ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 NĂM 2012 MÔN ĐỊA LÝ - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

5 746 0
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 NĂM 2012 MÔN ĐỊA LÝ - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 NĂM 2012 MÔN ĐỊA LÝ - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 12- VÒNG I LONG AN MÔN: ĐỊA LÍ (BẢNG A) Ngày thi: 23/10/2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể phát đề) Câu I: (4,0 điểm) 1. Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. 2. Cho bảng số liệu về lưu lượng nước sông Hồng các tháng trong năm ở Sơn Tây. (Đơn vị: m 3 /s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lưu lượng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 a. Tính lưu lượng nước trung bình của sông Hồng qua các tháng ; lưu lượng nước trung bình mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 10); lưu lượng nước trung bình mùa cạn (từ tháng 12 đến tháng 4) ở Sơn Tây. b. Hãy phân tích chế độ nước của sông Hồng các tháng trong năm ở Sơn Tây. Câu II: (5,0 điểm) 1. Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước năm 2004: (Đơn vị: tỉ USD) Tên nước Hoa Kỳ Nhật Bản Trung Quốc Liên Bang Nga Xin-ga-po Xuất khẩu 819 565,5 858,9 183,2 179,5 Nhập khẩu 1526,4 454,5 834,4 94,8 163,8 a. Tính cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước năm 2004. b. Nhận xét so sánh cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước trên. c. Tại sao tình trạng nhập siêu kéo dài sẽ bất lợi cho nền kinh tế? 2. Nêu đặc điểm địa lí cây lương thực. Giải thích đặc điểm phân bố các cây lương thực chính trên Thế giới. Câu III: (5,0 điểm) 1. Phân tích những điều kiện thuận lợi khó khăn của vị trí địa điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế. 2. Chứng minh: Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư. Câu IV: (6,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat kiến thức đã học, hãy: a. Nêu tên các cao nguyên của vùng núi Trường Sơn Nam. b. Vì sao có nhận xét: Việt Nam là đất nước có nhiều đồi núi. 2. Chứng minh: Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua khí hậu, địa hình. ---Hết--- *Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục. *Giám thị không được giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 12- VÒNG I LONG AN MÔN: ĐỊA LÍ (BẢNG A) Ngày thi: 23/10/2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án gồm 4 câu 4 trang) Nếu thí sinh làm theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm vẫn cho điểm tương đương. CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I 4,0 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông : 2,0 Nước sông nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào các nhân tố sau : - Chế độ mưa, băng tuyết nước ngầm : 0,25 + Ở vùng xích đạo, ôn đới có lượng mưa lớn nên sông có lưu lượng lớn, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa ở nơi đó. 0,25 + Miền ôn đới lạnh miền núi cao, băng tuyết là nguồn cung cấp nước cho sông. Vì vậy, khi mùa xuân đến, nhiệt độ ấm lên, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nên lưu lượng lớn mùa xuân là mùa lũ của sông. 0,25 + Vùng đất đá thấm nhiều nước, nguồn tiếp nước sông chủ yếu là nước ngầm. 0,25 - Địa thế, thực vật hồ đầm : 0,25 + Địa thế : độ dốc của địa hình ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy : ở miền núi sông chảy nhanh hơn đồng bằng. 0,25 + Thực vật : giúp điều hòa dòng chảy : lượng nước mưa được thực vật giữ lại ở tán cây, các rễ cây càn dòng chảy trên mặt đất một phần nước thấm vào đất tạo ra các mạch nước ngầm. 0,25 + Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông : khi nước sông dâng lên, môt phần chảy vào hồ, đầm ; khi nước sông xuống thì nước ở hồ, đầm chảy ra sông. 0,25 2 Bảng số liệu về lưu lượng nước ở sông Hồng : 2,0 a. Tính lưu lượng nước trung bình của sông Hồng, mùa lũ, mùa cạn : 0,75 Lưu lượng nước trung bình năm : 3632,5 m 3 /s 0,25 Lưu lượng nước trung bình mùa lũ : tháng 6,7,8,9,10 : 6547,2 m 3 /s 0,25 Lưu lượng nước trung bình mùa cạn : 12, 1, 2, 3, 4 : 1229,8 m 3 /s 0,25 b. Phân tích chế độ nước sông Hồng : 1,25 - Chế độ nước sông Hồng thất thường, không đều ở các tháng trong năm (tháng thấp nhất là tháng 3 : 914 m 3 /s, tháng cao nhất là tháng 8 : 9246 m 3 /s) 0,5 - Sông Hồng có chế độ nước đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 0,25 + Mùa lũ trùng với mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, lưu lượng nước tập trung 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. 0,25 + Mùa cạn trùng với mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lưu lượng chỉ chiếm 14% lưu lượng dòng chảy cả năm. 0,25 II 5,0 1 3,0 a. Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước năm 2004 : (đơn vị : %) 1,25 Nước Hoa Kỳ Nhật Bản Trung Quốc Liên Bang Nga Xin-ga-po Xuất khẩu 34,9 55,4 50,7 65,9 52,3 Nhập khẩu 65,1 44,6 49,3 34,1 47,7 b. Nhận xét so sánh cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước : 1,0 - Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước có sự chênh lệnh : 0,25 + Hoa Kỳ : là nước nhập siêu (cơ cấu giá trị hàng hóa xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu 30,2%) 0,25 + Các nước còn lại có cơ cấu giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (Nhật Bản : 10.8% ; Trung Quốc : 1,4% ; Liên Bang Nga : 31,8% ; Xin-ga-po : 4,6%) 0,5 c. Tình trạng nhập siêu kéo dài sẽ bất lợi cho nền kinh tế : 0,75 - Nhập siêu kéo dài dẫn đến mất cân đối trong kim ngạch xuất nhập khẩu (giá trị xuất khẩu luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu), ngoại thương chậm phát triển, 0,25 - Nợ nước ngoài ngày càng cao, lạm phát tăng, nền kinh tế đất nước có nguy cơ bị tụt hậu 0,25 - Tình trạng thất nghiệp ngày càng cao, mức sống nguời dân ngày càng giảm, . 0,25 2 Đặc điểm địa lí cây lương thực. Giải thích. 2,0 *Đặc điểm : 0,75 - Cung cấp tinh bột cho người một phần cho chăn nuôi. 0,25 - Biên độ sinh thái rộng. 0,25 - Được trồng hầu như khắp mọi nơi có người ở (trừ vùng quá khắc nghiệt.) 0,25 *Giải thich : 1,25 - Lúa mì : là cây lương thực của miền cận nhiệt ôn đới, ưa khí hậu ấm khô. Được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, . 0,5 - Lúa gạo : là cây lương thực của miến nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm, nước ngâm chân. Được trồng nhiều nhất ở vùng Châu Á gió mùa. 0,5 - Ngô : là cây nhiệt đới, nay được trồng nhiều ở miền cận nhiệt. Trồng nhiều nhất ở Hoa Kỳ (2/5 sản lượng), Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Pháp, . 0,25 III 5,0 1 Những điều kiện thuận lợi khó khăn của vị trí địa điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế : 2,5 *Thuận lợi : IV - Quần đảo gồm 4 đảo lớn hàng nghìn đảo nhỏ, quanh vùng biển có dòng biển nóng lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn với nhiều loại cá, hải sản có giá trị xuất khẩu cao. 0,5 - Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa tương đối cao, trung bình 1800mm/năm (có nơi 4000mm) ; phía Nam có khí hậu cận nhiệt thuận lợi đa dạng sản phẩm nông nghiệp. 0,5 - Thiên nhiên đa dạng, mùa đông kéo dài có tuyết rơi, cảnh quang đẹp tạo điều kiện thu hút khách du lịch. 0,5 *Khó khăn : - Địa hình chủ yếu là đồi núi, ít đồng bằng nên khó khăn cho việc giao thông phát triển nông nghiệp , 0,25 - Đây là vùng chịu nhiều thiên tai : động đất, núi lửa, sóng thần, mưa to, bão, . 0,25 - Có mùa đông kéo dài, lạnh, mùa hạ nóng ảnh hưởng lớn đến sản xuất sinh hoạt. 0,25 - Nghèo khoáng sản (chỉ có than đá trữ lượng không lớn). 0,25 2 Chứng minh : Hoa Kỳ đất nước của những người nhập cư : 2,5 - Hoa Kỳ có quy mô dân số đông 296,5 triệu người (2005) tăng nhanh, chủ yếu do luồng nhập cư qua nhiều thời kỳ. Số người nhập cư đa số là người Châu Âu, Châu Phi, tiếp đến Mỹ La tinh, Châu Á Ca-na-da, . 0,5 - Dân nhập cư đem lại cho Hoa Kỳ nguồn tri thức, vốn lực lượng lao đông lớn. Nhờ vậy Hoa Kỳ tiết kiệm được chi phí đào tạo nuôi dưỡng rất lớn. 0,5 - Dân cư Hoa Kỳ đa dạng vể chủng tộc : + Dân cư có nguồn gốc Châu Âu chiếm 83% dân số. Đây là nhóm người nắm hết quyền lợi chính trị, kinh tế. Mức sống trung bình của người da trắng thường cao hơn người da màu. 0,5 + Dân cư có nguồn gốc Châu Phi khoảng 33 triệu người. Họ sống chủ yếu ở các bang miền Nam, làm các công việc như khai thác hầm mỏ, nông nghiệp. 0,5 + Dân cư có nguồn gốc Châu Á Mỹ La tinh cũng tăng nhanh, chiếm khoảng 6% dân số. 0,25 + Người Anhđiêng bản địa chỉ còn 3 triệu người, sống chủ yếu ở vùng núi cao phía Tây với nghề săn bắn, trồng trọt. 0,25 6,0 1 3,0 a. Nêu các cao nguyên của vùng núi Trường Sơn Nam : 1,0 - Cao nguyên : KonTum, Pleiku, ĐăkLăk, MơNông, Lâm Viên, Di Linh (thiếu mỗi cao nguyên trừ 0,25 điêm) b. Có nhận xét: Việt Nam là đất nước có nhiều đồi núi vì : 2,0 - Khu vực đồi núi bắt đầu từ biên giới phía Bắc, tiếp tục ở hầu hết biên giới phía Tây, rồi ăn ra sát biển ở Nam Trung Bộ cực Nam Trung Bộ, tạo thành nền tảng cho lãnh thổ nước ta. 0,5 - Toàn lãnh thổ có tới 85% diện tích đồi núi ở độ cao dưới 1000m ; từ 1000-2000m chiếm 15% ; trên 2000m chiếm 1% 0,5 Điều này cho thấy nước ta là đất nước có nhiều đồi núi (3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. 0,5 - Đồng bằng chỉ chiếm ¼ lãnh thổ, đây là những vùng có địa hình thấp, phẳng (đồng bằng sông Hồng đồng bằng sông Cửu Long), còn dải đồng bằng ven biển miền Trung bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. 0,5 2 Chứng minh Việt Nam là quốc gia có tính biển sâu sắc thể hiện qua khí hậu, địa hình : 3.0 - Việt Nam được biển Đông bao bọc ở phía Đông Đông Nam. 0,25 - Biển Đông là vùng biển rộng trên 1 triệu km 2 . 0,25 - Là một biển nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa, được thể hiện rõ nhất ở nhiệt độ nước biển, dòng hải lưu thành phân loài sinh vật biển. 0,25 - Biển Đông là biển tương đối kín. Hình dạng biển tạo nên tính khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu sự chi phối của gió mùa. 0,25 - Tính chất nhiệt đới gió mùa tính khép kín là hai đặc điểm cơ bản nhất của biển Đông nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên nước ta. 0,25 *Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu : - Nhờ biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương điều hòa hơn. 0,25 - Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%. 0,25 - Biển Đông đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn 0,25 - Biển Đông làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh mùa đông dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. 0,25 - Biển Đông làm biến tính các khối khí đi ngang qua biển vào nước ta. 0,25 *Ảnh hưởng của biển Đông với địa hình : - Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng : vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát, đầm phá, cồn cát, vịnh nước sâu, các đảo ven bờ rạn san hô, . Có giá trị về kinh tế biển : xây dựng cảng, khai thác nuôi trồng thủy sản, du lịch, . 0,5 -------- Hết-------- . khẩu cao. 0,5 - N m trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió m a, lượng m a tương đối cao, trung bình 1800mm/n m (có nơi 4000mm) ; phía Nam có khí hậu cận. gió m a. 0,25 + M a lũ trùng với m a m a từ tháng 6 đến tháng 10, lưu lượng nước tập trung 75% lưu lượng dòng chảy cả n m. 0,25 + M a cạn trùng với m a

Ngày đăng: 28/08/2013, 15:11

Hình ảnh liên quan

LONG AN MÔN: ĐỊA LÍ (BẢNG A) - ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 NĂM 2012 MÔN ĐỊA LÝ - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
LONG AN MÔN: ĐỊA LÍ (BẢNG A) Xem tại trang 2 của tài liệu.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi, ít đồng bằng nên khó khăn cho việc giao thông và phát triển nông nghiệp , - ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 NĂM 2012 MÔN ĐỊA LÝ - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

a.

hình chủ yếu là đồi núi, ít đồng bằng nên khó khăn cho việc giao thông và phát triển nông nghiệp , Xem tại trang 4 của tài liệu.
- Biển Đông là biển tương đối kín. Hình dạng biển tạo nên tính khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu sự chi phối của gió mùa. - ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 NĂM 2012 MÔN ĐỊA LÝ - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

i.

ển Đông là biển tương đối kín. Hình dạng biển tạo nên tính khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu sự chi phối của gió mùa Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan