1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

5 649 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 78 KB

Nội dung

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LONG AN ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 MÔN THI: NGỮ VĂN (BẢNG A) NGÀY THI: 06/10/2011 THỜI GIAN: 180 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (8,0 điểm) Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau: “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều non nước, cây, cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; -Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” (Vội vàng- Xuân Diệu) Câu 2: (12,0 điểm) Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)- một minh chứng tiêu biểu cho nhận xét: “… Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp …”. (Sách Ngữ văn 11 tập 1, nâng cao, nhà xuất bản Giáo dục, trang 150) -------HẾT------- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LONG ANTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN (BẢNG A) NGÀY THI: 06/10/2011 THỜI GIAN: 180 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) A. YÊU CẦU CHUNG: − Thí sinh phải làm đủ cả hai câu. − Thí sinh phải có kiến thức văn học xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt; kết cấu bài viết rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh cảm xúc. Thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức nghị luận kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm bài. − Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm; cẩn trọng tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể. Đặc biệt, cần chú ý đến tính sáng tạo của từng bài viết, miễn là sự sáng tạo đó hợp lí, có sức thuyết phục, không sai lệch tư tưởng. − Tổng điểm toàn bài là tổng điểm của hai bài văn (20,0 điểm- chiết đến 0,5 điểm). Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể thảo luận thống nhất định ra các thang điểm chi tiết. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: I. Câu 1: (8 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: − Đây là bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Do đó, thí sinh phải có tri thức xã hội khả năng liên hệ thực tế đời sống; phải nắm vững phương pháp làm bài, biết lựa chọn kết hợp nhiều thao tác lập luận để khái quát được ý nghĩa đoạn thơ, đánh giá luận bàn về ý nghĩa đoạn thơ vấn đề quan niệm sống hiện nay. − Bài viết có kết cấu rõ ràng, trình bày sạch đẹp, cảm xúc chân thực, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các phần nội dung sau: − Đoạn thơ thể hiện cách sống vội vàng, khao khát hưởng thụ những hương vị cuộc đời. − Sống vội vàng, khao khát hưởng thụ những hương vị cuộc đời là cách sống tranh thủ, tận dụng thời gian để tận hưởng mọi vẻ đẹp trần thế của cuộc đời. 2 − Sống vội vàng, hưởng thụ là một quan niệm sống mới mẻ, tích cực của Xuân Diệu ở những năm trước Cách mạng. Trong cuộc sống hiện nay, quan niệm sống ấy vẫn thể hiện giá trị tốt đẹp. + Giúp con người ý thức thời gian, công việc. + Giúp con người sống lạc quan, yêu đời hơn. + Là một trong những biểu hiện của xã hội tiến bộ. + Thể hiện quy luật tất yếu của cuộc đời: quy luật nhân quả (…). − Tuy nhiên, xã hội cần phê phán những biểu hiện tiêu cực, thái quá của lối sống vội vàng, khao khát hưởng thụ (chỉ trông chờ hưởng thụ mà không cống hiến; sống nhanh, sống gấp, sống buông thả; tính ích kỉ; sự hụt hẫng, thất vọng, tuyệt vọng; chạy đua với thời gian để làm việc mà quên những giá trị sống đích thực; …). − Cần xác định lí tưởng sống tích cực những hành động thực tế phù hợp. − Làm việc bằng sự cố gắng hết mình, không quá kì vọng vào những mục tiêu đã đề ra. − Cần sắp xếp hài hòa giữa công việc sự hưởng thụ những giá trị của cuộc sống. (…) c) Hướng dẫn cho điểm: − Điểm 7- 8: Bài viết hiểu rõ vấn đề, đáp ứng tốt các yêu cầu trên; đảm bảo được các phần nội dung, luận điểm rõ ràng, hợp lí (mỗi phần bình luận có ít nhất 3 luận điểm); lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao, vận dụng các thao tác lập luận thích hợp; trình bày ý kiến tự nhiên, sâu sắc; diễn đạt tốt. − Điểm 5- 6: Bài viết hiểu đề, đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, đảm bảo được các phần nội dung, luận điểm rõ ràng, hợp lí (mỗi phần bình luận có ít nhất 2 luận điểm); biết đánh giá, đề xuất những ý kiến xác đáng, nhưng có chỗ chưa phân tích, đánh giá sâu sắc; biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; diễn đạt trong sáng (có thể còn vài lỗi nhẹ). − Điểm 3- 4: Có nắm bắt được vấn đề nhưng nhìn nhận chưa toàn diện; luận điểm chưa rõ; lập luận chưa chặt chẽ; phân tích đánh giá vấn đề chưa sâu sắc; lỗi diễn đạt nhiều. − Điểm 1- 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề; bài viết sài; không rõ luận điểm; lập luận thiếu chặt chẽ; diễn đạt yếu. − Điểm 0: Không làm bài; hiểu vấn đề sai lệch hoàn toàn. II. Câu 2: (12 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: − Thí sinh biết cách làm bài về nghị luận văn học. Đây là dạng bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Yêu cầu thí sinh phải đọc hiểu nội dung ý kiến văn học, sau đó sử dụng các thao tác lập luận, chọn lọc sử dụng các chi tiết, hình ảnh, dẫn chứng,… trong tác phẩm để làm sáng tỏ các nội dung đã được phát hiện qua quá trình đọc hiểu, cảm nhận. − Bài viết có kết cấu hợp lí, luận điểm rõ ràng, diễn đạt tốt, giàu cảm xúc tính sáng tạo. 3 b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày, lập luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các phần nội dung sau: − Ý kiến nêu lên sự đối lập giữa cái đẹp, cái cao cả với cái xấu, cái tầm thường, từ đó đề cao những giá trị tốt đẹp của con người. − Phân tích truyện ngắn “Chữ người tử tù” ở các phương diện: + Phát hiện tài năng, khí phách Huấn Cao trong sự đối lập với cái nhìn của xã hội phong kiến. + Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối. + Sự tỏa sáng nhân cách người tử tù trong những phút giây cuối cùng của cuộc đời. + Vẻ đẹp tâm hồn của viên quản ngục trong sự tương phản với nghề quản ngục. (…) − Lí giải nguyên nhân các nhà văn đề cao những giá trị tốt đẹp của con người: khát vọng thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng tình cảm mãnh liệt của các nhà văn lãng mạn; khẳng định sự trong sạch của tâm hồn, không chạy theo danh lợi; hướng đến sự toàn thiện, toàn mĩ,….  Với mỗi phương diện trên, thí sinh cần chọn lọc phân tích các chi tiết, hình ảnh, dẫn chứng … từ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” để làm sáng tỏ. c) Hướng dẫn cho điểm: − Điểm 10- 12: Bài viết hiểu rõ đáp ứng tốt các yêu cầu trên; đảm bảo các phần nội dung; dẫn chứng phong phú, chính xác, toàn diện, có chọn lọc để làm nổi bật các nội dung; phân tích sâu sắc; luận điểm sáng rõ, hợp lí (phần phân tích có ít nhất 3 luận điểm, trong đó phải có luận điểm cuối); hành văn trong sáng; giàu cảm xúc. − Điểm 7- 9: Hiểu nắm được yêu cầu của đề bài; đảm bảo các phần nội dung; biết chọn lọc dẫn chứng phân tích để làm rõ vấn đề; diễn đạt khá (có thể mắc một số lỗi sai sót nhỏ, không đáng kể); luận điểm rõ ràng, hợp lí (phần phân tích có ít nhất 2 luận điểm, trong đó phải có luận điểm cuối); văn có cảm xúc. − Điểm 4- 6: Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản; phân tích, dẫn chứng chưa sâu, chưa chính xác; diễn đạt tạm; luận điểm chưa rõ. − Điểm 1- 3: Bài viết phân tích chung chung, chưa xác định nội dung đề yêu cầu; luận điểm không rõ; phạm nhiều lỗi diễn đạt; kết cấu lộn xộn; diễn đạt yếu. − Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lệch hoàn toàn về nội dung phương pháp. 4 -HẾT- 5 . quan ni m sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau: “Ta muốn m Cả sự sống m i bắt đầu m n m n; Ta muốn riết m y đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bư m với. Tổng đi m toàn bài là tổng đi m của hai bài văn (20,0 đi m- chiết đến 0,5 đi m) . Hướng dẫn ch m chỉ nêu m t số thang đi m chính; trên cơ sở đó, gi m khảo

Ngày đăng: 28/08/2013, 12:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w