1.1.Tính cấp thiết của đề tài Sau quá trình thực hiện thành công đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đã có những thay đổi căn bản trong nhận thức, quan điểm về ngành y tế. Y tế được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân và thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội, và như vậy ngành y tế có đóng góp vào GDP của đất nước, đầu tư cho y tế là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển. Bệnh viện là một đơn vị kinh tế dịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung cấp dịch vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất, mà thông qua các hoạt động dịch vụ của mình để có thu nhập và tích cực hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ chính trị chiến lược về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới chỉ ra rằng đầu tư cho hoạt động sức khỏe nhân dân là trực tiếp đảm bảo nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Tham gia và hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân có sự đóng góp của nhiều tổ chức, lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân như Nhà nước, cơ sở khám chữa bệnh, các tổ chức phi lợi nhuận…Trong đó các CSYT chính là bộ phận trung tâm trực tiếp quyết định mức độ hiệu quả của công tác này. Thực tế đòi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện vừa phải đảm bảo các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Công tác tài chính và quản lý tài chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quản lý các cơ sở y tế công lập. Để tăng cường quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, các đơn vị có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng một trong những công cụ hữu hiệu nhất là kế toán. Kế toán có vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính nói chung và Bệnh viện phụ sản Hà Nội nói riêng, là công cụ quan trọng thực hiện quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế trong các đơn vị. Để phát huy vai trò quan trọng đó, vấn đề có tính chất quyết định là các đơn vị phải biết tổ chức một cách khoa học và hợp lý tổ chức kế toán của đơn vị. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính không những có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế còn vô cùng quan trọng đối với hoạt động của đơn vị. Công tác hạch toán kế toán vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, nó phát huy tác động như công cụ sắc bén, có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế xã hội phát triển như hiện nay. Do đó, tổ chức kế toán được hoàn thiện sẽ giúp cho việc quản lý các nguồn thu và các nội dung chi của các đơn vị hiệu quả hơn. Ngày 25/04/2006, Chính phủ đã ra Nghị định 16/2015/NĐ-CP về việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thu. Nghị định đã mở đường cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong việc bảo đảm cân đối tài chính của đơn vị mình. Bệnh viện phụ sản Hà Nội vốn là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thu – tự chủ tài chính một phần nghĩa là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động). Tuy nhiên kể từ ngày 01/01/2017, Bệnh viện chính thức chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính 100%, theo phân loại các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính được xếp là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính tự bảo đảm chi phí hoạt động). Đến nay bệnh viện đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và tổ chức kế toán nói riêng, bắt đầu chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính để phục vụ tốt cho sứ mệnh của mình. Tuy nhiên, trong tổ chức kế toán tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội còn gặp rất nhiều vướng mắc, hạn chế như: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đôi khi còn thụ động, chưa sáng tạo và chưa chú trọng đến việc tập huấn, hướng dẫn cho toàn thể cán bộ nhân viên làm tổ chức kế toán trong đơn vị nên trong xử lý nghiệp vụ kế toán của các nhân viên kế toán còn hạn chế, lúng túng. Chế độ chứng từ và hạch toán ban đầu nhằm thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chưa thực sự phản ánh hết các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh; chưa quy định thống nhất về phương pháp ghi chép một số chỉ tiêu trên chứng từ; Việc mở sổ chưa đầy đủ, cụ thể là các sổ chi tiết liên quan đến vật tư thuốc và giá trị hao mòn TSCĐ hay các sổ kế toán khác theo chế độ hiện… Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú anh chị trong phòng kế toán của Bệnh viện cùng với sự hướng dẫn tỉ mỉ của PGS - TS Nguyễn Thị Thu Liên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội” làm luận văn cao học. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Từ sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: * Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội. * Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính. - Nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chỉ rõ những thành tựu đạt được, những hạn chế trong tổ chức kế toán tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. - Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính hoàn toàn. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Thế nào là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính, đặc điểm của các đơn vị đó là gì? - Tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính cần đáp ứng yêu cầu gì và gồm những nội dung nào? - Thực trạng tổ chức kế toán tại bệnh viện phụ sản Hà Nội như thế nào? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện tổ chức kế toán tại bệnh viện phụ sản Hà Nội? 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2015-2017 Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực trạng tổ chức kế toán tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. 1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm lý luận về tổ chức kế toán đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính. - Về giá trị thực tiễn: Đề xuất được giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. 1.6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, trang mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính Chương 3: Phương pháp nghiên cứu đề tài Chương 4: Nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị hoàn thiện tổ chức kế toán tại bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ THU LIÊN
HÀ NỘI - NĂM 2018
Trang 3Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh An
Trang 4Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ cũng như những đóng góp vô cùng quý báu của các cá nhân và tập thể đãgiúp tôi hoàn thiện luận văn
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn ThịThu Liên, người đã giúp đỡ tận tình và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thiện luận văn này
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Viện sau đại học
và Viện Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã tận tình giúp đỡtôi hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn
Cuối cùng tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Bệnh việnphụ sản Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu liên quan đến đề tài luận văncủa tôi, giúp tôi hoàn thiện luân văn này
Trân trọng!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh An
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 4
1.6 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 5
2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 5
2.2 Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính 6
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính 6
2.2.2 Bản chất, yêu cầu, nguyên tắc của tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính 11
2.2.3 Nội dung tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 Qui trình nghiên cứu 36
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 37
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu 37
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 37
3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 39
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI 40
4.1 Tổng quan chung về bệnh viện phụ sản Hà Nội 40
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện Phụ sản Hà Nội 40
Trang 64.1.4 Cơ chế quản lý tài chính tại bệnh viện PSHN 47
4.2 Nội dung tổ chức kế toán tại bệnh viện PSHN 51
4.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại bệnh viện PSHN 51
4.2.2 Tổ chức tổ chức kế toán tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 75
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN PSHN 76
5.1 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại bệnh viện PSHN 76
5.1.1 Ưu điểm trong tổ chức kế toán tại bệnh viện PSHN 76
5.1.2 Những tồn tại trong tổ chức kế toán tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội 77
5.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội 79
5.2.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 79
5.2.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 86
5.2.3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán 88
5.2.4 Giải pháp hoàn thiện tổ chức báo cáo kế toán 89
5.2.5 Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra kế toán 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 95
KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7BHTN : Bảo hiểm thất nghiệpBHXH : Bảo hiểm xã hộiBHYT : Bảo hiểm y tế
CBVC : Cán bộ viên chứcHCSN : Hành chính sự nghiệpKPCĐ : Kinh phí công đoànNSNN : Ngân sách Nhà nướcPSHN : Phụ sản Hà NộiSNCL : Sự nghiệp công lậpTSCĐ : Tài sản cố định
XDCB : Xây dựng cơ bản
Trang 8Bảng 4.1: Thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện qua 5 năm
(2013 - 2017) 44
Bảng 4.2: Tình hình nguồn kinh phí tại Bệnh viện 49
Bảng 4.3: Tình hình thu - chi tại Bệnh viện 50
Bảng 5.1: Mẫu giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ (C22-HD) 84
Bảng 5.2: Mẫu bảng kê các khoản trích nộp theo lương (C11-HD) 85
Bảng 5.3: Mẫu báo cáo chi tiết tình hình tăng giảm tài sản 92
BIỂU Biểu 4.1: Bảng kê chi phí khám chữa bệnh nội trú 57
Biểu 4.2: Bảng kê chi phí khám chữa bệnh có BHYT 60
Biểu 4.3: Phiếu thanh toán ra viện 63
Biểu 4.4: Báo cáo chi phí khám chữa bệnh BHYT nội trú 71
SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Khung phân tích đề tài 36
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 46
Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội 53
Sơ đồ 4.3: Trình tự luân chuyển chứng từ trong khâu cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú 55
Sơ đồ 4.4: Quy trình luân chuyển chứng từ thu viện phí bệnh nhân tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội 56
Trang 9CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau quá trình thực hiện thành công đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổngquát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đãthoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyểnsang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đã có những thay đổi căn bảntrong nhận thức, quan điểm về ngành y tế Y tế được coi là một ngành trong hệthống kinh tế quốc dân và thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tínhchất phúc lợi xã hội, và như vậy ngành y tế có đóng góp vào GDP của đất nước, đầu
tư cho y tế là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển Bệnh viện là một đơn vị kinh tếdịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung cấp dịch
vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất, màthông qua các hoạt động dịch vụ của mình để có thu nhập và tích cực hoạt độngkhông vì mục tiêu lợi nhuận
Theo nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ chính trị chiến lược về công tác chămsóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới chỉ ra rằng đầu tưcho hoạt động sức khỏe nhân dân là trực tiếp đảm bảo nguồn lực cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, là chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.Tham gia và hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân có sự đónggóp của nhiều tổ chức, lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân như Nhà nước, cơ
sở khám chữa bệnh, các tổ chức phi lợi nhuận…Trong đó các CSYT chính là bộphận trung tâm trực tiếp quyết định mức độ hiệu quả của công tác này Thực tế đòihỏi quản lý tài chính trong bệnh viện vừa phải đảm bảo các mục tiêu tài chính vừađảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ
Công tác tài chính và quản lý tài chính là một trong những yếu tố quyết định
sự thành công hay thất bại của quản lý các cơ sở y tế công lập Để tăng cường quản
Trang 10lý và sử dụng các nguồn tài chính đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, các đơn vị cóthể sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng một trong những công cụ hữu hiệu nhất
là kế toán Kế toán có vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính của các đơn vị
sự nghiệp tự chủ tài chính nói chung và Bệnh viện phụ sản Hà Nội nói riêng, là công
cụ quan trọng thực hiện quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tếtrong các đơn vị Để phát huy vai trò quan trọng đó, vấn đề có tính chất quyết định làcác đơn vị phải biết tổ chức một cách khoa học và hợp lý tổ chức kế toán của đơn vị Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụquản lý kinh tế tài chính không những có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành
và kiểm soát hoạt động kinh tế còn vô cùng quan trọng đối với hoạt động của đơn vị Công tác hạch toán kế toán vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệthuật, nó phát huy tác động như công cụ sắc bén, có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản
lý hoạt động có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế xã hội phát triển như hiện nay
Do đó, tổ chức kế toán được hoàn thiện sẽ giúp cho việc quản lý các nguồn thu vàcác nội dung chi của các đơn vị hiệu quả hơn
Ngày 25/04/2006, Chính phủ đã ra Nghị định 16/2015/NĐ-CP về việc tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chínhđối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thu Nghị định đã mở đường choBệnh viện Phụ sản Hà Nội trong việc bảo đảm cân đối tài chính của đơn vị mình Bệnh viện phụ sản Hà Nội vốn là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thu – tựchủ tài chính một phần nghĩa là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phầnchi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt
là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) Tuynhiên kể từ ngày 01/01/2017, Bệnh viện chính thức chuyển đổi sang cơ chế tự chủtài chính 100%, theo phân loại các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính được xếp làđơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên(gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính tự bảo đảm chi phí hoạt động) Đến naybệnh viện đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và
tổ chức kế toán nói riêng, bắt đầu chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng caohiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính để
Trang 11phục vụ tốt cho sứ mệnh của mình.
Tuy nhiên, trong tổ chức kế toán tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội còn gặp rấtnhiều vướng mắc, hạn chế như: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đôi khi còn thụ động,chưa sáng tạo và chưa chú trọng đến việc tập huấn, hướng dẫn cho toàn thể cán bộnhân viên làm tổ chức kế toán trong đơn vị nên trong xử lý nghiệp vụ kế toán của các
nhân viên kế toán còn hạn chế, lúng túng Chế độ chứng từ và hạch toán ban đầu
nhằm thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của Bệnh việnPhụ sản Hà Nội chưa thực sự phản ánh hết các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh;chưa quy định thống nhất về phương pháp ghi chép một số chỉ tiêu trên chứng từ;Việc mở sổ chưa đầy đủ, cụ thể là các sổ chi tiết liên quan đến vật tư thuốc và giá trịhao mòn TSCĐ hay các sổ kế toán khác theo chế độ hiện…
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội,được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú anh chị trong phòng kế toán của Bệnh việncùng với sự hướng dẫn tỉ mỉ của PGS - TS Nguyễn Thị Thu Liên, tôi đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện tổ chức kế toán tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội” làm luận văn cao học.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Từ sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
- Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kếtoán tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính hoàn toàn
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính, đặc điểm của các đơn vị đó
là gì?
- Tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính cần đáp ứng yêu cầu gì
Trang 12và gồm những nội dung nào?
- Thực trạng tổ chức kế toán tại bệnh viện phụ sản Hà Nội như thế nào?
- Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện tổ chức kế toán tại bệnh viện phụsản Hà Nội?
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Bệnh viện phụ sản
Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2015-2017
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực trạng tổ chức kế toán
tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm lý luận về tổ chức kếtoán đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính
- Về giá trị thực tiễn:
Đề xuất được giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
1.6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, trang mục lục, danh mục tài liệu tham khảo vàphụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 4: Nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Phụ sản
Hà Nội
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị hoàn thiện tổ chức kế toán tại bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Trang 13CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Hiện nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứ về tổ chức kế toán tại các đơn
vị sự nghiệp tự chủ tài chính, tiêu biểu như:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Hoàn thiện Tổ chức kế toán trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thanh Hương (2012), Trường
Đại học Thương mại Trong công trình này tác giả đã phân tích đặc điểm tổ chứcđơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thu công lập (so sánh với đơn vị sự nghiệp tựchủ tài chính có thu ngoài công lập, so sánh hoạt động dịch vụ trong đơn vị sựnghiệp tự chủ tài chính có thu công lập và trong doanh nghiệp) chi phối đến cơ chếquản lý tài chính và tổ chức kế toán trong loại hình đơn vị này Luận văn đã có tậptrung phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức kếtoán đối với loại hình đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thu nói chung và cácbệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nói riêng
Luận văn thạc sỹ Kinh tế “Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Mắt TP Đà Nẵng”
của tác giả Hồ Thị Như Minh (2014), Trường Đại học Đà Nẵng Qua nghiên cứu lýluận và khảo sát thực trạng tổ chức kế toán tại bệnh viện Mắt Thành phố Đà Nẵng,luận văn đã bổ sung một số lý luận về tổ chức kế toán cũng như những đặc điểm về
cơ chế quản lý của các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính trong giai đoạn hiện nay.Đồng thời, luận văn cũng đã làm rõ thực trạng tổ chức kế toán tại bệnh viện và chỉ
ra những mặt còn hạn chế trong tổ chức kế toán của đơn vị Trên cơ sở đó, luận văn
đã đề xuất những giải pháp cụ thể cũng như những kiến nghị về việc đổi mới, hoànthiện tổ chức kế toán và cơ chế tài chính của bệnh viện
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện tổ chức tổ chức kế toán theo mô hình đơn vị tự chủ tài chính tại Trường Đại học Công đoàn Việt Nam” của tác giả Vũ Bích Thuỷ (2016), trường Học viện tài chính Luận văn đã hệ thống hoá những vấn
Trang 14đề cơ bản liên quan đến tổ chức tổ chức kế toán trong các trường đại học công lập
tự chủ tài chính Trên cơ sở những nghiên cứu về các lý luận cơ bản, đi sâu tìmhiểu, phân tích thực trạng tổ chức kế toán tại Trường Đại học Công đoàn Việt Nam
từ đó thấy được những mặt tồn tại cần phải khắc phục Từ những nghiên cứu về lýluận cũng như thực trạng tổ chức công tác tại, luận văn đã đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện tổ chức tổ chức kế toán trong cơ chế tự chủ tài chính như hiện nay Mỗi công trình như đã nêu, ở một khía cạnh khác nhau, một mặt nào đó đãphản ánh cơ bản được lĩnh vực và đơn vị cụ thể mình nghiên cứu Tuy nhiên, sốlượng nghiên cứu còn hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đangtriển khai thực hiện xã hội hóa và tăng cường tự chủ tại hệ thống các bệnh viện thìnhu cầu nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại hệ thống bệnh viện để tìm ranhững giải pháp hoàn thiện đặt ra ngày càng lớn Ngoài ra, chưa có một công trìnhnghiên cứu một cách chuyên biệt nào về vấn đề hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnhviện Phụ sản Hà Nội
Xuất phát từ tình hình thưc tế đó, chủ yếu dựa trên cơ sở pháp lý là các quyđịnh của Nhà nước về tổ chức kế toán như Luật NSNN, Luật kế toán, Chế độ kếtoán sự nghiệp tự chủ tài chính và Thông tư hướng dẫn liên quan, Quy chế bệnhviện, và các giáo trình, tài liệu nghiên cứu có liên quan, luận văn sẽ tâp trungnghiên cứu vào các vấn đề chính như đặc điểm quản lý tài chính, nguồn tài chính vànội dung chi, công tác xử lý hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
tự chủ tài chính và nghiên cứu thực trạng tại một đơn vị cụ thể là Bệnh viện phụ sản
Hà Nội, để từ đó mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kếtoán tại đơn vị
2.2 Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính
2.2.1.1 Khái niệm
Theo Nghị định Số: 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, nghị định này quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính công lập: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ
Trang 15chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấpdịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đàotạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động -thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khácđược pháp luật quy định
Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp được hiểu là cơ chế theo
đó các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính công được trao quyền tự quyết định, tựchịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình nhưng không vượtquá mức khung do Nhà nước quy định Hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp tự chủ tài chính công đang được thực thi theo Nghị định Số:16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, nghị định này quy địnhcác nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp tự chủ tàichính công lập trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thểthao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sựnghiệp kinh tế và sự nghiệp khác…
Đối tượng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính là các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thànhlập (đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toántheo quy định của Luật kế toán), hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo và Dạy nghề; sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội; sự nghiệp Văn hoá-Thôngtin (bao gồm cả đơn vị phát thanh truyền hình ở địa phương), sự nghiệp Thể dục-Thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác
Căn cứ vào quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính để phân chianhư sau:
- Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thựchiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự
- Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn vềthực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự Chủ yếu là các Viện nghiêncứu, Bệnh viện, Trường học….trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 162.2.1.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính tự chủ tài chính
Là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đíchkiếm lời Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị vềtri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các giá trị về xã hội Đại bộ phận cácsản phẩm của Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính là sản phẩm có tính phục vụ khôngchỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi tiêu dùngthường có tác dụng lan tỏa Hoạt động của đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính đượctrang trải từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp và từ cácnguồn kinh phí do nhà nước quy định như từ các khoản thu phí, lệ phí, thu từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ nguồn viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho
Hiện nay, các Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính thực hiện cơ chế quản lý tàichính theo Nghị định số 16/2015 quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tựchủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế;văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ;
sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác Theo cơ chế này, đối với các Đơn vị sự nghiệp tựchủ tài chính thuần tuý thì thực hiện cơ chế thu, chi theo định mức, dự toán được cơquan chủ quản duyệt Nếu không chi hết thì nộp lại ngân sách, nếu không đủ chi thìgiải trình xin cấp bù (nếu được giao thêm nhiệm vụ) Còn đơn vị sự nghiệp tự chủ tàichính có thu được tự chủ tài chính trên cơ sở tăng thu, tiết kiệm chi hợp lý, nếu tạo rakết quả tài chính thì được sử dụng trích lập bổ sung các quỹ và trả thêm thu nhập chongười lao động theo quy định đối với phần kinh phí được tự chủ Đồng thời các đơn vị
sự nghiệp tự chủ tài chính có thu cũng được phép tự chủ trong việc sử dụng các quỹtheo quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ Cụ thể, cơ chế tự chủ thực hiện một
số nội dung trong các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính như sau:
Cơ chế tự chủ về các khoản thu, mức thu:
Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giaothu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được
cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định; trường hợp ngược lại, mức thu được xác định trên cơ sở dự toán
Trang 17chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận Đối với những hoạtđộng dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạtđộng liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thểtheo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập:
Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chiphí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động (gọi tắt là ngườilao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; đối vớinhững hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lươngtrong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theođơn giá tiền lương quy định Trường hợp ngược lại tính theo lương cấp bậc, chức vụ
do nhà nước quy định; đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng,thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độtiền lương trong doanh nghiệp nhà nước, ngược lại, đơn vị tính theo lương cấpbậc, chức vụ do nhà nước quy định
Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính tăng thu, tiết kiệmchi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sởhoàn thành nhiệm vụ được giao
Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm
Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộpkhác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị sự nghiệp tựchủ tài chính được sử dụng như sau:
Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
Trích lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập
Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ
- Tự chủ trong xây dựng kế hoạch
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công bao gồm phần kếhoạch do đơn vị tự xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vịtheo quy định của pháp luật và phần kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao
Trang 18+ Đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhànước: Đơn vị sự nghiệp công tự xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơquan quản lý cấp trên để theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện;
+ Đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Đơn vị
sự nghiệp công xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ báo cáo cơ quan quản lý cấptrên để phê duyệt và quyết định phương thức giao kế hoạch cho đơn vị thực hiện
Đơn vị sự nghiệp công được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn
vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan cóthẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của phápluật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩmquyền quyết định
Riêng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị
sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Xây dựngphương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩmquyền quyết định
Tự chủ về nhân sự
Đơn vị sự nghiệp công xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chứcdanh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổnhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theoquy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị
sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định số lượng người làm việc;
Trang 19đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đề xuất số lượngngười làm việc của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; đơn vị sựnghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên đề xuất số lượngngười làm việc trên cơ sở định biên bình quân 05 năm trước và không cao hơn sốđịnh biên hiện có của đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định (đối với cácđơn vị sự nghiệp công mới thành lập, thời gian hoạt động chưa đủ 05 năm thì tínhbình quân cả quá trình hoạt động).
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công chưa xây dựng được vị trí việc làm và cơcấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc được xác địnhtrên cơ sở định biên bình quân các năm trước theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ
2.2.2 Bản chất, yêu cầu, nguyên tắc của tổ chức bộ máy kế toán trong đơn
vị sự nghiệp tự chủ tài chính
2.2.2.1 Bản chất
Tổ chức kế toán được hiểu là một hệ thống các yếu tố cấu thành, bao gồm tổ
chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý, phân tích, kiểm tra vàcung cấp các thông tin; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính,
kế toán vào đơn vị; tổ chức các nhân sự để thực hiện công việc kế toán nhằm đảmbảo cho tổ chức kế toán phát huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tácquản lý và điều hành hoạt động của đơn vị có hiệu quả
Tổ chức kế toán có chất lượng, hiệu quả là cơ sở để kế toán cung cấp thông
tin kịp thời, đầy đủ, trung thực, hợp lý về tình hình tài sản, công nợ, nguồn kinh phí,tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, phù hợp với quiđịnh pháp luật kế toán hiện hành và các qui định khác của pháp luật khác có liênquan; cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch, phục vụ cho việc ra các quyết định kinh
tế của nhà quản trị bên trong và những cá nhân, tổ chức bên ngoài có liên quan Tính hiệu lực, hiệu quả của các quyết định kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào chấtlượng thông tin kế toán Để giảm thiểu sai lầm trong việc ra quyết định, yêu cầuchung của người sử dụng thông tin kế toán là thông tin phải kịp thời, phản ảnh trungthực, hợp lý về tình hình tài sản, công nợ, nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạtđộng kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán Tuy nhiên, trong thực tế với những
Trang 20nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau như sự yếu kém về năng lực chuyênmôn, do sự hạn chế hiểu biết về pháp luật, sự mới mẽ và phức tạp của các giao dịch,
sự mâu thuẫn về lợi ích nhóm,… thông tin do kế toán cung cấp luôn có khả năngtồn tại những sai phạm với các mức độ khác nhau
Bất kỳ công việc tổ chức nào trước hết phải thể hiện được tính khoa học vàhợp lý, bởi vì công việc tổ chức là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả củacông tác Do đó, tổ chức kế toán phải tuân thủ theo những nguyên tắc, chính sách,chế độ, thể lệ, quy chế về kinh tế, tài chính, kế toán,… Vì thế, tổ chức kế toán ở đơn
vị sự nghiệp tự chủ tài chính không chỉ cần tính khoa học, hợp lý mà còn phải dựatrên cơ sở chấp hành đúng các quy định có tính nguyên tắc, các chính sách, chế độhiện hành liên quan của Nhà nước
Tổ chức kế toán khoa học, hợp lý là một trong những tiền đề quan trọng để kếtoán thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác quản lý Kế toán là khoa học quản
lý, có tính khoa học, đồng thời phải được ứng dụng phù hợp với điều kiện, hoàncảnh cụ thể của từng đơn vị thì mới phát huy được vai trò tích cực của chúng Mặtkhác, tổ chức kế toán phải do một bộ máy với nhiều người, nhiều khâu đảm nhận,
do vậy , khi tổ chức kế toán, phải đề cập đến tổ chức bộ máy kế toán, phải có kếhoạch cụ thể theo thời gian, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, từngcán bộ, nhân viên kế toán thì mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả
Thứ hai, tổ chức kế toán ở đơn vị phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của đơn vị
Mỗi đơn vị có đặc điểm, điều kiện thực tế khác nhau về tổ chức hoạt động, tổchức quản lý, quy mô và trình độ quản lý,… Do vậy, tổ chức kế toán ở đơn vị sựnghiệp tự chủ tài chính muốn phát huy tốt tác dụng thì phải được tổ chức phù hợpvới điều kiện thực tế của đơn vị
Trang 21Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị phù hợp với đặc điểm, điều kiện tổchức hoạt động, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài chính ở đơn vị, đảm bảo đủ
số lượng, có chất lượng, đảm bảo hoàn thành mọi nội dung công việc kế toán củađơn vị với chi phí tiết kiệm nhất Thực hiện kế hoạch hóa tổ chức kế toán, có sự phâncông, phân nhiệm rõ ràng cho từng nhân viên kế toán Xác định được mối quan hệcông việc giữa bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị
Thứ ba, tổ chức kế toán ở đơn vị phải phù hợp với biên chế đội ngũ và khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán hiện có.
Mỗi đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có đội ngũ kế toán với trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, sử dụng thiết bị phương tiện kỹ thuật tin học… có thể khác nhau Dovậy, các đơn vị muốn tổ chức kế toán hợp lý và có hiệu quả thì khi tổ chức kế toáncần đảm bảo tính phù hợp với đội ngũ, trình độ của họ thì những người làm kế toánmới đủ khả năng, điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ công việc kế toán được giao
Thứ tư, tổ chức kế toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ
kế toán trong đơn vị, thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý, quản trị của đơn vị.
Sản phẩm cuối cùng của kế toán là cung cấp được các báo cáo kế toán (thôngtin kế toán) cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin Những thông tin đó xuấtphát từ yêu cầu quản lý, quản trị đơn vị và của các đối tượng sử dụng thông tin kếtoán Do vậy, khi tiến hành tổ chức kế toán ở đơn vị cần lưu ý đến yêu cầu quản lý,quản trị của các đối tượng đó để thiết kế hệ thống thu nhận và cung cấp thông tinphải có hiệu quả và hữu ích
Thứ năm, tổ chức kế toán phải đảm bảo được những yêu cầu của thông tin kế toán và tiết kiệm chi phí hạch toán.
Kế toán là công cụ quản lý, mà mục đích của quản lý là hiệu quả và tiết kiệm,đồng thời kế toán là công việc, là hoạt động của một tổ chức/bộ phận của đơn vịcũng chi phí rất nhiều cho công việc này Do vậy, khi tổ chức kế toán ở đơn vị cũngquan tâm đến vấn đề hiệu quả và tiết kiệm chi phí hạch toán, cần phải tính toán,xem xét đến tính hợp lý giữa chi phí hạch toán với kết quả/hiệu quả/tính kinh tế của
tổ chức kế toán mang lại
Trang 22Thứ sáu, xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị về các công việc liên quan đến tổ chức kế toán
và thu nhận, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính liên quan cho các nhà quản lý.
Thực tế để cung cấp thông tin phục vụ đáp ứng yêu cầu các ngành quản lý,quản trị trong đơn vị, đòi hỏi có sự liên quan và phối kết hợp giữa các bộ phận chứcnăng trong toàn đơn vị Mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng, tuy nhiên, chúng có liênquan và có mối quan hệ tạo thành bộ máy quản lý toàn đơn vị Do vậy, khi tổ chức
bộ máy kế toán cần xác định rõ nhiệm vụ và mối quan hệ về cung cấp thông tin giữa
bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng liên quan trong toàn đơn vị
Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các quy định về kế toán đều được thực hiệnbằng các quy định của Pháp luật, vì vậy việc tổ chức kế toán phải tuân thủ Luật Kếtoán, chế độ kế toán và các quy định pháp luật có liên quan khác
Thứ hai, tổ chức kế toán phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất.
Tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính phải đảm bảo sựthống nhất giữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, giữa đơn vị chính với các đơn vịthành viên và các đơn vị nội bộ
Tổ chức kế toán trong đơn vị phải đảm bảo sự thống nhất giữa kế toán và các
bộ phận quản lý khác trong đơn vị Kế toán là một trong các công cụ quản lý thuộc
hệ thống các công cụ quản lý chung của toàn đơn vị Vì vậy, để phát huy hết vai trò
và nhiệm vụ của kế toán trong hệ thống quản lý chung khi tổ chức kế toán phải chú
ý đến mối quan hệ của kế toán với các bộ phận quản lý khác nhằm đảm bảo tính
Trang 23thống nhất trong xử lý, cung cấp thông tin, kiểm soát, điều hành các hoạt động củađơn vị.
Tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính cũng phải đảm bảo sựthống nhất giữa các nội dung của tổ chức kế toán, đảm bảo sự thống nhất giữa đốitượng, phương pháp, hình thức tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị
Thứ ba, tổ chức kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc thù của các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính.
Tổ chức kế toán phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động, đặc điểm tổchức quản lý của đơn vị
Tổ chức kế toán cũng phải phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, phù hợp với
trình độ của nhân viên kế toán trong đơn vị
Tổ chức kế toán cũng phải phù hợp với trình độ trang bị các thiết bị, phươngtiện tính toán và các trang thiết bị khác phục vụ cho tổ chức kế toán và công tácquản lý chung trong toàn đơn vị
Thứ tư, tổ chức kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Những nguyên tắc này phải được thực hiện một cách đồng bộ trong tổ chức
kế toán tại các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính
2.2.3 Nội dung tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính
2.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán cần được hiểu như là việc tạo ra mối quan hệ giữa cáccán bộ, nhân viên kế toán cùng các phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán, thôngtin được trang bị để thực hiện toàn bộ tổ chức kế toán từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử
lý đến khâu tổng hợp, phân tích và cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạtđộng của đơn vị, phục vụ công tác quản lý Do đó, tổ chức bộ máy kế toán là mộttrong những nội dung quan trọng trong tổ chức kế toán ở các đơn vị sự nghiệp tựchủ tài chính, bởi suy cho cùng thì chất lượng của tổ chức kế toán phụ thuộc trựctiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghề nghiệp và sự phân công, phânnhiệm hợp lý các nhân viên trong bộ máy kế toán
Thông thường những nội dung chính của tổ chức bộ máy kế toán trong cácđơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính bao gồm xác định số lượng nhân viên cần phải có;
Trang 24yêu cầu về trình độ nghề nghiệp; bố trí và phân công nhân viên thực hiện các côngviệc cụ thể; xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với nhau cũng như giữa
bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý khác có liên quan, kế hoạch công tác vàviệc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch;…
Như vậy, để tổ chức bộ máy kế toán cần phải căn cứ vào hình thức tổ chức kếtoán (tập trung, phân tán hay kết hợp giữa tập trung và phân tán), vào đặc điểm tổchức và quy mô hoạt động của đơn vị, vào tình hình phân cấp quản lý, khối lượng,tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính cũng như yêu cầu,trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán Cụ thể căn cứ vào các nội dung sau: Một là, tổ chức quản lý của đơn vị Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị sựnghiệp tự chủ tài chính cần phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị (như quy
mô của đơn vị và các đơn vị phụ thuộc, cơ cấu các bộ phận phòng ban trong đơn vị,
cơ cấu tổ chức bộ phận tài chính kế toán)
Hai là, căn cứ khối lượng công việc kế toán Khối lượng công việc bộ máy kếtoán của đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính cần đảm nhiệm những nội dung như đảmbảo cung cấp đầy đủ thông tin kế toán theo yêu cầu, theo dõi, ghi chép các đốitượng kế toán và đối tượng quản lý chi tiết, xử lý hệ thống chứng từ kế toán, khốilượng dữ liệu cần xử lý, hạch toán trên các tài khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh, lập và gửi báo cáo kế toán theo quy định,… Khối lượng côngviệc kế toán được ước tính dựa trên đặc điểm hoạt động của đơn vị, mức độ phứctạp của hoạt động, của yêu cầu thông tin và yêu cầu quản lý trong đơn vị Căn cứvào khối lượng công việc và mức độ phức tạp của công việc để có kế hoạch tuyểndụng nhân viên Đồng thời sắp xếp, bố trí nhân sự cho phù hợp Sau khi phân tíchkhối lượng công việc dựa vào các chính sách kế toán đã được xây dựng, các báo cáocần được lập, người chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán cũng sẽ xác định đầy
đủ các chức năng kế toán cần có để từ đó có định hướng xây dựng bộ máy kế toán
Ba là, đặc điểm và định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý của đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính Công nghệ thông tin làm thay đổi cơbản công việc của nhân viên kế toán: Giảm khối lượng công việc ghi chép, tìmkiếm, xử lý, giảm các hạn chế liên quan đến khối lượng nghiệp vụ, hạn chế về
Trang 25không gian và thời gian,… Nhân viên kế toán có thể chuyển từ việc ghi sổ, nhậpliệu các dữ liệu kế toán sang việc kiểm soát, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin
kế toán Do đó, khi tổ chức bộ máy kế toán cần quan tâm đến các vấn đề như đặcđiểm hệ thống trang thiết bị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có của đơn vị sự nghiệp
tự chủ tài chính, định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thể tổ chức bộ máy kế toántheo các hình thức sau:
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung (phụ lục 19): Còn gọi là mô
hình một cấp Đơn vị kế toán độc lập chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm đểthực hiện toàn bộ tổ chức kế toán từ việc xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp,
kế toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích kinh tế các hoạt động Trường hợpđơn vị kế toán có các đơn vị trực thuộc thì không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ
có nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, hướng dẫn và thực hiệnhạch toán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thuộc phạm vi đơn vịmình, kiểm tra các chứng từ thu nhận được và định kỳ gửi toàn bộ chứng từ vềphòng kế toán trung tâm
Như vậy, ưu điểm nổi bật của mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung làđảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với tổ chức kế toán, kiểm tra, xử lý
và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời tình hình hoạt động của đơn vịthông qua thông tin kế toán cung cấp, từ đó thực hiện kiểm tra, chỉ đạo sát sao củalãnh đạo đơn vị đối với toàn bộ hoạt động của đơn vị; đồng thời tạo điều kiện trang
bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán và thông tin hiện đại trong
tổ chức kế toán, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên kếtoán và nâng cao hiệu suất tổ chức kế toán
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nêu trên, có thể thấy mô hình này khôngphù hợp với những đơn vị có phạm vi hoạt động rộng, các cơ sở của đơn vị phụthuộc đặt ở xa đơn vị trung tâm Đối với những đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính cóđịa bàn hoạt động phân tán thì việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối vớicác hoạt động của các cơ sở phụ thuộc phần nào bị hạn chế, thông tin kinh tế do kếtoán cung cấp cho lãnh đạo các cơ sở phụ thuộc thường không kịp thời ảnh hưởng
Trang 26tới sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ sở sở phụ thuộc đối với các hoạt động ở các cơ sởphụ thuộc đó Ngoài ra, công việc kế toán dồn vào cuối kỳ có thể ảnh hưởng đếncông tác kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính.
Như vậy, mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung thường được áp dụngthích hợp với các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ,không có sự phân tán quyền lực quản lý Đây cũng là những đơn vị sự nghiệp tự chủtài chính có hoạt động tập trung về mặt không gian và mặt bằng hoạt động, có kỹthuật xử lý thông tin hiện đại
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán(phụ lục 20): Còn gọi là mô hình
hai cấp Bộ máy kế toán được phân chia thành hai cấp riêng biệt là cấp trung tâm vàcấp trực thuộc Kế toán ở cả hai cấp đều tổ chức sổ kế toán và bộ máy nhân sựtương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp
Kế toán trung tâm thực hiện các phần hành kế toán phát sinh ở đơn vị chính,công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn đơn vị; hướng dẫn, kiểm tra tổchức kế toán ở các đơn vị trực thuộc; thu nhận, kiểm tra các báo cáo tài chính, thống
kê của các đơn vị trực thuộc, gửi lên và lập báo cáo tài chính, thống kê tổng hợp chotoàn đơn vị
Kế toán trực thuộc thực hiện toàn bộ tổ chức kế toán, thống kê, tài chính phátsinh ở đơn vị mình từ khâu hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán đến lập các báo cáo tàichính, thống kê định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm
Từ những đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán như mô tả trên, mô hình tổ chức
bộ máy kế toán phân tán có ưu điểm là tổ chức kế toán gắn liền với các hoạt động ởcác đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán kiểm tra, kiểm soát trựctiếp các hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ kịp thời cho lãnh đạo ở các bộ phậntrực thuộc trong việc điều hành và quản lý hiệu quả các hoạt động ở bộ phận phụthuộc đó, tạo điều kiện cho tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ Tuy nhiên bên cạnhnhững ưu điểm, mô hình này có nhiều nhược điểm như hạn chế sự lãnh đạo tậptrung, thống nhất tổ chức kế toán trong toàn đơn vị, thông tin kinh tế về các hoạtđộng trong phạm vi toàn đơn vị không được xử lý và cung cấp kịp thời phục vụ toànđơn vị không được xử lý và cung cấp kịp thời phục vụ sự lãnh đạo, điều hành và
Trang 27quản lý chung toàn đơn vị, không thuận tiện cho việc phân công lao động và chuyênmôn hóa cán bộ kế toán.
Với nội dung, ưu điểm và nhược điểm trên, mô hình tổ chức bộ máy kế toánphân tán áp dụng thích hợp với những đơn vị có quy mô lớn, địa bàn hoạt động phântán, chưa trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong tổ chức kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán (phụ lục 21):
Còn gọi là mô hình hỗn hợp Mô hình này kết hợp đặc trưng của cả hai mô hình tổchức bộ máy kế toán tập trung và tổ chức bộ máy kế toán phân tán Theo mô hình tổchức bộ máy kế toán này, ở đơn vị chính thành lập phòng kế toán trung tâm, làmnhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra kế toán đơn vị, ở các đơn vị trực thuộc lớn, đủ trình
độ quản lý được phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ ở mức độ cao thì cho tổchức kế toán riêng Còn ở các đơn vị trực thuộc nhỏ hoặc chưa đủ trình độ quản lý,chưa được phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ ở mức độ cao thì không cho tổchức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạchtoán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ vềphòng kế toán trung tâm
Trong trường hợp này công việc kế toán ở toàn đơn vị tổng thể được phâncông phân cấp như sau:
Phòng kế toán trung tâm thực hiện công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính
và ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng; hướng dẫn, kiểm tra tổchức kế toán ở các đơn vị trực thuộc; thu nhận, kiểm tra báo cáo tài chính ở các đơn
vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng gửi đến và lập báo cáo tài chính tổng hợp toànđơn vị tổng thể; thực hiện công tác tài chính, thống kê, tổng hợp số liệu để lập báocáo tài chính đơn vị
Ở các đơn vị kế toán phụ thuộc có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công việc kếtoán phát sinh ở đơn vị mình, công tài tài chính, thống kê trong phạm vi đơn vịmình và định kỳ lập các báo cáo tài chính, thống kê gửi về phòng kế toán trung tâm Các nhân viên hạch toán ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toánriêng thực hiện các phần hành công việc hạch toán được phòng kế toán trung tâmgiao và định kỳ gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán trung tâm
Trang 28Với những đặc điểm trên, mô hình này thích hợp với các đơn vị có quy môlớn có nhiều đơn vị trực thuộc, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung vừa phân tán,mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính, trình độ quản lý khác nhau.
Việc tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính cóthể thực hiện theo các mô hình khác nhau, phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạtđộng của từng đơn vị Sau khi xác định, lựa chọn mô hình tổ chức thích hợp từ các
mô hình trên, các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thể tổ chức phân công côngviệc cụ thể trong bộ máy Theo đó kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán của cácđơn vị có trách nhiệm phân công, bố trí nhân viên kế toán đảm trách các phần hành
kế toán cụ thể Việc phân công cán bộ kế toán phù hợp với khả năng, trình độ củatừng người sẽ giúp cho quá trình thu thập, xử lý thông tin diễn ra nhanh chóng,đồng thời xác định rõ số lượng nhân viên tương ứng với khối lượng công việc nhằmtối ưu hóa bộ máy kế toán Các phần hành kế toán chủ yếu trong các đơn vị sựnghiệp tự chủ tài chính gồm:
Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hình biếnđộng của các loại vốn bằng tiền của đơn vị, gồm tiền mặt; tiền gửi tại kho bạc, ngânhàng; vàng, bạc, kim khí quí, đá quý
Kế toán vật tư, tài sản: Có nhiệm vụ phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tìnhhình biến động của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ; phản ánh số lượng,nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có và tình hình biến động củatài sản cố định, công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa tài sản tại đơn vị
Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hìnhthanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng trong và ngoài đơn vị; phản ánhcác khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải trả côngchức, viên chức, các đối tượng khác, các khoản phải nộp ngân sách và tình hìnhthanh toán các khoản phải trả, phải nộp
Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tìnhhình biến động các nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án, nguồn kinh phítheo đơn đặt hàng của nhà nước, kinh phí khác, các loại vốn, quỹ của đơn vị
Kế toán các khoản thu: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thuphí, lệ phí, thu theo đơn đặt hàng của nhà nước, thu sự nghiệp, thu hoạt động sản
Trang 29xuất kinh doanh dịch vụ và các khoản thu khác phát sinh tại đơn vị và nộp cáckhoản thu phải nộp cho ngân sách hoặc cấp trên.
Kế toán các khoản chi: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình chi phí cho hoạtđộng, chi thực hiện chương trình, dự án, chi theo đơn đặt hàng của nhà nước đãđược duyệt và việc thanh quyết toán các khoản chi đó; phản ánh chi phí các hoạtđộng sản xuất kinh doanh dịch vụ và chi phí các hoạt động khác để xác định kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp của các phần hành kế toán chi tiết.Đây là công việc kết nối các phần hành kế toán chi tiết, tạo ra sự hoàn chỉnh, thốngnhất của hệ thống số liệu kế toán Kết quả của phần hành kế toán tổng hợp là cácbáo cáo tài chính
Như vậy, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán với sự phân công, phân nhiệm rõràng, xác định mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán với nhau, mối quan hệ giữa
bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị là một trong những nộidung quan trọng và là yếu tố quyết định hoàn toàn tới chất lượng tổ chức kế toáncủa một đơn vị
2.2.3.2 Tổ chức tổ chức kế toán
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Thông tin kế toán ban đầu là những thông tin về sự vận động của các đối
tượng kế toán Đây là thông tin được hình thành từ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
đã phát sinh và thật sự hoàn thành trong quá trình hoạt động của đơn vị Do đó, thuthập thông tin kế toán ban đầu là thu thập thông tin ban đầu về các nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh tại đơn vị nhằm phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính tại đơnvị
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là công việc khởi đầu của toàn bộ quytrình kế toán và có ý nghĩa quyết định đối với tính trung thực, khách quan của sốliệu kế toán và báo cáo kế toán, đồng thời thông tin kế toán ban đầu là căn cứ kiểmtra, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị Như vậy , tổ chức hệthống chứng từ kế toán chính là công việc tổ chức thu nhận thông tin về nội dungcác nghiệp vụ, giao dịch kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị và kiểm tra tính hợp
Trang 30pháp, hợp lý của các nghiệp vụ và giao dịch đó
Từ những phân tích trên có thể thấy vai trò của tổ chức hệ thống chứng từ kếtoán được xác định là “khâu công việc quan trọng đối với toàn bộ quy trình kế toánbởi nó cung cấp nguyên liệu đầu vào - các thông tin ban đầu về các đối tượng kếtoán” Về nội dung, tổ chức chứng từ kế toán được hiểu là “tổ chức việc ban hành,ghi chép chứng từ, kiểm tra, luân chuyển và lưu trữ tất cả các loại chứng từ kế toán
sử dụng trong đơn vị nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin, kiểm tra thông tin
đó phục vụ cho ghi sổ kế toán và tổng hợp kế toán” Xét theo mục đích thì tổ chứcchứng từ kế toán chính là thiết kế hệ thống thông tin ban đầu trên hệ thống các loạichứng từ được luân chuyển theo một trật tự xác định nhằm các mục đích quản lý vàthực hiện các giai đoạn tiếp theo của quá trình hạch toán
Do vậy , khi tổ chức hệ thống chứng từ kế toán cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Để thu nhận được thông tin kế toán toàn diện, đáng tin cậy và hữu ích thì bộphận kế toán đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính phải tổ chức khoa học, hợp lý hệthống chứng từ kế toán Muốn tổ chức tốt hệ thống chứng từ kế toán trong các đơn
vị sự nghiệp tự chủ tài chính một mặt phải căn cứ vào chế độ do Nhà nước banhành, mặt khác phải căn cứ vào quy mô, loại hình hoạt động, trình độ, cách thức tổchức quản lý của bản thân đơn vị để xác định số lượng, chủng loại chứng từ và trình
tự luân chuyển chứng từ phù hợp Do đó , khi tổ chức hệ thống chứng từ kế toántrong các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính bao gồm những công việc như sau:
- Xác định danh mục chứng từ kế toán áp dụng ở đơn vị: Chứng từ kế toán là
những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đãhoàn thành, làm căn cứ ghi sổ Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính căn
cứ vào hệ thống chứng từ kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư số107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kếtoán hành chính, sự nghiệp; mỗi đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính lựa chọn loạichứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm vận động của các đối tượng kế toán, đặcđiểm hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể của đơn vị Việc vận dụng hệ thống chứng
từ do Bộ Tài chính ban hành phải thực hiện đúng nguyên tắc, căn cứ, quy trình lập
và mẫu biểu theo quy định đối với chứng từ bắt buộc; còn các chứng từ hướng dẫn
Trang 31thì các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thể vận dụng linh hoạt cho phù hợp vàthuận lợi cho tổ chức kế toán Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chínhcần phải thiết kế một số chứng từ kế toán cần thiết phục vụ cho công tác quản trị nội
bộ mà chế độ kế toán Nhà nước chưa quy định hoặc cần cụ thể hóa và bổ sung thêmmột số nội dung trên cơ sở hệ thống chứng từ kế toán đã được quy định trong cácchế độ kế toán, để phục vụ cho việc thu thập thông tin cho mục tiêu quản lý; đồngthời cũng có thể sử dụng một số loại chứng từ nghiệp vụ, chứng từ tính toán trunggian do đơn vị xây dựng
Tóm lại, đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính triển khai áp dụng cơchế tự chủ tài chính, vấn đề xác định danh mục chứng từ kế toán là hết sức cần thiết
để xây dựng hệ thống thông tin ban đầu phục vụ quản lý thu, chi, quản lý tài chínhtrong điều kiện tự chủ
- Tổ chức lập chứng từ kế toán: Đây là quá trình sử dụng các chứng từ đã
được lựa chọn trong danh mục chứng từ của đơn vị và các phương tiện phù hợp đểghi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ Bộ phận kế toán quyđịnh và hướng dẫn việc ghi chép ban đầu chính xác, đầy đủ các yếu tố trên chứng từ
kế toán Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải lập chứng từ kếtoán rõ ràng, đầy đủ, kịp thời và chính xác nội dung quy định trên mẫu Các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh ở nhiều địa điểm, thời điểm khác nhau, liên quan đến nhiều bộphận khác nhau đòi hỏi kế toán phải quy định, hướng dẫn cách ghi chép trên cácchứng từ kế toán một cách cụ thể, chi tiết đảm bảo cho các chứng từ kế toán đượclập đúng yêu cầu của pháp luật và chính sách chế độ kế toán của Nhà nước làm căn
cứ đáng tin cậy để ghi sổ kế toán
- Tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán: Các bộ phận của đơn vị sự nghiệp tự chủ
tài chính luôn là trung tâm liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vànhân viên kế toán có trách nhiệm kiểm tra nội dung nghiệp vụ đã được phản ánhtrên chứng từ nhằm đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của thông tin kế toántrên chứng từ Bộ phận kế toán cần tổ chức kiểm tra chặt chẽ toàn bộ chứng từ đãthu nhận trước khi ghi sổ kế toán và phải quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận,từng nhân viên kế toán trong việc kiểm tra thông tin trên chứng từ kế toán Kiểm tra
Trang 32thông tin trên chứng từ kế toán cần kiểm tra các nội dung sau: Kiểm tra tính hợppháp, hợp lý của nghiệp vụ kinh tế tài chính; kiểm tra tính trung thực, chính xác chỉtiêu số lượng và giá trị của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; kiểm tra việcghi chép đầy đủ các yếu tố của chứng từ nhằm đảm bảo tính pháp lý của chứng từ
kế toán
Ghi nhận và phản ánh đúng nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
và thực sự hoàn thành của đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính theo địa điểm và thờigian phát sinh nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan của hoạt động kinh tế tàichính của từng đơn vị
Ghi nhận và phản ánh rõ tên, địa chỉ của từng cá nhân ở từng bộ phận thựchiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính để có thể kiểm tra và quy trách nhiệm đối vớitừng cá nhân và người đứng đầu trong việc thực hiện các nghiệp đó khi cần thiết Ghi nhận, phản ánh trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu hiện vật và giá trị cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến tài sản hoặc liên quan đến trách nhiệm vậtchất của đơn vị, trình bày rõ căn cứ tính toán, xác định số liệu các chỉ tiêu trên Qua
đó, giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh tế tài chính tại đơn vị
Thông tin kế toán ban đầu phải được phản ánh kịp thời, phản ánh đúng thực tếtài sản và sự vận động của tài sản trong đơn vị, nhằm phục vụ tốt cho việc điều hành
và quản lý kinh tế, tài chính tại đơn vị Hiệu lực của thông tin kế toán ban đầu chỉphát huy cao khi thông tin được ghi nhận và cung cấp kịp thời
- Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán sau khi được kiểm
tra và hoàn chỉnh cần phải xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ cho từng loạinghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để đảm bảo cho các bộ phận quản lý, các bộphận kế toán có liên quan có thể thực hiện việc kiểm tra nội dung nghiệp vụ kinh tếtài chính phản ánh trong chứng từ để thực hiện việc ghi sổ kế toán, đảm bảo cungcấp thông tin kịp thời phục vụ lãnh đạo và quản lý hoạt động ở đơn vị Để đảm bảoviệc luân chuyển chứng từ kế toán nhanh và phù hợp cần xác định chức trách,nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong đơn vị nhằm giảm bớt những thủ tục,những chứng từ kế toán không cần thiết và tiết kiệm thời gian
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ và tiêu hủy chứng từ kế toán: Sau khi ghi sổ kế
Trang 33toán, chứng từ phải được bảo quản đầy đủ, an toàn tại phòng kế toán của các đơn vị
sự nghiệp tự chủ tài chính để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu Khi kếtthúc kỳ kế toán năm, chứng từ được chuyển sang lưu trữ theo từng loại và theo thứ
tự thời gian phát sinh Tùy theo từng loại tài liệu mà thời gian lưu trữ quy định cóthể khác nhau Khi hết thời hạn lưu trữ, chứng từ được phép tiêu hủy theo quy định Tóm lại, trên cơ sở yêu cầu chung về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, dựavào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể, mỗi đơn vị sự nghiệp tự chủ tàichính cần xác định cho mình một hệ thống chứng từ kế toán nhất định và tổ chứcluân chuyển, xử lý chứng từ kế toán cho phù hợp để cung cấp thông tin kịp thời vàhiệu quả cho quá trình quản lý
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Để hệ thống hóa được thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính nhằm
phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính, quản lý tài sản ở các đơn vị, kếtoán phải sử dụng phương pháp tài khoản kế toán Tài khoản kế toán là hình thứcbiểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán, được sử dụng để phản ánh một cáchthường xuyên, liên tục, có hệ thống số hiện có và sự vận động của đối tượng kế toán
cụ thể Tập hợp các tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán hình thành hệ thống tàikhoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của
kế toán bao gồm những quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản,
ký hiệu và nội dung ghi chép của từng tài khoản
Theo điều 24 của Luật Kế toán Việt Nam quy định: “Đơn vị kế toán phải căn
cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán
đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị”
Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán được xem là “xương sống” của hệ thống kếtoán, đảm bảo cho việc xử lý số liệu và cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng.Xét theo tính độc lập tương đối thì các nội dung của tổ chức kế toán có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, do đó nghiên cứu nội dung tổ chức hệ thống tài khoản kế toán đơn vị sựnghiệp tự chủ tài chính phải đặt trong mối quan hệ với các nội dung khác nhau như sau:
- Tổ chức sử dụng thông tin thu thập trên hệ thống chứng từ: Chứng từ kế
Trang 34toán là cơ sở pháp lý, nguồn số liệu để hạch toán vào các tài khoản kế toán tươngứng phù hợp Tùy theo mức độ phân loại, xử lý và tổng hợp báo cáo của nhân viên
kế toán vận dụng hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu mà nhân viên kế toán cóthể phản ánh trực tiếp vào tài khoản chi tiết, tài khoản tổng hợp hoặc phải tiến hànhtổng hợp trước khi phản ánh vào các tài khoản kế toán theo từng đối tượng kế toán
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán ápdụng trong các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính hiện nay được thực hiện theo Chế
độ kế toán sự nghiệp tự chủ tài chính ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTCngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hệ thống tài khoản kế toán đơn vị sựnghiệp tự chủ tài chính gồm gồm 7 loại và được quy định đến tài khoản cấp 2, gồmloại 1- Tiền, vật tư, loại 2- Tài sản cố định, loại 3- Thanh toán, loại 4- Nguồn kinhphí và các quỹ, loại 5- Các khoản thu, loại 6- Các khoản chi và loại 0- Tài khoảnngoài bảng Các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính căn cứ vào hệ thống tài khoản BộTài chính quy định để lựa chọn các tài khoản áp dụng trong đơn vị mình cho phùhợp với đặc điểm, quy mô, lĩnh vực hoạt động, đảm bảo hạch toán đầy đủ cácnghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh Ngoài ra, trong điều kiện tự chủ tài chính, để
đề ra những quyết định phù hợp, các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính cần có nhucầu lớn về thông tin quản lý tài chính, quản lý các khoản thu, chi Các đơn vị sựnghiệp tự chủ tài chính có thể nghiên cứu, xây dựng các tài khoản kế toán chi tiết đểphù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tinquản trị nội bộ về những nghiệp vụ trọng yếu, góp phần theo dõi bổ sung và tăngtính chi tiết, kịp thời về những đối tượng đã được theo dõi trên hệ thống tài khoản
kế toán mà chế độ quy định
Bên cạnh đó, trong trường hợp các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính sử dụngphần mềm kế toán, công việc quan trọng là hệ thống tài khoản kế toán phải được mãhóa trên cơ sở số hiệu tài khoản kế toán do chế độ quy định được bổ sung thêm các
số hoặc kết hợp chữ và số hoặc dùng hệ thống ký tự chữ để mã hóa các tài khoảnchi tiết đến cấp 4, cấp 5, cấp 6,… đảm bảo tính thống nhất trong toàn đơn vị; đápứng yêu cầu có thể chỉnh sửa, bổ sung linh hoạt
Như vậy, việc lựa chọn hợp lý các tài khoản sẽ giúp bộ máy kế toán đơn vị xử lý,
Trang 35hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, hữu ích, phục vụ hiệu quảcho yêu cầu quản lý của đơn vị Đối với từng tài khoản, đơn vị có thể quy định chi tiếttùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế toán,phương tiện kỹ thuật thu nhận, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kế toán.
Tóm lại, việc vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán sẽ là định hướng cótính chất quyết định đến hệ thống thông tin của đơn vị Do đó các đơn vị sự nghiệp
tự chủ tài chính cần phải có sự quan tâm đúng mức khi vận dụng hệ thống tài khoản
kế toán Trong quá trình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán phải bám sát và dựatrên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành đồng thời phải kết hợp xem xét những đặcđiểm riêng trong hoạt động quản lý tài chính, trong công tác tổ chức quản lý tài chínhcũng như yêu cầu về thông tin quản lý của đơn vị
* Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán
Nhằm quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị, nhữngthông tin phản ánh trong các chứng từ kế toán cần phải được phân loại và phản ánhmột cách có hệ thống vào các tài khoản kế toán trong các tờ sổ kế toán phù hợp
Điều 25 Luật Kế toán đã quy định “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán” Như vậy, sổ kế toán là phương tiện để cập nhật và hệ thống hóa các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán, từng chỉ tiêu kinh tế Đối tượng kếtoán rất phong phú, đa dạng về nội dung kinh tế, về đặc điểm vận động và có yêu cầuquản lý khác nhau, do đó để phản ánh các đối tượng kế toán sổ kế toán bao gồmnhiều loại khác nhau Vì vậy, tổ chức hệ thống sổ kế toán chính là việc thiết lập chođơn vị một hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có chủng loại, số lượng, hìnhthức kết cấu theo hình thức kế toán nhất định phù hợp với đặc thù của đơn vị Do
đó, tổ chức hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo hệ thống hóa được toàn bộ thông tin
về hoạt động kinh tế, tài chính để lập được các báo cáo tài chính nhằm cung cấpthông tin phục vụ cho công tác quản lý tài chính Vì vậy, việc tổ chức hệ thống sổ
kế toán ở đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Phải đảm bảo mối quan hệ giữa ghi sổ theo trật tự thời gian với ghi sổ phânloại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị khi tổ
Trang 36Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán theo quy định của Nhà nước: Để tổchức hệ thống sổ kế toán đáp ứng các yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, kế toán đơn
vị sự nghiệp tự chủ tài chính cần lựa chọn hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán(hay hình thức kế toán) thích hợp với số lượng sổ, nội dung, kết cấu các loại sổ phùhợp với đặc điểm các loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị Hình thức
kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán, bao gồm số lượng sổ, kết cấu các loại sổ,mối quan hệ giữa các loại sổ trong việc ghi chép, tổng hợp, hệ thống hóa số liệu từcác chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất định nhằm cung cấpcác số liệu cần thiết cho việc lập các báo cáo kế toán
Như vậy, mỗi hình thức kế toán quy định một hệ thống sổ kế toán nhất định,đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chínhquy định để lựa chọn hệ thống các sổ kế toán theo hình thức kế toán đã chọn Cácđơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, lưu trữ
và bảo quản sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thihành Luật Kế toán và Chế độ kế toán sự nghiệp tự chủ tài chính ban hành theoThông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đốivới từng sổ kế toán, các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thể cụ thể hóa theohình thức kế toán đã chọn, đảm bảo phù hợp với quy mô, đặc điểm, yêu cầu quản
lý, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán và phương tiện kỹ thuật tính toán.Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của quản trị nội bộ đơn vị, các đơn vị sự nghiệp tựchủ tài chính tự xây dựng các sổ kế toán phục vụ cho việc tổng hợp chi phí, doanh
Trang 37thu và xác định kết quả hoạt động dịch vụ theo bộ phận, theo từng hoạt động dịchvụ,… hoặc cần phải bổ sung một số chỉ tiêu cần thiết trên cơ sở hệ thống sổ kế toánchi tiết đã được quy định trong chế độ kế toán của Nhà nước
Theo quy định hiện hành và tùy vào quy mô, đặc điểm hoạt động và trình độ củađội ngũ cán bộ kế toán, các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính có thể lựa chọn một trongcác hình thức kế toán: Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái; Hình thức kế toán Nhật kýchung; Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; Hình thức kế toán trên máy vi tính
Tổ chức ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp: Theo hình thức kế toánđơn vị đã lựa chọn và tùy thuộc vào yêu cầu quản lý; nhân viên kế toán căn cứ vàocác chứng từ kế toán đã được kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý tiến hành ghi sổ kếtoán chi tiết theo từng đối tượng quản lý chi tiết; theo từng bộ phận, địa điểm phátsinh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phục vụ công tác quản trị Tổng hợp số liệu sổ
kế toán chi tiết lập các sổ kế toán tổng hợp theo từng loại, nhóm đối tượng kế toánphục vụ cho công tác tổng hợp, phân tích và lập báo cáo kế toán
Tổ chức cung cấp thông tin từ các sổ kế toán: Tùy theo yêu cầu quản lý ởtừng bộ phận, từng đối tượng; kế toán có thể cung cấp thông tin ở những mức độnhất định cho các nhà quản lý từ khâu tổng hợp ghi sổ kế toán như về số lượng, sựbiến động của từng thứ, từng loại, từng nhóm đối tượng kế toán hoặc theo từng loạinghiệp vụ phục vụ công tác phân tích, đánh giá thông tin kế toán để có những biệnpháp điều chỉnh trong quản lý và điều hành trực tiếp phù hợp
Tóm lại, sổ kế toán không chỉ có tác dụng tập hợp số liệu một cách có hệthống từ các bản chứng từ kế toán mà quan trọng hơn là giúp cho kế toán trong việc
hệ thống hóa, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin phục vụcho nhà quản lý Chính vì vậy, tổ chức hệ thống sổ kế toán khoa học, hợp lý sẽ tạo
ra thông tin đầy đủ giúp cho việc theo dõi và kiểm soát chặt chẽ đối với các loại vật
tư, tài sản, tiền vốn và các hoạt động kinh tế tài chính khác của đơn vị, giảm nhẹ laođộng kế toán, tăng năng suất lao động kế toán, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thờithông tin cho lãnh đạo cũng như các cơ quan hữu quan
* Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Việc lập các báo cáo kế toán là khâu công việc cuối cùng của một quá trình tổ
Trang 38chức kế toán Số liệu trong báo cáo kế toán mang tính tổng quát, toàn diện tình hìnhtài sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí của Nhà nước, tình hình thu, chi và kếtquả hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phục vụ cho việckiểm tra, kiểm soát các khoản chi; quản lý tài sản; tổng hợp phân tích, đánh giá cáchoạt động của đơn vị Như vậy, tổ chức lập báo cáo kế toán là quá trình cung cấpthông tin một cách đầy đủ và trực tiếp cho quản lý cả trong nội bộ đơn vị và nhữngngười bên ngoài có liên quan đến lợi ích với đơn vị Chính vì thế, tổ chức lập báocáo kế toán được đầy đủ, kịp thời, đúng theo yêu cầu quản lý sẽ giúp cho việc phântích, đánh giá tình hình được đúng đắn, góp phần làm cho quản lý của đơn vị đem lạihiệu quả ngày càng cao.
Như vậy, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trong các đơn vị sự nghiệp tự chủtài chính bao gồm các nội dung chính sau:
Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên ngoài đơn vị.
Báo cáo tài chính là báo cáo phản ánh số liệu ở mức độ tổng hợp, lập theođịnh kỳ và cung cấp thông tin không chỉ cho quản lý của đơn vị mà còn cho các đốitượng bên ngoài đơn vị có liên quan đến lợi ích với đơn vị Các báo cáo này thường
là báo cáo bắt buộc, được Nhà nước quản lý và ban hành các biểu mẫu thống nhất Báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính được lập vào cuốiquý, cuối năm và nộp cho cơ quan chủ quản chậm nhất là 25 ngày sau khi kết thúcquý (đối với báo cáo tài chính quý) và sau khi đã được chỉnh lý sửa đổi, bổ sung sốliệu trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của pháp luật (đối với báo cáotài chính năm)
Kế toán trưởng (hay người phụ trách kế toán) và Thủ trưởng đơn vị phải chịutrách nhiệm về các số liệu của báo cáo tài chính Vì vậy, Kế toán trưởng (hay ngườiphụ trách kế toán) của các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính phải quy định rõ tráchnhiệm của các bộ phận kế toán liên quan trong bộ máy kế toán về việc cung cấp các
số liệu, tài liệu, đảm bảo thời gian và sự chính xác cho việc lập các báo cáo tài chính Ngoài ra, các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính phải thực hiện công khai Báocáo tài chính theo một trong các hình thức sau: Phát hành ấn phẩm, thông báo bằng
Trang 39văn bản, niêm yết, các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức lập báo cáo tài chính là dựa vào các quy định về biểu mẫu,phương pháp lập của Nhà nước để tiến hành phân công và hướng dẫn các bộ phậnliên quan thực hiện đúng theo các quy định Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp tự chủtài chính chủ yếu lập và gửi các báo cáo tài chính theo quy định của Chế độ Kế toán
sự nghiệp tự chủ tài chính ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của đơn vị.
Báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động củađơn vị, phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, tài chính theo từng mặt cụ thể theo yêu cầuquản lý của đơn vị trong việc lập dự toán, kiểm tra điều hành và ra quyết định Bêncạnh đó thông tin trong các báo cáo kế toán này có thể giúp cho nhà quản lý đơn vị
có thể đánh giá được tình hình hoạt động, thực trạng tài chính của đơn vị từ đó cácnhà quản lý đơn vị có thể đề ra các giải pháp, các quyết định trong việc tổ chức,điều hành hoạt động của đơn vị một cách kịp thời, phù hợp với sự phát triển củađơn vị (các quyết định trong ngắn, các quyết định trong dài hạn,…) Đồng thời hệthống báo cáo kế toán này cũng có ý nghĩa trong việc củng cố và nâng cao chấtlượng công tác hạch toán kế toán ở các bộ phận của đơn vị Báo cáo kế toán phục
vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của đơn vị thường được lậpkhông theo những quy định bắt buộc của Nhà nước, mỗi đơn vị tùy theo những đặcđiểm và yêu cầu thông tin để tổ chức lập báo cáo này cho phù hợp
Do vậy, tổ chức lập báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điềuhành hoạt động của đơn vị, chủ yếu là dựa vào đặc điểm tổ chức quản lý tài chính vàyêu cầu thông tin cho quản lý ở từng bộ phận, cũng như toàn đơn vị Từ đó xây dựngcác báo cáo phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết đã xác định và phân công hướngdẫn các bộ phận có liên quan tiến hành lập đúng theo các báo cáo đã được xây dựng Tóm lại, để thông tin báo cáo kế toán trở thành thông tin hữu ích, giúp các đốitượng sử dụng thông tin đánh giá đúng thực trạng và đề ra các quyết định quản lýtài chính đúng đắn, việc lập báo cáo kế toán ở các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính
Trang 40cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, nội dung thông tin cung cấp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng
thông tin của đơn vị Nội dung các chỉ tiêu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuậnlợi cho người sử dụng thông tin
Thứ hai, nội dung các chỉ tiêu báo cáo, phương pháp tính các chỉ tiêu số
lượng, giá trị phải nhất quán để đảm bảo có thể tổng hợp được các chỉ tiêu cùngloại, có thể so sánh được với kỳ trước, với dự toán để xem xét, đánh giá khi sử dụngthông tin
Thứ ba, căn cứ xác định các số liệu báo cáo phải rõ ràng, phải có trong sổ kế
toán của đơn vị nhằm đảm bảo tính có thể tin cậy được của thông tin
Thứ tư, các chỉ tiêu số lượng trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, tức là
phải phù hợp với số liệu trong sổ kế toán, sau khi đã kiểm tra tính chính xác của sốliệu này trong quá trình hệ thống hóa thông tin kế toán
Thứ năm, các báo cáo tài chính phải được lập và nộp đúng hạn nhằm phát huy
được hiệu lực đối với người sử dụng thông tin
* Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một nội dung của tổ chức kế toán trong
các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực,khách quan, đáng tin cậy của thông tin kế toán; kiểm tra việc tổ chức chỉ đạo tổchức kế toán trong đơn vị; kiểm tra trách nhiệm cá nhân từng nhân viên kế toán, đặcbiệt là trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng; kiểm tra kết quả tổ chức kếtoán trong mối quan hệ đối chiếu với các bộ phận liên quan trong đơn vị,… Tổ chứckiểm tra kế toán được tiến hành kịp thời được coi là một nhân tố hay biện phápgiám sát vừa chấn chỉnh, vừa ngăn chặn những gian lận, sai sót trong tổ chức kếtoán đảm bảo tuân thủ đúng các qui định của pháp luật và được thể hiện tại
Khoản 10, điều 4, Luật Kế toán “Kiểm tra kế toán là xem xét đánh giá việc thực thi pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán”
Thông qua kiểm tra kế toán, nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ tuânthủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, đánh giá đượctình hình chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp