ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN ĐỊA LÍ – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12- VÒNG I LONG AN Ngày thi: 06/10/ 2011 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: ĐỊA LÍ. ( BẢNG A) Thời gian: 180 phút ( không kể phát đề). Câu I: (4điểm). 1./ Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau: Ngày, tháng Bán cầu nào ngả về phía mặt trời? Vĩ độ nào trên trái đất có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh? Bán cầu nào nhận được lượng nhiệt lớn? 21-3 22-6 23-9 22-12 2./ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Tại sao ở khu vực xích đạo lại có lượng mưa nhiều nhất ? Câu II : ( 5điểm).Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực và dân số một số nước trên thế giới năm 2002 Quốc gia Dân số (triệu người) Sản lượng lương thực (nghìn tấn) Trung Quốc 1262,5 407.600 Hoa Kì 286,1 356.500 Pháp 58,9 65.900 In-đô-nê-xi-a 210,4 60.200 Việt Nam 77,6 33.200 Toàn thế giới 6067,0 2060.000 1./ Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện dân số và sản lượng lương thực các Nước trên. 2./ Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và các nước ( đơn vị: kg/người). 3./ Nhận xét và phân tích mối quan hệ giữa dân số và tình hình đáp ứng lương thực của các quốc gia trên thế giới. Câu III: (5 điểm) 1./ Tại sao dân số là vấn đề chung cần quan tâm ở các nước Đông Nam Á? 2./ Vì sao Ấn Độ phải tiến hành cuộc “cách mạng xanh”? Biện pháp tiến hành và kết quả. Câu IV:(6 điểm) Sử dụng atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1./ Hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta. 2./ Phân tích vai trò của biển Đông đối với việc phát triển kinh tế- xã hội nước ta. Cần phải làm gì để hạn chế thiên tai vùng biển? … HẾT… Thí sinh được sử dụng atlat địa lí Việt Nam của nhà xuất bản GD Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12- VÒNG I LONG AN Ngày thi: 06/10/ 2011 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: ĐỊA LÍ. ( BẢNG A) Thời gian: 180 phút ( không kể phát đề). HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỀ CHÍNH THỨC ( Bản hướng dẫn chấm thi gồm 4 trang) CÂU PHẦN NỘI DUNG ĐIỂ M I (4,0đ) 1 Ngày, tháng Bán cầu ngả về phía mặt trời Vĩ độ trên trái đất có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh Bán cầu nhận được lượng nhiệt lớn 21-3 Không 0 0 Hai bán cầu như nhau 22-6 Bắc bán cầu 23 0 27’B Bắc bán cầu 23-9 Không 0 0 Hai bán cầu như nhau 22-12 Nam bán cầu 23 0 27’N Nam bán cầu Lưu ý: Ý của mỗi cột là (0,5 điểm). Học sinh làm sai 1 hoặc 2 ý trừ (0,25đ) 1,5 2 Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. 1,5 - Khí áp: + Khu vực áp thấp có mưa nhiều(áp thấp xích đạo, áp thấp ôn đới) + Khu vực áp cao mưa ít hoặc không mưa(áp cao địa cực, áp cao cận chí tuyến thường là hoang mạc) -Frông: miền có Frông đi qua thường có mưa nhiều.( FA,FP) -Gió: + Nơi có gió biển ,gió mùa mưa nhiều. + Nơi có gió đất, gió mậu dịch, gió phơn mưa ít. - Dòng biển: + Nơi có dòng biển nóng đi qua có mưa nhiều. + Nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít. - Địa hình: + Càng lên cao càng mưa nhiều,nhưng đến một độ cao nào đó sẽ không còn mưa + Sườn đón gió mưa nhiều hơn sườn khuất gió. -Đại dương- lục địa. + Cùng một vĩ độ ven các đại dương mưa nhiều hơn lục địa.(hoặc càng đi sâu vào trong lục địa càng ít mưa, nhiều nơi là hoang mạc.) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Khu vực xích đạo có lượng mưa nhiều nhất vì: 1,0 - Ở khu vực xích đạo là khu vực áp thấp. - Là khu vực chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới. - Khu vực này có nhiều rừng. - Khu vực xích đạo có diện tích đại dương lớn. 0,25 0,25 0,25 0,25 II (5đ) 1 Vẽ biểu đồ. Học sinh vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường. - Vẽ đúng, chính xác, có thẩm mỹ.( ghi đầy đủ các chỉ số, chú thích ,tên biểu đồ) - Các biểu đồ khác không cho điểm. - Nếu sai hoặc thiếu một trong các chi tiết ( tên biểu đồ, chú thích, số liệu, kí hiệu….) trừ 0,25đ cho mỗi chi tiết sai. 1,5 2 Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và các nước 1,5 Quốc gia Bình quân lương thực theo đầu người (kg/người) Trung Quốc 322,9 Hoa Kì 1246,1 Pháp 1118,8 In-đô-nê-xi-a 286,1 Việt Nam 427,8 Toàn thế giới 339,5 Học sinh tính đúng mỗi số liệu (0,25đ) Nhận xét và phân tích mối quan hệ giữa dân số và tình hình đáp ứng lương thực của các quốc gia trên thế giới. 2,0 -Những nước có bình quân lương thực đầu người cao nhất là Hoa Kì(1246kg/người) và Pháp(1189kg/ người), gấp hơn 3 lần bình quân lương thực đầu người của thế giới. -Trung Quốc mặc dù sản lượng lương thực cao nhưng dân số cao nhất thế giới, nên mức bình quân lương thực thấp hơn mức bình quân toàn thế giới. ( 323kg/người so với 339,5kg/người) - In-đô-nê-xi-a có sản lượng lương thực cao, nhưng do dân số đông nên bình quân lương thực thấp nhất (286kg/người) - Việt Nam tuy là nước có dân số đông, nhưng nhờ sản lượng lương thực ngày càng tăng nên bình quân lương thực đầu người cao hơn của thế giới. (việt Nam:428kg/ người so với 339,5kg/người ) 0,5 0,5 0,5 0,5 III 1 Dân số là vấn đề chung cần quan tâm ở các nước Đông Nam Á vì: 2,0 (5đ) -Đông Nam Á là khu vực đông dân, tăng nhanh gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề về kinh tế-xã hội.( làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, thiếu nhà ở, việc làm…) - Phần lớn các nước trong khu vực có kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào nhưng hạn chế về trình độ gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm và chất lượng sống. - Phân bố dân cư không đều tập trung chủ yếu ở đồng bằng và vùng ven biển, gây chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền.( khó khăn cho khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lí nguồn lao động) -Các nước Đông Nam Á có thành phần dân tộc và tôn giáo khá phức tạp gây khó khăn cho việc ổn định chính trị, xã hội. ( Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) 0,5 0,5 0,5 0,5 2 + Ấn Độ phải tiến hành cuộc “cách mạng xanh” vì: 0,75 -Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp không cao, năng suất cây trồng thấp. - Dân số đông thứ 2 thế giới gây áp lực lớn đối với vấn đề lương thực. - Giải quyết vấn đề lương thực trong nước. ( Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) 0,25 0,25 0,25 + biện pháp tiến hành cuộc cách mạng xanh. - Ưu tiên sử dụng các giống lúa mì và lúa gạo cao sản vào trong sản xuất. -Tăng cường thủy lợi hóa, hóa học hóa và cơ giới hóa vào trong nông nghiệp. -Ban hành chính sách giá cả lương thực hợp lí và ứng dụng công nghệ gen vào trong sản xuất. + Kết quả: -Sản lượng lương thực tăng nhanh, đã tự túc được lương thực. - Trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới. 2,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 IV (6đ) 1 Vị trí địa lí nước ta: 2,25 -Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNÁ. -Trên đất liền nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc ở phía bắc., phía tây giáp với Lào và Campuchia. -Trên biển nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây, Philippin. - Tọa độ trên đất liền: + Điểm cực Bắc: 23 0 23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. + Điểm cực Nam: Ở vĩ độ 8 0 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Đông: Ở kinh độ 109 0 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. + Điểm cực Tây: Ở kinh độ 102 0 09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. -Ở ngoài khơi các đảo kéo dài tới vĩ độ 6 0 50’B , kinh độ 101 0 Đ đến khoảng 117 0 20’Đ tại biển Đông. -Phần lớn nước ta nằm ở múi giờ thứ 7. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Vai trò của biển Đông đối với việc phát triển kinh tế- xã hội nước ta 2,75 + Khoáng sản: - Dầu khí có trữ lượng lớn và giá trị nhất.Hai bể dầu lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn, bể Thổ Chu-Mã lai và sông Hồng có trữ lượng đáng kể khí đốt thuận lợi cho phát triển công nghiệp. - Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. -Ven biển Miền trung thuận lợi cho nghề làm muối. + Tài nguyên hải sản: phong phú với trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm,vài chục loài mực,hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác thuận lợi phát triển ngành đánh bắt nuôi trồng thủy sản. + Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp: Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn… nhiều đảo ven bờ thuận lợi phát triển du lịch. Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các hải cảng phát triển giao thông. ( Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 Biện pháp hạn chế thiên tai vùng biển 1,0 - Dự báo bão chính xác có kế hoạch phòng chống bão kịp thời để hạn chế thấp nhất tổn thất do bão gây ra. - Trồng rừng phi lao ven biển miền Trung để chắn gió ,chắn cát bảo vệ đất. - Bảo vệ rừng và trồng rừng ngập mặn ven biển giữ đất chống sạc lở vùng ven biển. - Xây dựng hệ thống đê, kè ven biển bảo vệ đất, chống nhiễm mặn . 0,25 0,25 0,25 0,25 ( Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) . Nam bán cầu 23 0 27’N Nam bán cầu Lưu ý: Ý của m i cột là (0,5 đi m) . Học sinh l m sai 1 hoặc 2 ý trừ (0,25đ) 1,5 2 Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng m a HƯỚNG DẪN CH M THI ĐỀ CHÍNH THỨC ( Bản hướng dẫn ch m thi g m 4 trang) CÂU PHẦN NỘI DUNG ĐIỂ M I (4,0đ) 1 Ngày, tháng Bán cầu ngả về phía m t trời Vĩ độ