1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TỤ BÙ HẠ THẾ

45 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Khi chọn thiết bị đóng cắt cho tụ điện phải chọn thiết bị có dòng điện chịu được tối thiểu là 1,43 Iđm của tổ tụ điện Điều 8.. Trong trường hợp cần kiểm tra đột xuất các tổ tụ điện, sau

Trang 1

SỬA CHỮA TỤ BÙ HẠ THẾ

1 THEO DÕI SỬA ĐỔI

Trang 2

SỬA ĐỔI BAN HÀNH

Trang 3

TT NƠI PHÂN PHỐI TÀI LIỆU PHÂN PHỐI SỐ BẢN

Trang 4

CHƯƠNG I QUI ĐỊNH CHUNG 4

PH L C IỤ LỤC I Ụ LỤC I

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, VẬN HÀNH MỘTSỐ LOẠI TỤ ĐANG ĐƯỢC LẮP ĐẶT TRÊN LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ

16

PH L C IIỤ LỤC I Ụ LỤC I MẪU PHIẾU KIỂM TRA 42

CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Đối tượng áp dụng.

1 Trưởng, Phó phòng phòng Kỹ thuật Công ty;

Trang 5

2 Cán bộ, chuyên viên phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực Sơn La;

3 Cán bộ, chuyên viên phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Sơn La;

4 Cán bộ, chuyên viên phòng Giám sát điện năng Công ty Điện lực SơnLa;

5 Cán bộ, chuyên viên phòng An toàn Công ty Điện lực Sơn La;

6 Giám đốc, Phó Giám đốc, trưởng phòng KH-KT-AT, trưởng phòng Kinhdoanh tổng hợp các Điện lực trực thuộc;

7 Quản đốc, Phó Quản đốc Phân xưởng XDSC& thí nghiệm;

8 Đội trưởng đội SXKD, tổ trưởng tổ sản xuất các Điện lực;

9 Trực vận hành Điện lực & các cá nhân trực tiếp liên quan đến công tácQLVH và kinh doanh tại các Điện lực trực thuộc;

10 Công nhân đội thí nghiệm Phân xưởng XDSC& thí nghiệm;

11 Công nhân đội xây lắp Phân xưởng XDSC& thí nghiệm;

Điều 2 Giải thích từ ngữ

Công ty Công ty Điện lực Sơn La

Tổng Công ty Tổng Công ty Điện lực miền Bắc

CDPT Cầu dao phụ tải

TI Máy biến dòng điện

CC Cầu chì hạ thế

Trang 6

Gz500 Chống sét van hạ thế

TB Tụ bù hạ thế

Điều 3 Tài liệu viện dẫn

1- Quyết định số: 420 /QĐ-PCSL ngày 01/06/2015 của Công ty Điện lực

Sơn la về v/v Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ và phân xưởng trực thuộc Công ty Điện lực Sơn La.

2- Quy định thời hạn, hạng mục, khối lượng thí nghiệm định kỳ cho thiết

bị nhất thứ ban hành kèm theo công văn số 3075/CV-EVN-KTLĐ ngày 14

tháng 7 năm 2003 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện

4- Quy phạm trang bị điện phần 2 Hệ thống đường dẫn điện kèm theo

Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/07/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là

Bộ Công thương)

5- Quy trình an toàn điện ban hành kèm theo Quyết định số

1157/QĐ-EVN ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

CHƯƠNG II CÁC YÊU CẦU VỀ THIÉT KẾ LẮP ĐẶT TỤ

Trang 7

Điều 4 Các tổ tụ có dung lượng lớn hơn 1500kVAr thì phải dùng máy cắt

hạ thế Các tổ tụ có dung lượng nhỏ hơn 1500kVAr thì dùng áp tô mát để bảovệ

Điều 5 Các tổ tụ lắp trên đường dây hạ thế 0,4kV cần phải lắp đặt theo

trình tự sau:

1 Đối với tụ bù tĩnh một cấp bù cố định:

a) Dùng áp tô mát hoặc máy cắt để bảo vệ

b) Tổ tụ điện đóng cố định

c) Ngoài ra còn có thiết bị bảo vệ quá điện áp dùng chống sét van hạ thế(Gz500)

2 Đối với tụ bù tĩnh một cấp bù có rơ le thời gian:

a) Dùng áp tô mát để bảo vệ

b) Tổ tụ điện có rơ le thời gian điều khiển

c) Ngoài ra còn có thiết bị bảo vệ quá điện áp dùng chống sét van hạ thế(Gz500)

3 Đối với tụ điện tĩnh đa cấp bù tự động:

- Dùng áp tô mát hoặc máy cắt tổng để bảo vệ

- Các khởi động từ đóng cắt được điều khiển bởi rơ le điều khiển

- Các áp tô mát bảo vệ cho từng nhóm tụ

- Các nhóm tụ điện

- Ngoài ra còn có thiết bị bảo vệ quá điện áp (dùng chống sét van), cácđèn LED hiển thị, công tắc chuyển mạch điện áp, cầu chì bảo vệ

Điều 6 Khi lắp đặt cần chú ý tới đấu nối đầu cực bình tụ, vấn đề tiếp địa

nhóm bình tụ điện thật chắc chắn với hệ thống tiếp địa trạm hoặc tiếp địa cột

Điều 7 Khi chọn thiết bị đóng cắt cho tụ điện phải chọn thiết bị có dòng

điện chịu được tối thiểu là 1,43 Iđm của tổ tụ điện

Điều 8 Khoảng cách giữa 2 bình tụ và khoảng cách giữa bình tụ với các

thiết bị khác phải theo quy phạm hiện hành

Điều 9 Phần nối vào 2 cực của tụ điện là dây đồng mềm có tiết diện phù

hợp Mục đích để 2 đầu sứ xuyên của tụ không bị ứng lực lớn khi lắp dây cứng

Trang 8

hoặc các biến động cơ điện khác Ứng lực này có thể gây rò rỉ dầu hoặc hỏngđầu sứ

Điều 10 Khi đặt bộ tụ điện vào tủ phải xiết chặt tụ vào giá đỡ bằng bu

lông Bắt tiếp địa tụ vào hệ thống tiếp địa chung của trạm hoặc cột điện

Điều 11 Khi đặt bộ tụ điện trong nhà hay ngoài trời cần phải có tủ bảo vệ

theo theo quy phạm hiện hành và đảm bảo thông gió cho tụ tốt

Điều 12 Khi vận chuyển tụ điện không được để va chạm vào sứ cách

điện Phải cố định các bình tụ không để xô lệch, va chạm gây méo, móp vỏ tụlàm ảnh hưởng đến cách điện của tụ điện

CHƯƠNG III NGHIỆM THU VÀ ĐƯA TỤ ĐIỆN VÀO VẬN HÀNH

Điều 13 Kiểm tra trước khi đưa tụ mới vào vận hành

1 Kiểm tra thử nghiệm tụ

- Kiểm tra thiết bị ở mạch nhất thứ

- Kiểm tra mạch đầu nhị thứ và mạch đấu nội bộ tủ

- Kiểm tra hệ thống nối đất

- Đo điện trở cách điện của tụ điện với vỏ

- Kiểm tra các thiết bị đóng cắt phải tốt, đảm bảo sẵn sàng làm việc

- Trong khi kiểm tra thiết bị cần chú ý đấu chập mạch các cực tụ điện vànối với hệ thống tiếp địa Phải tuyệt đối giữ đúng khoảng cách an toàn vớinhững phần đang mang điện xung quanh Sau khi kiểm tra xong phải gỡ tiếp địa

và gỡ dây nối ngắn mạch tụ điện ra

2 Đối với tủ tụ bù có điều khiển tự động cần kiểm tra thêm

- Thông số cài đặt cho rơ le điều khiển

- Số lượng các máy biến dòng điện được cấp kèm theo tủ

Trang 9

- Tỷ số biến các máy biến dòng lấy tín hiệu phải phù hợp với dòng điệnphụ tải Nếu tỷ số biến quá cao so với dòng điện thực sẽ hoạt động không đảmbảo, nếu tỷ số biến quá thấp sẽ bù không chính xác, giảm hiệu quả của việc bù.

3 Kiểm tra chất lượng lắp đặt của công trình, thao tác thử không điện các

trang bị thao tác

- Kiểm tra tiếp địa của tụ điện

4 Kiểm tra các văn bản pháp lý liên quan

- Biên bản thí nghiệm tụ trước và sau khi lắp đặt

- Biên bản thí nghiệm các áp tô mát, khởi động từ, rơ le điều khiển, rơ lethời gian…

- Trị số điện trở tiếp địa tại vị trí lắp đặt tụ

- Các tài liệu xuất sứ của nhà chế tạo

- Tài liệu chứng nhận kiểm định các máy biến dòng

Điều 14 Sau khi kiểm tra các biên bản nghiệm thu, biên bản thí nghiệm,

các tiêu chuẩn đạt yêu cầu mới được phép đóng tụ điện vào vận hành

Điều 15 Trình tự đưa bộ tụ điện trên đường dây hạ thế vào làm việc.

Sau khi đã kiểm tra các thiết bị, tụ điện đảm bảo sẵn sàng làm việc thìthực hiện các bước sau:

1 Điều kiện an toàn:

- Người thao tác và người giám sát phải nắm vững bản quy trình này

- Phải có phiếu thao tác và trang bị đầy đủ an toàn khi thao tác các thiết bịngoài trời và trên cột điện Phải tuyệt đối tuân thủ theo Quy trình An toàn điệnhiện hành

2 Trình tự thao tác:

* Trường hợp khi đường dây hạ thế không có điện:

- Báo cáo trực ca vận hành Điện lực và lãnh đạo đơn vị về kết quả kiểmtra tụ và các thiết bị liên quan khác Sau khi đã có ý kiến của trực ca vận hànhĐiện lực cho phép thao tác thì:

+ Đóng áp tô mát bảo vệ tụ điện

+ Báo cáo trực ca vận hành Điện lực và lãnh đạo Điện lực đã thực hiệnthao tác đóng áp tô mát của bộ tụ

Trang 10

* Trường hợp khi đường dây hạ thế đang có điện:

- Kiểm tra các thông số dòng điện, điện áp của đường dây hạ thế sau cácđiểm lắp đặt tụ

- Báo cáo trực ca vận hành Điện lực và lãnh đạo đơn vị cho phép đóng áp

tô mát tổng tại tủ Sau khi đã có ý kiến của trực ca vận hành Điện lực cho phépđóng điện thì:

+ Thao tác đóng áp tô mát tổng tại tủ tụ bù

+ Đóng áp tô mát của các nhóm tụ điện

+ Kiểm tra điện áp và dòng điện tại tủ tụ bù

+ Kiểm tra các khởi động từ

+ Kiểm tra các tín hiệu và thông số trên rơ le điều khiển (đối với nhóm tụ

tự động có rơ le điều khiển)

+ Báo cáo trực ca vận hành Điện lực và lãnh đạo Điện lực đã thực hiệnthao tác đóng điện tốt bộ tụ đưa vào vận hành

CHƯƠNG IV QUẢN LÝ VẬN HÀNH TỤ

Điều 16 Không được phép đóng tụ điện trở lại lưới điện khi điện áp trên

điện cực của tụ điện lớn hơn 50V so với định mức

Ví dụ: tụ có ghi điện áp định mức là 0,4kV (hoặc 400V) thì khi kiểm trađiện áp lưới là 0,45kV (hoặc 450V) thì không được phép đóng tụ điện vào lưới

Điều 17 Khi muốn cắt áp tô mát tổng của trạm thì phải cắt áp tô mát của

tụ bù trước rồi mới thao tác cắt nguồn, việc đóng tủ tụ bù được thực hiện ngượclại

Việc cắt điện các trạm biến áp có các bộ tụ bù đấu nối vào đường dây hạthế phải tuân thủ theo quy định sau đây:

- Phải cắt các bộ tụ điện ra khỏi đường dây bằng áp tô mát trước khi tiếnhành cắt điện máy biến áp

- Tuyệt đối không được cắt điện máy biến áp đang vận hành có tụ điện nốivào lưới hạ thế bằng cầu chì tự rơi

Trang 11

Điều 18 Thông số cài đặt cho các tủ bù tự động: thời gian đóng vào lưới

của 02 bộ tụ liền kề phải được đặt tối thiểu 30s (tối đa có thể đặt 60s) Nghiêmcấm đóng liên tục các bộ tụ Thời gian cắt không quy định có thể cắt đồng loạtcác bộ tụ

Điều 19 Tụ điện được chế tạo với điện áp làm việc là 1,05 Uđm so với

điện áp danh định của mạng Khi làm việc thực tế, nếu điện áp làm việc tăngtrên 1,1Uđm thì việc vận hành tụ sẽ không đảm bảo an toàn cho bộ tụ Khi nàyphải cắt tụ điện ra khỏi mạng điện nếu không tụ sẽ bị phình và có thể gây nổbình tụ

Điều 20 Không cho phép thao tác cắt tổ tụ ra khỏi vận hành ròi lại đóng

lại ngay tụ vào vận hành Sau khi cắt tụ ra 30 phút sau mới được đóng tụ vậnhành trở lại

Điều 21 Trước khi tiến hành công việc trên đường dây hạ thế có lắp đặt

1 Gỡ tiếp địa và gỡ đầu đấu chập mạch 2 đầu cực của tụ điện

2 Tiến hành thao tác đóng tụ vào vận hành tuân thủ theo điều 25 của quytrình này

Điều 23 Muốn đưa các tổ tụ ra khỏi vận hành trình tự thao tác như sau:

1 Báo cáo lãnh đạo Điện lực, trực ca vận hành Điện lực cho cắt nhóm tụmuốn tách ra

2 Cắt các áp tô mát cấp cho các bình tụ

3 Cắt áp tô mát tổng của tủ tụ bù

4 Chờ khoảng 05 phút sau khi cắt tụ ra mới làm các biện pháp an toànchập mạch các đầu cực của tụ, tiếp địa cực tụ chắc chắn sau đó mới tiến hànhcác công việc trên tụ

Trang 12

Điều 24 Trong trường hợp cần kiểm tra đột xuất các tổ tụ điện, sau khi thao tác cắt điện các tổ tụ điện như điều 33 của quy trình này phải làm các biện

pháp an toàn mới được vào làm việc ở tụ điện và các thiết bị liên quan

Điều 25 Tuyệt đối không được dùng cầu dao cách ly thường thay thế áp

tô mát cắt mạch của tụ điện

Điều 26 Tại các đơn vị quản lý vận hành phải có đầy đủ các tài liệu sau:

4 Lý lịch bộ tụ bù do đơn vị quản lý vận hành tự lập trình cấp có thẩmquyền phê duyệt Lý lịch tủ tụ bù phải thể hiện đầy đủ các thông số như sau:

Rơ le điều khiển: Kiểu ; Nước sản xuất: ; Điện áp:

Khởi động từ: Kiểu ; Nước sản xuất: ; Điện áp:

Mức chịu đựng điện áp xung giữa các cực tụ: (kV)

Mức chịu đựng điện áp xung giữa cực tụ với đất: (kV)

Mức chịu đựng điện áp tần số công nghiệp giữa các cực tụ: (kV)Nơi đặt (**): Trong nhà hay ngoài trời

Vỏ tụ: Thép không gỉ và phải nối đất

Cấp chịu nhiệt độ môi trường:

Tổn thất công suất: W/kvar

Trang 13

Năm sản suất:

Điều 27 Hàng tuần nhân viên vận hành phải đi kiểm tra các vị trí có lắp

tụ điện Nếu phát hiện có bình tụ nào có hiện tượng như phồng, chảy dầu thìphải loại ra khỏi vận hành và báo cáo lãnh đạo đơn vị

Điều 28 Khi phát hiện một trong các trường hợp sau đây cần báo cáo trực

ban vận hành Điện lực

1 Cầu chì hạ thế bảo vệ bộ tụ tác động

2 Bình tụ bị chảy dầu hay phồng rộp

3 Các sứ bị phóng điện bề mặt hoặc vỡ

4 Khởi động từ bị kẹt, cháy

Điều 29 Tham khảo mức quá điện áp của tụ theo tiêu chuẩn IEC 871-1-2

thí điện áp của tụ chịu đựng được như sau:

1 Quá điện áp tần số công nghiệp: 1,1 Uđm: 12 giờ/ngày

2 Quá điện áp tần số công nghiệp: 1,15 Uđm: 30 phút/ngày

Điều 30 Bộ tụ điện là thiết bị điện nên các đơn vị quản lý vận hành phải

lập sổ theo dõi trong quá trình vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra và báo cáo cấptrên như các thiết bị khác

CHƯƠNG V HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, VẬN HÀNH

VÀ BẢO DƯỠNG TỤ BÙ HẠ THẾ

Điều 31 Khi có bình tụ điện bị chảy dầu cần phải xử lý tách bình tụ bị

chảy dầu ra khỏi vận hành, làm các biện pháp an toàn để vào làm việc ở tụ điện

Trang 14

và tìm các biện pháp khắc phục chảy dầu (nếu có thể) Sau khi khắc phục xonghiện tượng bất thường của tụ điện Nếu tốt lại đưa tụ điện vào vận hành nhưngcần phải tìm ra nguyên nhân chảy dầu hoặc các hiện tượng bất thường khác.

Điều 32 Khi có sự cố ngắn mạch xảy ra ở các tổ tụ điện cần phải:

1 Kiểm tra vỏ bình tụ điện, cầu chì, khởi động từ và các đầu tiếp xúc

2 Nếu không có biểu hiện gì ở bên ngoài tụ thì phải đo điện dung củatừng bình tụ bằng điện dung kế, đo điện trở cách điện giữa các đầu cực với đất

3 Thử điện áp tăng cao cho các bình tụ (nếu thấy cần thiết)

Điều 33 Mỗi năm một lần tách hệ thông tủ tụ bù ra khỏi vận hành làm

công tác tiểu tu Nội dung tiểu tu bao gồm:

1 Xử lý các khiếm khuyết phát hiện được trong vận hành

2 Vệ sinh công nghiệp, kiểm tra các bình tụ, xiết chặt các êcu đầu cực, bulông bắt tụ với giá đỡ, nếu tụ có hiện tượng chảy dầu tì loại bình tụ ra và tìmnguyên nhân chảy dầu và xử lý Nếu bình tụ bị phồng to thì phải thay thế bình tụkhác Nếu bình tụ bị chóc sơn thì thực hiện sơn lại các bình tụ

3 Thí nghiệm các thông số của bình tụ

4 Kiểm tra các thiết bị liên quan với các bình tụ như cầu dao, cầu chì, rơ

le điều khiển, khởi động từ, các mối nối tiếp xúc, hệ thống tiếp địa, chống sét

Điều 34 Mạch điều khiển tụ bù bị hỏng tiến hành kiểm tra nguyên nhân

có thể dẫn tới bị hư hỏng:

- Kiểm tra xem có phải do côn trùng chui vào cắn đứt dây của mạch điềukhiển

- Do bụi bẩn, mạng nhện, côn trùng bò vắt ngang các đầu vào và ra của rơ

le điều khiển gây ngắn mạch pha làm hỏng mạch điều khiển có nguyên nhân từviệc không kiểm tra vệ sinh công nghiệp tủ và không bịt các lỗ hổng trong tủ

Điều 35 Đứt dây cầu chì bảo vệ làm cho mạch điều khiển không hoạt

động: khi phụ tải thường xuyên thay đổi, tụ bù sẽ đóng cắt liên tục dễ làm đứtcầu chì bảo vệ mạch điều khiển Đây là trường hợp thường xảy ra nhất, khi cầuchì bị đứt đèn gắn trên cầu chì không sáng

Để khắc phục phải thường xuyên kiểm tra ít nhất một tháng một lần Khiphát hiện thấy cầu chì bị đứt phải thay thế cầu chì khác tương đương Thường sửdụng cầu chì ống có Iđm = 5A

Trang 15

Điều 36 Hỏng tiếp điểm của khởi động từ: có hệ số Cos của phụ tải thay

đổi thường xuyên nên các khởi động từ cũng thường xuyên đóng và cắt theolệnh của rơ le điều khiển làm các tiếp điểm của khởi động từ dẽ bị cháy và dínhlại với nhau Nếu xảy ra trường hợp này khi điều khiển đóng khởi động từ sẽphát ra tiếng kêu lớn hơn bình thường, khi phát hiện cần khắc phục bằng cách côlập tủ tụ bù, xả tụ và thay khởi động từ mới

Điều 37 Hỏng tụ bù: Do bụi bẩn, mạng nhện, côn trùng bò vắt ngang gây

ngắn mạch giữa các pha làm hỏng tụ bù

Điều 38 Công suất và tuổi thọ của các bình tụ đều suy giảm nhanh do vận

hành thường xuyên: mỗi tổ tụ bù thường gồm nhiều bình tụ ghép lại với nhautrong đó có một số tụ thường xuyên đóng gọi là tụ nền, số còn lại được điềukhiển tự động đóng vào hay cắt ra tuỳ theo phụ tải cao hay thấp Khi phụ tảihoạt động, phần bù nền có tác dụng giữ cho hệ số Cos ổn định đồng thời giảmbớt số lần đóng cắt của khởi động từ Tuy nhiên khi phụ tải không hoạt độngphần bù nền vẫn còn hoạt động sẽ gây quá bù và làm tăng tổn thất điện năngđồng thời làm giảm tuổi thọ của bản thân tụ bù Vì vậy khi ngừng hoạt động củacác thiết bị sản xuất chính phải cắt tụ bù ra để vừa giảm được tổn thất điện năngvừa nâng cao tuổi thọ cho tụ bù

Điều 39 Khi tụ bù không hoạt động có thể do chưa đóng các áp tô mát

trong tủ tụ bù hoặc chưa nhấn nút khởi động từ (nếu đặt chế độ điều khiển bằngtay) hoặc chưa đấu dây trung tính của lưới vào vỏ tụ bù Do đó phải kiểm tra các

áp tô mát và luôn đặt nó ở vị trí "ĐÓNG" khởi động từ khi làm việc ở chế độđóng bằng tay thì dây trung tính của lưới phải nối vào vỏ tụ bù

CHƯƠNG VI NHỮNG HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG TRONG VẬN HÀNH

Điều 40 Trong vận hành khi kiểm tra phát hiện bình tụ điện bị chảy dầu

cần nhanh chóng tách bình tụ ra khỏi vận hành và báo cấp trên để xử lý Việctách bình tụ ra khỏi vận hành phải thực hiện như điều 39 của quy trình này

Trang 16

Điều 41 Trong vận hành bình thường cho phép tụ điện bị phình ra tới

khoảng 115% chiều dầy của bình tụ Nếu phình quá 130% chiều dầy tụ phải táchbình tụ ra khỏi vận hành và báo cáo cấp trên để xử lý

Điều 42 Khi nhiệt độ môi trường xung quanh cao quá 40 độ C phải có

biện pháp cưỡng bức làm giảm nhiệt độ, nếu không có biện pháp làm giảm nhiệt

độ hoặc có biện pháp nhưng nhiệt độ không suy giảm thì phải tách tổ tụ ra khỏivận hành

Điều 43 Các bộ tụ điện được vận hành với nhiệt độ môi trường sau:

Đối với tụ điện đặt ngoài trời (theo tiêu chuẩn VDE: 0560 và IEC 871-1)

Đối với tụ điện đặt trong nhà (theo tiêu chuẩn VDE: 0560 phần 4-4a)

Cấp nhiệt độ Nhiệt độ môi trường tối đa cho phép (0C)

PHỤ LỤC I:

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, VẬN HÀNH MỘT SỐ LOẠI TỤ

ĐANG ĐƯỢC LẮP ĐẶT TRÊN LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ.

I Tụ bù động sử dụng Rơ le thời gian TB 118E7:

1 Cấu tạo cơ bản của tủ tụ bù: mỗi tủ tụ bù điều khiển theo thời gian cơ bản bao gồm các bộ phận chính: 01 ATM tổng của bộ tụ; 01 Rơle thời gian TB118KE7 điều khiển cho 01 bụ bù;)

Trang 17

2 Bộ Rơle thời gian TB118KE7:

- Rơle thời gian TB118KE7cho phép chỉnh định thời gian 24h có 03khoảng đặt thời gian và 01 đường out ra điều khiển, nguồn dự phòng cho bộRơle là pin 300g tự sạc được gắn kèm

- Điện áp nguồn nuôi cho Rơle vận hành ở dải từ 220-240V AC

- Mỗi bộ Rơle thời gian đi kèm với 03 bộ jum đặt khoảng thời gian điềukhiển cho phép người sử dụng (NSD) có thể cài đặt đến 03 khoảng thời giangian đóng cắt tụ theo ý muốn

3 Các bước cài đặt cho Role thời gian TB118KE7:

Bước 1: Điều chỉnh thời gian về thời gian thực bằng cách xoay đĩa quay

thời gian theo chiều kim đồng hồ sao cho dấu mũi tên trên mặt đĩa quay chỉđúng với thời gian thực

Bước 02: Đặt ngưỡng thời gian tác động cho Role bằng cách gắn các jum

vào các rãnh định thời gian tương ứng trên đĩa quay Jum màu đỏ đặt thời gianđóng bộ tụ, Jum màu trắng đặt thời gian cắt bộ tụ (có thể đặt tối đa 03 ngưỡngthời gian cho mỗi bộ rơle trong 1 ngày (24h))

Bước 03: Kiểm tra và điều chỉnh nút trạng thái: sau khi đặt các ngưỡng

thời gian tiến hành kiểm tra lại trạng thái, nếu hiện tại đang ở trong ngưỡng thờigian điều khiển đóng bộ tụ thì kiểm tra và đặt nút trạng thái ở vị trí đóng (nằmngang), nếu đang ở trong ngưỡng thời gian cẳt bộ tụ thì đặt nút trạng thái ở vị trícắt (thẳng đứng),

Sau khi đặt đúng Rơle sẽ tự chuyển trạng thái tương ứng khi vận hành

*Lưu ý: muốn cho bộ tụ đóng liên tục, người sử dụng tiến hành rút hểt các

Jum điều khiển ngưỡng đóng cắt khỏi đĩa quay thời gian và chỉnh nút trạng thái

ở vị trí đóng (tương tự như vậy khi cho bộ tụ cắt liên tục)

Trang 18

Giao diện của Role thời gian TB118KE7

Bước 04: Kiểm tra lại sơ đồ đấu dây và các cài đặt đã đúng thì tiến hành

cấp nguồn cho tủ tụ bù bằng cách đóng ATM tổng của bộ tụ

- Với các tủ có lắp đặt cảm biến nhiệt TS1 thì người sử dụng tiến hànhxoay núm điều chỉnh đặt ở nhiệt độ 450C, khi nhiệt độ trong tủ tụ bù >450C cảmbiến nhiệt sẽ đóng khởi động quạt làm mát đến khi nhiệt độ trong tủ giảm xuốngdưới nhiệt độ đặt (450C)

4 Theo dõi vận hành tụ: sau khi đưa bộ tụ vào vận hành cần tiến hành theo dõi

quá trình làm việc của bộ tụ

+ Kiểm tra tình trạng hoạt động của bộ tụ có hoạt động đúng với cácngưỡng thời gian đã cài đặt hay không

+ Kiểm tra điện áp tại bộ điều khiển và tại phụ tải gần nhất đảm bảo nằmtrong phạm vi đảm bảo vận hành, tránh trường hợp quá áp gây hư hỏng bộ tụ vàthiết bị của khách hàng

+ Kiểm tra hệ số cos φ sau khi bộ tụ hoạt động đảm bảo yêu cầu haykhông (người sử dụng có thể đặt 02 bộ làm việc độc lập (mỗi bộ tụ làm việctrong 01 ngưỡng thời gian) hoặc kết hợp tuỳ thuộc biểu đồ phụ tải và nhu cầu bùcủa lưới hiện trạng)

Trang 19

- Cần thường xuyên theo dõi tình hình vận hành của bộ tụ để có phương

án vận hành khai thác tối ưu hiệu quả của bộ tụ tại mỗi vị trí lắp đặt

- Qua thống kê theo dõi biểu đồ phụ tải các trạm biến áp công cộng trênlưới điện trực thuộc các Điện lực quản lý và quá trình tiến hành cài đặt Rơle thờigian của các tủ tụ bù hạ áp sau các đường dây hạ thế tại các Điện lực trong cácnăm

Các Điện lực có thể tham khảo các ngưỡng đóng cắt tụ bù điều khiểnbằng Rơle thời gian thường cài đặt như sau để khai thác hiệu quả tụ bù và đảmbảo hệ số cos φ lưới điện đảm bảo đúng quy định:

- Ngưỡng đóng Rơ le thời gian tụ lần thứ 1: Đặt Jum mầu đỏ lúc 9h30;Đặt Jum mầu trắng lúc 11h30

- Ngưỡng đóng Rơ le thời gian tụ lần thứ 2: Đặt Jum mầu đỏ lúc 13h30;

Đặt Jum mầu trắng lúc 16h00 (áp dụng với các đường dây nhiều phụ tải kinh doanh dịch vụ, sản xuất làng nghề… khu vực thành phố, thị xã, thị trấn);

- Ngưỡng đóng Rơ le thời gian tụ lần thứ 3: Đặt Jum mầu đỏ lúc 17h00;Đặt Jum trắng lúc 21h00

II BỘ TỤ BÙ TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG RƠ LE THỜI GIAN MIKRO

1 Đấu đúng sơ đồ:

- Trường hợp 1:

+ Điện áp pha cấp cho rơ le và tín hiệu dòng điện cùng 1 pha (Đối với rơ

le Mikro, SK)

Trang 20

- Trường hợp 2:

+ Tín hiệu dòng điện lấy trên 1 pha còn tín hiệu điện áp dây cấp cho rơ lelấy trên 2 pha còn lại (đối với loại rơ le SK, Mikro, REGO-Ducati)

Riêng đối với rơ le REGO có thể đấu một trong 3 sơ đồ:

+ FF-1(Biến dòng 1 pha, điện áp dây 2 pha còn lại);

+ FF2 (Biến dòng 1 pha, điện áp dây pha lắp biến dòng);

+ FF-n ( Biến dòng và điện áp pha cùng 1 pha)

Sơ đồ đấu phải được cài đặt trong rơ le, thông thường sử dụng sơ đồ FF-1

Trang 22

2 Cách khắc phục một số lỗi thường gặp:

- Rơ le REGO (Ducati) thường hay bị reset giá trị cài đặt về mặc định do

đó không đưa lệnh đi điều khiển tự động được,

mặc dù chức năng điều khiển bằng tay vẫn bình thường Khắc phục: kiểm tra vàcài đặt lại thông số vận hành phù hợp cho rơ le

- Trong quá trình lắp đặt không đấu đúng tín hiệu dòng điện và điện ápcấp cho rơ le nên không đo được giá trị cos phi Khắc phục bằng cách đấu nốilại đúng sơ đồ quy định đối với rơ le và thử tải để kiểm tra các chế độ đóng vàcắt của rơ le theo thông số cài đặt

- Điện áp cao rơ le báo quá áp Over Voltage và đưa tín hiệu đi cắt cáccông tắc tơ để bảo vệ tụ, có trường hợp rơ le tự reset các giá trị cài đặt về mặcđịnh dẫn đến chức năng làm việc không đúng so với yêu cầu

Ngày đăng: 13/04/2019, 11:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w