NGUYÊN TẮC ĐÃI NGỘ QUỐC GIA TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐIỀU XXI HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (GATS) ThS. ĐÀO THỊ THU HẰNG Tự do hoá thương mại là xu thế tất yếu của thời đại, điều này đã được khẳng định trong các lý thuyết kinh tế cổ điển cũng như các lý thuyết kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, muốn phát triển mạnh mẽ và không ngừng, thì thương mại quốc tế ngày càng phải được tự do hơn. Chính vì vậy, mà Việt Nam đã cố gắng hết sức mình trong việc tham gia vào quá trình này và kết quả là đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006. Việc gia nhập WTO có tác động tích cực đối với không chỉ toàn bộ nền kinh tế nước ta, mà còn trực tiếp với từng ngành sản xuất dịch vụ cụ thể. Tác động rõ nét nhất là chính sách thương mại, đầu tư trở nên minh bạch hơn và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế . Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy, tự do hoá thương mại đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vừa mang lại nhiều cơ hội, vừa mang đến không ít thách thức cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang và chậm phát triển, bởi vì các quốc gia phát triển có lợi thế cạnh tranh hơn trong lĩnh vực này. Hầu hết các nước đang phát triển là những nước nhập siêu về dịch vụ. Xuất khẩu của các nước đang phát triển bị cản trở bởi hạn chế về tiếp cận thị trường của cả nước phát triển và của cả nước đang phát triển, cũng như các hạn chế của chính các quy định trong nước . Có thể nói rằng, trong vấn đề này đang tồn tại cuộc cạnh tranh không cân sức giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Đây là vấn đề mà các nhà nghiên cứu về luật học và kinh tế học của Việt Nam cần phải có sự quan tâm thích đáng để giải quyết vấn đề làm thế nào để hạn chế tác động tiêu cực của tự do hoá thương mại dịch vụ? Khác với thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO được đặc trưng bởi nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) được quy định trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại dịch vụ được thực hiện ở hai phần: Cam kết chung là phần cam kết chung bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tất cả các ngành và phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Phần này chủ yếu đề cập tới những vấn đề kinh tế thương mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước v.v… Cam kết cụ thể bao gồm các cam kết được áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Mỗi dịch vụ đưa ra trong Biểu cam kết như dịch vụ viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận tải… sẽ có nội dung cam kết cụ thể áp dụng riêng cho dịch vụ đó. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong dịch
Trang 1NGUYÊN TẮC ĐÃI NGỘ QUỐC GIA TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐIỀU XXI HIỆP ĐỊNH
CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (GATS)
ThS ĐÀO THỊ THU HẰNG *
Tự do hoá thương mại là xu thế tất yếu của thời đại, điều này đã được khẳng định trong các lý thuyết kinh tế cổ điển cũng như các lý thuyết kinh tế hiện đại Tuy nhiên, muốn phát triển mạnh mẽ và không ngừng, thì thương mại quốc tế ngày càng phải được tự do hơn Chính vì vậy, mà Việt Nam đã cố gắng hết sức mình trong việc tham gia vào quá trình này và kết quả là đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 Việc gia nhập WTO có tác động tích cực đối với không chỉ toàn bộ nền kinh tế nước ta, mà còn trực tiếp với từng ngành sản xuất dịch vụ cụ thể Tác động rõ nét nhất là chính sách thương mại, đầu tư trở nên minh bạch hơn và bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế1.
Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy, tự do hoá thương mại đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vừa mang lại nhiều cơ hội, vừa mang đến không
ít thách thức cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang và chậm phát triển, bởi vì các quốc gia phát triển có lợi thế cạnh tranh hơn trong lĩnh vực này "Hầu hết các nước đang phát triển là những nước nhập siêu về dịch vụ Xuất khẩu của các nước đang phát triển bị cản trở bởi hạn chế về tiếp cận thị trường của cả nước phát triển
và của cả nước đang phát triển, cũng như các hạn chế của chính các quy định trong nước"2 Có thể nói rằng, trong vấn đề này đang tồn tại cuộc cạnh tranh không cân sức giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển Đây là vấn đề mà các nhà nghiên cứu về luật học và kinh tế học của Việt Nam cần phải có sự quan tâm thích đáng để giải quyết vấn đề làm thế nào để hạn chế tác động tiêu cực của
tự do hoá thương mại dịch vụ?
* Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 2Khác với thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO được đặc trưng bởi nguyên tắc "đãi ngộ quốc gia (NT)" được quy định trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) Cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh
vực thương mại dịch vụ được thực hiện ở hai phần: Cam kết chung - là phần cam
kết chung bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tất cả các ngành và phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ Phần này chủ yếu đề cập tới những vấn đề kinh tế - thương mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp
trong nước v.v… Cam kết cụ thể - bao gồm các cam kết được áp dụng cho từng
dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ Mỗi dịch vụ đưa ra trong Biểu cam kết như
dịch vụ viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận tải… sẽ có
nội dung cam kết cụ thể áp dụng riêng cho dịch vụ đó Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong dịch vụ đó
Trong phần danh mục cam kết bao gồm những ngành, phân ngành và phương thức cung cấp dịch vụ được quốc gia thành viên cam kết mở của thị trường Những ngành, phân ngành, phương thức cung cấp dịch vụ mà quốc gia thành viên không cam kết mở cửa thị trường sẽ được đưa vào danh mục không cam kết Vấn đề đặt ra và đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo đó là phân tích sự tác động của việc cam kết mở cửa thị trường hoặc không cam kết mở cửa thị trường đối với ngành, phân ngành và phương thức cung cấp dịch vụ đối với Việt Nam chúng ta Theo quan điểm của chúng tôi, việc mở cửa hay không mở cửa thị trường cho một số lĩnh vực dịch vụ xuất phát từ sự tương quan lợi ích giữa các nhóm lợi ích cũng như của Nhà nước, xã hội nói chung Mặt khác, cam kết mở cửa thị trường hay không cam kết không phải là không thể thay đổi Điều XXI của
GATS quy định: "1 (a) Các Thành viên (trong Điều này gọi là "Thành viên sửa
đổi") có thể sửa đổi hoặc rút lại bất kỳ cam kết nào trong Danh mục của mình, vào bất kỳ thời điểm nào sau ba năm, kể từ ngày các cam kết đó có hiệu lực, phù hợp với các quy định của Điều này; (b) Thành viên sửa đổi phải thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về ý định sửa đổi hoặc ) rút lại một cam kết theo quy định của Điều này chậm nhất là ba tháng trước ngày dự định thực hiện việc sửa đổi
Trang 3hoặc rút lại 2 (a) Theo yêu câu của bất kỳ Thành viên nào có thể bị thiệt hại về
quyền lợi theo Hiệp định này (trong Điều này được gọi là "Thành viên bị thiệt
hại") do ý định sửa đồi hoặc rút lại r thông báo theo quy định của đoạn 1 (b),
Thành viên sửa đổi phải tiến hành đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận về việc điều Chỉnh đền bù cần thiết Trong các cuộc đàm phán và thỏa thuận đó, các Thành viên có liên quan phải cố gắng để mức độ tổng thể các cam kết có lợi chung không kém thuận lợi hơn cho thương mại so với các mức cam kết trong Danh mục đã có được trước phiên đàm phán đó (b) Những điều chỉnh, đền bù đó được áp dụng trên
cơ sở đối xử tối huệ quốc 3 (a) Nếu không đạt được một thỏa thuận giữa Thành
viên sửa đổi và Thành viên bị thiệt hại trước khi kết thúc thời hạn quy định để đàm phán, Thành viên bị thiệt hại có thể đưa vấn đề ra cơ quan trọng tài Bất kỳ Thành viên bị thiệt hại nào muốn thực thi quyền có thể được hưởng đền bù phải tham dự phiên trọng tài này (b) Nếu không có Thành viên bị thiệt hại nào yêu cầu giải quyết tại trọng tài, Thành viên sửa đổi được tự do thực hiện việc sửa đổi hoặc rút
lại cam kết 4 (a) Thành viên sửa đổi không được sửa đổi hay rút lại cam kết của
mình cho đến khi đã thực hiện việc điều chỉnh đền bù phù hợp với kết luận của trọng tài (b) Nếu Thành viên sửa đổi thực hiện việc sửa đổi hay rút lại và không tuân thủ đúng với kết luận của trọng tài thì bất kỳ Thành viên bị thiệt hại nào đã tham gia phiên trọng tài có thể sửa đổi hay rút lại những lợi ích tương đương đáng
kể phù hợp với kết quả trọng tài Cho dù có các quy định của Điều II, việc sửa đổi
hay rút lại cam kết này có thể chỉ áp dụng duy nhất với bên sửa đổi 5 Hội đồng
Thương mại Dịch vụ sẽ thiết lập những thủ tục để điều chỉnh hay sửa đổi các Danh mục Bất kỳ Thành viên nào đã thực hiện sửa đổi hay rút lại cam kết nêu trong Danh mục theo Điều này sẽ điều chỉnh Danh mục của mình theo thủ tục đó" Như vậy, theo quy định của Điều này, các quốc gia thành viên có thể sửa đổi hoặc rút lại bất kỳ cam kết nào trong Danh mục của mình, vào bất kỳ thời điểm nào sau ba năm, kể từ ngày các cam kết đó có hiệu lực, và phải có nghĩa vụ thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về ý định sửa đổi hoặc rút lại một cam kết theo quy định của Điều XXI GATS chậm nhất là ba tháng trước ngày dự định thực hiện việc sửa đổi hoặc rút lại
Liên quan dấn danh mục cam kết mở cửa thị trường, vì nhiều lý do khác
Trang 4nhau nên quốc gia thành viên chưa hoặc không thể rút lại một số cam kết của mình, tuy nhiên, họ có thể áp dụng một số biện pháp mang tính chất hạn chế thương mại Lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ là một ví dụ điển hình Đây là lĩnh vực Chính phủ rất quan tâm do dịch vụ bán buôn và bán lẻ chiếm đến 16% GDP của nước ta3 Việt Nam hiện nay vẫn còn là quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối bán lẻ hãy còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tiếp cận thị trường, tiềm năng tài chính còn hạn chế, phong cách phục vụ chưa chuyên nghiệp Việc bán lẻ của các nhà kinh doanh phân phối bán lẻ nội địa do nhiều công đoạn không hợp lý trong hệ thống lưu thông, phân phối nên nhiều mặt hàng của ta giá rất cao, thậm chí có những mặt hàng giá cao nhất thế giới Trong khi đó, các công ty bán lẻ thế giới khi vào Việt Nam có ưu thế tuyệt đối là nhiều vốn, họ có thể đặt những đơn hàng lớn
và do đó giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cũng sẽ hấp dẫn hơn Phong cách phục
vụ, phương thức kinh doanh chuyên nghiệp nên cũng làm cho giá cả có phần hấp dẫn hơn Có lẽ vì những lý do nói trên nên trước và ngay sau khi gia nhập WTO,
có nhiều chuyên gia đã đưa ra một số dự báo không mấy sáng sủa cho các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta mở cửa thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài Sự quan ngại, lo lắng của các chuyên gia không phải không
có lý do mà xuất phát từ các lý do:
Thứ nhất, vì có tiềm lực kinh tế lớn có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên
khả năng nắm bắt và thích ứng thị trường của họ rất cao Để dạt được mục đích nghiên cứu thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền lớn để đạt được mục đích của mình
Thứ hai, khi vào Việt Nam, các nhà dầu tư nước ngoài không sử dụng tiềm
lực tài chính của mình để lôi kéo đội ngũ cán bộ lành nghề từ các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, trái với dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế cũng như giới chuyên môn, sau khi cam kết mở cửa thị trường phân phối bán lẻ có hiệu lực, tình hình cấp phép cho nhà đấu tư nước ngoài trong lĩnh vực này hầu như không có sự gia tăng đột biến Cho đến nay, có nhiều đoàn khảo sát của các nhà phân phối lớn, các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đến nước ta để lìm hiểu thị trường phân
Trang 5phối, bán lẻ, song việc tiếp cận phần lớn tập trung vào khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm cơ hội liên kết với các nhà phân phối trong nước Vì thế, đến thời điểm này mới chỉ có thêm Tập đoàn Lotte Mart (Hàn Quốc) chính thức tham gia thị trường bán lẻ nước ta qua hình thức liên doanh với Doanh nghiệp Minh Vân thành lập Công ty TNHH Trung tâm Lotte Shopping Việt Nam theo tỷ lệ góp vốn 80:20, nghiêng về nhà đầu tư Hàn Quốc Ngay trước ngày mở cửa thị trường bán lẻ, Lotte Mart đã khai trương siêu thị Lotte Mart Nam Sài Gòn, có tổng vốn đầu tư 75 triệu USD tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh4 "Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chưa có thêm doanh nghiệp phân phối nước ngoài nào đăng ký mở cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, chủ yếu là đơn xin mở thêm cơ sở bán lẻ của những tên tuổi cũ như Metro, Bia C Ngay cả đại siêu thị Lotte Mart mới khai trương rầm rộ ngày 18/12 vừa qua
cũng đã đăng ký từ năm… 1996"5 Theo ý kiến của chúng tôi, thực tế nói trên
không phải vì thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hay vì họ cảm thấy không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này Vậy dâu là nguyên nhân? Chúng tôi cho rằng, sở dĩ
có tình trạng nói trên bởi một phấn là do sự tác động của suy thoái kinh tế; mặt khác, Việt Nam đã áp dụng hiệu quả biện pháp pháp lý nhằm hạn chế tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Đầu tư năm 2005 quy định dịch vụ phân phối thuộc danh mục đầu tư có điều kiện Chính
vì vậy, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh phân phối của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện theo quy định riêng và các điều kiện đó được quy định trong Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, cụ thể: (i) Dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết
mở cửa thị trương của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam; (ii) Phạm vi hoạt động phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam; (iii) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận6 Dưới góc độ pháp lý, những quy định nói trên là rất không rõ ràng Bởi lẽ, rất khó
có thể hiểu như thế nào là theo quy định của pháp luật Việt Nam? Và hơn thế nữa
là như thế nào là được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận? Văn bản không chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền không phải là luật hay chính sách của Nhà nước, nên không thể là đối tượng của tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết theo
Trang 6cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM quy định "quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài gắn với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất", chỉ quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối thì đương nhiên được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối sẽ đương nhiên được mở cơ sở bán lẻ ở bất cứ đâu trên địa bàn địa phương Khi đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được cam kết theo đó, khi lập cơ sở bán lẻ thứ hai được xem xét dựa trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế -(Số lượng các cơ sở bán lẻ cùng mô hình hoạt động, cùng chủng loại mặt hàng trong phạm vi địa phương; sự ổn định của thị trường địa phương; mật độ dân cư trên địa bàn dự kiến đặt cơ sở bán lẻ; sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố) Đây được coi là thành công lớn của Việt Nam Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chỉ rõ, trong các điều kiện gia nhập WTO, chúng ta có đàm phán để đạt được cam kết doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài muốn được mở cơ sở bán lẻ thứ hai thì phải được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, đây được coi là một thành công của chúng ta
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cấp phép là
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp mở cơ sở bán lẻ Nhu cầu thực tế được xác định dựa trên cơ sở nào? Điều này có vẻ như là phụ thuộc vào ý chí của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Như vậy dưới góc độ pháp lý có thể thấy, các quy định pháp luật nói trên là công cụ hữu hiệu hạn chế tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài Đặc biệt là các quy định về quyền và thủ tục pháp lý thành lập cơ sở bán lẻ tiếp theo (ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất) Chúng tôi cho rằng, quy định nói trên của pháp luật Việt Nam được coi là biện pháp hạn chế thương mại, giúp cho các doanh nghiệp phân phối Việt Nam tránh được rủi ro7 Các quy định của pháp luật liên quan đến hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ phân phối của các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những bài học cho các lĩnh vực dịch vụ khác
Trang 7Vấn đề tiếp theo chúng tôi muốn đề cập đến là đánh giá sự tác động của việc Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường đối với một số loại hình dịch vụ Để làm sáng rõ vấn đề này, chúng tôi lấy dịch vụ giáo dục làm minh chứng, bởi lẽ việc có hay không mở cửa thị trường dịch vụ giáo dục không những có sự ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân - là người học, tổ chức - là cơ sở giáo dục đào tạo,
mà còn có sự ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, bởi lẽ suy cho cùng, thì chính Nhà nước, xã hội là người cuối cùng thụ hưởng thành quả của một nền giáo dục8
Liên quan đến dịch vụ giáo dục, không thể không phân biệt dịch vụ giáo dục phổ thông (trong Biểu cam kết chỉ quy định: Giáo dục phổ thông cơ sở - viết tắt theo tên tiếng Anh là CPC 922); dịch vụ giáo dục bậc cao (CPC 924); giáo dục cho người lớn (CPC 924) và các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ) Đối với dịch vụ giáo dục phổ thông, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường cho phương thức cung cấp dịch vụ thứ hai - tiêu dùng ở nước ngoài, chưa
mở cửa thị trường cho phương thức thứ nhất, thứ ba, còn phương thức cung cấp dịch vụ thứ tư - hiện diện thể nhân cũng chưa cam kết, trừ các cam kết chung9 Mặc dù chưa cam kết, tuy nhiên trong thực tiễn pháp luật Việt Nam đã cho phép thương nhân nước ngoài hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân ở Việt Nam
Sở dĩ có tình trạng này, có lẽ xuất phát từ Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ Theo Hiệp định này, dịch vụ giáo dục là một trong 52 loại dịch vụ mà Hoa Kỳ
sẽ đầu tư vào Việt Nam Theo cam kết thì đến thời điểm hiện nay, Hoa Kỳ có quyền đầu tư 100% vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, hiện nay có nhiều trường quốc tế 100% vốn nước ngoài được thành lập ở Việt Nam để đào tạo từ bậc mầm non đến trung học phổ thông và có đội ngũ giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy Chúng tôi cho rằng, việc Việt Nam mở cho phép hiện diện thương mại trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục là phù hợp, bởi lẽ qua đó, chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục của các nước tiên tiến Mặc dù, pháp luật duy trì yêu cầu trong việc công nhận về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với giáo viên nước ngoài10, tuy nhiên lại không quy định về khả năng hiểu biết tiếng Việt Liên quan
Trang 8đến vấn đề này, chúng tôi quan ngại rằng, việc cho phép cá nhân có quốc tịch nước ngoài hiện diện thể nhân trong giáo dục từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông như hiện nay, mà không quy định khả năng tiếng Việt cần phải được xem xét lại11.
Một điều ai cũng biết, là giáo dục trẻ em khác với giáo dục người lớn Tính cách, nhân cách của người lớn trong một chừng mực nhất định đã hình thành và có tính ổn định Trong khi đó, trẻ em là lứa tuổi mà nhân cách mới bắt đấu hình thành
và chịu sự ảnh hưởng rất lớn của giáo dục gia đình (cha mẹ) và giáo dục của nhà trường (thông qua thầy cô giáo) Ở bậc phổ thông, đặc biệt là tiểu học và trung học
cơ sở, giáo viên không những dạy chữ, dạy văn hoá, mà còn dạy cách làm người
Vai trò của người thầy, người cô ở bậc tiểu học và trung học cơ sở gần giống với
vai trò của người mẹ - "Cô giáo như Mẹ hiền" Theo quan điểm của chúng tôi, cô giáo không biết tiếng Việt cũng giống như người mẹ không biết tiếng Việt Sẽ là trái lẽ thường nếu mẹ và con bất đồng ngôn ngữ Mặt khác, muốn dạy trẻ em tốt thì người thầy giáo, cô giáo phải biết lịch sử và văn hoá Việt Nam Không thể biết văn
hoá Việt Nam nếu không biết tiếng Việt.
Chúng ta cần phải ý thức được rằng, trẻ con học ở trường quốc tế không phải với mục đích định cư ở nước ngoài, mà là ở lại Việt Nam, phục vụ đất nước Việt Nam Thử hỏi, sẽ như thế nào nếu người Việt mà không biết văn hóa, lịch sử của Việt Nam Trong nhiều năm qua, đã có tình trạng trẻ em bị "tây hoá" vì học trường quốc tế12 Nhiều phụ huynh có con học ở trường quốc tế đã phàn nàn về vốn tiếng Việt và cách ứng xử của con mình Rõ ràng, một vấn đề đang khiến nhiều phụ huynh và các nhà sư phạm lo lắng là khả năng nói tiếng Việt và cách ứng xử theo văn hóa truyền thống của trẻ nhỏ đang bị thiếu hụt13 Đó phải chăng là một trong những hệ quả của việc nhiều giáo viên của trường quốc tế không biết tiếng Việt Vì những lý do trên, chúng tôi cho rằng, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và
cả cho người học - là học sinh bậc phổ thông, pháp luật cần quy định về trình độ hiểu biết tiếng Việt nhất định đối với giáo viên người nước ngoài
Tóm lại, mở cửa hay hạn chế tiếp cận thị trường trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ luôn là vấn đề cần phải được quan tâm, bởi lẽ, việc mở cửa hay hạn chế
Trang 9nói trên luôn luôn có sự điều chỉnh trên cơ sở Điều XXI của GATS Vì vậy, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để có thể đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ thể liên quan./
Trang 101 Xem: Lê Thanh Bình, Những tác động của việc gia nhập WTO http://wto.nciec.gov.vn
2 Xem: Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Tác động của các hiệp định WTO đối
với các nước đang phát triển Hà Nội, 2005, tr 192
3 Xem: Lê Thanh Bình, Những tác động của việc gia nhập WTO http:/wto.nciec.gov.vn/Lists
4 Xem: Các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ: Tập trung đầu tư, mở rộng thị trường.
http://www hanoimoi.com.vn/vn/42/ 204039/
http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/12/820695/
6 Xem Điều 4 Nghị định 23/2007/NĐ - CP.
7 Có tới 30.000 doanh nghiệp bán lẻ và 10 triệu lao động bán lẻ không có việc làm do
không cam kết yếu tố này nên các nhà bán lẻ nước ngoài thành lập hàng chuỗi các địa điểm phân phối tại thị trường Trung Quốc, xem: Thị trường bán lẻ trước “giờ G”, http://thaibinhtrade.gov.vn/default.aspx?ID=l6&LangID=1& NewsID=1136
8 Ngoài ra còn một lý do nữa là hàng năm, học phí cho giáo dục toàn cầu vào khoảng 2000
tỷ USD Xem: Dịch vụ giáo dục - một ngành kinh tên quan trọng? www.dlu.
%20ICQ1.pdf
9 Xem: Bộ Thương mại, Toàn bộ các văn kiện cam kết của Việt Nam gia nhập WTO, Nxb
Lao động - Xã hội, 2006, tr 1001.
10 Xem: Hà Thị Thành Bình, Khía cạnh pháp lý của hạn chế thương mại ở Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập Luận án Tiên sĩ luật học, tr 112.
http://www.studycanada.ca/vietnam/canadais.htm,
iid=3389&AspxAutoDetectCookiesupport=1
http://buzz.yume.vn/xem-buzz/moi-lo-khi-con-hoc-truong-quocte.hanhdung_panchi.35A5EA77.html