1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đến các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh long an đối với thành phố hồ chí minh

102 392 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

NỘI DUNG ĐỀ TÀI Nội dung 1: Tổng quan về các tài liệu tương tự và thu thập số liệu - Tìm và thu thập các bài báo cáo có liên quan đến rủi ro môi trường - Thu thập số liệu: + Tình hình

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC HÌNH iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2

3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2

4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4

1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1.1 Tổng quan về sự cố môi trường 4

1.1.2 Khái niệm và phương pháp đánh giá rủi ro 5

1.1.3 Cơ sở pháp lý 6

1.1.4 Thực trạng phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường Việt Nam 10

1.1.5 Kinh nghiệm thế giới về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường 13

1.1.6 Tổng quan các phương pháp ĐGSCRRMT trên thế giới và Việt Nam 15

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 31

CHƯƠNG 2TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN 35

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH LONG AN 35

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 35

2.1.2 Điều kiện thủy văn 39

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 44

2.2 TỒNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN 44

2.2.1 Tình hình KCN hiện tại 44

2.2.2 Nguồn tiếp nhận nước thải KCN và các vấn đề môi trường của KCN 45

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG 51

Trang 2

3.1 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 51

3.2 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO LIÊN VÙNG LIÊN QUAN ĐẾN HTXLNTTT Ở CÁC KCN TỈNH LONG AN ĐẾN TP.HCM 52

3.2.1 Xem xét vị trí, quy mô, phạm vi, công suất, tuyến lan truyền của tác động 52

3.2.2 Nhận diện nhóm rủi ro do HTXLNTTT 54

3.2.3 Đánh giá phơi nhiễm 55

3.2.4 Ước lượng rủi ro 55

3.2.5 Mô tả mức độ rủi ro liên vùng từ HTXLNTTT khi xảy ra sự cố đến nguồn nước 56

CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN 60

4.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 60

4.2 XÁC ĐỊNH KCN CÓ NGUY CƠ LIÊN VÙNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ĐỐI VỚI TP.HCM 61

4.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO LIÊN QUAN ĐÊN HTXLNTTT Ở CÁC KCN LONG AN ĐỐI VỚI TP.HCM 66

4.3.1 Nhận diện mối nguy 66

4.3.2 Phân tích cây sai lầm - cây hiện tượng 66

4.3.3 Đặc tính rủi ro 71

4.3.4 Mô tả mức độ rủi ro 73

CHƯƠNG 5ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU RỦI RO 76

5.1 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 76

5.2 CÁC BIỆN PHÁP VỀ KỸ THUẬT 76

5.3 ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI TẠI TỪNG KCN 77

5.4 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ RỦI RO 78

5.4.1 Công cụ pháp lý 78

5.4.2 Công cụ kinh tế 78

5.4.3 Công cụ giáo dục 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

KẾT LUẬN 80

KIẾN NGHỊ 80

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81PHỤ LỤC 82PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHU CÔNG NGHIỆP 83PHỤ LỤC 2 CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP CÓ HỆ

THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỈNH LONG AN 88PHỤ LỤC 3 CÂU HỎI CHECKLISTS CHO KCN Ở LONG AN 92PHỤ LỤC 4 BẢN ĐỒ VỊ TRÍ CÁC KCN CÓ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TỈNH LONG AN 95

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Khung đánh giá rủi ro sinh thái 17

Hình 1.2 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo 22

Hình 1.3 Cây sai lầm-cây hiện tượng 24

Hình 1.4 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi cố 26

Hình 3.1 Phương pháp thực hiện của đề tài 51

Hình 3.2 Quy trình xác định rủi ro có khả năng liên vùng 53

Hình 3.3 Các thành phần đánh giá 57

Hình 4.1 Kết quả khảo sát KCN 62

Hình 4.2 Cây sai lầm - cây hiện tượng cho HTXLNTTT do sự cố trong vận hành 67

Hình 4.3 Tuyến lan truyền chất ô nhiễm trong nước thải từ các nhà máy đến nguồn nước tiếp nhận 68

Hình 4.4 Tiềm năng ảnh hưởng của nước thải công nghiệp đến nguồn nước 69

Hình 4.5 Mô hình lan truyền coliform của nước thải 70

Hình 4.6 Mô hình lan truyền T-N, T-P của nước thải 70

Hình 4.7 Mô hình lan truyền COD trong nước thải 70

Hình 4.8 Mô hình lan truyền KLN trong nước thải 71

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Ước lượng ảnh hưởng đối với đối tượng bị nguy hại 25

Bảng 1.2 Các phương pháp tiếp cận để khảo sát chất lượng nước 28

Bảng 1.3 Lý giải điểm rủi ro qui đổi 30

Bảng 2.1 Mực nước đỉnh lũ tại vùng đồng tháp mười 41

Bảng 2.2 Nguồn tiếp nhận từ HTXLNT 46

Bảng 3.1 Thang điểm đánh giá đối với khả năng xảy ra rủi ro của nước thải CN 55

Bảng 3.2 Thang điểm đánh giá mức độ thiệt hại của nước thải công nghiệp đối với môi trường 55

Bảng 3.3 Ma trận thang điểm rủi ro 56

Bảng 3.4 Đề xuất thang điểm đánh giá rủi ro rủi ro cho từng yếu tố liên quan đến HTXLNTTT 56

Bảng 3.5 Tổng điểm rủi ro quy đổi liên quan HTXLNTTT 56

Bảng 3.6 Thang điểm phân loại mức độ rủi ro quy đổi do công suất 57

Bảng 3.7 Thang điểm phân loại mức độ rủi ro quy đổi do % lượng nước thải độc hại 57 Bảng 3.8 Thang điểm phân loại mức độ rủi ro quy đổi cho chỉ tiêu chất lượng nước 58 Bảng 3.9 Thang điểm kết quả phân loại mức độ rủi ro quy đổi 58

Bảng 4.1 Công suất vận hành HTXLNTTT của các KCN 60

Bảng 4.2 Các loại hình sản xuất độc hại ở KCN 64

Bảng 4.3 Đánh giá chất lượng nước thải trước xử lý của các KCN 65

Bảng 4.4 Bảng cho điểm Tần suất x Mức độ rủi ro ảnh hưởng đến nguồn nước 71

Bảng 4.5 Ma trận rủi ro thể hiện mức độ thiệt hại, khả năng xảy ra và phân vùng mức độ rủi ro 72

Bảng 4.6 Cho điểm mức độ rủi ro do công suất 73

Bảng 4.7 Cho điểm mức độ rủi ro do %lượng nước độc hại 74

Bảng 4.8 Cho điểm mức độ rủi ro do các chỉ tiêu chất lượng nước 74

Bảng 4.9 Tổng hợp điểm rủi ro quy đổi 75

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, công nghiệp hóa đang phát triển tạo ra nhiều lợi ích kinh tế, thu hút nhiều dự án đầu tư, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, giúp nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trong tổng GDP vùng, tạo ra nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Bên cạnh đó

là một loạt các vấn đề môi trường không chỉ trước mắt mà còn có những mối nguy hại, rủi ro tiềm tàng

Việc hình thành, phát triển các KCN là hạt nhân và động lực phát triển của tỉnh Long An và đang tạo ra bước đột phá trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc hình thành các trung tâm kinh tế gắn với phát triển đô thị, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường bền vững Đồng thời kéo theo sự phát triển các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN và cộng đồng dân cư

Với vị trí địa lý cận kề và dễ dàng tiếp cận với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nguồn lao động, dịch vụ phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), cùng với hệ thống giao thông thủy bộ liên vùng thuận lợi nối liền miền Đông Nam Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, Long An có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp

Hiện nay, tỉnh Long An có 35 khu công nghiệp, trong đó có 22 khu đã đi vào hoạt động với tổng diện tích trên 5.753 ha Ngoài ra, tỉnh còn có 40 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch là 4.428,24 ha, trong đó có 9 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, tổng diện tích là 723,73 ha với GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng Với mô hình sản xuất tập trung, các KCN luôn có điều kiện thuận lợi hơn trong việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường Tất cả các dự án trước khi được cấp phép xây dựng đều đã hoàn tất các quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường Các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN đều tách rời toàn bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải và đấu nối đúng quy định vào

hệ thống thoát nước của KCN và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN đúng theo quy định Hiện nay, có

11 KCN đi vào hoạt động đã đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung vào hoạt động chính thức, trong đó có 4 nhà máy xử lý nước thải tập trung đã lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động Tỷ lệ KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt 69%

Gần đây có các công trình nghiên cứu nhằm giảm thiểu các tác động của công nghiệp như xây dựng mô hình cụm công nghiệp sinh thái, cải thiện chất lượng môi

Trang 8

trường KCN, di dời các doanh nghiệp gây ra ô nhiễm ra khỏi khu trung tâm thành phố,… nhưng các ảnh hưởng của công nghiệp đặc biệt là từ KCN tập trung vẫn còn đe dọa đến môi trường và sức khỏe cộng đồng xung quanh Rủi ro tiềm tàng của hoạt động công nghiệp đến nguồn nước cũng như các hệ thống xử lý nước thải tập trung có thể ảnh hưởng đến lưu lượng cũng như chất lượng nước của nơi tiếp nhận, rò rỉ hóa chất, nước rò rỉ từ bãi chôn lắp chất thải rắn, chất thải nguy hại gây ảnh hưởng đến nước ngầm, ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh cũng như các hoạt động sử dụng nguồn nước, gây mất mỹ quan đô thị và đăc biệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực

Vì vậy vai trò của đánh giá sự cố rủi ro môi trường trong vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở KCN là hết sức cần thiết Đây là lý do đề tài “Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đến các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đối với thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá sự cố rủi ro của các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các KCN trên địa bàn tỉnh Long An có ảnh hưởng đến TP.HCM Từ đó đề xuất giải pháp phòng ngừa giảm thiểu sự cố

3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Nội dung 1: Tổng quan về các tài liệu tương tự và thu thập số liệu

- Tìm và thu thập các bài báo cáo có liên quan đến rủi ro môi trường

- Thu thập số liệu:

+ Tình hình phát triển công nghiệp, hoạt động của các KCN

+ Hiện trạng kiểm soát ô nhiễm nước thải ở các KCN

+ Hiện trạng quản lý nguồn nước trong khu vực

- Tìm hiểu đặc tính của nước thải đầu vào/ra, chất lượng và lưu lượng nước của các hệ thống xử lý tập trung gần lưu vực sông giáp thành phố Ví dụ như KCN Xuyên Á nằm trên lưu vực kênh Cầu An Hạ - tuyến kênh nối sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, KCN Long Hậu giáp với sông Kinh và rạch Bà Đăng đều chảy qua TP.HCM

Nội dung 2: Tiêu chí xác định khu công nghiệp có khả năng rủi ro liên vùng

Tiềm năng rủi ro ô nhiễm công nghiệp từ HTXLNTTT ảnh hưởng đến nguồn nước TP.HCM cần xét đến các yếu tố bao gồm vị trí và khả năng nhạy cảm của nguồn nước

tiếp nhận, công suất lớn với mức độ tác động lớn

Trang 9

Nội dung 3: Đánh giá rủi ro môi trường của nước thải công nghiệp ở các khu xử

lý tập trung ảnh hưởng đến TP.HCM

- Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước

- Xác định các tác nhân gây rủi ro, đối tượng chịu tác động, tần xuất rủi ro của nước thải công nghiệp đối với môi trường xung quanh đặc biệt là TP.HCM

- Đánh giá rủi ro của nước thải công nghiệp đến TP.HCM

Nội dung 4: Đề xuất giải pháp giảm thiểu sự cố tác động của nước thải công nghiệp đến môi trường

- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu sự cố thuộc hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN

4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- Phương pháp tổng quan tài liệu

Thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ những dữ liệu đã thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích và sàng lọc rút ra những thông tin dữ liệu chủ yếu, cần thiết nhất cho quá trình nghiên cứu

- Phương pháp điều tra khảo sát

Khảo sát thực tế, xem xét tình hình môi trường xung quanh nhà máy xử lý tập trung và công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy

- Phương pháp đánh giá rủi ro

+ Rủi ro = xác suất biến cố X mức độ thiệt hại

+ Nhận diện rủi ro

+ Ước lượng mối nguy hiểm

+ Đánh giá tuyến tiếp xúc

+ Đặc tính rủi ro

+ Quản lý rủi ro

- Phương pháp phân tích cây sai lầm - cây hiện tượng

- Phương pháp tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

Đối tượng: Các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các KCN tỉnh Long An có nguy cơ ảnh hưởng và tiềm năng rủi ro đến TP.HCM

Phạm vi: Các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở tỉnh Long An

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.1 Tổng quan về sự cố môi trường

a Định nghĩa

Sự cố môi trường là những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng

b Phân loại

Phân loại theo giai đoạn: ĐRM được tiến hành theo 2 giai đoạn:

- Đánh giá rủi ro sơ bộ: được thực hiện trên cơ sở điều kiện số liệu, thông tin hiện có chưa đầy đủ và độ tin cậy thấp với mục tiêu là xác định được các rủi ro chính

- Đánh giá rủi ro chi tiết: được tiến hành trên cơ sở kết quả của ĐGRRSB và các số liệu được bổ sung, củng cố từ các kết quả đo đạc, quan trắc, nghiên cứu, thực hiện theo

đề xuất của ĐGRRSB

Phân loại theo lĩnh vực xảy ra sự cố: Tương ứng với cách phân loại rủi ro theo lĩnh vực, đánh giá rủi ro môi trường cũng được chia thành 3 loại: đánh giá rủi ro sức khỏe, đánh giá rủi ro sinh thái và đánh giá rủi ro công nghiệp

- Đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA): HRA quan tâm đến những cá nhân, tình trạng bệnh tật và số người tử vong HRA là tiến trình sử dụng các thông tin thực tế để xác định sự phơi nhiễm của cá thể hay quần thể đối với vật liệu nguy hại hay hoàn cảnh nguy hại Đánh giá rủi ro sức khỏe có ba nhóm chính: rủi ro vật lý; rủi ro hóa chất; rủi ro sinh học

- Đánh giá rủi ro sinh thái (EcoRA): được phát triển từ HRA, EcoRA đánh giá trên diện rộng, chú trọng đến quần thể, quần xã và những ảnh hưởng của các chất lên tỉ lệ

tử vong và khả năng sinh sản EcoRA có ba nhóm: đánh giá rủi ro sinh thái do hóa chất; đánh giá rủi ro sinh thái đối với hóa chất bảo vệ thực vật; đánh giá rủi ro sinh thái đối với sinh vật biến đổi gen

- Đánh giá rủi ro công nghiệp (IRA): Bao gồm đánh giá rủi ro đối với các hoạt động công nghiệp như: khu vực có sự phát thải; đánh giá rủi ro trong việc lập kế hoạch sản xuất-kinh doanh; đánh giá rủi ro sản phẩm và vòng đời sản phẩm …

Phân loại theo cấp độ đánh giá rủi ro: ĐRM có thể thực hiện ở 3 cấp độ:

- Cấp 1: mô tả định tính

Trang 11

- Cấp 2: đánh giá bán định lượng

- Cấp 3: đánh giá định lượng

c Nguyên nhân

Có 3 nguyên nhân gây SCMT: SCMT do thiên nhiên gây ra, SCMT do con người gây

ra, SCMT do cả thiên nhiên và con người kết hợp gây ra:

- Sự cố môi trường do thiên nhiên gây ra là các tai biến tự nhiên như: động đất, bão,

sóng thần, cháy rừng Thiên tai là SCMT gây ra bởi quá trình tự nhiên, thường được coi là bất khả kháng, con người cần sống hoà hợp với chúng Việc lựa chọn phương án phòng chống thiên tai tập trung vào lựa chọn cách sống và né tránh những ảnh hưởng không mong đợi

- Sự cố môi trường do con người gây ra là những hoạt động của con người như xả thải

chất ô nhiễm hoặc sự cố kỹ thuật như cháy, nổ nhà máy lọc dầu, vỡ ống dẫn khí, rò rỉ hoá chất nguy hại…

- Sự cố môi trường do cả con người và thiên nhiên gây ra là hậu quả do các hoạt động

của con người và quá trình tự nhiên như hiện tượng mưa acid Hiện tượng này có nguyên nhân là do con người đã thải ra các khí Cl2, SO2 … phát tán lên bầu khí quyển

và tạo ra mưa axit HCl hay H2SO4 …

1.1.2 Khái niệm và phương pháp đánh giá rủi ro

Rủi ro (Risk) được định nghĩa là xác suất xảy ra các thiệt hại hay sự việc tồi tệ,

khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được

Rủi ro = Mức độ thiệt hại X Tần suất của biến cố

Rủi ro môi trường là xác suất các thiệt hại sẽ xảy ra liên quan đến môi trường

Rủi ro môi trường có thể do sự tiếp xúc với các nguy hại môi trường, hoặc các rủi ro xảy ra đối với môi trường do thiên tai, lũ lụt, hạn hán…

Đánh giá rủi ro môi trường (Environmental Risk Essessment) là liên quan đến

việc đánh giá định tính và định lượng của rủi ro đến sức khỏe con người và môi trường

do hiện diện hoặc sử dụng các chất gây ô nhiễm Đánh giá rủi ro môi trường là một công cụ được sử dụng để dự đoán các mối nguy hiểm đến sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái

Quản lý rủi ro (Risk Management) là thiết lập và thực hiện chính sách phản ứng

lại rủi ro và giảm bớt rủi ro sao cho chi phí là kinh tế nhất Quản lý rủi ro là cung cấp các thông tin nguy cơ cho các nhà quản lý dự án để phục vụ cho việc ra quyết định

Phương pháp đánh giá rủi ro gồm 5 bước: nhận diện sự nguy hiểm ước

lượng mối nguy hiểm  đánh giá tuyến tiếp xúc  đặc tính của rủi ro  quản lý rủi ro

Trang 12

- Nhận diện sự nguy hiểm là bước đầu tiên của đánh giá rủi ro môi trường, cung cấp

dự báo dự tính cho các tác động môi trường và liệt kê những khả năng có thể xảy ra của các nguồn nguy hại

- Ước lượng mối nguy hiểm với mục đích xem xét hệ thống chung và xem xét tách riêng từng thành phần, trả lời câu hỏi về tần số xuất hiện và mức độ nguy hiểm của các hậu quả, thiết lập một giới hạn thực tiễn trong công tác đánh giá rủi ro

- Đánh giá tuyến tiếp xúc là nghiên cứu các tuyến đường khác nhau mà con người tiếp xúc với vật chất nguy hiểm và sự truyền vào cơ thể con người, môi trường và hệ sinh thái cùng các ảnh hưởng xảy ra đối với sức khỏe con người Thông thường có 3 tuyến tiếp xúc chính: tiếp xúc qua da, hô hấp và tiêu hóa Tuyến tiếp xúc có thể xác định bằng phương pháp phân tích cây hiện tượng (Event tree) và cây sai lầm (Fault tree)

- Đặc tính rủi ro là sự biểu hiện nguy cơ đối với từng cá thể, các cộng đồng hay từng đối tượng bị tác động khác trên cơ sở lượng hóa, qua đó ta được các giá trị định lượng cao hơn mức trung bình (số người mắc bệnh, thương tật tử vong, đơn vị thời gian) Rủi

ro có thể được phân loại trên các nền tảng của tần suất của sự xuất hiện và tính khốc liệt của các hậu quả hay thiệt hại

- Quản lý rủi ro là thiết lập và thực hiện chính sách phản ứng lại rủi ro và giảm bớt rủi

ro sao cho có chi phí kinh tế lợi nhất Quản lý rủi ro nhằm cung cấp các thông tin nguy

cơ xảy ra rủi ro, dự báo mức tác hại cho các nhà quản lý dự án để phục vụ cho việc ra quyết định Quản lý rủi ro bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, tập huấn, chỉ đạo và theo dõi giám sát rủi ro

1.1.3 Cơ sở pháp lý

Hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam chính thức được ghi nhận từ năm 1993 khi Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993, đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ môi trường đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Trải qua

20 năm, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường và tổ chức thực thi khá hiệu quả các chương trình,

dự án thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường

Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, bảo

vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương

và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan

Trang 13

trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010, quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020: “Nâng cao ý thức bảo

vệ môi trường, gắn với nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế –

xã hội Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án”

Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TW về

“Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) đã nêu nguyên tắc “chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế – xã hội, coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững”, “thể chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm, 5 năm và dài hạn của cả nước, các bộ, ngành và địa phương từ cấp Trung ương đến cấp cở sở”

Nhận thức rõ được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nói riêng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này:

- Hiến pháp năm 1992 chỉnh sửa năm 2001, sửa đổi bổ sung 2013

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường Tại Điều 29, quy định:

Trang 14

“Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Nghiêm cấm mọi hành động làm suy khô tài nguyên và huỷ hoại môi trường” Tuy nhiên, là văn bản có tính nguyên tắc, các quy định về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường chưa được cụ thể hóa Việc cụ thể hóa những tinh thần cơ bản của Hiến pháp được thể hiện trong các đạo luật và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường nói chung và công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nói riêng

Đến năm 2013, các nguyên tắc về bảo vệ môi trường được sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 63:

“1 Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

2 Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo

3 Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy khô tài nguyên thiên nhiên

và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.”

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 sửa đổi năm 2014

Luật Bảo vệ môi trường có thể coi là đạo luật trung tâm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó, công tác phòng ngừa, khắc phục

sự cố môi trường được quy định tại Chương IX của Luật bao gồm các nội dung quan trọng là: Phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 86); An toàn hoá chất (Điều 88); An toàn hạt nhân và an toàn bức xạ (Điều 89); Ứng phó sự cố môi trường (Điều 90); Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường (Điều 91); Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường ( Điều 93) - Nhằm cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Chính phủ

đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như: Nghị định 175-CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 về

xử phạt hành chính trong lĩnh vực Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định

121/2004/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm các quy định về phòng chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg về quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; Nghị định 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, trong đó có quy định về công tác phòng

Trang 15

ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày

18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan; Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 tháng 5 năm 2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản…

Luật BVMT năm 2014 đã quy định cụ thể một số nội dung liên quan đến trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực, địa phương Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường Đồng thời, Luật cũng quy định rõ nội dung, trách nhiệm xác định, khắc phục và bồi thường thiệt hại do

sự cố môi trường; gây ra

Cụ thể, Luật BVMT năm 2014 đã bổ sung Điều 111 và Điều 112 về xác định thiệt hại do sự cố môi trường và trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường Đối với nội dung xác định thiệt hại do sự cố môi trường, Luật đã quy định nội dung điều tra, xác định thiệt hại do sự cố môi trường, bao gồm: Phạm vi, giới hạn khu vực bị ô nhiễm do sự cố môi trường; Mức độ ô nhiễm; Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan; Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; Thiệt hại đối với môi trường làm căn

cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, sự cố phải bồi thường

Bên cạnh đó, Luật cũng đã quy định khá cụ thể trách nhiệm điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra Trong đó, UBND cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn; Bộ TN&MT chỉ đạo UBND các tỉnh tổ chức, điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn liên tỉnh Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai

Một trong những điểm mới của Luật BVMT năm 2014 so với Luật BVMT năm

2005 đó là, Luật quy định cụ thể hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong công tác khắc phục sự cố môi trường Theo quy định này, tổ chức, cá nhân khi gây sự cố môi trường có trách nhiệm Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước

về BVMT trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng Đồng thời thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT; Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật và quy định của pháp luật có liên quan; Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về BVMT việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường

Trang 16

Trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra sự cố môi trường mà không tự thỏa thuận về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về BVMT có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng Đối với các trường hợp xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn liên tỉnh, việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường sẽ được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Luật BVMT năm 2014 cũng quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc xác định sự cố môi trường do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân và trách nhiệm thì huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường

Trên cơ sở đó, thời gian tới, để thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện và triển khai có hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, Nhà nước cần xây dựng và ban hành những văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về nguồn lực (nhân lực, các công trình, phương tiện, thiết bị chuyên dụng) phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn, định mức kinh tế kỹ thuật trong việc đánh giá, xác định mức độ ô nhiễm cũng như mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra; Quy định cụ thể các hành vi vi phạm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và các chế tài khen thưởng,

xử phạt

- Luật Hóa chất năm 2007 gồm 10 chương, 71 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày

01/7/2008 Trong đó, Luật Hóa chất đã quy định một số nội dung liên quan đến phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường như: xây dựng kế hoạch ngăn ngừa và ứng phó sự

cố hóa chất; quy định trách nhiệm kiểm soát hóa chất trong các sản phẩm phục vụ đời sống…

- Pháp lệnh về phòng, chống lụt bão năm 1993 đã được chỉnh sửa một số điều vào

năm 2000 và sửa đổi bổ sung vào 2014, trong đó có các quy định cụ thể việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai lụt, bão gây ra

- Ngoài ra, việc phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản Luật khác, như: Luật phòng cháy chữa cháy đã có những quy định về việc phòng ngừa, ứng phó đối với các sự cố do cháy nổ Luật Thuỷ sản 2003 (khoản 1 Điều 7) nêu trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia khai thác nguồn lợi thuỷ sản là phải bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản, tạo cơ sở bảo vệ các nguồn thuỷ sản khi bị sự cố môi trường gây ô nhiễm tác động

1.1.4 Thực trạng phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường Việt Nam

- Phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai

Trang 17

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn tổ chức thực hiện và các văn bản quy định chi tiết về bộ máy quản lý nhà nước trong thực hiện phòng chống lụt, bão, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai

gây ra

Nhìn chung, trong thời gian qua, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và tổ chức thực hiện có hiệu quả Trong đó, tập trung giao các cơ quan quản lý nhà nước thuộc tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về phòng chống, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra Trường hợp xảy ra thiên tai lũ lụt gây ô nhiễm môi trường, việc khắc phục tình trạng ô nhiễm này được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó, tập trung vào tuân thủ thực hiện các hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Thực tế đáng ghi nhận những năm qua, thiên tai đặc biệt là bão, lũ xảy ra thường xuyên ở nước ta nhưng với sự chủ động, tích cực trong công tác phòng ngừa và giải quyết các hậu quả của thiên tai gây ra của các cấp, các ngành và người dân nên đã phần nào hạn chế được những thiệt hại của thiên tai, góp phần sớm ổn định đời sống nhân dân sau khi xảy ra sự cố thiên tai

- Phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường do tràn dầu

Luật Bảo vệ môi trường đã quy định một số nội dung có liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu Để cụ thể, ngày 12 tháng 5 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg về quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, theo đó, các quy định của Quyết định này tập trung vào các nội dung liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên phạm vi cả nước

Công tác ứng phó với sự cố tràn dầu được triển khai khá hiệu quả ở nước ta trong thời gian qua Bên cạnh việc triển khai các kế hoạch nhằm ứng phó với sự cố tràn dầu, nguồn lực và trang thiết bị để khắc phục hậu quả tràn dầu cũng được tăng cường, cụ thể: đã thành lập được 4 trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu và hình thành một số cơ sở

có dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu; trạng bị tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu; xây dựng hệ thống giám sát bờ biển… Tuy nhiên, công tác phòng ngừa và nhất là khắc phục sự cố tràn dầu tại nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt còn yếu về phương tiện,

kỹ thuật và nhận thức của các chủ thể như các công ty vận tải, chủ tàu thuyền đối với việc ứng phó sự cố tràn dầu chưa cao

Trang 18

- Hoạt động phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Pháp luật đã quy định khá cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong từng giai đoạn trước khi đầu tư và trong khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ Tuy nhiên, nhìn chung, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế Hiện nay, ô nhiễm môi trường do phát thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ diễn ra nghiêm trọng, trên diện rộng và tại hầu hết các loại hình sản xuất Mặc dù các văn bản pháp luật hiện hành quy định về trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất đối với phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường song trên thực

tế nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, thậm chí có cơ sở còn lợi dụng thiên tai để xả thải ra môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặc dù thời gian qua đã được chú trọng song hiệu quả vẫn chưa cao

Đánh giá chung: Với mức độ và tần suất xảy ra sự cố môi trường ngày càng nhiều,

tuy nhiên công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục ô nhiễm môi trường hiện nay chưa được thực hiện theo một quy trình chuẩn Thực tế, mỗi vùng, mỗi địa phương tiến hành theo một cách khác nhau và gặp không ít khó khăn trong việc triển khai thực hiện như:

- Địa phương chưa chủ động điều tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường để chủ động có biện pháp phòng ngừa, ứng phó và xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường do thiên tai, tràn dầu, rò rỉ hóa chất;

- Chưa có các kế hoạch, phương án thích hợp, được thử nghiệm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thiên tai, tràn dầu, rò rỉ hóa chất;

- Do không có quy trình ứng phó cụ thể nên lúng túng trong quá trình thực hiện khi sự

cố xảy ra;

- Chưa có phương án phòng ngừa và ứng phó đối với từng loại thiên tai, tràn dầu, rò rỉ hóa chất khác nhau và đặc thù đối với điều kiện kinh tế, xã hội và điều kiện tự nhiên của mỗi khu vực

Như vậy, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thiên tai và sự cố tại các vùng nhạy cảm, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đặc thù… đang đặt ra các yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải có các phương án giải quyết hiệu quả

Trang 19

Đánh giá SCMT đã bước đầu được quan tâm Luật BVMT Việt Nam giới thiệu những quy định chung về SCMT và phòng ngừa SCMT; Chính phủ ban hành quy chế quản lý an toàn trong các họat động dầu khí Lê Huy Bá giới thiệu tổng quan về SCMT

và phương pháp đánh gía SCMT; Huỳnh Thị Minh Hằng giới thiệu tổng quan về rủi ro

và quy trình đánh giá rủi ro trong họat động dầu khí; Lê Văn Khoa giới thiệu tổng quan về tai biến môi trường và cách ứng xử tai biến môi trường; Chế Đình Lý giới thiệu về phân tích hệ thống môi trường và hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường, TS

Lê Thị Hồng Trân hướng dẫn đánh giá rủi ro sinh thái và rủi ro sức khỏe; TCT dầu khí Việt Nam ban hành các văn bản hướng dẫn giám sát ATLĐ trong các họat động dầu khí, hướng dẫn quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp trong các hoạt động dầu khí, hướng dẫn quản lý ATLĐ và VSLĐ trong các họat động dầu khí đề cập chủ yếu tới công tác hướng dẫn quản lý an toàn trong chế biến dầu khí Tuy nhiên, đánh giá sự cố được giới thiệu trong các văn bản nói trên hầu như chỉ mang tính chất định tính Một số báo cáo đánh giá RRMT cho các dự án cụ thể đã được thực hiện như ĐGRRSB môi trường vùng biển ven bờ thành phố Đà Nẵng được thực hiện bởi nhóm chuyên gia đa ngành với sự tham vấn của các chuyên gia của chương trình hợp tác khu vực trong quản lý môi trường biển Đông nhằm nâng cao năng lực của địa phương trong quản lý tài nguyên, môi trường vùng ven bờ, tạo cơ sở để hoàn thiện chương trình quan trắc môi trường và các kế hoạch, quy định về quản lý tài nguyên, môi trường liên quan và một

số báo cáo khác Trong nền kinh tế phát triển như Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu đánh giá về SCMT hiện có chưa đáp ứng yêu cầu BVMT với phát triển kinh tế Đã đến lúc, đánh giá SCMT cần được nghiên cứu áp dụng rộng rãi hơn nữa nhằm sử dụng hiệu quả hơn các cơ sở dữ liệu môi trường thu thập được trong những năm qua, hoàn thiện các chương trình quan trắc môi trường trên cơ sở các thông tin quan trọng được xác định, tập trung vào những vấn đề ưu tiên, có nguy cơ gây rủi ro cao, tạo cơ sở khoa học tin cậy cho các đề xuất quản lý rủi ro môi trường

1.1.5 Kinh nghiệm thế giới về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường

Nghiên cứu về đánh giá SCMT trong sản xuất và đời sống được quan tâm nhiều trên thế giới ĐGRRMT đã và đang được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở Mỹ, Canađa và các nước khối cộng đồng châu Âu Phương pháp giải quyết vấn đề dựa vào việc xem xét những rủi ro trở nên nổi bật trong công nghiệp hạt nhân và được tiến hành rộng rãi trong công nghiệp không gian, là ngành có nhiều hệ thống phức tạp và cần thiết phải

có độ tin cậy rõ ràng Trong những năm 1960, phương pháp đánh giá xác xuất của rủi

ro – Probabilistic Risk Assessement (PRA) đã phát triển trong ngành công nghiệp này Sau những sự cố công nghiệp vào những năm giữa thập niên 70 (đáng chú ý nhất là vụ

nổ cyclohexane ở Flixborough (Anh) năm 1974 và vụ rò rỉ hơi dioxin tại Seveso (Italia) năm 1976, khung phương pháp luận của công nghiệp hạt nhân được áp dụng

Trang 20

trong công nghiệp hóa chất và công nghiệp dầu mỏ ở châu Âu những năm 1980 Có nhiều quy định đối với những chất nguy hại được hình thành như hướng dẫn Seveso ở châu Âu … Vào những năm 1970, phương pháp đánh giá định lượng rủi ro – Quantitative Risk Assessment (QRA) và hướng dẫn Seveso đã được sử dụng trong công nghiệp hóa chất Từ những năm 1990, trong công nghiệp tàu biển đã áp dụng phương pháp đánh giá độ an toàn – Formal Safety Assessement (FSA) Gần đây nhiều nghiên cứu tại các nước phát triển đã đưa ra nhiều phương pháp đánh giá rủi ro liên quan đến môi trường, bao gồm đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA), đánh giá rủi ro sinh thái (ERA) và đánh giá rủi ro công nghiệp (IRA) Joseph F và B Diane Louvar nghiên cứu về đánh giá SCMT do hóa chất với phương pháp đánh gía quan hệ liều lượng-phản ứng ĐGRRMT sơ bộ và chi tiết được áp dụng cho eo biển Malacca (chung của

ba nước Singapo, Malaixia và Inđônêxia) năm 1999, đưa ra các kết luận quan trọng về khả năng rủi ro do tràn dầu và các đề xuất liên quan cho ba quốc gia nói trên ĐGRRSB đã hoàn thành đối với vịnh Manila, Philipin, bước đầu xác định và lượng

hóa được mức độ của các rủi ro chính đối với môi trường nước của vịnh

Thiên tai, sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường… là nguyên nhân gây nên những thảm họa môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn ở các quốc gia Chính vì thế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách nhằm phòng ngừa, ứng phó

và khắc phục sự cố môi trường

Ở Trung Quốc, không có luật qui định riêng về công tác khắc phục, ứng phó, phòng ngừa sự cố môi trường, các qui định về môi trường chỉ được tìm thấy trong Luật bảo vệ môi trường và nằm rải rác ở một số luật chuyên ngành khác Khung pháp

lý cho các vấn đề môi trường của Trung Quốc lấy Hiến pháp làm nền tảng và Luật bảo

vệ môi trườnglàm cơ sở chính Luật bảo vệ môi trường nước này đã quy định nội dung

về Phòng ngừa và kiểm soát môi trường và các thảm họa khác tại Chương 4 Riêng

đối với việc khắc phục, ứng phó, phòng ngừa sự cố của từng môi trường cụ thể, Trung Quốc đã tiến hành thông qua một số luật riêng Hoa Kỳ là quốc gia ngay từ đầu đã chú trọng công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường với 2 văn bản pháp luật chính điều chỉnh đó là CERLA (thường được gọi là Superfund- Qui chế về trách nhiệm pháp

lý và bồi thường đối với những sự cố môi trường) và OPA (Luật ô nhiễm dầu 1990) Trong khi CERLA cung cấp các qui định về khắc phục tài nguyên thiên nhiên và/hoặc các dịch vụ liên quan đến cấp phát các chất độc hại thì OPA đưa ra các qui định tương

tự liên quan trực tiếp đến hoạt động thải dầu Các qui chế về vấn đề trên của Hoa Kỳ thậm chí có tầm ảnh hưởng lớn đối với việc ban hành chỉ thị chung của Châu Âu về phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường

Châu Âu là ví dụ điển hình cho công tác xây dựng pháp luật điều chỉnh việc phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường, các quốc gia Châu Âu đã đạt được thống nhất

Trang 21

chung trong Chỉ thị số 2004/35/EC của Nghị viện và Tòa án Châu Âu ngày 21 tháng 4 năm 2004 về trách nhiệm pháp lý đối với các vấn đề môi trường (ELD) liên quan đến phòng ngừa và khắc phục thảm họa môi trường Trên cơ sở các qui định chung này, các quốc gia thành viên phải hoàn thành việc xây dựng pháp luật quốc gia trước tháng

7 năm 2010 Đến thời điểm này, hầu hết các quốc gia thuộc liên minh châu âu đều có luật qui định riêng vấn đề phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường

1.1.6 Tổng quan các phương pháp ĐGSCRRMT trên thế giới và Việt Nam

a Trên thế giới

Rủi ro là khả năng xảy ra một tác động có hại đối với con người và môi trường khi tiếp xúc với một chất nào đó Rủi ro có thể được xác định trong đánh giá dự báo hay đánh giá hồi cố Trong đánh giá hồi cố, câu hỏi chính là về phạm vi mà các yếu tối môi trường có khả năng gây tác hại quan sát được lên một đối tượng cụ thể Đánh giá dự báo xem xét phạm vi mà các điều kiện hiện tại hay điều kiện tương tự xảy ra trong tương lai do hoạt động phát triển mới, có khả năng gây nguy hại hay không Cả hai loại đánh giá này được sử dụng làm cơ sở cho quản lý môi trường, đáp ứng nhu cầu kiểm soát các hoạt động, điều kiện không gây hại, nhưng không phải ở mức ‘không’ Phương pháp ĐRM đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ,

Úc, Canada và các nước Khối Cộng Đồng Châu Âu ĐRM sơ bộ và chi tiết được áp dụng cho Eo biển Malacca (chung của 3 nước Singapore, Malasia và Indonexia) năm

1999, đưa ra các kết luận quan trọng về khả năng rủi ro tràn dầu và các đề xuất liên quan cho 3 quốc gia nói trên

Năm 1980 ở Châu Âu đề xuất phương pháp luận của ngành công nghiệp hạt nhân được áp dụng trong công nghiệp hóa chất và công nghiệp dầu mỏ và có nhiều quy định với chât nguy hại được hình thành Ở Anh những quy định này được thực hiện thông qua quy định CIMAH, ở Châu Âu thông qua Seveso Cùng thời điểm này Hội đồng khoa học về các vấn đề môi trường (SCOPE) và hiệp hội quốc tế về khoa học đã xuất bản báo cáo đánh giá rủi ro môi trường Tuy nhiên, từ những thập niên 70, phương pháp đánh giá rủi ro định lượng rủi ro và hướng dẫn Seveso (I và II) đã được sử dụng trong công nghiệp hóa chất SCOPE và Hiệp hội quốc tế về khoa học đã xuất bản báo cáo ĐRM

Vào năm 1987, Hội đồng quốc tế về môi trường và phát triển đã đưa ra các kỹ thuật phát triển đã đưa ra các kỹ thuật phát triển sâu hơn, các phương pháp luận ĐRM

và hướng đến phát triển bền vững

Năm 1998 Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) xuất bản tài liệu Hướng

dẫn đánh giá rủi ro sinh thái (Guidelines for Ecological Risk Assessment) Đánh giá rủi

ro sinh thái bao gồm ba giai đoạn chính: xác định vấn đề, phân tích, và đặc tính rủi ro

Trang 22

Trong xác định vấn đề, giám định viên đánh giá các mục tiêu và chọn điểm cuối đánh giá, chuẩn bị các mô hình khái niệm, và phát triển một kế hoạch phân tích Trong giai đoạn phân tích, giám định viên đánh giá sự phơi nhiễm với tác nhân gây hại và mối quan hệ giữa mức độ gây hại và tác động sinh thái Trong giai đoạn thứ ba, đặc tính rủi

ro, giám định viên ước tính rủi ro bằng việc tích hợp sự phơi nhiễm với nguy cơ đáp ứng cấu hình, mô tả rủi ro bằng cách thảo luận về bằng chứng cơ sở và xác định bất lợi sinh thái, và chuẩn bị một báo cáo Quá trình này được chỉ ra trong Khung đánh giá rủi

ro hệ sinh thái ởHình 1.1

Trang 23

Hình 1.1 Khung đánh giá rủi ro sinh thái

(Nguồn: U.S EPA, 1998)

Mô hình khái niệm

Đặc tính tác động sinh thái

Đo lường tác động

Đo lường đặc tính nguồn nước tiếp nhận và hệ sinh thái

Mô tả phơi nhiễm

Mô tả

áp lực - đáp ứng

Phân tích Phân tích phơi nhiễm đáp ứng

HST

PHÂN TÍCH

Tích hợp thông tin sẵn có

Điểm cuối đánh giá

Kế hoạch phân tích

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

Mô tả

ĐẶC TÍNH RỦI RO

Ước lượng rủi ro

Thông tin kết quả đến nhà quản lý rủi ro

Thực hiện quản lý rủi ro và thông tin kết quả cho các bên liên

Trang 24

Giai đoạn xác định vấn đề

Giai đoạn này được tiến hành sau bước lập kế hoạch, nó cung cấp một cơ sở cho toàn bộ việc đánh giá rủi ro dựa trên kết quả của bộ ba sản phẩm:

(1) Điểm cuối đánh giá: phản ánh mục tiêu quản lý và hệ sinh thái mà nó đại diện

Ba tiêu chí chủ yếu được sử dụng để chọn các giá trị sinh thái mà có thể lựa chọn thích hợp là phù hợp sinh thái, tính nhạy cảm và phù hơp với mục tiêu quản lý Trong

đó, phù hợp sinh thái và tính nhạy cảm là rất cần thiết cho việc lựa chọn thiết bị đầu cuối đánh giá một cách khoa học

(2) Mô hình khái niệm: mô tả mối quan hệ giữa một áp lực và một điểm cuối đánh giá

hoặc giữa nhiều áp lực với nhiều điểm cuối đánh giá

Chúng có thể gồm những quá trình của hệ sinh thái tác động lên nguồn tiếp nhận hoặc các kịch bản phơi nhiễm được liên hệ định lượng giữa những hoạt động sử dụng đất với các áp lực Chúng có thể mô tả những con đường phơi nhiễm sơ cấp hoặc thứ cấp

Một mô hình khái niệm bao gồm hai thành phần chính là một tập hợp các giả thuyết rủi ro mô tả sự dự đoán mối quan hệ giữa các tác nhân gây áp lực, phơi nhiễm

và phản ứng điểm cuối đánh giá, cùng với các lý do cho lựa chọn của họ và một sơ đồ minh họa các mối quan hệ trong giả thuyết rủi ro

(3) Kế hoạch phân tích: các giả thuyết rủi ro sẽ được kiểm định để xem có thể sử

dụng trong các đánh giá dựa trên các dữ liệu sẵn có hay cần dữ liệu mới

Kế hoạch phác họa đề cương đánh giá, nhu cầu dữ liệu, phương pháp đo đạc và phương pháp thực hiện cho giai đoạn phân tích tiếp theo Các kế hoạch phân tích bao gồm các con đường và các mối quan hệ được xác định trong quá trình lập vấn đề đó sẽ được theo đuổi trong suốt giai đoạn phân tích

Giai đoạn phân tích

Giai đoạn này là quá trình nghiên cứu hai thành phần cơ bản của rủi ro là đặc tính phơi nhiễm và đặc tính tác động, đồng thời phân tích mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với những đặc tính của hệ sinh thái

(1) Đặc tính phơi nhiễm: mô tả mối liên hệ hay sự tiếp xúc hiện hữu hoặc tiềm năng

giữa các áp lực lên những nguồn tiếp nhận

Mục tiêu là để tạo ra một hồ sơ tóm tắt phơi nhiễm xác định nguồn tiếp nhận (ví

dụ, các thực thể sinh thái phơi nhiễm), mô tả con đường tiếp xúc, cường độ, phạm vi không gian và thời gian của xảy ra Quá trình này gồm đo lường phơi nhiễm và phân

Trang 25

tích phơi nhiễm để tạo thành thông tin tóm lược phơi nhiễm là nền tảng cơ bản cho giai đoạn nhận diện rủi ro

- Phân tích phơi nhiễm: phân tích mối liên hệ hay tiếp xúc giữa một nguồn áp lực và một nguồn tiếp nhận Mục tiêu phân tích là để mô tả phơi nhiễm ở các mặt cường độ, không gian và thời gian phơi nhiễm

- Hồ sơ tóm tắt phơi nhiễm: giúp xác định nguồn tiếp nhận và mô tả cách thức phơi nhiễm về cường độ, không gian và thời gian kết hợp với đánh giá tác động

(2) Đặc tính tác động hệ sinh thái: mô tả tác động gây ra bởi áp lực, liên kết chúng

với các điểm cuối đánh giá và mô tả sự thay đổi của hệ sinh thái khi mức độ của các áp lực thay đổi Khi một tác động được xác định, việc phân tích đáp ứng sẽ được tiến hành và tạo thành hồ sơ tóm tắt áp lực – đáp ứng là đầu vào cho giai đoạn nhận diện rủi ro

Phân tích đáp ứng xác định chứng cứ cho thấy áp lực nào gây ra tác động và đo lường sự nhạy cảm của tác động với sự thay đổi của các áp lực, đồng thời liên kết với các điểm cuối đánh giá

Vào cuối giai đoạn phân tích, với sự áp lực - phản ứng và hồ sơ tóm tắt phơi nhiễm này được sử dụng để ước tính rủi ro và cung cấp cơ hội để xem lại những gì đã được tóm tắt trong các định dạng hữu ích nhất cho đặc tính rủi ro

❖ Giai đoạn đặc tính rủi ro

Đây là giai đoạn cuối cùng của việc đánh giá rủi ro sinh thái và là đỉnh cao của việc lập kế hoạch, xây dựng vấn đề, và phân tích, ước lượng các tác động sinh thái hoặc điểm cuối đánh giá Quá trình này sẽ cho phép các nhà xác định rủi ro hiểu rõ mối quan hệ giữa tác nhân, tác động và các thực thể sinh thái và đi đến kết luận về quá trình phơi nhiễm và ảnh hưởng bất lợi

(1) Ước lượng rủi ro: là quá trình tích hợp dữ liệu phơi nhiễm và những tác động

đồng thời đánh giá tính không chắc chắn Quá trình này sử dụng những thông tin sơ lược về phơi nhiễm và thông tin áp lực – đáp ứng đã có ở bước phân tích Ước lượng rủi ro có thể được phát triển bằng cách sử dụng một hoặc nhiều kỹ thuật sau:

- Nghiên cứu khảo sát thực địa: cung cấp những bằng chứng kinh nghiệm nối kết quá

trình phơi nhiễm với các tác động Khảo sát thực địa đo lường những biến đổi sinh thái thông qua việc thu thập dữ liệu về phơi nhiễm và các tác động đến thực thể hệ sinh thái đã được xác định trong phần xác định vấn đề

Ưu điểm chủ yếu của phương pháp này là chúng có thể được sử dụng để đánh giá những mối quan hệ không thể tái tạo trong phòng thí nghiệm giữa nhiều áp lực lên một

hệ sinh thái phức tạp Chúng mô tả cả quá trình phơi nhiễm và những tác động (bao

Trang 26

gồm cả tác động thứ cấp) được tìm thấy trong các hệ thống tự nhiên, trong khi đa phần những ước lượng từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phác họa những phơi nhiễm, tác động trong điều kiện được kiểm soát

Tuy nhiên, nó có thể bị giới hạn bởi các yếu tố sau: thiếu sự tái tạo, có xu hướng chọn mẫu đại diện, không đại diện được những thành phần đặc biệt của hệ thống hay các biến động ngẫu nhiên

- Phân loại và phân cấp: trong nhiều trường hợp, đánh giá của chuyên gia hay các kỹ

thuật đánh giá định tính khác có thể được sử dụng để phân cấp rủi ro theo từng loại, ví

dụ rủi ro thấp/ trung bình/ cao hoặc có/ không có rủi ro Người ta thường sử dụng phương pháp này khi thiếu dữ liệu về phơi nhiễm và tác động hoặc không dễ dàng biểu thị định lượng rủi ro

- So sánh các tác động và phơi nhiễm điểm đơn lẻ: khi dữ liệu sẵn có cho ước lượng

định lượng các phơi nhiễm và tác động, phương pháp đơn giản nhất để so sánh ước lượng là một tỷ số (thương số) được biểu thị bằng cách lấy nồng độ phơi nhiễm chia cho nồng độ ảnh hưởng Phương pháp thương số thường được sử dụng cho áp lực là hóa chất với những giá trị độ độc chuẩn và tham chiếu gần như sẵn có

Điểm thuận tiện của phương pháp thương số là sử dụng đơn giản và nhanh chóng

Nó cung cấp một phương tiện hiệu quả, không đòi hỏi chi phí cao để xác định trạng thái của rủi ro là cao hay thấp, từ đó cho phép nhà quản lý rủi ro ra quyết định mà không cần tìm thêm thông tin

- So sánh mối quan hệ áp lực – đáp ứng: Nếu một đường cong mức độ áp lực với độ

lớn của phản ứng có sẵn thì ước lượng rủi ro có thể kiểm tra các rủi ro liên quan đến nhiều mức độ phơi nhiễm khác nhau

Các ước tính này đặc biệt hữu ích khi kết quả đánh giá rủi ro là không theo một quy tắc xác định trước, chẳng hạn như mức độ độc tính chuẩn mực

Có lợi thế và hạn chế để so sánh một đường cong áp lực với một phân phối tiếp xúc Độ dốc của đường cong hiệu cho thấy tầm quan trọng của sự thay đổi các hiệu ứng kết hợp với thay đổi trong tiếp xúc, và khả năng để dự đoán những thay đổi trong mức độ và khả năng của các hiệu ứng cho các kịch bản tiếp xúc khác nhau có thể được

sử dụng để so sánh các phương án quản lý rủi ro khác nhau

- So sánh kết hợp thay đổi đa dạng trong tiếp xúc

Nếu tiếp xúc hoặc áp lực phản ứng hồ sơ mô tả các biến đổi trong phơi nhiễm thì nhiều ước tính rủi ro khác nhau có thể được tính toán

Trang 27

Một lợi thế lớn của phương pháp này là khả năng dự đoán những thay đổi trong mức độ và khả năng của các hiệu ứng cho các kịch bản tiếp xúc khác nhau và cung cấp phương tiện để so sánh các phương án quản lý rủi ro khác nhau

Hạn chế bao gồm các yêu cầu dữ liệu tăng lên so với các kỹ thuật được mô tả trước đây và giả định ngầm rằng đầy đủ các biến đổi trong các dữ liệu phơi nhiễm và các hiệu ứng được đại diện đầy đủ Như với các phương pháp thương, hiệu ứng phụ không dễ dàng đánh giá với kỹ thuật này

- Áp dụng mô hình quá trình

Mô hình quá trình là biểu thức toán học mà đại diện cho sự hiểu biết của chúng ta

về các hoạt động cơ học của một hệ thống được đánh giá và là công cụ hữu ích trong phân tích và đặc tính rủi ro

Một lợi thế lớn của việc sử dụng mô hình quá trình là ước lượng rủi ro nếu kịch bản vượt quá giới hạn của dữ liệu quan sát được trên thực nghiệm Ngoài ra, có thể dự báo được tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, ước lượng điểm, phân phối hoặc mối tương quan

(2) Mô tả rủi ro

Sau khi ước lượng rủi ro, những nhà thẩm định rủi ro cần thảo luận và làm sáng tỏ những thông tin có thể có về rủi ro ảnh hưởng đến điểm cuối đánh giá Mô tả rủi ro bao gồm một bảng đánh giá phạm vi chứng cứ ủng hộ hoặc bác bỏ những ước lượng rủi ro ở trên và làm sáng tỏ ý nghĩa đáng kể của những tác động bất lợi lên các điểm cuối đánh giá

a Tại Việt Nam

Đánh giá rủi ro môi trường không phải là vấn đề mới, ở Việt Nam vấn đề này đang được quan tâm bởi nhu cầu nâng cao sức khỏe con người Có hai cách tiếp cận để bảo

vệ môi trường và sức khỏe con người thường được sử dụng để đánh giá rủi ro môi trường là Đánh Giá Rủi Ro Môi Trường Dự Báo (ĐRMDB) và Đánh Giá Rủi Ro Môi Trường Hồi Cố (ĐRMHC)

Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo

Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo sẽ được thể hiện ở hình 1.2

Trang 28

Hình 1.2 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo

(Nguồn: Smith, 1988 và ADB,1991)

Nhận diện mối nguy hại

Là bước đầu tiên của ĐRM, cung cấp cho chúng ta dự báo định tính cho các tác động môi trường và liệt kê những khả năng có thể xảy ra của các nguồn nguy hại, bao gồm đánh giá định tính sự hiện diện: mức độ của các mối nguy hại tiềm tàng Công việc thực hiện gồm sự thu thập các dữ liệu tổng hợp và đánh giá dữ liệu lên các loại ảnh hưởng đến sức khỏe và những bệnh tật mà có thể được sinh ra bởi chất hóa học hay mối nguy hại Những điều kiện phơi nhiễm với môi trường ô nhiễm, các thương tổn hoặc bệnh tật sẽ được phát sinh Nhận diện và lựa chọn những chất hóa học đặc biệt có nguy cơ tiềm tàng hay mối nguy hại thì dựa trên đặc tính độc hại và các kết quả của những nghiên cứu đánh giá

❖ Các phương pháp thường được sử dụng để nhận biết mối nguy hại

- Mối nguy hại và nghiên cứu kịch bản (HAZOP): là phương pháp nghiên cứu để qphát hiện nguy hại do sự cố của phần cứng hoặc do lỗi con người

- Sự cố và phân tích ảnh hưởng của những sự cố (FMEA): là một nghiên cứu qui nạp

để phát hiện những sự cố của phần cứng

- Phân tích thao tác an toàn lao động: cũng là một nghiên cứu qui nạp để nhận biết nguyên nhân tai nạn do lỗi con người Khảo sát đo đạc môi trường lao động, kết hợp việc phỏng vấn người lao động và những dụng cụ đo đạc trong vệ sinh lao động

Nhận diện mối nguy hại

Đánh giá độc tính

Đánh giá phơi nhiễm

Mô tả đặc tính rủi ro

Quản lý rủi ro

Trang 29

- Hazid: Kỹ thuật nhận biết các mối nguy hại tiêu biểu bằng cách sữ dụng thiết kế dự báo dự án

- Checklist: Sử dụng các bảng liệt kê các mối nguy hại

- Fault tree analysis: Phân tích cây sai lầm nhận biết mối nguy hại

- Thanh tra (Appraisal)

- Safety Review: Điều tra tai nạn, bệnh tật, lời phàn nàn, các vấn đề an toàn

- Thống kê tình hình tai nạn, sự cố xuýt bị, chấn thương và bệnh tật

- Khảo sát đo đạc môi trường lao động, kết hợp phỏng vấn người lao động và những dụng cụ đo đạc trong vệ sinh lao động

Là bước thứ hai trong quá trình đánh giá, ước lượng mối nguy hại đôi khi có tính chất chủ quan do có sự can thiệp của con người ĐRM cần phải xét đến ước lượng mối nguy hại, trong bước này nhiều mô hình thường sử dụng để ước lượng cùng với phương pháp đánh giá độc tín để xác định các chất ô nhiễm Ước lượng mối nguy hại với mục đích:

- Xem xét hệ thống chung có thành phần là các vấn đề riêng

- Xác định tần suất xuất hiện và mức độ nguy hiểm của các hậu quả

- Xác định ranh giới của những vấn đề thực tiễn tương ứng về mặt quản lý, công nghệ của dự án

Các phương pháp nghiên cứu thượng được sử dụng để xác định độc tính, quan hệ giữa liều lượng và đáp ứng trong ĐRM là phương pháp thí nghiệm độc tố, phương pháp bệnh học, triệu chứng lâm sàng và nghiên cứu dịch tễ học

Đánh giá phơi nhiễm nhằm ước lượng mức độ trên thực tế hay các nguồn tiếp nhận tiềm năng đến khả năng phơi nhiễm với chất ô nhiễm môi trường

Với quan điểm không có sự tiếp xúc có nghĩ là không có rủi ro Do đó cần phải xác định tuyến tiếp xúc khi xác định các rủi ro môi trường, Đánh giá tuyến tiếp xúc là nghiên cứu các tuyến đường khác nhau mà con người tiếp xúc với vật chất nguy hiểm

và sự truyền vào cơ thể con người, môi trường và hệ sinh thái cùng các ảnh hưởng xảy

ra đối với sức khỏe con người Thông thường có 3 tuyến tiếp xúc chính bao gồm: tiếp xúc qua da, qua hô hấp và tiêu hóa

Trang 30

Tuyến tiếp xúc có thể được xác định bằng phương pháp phân tích cây hiện tượng (Event Tree) và cây sai lầm (Fault Tree)

Phân tích cây hiện tượng (Event Tree) = hậu quả

Cây hiện tượng là trích ra từ một nhánh cây sai lầm Đây là phương pháp liệt kê tất

cả các hiện tượng sắp xảy ra hoặc theo sự lựa chọn Cây hiện tượng được sử dụng phổ biến cho những qui trình phức tạp chia thành nhiều mức độ an toàn khác nhau hoặc cho những trường hợp khẩn cấp khác nhau Vì thế để thực hiện phương pháp phân tích cây sự kiện chúng ta cần phân tích những hiện tượng ban đầu, các chỉ thị biểu hiện, xác định các lớp, các tầng bảo vệ và sau đó xác định các sự cố, rủi ro, lợi ích và sự thành công… Phân tích cây hiện tượng dựa trên cơ bản là phân tích hậu quả của sự việc

Phân tích cây sai lầm (Fault Tree) = nguyên nhân

Là phương pháp giúp chúng ta xác định được sự liên kết, sự kéo theo sai lầm của các hiện tượng mà các hiện tượng này có thể dẫn đến những mối nguy hại, các tai nạn… Đồng thời cây sai lầm giúp cho ta xác định rõ con đường đi trong suốt quá trình hình thành các nguyên nhân sai sót Ngoài ra, cây sai lầm còn giúp chúng ta xác định được mối quan hệ giữa các nguyên nhân khác nhau và mô hình phân tích cây sai lầm

là nền tảng cơ bản để phân tích nguyên nhân và hậu quả

Hình 1.3 Cây sai lầm-cây hiện tượng

Đặc tính rủi ro hay mô tả rủi ro là bước cuối cùng trong mô hình đánh giá rủi ro

Là sự biểu hiện của nguy cơ đối với từng cá thể các cộng đồng hay từng đối tượng bị tác động khác trên cơ sở lượng hóa, qua đó ta đượng các giá trị định lượng cao hơn mức trung bình (số người mắc bệnh, thương tật tử vong, đơn vị thời gian) Rủi ro có thể được phân loại trên các nền tảng của tần suất của sự xuất hiện và tính khốc liệt của các hậu quả hay thiệt hại Việc quan sát và dự đoán có phương pháp đối với khả năng xảy ra và mức hủy hoại của những tác động nguy hại đối với mỗi tình thế hiểm họa có thể được minh họa bởi các đồ thị biểu diễn mối quan hệ dưới đây:

Trang 31

Bảng 1.1 Ước lượng ảnh hưởng đối với đối tượng bị nguy hại

Nguồn gốc/

chất nguy

hại

Ô nhiễm nguồn nước mặt

Ô nhiễm nước ngầm

Ô nhiễm đất

Sinh vật (động, thực vật, vi sinh)

Ảnh hưởng sức khoẻ con người

A: Thiệt hại rất nghiêm trọng (5 đ) 5: rất cao (đ)

B: Thiệt hại nghiêm trọng (4 đ) 4: cao (đ)

C: Có thiệt hại (3 đ) 3: trung bình (đ)

D: Thiệt hại không đáng kể (2 đ) 2: thấp (đ)

0: không xảy ra (đ)

Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi cố

Đánh giá rủi ro hồi cố là quá trình xác định các nguyên nhân gây rủi ro trên cơ sở các tác động đã xảy ra, qua đó xác định các tác nhân nghi ngờ và mối liê hệ giữa chúng vớicác tác động có hại, thể hiện qua các chuỗi số liệu và bằng chứng liên quan thu thập được Nội dung của đánh giá rủi ro hồi cố được thể hiện qua các bước sau:

Trang 32

Hình 1.4 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi cố

Đánh giá rủi ro hồi cố là đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các tác động sinh thái quan sát được và các tác nhân có trong môi trường Đánh giá đề cập đến những rủi

ro do các hoạt động diễn ra trong quá khứ và do đó nó dựa trên các số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường Đánh giá rủi ro hồi cố, một bộ câu hỏi với các câu trả lời: có, không, có thể, thiếu dữ liệu được xây dựng để tìm các bằng chứng về sự suy giảm, cũng như các nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm đó

Để thuận lợi cho đánh giá, thành lập thành bảng ma trận, tại đó mỗi đối tượng được đánh giá theo một loạt câu hỏi Câu trả lời cho các câu hỏi này dựa trên những thông tin có được về các đối tượng và tác nhân

Các mức độ khác nhau về khả năng gây hại bao gồm:

Trang 33

trong đánh giá rủi ro được xem xét dựa vào tiêu chuẩn môi trường ở từng nước tại khu vực nghiên cứu của từng quốc gia

Đánh giá rủi ro do yếu tố phát thải

Để hoàn thành mục tiêu bảo vệ chất lượng nước mặt một cách hiệu quả, U.S EPA

đã đưa ra cách tiếp cận tổng hợp để thực hiện các mục tiêu chất lượng nước và xây dựng giới hạn xả nước thải dựa trên chất lượng nước Cách tiếp cận tổng hợp này bao

gồm ba yếu tố: (1) Thành phần hóa học riêng, (2) Độc tính toàn bộ dòng thải (WET)

và (3) Đánh giá sinh học (Trân, 2008) Mỗi phương pháp được miêu tả ngắn gọn dưới

đây:

(1) Phân tích chỉ tiêu hóa lý

Các tiêu chuẩn được sử dụng là cơ sở phân tích dòng thải, nhằm quyết định thành phần hóa học nào cần được kiểm soát và đưa ra giới hạn cho phép để kiểm soát những chất này nằm trong dãy giá trị cần thiết, đạt được tiêu chuẩn chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận

(2) Đánh giá độc tính toàn bộ dòng thải (WET)

Phương pháp tiếp cận này dựa trên các độc tính nhằm bảo vệ nguồn nước tiếp nhận khỏi ảnh hưởng độc kết hợp của tất cả các chất ô nhiễm trong nước thải Thử nghiệm WET đo mức độ phản ứng của các thủy sinh khi tiếp xúc với nước thải WET thường được áp dụng cho nước thải có thành phần, mà ở đó khó có thể nhận diện và điều chỉnh tất cả các chất ô nhiễm độc trong nước thải hoặc ở những nơi có ngưỡng giới hạn từng chất ô nhiễm hóa học riêng, nhưng có vấn đề về cộng hưởng độc tố

Có hai dạng thử nghiệm WET: cấp tính và mãn tính Thử nghiệm độc cấp tính thường được tiến hành trong một thời gian ngắn (48 giờ) và điểm đo cuối là số cá thể chết Điểm cuối của thử nghiệm độc cấp tính được mô tả bằng giá trị LC50 (là nồng độ nước thải gây chết 50% sinh vật thử) Thử nghiệm độc mãn tính được tiến hành trong giai đoạn dài hơn (7 ngày) Điểm cuối đo là số sinh vật chết và ảnh hưởng dưới mức gây chết chẳng hạn như sự biến đổi trong sinh sản và phát triển Điểm cuối này được đánh giá qua một trong các thông số nồng độ không bị ảnh hưởng (No Observed Effect Concentration, NOEC), nồng độ ảnh hưởng thấp nhất quan sát được (Lowest Observed Effect Concentration, LOEC) hoặc là nồng độ gây ức chế (Inhibitory Concentration, IC) (Salizzato, 1998)

(3) Đánh giá sinh học

Đánh giá sinh học là đánh giá điều kiện của nguồn nước bằng cách khảo sát điều tra sinh học và đo đạc trực tiếp các vùng cư trú của sinh vật trong mặt nước Điều tra sinh học bao gồm thu nhập, xử lý và phân tích phần đại diện của cộng đồng thủy sinh

Trang 34

để xác định cấu trúc và chức năng của chúng Kết quả của những khảo sát sinh học có thể so sánh với nguồn nước tham khảo để xác định nếu các tiêu chí sinh học cho đối tượng sử dụng nguồn nước đáp ứng được

Không nên sử dụng một phương pháp để phủ nhận hoặc kiểm soát kết quả của những phương pháp khác Mỗi phương pháp có những đặc tính, thuộc tính, sự nhạy cảm và các chương trình áp dụng riêng Do đó, để tìm ra ảnh hưởng, không một phương pháp đơn lẻ nào được xem như mẫu mực chuẩn cho những phương pháp khác Các phương pháp tiếp cận để khảo sát chất lượng nước cùng với ưu điểm và hạn chế của chúng được mô tả

Bảng 1.2 Các phương pháp tiếp cận để khảo sát chất lượng nước

- Tránh được các tác động

- Không xem xét hết tất cả các chất độc hiện diện

- Không đo được lợi ích sinh học

- Không tính đến tương tác giữa các chất

- Thử nghiệm hoàn chỉnh có thể rất đắt

- Không đo được mức độ suy yếu sinh học trực tiếp

Độc tính toàn

bộ dòng thải

- Độc tính tổng

- Xác định được các chất độc chưa biết

- Đo được lợi ích sinh học

- Các điều kiện xung quanh có thể khác nhau

- Không hiểu đầy đủ chất gây độc chính

Trang 35

Đánh giá

sinh học

- Đo được các ảnh hưởng thực tế của nguồn nước tiếp nhận

- Phân tích được các hướng phát triển trước đây

- Đánh giá chất lượng trên tiêu chuẩn

- Tổng ảnh hưởng của tất cả các nguồn bao gồm cả những nguồn chưa biết

- Ảnh hưởng của dòng cực trị chưa được đánh giá

Đánh giá rủi ro do yếu tố chủ quan (con người và hoạt động quản lý):

Con người có thể gây ra các hành động chủ tâm cố ý mang tính chất cá nhân làm ảnh hưởng lên sự an toàn của hệ thống Hệ thống quản lý môi trường cần được kiểm soát để giảm thiểu tối đa các mối nguy hại lên nguồn nước nói riêng và lên hệ sinh thái nói chung

Kết quả đánh giá rủi ro ở mỗi quy trình thành phần sẽ được cho điểm (điểm rủi ro qui đổi) Điểm rủi ro cuối cùng được tổng hợp từ điểm rủi ro qui đổi của 5 quy trình thành phần nói trên Vì mức ảnh hưởng lên tiềm năng rủi ro đến nguồn nước không giống nhau đối với tất cả các yếu tố nên khi tổng hợp các điểm rủi ro qui đổi, ta phải xét đến các trọng số Rủi ro được định nghĩa là xác suất của 1 tác động bất lợi lên con người và môi trường do tiếp xúc với mối nguy hại Thông thường, rủi ro được biểu diễn dưới phương trình sau:

Rủi ro = Xác suất của biến cố x Mức độ thiệt hại (L.T.H Trân, 2008)

Có 4 loại tần suất xảy ra biến cố là: (1) Hiếm nhưng có thể xảy ra; (2) Thỉnh thoảng; (3) Tương đối nhiều lần; (4) Thường xuyên, có thể lặp lại Có 4 loại mức độ thiệt hại ô nhiễm cho hệ sinh thái là: (1) Tổn thất nhẹ, thiệt hại đến một số ít loài hay một phần hệ sinh thái, có khả năng phục hồi nhanh; (2) Tổn thất tạm thời, thiệt hại có khả năng phục hồi; (3) Mất đi các loài chủ chốt của hệ sinh thái, sự phá hủy môi trường sống lan rộng; và (4) Tổn thất hoàn toàn, phá hủy toàn bộ hệ sinh thái ngay lập tức và không có khả năng phục hồi

Trong nghiên cứu này, điểm rủi ro qui đổi được quy ước như sau:

Trang 36

Bảng 1.3 Lý giải điểm rủi ro qui đổi

Điểm Tiềm năng rủi

ro

Lý giải Mức độ thiệt hại Tần suất xảy ra

0 Không có rủi ro Không gây bất cứ thiệt hại nào cho hệ sinh thái

1 Tiềm năng rủi ro

thấp

Tổn thất nhẹ, thiệt hại đến một

số ít loài hay một phần hệ sinh thái, có khả năng phục hồi nhanh

Từ hiếm nhưng có thể xảy ra đến thỉnh thoảng

Tổn thất tạm thời, thiệt hại có khả năng phục hồi

Hiếm nhưng có thể xảy

Tương đối nhiều lần

Tổn thất tạm thời, thiệt hại có khả năng phục hồi

Thỉnh thoảng

Mất đi các loài chủ chốt của

hệ sinh thái, sự phá hủy môi trường sống lan rộng

Hiếm nhưng có thể xảy

ra

3 Có tiềm năng rủi

ro

Nhận định có tiềm năng rủi ro nhưng chưa đủ dữ liệu và

cơ sở lý luận để phân mức rủi ro

4 Tiềm năng rủi ro

cao

Tổn thất nhẹ, thiệt hại đến một

số ít loài hay một phần hệ sinh thái, có khả năng phục hồi nhanh

Thường xuyên, có thể lặp lại

Tổn thất tạm thời, thiệt hại có khả năng phục hồi

Tương đối nhiều lần

Mất đi các loài chủ chốt của

hệ sinh thái, sự phá hủy môi trường sống lan rộng

Thỉnh thoảng

Tổn thất hoàn toàn, phá hủy toàn bộ hệ sinh thái ngay lập tức và không có khả năng phục hồi

Hiếm nhưng có thể xảy

Trang 37

hệ sinh thái, sự phá hủy môi trường sống lan rộng

đến thường xuyên, có thể lặp lại

Tổn thất hoàn toàn, phá hủy toàn bộ hệ sinh thái ngay lập tức và không có khả năng phục hồi

Từ thỉnh thoảng đến thường xuyên, có thể lặp lại

L.T.H Trân, T.T.T Giang, 2009, Nghiên cứu bước đầu đánh gía rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu đã tập trung vào việc bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái cho nước thải công nghiệp và rủi ro sức khỏe do ô nhiễm không khí đối với công nhân giới hạn tại KCN Vĩnh Lộc và KCN Tân Thới Hiệp Ngòai ra, ma trận rủi ro cũng được sử dụng trong đánh giá rủi ro sinh thái cho nước thải công nghiệp với môi trường nước mặt Các kết quả đánh giá rủi ro cho biết khu vực nào gây rủi ro cao, trung bình, thấp của nước thải công nghiệp đối với môi trường và so sánh các rủi ro tại KCN có hệ thống

xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) và không có hệ thống XLNTT

Trung tâm Thông tin Khoa học, 2005, Thực trạng pháp luật về khắc phục sự cố môi trường - Thực trạng và kiến nghị,

Chuyên đề “Thực trạng pháp luật về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường và

đề xuất, kiến nghị” tập trung phân tích các vấn đề như: khái quát chung về tình hình diễn biến sự cố ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nước về xây dựng pháp luật về bảo

vệ môi trường, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; phân tích thực trạng phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường ở Việt Nam và thực trạng áp dụng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 vào lĩnh vực sự cố môi trường, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị

Trang 38

L.Đ Hải, P.C Sỹ, 2000, đề tài Điều tra khảo sát, đề xuất công nghệ xử lý và phòng chống sự cố ô nhiễm do hoạt động sản xuất dịch vụ quốc phòng trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh Viện kỹ thuật quân sự 2, Tp.HCM

Nội dung đề tài: Thống kê, lập danh sách quản lý số lượng tính chất, quy mô, địa điểm hoạt động của các cơ sở sản xuất và dịch vụ quốc phòng trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh; Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường gây ra do các hoạt động sản xuất và dịch vụ quốc phòng trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh; Đề xuất một số công nghệ thích hợp xử lý ô nghiễm và các biện pháp phòng chống sự cố ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và dịch vụ quốc phòng trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

H.T Nhã, 2009, Nghiên cứu xác định các ngành và khu vực nhạy cảm với sự cố môi trường tại Tp HCM Chi cục bảo vệ môi trường Tp.HCM

Nội dung đề tài nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận chung về SCMT, các khái niệm

và nguyên nhân liên quan đến SCMT; Thu thập các dữ liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội TPHCM, các hoạt động công nghiệp trên địa bàn TPHCM, chế độ sông ngòi, kênh rạch tại TPHCM; Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá khả năng xảy ra SCMT và các ngành nghề, hóa chất có nguy cơ gây ra SCMT trên địa bàn TPHCM; Thực hiện chương trình khảo sát thực địa, điều tra thu thập số liệu đánh giá nguy cơ gây ra SCMT đối với một số cơ sở sản xuất trên địa bàn TPHCM ; Xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra SCMT trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, khu vực TPHCM

Theo đó, 23 ngành nghề có khả năng xảy ra sự cố: sản xuất thuốc lá, thuộc da, sản phẩm hoá dầu, plastic nguyên sinh, cao su tổng hợp, phân bón và hợp chất nitơ, thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất dành trong nông nghiệp, các loại sơn vécni, mực in, thuốc hoá dược, thuỷ tinh, vôi, kim loại, thùng bể chứa nồi hơi, pin, ắcquy, khí đốt và phân phối nguyên liệu bằng đường ống, thu gom và xử lý tiêu huỷ chất thải tái chế phế liệu 31 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường và các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông: sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè và khu vực lũ lụt

có địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn, thổ nhưỡng, ảnh hưởng đến tốc độ lan truyền, hấp thu và xử lý chất ô nhiễm…

Ủy ban nhân dân tỉnh Đà Nẵng, 2004, Đánh giá rủi ro dự báo môi trường nước

và đánh giá rủi ro hồi cố ở thành phố Đà Nẵng

Kết quả nghiên cứu cho thấy tại vịnh Đà Nẵng và ven biển Nam Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn, kẽm là yếu tố ưu tiên chung Thủy ngân, xianua và dầu mỡ là yếu tố cần quan tâm ưu tiên tại vùng nước ven bờ Nam Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn, trong khi chúng chỉ gây rủi ro cục bộ ở vịnh Đà Nẵng Ngược lại, sắt là tác nhân gây ra rủi ro cần ưu tiên quan tâm trong vịnh Đà Nẵng nhưng chỉ gây rủi ro cục bộ tại Nam Sơn Trà

Trang 39

– Ngũ Hành Sơn Rủi ro do TSS, đồng, Asen và Cadimi ở mức chấp nhận được Còn BOD thì không đủ dữ liệu để đánh giá Ngoài các chất ô nhiễm tiềm tàng từ nước thải trực tiếp của các cơ sở công nghiệp và các hộ gia đình dọc bờ biển, các tác nhân gây rủi ro có trong nước ven bờ cũng chính là các tác nhân rủi ro ưu tiên trong các sông hồ (Trân, 2008)

• Đ.H.L Chi, 2006, Nghiên cứu sử dụng công cụ độc học đánh giá nguy cơ của nước thải công nghiệp đối với hệ sinh thái lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai

Nghiên cứu đã phát triển và kiểm chứng các thử nghiệm độc học sinh thái với một loại sinh vật địa phương nhằm phục vụ đánh giá nguy cơ đối với hệ sinh thái từ các

nguồn ô nhiễm khác nhau Kết quả chỉ ra rằng bộ sinh vật thử nghiệm D magna, C cornuta, V fischeri rất thích hợp như một bộ công cụ đánh giá nguy cơ độc học đối

với hệ sinh thái lưu vực Sài Gòn – Đồng Nai nhằm phục vụ mục đích lâu dài quản lý tổng hợp nguồn nước

❖ Ngoài nước

• Carroll, Steven, Goonetilleke, Ashantha, Thomas, Evan, Hargreaves, Megan,

Frost, Ray and Dawes, Les, 2006, Khung rủi ro tích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải (Integrated Risk Framework for Onsite Wastewater Treatment Systems)

Bài viết này nêu bật nguy cơ tiếp cận tích hợp dựa trên việc đánh giá các yếu tố rủi

ro liên quan đến OWTS để quản lý và giảm thiểu rủi ro môi trường và sức khỏe cộng đồng trong việc xử lý nước thải tại chỗ Trong việc phát triển cơ sở và khung nguy cơ tích hợp kết dính cho OWTS, một số vấn đề quan trọng phải được công nhận Chúng bao gồm các bên liên quan trong suốt quá trình phát triển khuôn khổ, tích hợp các kiến thức khoa học, dữ liệu và phân tích với đánh giá và quản lý rủi ro, xác định các mục tiêu hiệu suất phù hợp cho sự thành công của việc quản lý và giảm nhẹ rủi ro Những vấn đề này được giải quyết trong sự phát triển của các khuôn khổ rủi ro để cung cấp một cách tiếp cận chung để đánh giá rủi ro từ OWTS Việc sử dụng các khuôn khổ rủi

ro phát triển để đạt được đánh giá và quản lý kỹ thuật thích hợp hơn cho OWTS được trình bày trong một nghiên cứu trường hợp cho khu vực Bờ biển Vàng, bang Queensland, Úc

Efroymson R.A., Jones D.S., và Gold A.J., 2007, Một khung đánh giá rủi ro

hệ sinh thái cho hệ thống xử lý nước thải và những nguồn dinh dưỡng cục bộ trong hệ sinh thái dưới nước (An Ecological Risk Assessment Framework for Effects of Onsite

Wastewater Treatment Systems and Other Localized Sources of Nutrients on Aquatic Ecosystems)

Bài báo trình bày khung đánh giá rủi ro cho hệ thống xử lý nước thải và những nguồn dinh dưỡng cục bộ lên hệ sinh thái bao gồm xác định vấn đề, đặc tính phơi

Trang 40

nhiễm, đặc tính tác động và đặc tính rủi ro Hệ sinh thái nước ngọt và cửa sông có những đặc điểm đặc biệt do có sự khác nhau trong động lực học chất dinh dưỡng Sự phơi nhiễm Phốtpho là yếu tố quyết định chính đối với quá trình sản sinh thực vật phù

du trong hầu hết các hồ ở Bắc Mỹ Nitrate có thể gây độc trực tiếp lên thủy sinh vật như động vật lưỡng cư

Trong các cửa sông hay các đầm, phá cạn, Nitơ là áp lực đầu tiên gây độc trực tiếp lên thực vật hoặc có thể tương tác với sinh vật để tạo ra các áp lực thứ cấp (hạn chế về thâm nhập ánh sáng, hạn chế Oxy, suy giảm môi trường sống, suy giảm nguồn thức ăn/ con mồi) Việc sản sinh ra tảo, các quần thể cá, quần thể đáy, quần thể động vật lưỡng cư là những ví dụ về tính chất điểm cuối (endpoint properties) trong đánh giá rủi

ro Bài báo cũng đưa ra các thảo luận về mô hình, phương pháp đo lường đặc tính phơi nhiễm và tác động

• Xu L., Liu G , 2009, Nghiên cứu phương pháp đánh giá rủi ro môi trường khu

vực (The study of a method of regional environmental risk assessment) Trong bài báo

này, một phương pháp khuếch tán thông tin dựa trên một hệ thống lưới được đề xuất

để đánh giá rủi ro môi trường trong khu vực Các thông tin rủi ro về một nguồn rủi ro môi trường duy nhất có thể được phổ biến một cách hiệu quả bằng cách sử dụng giả thuyết Giá trị rủi ro môi trường khu vực thu được từ khuếch tán thông tin có thể được nhóm vào các tiêu chí phân loại và mức độ rủi ro môi trường khác nhau có thể được

mô tả trong một bản đồ không gian phân vùng Huangge Town và Nansha Town tọa lạc tại khu vực Nam Sa của thành phố Quảng Châu ở Trung Quốc đã được chọn là trường hợp mô hình Các kết quả thu được từ phương pháp thông tin phổ biến này sẽ giúp các địa phương tối ưu hóa sự phân bố của các khu công nghiệp và thiết lập các phép đo phòng ngừa rủi ro và quy trình quản lý tình trạng khẩn cấp

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành, 2006, NXB lao động–xã hội Khác
2. Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và văn bản hướng dẫn thực hiện, 2007, NXB Hồng Đức Khác
3. L.T.H.Trân, 2008, Đánh giá rủi ro môi trường. NXB khoa học và kỹ thuật Khác
4. L.T.H.Trân, T.T.T.Giang, 2009, Nghiên cứu bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Khác
5. P.T.Phúc, 2013, Đánh giá và phân vùng rủi ro sinh thái đối với nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp Hòa Khánh và khu công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Khác
6. T.V.N.Quỳnh, 2009, Nghiên cứu đề xuất mô hình đánh giá rủi ro ô nhiễm từ khu công nghiệp đến nguồn nước - Áp dụng đối với Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Khác
7. UBND thành phố Đà Nẵng và PEMSEA, 2004, Đánh giá ban đầu rủi ro môi trường thành phố Đà Nẵng.Tài liệu nước ngoài Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w