Để đảm bảo, nâng cao chấtlượng giáo dục, các nhà trường cần quan tâm đến vấn đề tự học của học sinhnói chung và học sinh DTTS tại trường bán trú THCS nói riêng, bên cạnh đócũng cần phải
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ TRUNG HIẾN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NẬM PỒ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ TRUNG HIẾN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NẬM PỒ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGÔ GIANG NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ
thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” được
thực hiện từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 Luận văn sử dụngnhững thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồngốc, số liệu đã được phân tích, tổng hợp, xử lí và đưa vào luận văn đúng quyđịnh
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàntoàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Nếu phát hiện
có vấn đề sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Trung Hiến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo -Tiến sĩ Ngô Giang Nam - người trực tiếp tậntình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học, Ban giám hiệu Trường Đạihọc Sư phạm Thái Nguyên, khoa Sau đại học, tập thể các thầy cô giáo giảngdạy lớp Cao học Quản lý giáo dục K24B đã quan tâm, tận tình giảng dạy, tạođiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên, các em học sinh các trường Phổthông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cùng bạn
bè đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trìnhhọc tập và thực hiện luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình nghiên cứu và thựchiện luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót; tác giả kính mongnhận được sự quan tâm chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
để kết
quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Trung Hiến
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chon đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS 5
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 8
1.2.1 Tự học 8
1.2.2 Hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDT bán trú 10
1.2.3 Quản lý hoạt động tự học 10
1.2.4 Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh 11
Trang 61.3 Khái quát chung về hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT
THCS 12
1.3.1 Đặc điểm học sinh trường PTDTBT THCS 12
1.3.2 Ý nghĩa, vai trò của hoạt động tự học 14
1.3.3 Mục tiêu của hoạt động tự học 15
1.3.4 Động cơ tự học 16
1.3.5 Nội dung tự học 16
1.3.6 Phương pháp, phương tiện tự học 17
1.3.7 Hình thức hoạt động tự học 18
1.3.8 Mối quan hệ giữa hoạt động tự học và hoạt động dạy học 21
1.3.9 Đánh giá kết quả hoạt động tự học 23
1.3.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học 23
1.4 Những vấn đề về quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT THCS 25
1.4.1 Quản lí việc bồi dưỡng nhận thức, động cơ và thái độ tự học của HS
25 1.4.2 Quản lí việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học 26
1.4.3 Quản lí nội dung tự học của HS 27
1.4.4 Quản lí phương pháp tự học của HS 27
1.4.5 Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS 28
1.4.6 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học 28
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 30
2.1 Vài nét về các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
30 2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 32
2.2.1 Mục đính khảo sát 32
2.2.2 Nội dung khảo sát 32
2.2.3 Đối tượng khảo sát 32
2.2.4 Phương pháp khảo sát 32
Trang 72.3 Kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động tự học của học sinh ở các
trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 32
2.3.1 Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động tự học 32
2.3.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học 35
2.3.3 Thực trạng hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDT BT THCS tại huyện Nậm Pồ 37
2.4 Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 44
2.4.1 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động tự học hiện nay của các trường PTDTBT THCS 44
2.4.2 Thực trạng quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học 45
2.4.3 Thực trạng quản lí phương pháp tự học của học sinh 47
2.4.4 Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng nhận thức, động cơ và thái độ tự học của học sinh 48
2.4.5 Thực trạng quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học sinh 50
2.4.6 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học 52
2.4.7 Đánh giá về kết quả quản lý hoạt động tự học 53
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường ptdtbt thcs huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 55
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 59
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 59
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính tư tưởng 59
3.1.2 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 59
3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 60
Trang 83.1.4 Đảm bảo tính đồng bộ 60
3.1.5 Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 60
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 60
3.2.1 Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh người DTTS trong các trường PTDT bán trú THCS
61 3.2.2 Đổi mới công tác quản lí, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh 63
3.2.3 Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động tự học cho học sinh người dân tộc thiểu số trong các trường PTDT bán trú THCS 66
3.2.4 Tăng cường quản lý các hoạt động tự học ngoài giờ chính khóa 67
3.2.5 Đổi mới quản lí kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh 69
3.2.6 Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh người DTTS ở các trường PTDT Bán trú THCS 73
3.3 Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp 75
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp 77
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 77
3.4.2 Các bước tiến hành 77
3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 11Bảng 2.6 Nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học 45Bảng 2.7 Đánh giá việc quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung
tự học 46Bảng 2.8 Thực trạng việc quản lý bồi dưỡng phương pháp tự học cho
học sinh 47Bảng 2.9 Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh 49Bảng 2.10 Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
tự học của học sinh 50Bảng 2.11 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục
vụ cho hoạt động tự học 52Bảng 2.12 Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả quản lí hoạt
động tự học 53Bảng 2.13 Đánh giá của học sinh về kết quả công tác quản lí hoạt động
tự học 55Bảng 2.14 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động tự học 56Bảng 4.1 Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý 78
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chon đề tài
Tự học có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chấtlượng dạy học Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ: “Tập trung sức lựcnâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh”
Do đó việc quản lý hoạt động tự học của học sinh cũng đang là vấn đề thu hútđược sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục.Vấn đề đổi mới quá trình dạy họcnhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thực chất là “Lấy người học làmtrung tâm”, “lấy tự học, tự đào tạo làm trọng tâm”, “lấy tự học làm cốt”
Trong những năm qua loại hình trường PTDTBT THCS trên địa bànhuyện Nậm Pồ đã được hình thành và phát triển, gắn liền với đó là việc nângcao chất lượng giáo dục đáp ứng các mục tiêu giáo dục và đào tạo Các trườngPTDTBT THCS huyện Nậm Pồ trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng trongviệc quản lí hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS; công tácquản lí chất lượng giáo dục đã và đang từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụgiáo dục và đào tạo đúng với yêu cầu đổi mới giáo dục.Tuy nhiên, kết qủa họctập của học sinh các trường PTDT bán trú THCS của huyện còn thấp, đặc biệthoạt động tự học của HS vẫn còn nhiều hạn chế Để đảm bảo, nâng cao chấtlượng giáo dục, các nhà trường cần quan tâm đến vấn đề tự học của học sinhnói chung và học sinh DTTS tại trường bán trú THCS nói riêng, bên cạnh đócũng cần phải có giải pháp quản lý cụ thể, sự phối hợp của các lực lượng trong
và ngoài trường, gia đình và nhà trường để đẩy mạnh hoạt động tự học của họcsinh tại các trường PTDTBT THCS
Lứa tuổi THCS là nhóm tuổi đặc biệt, “không còn trẻ con nhưng lại chưaphải là người lớn” chưa có động cơ mục đích học tập rõ ràng, chưa có ý thức tựgiác học tập cũng như chưa biết lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp,sắp xếp thời gian cũng như hình thức tự học Đặc biệt học sinh các trường bán
Trang 14trú chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số, sống xa gia đình, nên việc quản
lý việc học ngoài giờ trên lớp của gia đình ngoài gặp nhiều khó khăn Bên cạnh
đó nhà trường quan tâm nhiều đến việc truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng tớiviệc giáo dục, rèn luyện phương pháp tự học cho HS, chưa chú ý đến việc pháttriển năng lực phù hợp với nhiều đối tượng HS DTTS, đòi hỏi học sinh phải tựnghiên cứu, tìm tòi mới có thể hoàn thành được Thêm vào đó một số trườngPTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ mới thành lập, chưa có nhiều kinhnghiệm và biện pháp phù hợp trong công tác quản lí hoạt động dạy và học, đặcbiệt là quản lí hoạt động tự học của học sinh DTTS Thực tế việc quản lí hoạtđộng này mới chỉ tập trung vào quản lí thời gian học, sĩ số học sinh… chưaquan tâm đúng mức đến công tác quản lí chất lượng tự học của học sinh Với
lý do trình bày trên tôi lựa chọn đề tài:"Quản lí hoạt động tự học của học sinh
ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên" làm đề tài
nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tự học của học sinh
ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, từ đó Đềxuất biện pháp quản lý hoạt động tự học góp phần nâng cao chất lượng dạy họccho học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT THCS.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBTTHCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên
4 Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, công tác quản lí hoạt động tự học của học sinh các
Trang 15trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã và đang đượcthực hiện, đem lại một số kết quả nhất định, song còn nhiều hạn chế, chưa đápứng được yêu cầu đặt ra Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tựhọc của học sinh một cách đồng bộ, hiệu quả thì kết quả học tập của học sinh sẽđược tiến bộ, ghóp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trườngPTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, Điện Biên.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
a Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lí hoạt động tự học của học sinh
PTDTBT THCS, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động tự học và chủ thể quản lí hoạt động tự họccủa học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sưu tầm sách, tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, những tư liệu vềgiáo dục học, tâm lý học, lý luận về quản lý giáo dục; các văn bảnvềhoạt động
tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh phổ thông
- Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài;nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài; lựa chọn những khái niệm, luậnđiểm cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dựđoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu; tổng hợp các tài liệu để giúpcho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Trang 16- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phát vấn
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong quản lý hoạt động tự học
tự học của học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên
8 Cấu trúc của luận văn
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động tự học của học sinh ở trường
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Tự học và các kĩ năng tự học là một trong những vấn đề mang tính lịch
sử được nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm dưới nhiều góc độ khácnhau ngay từ khi giáo dục chưa trở thành một khoa học
Thời cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 TCN), nhà giáo dục kiệt xuất củaTrung Hoa đã nói “Học phải kết hợp với suy nghĩ, học mà không suy nghĩ thì
dễ mắc lầm, chỉ nghĩ mà không học thì chỉ thêm ngu tối” [10]; Khổng Tử đãcho thấy tầm quan trọng của việc tự học và phương pháp tự học
Smit Hecbơc đã nhấn mạnh việc quan tâm giáo dục động cơ hoạt độngđúng đắn là điều kiện để học sinh tích cực chủ động trong học tập [18]
Rubakin (1862-1946) trong tác phẩm “Tự học như thế nào? [17] do
Nhà sư phạm lỗi lạc Tiệp Khắc Jan Amos Komensky (1592 1670) Ông tổ của nền giáo dục cận đại, đã khẳng định: “Không có khát vọng học tậpthì không thể trở thành tài năng, cần phải làm thức tỉnh và duy trì khát vọng họctập trong học sinh” Năm 1657, ông đã hoàn thành tác phẩm “Khoa sư phạm vĩđại” trong đó nêu rõ: “Việc học hành, muốn trau dồi kiến thức vững chắckhông thể làm một lần mà phải ôn đi ôn lại, có bài tập thường xuyên phù hợpvới trình độ” [7, tr.40] Trong giai đoạn hiện đại, các nhà giáo dục học đi sâu
Trang 18-Cuối thế kỷ XX, quan niệm về học tập suốt đời được coi là chìa khóa mởcửa vào thế kỷ XXI Theo khuyến cáo về “Giáo dục cho thế kỷ XXI”, UNESCO
đã nêu bốn trụ cột về giáo dục: “Học để biết, học để làm, học để cùng chungsống, học để làm người”
Như vậy, lịch sử đã cho thấy vấn đề tự học, tự nghiên cứu của học sinh,sinh viên đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà sư phạm quan tâm nghiên cứu
ở những góc độ khác nhau Các tác giả đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng củahoạt động tự học
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về vấn đề tự học tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứulâu dài cả về lí luận và thực tiễn, đã trải qua một giai đoạn phát triển
Nghiên cứu về vấn đề tự học, trước tiên phải nói đến Chủ tịch Hồ ChíMinh, một tấm gương sáng về tinh thần tự học Người rất quan tâm đến vấn đềgiáo dục, vấn đề học tập, rèn luyện và đặc biệt Bác rất coi trọng của việc tự học.Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm ( Vào ngày 9 tháng 12 năm1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”.Ở tácphẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), khi nói về công tác huấn luyện cán bộ,Bác cũng nhắc nhở về cách học tập: "Lấy tự học làm cốt Do thảo luận và chỉđạo góp vào” [12, Tr.57].Với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọntrong mấy câu sau : “ Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và họcdân” [12]
Tư tưởng của Người về tự học đã được vận dụng, quán triệt trong cácNghị quyết của Đảng Nghị quyết Hội nghị lần thứ II - BCH TW Đảng khoáVIII đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy học… nâng cao khả năng tựhọc, tự nghiên cứu của người học” [4] Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất vềcông tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 6 tháng 5 năm 1950, Bác đãkhuyên học viên: “Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa Phảibiết tự động học tập” Như vậy, theo Bác việc tự học giữ vai trò rất quan trọng,
có tác dụng quyết định cho kết quả học tập và việc tự học phải được xuất phát
từ động lực của chính bản thân người học
Trang 19Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự học, có thể kế đếncác tác giả: Nguyễn Sỹ Thư, Thái Duy Tuyên, Nguyễn Cảnh Toàn…
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã có nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu
về vấn đề tự học Các công trình của ông đã ra đời để thuyết phục giáo viên ởcác cấp học, bậc học thay đổi cách dạy của mình nhằm phát triển khả năng tựhọc cho học sinh ở mức độ tối đa Ông phân tích sâu sắc bản chất tự học, xâydựng khái niệm tự học chuẩn xác, đưa ra mô hình dạy - tự học tiến bộ vớinhững hướng dẫn chi tiết cho giáo viên khi thực hiện mô hình này
Đi sâu hơn vào bản chất của vấn đề tự học trên cơ sở tâm lí học và giáodục học, đã có các tác giả Thái Duy Tuyên với “Bồi dưỡng năng lực tự học chohọc sinh”, tác giả Nguyễn Kỳ với việc nghiên cứu “Biến quá trình dạy họcthành quá trình tự học”,tác giả Đặng Vũ Hoạt với nghiên cứu “Một số nét vềthực trạng, phương pháp dạy học đại học”
Tác giả Lê Khánh Bằng lại cho rằng: “Tự học là tự mình suy nghĩ, sửdụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoahọc nhất định”[1, Tr3]
Một số công trình đã nghiên cứu về quản lí hoạt động tự học như luậnvăn thạc sỹ: “ Biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh trung học phổthông huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Phạm Văn Liên, năm2012; “ Biện pháp quản lí hoạt động tự học của học viên trường sỹ quan lụcquân 2” của tác giả Trần Bá Khiêm, năm 2007; "Các biện pháp quản lý hoạtđộng tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an” của tác giả PhạmQuang Bảo, năm 2009; “Quản lý hoạt động tự học của sinh viên nội trú trườngCao đẳng Hàng hải I” của tác giả Nguyễn Văn Nam, năm 2013; “Quản lý hoạtđộng t ự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổthông Miền Tây tỉnh Yên” của tác giả Phạm Hoài Minh, năm 2014 Bên cạnh
đó còn có các công trình đã được công bố: Tác giả Phan Quốc Lâm (2010) vớicông trình “Tiếp cận vấn đề kĩ năng theo quan điểm tâm lí học hoạt động”, tạpchí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 11; Tác giả Dương Thị Linh (2010), “Một sốvấn đề về hoạt động tự học của sinh viên
Trang 20trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 1 Các côngtrình nghiên cứu về vấn đề tự học ở những góc độ khía cạnh khác nhau, đã chỉ
ra vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tự học, các phương pháp tự học, các điềukiện, phương tiện phục vụ tự học, các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả tự học vàcác phương pháp nâng cao chất lượng tự học
Tuy nhiên, về phương diện quản lý hoạt động tự học của học sinh ở cáctrường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên thì hiện naychưa có tác giả nào đề cập đến Do đó đề tài tập trung nghiên cứu sâu về cơ sở
lý luận của hoạt động tự học, thực trạng quản lý hoạt động tự học, trên cơ sở đó
đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tự học của học sinh ở cáctrường PTDTBT THCS vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, gópphần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập cho HS ở các trườngPTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Tự học
Theo từ điển Việt Nam, khái niệm "Tự học" được hiểu là "Tự học lấymột mình trong sách chứ không có thầy dạy" cũng có thể hiểu là "Tự đi tìm lấykiến thức có nghĩa là tự học" [15]
Có nhiều tác giả nghiên cứu về tự học, luận văn đưa ra một số quan điểmcủa các nhà nghiên cứu về vấn đề này:
Theo tác giả Lê Khánh Bằng: "Tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng cácnăng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhấtđịnh" [1] Tác giả cho rằng tự học là việc học của chính bản thân người học,chính họ phải huy động các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnhnhững tri thức khoa học của loài người và biến những tri thức đó thành vốnkinh nghiệm của bản thân
Trong quyển "Tự học - một nhu cầu thời đại” của tác giả Nguyễn Hiến
Lê, ông lại cho rằng khái niệm "Tự học" được hiểu là "… không ai bắt buộc màmình tự tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm và có thầy hay không, ta khôngcần biết
Trang 21Người tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tuỳ ý, muốn học lúcnào cũng được, đó mới là điều kiện quan trọng", ông cũng trích dẫn để làm rõhơn về khái niệm và tầm quan trọng của tự học "Mỗi người đều nhận hai thứgiáo dục: Một thứ, do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn nhiều, domình tự kiếm lấy" [9]
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học - là tự mình động não, suy nghĩ, sửdụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp ) và khi cả cơbắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ,tình cảm, cá nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, cóchí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học,
ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểubiết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”[22]
Theo tác giả Nguyễn Văn Đạo: "Tự học là công việc tự giác của mỗingười do nhận thức được đúng đắn vai trò quyết định của nó đến sự tích lũykiến thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sựtiến bộ xã hội".[6, tr.1]
Theo tác giả Võ Quang Phúc: “Tự học là một bộ phận của học, nó đượctạo thành bởi những thao tác, cử chỉ ngôn ngữ, hành động của người học trong
hệ thống tương tác của hoạt động dạy học Tự học phản ánh rõ nhu cầu bức xúc
về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học,phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt kết quảnhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định”[16, Tr37]
Những quan điểm trên về tự học tuy khác nhau, nhưng đều chung bảnchất đó là sự tự giác và kiên trì cao; sự tích cực, độc lập và sáng tạo của ngườihọc trong học tập
Từ những quan điểm nêu trên, ta có thể thấy: Tự học là một quá trình
hoạt động nhận thức của mỗi người, là sự nỗ lực, tự giác chiếm lĩnh tri thức phù hợp với điều kiện, khả năng, mục tiêu đề ra để hình thành phát triển nhân cách.
Trang 221.2.2 Hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDT bán trú
Là hoạt động học tập tự giác, tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học tậpcủa học sinh ở trường PTDT bán trú
Hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDT bán trú chủ yếu là họcsinh người DTTS chính là phát huy vai trò tích cực chủ động học tập của ngườihọc, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính mình
Hoạt động tự học của các em HS được thực hiện chủ yếu tại nhà trường,
có thể trên lớp trong giờ học chính khóa, cũng có thể tự học ngoài giờ chínhkhóa khi không có sự hướng dẫn của thây cô giáo
1.2.3 Quản lý hoạt động tự học
Quản lý hoạt động tự học được xem là một trong những nội dung cơ bảncủa quản lý nhà trường Quản lý hoạt động tự học là quản lý các hoạt động họctập tích cực của người học và các điều kiện đảm bảo cho người học học tập tíchcực, nhằm nâng cao hiệu quả học tập của người học và hiệu quả đào tạo của cơ
sở giáo dục
Đối với các nhà trường, công tác quản lí hoạt động tự học ở học sinhchính là cụ thế hóa kế hoạch hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của nhà trường nhằmđiều khiển các tổ chức trong nhà trường thực hiện việc quản lí, kiểm tra, đônđốc hoạt động tự học của học sinh, phát huy vai trò tích cực chủ động học tậpcủa học sinh, giúp người học chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng
nỗ lực của chính mình Quản lý hoạt động tự học của học sinh có liên quan chặtchẽ với quá trình tổ chức dạy học của giáo viên
Quản lý hoạt động tự học là bộ phận cấu thành nên hệ thống quản lý quátrình giáo dục, đào tạo trong nhà trường Quản lý hoạt động tự học của học sinhbao gồm hai quá trình cơ bản là quản lý hoạt động tự học trong giờ lên lớp vàquản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp, được tiến hành trên cả hai phươngdiện ở trường và ở nhà
Như vậy, quản lý hoạt động tự học là một hệ thống các tác động sư phạm
có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài
Trang 23nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của học sinh nhằm thúc đẩy học sinh tựgiác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chínhbản thân trong hoạt động học tập.
Nội dung quản lý hoạt động tự học của học sinh bao gồm nhiều hoạtđộng như: quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học; xây dựng và thực hiện kếhoạch tự học; xây dựng nội dung tự học; bồi dưỡng phương pháp tự học; xâydựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học; các điều kiện đảm bảo chohoạt động tự học
1.2.4 Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh
Theo Từ điển tiếng Việt: Biện pháp là cách làm là cách thức tiến hànhgiải quyết một vấn đề nào đó cụ thể
Biện pháp quản lý là tổng hợp các phương pháp, hình thức tiến hành củanhà quản lý, nhằm tác động đến đối tượng được quản lý để giải quyết nhữngvấn đề cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của chủ thể quản lý đề ra
Biện pháp quản lý hoạt động tự học là tổng hợp các phương pháp, cáchthức tiến hành tác động của các nhà quản lý, giáo viên, các lực lượng khác đếnviệc tự học của học sinh nhằm mục đích khơi dậy tính tự giác học tập của họcsinh
Biện pháp quản lý hoạt động tự học của HS không chỉ giới hạn trongphạm vi giáo dục HS ở trên lớp, mà còn gồm cả việc HS tham gia các hoạt độngngoài giờ lên lớp, tự học, thực hành, giao lưu,
Để quản lý tốt hoạt động tự học của học sinh có thể sử dụng nhiều biệnpháp khác nhau, nhưng có thể chia thành ba nhóm biện pháp chính:
Biện pháp quản lý có tính chất hành chính, quy chế: Căn cứ Điều lệtrường THCS, quy định quản lý việc dạy học trên lớp của giáo viên và việc họctập của học sinh
Biện pháp quản lý có tính chất đặc thù: Thông qua việc soạn bài trước khilên lớp, giáo viên thiết kế bài giảng có các tình huống để tạo hứng thú học tập,
Trang 24phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, thu hút học sinh vàohoạt động tự học ngay trong các giờ lên lớp Thông qua việc giao nội dung lýthuyết, bài tập để học sinh tự học ngoài giờ lên lớp Nâng cao nhận thức cho HS
về mục tiêu của tự học, kích thích niềm hứng thú, say mê tự học của HS; giúp
HS hình thành và sử dụng các phương pháp tự học một cách hiệu quả như:chọn tài liệu nghiên cứu, cách đọc sách, tra cứu tài liệu; cách ghi chép, tríchdẫn; cách sử dụng tư liệu trong nghiên cứu Nhà trường tổ chức các chuyên đề
về phương pháp tự học cho HS theo định kỳ, đảm bảo hiệu quả
Biện pháp quản lý mang tính chất kích thích hoạt động của cá nhân: Tổchức các hoạt động thi đua giữa cá nhân, nhóm, tập thể lớp và trong toàntrường xây dựng bầu không khí học tập tích cực, tạo hứng thú học tập, pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; Động viên, khen thưởng kịpthời những cá nhân có thành tích cao trong học tập, những tập thể có phong trào
tự quản tốt trong học tập để kích thích hứng thú và hình thành ý thức tự họctrong học sinh
1.3 Khái quát chung về hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT THCS
1.3.1 Đặc điểm học sinh trường PTDTBT THCS
Trường PTDTBT THCS là trường năm trong hệ thống giáo dục quốc dân,được thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộcđịnh cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằmgóp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này Trường PTDTBT THCS
có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố anninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; ý nghĩa thực tế đối với họcsinh dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
+ Đặc điểm về nhận thức của học sinh trường PTDT Bán trú THCS
Học sinh trường PTDTBT THCS xuất thân từ các xã có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn của miền núi, chủ yếu là các xã thuộc vùng cao, vùngsâu, vùng xa Địa hình hiếm trở, phân bố dân cư không đồng đều, giao thông đilại hết sức khó khăn, nhiều hộ gia đình cách trung tâm xã hơn 15 km
Trang 25Học sinh THCS có lứa tuổi từ 11-15 tuổi, đây là lứa tuổi rất phức tạp về
Trang 26tâm, sinh lí Bên cạnh đó các em là học sinh người dân tộc thiểu số, lứa tuổi này
đa số là lao động cơ bản của gia đình, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới côngtác dạy và học của nhà trường cũng như hoạt động tự học của các em
Thực tế đã cho thấy, khả năng tư duy trực quan hình ảnh của học sinhdân tộc tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logic Vì đối tượng tri giác gần gũicủa học sinh dân tộc chủ yếu là cây cối, thiên nhiên Do đó, việc tổ chức cáchình thức học tập đa dạng như: tham quan, ngoại khoá, tăng cường cách dạyhọc trực quan sẽ giúp học sinh dễ hiểu, tạo tiền đề cho nhận thức ở mức độcao hơn đó là nhận thức duy trừu tượng - logic
+ Đặc điểm về tình cảm, tính cách của học sinh trường PTDT BT THCS Học sinh dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng mạnh của cộng đồng nơi các emcư
trú, thông qua các hoạt động giao tiếp Cách nói, cách nghĩ và hành vi củahọc sinh dân tộc có những nét riêng Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xãhội, các em coi trọng tín nghĩa, trung thực, thẳng thắn Tình cảm, tính cách củahọc sinh dân tộc thiểu số bộc lộ một cách khá sâu sắc Tuy nhiên, tình cảm đóthường thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ Khi giao tiếp vớingười thân, với bạn là thẳng thắn, bình đẳng Giao tiếp với người lạ các em thiếu
tự tin, kỹ năng diễn đạt chưa thực sự lưu loát, ngại trao đổi Do kỹ năng địnhhướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn vì chịu ảnh hưởng từnhỏ của cộng đồng
Trong quá trình học tập tại trường, là môi trường giao tiếp sư phạm mới,
có ý nghĩa lớn đối với các em Khi được giao tiếp trong môi trường mới đadạng, phong phú về các hình thức tổ chức học tập, thời gian tiếp xúc của họcsinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhiều hơn so với các môitrường khác Tuy nhiên, tính tích cực trong giao tiếp của học sinh chưa cao, kỹnăng sống, khả năng giao tiếp, còn nhiều hạn chế
Từ những đặc trưng cơ bản về hoạt động dạy học và đặc điểm học sinhtrung học cơ sở nói trên, đòi hỏi công tác quản lí hoạt động dạy học, cũng nhưviệc bồi dưỡng kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cho học sinh người dân tộc thiểu
số cần được đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy-học, chất lượngcuộc sống của học sinh dân tộc, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội
Có thể xem tính tích cực (hình thành từ năng lực tự học) như một điều
Trang 27kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại Trong
đó hoạt động tự học là những biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt của từng
cá nhân người học trong quá trình nhận thức thông qua sự hưng phấn tích cực
Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú trong học tập Có hứng thúngười học mới có được sự tự giác say mê tìm tòi nghiên cứu khám phá Hứngthú là động lực dẫn tới tự giác Tính tích cực của con người chỉ được hình thànhtrên cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiên giữa hứng thú với tự giác Nó bảo đảm cho
sự định hình tính độc lập trong học tập
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi người họckhông chỉ có kiến thức mà còn cần phát triển kỹ năng học tập, làm việc Đây làmột trong những khó khăn lớn đối với công tác quản lý hoạt động tự học cho
HS người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa
Tính tích cực tự giác học tập của học sinh người dân tộc thiểu số phụthuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng
đó là sự quan tâm của gia đình Đa số gia đình các em là hộ nghèo, hoặc cậnnghèo, cha mẹ các em hàng ngày lên nương rãy, ít có thời gian quan tâm tớiviệc tự học của các em Ngoài ra tính tự ái của học sinh người dân tộc thiểu sốrất cao, nên các biện pháp quản lý của thầy cô nếu không được vận dụng mộtcách khéo léo thì khó đem lại hiệu quả
1.3.2 Ý nghĩa, vai trò của hoạt động tự học
Hoạt động tự giác, tích cực của cá nhân trong quá trình tự học đóng vai tròquyết định đến việc hình thành, phát triển nhân cách người
học
Đôí với học sinh người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xãhội đặc biệt khó khăn thì hoạt động tự học còn có ý nghĩa rất quan trọng và thiếtthực Vốn sống của người dân tộc thiểu số còn hạn chế về ngôn ngữ và kỹ nănggiao tiếp, vì vậy hoạt động tự học một cách tự giác, tích cực góp phần khôngnhỏ giúp học sinh thêm tự tin trong giao tiếp và ứng xử với thầy cô, bạn bè
Việc tự học của học sinh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
Trang 28trí tuệ và nhân cách của các em Trí tuệ của học sinh được phát triển trong quátrình tự học của các em bởi lẽ khi tự học các em luôn luôn phải động não, tìmtòi Các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận logic,…thường xuyên được sử dụng đã mài sắc trí tuệ của học sinh Tư duy độc lập củahọc sinh cũng được phát triển trong quá trình tự học của các em Việc tự họccủa học sinh cũng góp phần không nhỏ tới sự phát triển nhân cách của các em.Tính kiên trì, bền bỉ, theo đuổi mục đích đến cùng; dám đương đầu với nhữngkhó khăn, thử thách trong học tập; sự trung thực, say mê trong học tập cũng lànhững phẩm chất nhân cách nổi bật của học sinh THCS.
Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phươngpháp tự học, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậynăng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học
1.3.3 Mục tiêu của hoạt động tự học
Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.
Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy tựhọc Trong quá trình hoạt động dạy học (DH) giáo viên (GV) không chỉ dừnglại ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu SV ghi nhớ mà quantrọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho HS tự mình khám phá ra những quiluật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học Giúp HS không chỉ nắm bắt đượctri thức mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy Thực tiễn cũng nhưphương pháp dạy học hiện đại còn xác định rõ: phương pháp dạy học thì cốtlõi chính là dạy tự học
Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lựcmạnh mẽ cho quá trình học tập
Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời Tự học giúp
con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội Bằng conđường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thíchứng và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đạimang
Trang 29đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp Nếu rèn luyệncho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụngnhững điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quảhọc tập sẽ ngày càng được nâng cao.
Giúp học sinh dần có được kỹ năng trong việc xác định mục tiêu, lựachọn phương pháp, hình thức tự học phù họp với năng lực sở trường của cánhân, hoàn cảnh của bản thân HS Kỹ năng tự học bao gồm:
Kỹ năng lập kế hoạch tự học, kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch tựhọc, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học Ngoài ra, trong hoạtđộng tự học, học sinh cần hình thành các kỹ năng sống như: Kỹ năng giaotiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng chia sẻ,…
Mục tiêu của hoạt động tự học còn được thể hiện ở việc làm thay đổi thái
độ, nhận thức của HS trong hoạt động tự học Rèn cho học sinh THCS đặc biệt
là học sinh dân tộc thiểu số có được thái độ tích cực, tự giác trong hoạt động tựhọc là việc làm rất khó khăn cần có sự kiên trì, bền bỉ và lâu dài
Trang 301.3.5 Nội dung tự học
Trang 31Nội dung tự học là hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hệ thống kinhnghiệm hoạt động sáng tạo và hệ thống thái độ người học cần hình thành tronghoạt động tự học Nội dung tự học rất phong phú bao gồm toàn bộ những vấn đềhọc tập do cá nhân người học độc lập tiến hành, được thể hiện qua các hànhđộng tự học hàng ngày Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung của hoạtđộng tự học về cơ bản có hai phần:
- Nội dung tự học cơ bản:
Đây là những nội dung gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ tự học
có tính chất bắt buộc (HS phải hoàn thành) theo chương trình dạy học trên lớpcủa giáo viên và học sinh trong các môn học Người học thực hiện tốt nhữngnội dung này sẽ chuyển hóa được quá trình đào tạo của nhà trường thành quátrình tự đào tạo của mỗi người học Do đó, nội dung tự học của người học phảitoàn diện, đầy đủ đảm bảo mục tiêu, yêu cầu và theo đúng nội dung chươngtrình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Xét về cơ bản, nội dung của hoạtđộng tự học gồm: kiến thức cơ bản, kiến thức, kỹ năng về nghề nghiệp đangđược đào tạo; phương pháp
Nội dung tự học mở rộng có tác động tích cực, bổ sung, làm phong phúhơn cho nội dung tự học cơ bản Giúp người học củng cố thêm kiến thức cũngnhư hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo, đáp ứng nhu cầu học mở rộng, học nângcao
1.3.6 Phương pháp, phương tiện tự học
Trang 32Phương pháp tự học có một ý nghĩa hết sức quan trọng, vì phương pháp
tự học có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh Muốn nâng caochất lượng, hiệu quả HĐTH, đồng thời phát huy tính tích cực chủ động sáng tạocủa học sinh, đòi hỏi HS không những có mục đích, động cơ học tập đúng đắn
mà phải có phương pháp tự học phù hợp với từng bộ môn Có nhiều phươngpháp tự học nhưng về cơ bản có thể kể đến một số phương pháp tự học mà đượcnhiều người học sử dụng và đem lại hiệu quả cao, như:
- Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập (ghi nhật ký,trích ghi, tóm tắt, )
đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, phòng chức năng, cũng ảnh hưởng nhiềuđến chất lượng hoạt động tự học của học sinh
1.3.7 Hình thức hoạt động tự học
Hoạt động tự học có thể được xem như là hoạt động tự tổ chức để chiếmlĩnh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.Nếu xem xét tự học trong mối quan hệ với hoạt động giảng dạy thì tự học đượcphân thành các hình thức như:
- Tự học không có hướng dẫn (không có sách và sự hướng dẫn của giáo viên)
Trang 33- Tự học có sách nhưng không có giáo viên bên cạnh.
- Tự học có sách, có thầy hướng dẫn
* Tự học không có hướng dẫn: Là hình thức tự học mà cá nhân tự mày
mò, tự nghiên cứu theo sở thích và hứng thú độc lập không có sách và sự hướngdẫn của giáo viên Tự học không có thầy hay còn gọi là tự học bậc cao là hìnhthức tự học mà người học đã có một trình độ nhất định để có thể tự tổ chức việchọc Hình thức tự học này phải được dựa trên nền tảng một niềm khao khát, say
mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức vừa rộng, vừasâu
Hình thức này thường gặp ở các nhà nghiên cứu khoa học Kết quả củaquá trình tự học đó là đi đến sự sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa họcmới Hình thức tự học không có thầy là hình thức thể hiện đỉnh cao của hoạtđộng tự học
* Tự học có sách nhưng không có thầy bên cạnh
Ở hình thức tự học này có thể diễn ra theo hai dạng:
Thứ nhất, tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy:
Trường hợp này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trongsách qua đó sẽ phát triển về tư duy, tự học hoàn toàn với sách là cái đích màmọi người phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời
Thứ hai, tự học có thầy ở xa hướng dẫn:
Mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có các mối quan hệ trao đổi thông tin giữathầy và trò bằng các phương tiện trao đổi thông tin dưới dạng phản ánh và giảiđáp các thắc mắc, làm bài, kiểm tra, đánh giá,
* Tự học có sách, có thầy hướng dẫn
Ở hình thức tự học này có hai dạng:
Thứ nhất, tự học có sách và không có thầy thường xuyên:
Ở dạng tự học này, HS chỉ gặp thầy vào một thời gian nhất định nào đócủa khóa học (đợt học) hoặc gặp thầy vào một số tiết trong tuần (tháng), đểnhận sự định hướng, gợi ý, giải đáp thắc mắc, thời gian còn lại học sinh về nhà
Trang 34tự học với giáo trình và tài liệu dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên Dạng
tự học
Trang 35này thường thấy như dạy từ xa, dạy học trực tuyến.
Dạng tự học này, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất xúc tác thúcđẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức Trò với vai trò là chủ thể củaquá trình nhận thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá trìnhhọc tập Mối quan hệ giữa thầy và trò chính là mối quan hệ giữa Nội lực vàNgoại lực, Ngoại lực dù quan trọng đến mấy cũng chỉ là chất xúc tác thúc đẩyNội lực phát triển
Trong quá trình tự học ở nhà, tuy người học không giáp mặt với thầy,nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi trí tuệ và kỹ năng củabản thân để hoàn những yêu cầu do giáo viên đề ra Tự học của người học theodạng này liên quan trực tiếp với yêu cầu của giáo viên, được giáo viên địnhhướng về nội dung, phương pháp tự học để người học thực hiện Như vậy ởdạng tự học này quá trình tự học của học sinh có liên quan chặt chẽ với quátrình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức vàquản lý quá trình dạy học của giáo viên và quá trình tự học của học sinh Dạng
tự học này thường gặp ở các bậc học như cao đẳng, đại học,…
Thứ hai, tự học có sách và có thầy thường xuyên: Tự học có thầy hướngdẫn là hình thức tự học nằm trong hoạt động dạy học và thường gặp ở bậc họcphổ thông.Người học thực hiện hoạt động tự học dưới sự định hướng, gợi mở,dẫn dắt của thầy Tự học có thầy thường xuyên là hình thức tự học mà học sinhđược thầy định hướng, gợi mở, dẫn dắt học tập ngay ở trên lớp và trên cơ sở đó
về nhà học sinh có thể tự học Tự học có thầy thường xuyên có thể diễn ra ởtrên lớp và ngoài lớp Ví dụ, học sinh giải bài tập, thảo luận nhóm để hoànthành nhiệm vụ tự học mà thầy giao cho ở trên lớp Hoặc thầy giao nhiệm vụ,hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà, nghiên cứu trước tài liệu phục vụ chobài học ở trên lớp,…
Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm
Trang 36các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đóvào thực tế Có thể tự học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, quahọc thuộc lòng, qua thực tế Sách báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọngtrong cuộc sống và trong học tập Học qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìmhiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo mang lại cho ta Tự học còn thểhiện qua cách nghe giảng bài Nghe giảng không đơn thuần chỉ là nghe giảngrồi chép vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải hiểu và nắm vững vấn
đề Có thể tự đặt ra các câu hỏi khi nghe giảng như: Bài giảng đề cập đến vấn đềgì? Vấn đề đó đã triển khai như thế nào? Cốt lõi của vấn đề là gì? Có thể nói,
tự học qua nghe giảng là cách học phổ biến nhất Khi nghe giảng, ta có thểnhanh chóng thu nhận được lượng kiến thức khá lớn trong một khoảng thời giankhông nhiều Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng bởi với lượngkiến thức lớn trong khoảng thời gian hạn chế, người học có thể không có thờigian đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, do đó không hiểu hết hay không nắm chắc vấnđề
Trong các hình thức tự học trên không có hình thức tự học nào chiếm ưuthế tuyệt đối, mỗi hình thức tự học có những ưu điểm và những hạn chế riêng.Tùy trình độ, đối tượng cũng như quỹ thời gian mà người học lựa chọn hìnhhình tự học sao cho phù hợp nhất.Tuy các hình thức tự học này đều có ưu vànhược điểm nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung hỗ trợ chonhau, người học có thể chỉ lựa chọn một hình thức tự học phù hợp nhất hoặc kếthợp thêm các hình thức tự học khác để có được kết quả học tập cao nhất
Do mục đích và phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến dạng tự học
có sách, có thầy hướng dẫn thường xuyên, từ đó học sinh có thể tự học ngaytrong giờ học chính khóa và tự học ngoài thời gian học chính khóa
1.3.8 Mối quan hệ giữa hoạt động tự học và hoạt động dạy học
Đây là mối quan hệ giữa một bên là tác động bên ngoài và một bên làhoạt động bên trong.Tác động dạy của giáo viên là bên ngoài hỗ trợ cho hoạt
Trang 37động tự học của học sinh Hay nói cách hoạt động dạy học chỉ là ngoại lực, còn
tự học là
Trang 38nhân tố quyết định đến bản thân người học-nội lực Nhưng hoạt động dạy học có
ý nghĩa rất lớn và ảnh trực tiếp đến hoạt động tự học của học sinh
Hoạt động dạy học là một hoạt động kép gồm hoạt động dạy do thầy đảmnhận và hoạt động học do HS đảm nhận Hoạt động dạy của thầy giữ vai trò chủđạo, còn hoạt động học của HS giữ vị trí chủ động
Hoạt động dạy học là một hoạt động có hai chủ thể: Giáo viên và họcsinh, hoạt động này không chỉ là hoạt động truyền thụ kiến thức cho học sinh
mà bao gồm cả công việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, điềukhiển nhận thức của học sinh hình thành kỹ năng, hướng dẫn học sinh phươngpháp học tập, giáo dục cho học sinh về động cơ tự học nhằm đạt kết quả caotrong học tập và rèn luyện
Tự học là hoạt động nhận thức của con người về những quy luật của tựnhiên Hoạt động dạy học và hoạt động tự học là hai hoạt đọng có mối quan hệbiện chứng với nhau, hoạt động dạy học và hoạt động tự học là hai yếu tố cấuthành của quá trình dạy học Nếu chỉ có dạy hoặc chỉ có tự học riêng rẽ, độc lậpthì không có quá trình dạy học, các mục tiêu đề ra sẽ không thể thực hiện được.Mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy học và hoạt động tự học còn thểhiện ở chỗ kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại
Trong quá trình dạy học giáo viên tác động đến học sinh bằng các biệnpháp sư phạm, học sinh tiếp nhận sự tác động của giáo viên Nếu giáo viên dạytốt, có phương pháp tốt sẽ phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh sẽ tạo
ra được kết quả học tập tốt Vai trò chủ thể của học sinh càng được phát huy,kết quả học tập của học sinh càng cao thì hiệu quả của quá trình dạy càng cao
Sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học đòi hỏi hoạt động dạy họcđóng vái trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động tự học
Vậy hoạt động của hai chủ thể riêng nhưng có mối quan hệ biện chứngtác động của hai chủ thể riêng nhưng có mối quan hệ biện chứng tác động qualại lẫn nhau Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáocủa
Trang 39người học dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức.
1.3.9 Đánh giá kết quả hoạt động tự học
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học là việc làm rất cầnthiết, có tính thường xuyên liên tục và có hệ thống trong quá trình quản lí.Thông qua kiểm tra, nhà trường sẽ có những thông tin kịp thời, cần thiết để làm
cơ sở cho việc đánh giá Bên cạnh đó giúp CBQL và giáo viên có hướng điềuchỉnh bổ sung kế hoạch quản lý tổ chức các hoạt động tự học của học sinh kịpthời hiệu quả Góp phần nâng cao chất lượng công tác tự học cuả học sinh cũngnhư nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
1.3.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học
* Yếu tố khách quan là các yếu tố tác động từ bên ngoài vào chủ thể
người học, bao gồm:
- Nội dung chương trình:
Nội dung chương trình môn học có tác động rất nhiều đến phương phápgiảng dạy của giáo viên, qua đó tác động đến quá trình nhận thức của học sinh,tác động đến cách học sinh học thế nào, thụ động hay chủ động tự học Đối vớihọc sinh DTTS vùng đặc biệt khó khăn thì nội dung chương trình phù hợp, vừasức… còn có ý nghĩa quan trọng với các em
- Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp giảng dạy của giáo viên đóng vai trò quan trọng hàng đầutrong việc định hướng ý thức tự học của học sinh, là yếu tố ảnh hưởng lớn tớinăng lực và hiệu quả tự học của học sinh Đặc biệt đối với học sinh dân tộcthiểu số thì phương pháp giảng dạy của GV càng quan trọng Nếu GV biết vậndụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúphọc sinh ham học hỏi, tích cực tìm tòi sáng tạo sẽ phát huy được tinh thần tựhọc của các em Và ngược lại, học sinh sẽ nhàm chán khi phương pháp giảngdạy của thầy cô không sáng tạo, không phong phú và không gây hứng thú
- Cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Trang 40Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng ảnh hưởngtới khả năng tự học Nếu giáo viên có cách thức kiểm tra đánh giá phong phú,hiệu quả đảm bảo tính chính xác cao, công bằng, phân hóa được học sinh sẽ gópphần kích thích tính tích cực, tự giác, hăng say trong hoạt động tự học Ngượclại, phương pháp kiểm tra đánh giá của giáo viên không hợp lý, khoa học, kếtquả không khách quan… làm cho học sinh nhàm chán, hiệu quả tự học sẽ khôngcao.
- Môi trường học tập và điều kiện cơ sở vật chất:
Môi trường học tập của học sinh gồm: Nhà trường và môi trường bênngoài xã hội Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả tự học
Nhà trường có bầu không khí gần gũi, thân thiện giúp học sinh có cảmgiác an toàn yên tâm học tập thì hiệu quả tự học sẽ nâng cao Gia đình và xã hộiảnh hưởng tới ý thức tự học của các em Sự giáo dục trong gia đình, tấm gươnghọc tập của bố mẹ, anh chị, phong trào học tập trong trường, lớp là nhân tố cơbản định hướng cho sự phấn đấu đi lên trong học tập, giúp các em hình thành ýthức tự học
Bên cạnh yếu tố môi trường đã nêu trên thì điều kiện cơ sở vật chất nhưphòng ở nội trú, phòng học, bàn ghế, thư viện, hệ thống mạng Internet, phươngtiện thiết bị, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo v.v phục vụ cho dạy họccũng có ảnh hưởng đến tự học của học sinh
- Thời gian dành cho tự học: Hoạt động tự học đòi hỏi phải có quỹ thờigian phù hợp, nên học sinh phải bố trí kế hoạch thật khoa học để đảm bảo quátrình tự học đạt hiệu quả
- Tổ chức quản lý học sinh tự học: Hoạt động tự học là hoạt động mangtính tự giác, độc lập cao nhưng không phải cá nhân nào cũng giống nhau, do đócông tác quản lý hoạt động tự học của CBQL và GV có vai trò quan trọng đểhọc sinh nâng cao tính tích cực, tự giác học tập
* Yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến kết quả
của hoạt động tự học