LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Những năm trước ngành Dược được xem là một ngành kinh doanh hiệu quả, thu được mức lãi cao so với một số ngành khác, nhưng những năm gần đây khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới và khu vực thì mức thuế giảm, hàng rào phi thuế quan bị dỡ bỏ và ngành Dược được quản lý chặt chẽ hơn thì một số công ty Dược nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn do mặt hàng thuốc của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước khác trên thế giới. Khi không còn nhận được lợi nhuận siêu ngạch của ngành dược so với ngành khác buộc các doanh nghiệp dược phải nỗ lực hơn để tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, thì việc quản lý doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là vấn đề rất quan trọng, góp phần cho sự phát triển bền vững của công ty Dược. Để hoạt động có hiệu quả trước những yêu cầu khắt khe của nền kinh tế thị trường, của ngành Dược, buộc các công ty Dược phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có hoàn thiện tổ chức công tác kế toán kế toán, đặc biệt là công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Hơn nữa hoạt động toàn ngành Dược nói chung là sản xuất và kinh doanh các loại thuốc chữa bệnh phục vụ sức khỏe cộng đồng, sản phẩm đặc biệt mang tính xã hội. Các Công ty Dược phẩm muốn khẳng định chỗ đứng của mình trên một thị trường mở cửa, hội nhập và hợp tác thì phải có đối sách phù hợp, tổ chức tốt các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu mua hàng, khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa một cách khoa học và hợp lý phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về mọi lĩnh vực hoạt động của mình, trong đó có thông tin về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Do đó việc quản lý và kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Dược lại càng đặc biệt quan trọng. Mặc dù Nhà nước đã ban hành chế độ kế toán, chuẩn mực và các quy định đối với các doanh nghiệp nói chung và ngành dược phẩm nói riêng nhưng trên thực tế cho thấy công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Dược phẩm còn nhiều bất cập và chưa cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà quản lý sử dụng thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đưa ra quyết định. Chính vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Dược phẩm là một đề tài có ý nghĩa học cả về thực tiễn và lý luận. Xuất phát từ những lý do nêu trên, em chọn đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tổng quan nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, em có tìm hiểu và phân tích một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu trên đây. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp, có thể kể đến như: - Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Diệp [7] với tên đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Truyền thông, truyền hình Hà Nội” (năm 2012) đã hệ thống hóa được lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ; Luận văn cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Truyền thông, truyền hình Hà Nội; từ đó tác giả cũng đã đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Truyền thông, truyền hình Hà Nội. Tuy nhiên các giải pháp còn chung chung, chưa thật phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp dịch vụ. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Quý Long [8] với tên đề tài “Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các Công ty Dược trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam” (năm 2008) đã hệ thống hóa được lý luận về hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ; Luận văn cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các Công ty Dược trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam; từ đó tác giả cũng đã đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các Công ty Dược trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam. Tuy nhiên các giải pháp còn thiên về hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Riêng các giải pháp hoàn thiện về hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh mới chỉ dừng lại ở góc độ kế toán tài chính mà chưa đề xuất hoàn thiện dưới góc độ kế toán quản trị. Tác giả nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu riêng về thực trạng và đề xuất giải pháp kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare” làm luận văn thạc sỹ của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn: Luận văn khảo sát thực tế kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare, trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại và thực tiễn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tìm hiểu và đánh giá kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare; Luận văn nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên cơ sở các chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với hệ thống các phương pháp như phân tích, tổng hợp thống kê, so sánh,… để phân tích vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Với số liệu thứ cấp: Luận văn thu thập các thông tin sẵn có được cung cấp từ Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare. Từ đó, Luận văn tổng hợp lại các số liệu nhằm phân tích thực trạng, đánh giá kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty; Trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare dưới cả góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị trong thời gian tới. 6. Nội dung nghiên cứu - Phân tích và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp; - Khẳng định được tầm quan trọng của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp; - Nghiên cứu và khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare năm 2017, nêu rõ những tồn tại cần khắc phục và sự cần thiết phải hoàn thiện. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare năm 2017. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục luận văn kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINACARE
NGUYỄN THỊ THANH
HÀ NỘI, THÁNG 11/2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-LUẬN VĂN THẠC SĨ
KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINACARE
Trang 3HÀ NỘI, THÁNG 11/2018
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare” là công trình nghiên cứu
của tôi Số liệu trình bày trong luận văn là khách quan, trung thực, hợp pháp, đượcthu thập từ số liệu rõ ràng đầy đủ nguồn gốc
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành, tôixin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Mở Hà Nội nói chung, Khoa Sauđại học – Trường Đại học Mở Hà Nội nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi có một môitrường học tập tốt trong suốt thời gian tôi tham gia học tập nghiên cứu tại Trường
Tôi gửi lời cảm ơn trân trọng tới TS Nguyễn Thị Bình Yến đã giúp đỡ tôitrong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp là người hướng dẫn khoa học để tôihoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Công ty Cổ phần Dược phẩmVinacare đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này
Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo, những người đi trước,các bạn đồng nghiệp để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh
Trang 6MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 5
1.1 Thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả và vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại doanh nghiệp thương mại 5
1.1.1 Đặc điểm kinh doanh thương mại [9] 5
1.1.2 Thông tin doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh thương mại .6 1.1.3 Vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh 7 1.2 Kế toán doanh thu và thu nhập khác trong doanh nghiệp thương mại 8
1.2.1 Khái niệm doanh thu và thu nhập khác 8
1.2.2 Các loại doanh thu và thu nhập khác 9
1.2.3 Kế toán doanh thu và thu nhập khác 11
1.3 Kế toán chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 20
1.3.1 Khái niệm về chi phí kinh doanh 20
1.3.2 Phân loại chi phí kinh doanh 22
1.3.3 Kế toán chi phí kinh doanh 23
1.4 Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại [3] 37
1.4.1 Khái niệm kết quả kinh doanh 37
1.4.2 Kế toán kết quả kinh doanh 38
1.5 Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả trong doanh nghiệp thương mại [10] 39
1.5.1 Khái niệm, bản chất của kế toán quản trị 39
1.5.2 Vai trò và chức năng của kế toán quản trị 40
1.5.3 Các mô hình tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị trong doanh nghiệp 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINACARE 44
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare [12] 44
Trang 72.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 44
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 45
2.1.3 Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 48
2.2 Thực trạng kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 55
2.2.1 Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 55
2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 57
2.3 Thực trạng kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 59
2.3.1 Các loại chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 59 2.3.2 Quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 60 2.3.3 Kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 61 2.4 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 65
2.5 Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 66
2.5.1 Những kết quả đạt được 66
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINACARE 71
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 71
3.1.1 Định hướng và chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty 71
3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 71
3.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 72
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 73
3.3.1 Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare dưới góc độ kế toán tài chính 73
Trang 83.3.2 Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Dược phẩm Vinacare dưới góc độ kế toán quản trị theo mô hình kết
hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 77
3.4 Điều kiện thực hiện hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare 82
3.4.1 Điều kiện từ phía Công ty 82
3.4.2 Điều kiện từ Nhà nước và các ngành chủ quản 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85
KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare 45
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare 48
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ tại các công ty dược theo hình thức Nhật ký chung 53
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Những năm trước ngành Dược được xem là một ngành kinh doanh hiệuquả, thu được mức lãi cao so với một số ngành khác, nhưng những năm gần đây khiViệt Nam tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới và khu vực thì mức thuếgiảm, hàng rào phi thuế quan bị dỡ bỏ và ngành Dược được quản lý chặt chẽ hơn thìmột số công ty Dược nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn do mặt hàng thuốc củaViệt Nam khó cạnh tranh với các nước khác trên thế giới Khi không còn nhận đượclợi nhuận siêu ngạch của ngành dược so với ngành khác buộc các doanh nghiệpdược phải nỗ lực hơn để tồn tại trong nền kinh tế thị trường Nhằm đạt được mụctiêu tối đa hóa lợi nhuận, thì việc quản lý doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
là vấn đề rất quan trọng, góp phần cho sự phát triển bền vững của công ty Dược Đểhoạt động có hiệu quả trước những yêu cầu khắt khe của nền kinh tế thị trường, củangành Dược, buộc các công ty Dược phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong
đó có hoàn thiện tổ chức công tác kế toán kế toán, đặc biệt là công tác kế toándoanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Hơn nữa hoạt động toàn ngành Dược nói chung là sản xuất và kinh doanhcác loại thuốc chữa bệnh phục vụ sức khỏe cộng đồng, sản phẩm đặc biệt mang tính
xã hội Các Công ty Dược phẩm muốn khẳng định chỗ đứng của mình trên một thịtrường mở cửa, hội nhập và hợp tác thì phải có đối sách phù hợp, tổ chức tốt cáckhâu trong quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu mua hàng, khâu sản xuất đến khâutiêu thụ sản phẩm, hàng hóa một cách khoa học và hợp lý phù hợp với điều kiện củamỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin vềmọi lĩnh vực hoạt động của mình, trong đó có thông tin về doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh Do đó việc quản lý và kế toán doanh thu, chi phí và xác địnhkết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Dược lại càng đặc biệt quan trọng
Mặc dù Nhà nước đã ban hành chế độ kế toán, chuẩn mực và các quy địnhđối với các doanh nghiệp nói chung và ngành dược phẩm nói riêng nhưng trên thực
tế cho thấy công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong
Trang 12các doanh nghiệp Dược phẩm còn nhiều bất cập và chưa cung cấp thông tin đầy đủcho các nhà quản lý sử dụng thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đưa raquyết định Chính vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Dược phẩm là một đề tài có ýnghĩa học cả về thực tiễn và lý luận.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, em chọn đề tài “Kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare" làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình
2 Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, em có tìm hiểu và phântích một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu trên đây
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh trong doanh nghiệp, có thể kể đến như:
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Diệp [7] với tên đề tài “Hoànthiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phầnTruyền thông, truyền hình Hà Nội” (năm 2012) đã hệ thống hóa được lý luận về kếtoán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ; Luận văncũng đã phân tích và đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại Công ty cổ phần Truyền thông, truyền hình Hà Nội; từ đó tác giả cũng đã
đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại Công ty cổ phần Truyền thông, truyền hình Hà Nội Tuy nhiên các giảipháp còn chung chung, chưa thật phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp dịch vụ
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Quý Long [8] với tên đề tài “Hoàn thiện
hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các Công ty Dượctrực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam” (năm 2008) đã hệ thống hóa được lý luận
về hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ;Luận văn cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng hạch toán doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh tại các Công ty Dược trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam;
từ đó tác giả cũng đã đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện hạch toán doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh tại các Công ty Dược trực thuộc Tổng Công ty Dược
Trang 13Việt Nam Tuy nhiên các giải pháp còn thiên về hoàn thiện tổ chức công tác hạchtoán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Riêng các giải pháp hoàn thiện vềhạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh mới chỉ dừng lại ở góc độ kếtoán tài chính mà chưa đề xuất hoàn thiện dưới góc độ kế toán quản trị.
Tác giả nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu riêng về thực trạng và đềxuất giải pháp kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại tạiCông ty cổ phần Dược phẩm Vinacare Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Kế toándoanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại tại Công ty cổ phần Dượcphẩm Vinacare” làm luận văn thạc sỹ của mình
3 Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toándoanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn: Luận văn khảo sát thực tế kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh tại tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare, trên cơ sở đóluận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chiphí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận kế toán doanhthu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại vàthực tiễn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổphần Dược phẩm Vinacare
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tìm hiểu và đánh giá kế toán doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare; Luận vănnghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên cơ sởcác chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần Dược phẩmVinacare năm 2017
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với hệthống các phương pháp như phân tích, tổng hợp thống kê, so sánh,… để phân tíchvấn đề lý luận cũng như thực tiễn của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
Trang 14kinh doanh trong các doanh nghiệp Với số liệu thứ cấp: Luận văn thu thập cácthông tin sẵn có được cung cấp từ Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare Từ đó,Luận văn tổng hợp lại các số liệu nhằm phân tích thực trạng, đánh giá kế toán doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty; Trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giảipháp phù hợp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tạiCông ty cổ phần Dược phẩm Vinacare dưới cả góc độ kế toán tài chính và kế toánquản trị trong thời gian tới.
6 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về kế toán doanhthu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp;
- Khẳng định được tầm quan trọng của kế toán doanh thu, chi phí và xác địnhkết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp;
- Nghiên cứu và khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác địnhkết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare năm 2017, nêu rõnhững tồn tại cần khắc phục và sự cần thiết phải hoàn thiện Đề xuất các giải pháphoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổphần Dược phẩm Vinacare năm 2017
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lụcluận văn kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp thương mại Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả
hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả và vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại doanh nghiệp thương mại
1.1.1 Đặc điểm kinh doanh thương mại [9]
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông, phân phối hànghoá trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc giavới nhau Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại trong từng nước, thực hiệnquá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua bán, trong
đó mua hàng là khâu đầu tiên của quá trình lưu thông hàng hoá và bán hàng là khâucuối cùng của quá trình đó, hay nói cách khác; kinh doanh thương mại là ngànhthương mại thực hiện chức năng nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng
Cũng như các ngành kinh doanh dịch vụ, kinh doanh xây lắp, chế biến haycác ngành kinh doanh khác, kinh doanh thương mại có những đặc điểm riêng củamình, đó là:
* Đối tượng của hoạt động kinh doanh thương mại là hàng hoá, đó là nhữngsản phẩm lao động được các doanh nghiệp thương mại mua về để bán ra nhằm đápứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu Hàng hoá trong kinh doanh thươngmại thường được phân theo các ngành hàng như: Hàng vật tư, thiết bị, hàng côngnghệ phẩm tiêu dùng, hàng lương thực, thực phẩm
* Đối tượng phục vụ của ngành kinh doanh thương mại là người tiêu dùng, baogồm các cá nhân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác và các cơ quan, tổ chức xã hội
* Kết thúc một quá trình kinh doanh thương mại thì vốn của doanh nghiệpđược chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá và từ hình thái hànghoá sang hình thái tiền tệ
Trang 16* Trong kinh doanh thương mại khối lượng hàng hoá lưu chuyển chủ yếu
là mua ngoài, các trường hợp nhập khác là không đặc trưng và rất thưa thớt.Hàng mua ngoài chủ yếu là từ nơi sản xuất, đơn vị nhập khẩu hoặc từ các đơn vịbán buôn
* Quá trình lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm haigiai đoạn chính, đó là giai đoạn mua hàng và giai đoạn bán hàng mà không quakhâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng hoá, trong đó:
- Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, thôngqua mua hàng quan hệ trao đổi và quan hệ thanh toán tiền hàng giữa người mua vàngười bán về giá trị hàng hoá được thực hiện Trong các doanh nghiệp thương mạihàng hoá chỉ được coi là hàng mua khi thoả mãn đồng thời 3 điều kiện: Phải thôngqua một phương thức mua - bán - thanh toán tiền hàng nhất định, doanh nghiệp đãnắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền hay một loại hàngkhác và hàng mua về nhằm mục đích để bán hoặc qua sản xuất gia công để bán
- Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp thương mại Thông qua bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của hànghoá được thực hiện; vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hàng hoá sanghình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra bù đắp được chi phí
và có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh Quá trình bán hàng thường được thựchiện qua hai phương thức là bán buôn và bán lẻ đặc trưng của bán buôn là khi kếtthúc quá trình mua bán hàng hoá vẫn trong quá trình lưu thông, còn đặc trưng củabán lẻ là khi kết thúc quá trình mua bán hàng đã vào lĩnh vực tiêu dùng
Trong các doanh nghiệp thương mại vốn hàng hoá là vốn chủ yếu nhất vànghiệp vụ kinh doanh hàng hoá là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, chiếm mộtkhối lượng công việc rất lớn và quản lý hàng hoá là một trong những nội dungquản lý quan trọng nhất trong các doanh nghiệp thương mại
1.1.2 Thông tin doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh thương mại
Các phần hành kế toán doanh thu, kế toán chi phí và xác định kết quả kinhdoanh là các phần hành kế toán cơ bản nhất trong nội dung tổ chức kế toán hoạtđộng kinh doanh cũng như trong nội dung quản lý hàng hoá của doanh nghiệp Vì
Trang 17vậy quản lý doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp Vớinhiệm vụ ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển hàng hoá vềmặt giá trị và hiện vật, tính toán phản ánh đúng đắn trị giá vốn hàng hoá tiêu thụtrong kỳ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch vềmua hàng và bán hàng, xác định đúng đắn kết quả kinh doanh hàng hoá đồng thờichấp hành đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách khi phản ánh doanh thu,chi phí và kết qủa kinh doanh, kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh sẽ cung cấp thông tin đáng kể cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định,chiến lược kinh doanh.
Thông tin doanh thu , chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh có những đặcđiểm sau :
- Đây là những thông tin về sự vận động của đối tượng kế toán từ quá trìnhcung cấp, sản xuất đến quá trình tiêu thụ thành phẩm cuối cùng
- Là những thông tin thu được qua kết quả của một quá trình có tính hai mặt ,thông tin và kiểm tra.Vì vậy thông tin doanh thu, chi phí và kết quả cũng có tính haimặt thông tin và kiểm tra.Về mặt thông tin, sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho người
sử dụng nhằm thực hiện kế hoạch của mình, mặt kiểm tra giúp người sử dụng đánhgiá hiệu quả thực hiện hoạt động kinh tế
Những đặc điểm trên cho thấy, thông tin doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh có ý nghĩa to lớn đối với việc đo lường, kiểm soát các hoạt động
và quan hệ tài chính của doanh nghiệp thương mại
1.1.3 Vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh
Kế toán doanh nghiệp có chức năng cung cấp hệ thống thông tin (đã kiểmtra) về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản, tình hình quản lý và sử dụngcác loại vật tư, tiền vốn và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Trong điềukiện kinh tế thị trường thì thông tin càng nhanh chóng, kịp thời và chính xác baonhiêu càng giúp cho đối tượng sử dụng thông tin càng đạt được hiệu quả bây nhiêu
Để thông tin doanh thu, chi phí, kết quả là công cụ tốt trong điều hành và quản lý
Trang 18quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và phục vụ cho các nhu cầu khác của các đốitượng ngoài doanh nghiệp thì kế toán doanh thu, chi phí, kết quả giữ một vai tròquan trọng trong toàn bộ hệ thống các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp Doanhnghiệp kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả chính xác mới giúp cho cácđối tượng sử dụng thông tin kế toán doanh nghiệp có căn cứ làm cơ sở để phân tíchtình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài ra nó còn giúp cho các đốitượng bên ngoài doanh nghiệp hiểu được về tình hình tài chính của doanh nghiệp,bên cạnh đó giúp cho Nhà nước có được thông tin hữu ích cho quản lý vĩ mô nềnkinh tế.
1.2 Kế toán doanh thu và thu nhập khác trong doanh nghiệp thương mại
(Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13, CMKT số 14 - Doanh thu và thu nhập khác được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, Thông tư số 200/2014/TT-BTC) [1], [3], [11]
1.2.1 Khái niệm doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanhnghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinhdoanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăngvốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu
Doanh thu là tổng các giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thoả thuận giữadoanh nghiệp với bên mua và bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trịhợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thuđược hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải nguồn lợi ích kinh tế,không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu Cáckhoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng khôngtăng doanh thu Như vậy, doanh thu đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp các chi
Trang 19phí và đồng thời làm tăng vốn chủ sở hữu Việc kế toán đúng doanh thu sẽ tạo điềukiện cho doanh nghiệp xác định đúng đắn kết quả kinh doanh để từ đó có các quyếtđịnh kinh doanh hợp lý Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý là phải tổ chức kế toánchi tiết doanh thu như thế nào để cung cấp những thông tin để xử lý và có những quyếtđịnh đúng đắn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt độngngoài các hoạt động tạo ra doanh thu
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động ngoài cáchoạt động tạo ra doanh thu, như: thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường;thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phảitrả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoànlại; các khoản thu khác
1.2.2 Các loại doanh thu và thu nhập khác
1.2.2.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoácung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàngchấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền)
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Khoản phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy địnhcủa Nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá, dịch vụ của doanhnghiệp tiêu thụ trong kỳ
- Giá các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đem tặng, biếu, cho hoặc tiêu dùngtrong nội bộ doanh nghiệp cũng phải được kế toán để xác định doanh thu
Doanh nghiệp chỉ được kế toán giảm doanh thu khi việc giảm giá hàng bán phát sinhsau khi đã phát hành hoá đơn bán hàng Đối với trường hợp bán hàng theo khối lượng lớnnếu giảm giá hàng bán cho người mua thì phải ghi rõ trên hoá đơn phát hành cuối cùng
Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và công bố công khai các khoản giảmgiá hàng bán Giám đốc doanh nghiệp được quyền quyết định và chịu trách nhiệm
Trang 20về các khoản giảm trừ nói trên.
1.2.2.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính là số tiền đã thu hoặc sẽ thu từ các hoạt độngliên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay (trừ lãi tiềnvay phát sinh từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản), tiền lãi trả chậm của việc bánhàng trả góp, tiền hỗ trợ lãi xuất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh (nếu có),thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (công trái, trái phiếu, tín phiếu, cổphiếu….)
Ngoài ra doanh thu từ hoạt động tài chính còn bao gồm các khoản thu từ hoạtđộng bán ngoại tệ hoặc chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ theo quy định của chế
độ tài chính, các khoản hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán vàtiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải hoạt độngkinh doanh thường xuyên
1.2.2.3 Thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyênngoài các khoản thu được xác định là doanh thu từ hoạt động kinh doanh và hoạtđộng tài chính Các khoản thu nhập khác bao gồm: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lýTSCĐ; Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu
tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá,tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạnkhác; Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; Các khoản thuế phải nộp khi bánhàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩuđược hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm); Thu tiềnđược phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để
bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù didời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự); Thu các khoản nợ khó đòi
đã xử lý xóa sổ; Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; Các khoản tiềnthưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ khôngtính trong doanh thu (nếu có); Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các
tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả
Trang 21lại; Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
1.2.3 Kế toán doanh thu và thu nhập khác
1.2.3.1 Các nguyên tắc kế toán
(a) Kế toán doanh thu phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
* Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính
* Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thoả mãn đồng thời các điềukiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi,tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận
* Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn
có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thôngthường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ
là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiềnhay chưa
* Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không đượccoi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền đối với tàisản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại đối với các khoản nợ phải trả, như: Các khoản lãi,
lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, đánhgiá lại các tài sản tài chính theo giá trị hợp lý, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cáckhoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ… đều được coi là đã thực hiện
* Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, như: Các loại thuếgián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường)phải nộp; Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý; Cáckhoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng; Các trườnghợp khác
Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng ngay đượctại thời điểm phát sinh giao dịch thì để thuận lợi cho công tác kế toán, có thể ghi nhậndoanh thu trên sổ kế toán bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghigiảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp Tuy nhiên, khi lập Báo cáo tàichính kế toán bắt buộc phải xác định và loại bỏ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp ra
Trang 22khỏi các chỉ tiêu phản ánh doanh thu gộp.
* Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế cóthể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng
để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán đểlập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trườnghợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng
* Khi luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán
phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, tùy theo đặc điểm hoạt động, phân cấp quản
lý của từng đơn vị, doanh nghiệp có thể quyết định việc ghi nhận doanh thu tại cácđơn vị nếu có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm, hàng hóa giữa các khâu mà khôngphụ thuộc vào chứng từ kèm theo (xuất hóa đơn hay chứng từ nội bộ) Khi lập Báocáo tài chính tổng hợp, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vị trong nội bộdoanh nghiệp đều phải được loại trừ
* Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo Các tàikhoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanhthu để xác định kết quả kinh doanh
(b) Nguyên tắc kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp:
* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm cảdoanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty controng cùng tập đoàn
* Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ không bao gồm các khoản thuế giánthu phải nộp, như thuế GTGT (kể cả trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp), thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường
Trường hợp không tách ngay được số thuế gián thu phải nộp tại thời điểm ghinhận doanh thu, kế toán được ghi nhận doanh thu bao gồm cả số thuế phải nộp và định
kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp Khi lập báo cáo kết quảkinh doanh, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoảngiảm trừ doanh thu” đều không bao gồm số thuế gián thu phải nộp trong kỳ do về bảnchất các khoản thuế gián thu không được coi là một bộ phận của doanh thu
* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện
Trang 23được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghinhận ban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giáhàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện
về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế) Trường hợp sản phẩm, hànghoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán, hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanhthu theo nguyên tắc: Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước,đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinhtrước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cầnđiều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu trênBáo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo; Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phảigiảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tàichính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh
* Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiềnbán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá sốhàng này không được coi là đã bán trong kỳ và không được ghi nhận là doanh thu
mà chỉ ghi nhận là khoản tiền khách hàng trả trước Khi thực giao hàng cho ngườimua sẽ ghi nhận là doanh thu về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng,phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu
* Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàngchỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phảimua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm ) thì
kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại,giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chấtgiao dịch là giảm giá hàng bán)
* Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụbằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giaodịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế Trường hợp có nhận tiềnứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì doanh thu tương ứng với số tiền ứngtrước được quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời
Trang 24điểm nhận ứng trước.
* Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúnggiá hưởng hoa hồng, doanh thu là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệpđược hưởng
* Đối với hoạt động dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, doanh thu là phí ủy thácđơn vị được hưởng
* Đối với đơn vị nhận gia công vật tư, hàng hoá, doanh thu là số tiền gia
công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công
* Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, doanh thu đượcxác định theo giá bán trả tiền ngay;
* Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với giao dịch bán hàng hóa, cung cấpdịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống:
- Tại thời điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải xác địnhriêng giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí hoặc số tiền phảichiết khấu, giảm giá cho người mua khi người mua đạt được các điều kiện theo quyđịnh của chương trình
- Doanh thu được ghi nhận là tổng số tiền phải thu hoặc đã thu trừ đi giá trịhợp lý của hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí hoặc số phải chiết khấu, giảmgiá cho người mua Giá trị của hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí hoặc sốphải chiết khấu, giảm giá cho người mua được ghi nhận là doanh thu chưa thựchiện Nếu hết thời hạn của chương trình mà người mua không đạt đủ điều kiện theoquy định và không được hưởng hàng hóa dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu giảmgiá, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển vào doanh thu bán hàng, cungcấp dịch vụ
- Khi người mua đạt được các điều kiện theo quy định của chương trình, việc
xử lý khoản doanh thu chưa thực hiện được thực hiện như sau: Trường hợp ngườibán trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá chongười mua: Khoản doanh thu chưa thực hiện tương ứng với giá trị hợp lý của sốhàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số phải giảm giá, chiết khấu cho ngườimua được ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ khi người mua đã nhận
Trang 25được hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc được chiết khấu, giảm giá theo quy định củachương trình; Trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễnphí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua: Nếu hợp đồng giữa người bán và bênthứ ba đó không mang tính chất hợp đồng đại lý, khi bên thứ ba thực hiện việc cungcấp hàng hóa, dịch vụ, chiết khấu giảm giá, khoản doanh thu chưa thực hiện đượckết chuyển sang doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ Nếu hợp đồng mang tính đại
lý, chỉ phần chênh lệch giữa khoản doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải trả chobên thứ ba mới được ghi nhận là doanh thu Số tiền thanh toán cho bên thứ ba đượccoi như việc thanh toán khoản nợ phải trả
(c) Nguyên tắc kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
* Đối với việc nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liêndoanh, công ty liên kết, hoạt động mua, bán chứng khoán kinh doanh, doanh thuđược ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn, trong đó giá vốn làgiá trị ghi sổ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, giá bán đượctính theo giá trị hợp lý của khoản nhận được Trường hợp mua, bán chứng khoándưới hình thức hoán đổi cổ phiếu (nhà đầu tư hoán đổi cổ phiếu A để lấy cổphiếu B), kế toán xác định giá trị cổ phiếu nhận về theo giá trị hợp lý tại ngàytrao đổi
* Đối với khoản doanh thu từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu đượcghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào
* Đối với lãi tiền gửi: Doanh thu không bao gồm khoản lãi tiền gửi phát sinh
do hoạt động đầu tư tạm thời của khoản vay sử dụng cho mục đích xây dựng tài sản
dở dang theo quy định của Chuẩn mực kế toán chi phí đi vay
* Đối với tiền lãi phải thu từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp:Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc cho vay, nợ gốcphải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng
* Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, tráiphiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư nàymới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được
từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì
Trang 26ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó
* Khi nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng
cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh BCTC, không ghi nhận giá trị cổ phiếu đượcnhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, không ghi nhận tăng giá trịkhoản đầu tư vào công ty
(d) Nguyên tắc kế toán khoản giảm trừ doanh thu:
* Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinhcùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của
kỳ phát sinh;
- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ saumới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thìdoanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
+ Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sauphải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thờiđiểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điềuchỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báocáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước)
+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấuthương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệpghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau)
* Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêmyết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn Bên bán hàng thực hiện kế toánchiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:
- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiếtkhấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phảithanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thìdoanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàngphản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần)
- Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả
Trang 27cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toántrên hóa đơn Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưatrừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp) Khoản chiết khấu thương mại cần phảitheo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như:
+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàngđược ghi trên hoá đơn lần cuối cùng Trường hợp này có thể phát sinh do ngườimua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoảnchiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;
+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phânphối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiếtkhấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ
* Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hànghoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồngkinh tế Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyêntắc sau:
- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoảngiảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phảithanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bánhàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm(doanh thu thuần)
- Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuậngiảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảmgiá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất
* Hàng bán bị trả lại là do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợpđồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách
Trang 28đầy đủ các yếu tố quy định trên hoá đơn như: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng,các khoản phụ thu và thuế tính ngoài giá bán (nếu có), thuế giá trị gia tăng và tổnggiá thanh toán.
Hoá đơn bán hàng (Mẫu 02- GTTT - 3LL): dùng trong các doanh nghiệp nộpthuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Trên hoáđơn phải ghi đầy đủ các yếu tố như giá bán, các khoản phụ thu và tổng giá thanhtoán (đã có thuế GTGT)
Trường hợp doanh nghiệp đề nghị và nếu đủ điều kiện thì có thể được Bộ tàichính chấp nhận bằng văn bản cho phép sử dụng hoá đơn đặc thù Trên hoá đơn đặcthù cũng phải ghi rõ cả giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăngphải nộp và tổng giá thanh toán
Ngoài các hoá đơn trên, kế toán chi tiết tiêu thụ còn sử dụng các bảng kêbán lẻ hàng hoá, dịch vụ; bảng thanh toán bán hàng đại lý, ký gửi và sổ chi tiếtbán hàng
1.2.3.3 Tài khoản và phương pháp kế toán
Các tài khoản sử dụng để kế toán doanh thu bao gồm:
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này
dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trongmột kỳ kế toán Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511 – Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ:
Bên Nợ:
- Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinhdoanh"
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Trang 29Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá;
- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm;
- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ;
- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá;
- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư;
- Tài khoản 5118 - Doanh thu khác.
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được thể hiện ở phụlục số 1.1
Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính: Tài khoản này dùng để
phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thuhoạt động tài chính khác của doanh nghiệp Kết cấu và nội dung phản ánh của tàikhoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính:
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xácđịnh kết quả kinh doanh”
Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được thể hiện ở phụlục số 1.2
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu: Tài khoản này dùng để
phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấpdịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàngbán bị trả lại Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vàodoanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp Kết cấu
và nội dung phản ánh của tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu:
Bên Nợ:
- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;
- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;
Trang 30- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tínhtrừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán
Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ.Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại;
- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại;
- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán.
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được thể hiện ở phụlục số 1.3
Tài khoản 711 - Thu nhập khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản
thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Kết cấu vànội dung phản ánh của tài khoản 711 - Thu nhập khác:
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối vớicác khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháptrực tiếp
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳsang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 - "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được thể hiện ở phụlục số 1.4
1.3 Kế toán chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
(Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13, CMKT số 01 – Chuẩn mực chung , Thông tư số 200/2014/TT-BTC) [1], [3], [11]
1.3.1 Khái niệm về chi phí kinh doanh
Trong quản lý, người ta thường quan tâm đến việc doanh nghiệp thương mại
Trang 31đã chỉ ra trong những loại chi phí nào và với số lượng là bao nhiêu để đạt được mứcdoanh thu nào đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cóhiệu quả.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01: Chi phí là tổng các khoản làmgiảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, phátsinh các khoản nợ dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoảnphân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu
Theo Thông tư số 200/1014/TT-BTC, chi phí là những khoản làm giảmlợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khảnăng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chitiền hay chưa
Chi phí bao gồm các chi phí kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinhdoanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác
Chi phí kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp thương mại, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạtđộng cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, … Những chiphí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấuhao máy móc thiết bị
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí kinh doanh phát sinhtrong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí
về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do viphạm hợp đồng
Như vậy khái niệm chi phí gắn liền với việc sử dụng thước đo tiền tệ để đolường các khoản hao phí đã tiêu hao trong quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp thương mại, chi phí luôn gắn liền với một mục đích nhất định, đó làmục đích kinh doanh kiếm lời của doanh nghiệp thương mại
Chi phí gắn liền với phạm vi hoạt động của doanh nghiệp thương mại baogồm: chi phí mua hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phíhoạt động tài chính, chi phí khác
Trang 321.3.2 Phân loại chi phí kinh doanh
Phân loại chi phí là cách sắp xếp các chi phí khác nhau vào cùng một nhómdựa trên các tiêu thức phân loại khác nhau Phân loại chi phí phụ thuộc vào nhucầu thông tin cho quản lý Tuỳ theo yêu cầu thông tin về chi phí mà có cách phânloại chi phí khác nhau Chi phí được phân loại theo các tiêu thức sau:
1.3.2.1 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá mua sản phẩm và để thuận tiệncho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục Cách phânloại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đốitượng Theo quy định hiện hành, giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm: Giávốn hàng bán; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.3.2.2 Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thương mại hoạtđộng trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau Căn cứ vào chi phí trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí được chia theo từng ngành hoạt động củadoanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp bao gồm nhiều công ty con hoạtđộng trong các lĩnh vực khác nhau Thực chất đây là cách phân loại một cách kếthợp của cách phân chia: phân chia theo một trong những tiêu thức cơ bản như mộttrong các cách phân loại trên tuỳ theo yêu cầu quản lý bên cạnh đó đồng thời phảiphân chia chi phí theo từng lĩnh vực kinh doanh để tổng hợp nên chi phí của từnglĩnh vực hoạt động
Với cách phân chia này, sẽ cung cấp cho các nhà quản trị đầy đủ thông tinmột cách đầy đủ về từng lĩnh vực kinh doanh để từ đó góp phần ra các quyết định mởrộng hay thu hẹp từng lĩnh vực kinh doanh Tuy nhiên cách phân loại này khá phức tạp,tốn thời gian đòi hỏi nhiều công sức của các nhân viên kế toán và đôi khi khó phân chia
rõ ràng chi phí này thuộc lĩnh vực kinh doanh nào
1.3.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với các khoản mục trên báo cáo tài chính
Các phân loại này dựa trên mối quan hệ giữa chi phí với từng thời kỳ tính kếtquả kinh doanh Theo cách phân loại này, chi phí kinh doanh được chi thành chi phísản phẩm và chi phí thời kỳ
Trang 33* Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình mua hàng hoá
để bán Khi hàng hoá chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm nằm ở chỉ tiêu giá vốnhàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán Chỉ khi hàng hoá đã được bán ra thì chiphí sản phẩm sẽ trở thành chi phí "giá vốn hàng bán" trong báo cáo kết quả kinhdoanh và được bù đắp bằng doanh thu (thu nhập) của số hàng hoá đã bán Như vậy,
sự phát sinh và khả năng bù đắp của chi phí sản phẩm trải qua nhiều thời kỳ kinhdoanh khác nhau
* Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là các chi phí để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, không tạonên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong thời kỳ màchúng phát sinh
Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phíthời kỳ phát sinh ở thời kỳ nào được tính ngay vào thời kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đếnlợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh và được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinhdoanh Ngược lại chi phí sản phẩm chỉ phải tính để xác định kết quả ở thời kỳ sau mà sảnphẩm được tiêu thụ, không phải tính ở kỳ mà nó phát sinh Khi tiêu thụ chúng chuyểnhoá thành giá vốn hàn bán được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh
1.3.2.4 Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào đối tượng kế toán
1.3.3 Kế toán chi phí kinh doanh
1.3.3.1 Sự cần thiết phải kế toán chi phí
Trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp thương mại đều tìmmọi cách để mua sản phẩm với số lượng nhiều nhất, chất lượng cao nhất, chi phí
Trang 34thấp nhất và thu được nhiều lãi nhất Điều đó phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ cácnhà quản lý Tuy nhiên để điều hành được sản xuất kinh doanh, sử dụng được hếtnăng lực kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường, quản
lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả những tài sản hiện có, để tính toán được toàn bộhao phí trong quá trình kinh doanh, tính được lãi lỗ thì các nhà quản lý cần phải cóđầy đủ các thông tin kinh tế một cách chính xác Hệ thống thông tin phức tạp và cầnthiết đó do nhiều nguồn cung cấp nhưng trong đó thông tin của kế toán kế toán đóngvai trò quan trọng và không thể thiếu được Bởi vì với chức năng của mình kế toánphản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện có hệ thống tất cả các loại vật tư,tiền vốn, về toàn bộ hoạt động kinh tế Qua đó kế toán thực hiện sự giám đốc liêntục cả trước, trong và sau các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại luôn gắn liền vớidòng vận động chi phí Trong các doanh nghiệp thương mại chi phí phát sinh rất đadạng và phức tạp Do đó kế toán chi phí chiếm một vị trí quan trọng trong việc cungcấp thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp Thông qua việc kế toán chi phí giúpcác nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng đắn quá trình kinh doanh, cung cấpthông tin về chi phí một cách chính xác Với thông tin về chi phí, các nhà quản trị sẽbiết được chi phí của từng loại sản phẩm cũng như toàn bộ quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp thương mại sẽ phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức vềchi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động… từ đó có các quyết định phùhợp phục vụ quản trị doanh nghiệp
1.3.3.2 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí
Như đã trình bày ở trên, chi phí hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệpthương mại đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanhnghiệp Để kế toán đúng đắn chi phí kinh doanh thì phải xác định đúng đối tượngtập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí hợp lý
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn mà chi phí cần phải tập hợpnhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu quản lý chi phí Việcxác định đối tượng tập chi phí ở từng doanh nghiệp thương mại phụ thuộc vào đặcđiểm tổ chức kinh doanh và công dụng của chi phí, cơ cấu tổ chức kinh doanh và
Trang 35yêu cầu và trình độ quản lý Đối với các doanh nghiệp thương mại, đối tượng tậphợp chi phí có thể theo loại hoạt động như hoạt động kinh doanh, hoạt động tàichính và hoạt động khác; chi phí kinh doanh lại được tập hợp theo quá trình kinhdoanh như chi phí mua hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tập hợp chi phí đúng đối tượng có tác dụng tăng cường quản lý chi phí phục
vụ công tác tính giá kịp thời và chính xác Thực chất của việc xác định đối tượngtập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí Đây làkhâu cần thiết và quan trọng của công tác kế toán chi phí Có xác định đúng đốitượng tập hợp chi phí mới đáp ứng yêu cầu công việc kế toán tập hợp chi phí từkhâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức ghi sổ kế toán
Sau khi xác định được đối tượng tập hợp chi phí cần phải xác định phươngpháp tập hợp như thế nào
Phương pháp tập hợp chi phí là cách thức tập hợp chi phí theo các đối tượng
đã được xác định trong một kỳ nhất định Thông thường doanh nghiệp thương mại
sử dụng hai phương pháp tập hợp chi phí sau:
* Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp
Phương pháp này áp dụng đối với chi phí có liên quan trực tiếp từng đối tượngtập hợp chi phí riêng biệt Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng từ
đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo từng đối tượng và ghi trực tiếp vàotài khoản cấp I, cấp II chi tiết theo từng đối tượng
* Phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp
Phương pháp này áp dụng đối với chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tậphợp chi phí không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng theo từng đối tượng tập hợpchi phí riêng biệt Những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phíkhông tách biệt được thì phải tiến hành phân bổ chúng cho các đối tượng liên quantheo tiêu chuẩn hợp lý, tuỳ theo từng chi phí mà lựa chọn tiêu thức phân bổ cho phùhợp Chẳng hạn chi phí trong quá trình mua phân bổ theo khối lượng, trọng lượnghàng mua
Để tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan, kế toán tiếnhành trình tự:
Trang 36- Tổ chức ghi chép ban đầu (ghi chứng từ gốc): chi phí có liên quan đến nhiềuđối tượng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từ đó tổng hợp số liệu trên chứng từ
kế toán theo địa điểm phát sinh chi phí, bộ phận, hoạt động phát sinh chi phí
- Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại chi phí để tính toán phân bổchi phí đã tổng hợp cho các đối tượng liên quan
- Xác định hệ số phân bổ (H)
1
n i
C H
Ti: Tiêu chuẩn phân bổ thuộc đối tượng i
- Tính chi phí phân bổ cho từng đối tượng liên quan (Ci)
Ci=Ti x HSau khi xác định phương pháp tập hợp chi phí, kế toán tập hợp chi phí đã phátsinh trong kỳ theo quá trình kinh doanh
1.3.3.3 Nguyên tắc kế toán
(a) Nguyên tắc kế toán chi phí
Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC, kế toán chi phí nói chung và chi phíkinh doanh nói riêng cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
* Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng cókhả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toànvốn Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theonguyên tắc phù hợp Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thểxung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bảnchất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý
* Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng một trong hai phương pháp kế toánhàng tồn kho: Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ Doanh nghiệp khi đãlựa chọn phương pháp kế toán thì phải áp dụng nhất quán trong một năm tài chính
Trang 37Trường hợp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kế toán phải kiểm kê đểxác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.
* Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiềnlương, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ
* Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy địnhcủa Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ
kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toánthuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
(b) Nguyên tắc kế toán chi phí mua hàng
* Chi phí mua hàng là chi phí thu mua hàng hóa phát sinh liên quan đến sốhàng hóa đã nhập kho trong kỳ như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuêbến bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đếnkho doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quátrình thu mua hàng hóa
* Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ được tính cho hàng hóa tiêu thụ trong
kỳ và hàng hóa tồn kho cuối kỳ Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thu muahàng hóa tuỳ thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiệntheo nguyên tắc nhất quán
(c) Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán
* Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của số hàng hóa đã bán trong kỳ Đối vớidoanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua thực tế và chi phíthu mua của số hàng đã xuất kho để bán như giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm,VAT, phí vận chuyển,…
* Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bántrên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thựchiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bịgiảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho
đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơngiá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắcchắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng
Trang 38* Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết
bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán
* Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngayvào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có)
* Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường
đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó đượchoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán
* Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy địnhcủa Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ
kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toánthuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
(d) Nguyên tắc kế toán chi phí hoạt động tài chính
* Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗliên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phígóp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giaodịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổnthất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái
* Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn tráiphiếu và được ghi nhận vào chi phí tài chính nếu việc phát hành trái phiếu cho mụcđích sản xuất, kinh doanh thông thường
* Lãi phải trả của trái phiếu chuyển đổi được tính vào chi phí tài chính trong
kỳ được xác định bằng cách lấy giá trị phần nợ gốc đầu kỳ của trái phiếu chuyển đổinhân (x) với lãi suất của trái phiếu tương tự trên thị trường nhưng không có quyềnchuyển đổi thành cổ phiếu hoặc lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường tại thời điểmphát hành trái phiếu chuyển đổi (xem quy định chi tiết tại phần hướng dẫn tài khoản
343 - Trái phiếu phát hành)
* Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, khoản cổ tức ưu đãi đó
về bản chất là khoản lãi vay và phải được ghi nhận vào chi phí tài chính
(e) Nguyên tắc kế toán chi phí bán hàng
Trang 39* Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bánhàng hoá, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sảnphẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành hàng hoá, chi phí bảo quản, đónggói, vận chuyển,
* Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDNtheo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toánđúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điềuchỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
(f) Nguyên tắc kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
* Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý chung của doanh nghiệpgồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiềncông, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảohiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng,công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuếmôn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điệnthoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghịkhách hàng )
* Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí tínhthuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đãhạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉđiều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
(g) Nguyên tắc kế toán chi phí khác
* Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt độngthanh lý) Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ đượcghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phíđầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
Trang 40- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vàocông ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
(h) Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
* Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phíthuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãnlại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuếcủa doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp hiện hành
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanhnghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc: Ghi nhận thuế thu nhập hoãnlại phải trả trong năm; Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từcác năm trước
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phíthuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc: Ghi nhận tài sản thuế thunhập hoãn lại trong năm; Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghinhận từ các năm trước
* Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghinhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu sốthuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm
đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế