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảođảm an sinh xã hội

Hai là, đóng góp vào nền kinh tế và hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế

tư nhân cao, nhiều sáng kiến, đổi mới và sự đột phá được xuất phát từ những doanhnghiệp tư nhân Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực DNTN cao hơn 1,2 lần sovới mức bình quân của nền kinh tế và hơn 1,9 lần so với khu vực nhà nước Vai tròcủa DNTN càng trở nên quan trọng hơn khi mà khoa học và công nghệ đã và đangtrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Đóng góp của khu vực DNTN trong cơ cấu GDP luôn ở mức trên 43%GDP

Trang 27

(so với khu vực kinh tế nhà nước 28,9% GDP và khu vực có vốn đầu tư nướcngoài FDI là 18% GDP) Số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh, đạt hơn110.000 doanh nghiệp mới (năm 2016) Thương hiệu của khu vực tư nhân đãkhông chỉ được ghi nhận ở thị trường trong nước mà cả ở thị trường khu vực vàquốc tế Đã xuất hiện những tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn cả về vốn vàcông nghệ cao.

Ba là, chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước đang hướng tới việc tạo điều

kiện thuận lợi cho DNTN phát triển mạnh hơn Chính phủ cam kết sẽ cải thiện môitrường kinh doanh theo hướng bình đẳng, minh bạch, an toàn và thân thiện, tạo mọiđiều kiện để doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ

và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thuận lợi Bên cạnh đó, khu vực tưnhân cũng luôn đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường

và hoạt động theo cơ chế thị trường

Bốn là, trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả với

những dự án lớn đang bị thua lỗ thì vị trí, vai trò của các DNTN ngày càng đượcđánh giá tích cực hơn Đầu tư tài chính của nhiều doanh nghiệp nhà nước đạt hiệuquả thấp Hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, gây ra những hậu quả kinh tế lớn Một

số doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt củakinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế

Trang 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây là những vấn đề lý luận về DNTN Trong đó, việc nghiên cứu kháiniệm cũng như đặc điểm của DNTN là cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề phápluật liên quan đến DNTN Pháp luật về DNTN là những quy định khách quan trongquan hệ pháp luật dịch vụ tồn tại trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế của Việt Nam Pháp luật về DNTN đảm bảo sự điểu chỉnh của nhànước đối với loại hình doanh nghiệp này

Thông qua những phân tích nói trên có thể nhận thấy rằng: DNTN là một loạihình doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của một cá nhân, do cá nhân đó đứng ra tổchức thành lập doanh nghiệp, quản lý và chịu trách nhiệm pháp lý Với định nghĩanày từ đó có thể nhận thấy DNTN chứa đựng những điểm đặc trưng như không có

tư các pháp nhân, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào và trên hết domột cá nhân đứng ra thành lập, làm chủ, quản lý và chịu trách nhiệm vô hạn về hoạtđộng của doanh nghiệp Từ đó DNTN đã góp phần không nhỏ và sự phát triển nóichung của nền kinh tế đất nước

Thông qua cơ sở lý luận này sẽ là tiền đề để tác giả đi vào phân tích thựctrạng pháp luật về DNTN sẽ được làm rõ ở chương 2 để từ đó rút ra được nhữngđiểm tích cực cũng như những hạn chế, tồn tại của chế định luật này

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ DOANH NGHIỆP

TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

2.1 Quy chế thành lập, tổ chức lại, giải thế doanh nghiệp tư nhân

2.1.1 Các điều kiện đăng ký doanh nghiệp

2.1.1.1 Điều kiện về đối tượng được tham gia hoạt động kinh doanh

Thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp là một trong những biểu hiện củaquyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp Xuất phát từ mục tiêu xâydựng nhà nước pháp quyền, chiến lược phát triển kinh tế bền vững, nhà nước luôntạo cơ hội cho các chủ thể được phép thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp.Không phải bất kì chủ thể nào cũng được phép thành lập và góp vốn vào doanhnghiệp mà phải đáp ứng được những quy định của pháp luật

Các quy định về thành lập doanh nghiệp một mặt nhằm bảo đảm quyền tự dokinh doanh của nhà đầu tư, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp Vì thế các chủ thể muốn thành lập, góp vốn doanh nghiệpphải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật thương mại nói chung và pháp luậtdoanh nghiệp nói riêng

Mọi cá nhân đều có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tư nhân tại ViệtNam và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

* Có năng lực pháp luật dân sự

Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm

Trang 30

dứt pháp nhân.”

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào(độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc…) Mọi cá nhân đều có khả nănghưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau Năng lực pháp luật dân sựcủa cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân, nhưng Nhà nước cũngkhông cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cánhân khác Năng lực này chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật và là

thuộc tính nhân thân của chủ thể, không thể chuyển dịch cho chủ thể khác Như

vậy, theo quy định pháp luật thì năng lực pháp luật của cá nhân chỉ bị hạn chế theohai dạng chính:

+ Văn bản pháp luật quy định một loại người nào đó không được phép thựchiện một hay nhiều loại giao dịch dân sự nào đó Ví dụ: Cán bộ, công chức, viênchức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức không đượcthành lập doanh nghiệp tư nhân

+ Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Ví dụ: Tòa án cấm một cá nhân nào đó không được quyền thành lập doanhnghiệp tư nhân trong vòng 2 năm kể từ ngày có quyết định

* Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Điều đó có nghĩa là cá nhân có khả năng nhận biết được hành vi mà mìnhthực hiện và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định pháp luật hiệnhành Một cá nhân không thể trở thành chủ thể có quyền thành lập, quản lý doanhnghiệp tư nhân nếu như họ không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, vì khi thựchiện hành vi dân sự, cá nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, trướcđối tác hay khách hàng của mình Do đó, người chưa thành niên, người thành niênmất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không thểtrở thành chủ thể kinh doanh

* Không thuộc trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp tư nhân

Trang 31

Quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 cho biết các trườnghợp thuộc diện này, gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, côngchức, viên chức;

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốcphòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừnhững người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhànước tại doanh nghiệp;

c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừnhững người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhànước tại doanh nghiệp khác;

d) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bịmất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; Người bị mấtnăng lực hành vi dân sự là một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác màkhông thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người cóquyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sựtrên cơ sở kết luận của tổ chức giám định Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

là người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản củagia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chứchữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vidân sự Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyếtđịnh xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặcđang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhấtđịnh, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp kháctheo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng

- Theo Khoản 3 Điều 130 Luật phá sản 2014 quy định: Người giữ chức vụquản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy địnhtại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán

Trang 32

xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã,làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa

án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản

- Theo Điểm b Khoản 1 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2014 quy

định: Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây: “Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật

có quy định khác;”

Ta thấy rằng về cơ bản thì chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân

ở Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn giữ nguyên so với Luật Doanh nghiệp 2005 đó là:mọi cá nhân, bất kể là công dân Việt Nam hay cá nhân nước ngoài, đều có quyềnthành lập doanh nghiệp tư nhân Tuy nhiên ở phần cá nhân không có quyền thànhlập doanh nghiệp thì bổ sung thêm những cá nhân thuộc trường hợp khác theo quyđịnh của pháp luật phòng, chống tham nhũng Quy định mới này được xem là hếtsức quan trọng nhằm tránh hay loại bỏ những khả năng lợi dụng quyền tự do thànhlập doanh nghiệp nhằm thực hiện những việc làm trái quy định pháp luật, gây bất

lợi cho Nhà nước, cho nhân dân Đồng thời, Luật bãi bỏ quy định: “Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản

lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.” Mà thay vào đó, những cá nhân quản lý

doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản chỉ cần không vi phạm các quy định pháp luật vềphá sản và không có tuyên bố của Tòa án về việc không được quyền thành lậpdoanh nghiệp thì sau khi hoàn thành thủ tục doanh nghiệp phá sản thì có quyềnthành lập doanh nghiệp khác ngay lập tức chỉ cần thành lập đúng theo quy địnhpháp luật Quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp được thể hiệnngày càng rõ nét hơn so với Luật doanh nghiệp 2005, theo đúng tinh thần Hiến pháp

Trang 33

2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luậtkhông cấm.”

Quy định trên đã giúp cho những cá nhân “đã từng thất bại” nếu biết nắm bắtthời cơ, cơ hội trong kinh doanh (vì cơ hội chỉ đến một lần – điều mà bất kì ai cũnghiểu trong kinh doanh) thì hoàn toàn có quyền thành lập doanh nghiệp, khởi sự kinhthương lại một lần nữa mà không chịu sự hạn chế về khoảng thời gian từ một đến banăm như trước đây

* Có đăng ký kinh doanh

Ngoài các điều kiện “cần” - như đã trình bày ở trên - để cá nhân có thể trởthành chủ thể kinh doanh, thực hiện quyền thành lập doanh nghiệp của mình thìgiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là điều kiện đủ để cá nhân có đủ tư cách, địa

vị pháp lý của chủ thể kinh doanh theo quy định pháp luật Chỉ sau khi được cấpgiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cá nhân mới được phép tiến hành các hoạtđộng kinh doanh của mình dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân Khi thực hiện hoạtđộng kinh doanh cá nhân sẽ tham gia vào quan hệ kinh doanh và trở thành chủ thểkinh doanh

* Hạn chế về quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân

Về nguyên tắc thì Luật doanh nghiệp hiện hành không hạn chế cá nhân đượcthành lập, tham gia thành lập tối đa số doanh nghiệp như: công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên; công ty cổ phần;công ty hợp danh (có ngoại lệ) Nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân thì lại khác, dotính chất đặc thù của doanh nghiệp tư nhân Chính vì những lẽ ấy mà theo quy địnhtại Khoản 3 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 thì: “Mỗi cá nhân chỉ được quyềnthành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồngthời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.” Đây là điểm hạn chế bắtbuộc về quyền mà không có ngoại lệ và chỉ áp dụng đối với chủ doanh nghiệp tưnhân trong khi các loại hình doanh nghiệp khác không chịu sự chi phối này hoặcnếu chịu thì vẫn có ngoại lệ như đối với công ty hợp danh

2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trang 34

Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì tùy từng ngành, nghềkinh doanh mà doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải:

+ Xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chongành nghề kinh doanh đó (ví dụ như đối với ngành sản xuất phim, doanh nghiệpphải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khilàm thủ tục đăng ký kinh doanh);

+ Đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toànthực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông vàquy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập

và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như kinh doanh vũtrường, karaoke)

(ii) Ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định

Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, các nhà đầu tư phảichuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụthể là xác nhận của ngân hàng) Ví dụ: Các tổ chức tín dụng, bất động sản

(iii) Ngành nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề

Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, thì tùy theotừng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải

có chứng chỉ hành nghề Ví dụ: kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán…

Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho nhà đầu

tư Nhà đầu tư cần phải chắc chắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để

có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước thay vì lo tập trung chocác công việc khác mà phải tốn kém chi phí (ví dụ như đặt cọc thuê nhà, thuê mướnnhân viên) rồi cuối cùng nhận ra là mình chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật

Hiện nay, việc doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh theo LuậtDoanh nghiệp hiện hành vẫn đang còn gặp khá nhiều khó khăn và phiền toái Theoquy định, việc ghi tên ngành nghề trong đăng ký kinh doanh phải theo Hệ thốngngành kinh tế của Việt Nam nhưng hệ thống mã ngành nghề này được ban hành từnăm 2007 lại không được bổ sung, sửa đổi trong thời gian dài từ 2007 đến hiện nay

Trang 35

2016, trong khi ngành nghề kinh doanh phát sinh mới liên tục, không ngừng theongày tháng Chính vì điều này dẫn đến việc nhiều ngành nghề doanh nghiệp muốnđăng ký lại không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và pháp luậtchuyên ngành cũng không có quy định cụ thể, hoặc có quy định, nhưng tên ngànhkhông được đăng ký theo như mong muốn của doanh nghiệp.

Ví dụ, với trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh ngành nghề

“sản xuất điện từ rác thải” (hay còn gọi là điện rác), luật chuyên ngành chỉ quy địnhchung là hoạt động điện lực (gồm sản xuất, truyền tải, phân phối điện ), chứ khôngquy định cụ thể như mong muốn của doanh nghiệp là “sản xuất điện từ rác thải”.Còn căn cứ theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (quy định trong Quyết định

số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ KH&ĐT), thì chỉ có ngành nghề mang mã

3821 - 38210: Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại Theo đó, nhóm này gồmviệc xử lý trước khi tiêu hủy và xử lý khác đối với các chất thải rắn và không rắnkhông độc hại, như tiêu hủy rác thải không độc hại bằng cách đốt cháy hoặc thiêuhủy hoặc bằng các phương pháp khác có hoặc không có dẫn đến sản xuất điện hoặchơi nước, các nhiên liệu thay thế, khí đốt sinh học, tro hoặc các sản phẩm cho mụcđích sử dụng khác… Trong trường hợp này, để được hoạt động với ngành nghề “sảnxuất điện từ rác thải”, doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề với cái tên khôngmong muốn là “3821 - 38210: Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại”

Như vậy, vô hình trung, việc bắt buộc ghi tên ngành nghề đăng ký kinhdoanh theo mã ngành đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, vi phạm nguyên tắcdoanh nghiệp được quyền chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh Đồng thời, vìngành nghề không được cập nhật dẫn đến nhiều ngành nghề doanh nghiệp kinhdoanh không thể ghi rõ ràng mà phải ghi một cách chung chung khó hiểu, có thểgây ra hiểu lầm cho những đối tác muốn tìm kiếm sự hợp tác với doanh nghiệp ởhiện tại và tương lai

Ngoài ra, ta có thể thấy đây là một sự cải cách nửa vời bởi doanh nghiệp vẫnphải đau đầu để lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế củaViệt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong “giấy đề nghị” hoặc “thông báo thayđổi nội dung đăng ký doanh nghiệp” Theo quy định mới thì Giấy chứng nhận đăng

Trang 36

ký kinh doanh không còn ghi nhận ngành, nghề kinh doanh nữa nhưng doanhnghiệp vẫn tiếp tục phải khổ sở với công việc áp mã ngành Câu hỏi đặt ra ở đây làviệc áp mã ngành này có phải thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp hay đúng ra phảithuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý và mục đích của việc áp mã ngành này có lợi

gì cho doanh nghiệp? Theo như tham khảo các ý kiến, câu trả lời của các chuyên tratrên các trang báo thì tựu chung lại việc ghi mã ngành nghề để thuận tiện cho việcquản lý của nhà nước, thế nên việc áp mã ngành phải do cơ quan quản lý nhà nướcthực hiện chứ không thể “đẩy” hết cho doanh nghiệp làm thay, làm hộ

2.1.1.3 Điều kiện về tên doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn được biết đến trên thị trường hoạt động kinh doanhluôn cần phải có những yếu tố đặc trưng của mình Nói cách khác là doanh nghiệpcần phải có đặc điểm để phân biệt với những doanh nghiệp khác trên thị trường nhất

là thị trường cùng loại để các nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng có thể phân biệtsản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó với doanh nghiệp khác Một trongnhững yếu tố cơ bản làm nên tư cách chủ thể đó của doanh nghiệp chính là “têndoanh nghiệp” Tên doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào vì nó hình thành, tồn tại và phát triển trong suốt quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp Điều kiện về tên doanh nghiệp chính là quy định nhằm đảmbảo tính đặc thù đó của doanh nghiệp đã được nhà nước quan tâm điều chỉnh

Đặt tên cho doanh nghiệp là một việc làm hết sức quan trọng, tương đương vớiviệc đặt tên cho một con người Tên doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa quan trọng như:

- Là một trong những bước tạo ấn tượng ban đầu cho khách hàng, cho đối tác;

- Là nơi gửi gắm những mong mỏi, những ước muốn về sự thịnh vượng, pháttriển của doanh nghiệp;

- Góp phần tạo nên bộ mặt của doanh nghiệp trên thương trường

Chính vì thế, những quy định về đặt tên doanh nghiệp rất được quan tâm quacác thời kì sửa đổi, bổ sung Luật Tuy Luật doanh nghiệp 2014 mới được ban hành,

có những sửa đổi mới nhất về đặt tên doanh nghiệp, thế những những sửa đổi đóvẫn chưa đủ để chấm dứt những bất cập trong quy định đặt tên doanh nghiệp Quyđịnh cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và

Ngày đăng: 14/04/2019, 07:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. D.Larua.A Caillat (1992), Kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế doanh nghiệp
Tác giả: D.Larua.A Caillat
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội
Năm: 1992
4. Trương Công Đắc, Bàn về các hình thức đầu tư của doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật hiện nay, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 12/2015, tr. 46 – 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về các hình thức đầu tư của doanh nghiệp"tư nhân theo quy định của pháp luật hiện nay
5. TS. Lê Văn Hưng chủ biên (2007), Giáo trình Luật kinh tế, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật kinh tế
Tác giả: TS. Lê Văn Hưng chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM
Năm: 2007
6. Giáo trình Luật kinh tế (2007), Trường Đại Học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật kinh tế
Tác giả: Giáo trình Luật kinh tế
Năm: 2007
7. Giáo trình Luật thương mại - Tập một (2007), NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật thương mại
Tác giả: Giáo trình Luật thương mại - Tập một
Nhà XB: NXB Công an nhândân
Năm: 2007
8. ThS. Ngô Văn Tăng Phước (2006), Giáo trình Luật kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật kinh tế
Tác giả: ThS. Ngô Văn Tăng Phước
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2006
9. Souphana Vongphachanh (2012), Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh , luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa vị pháp lý của doanh nghiệp"tư nhân theo pháp luật Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh
Tác giả: Souphana Vongphachanh
Năm: 2012
10. Kim Thành (2015), Luật doanh nghiệp 2014 và những điều bạn nên biết, Theo doisongvaphapluat.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp 2014 và những điều bạn nên"biết
Tác giả: Kim Thành
Năm: 2015
11. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ biên) (2007), Giáo trình Luật kinh tế, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật"kinh tế
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
13. Tác giả Nguyễn Trí Tuệ (2003), Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, Luận án Tiến sĩ, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư"nhân
Tác giả: Tác giả Nguyễn Trí Tuệ
Năm: 2003
14. Tác giả Phạm Quý Tú (2000), Nhà nước quản lý bằng pháp luật đối với DNTN và công ty TNHH, Luận án Tiến sĩ, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước quản lý bằng pháp luật đối"với DNTN và công ty TNHH
Tác giả: Tác giả Phạm Quý Tú
Năm: 2000
15. Giáo trình Luật kinh tế (2007), Trường Đại Học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật kinh tế
Tác giả: Giáo trình Luật kinh tế
Năm: 2007
16. Giáo trình Luật thương mại - Tập một (2007), NXB Công an nhân dân, Hà Nội;II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật thương mại
Tác giả: Giáo trình Luật thương mại - Tập một
Nhà XB: NXB Công an nhândân
Năm: 2007
12. Tác giả Nguyễn Viết Trung, Mua bán doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, 2015 Khác
1. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự 2015, Hà Nội Khác
2. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp 2014, Hà Nội Khác
3. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp 2005, Hà Nội Khác
4. Quốc hội (2014), Luật đầu tư 2014, Hà Nội Khác
5. Quốc hội (2014), Luật công chứng 2014, Hà Nội Khác
6. Quốc hội (2015, Luật Kế toán 2015, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w