1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ứng dụng mô hình ALOHA đánh giá sự cố cháy, nổ hóa chất tại kho hóa chất trên địa bàn thành phố hồ chí minh

115 757 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Nhiệm vụ Luận văn: - Thu thập thông tin về tình hình hoạt động, sử dụng, lưu giữ và thải bỏ các loại hóa chất có nguy cơ xảy ra sự cố cháy, nổ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành ph

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ALOHA ĐÁNH GIÁ SỰ CỐ CHÁY, NỔ HÓA CHẤT TẠI KHO HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 2

-

KHOA MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1 Tên Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng mô hình ALOHA đánh giá sự cố cháy, nổ

hóa chất tại kho hóa chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2 Nhiệm vụ Luận văn:

- Thu thập thông tin về tình hình hoạt động, sử dụng, lưu giữ và thải bỏ các loại hóa chất có nguy cơ xảy ra sự cố cháy, nổ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của một số sự cố cháy, nổ hóa chất qui mô lớn xảy ra trên địa bàn Thành phố trong những năm gần đây

- Ứng dụng mô hình ALOHA đánh giá phạm vi và mức độ ảnh hưởng từ sự cố cháy, nổ hóa chất, đáp ứng được trong các trường hợp sự cố khẩn cấp

- Trường hợp nghiên cứu điển hình: Xây dựng kịch bản sự cố cháy, nổ Toluen tại kho hóa chất thuộc quận Bình Tân

- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với sự cố cháy nổ hóa chất cho địa bàn TP.HCM và trường hợp nghiên cứu điển hình

3 Ngày giao nhiệm vụ: 15 - 07 - 2016

4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 19 - 12 - 2016

5 Họ và tên người hướng dẫn: TS ĐỖ THỊ THU HUYỀN

- Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu mô hình ALOHA, hỗ trợ xây dựng kịch bản sự

cố cháy, nổ hóa chất Toluen tại kho hóa chất trên địa bàn quận Bình Tân

- Chỉnh sửa nội dung, giúp sinh viên phân chia bố cục Luận văn hợp lý, khoa học, phù hợp với mục tiêu đưa ra Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc sinh viên hoàn thành Luận văn đúng tiến độ đề ra

Trang 3

Nội dung Luận văn tốt nghiệp đã được bộ môn thông qua

Trang 4

Để hoàn thành bài Luận văn tốt nghiệp này, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Đỗ Thị Thu Huyền, hiện đang công tác tại phòng Quản lý khoa học và Quan hệ đối ngoại của Viện Môi trường và Tài nguyên TPHCM, cùng với Cô Nguyễn Thị Đoan Trang, hai Cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ

em trong suốt thời gian thực hiện Luận văn

Em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện Luận văn

Cuối cùng, em xin chúc toàn thể các Thầy Cô, gia đình và bạn bè luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, tháng 12 năm 2016

Sinh viên

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hóa chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các ngành kinh tế và mọi hoạt động của đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong công nghiệp và nông nghiệp Các hoạt động kinh doanh, sử dụng và tồn trữ hóa chất luôn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn Trong thực tế, đã có nhiều sự cố hóa chất xảy ra (tràn đổ, phát thải hóa chất; cháy, nổ hóa chất ) gây tác động không nhỏ đến con người, tài sản và môi trường xung quanh

Luận văn “Nghiên cứu ứng dụng mô hình ALOHA đánh giá sự cố cháy, nổ hóa chất tại kho hóa chất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mục

đích nghiên cứu ứng dụng mô hình ALOHA đánh giá sự cố cháy, nổ hóa chất cho các

cơ sở có hoạt động hóa chất trên địa bàn TPHCM, đồng thời đề xuất một số biện pháp phòng ngừa, ứng phó các sự cố cháy, nổ hóa chất cho Thành phố Luận văn đã thực hiện những nội dung chủ yếu bao gồm:

- Tổng quan về các loại hóa chất công nghiệp (đặc biệt là các hóa chất dễ cháy, nổ)

và thực trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn TPHCM Đồng thời liệt kê một số sự cố cháy, nổ hóa chất xảy ra trên địa bàn Thành phố trong những năm gần đây, tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của các sự cố này

- Tổng quan tài liệu các phương pháp đánh giá sự cố cháy, nổ hóa chất đã được áp dụng và phân tích ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp này Từ đó xem xét lựa chọn mô hình ALOHA đánh giá sự cố cháy, nổ hóa chất, trường hợp điển hình áp dụng đánh giá kịch bản sự cố cháy, nổ Toluen tại kho hóa chất trên địa bàn quận Bình Tân

- Luận văn đã xây dựng 16 kịch bản khí tượng bao gồm 8 kịch bản trường hợp cháy Toluen và 8 kịch bản trường hợp nổ Kịch bản xấu nhất trường hợp cháy hóa chất

là kịch bản số 3 (26oC; 61%; 4.5 m/s) và số 4 (26oC; 82%; 4.5 m/s), bán kính vùng thiệt hại (đỏ, cam vàng) lớn nhất lần lượt là (29m; 37m; 52m) Kịch bản xấu nhất trường hợp

nổ hóa chất là kịch bản số 9 (26oC; 61%; 2.4 m/s), bán kính vùng thiệt hại (đỏ, cam, vàng) lớn nhất là (231m; 327m; 510m)

- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ứng phó

sự cố, cháy, nổ hóa chất cho kho hóa chất trường hợp nghiên cứu điển hình nói riêng và các cơ sở, doanh nghiệp có hoạt động hóa chất nói chung trên địa bàn TPHCM

Trang 6

ABSTRACT

Chemicals have an important role in economic growth, they have been widely used

in almost all the economic sectors and activities of daily life, especially in the industry and agriculture The activities such as business, using and storage chemicals have many potential safety hazards In fact, there have been many incidents occurring by chemicals (accidental chemical spills, chemical releases, chemical fires ) which cause significant impacts on people, property and the environment

The purpose of thesis is to assess the impacts of accidental chemical fires and explosions for the businesses on chemicals in Ho Chi Minh City, and propose the prevention and response plans and solutions for accidental chemical fires and explosions

in the City The main contents of the thesis include:

- To provide an overview on the industrial chemicals (specially flammable chemicals) and the state of the chemical activities in Ho Chi Minh City Besides, listing the accidental chemical fires and explosions occurred in the City in the recent years, analyzing the causes, happenings and consequences of these incidents

- To provide literature overview of the methods applied in assessing the accidental chemical fires, explosions and analyse the advantages and disadvantages of these methods From this review, ALOHA model was selected to assess the accidental chemical fires, explosions for a case study of evaluation accidental Toluene chemical fire and explosion at a chemical warehouse at Binh Tan district

- Thesis has built 16 meteorological scenarios includes: 8 scenarios in case of fire Toluene and 8 scenarios in case of explosion The worst scenarios in case of chemical fire scenario are number 3 (26 oC; 61%; 4.5 m/s) and number 4 (26 oC; 82%; 4.5 m/s), with the largest damage radius (red, orange, yellow) respectively (29m; 37m; 52m) The worst scenario in case of chemical explosion scenario is number 9 (26 oC; 61%; 2.4 m/s), with the largest damage radius (red, orange, yellow) respectively (231m, 327m, 510m)

- To propose the prevention and response plans and solutions for accidental chemical fires and explosions at this chemicals warehouse in particular and the chemicals businesses and enterprises in general in Ho Chi Minh City

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TPHCM, Ngày….tháng….năm 2016 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ĐỖ THỊ THU HUYỀN

Trang 8

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

TPHCM, Ngày….tháng….năm 2016 GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT LUẬN VĂN ii

ABSTRACT iii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN iv

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC HÌNH x

DANH MỤC BẢNG xii

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ CỐ CHÁY, NỔ HÓA CHẤT 5

1.1 Tổng quan về hóa chất công nghiệp và sự cố cháy, nổ hóa chất 5

1.2 Các phương pháp đánh giá sự cố cháy nổ hóa chất 9

1.3 Sơ lược về điều kiện khí hậu và hiện trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 13

1.4 Giới thiệu kho hóa chất nghiên cứu điển hình 20

1.5 Đánh giá chung 23

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ALOHA 25

2.1 Khái niệm và lịch sử phát triển của ALOHA 25

Trang 10

2.2 Cấu trúc, chức năng và ứng dụng của ALOHA 26

2.3 Cơ sở dữ liệu của ALOHA 27

2.4 Ưu, nhược điểm của ALOHA 30

2.5 Các bước sử dụng ALOHA 32

CHƯƠNG 3 TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH: XÂY DỰNG KỊCH BẢN SỰ CỐ CHÁY, NỔ HÓA CHẤT TOLUEN TẠI KHO HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN 50

3.1 Đối tượng nghiên cứu điển hình 50

3.2 Xây dựng kịch bản sự cố 50

3.3 Xây dựng kịch bản khí tượng cho mô hình 51

3.4 Chạy mô hình 52

3.5 Kết quả mô hình 67

3.6 Đánh giá kết quả 69

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI SỰ CỐ CHÁY, NỔ HÓA CHẤT CHO ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 79

4.1 Các biện pháp phòng ngừa sự cố cháy, nổ hóa chất 79

4.2 Các biện pháp ứng phó với sự cố cháy, nổ hóa chất 84

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 1 95

PHỤ LỤC 2 97

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADORA : Atmospheric Dispersion Of Reacting Agents

Các chất phản ứng phát tán trong khí quyển

AEGLs : Acute Exposure Guideline Levels

Hướng dẫn cấp độ phơi nhiễm cấp tính

ALOHA : Areal Locations of Hazardous Atmospheres

Khu vực phân bố vùng không khí nguy hiểm

ARAC : Atmosphere Release Advisory Capability

Khả năng đánh giá phát thải hóa chất vào không khí

BLEVE : Boiling Liquid Expanding Vapor Explosion

Nổ do giãn nở hơi của chất lỏng sôi

CAMEO : Computer - Aided Management of Emergency Operations

Quản lý các hoạt động khẩn cấp bằng máy tính

DIPPR : Design Institute for Physical Property Data

Viện nghiên cứu các tính chất vật lý

Cơ quan Bảo vệ Môi trường

ERPGs : Acute Exposure Guideline Levels

Hướng dẫn kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

IDLH : Immediately Dangerous to Life and Health

Mối nguy hiểm ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe và cuộc sống

LOCs : Level of Concerns (Mức độ hóa chất được quan tâm)

MARPLOT : Mapping Application for Response, Planning, and Local

Operational Tasks (Ứng dụng bản đồ cho việc ứng phó, lập kế hoạch và các hoặt đông của địa phương)

MOSEC : MOdeling and Simulation of fire and Explosion in Chemical

process industries (Mô hình hóa và mô phỏng các sự cố cháy, nổ hóa chất trong sản xuất công nghiệp)

NOAA : National Oceanic and Atmospheric Administration

Ban Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia

PACs : Protective Action Criteria for Chemicals

Tiêu chuẩn hành động bảo vệ

Trang 12

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT (tiếp theo)

QĐ – UBND : Quyết định - Ủy ban nhân dân

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Biểu đồ nhiệt độ không khí trạm Tân Sơn Hòa từ 2011 – 2015 14

Hình 1.2 Biểu đồ độ ẩm không khí trạm Tân Sơn Hòa từ 2011 – 2015 15

Hình 2.1 Các loại giá trị độc tính thể hiện các Mức độ hóa chất cần quan tâm (LOCs) 29

Hình 2.2 Hộp thoại danh sách các vị trí có sẵn trong thư viện ALOHA 32

Hình 2.3 Hộp thoại thông tin địa lý của vị trí cần thêm vào ALOHA 33

Hình 2.4 Thông tin về múi giờ cho quốc gia được chọn 34

Hình 2.5 Hộp thoại thông số tòa nhà xảy ra sự cố 35

Hình 2.6 Hộp thoại thông tin ngày và giờ xảy ra sự cố 36

Hình 2.7 Hộp thoại thông tin hóa chất gây ra sự cố 37

Hình 2.8 Một số dung dịch hóa chất mà ALOHA hỗ trợ tính toán 38

Hình 2.9 Cách thêm hóa chất mới vào thư viện 38

Hình 2.10 Ví dụ hóa chất Hexane được thêm vào thư viện 39

Hình 2.11 Các thông số về điều kiện khí tượng ALOHA yêu cầu 40

Hình 2.12 Các thông số về điều kiện khí tượng ALOHA yêu cầu (tiếp theo) 42

Hình 2.13 Nhập giá trị COM để kết nối với trạm SAM 43

Hình 2.14 Thông tin khí tượng được SAM cung cấp 44

Hình 2.15 Thiết lập nguồn xảy ra sự cố 45

Hình 2.16 Tiến hành chạy mô hình và hiển thị kết quả 46

Hình 2.17 Giao diện MARPLOT 47

Hình 2.18 Nhập tọa độ để MARPLOT xác định vị trí xảy ra sự cố 48

Hình 2.19 Liên kết ALOHA với MARPLOT để xuất kết quả 49

Hình 3.1 Thêm vị trí mới (TPHCM) vào thư viện ALOHA 53

Hình 3.2 Vị trí bồn hóa chất Toluen khi xảy ra sự cố 54

Hình 3.3 Thông tin địa lý của TPHCM 54

Hình 3.4 Thông tin múi giờ của Việt Nam 55

Trang 14

Hình 3.5 Cập nhật TPHCM vào thư viện ALOHA 55

Hình 3.6 Thông số cho tòa nhà 56

Hình 3.7 Thời gian xảy ra sự cố 56

Hình 3.8 Hóa chất gây ra sự cố 57

Hình 3.9 Thông tin về điều kiện khí tượng của TPHCM 58

Hình 3.10 Thông số kích thước của bồn chứa 60

Hình 3.11 Khối lượng và thể tích hóa chất chứa trong bồn 61

Hình 3.12 Kịch bản bồn chứa bị rò rỉ, hóa chất chất và tạo thành bể lửa 62

Hình 3.13 Kịch bản nổ do giãn nở hơi của chất lỏng sôi, hóa chất cháy và tạo thành quả cầu lửa 63

Hình 3.14 Hình dạng, kích thước của hóa chất tràn đổ 64

Hình 3.15 Chiều cao đáy bồn chứa bị rò rỉ 64

Hình 3.16 Bảng tóm tắt thông tin nhập vào ALOHA 65

Hình 3.17 Bảng tóm tắt thông tin nhập vào ALOHA (tiếp theo) 65

Hình 3.18 Lựa chọn mô hình tính toán 66

Hình 3.19 Lựa chọn hệ đơn vị cho kết quả 66

Hình 3.20 Giá trị LOC của Toluen 67

Hình 3.21 Bán kính vùng thiệt hại của kịch bản số 1 68

Hình 3.22 Kết quả của kịch bản xấu nhất trường hợp cháy (kịch bản 3) 70

Hình 3.23 Bức xạ nhiệt dạng vùng và dạng điểm 71

Hình 3.24 Tốc độ hóa chất bị đốt cháy 72

Hình 3.25 Kết quả kịch bản cháy xấu nhất được hiển thị trên MARPLOT 73

Hình 3.26 Bán kính vùng thiệt hại của vụ nổ Toluen (kịch bản số 9) 74

Hình 3.27 Tóm tắt kịch bản nổ hóa chất xấu nhất (kịch bản 9) 75

Hình 3.28 Kết quả kịch bản nổ xấu nhất được hiển thị trên MARPLOT 76

Hình 4.1 Quy trình ứng cứu khi xảy ra sự cố cháy, nổ hóa chất 85

Hình 4.2 Quy trình ứng cứu sự cố cháy, nổ hóa chất cho kho hóa chất nghiên cứu điển hình 90

Trang 15

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân nhóm chất dễ cháy theo nhiệt độ bùng cháy 6

Bảng 1.2 Phân nhóm chất dễ nổ theo giới hạn nổ 6

Bảng 1.3 Một số tiền chất công nghiệp dễ cháy có tồn trữ tại các cơ sở 6

Bảng 1.4 Các khả năng phá huỷ gây ra do quá áp 10

Bảng 1.5 Phân loại độ ổn định khí quyển 16

Bảng 1.6 Các địa bàn trọng điểm tập trung các cơ sở kinh doanh/kho chứa hóa chất nguy hiểm 17

Bảng 1.7 Một số kho chứa có quy mô lớn hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh 17

Bảng 1.8 Các loại hóa chất dễ cháy, nổ được lưu trữ trong kho 20

Bảng 1.9 Đặc tính vật lý, hóa học của Toluen 22

Bảng 2.1 Các kịch bản sự cố tương ứng với nguồn mà ALOHA có thể mô hình hóa được 26

Bảng 3.1 Danh sách các kịch bản khí tượng 52

Bảng 3.2 Kết quả bán kính vùng thiệt hại của 16 kịch bản 69

Bảng 3.3 Kết quả của 6 kịch bản nổ 74

Bảng 3.4 So sánh kịch bản cháy và kịch bản nổ hóa chất 77

Bảng 4.1 Trang thiết bị kỹ thuật phòng hộ lao động và an toàn trong sản xuất 89

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, công nghiệp hoá chất thành phố đã phát triển với tốc độ cao vượt trên mức trung bình của cả nước và của toàn ngành công nghiệp Thành phố nên tỷ trọng ngày càng cao Các mặt hàng công nghiệp hoá chất cũng ngày càng đa dạng, phong phú, chiếm lĩnh dần thị trường trong nước; một số mặt hàng đã vươn ra được nước ngoài (nhựa, cao su )

Ngành hoá chất bao gồm nhiều phân ngành, rất đa dạng được phân thành 11 nhóm như sau:

- Sản xuất phân bón

- Sản xuất hoá chất cơ bản (trừ phân bón)

- Sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật

- Sản xuất sơn, vecni và các chất sơn quét tương tự, sản xuất mực in và ma tít

- Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

- Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

- Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic

- Sản xuất các sản phẩm điện hoá

- Sản xuất các sản phẩm hoá dầu

- Sản xuất khí công nghiệp

- Sản xuất các sản phẩm hoá chất khác

(Nguồn: Đề án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn TPHCM, 2015)

Song song đó, tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố diễn biến hết sức phức tạp, một số vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, tính mạng con người làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất

là những nơi có nguy cơ tiềm ẩn gây cháy, nổ luôn ở mức cao, khi xảy ra cháy rất khó cứu chữa nên việc thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở này luôn phải được đề cao và quan tâm đúng mức

Có thể thấy, những vụ hỏa hoạn liên quan đến hóa chất là rất nguy hiểm Theo các chuyên gia về phòng cháy chữa cháy, nguyên nhân dẫn tới các vụ cháy hóa chất là do kho bảo quản hóa chất quá nóng, vượt quá nhiệt độ tự cháy hoặc nhiệt độ bùng cháy của hóa chất làm hóa chất bốc cháy sinh nhiệt có thể gây nổ; chập điện, do hóa chất tràn đổ phản ứng với các loại hóa chất khác trong cùng kho bảo quản sinh ra khí cháy gây nổ

Do đó, khi để xảy ra cháy nổ liên quan đến hóa chất thì hậu quả khôn lường Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng mô hình ALOHA đánh giá sự cố cháy nổ hóa chất độc hại tại

Trang 17

thành phố Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mô hình ALOHA giúp đánh giá nhanh và chính xác phạm vi và mức độ ảnh hưởng của sự cố, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thành phố mà còn giúp thành phố có thể chủ động, sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống sự cố cháy nổ, giảm được xác suất thiệt hại về người và tài sản đáng kể, qua đó góp phần hạn chế các tác động tiêu cực ,bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được phạm vi và mức độ ảnh hưởng của kịch bản sự cố cháy nổ hóa chất

cụ thể trên địa bàn TP.HCM thông qua mô hình ALOHA

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về các sự cố cháy nổ hóa chất trong công

nghiệp: các nguy cơ sự cố cháy nổ hóa chất trong công nghiệp, các sự cố cháy nổ hóa chất đã xảy ra (thời gian, diễn biến, nguyên nhân, hậu quả), tình hình hoạt động hóa chất diễn ra trên địa bàn TPHCM Tổng quan về một số phương pháp đã được áp dụng để đánh giá sự cố cháy, nổ hóa chất

- Nội dung 2: Giới thiệu mô hình ALOHA: cấu trúc, tính năng, ứng dụng, yêu cầu

thông tin đầu vào, kết quả đầu ra, ưu nhược điểm của mô hình, khả năng áp dụng cho địa bàn nghiên cứu

- Nội dung 3: Trường hợp nghiên cứu điển hình: Xây dựng kịch bản sự cố, ứng

dụng mô hình ALOHA để đánh giá phạm vi và mức độ ảnh hưởng của kịch bản sự cố cháy, nổ Toluen tại kho hóa chất thuộc quận Bình Tân

- Nội dung 4: Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với sự cố cháy nổ

hóa chất cho địa bàn TP.HCM

Trang 18

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu đề tài sẽ được thực hiện theo sơ đồ sau:

Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thông dụng trong việc đánh giá sự cố cháy, nổ hóa chất nhằm thực hiện các nội dung nghiên cứu, cụ thể như sau:

Phương pháp điều tra thực địa: Thu thập một số thông tin bao gồm vị trí các

cơ sở có hoạt động hóa chất trên địa bàn TP.HCM, loại hóa chất sử dụng có nguy

cơ cao xảy ra cháy nổ, đặc tính (hóa, lý) và khối lượng các hóa chất, v.v…

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: được sử dụng để chọn lọc và sử dụng

có hiệu quả những thông tin, số liệu hữu ích phục vụ cho quá trình xây dựng kịch bản sự cố

Điều tra thực địa

Đề xuất giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

hóa chất Ứng dụng mô hình

ALOHA

Trang 19

Phương pháp mô hình ALOHA: Xây dựng kịch bản sự cố cháy nổ cụ thể, ứng

dụng mô hình ALOHA kết hợp phần mềm MARPLOT để đánh giá phạm vi và mức độ ảnh hưởng của kịch bản, từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ứng phó đối với sự cố cháy, nổ hóa chất cho địa bàn TPHCM

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của chuyên gia về môi trường

trong công tác đánh giá sự cố cháy, nổ hóa chất, đưa ra các biện pháp phòng

ngừa, ứng phó với sự cố hóa chất đối với con người và môi trường

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu:

Trong phạm vi thực hiện Luận văn tốt nghiệp, đối tượng nghiên cứu là các loại hóa chất dễ cháy, nổ (cụ thể là Toluen) được lưu trữ tại kho hóa chất thuộc quận Bình Tân

 Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian: từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2016

Không gian: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trường hợp nghiên cứu điển

hình: đề tài quan tâm hóa chất Toluen được lưu trữ tại kho hóa chất thuộc quận Bình Tân

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ CỐ CHÁY, NỔ HÓA CHẤT

HÓA CHẤT

1.1.1 Hóa chất công nghiệp

a Một số khái niệm

Theo Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội:

Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo

ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo

Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây

theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất: Dễ nổ; Ôxy hóa mạnh; Ăn mòn mạnh; Dễ cháy; Độc cấp tính; Độc mãn tính; Gây kích ứng với con người; Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; Gây biến đổi gen; Độc đối với sinh sản; Tích luỹ sinh học; Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; Độc hại đến môi trường

Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có

nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường

Theo TCVN 5507:2002, tiêu chuẩn “Hoá chất nguy hiểm – qui phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển”, các khái niệm hóa chất nguy hiểm và sự cố hóa chất được định nghĩa ngắn gọn hơn nhưng vẫn mang ý nghĩa tương tự:

Hóa chất nguy hiểm là những hoá chất trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử

dụng, bảo quản, vận chuyển và thải bỏ có thể gây ra cháy, nổ, ăn mòn, khó phân huỷ trong môi trường gây nhiễm độc cho con người, động thực vật và ô nhiễm môi trường

Sự cố hóa chất là sự việc bất thường liên quan tới hóa chất gây cháy, nổ, độc hại, ăn mòn hoặc ô nhiễm môi trường

Hóa chất tồn tại ở các trạng thái rắn, lỏng, khí và đa số là những chất cháy được, khi cháy toả ra nhiệt lượng lớn Trong quá trình hoạt động sản xuất, bảo quản, vận chuyển

và sử dụng hóa chất nếu không thực hiện nghiêm các quy trình an toàn sẽ dễ xảy ra các

sự cố hoá chất như: cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người và thiệt hại về tài sản, gây hại cho động thực vật, môi trường và có thể gây ảnh hưởng xấu đến an toàn xã hội Đặc biệt, nhiều loại hóa chất có nguy cơ cháy, nổ rất cao

Trang 21

b Hóa chất dễ cháy, nổ trong công nghiệp

Hóa chất dễ cháy có thể hoặc tự phân giải gây cháy hoặc cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy trong điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất Chất lỏng, chất rắn, khí dễ cháy, dễ bắt lửa là những chất sẽ bắt cháy khi tiếp xúc với nhiệt, tia lửa hoặc ngọn lửa

Các hóa chất dễ cháy được kinh doanh và tồn trữ trên địa bàn thành phố phần lớn là các dung môi hữu cơ (đặc biệt một số chất là tiền chất công nghiệp) với quy mô tương đối lớn

Bảng 1.1 Phân nhóm chất dễ cháy theo nhiệt độ bùng cháy

(Nguồn: TCVN 5507: 2002)

Bảng 1.2 Phân nhóm chất dễ nổ theo giới hạn nổ

(Nguồn: TCVN 5507: 2002)

Bảng 1.3 Một số tiền chất công nghiệp dễ cháy có tồn trữ tại các cơ sở

Quy mô (tấn/năm)

Trang 22

1.1.2 Tình hình sự cố cháy nổ hóa chất trong công nghiệp trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh

a Các sự cố cháy nổ hóa chất điển hình trên địa bàn TP.HCM

Trong những năm qua, TP.HCM đã xảy ra nhiều vụ cháy nổ liên quan đến hoạt động

sử dụng và tồn trữ hóa chất ngay tại khu dân cư Theo báo cáo của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy

ra 4 vụ cháy nổ liên quan đến việc sử dụng hóa chất, làm 03 người chết, đồng thời thiệt hại về tài sản và gây ảnh hưởng đến môi trường, điển hình:

 Vụ cháy cửa hàng hóa chất Trần Tiến: Xảy ra vào khoảng 3 giờ 45 phút rạng sáng ngày 07/3/2014 tại cửa hàng hóa chất thuộc Công ty TNHH XUẤT NHẬP KHẨU Hóa chất Trần Tiến (94 Gò Công, phường 13, quận 5), vụ cháy làm thiệt hại hơn 800 kg hóa chất, rất may không thiệt hại về người

 Vụ nổ kho hóa chất của Công ty TNHH Tân Hùng Thái: Khoảng 20 giờ 30 phút tối ngày 16/4/2014, một đám cháy kèm những tiếng nổ lớn đã xảy ra tại kho hóa chất của Công ty TNHH Tân Hùng Thái (Lô H1, đường số 1, KCN Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) Vụ cháy đã gây thiệt hại lớn về tài sản và ô nhiễm môi trường đất, nước nghiêm trọng Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do

rò rỉ hóa chất Chlorine, có tính oxy hóa mạnh khi tiếp xúc với nước gây phản ứng tỏa nhiệt lớn, cháy lan sang các vật dụng khác

 Vụ cháy cửa hàng hóa chất Quốc Huy: Khoảng 20 giờ 15 phút ngày 11/5/2014, lửa bùng lên từ cửa hàng Quốc Huy (F1/3/3B Hương lộ 80, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) do bà Nguyễn Thị Minh Phụng làm chủ, bên trong chứa hóa chất

và sơn PU Hỏa hoạn không gây thương vong về người, song làm nhiều vật dụng

và cửa hàng rộng gần 200 m2 bị thiêu rụi

giờ ngày 17/10/2014 tại xưởng sản xuất Công ty TNHH Sản xuất -DV-TM Đặng Huỳnh (66/2 Lê Thị Riêng, Khu phố 2, phường Thới An, Quận 12) khiến 3 người thiệt mạng, 5 người bị thương, phá hủy nhiều ngôi nhà lân cận Nguyên nhân vụ

nổ được xác định là do sự bất cẩn của công nhân trong quá trình xử lý các loại hóa chất dễ nổ

Gần đây nhất là vào lúc 14 giờ 40 phút ngày 31/5/2016 xảy ra vụ cháy tại Công ty TNHH An Thành Toyota Fukushima tại địa chỉ số 606 Trần Hưng Đạo, Phường 02, Quận 5 Sau 5 phút nhận được tin báo cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC Quận 8 đã có mặt tại hiện trường, đồng thời yêu cầu Phòng Cảnh Sát PCCC Quận 1 phối hợp xuất 15

xe chữa cháy các loại cùng 85 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường vụ cháy tổ chức trinh sát tìm kiếm gốc lửa, nắm tình hình, tìm kiếm người bị nạn trong đám cháy, đồng thời triển khai 08 lăng B phun nước trực tiếp vào khu vực cháy, 01 lăng phun bọt vừa làm mát

Trang 23

chống cháy lan, vừa dập tắt đám cháy và 02 đường vòi tiếp nước từ các trụ nước chữa cháy; 02 đường vòi tiếp nước từ hồ nước ngầm của Công ty trên đường Trần Hưng Đạo cho các xe chữa cháy; 01 máy hút khói để hút khói và 01 hệ thống đèn chiếu sáng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác trinh sát và chữa cháy

Đám cháy xảy ra tại Xưởng đồng sơn xe ô tô nên nhiệt độ tỏa ra rất lớn, khói khí độc nhiều, nguy cơ cháy lan, cháy lớn cao, ngay khi phát hiện sự cố cháy nổ xảy ra, lực lượng PCCC tại chỗ của công ty TNHH An Thành Toyota Fukushima đã nhanh chóng huy động 30 bình chữa cháy xách tay và 2 hệ thống chữa cháy vách tường để khống chế đám cháy, tuy nhiên do điểm cháy xuất phát từ xưởng đồng sơn, có kết cấu mái vòm bằng tôn nên khói khó có thể thoát ra ngoài nên tạo thành mật độ khói khí độc dày đặc, đơn vị đã áp dụng đầy đủ các kỹ thuật chữa cháy hợp lý, hiệu quả

Đến 14 giờ 52 phút, đám cháy đã được lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khống chế và đến 15 giờ 15 phút được dập tắt hoàn toàn Vụ cháy không gây thiệt hại về người, theo thống kê ban đầu diện tích cháy khoảng 09 m2, lực lượng Cảnh sát PCCC đã bảo

vệ được 241/250 m2 xưởng đồng sơn, 02 xe ô tô 07 chổ và khoảng 9.000 m2 các khu vực lân cận

(Nguồn: Đề án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn TPHCM, 2015)

b Nguyên nhân xảy ra sự cố cháy, nổ hóa chất

Các sự cố cháy, nổ thường gặp là nổ do hóa chất dễ cháy trong công nghiệp, nổ bình gas trong dân cư, nổ đường dẫn khí như nồi hơi, đường dẫn trong các nhà máy lọc dầu,

nổ do khí đốt tự nhiên như nổ khí metal trong khai thác than đá, nổ các thùng nguyên liệu là các chất dễ cháy

Các chất lỏng dễ cháy như xăng dầu và các dung môi dễ bay hơi trong các sản phẩm công nghiệp (ví dụ: sơn, mực in, chất kết dính và các chất lỏng làm sạch) có thể bắt cháy hoặc phát nổ trong một điều kiện nhất định, đặc biệt khi có sự bất cẩn hoặc mất an toàn trong sản xuất

Các nguyên nhân gây cháy, nổ hóa chất thường gặp:

 Kho bảo quản hoá chất quá nóng, vượt quá nhiệt độ tự cháy hoặc nhiệt độ bùng cháy của hoá chất làm hoá chất bốc cháy sinh nhiệt có thể gây nổ

 Sử dụng thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện tại nơi bảo quản, sử dụng hóa chất không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn

 Lỗi trên đường dây điện, thiết bị điện tử làm chập cháy mạch điện

 Do xếp các loại hoá chất không tương thích ở gần nhau gây ra phản ứng hoá học,

do ma sát sinh nhiệt gây cháy nổ

Trang 24

 Do người lao động phải tiếp xúc và làm việc cùng lúc với nhiều loại hoá chất mà thiếu thông tin về các loại chất này gây ra các phản ứng cháy nổ

 Sử dụng nguồn nhiệt, ngọn lửa trần không đảm bảo an toàn tại khu vực bảo quản,

sử dụng hóa chất Ví dụ: đun nấu, hút thuốc lá

c Tác động do sự cố cháy nổ hóa chất

Cháy nổ là sự cố hay xảy ra đối với thiết bị phương tiện hoạt động liên quan đến tồn trữ và sử dụng hóa chất Sự cố cháy hóa chất có thể rất nguy hiểm do nguy cơ bắt lửa và phát nổ của hơi khí tích tụ

Sự cố cháy, nổ hóa chất là một mối nguy hiểm lớn đối với con người, tài sản và môi trường:

- Làm tổn thương nghiêm trọng hoặc gây tử vong cho con người và sinh vật trong phạm vi sự cố

- Dẫn đến các ảnh hưởng thứ cấp: để lại một lượng lớn các chất ô nhiễm không khí như NOx, CO2, SOx, hơi hóa chất nguy hại…

- Dẫn đến tràn đổ hóa chất, nhiên liệu, hydrocacbon… làm cho đám cháy lan rộng thêm và gây tác động đến sức khỏe con người

- Tạo ra bức xạ nhiệt quá mức chấp nhận được cho môi trường xung quanh

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỰ CỐ CHÁY NỔ HÓA CHẤT

1.2.1 Phương pháp đánh giá thiệt hại tương đương với vụ nổ của thuốc nổ TNT

Để ước tính phạm vi và mức độ thiệt hại của quá trình nổ hóa chất, phương pháp đánh giá thiệt hại tương đương với vụ nổ của thuốc nổ TNT “TNT - equivalent” thường được áp dụng

Khi phát nổ hóa chất trong một quá trình công nghiệp, khối lượng hóa chất phát nổ

sẽ được giải phóng ra môi trường ngoài và hình thành một hỗn hợp gây nổ

Để thực hiện phương pháp này, phải tính toán hệ số khối lượng hóa chất gây nổ khi xảy ra sự cố (F), khối lượng hỗn hợp gây nổ (Wf), khối lượng hóa chất TNT tương đương khối lượng hỗn hợp gây nổ (WTNT), từ đó tính toán hệ số suy giảm khoảng cách Hopkinson (𝑅̅) Tiếp theo xác định ảnh hưởng do mức quá áp tác động đến đối tượng ảnh hưởng thông qua đồ thị quá áp, đối chiếu mức quá áp với các khả năng phá huỷ gây

ra do quá áp (Bảng 1.6) sẽ ước tính được hậu quả của quá trình nổ hóa chất

Trang 25

Bảng 1.4 Các khả năng phá huỷ gây ra do quá áp

Mức quá áp

0,14-0,21 Bê tông thường và tường nhà vữa xi măng bị phá huỷ

(Nguồn: HDKT đánh giá rủi ro do phát thải hóa chất nguy hại của một số

ngành công nghiệp – Tổng cục Môi trường, 2013)

1.2.2 Các mô hình mô phỏng sự cố cháy nổ

Để tính được hậu quả của một sự cố hoá chất (cháy, nổ, rò rỉ hoá chất) cần có những thông tin cụ thể về địa bàn và bán kính vùng xem xét Khi có những thông tin cụ thể này, có thể ước lượng thiệt hại về người, tài sản hay thành phần môi trường thông qua một số công cụ tính toán dựa trên những mô hình lan truyền

Trong trường hợp này, cần thiết phải sử dụng các phần mềm để mô hình hoá và đánh giá Các mô hình này cho phép tính toán những hậu quả và vùng ảnh hưởng do sự

Trang 26

cố rò rỉ hoá chất độc hay chất cháy Quá trình sử dụng các thuật toán trên phần mềm này giúp tính toán các đại lượng quan trọng như:

 Tốc độ hay lượng hoá chất thoát ra môi trường

 Sự phân bố hoá chất thất thoát trong môi trường

 Hậu quả cháy, nổ

 Hậu quả gây độc

Trong những phần mềm này, thường có sẵn các cơ sở dữ liệu về tính chất của các hoá chất hay vật liệu Những mô hình tính này được chia thành 3 nhóm sau:

 Mô hình mức độ phát thải do sự cố: mô hình Gauss

 Mô hình phân bố để ước lượng nồng độ khí ở những toạ độ xác định (theo hướng gió, ngược hướng gió): mô hình ALOHA

 Mô hình xác định hậu quả: ví dụ số người chết, mức bức xạ nhiệt, áp suất tạo ra khi nổ tại những khoảng cách nhất định từ nguồn nổ v.v…

a Bộ phần mềm BREEZE

Phần mềm phân tích sự cố BREEZE là một công cụ toàn diện dùng để mô hình hóa

sự cố phát thải hóa chất độc hại và hậu quả của sự cố Nổi bật là các mô hình cháy, nổ

và phát tán chất độc tiêu chuẩn công nghiệp được phát triển bởi chính phủ Hoa Kỳ, quân đội Hoa Kỳ và các nhóm ngành công nghiệp

BREEZE bao gồm 4 mô hình cháy (Confined Pool Fire, Unconfined Pool Fire, Jet Fire, BLEVE) và 4 mô hình nổ (TNT Equivalency của quân đội Hoa Kỳ, TNT Equivalency của Vương quốc Anh, Đa năng lượng TNO, Baker - Strehlow - Tang), được sử dụng để kiểm tra các mối nguy hiểm bức xạ hoặc quá áp từ các kịch bản cháy,

nổ khác nhau

 Tính năng của mô hình cháy:

- Tính toán giá trị của bức xạ nhiệt ở nhiều khoảng cách theo hướng gió người dùng chỉ định đồng thời tính toán sự tăng nhiệt độ của khu vực lân cận cùng với bức xạ nhiệt từ một đám cháy

- Xác định khoảng cách theo hướng gió thổi đến mức quá áp người dùng chỉ định

- Cơ sở dữ liệu hóa chất toàn diện

- Hình dung ngay lập tức các kết quả mô hình: biểu đồ và báo cáo tóm tắt văn bản

- Tài liệu trực tuyến: các ứng dụng mẫu, và các phụ lục kỹ thuật

- Tương thích với Microsoft Excel: cắt, dán tùy chọn

quả của các sự cố cháy, nổ hóa chất nếu như nó hoàn toàn miễn phí Tuy nhiên trên thực

Trang 27

tế, để có thể sử dụng phiên bản BREEZE đầy đủ thì người dùng phải chi trả một khoản phí không hề nhỏ (khoảng gần 5000$)

Do đó, yêu cầu đặt ra là phải có một phần mềm đánh giá được phạm vi và mức độ ảnh hưởng khi có sự cố hóa chất xảy ra một cách chính xác và nhanh chóng với chi phí vừa phải Mô hình ALOHA chính là sự lựa chọn tối ưu, đáp ứng được yêu cầu đưa ra

và tuyệt vời hơn đây là một mô hình hoàn toàn miễn phí

b Mô hình ADORA – ARAC

Dữ liệu đầu ra của ADORA cũng chính là dữ liệu đầu vào cho hệ thống ARAC – Atmosphere Release Advisory Capability ARAC mô hình hóa kết quả của đám mây khí độc, đồng thời ARAC mô hình hóa sự phát tán đám mây hóa chất trung tính và mô phỏng vài khía cạnh thực tế của đám mây (khả năng tăng nguy cơ phát nổ của đám mây theo thời gian, các hạt sản phẩm từ các vụ nổ)

Tuy nhiên, mô hình phát tán ARAC không mô tả được sự biến đổi của các phản ứng hóa học, do đó nó không thể dự đoán hoàn toàn sự phát triển của đám mây hóa chất Vì vậy Tập đoàn Công nghệ Blaze đã phát triển hệ thống Các chất phản ứng phát tán trong khí quyển (ADORA - Atmospheric Dispersion Of Reacting Agents)

ADORA là mô hình tiên tiến, phù hợp với các phản ứng hóa chất, được phát triển dựa trên các phương pháp mô hình và các nguyên tắc kỹ thuật đã được kiểm chứng ADORA tính toán được sự phán tán hóa chất, các phản ứng hóa học và sự tương tác phức tạp của các đám mây hóa chất

Tính năng chủ yếu:

- Hiệu quả đối với nguồn kỹ thuật và cận nguồn

- Các trạng thái nhiệt động lực học bao gồm rắn, lỏng, khí và sự chuyển đổi giữa các trạng thái

- Tính toán được sự phân vùng của quả cầu lửa và các sản phẩm sinh ra kèm theo

- Phát tán các vật chất nhẹ, trung lập và nặng

- Tự động xác định các trường hợp kịch bản xấu nhất có thể xảy ra

Kết quả đầu ra của mô hình ADORA thể hiện sự phát tán các đám mây ổn định cùng với các hiệu ứng nổi và sinh nhiệt, kết hợp với các phản ứng hóa học phức tạp xảy ra trong vụ nổ ADORA cũng dự đoán được sự phát tán ban đầu theo hướng gió khi đám mây hóa chất được hình thành ổn định

c Phần mềm MOSEC

Phần mềm Mô hình hóa và mô phỏng quá trình cháy, nổ hóa chất trong sản xuất công nghiệp (MOSEC) được phát triển đặc biệt để đánh giá các tác động của các sự cố liên quan đến cháy, nổ MOSEC các mô hình kỹ thuật để giải quyết các sự cố như: bể lửa, chớp cháy, quả cầu lửa, vòi lửa, chất lỏng sôi mở rộng thành vụ nổ hơi (boiling liquid expanding vapor explosion - BLEVE), nổ đám mây hơi có giới hạn (confined

Trang 28

vapor cloud explosion - CVCE), nổ đám mây hơi không giới hạn (UVCE) và vented explosion Phần mềm MOSEC được phát triển trong môi trường lập trình hướng đối tượng sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ như là công cụ mã hóa Nó được thiết kế thân thiện với người dùng kết hợp với các tính năng đồ họa, hướng dẫn trực tuyến, định dạng đầu ra sẵn sàng để sử dụng Tuy nhiên, mô hình này sử dụng các ngôn ngữ lập trình chỉ thích hợp với người dùng am hiểu về lập trình và thuật toán tin học

d Mô hình ALOHA

ALOHA là chương trình mô hình đánh giá rủi ro thuộc bộ phần mềm CAMEO được phát triển bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và Ban Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA)

ALOHA được thiết kế để dễ dàng sử dụng, đáp ứng được các tình huống áp lực cao Một loạt các hộp thoại nhắc nhở người dùng nhập các thông tin về kịch bản như hóa chất, điều kiện thời tiết… kèm theo các hướng dẫn chi tiết được cung cấp cho mỗi hộp thoại giúp người dùng dễ tiếp cận với mô hình hơn

Sau khi nhập đầy đủ thông tin đầu vào, ALOHA sẽ nhanh chóng hiển thị một loạt các kết quả đầu ra bằng đồ họa, kết quả này có khả năng chính xác cao đáp ứng cho các trường hợp sự cố khẩn cấp

Nhiều tính năng của ALOHA được phát triển để hỗ trợ người dùng Ví dụ:

- Giảm thiểu lỗi nhập dữ liệu bằng cách kiểm tra chéo các giá trị đầu vào và cảnh báo người dùng nếu giá trị là không hoặc không tương thích

- Có thư viện hóa học riêng với thuộc tính vật lý cho khoảng 1000 hóa chất độc hại phổ biến do đó người dùng không cần nhập dữ liệu về hóa chất và còn nhiều tính năng khác sẽ được giới thiệu rõ hơn trong chương 2

HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.3.1 Điều kiện khí hậu của TPHCM

TPHCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam

Bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động đến môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa

từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu cho thấy những đặc trưng khí hậu TPHCM như sau:

a Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí là đại lượng vật lý đặc trưng cho trạng thái nóng, lạnh của không khí, là lượng nhiệt được mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí làm không khí nóng lên

Trang 29

Kết quả theo dõi nhiệt độ không khí tại trạm Tân Sơn Hòa trong 5 năm 2011 – 2015 thể hiện qua biểu đồ hình 1.1:

- Giá trị nhiệt độ cao nhất: 30.7 oC vào tháng 5/2015

- Giá trị nhiệt độ thấp nhất: 26 oC vào tháng 1/2014

Hình 1.1 Biểu đồ nhiệt độ không khí trạm Tân Sơn Hòa từ 2011 – 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê về đất đai và khí hậu TPHCM, 2015)

b Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là đại lượng vật lý đặc trưng cho trữ lượng hơi nước có mặt trong không khí

Kết quả theo dõi độ ẩm tương đối của không khí tại trạm Tân Sơn Hòa trong 5 năm

2011 – 2015 thể hiện qua biểu đồ hình 1.2:

- Giá trị độ ẩm cao nhất: 82% vào tháng 9/2013

Trang 30

Hình 1.2 Biểu đồ độ ẩm không khí trạm Tân Sơn Hòa từ 2011 – 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê về đất đai và khí hậu TPHCM, 2015)

10, tốc độ trung bình 3.6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4.5 m/s Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2.4 m/s Ngoài ra có gió Tín Phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3.7 m/s

d Tính ổn định của khí quyển

Khí quyển được chia thành 4 tầng: tầng đối lưu (troposphere), tầng bình lưu (stratosphere), tầng trung lưu (còn gọi là tầng trung gian, mesosphere), tầng nhiệt lưu (còn gọi là tầng nhiệt, thermosphere)

Tính ổn định của khí quyển là tiêu chuẩn đánh giá khả năng của khí quyển loại trừ các chất ô nhiễm tích tụ trong nó

Khí quyển ổn định là khí quyển không cho phép xáo trộn hay chuyển động theo phương thẳng đứng, lúc này chất ô nhiễm phát thải gần mặt đất có khuynh hướng bị giữ lại ở đây Ngược lại, khi không khí và chất ô nhiễm hòa trộn bay lên cao, chất ô nhiễm được khuếch tán, pha loãng trong khí quyển một cách thuận lợi, khí quyển ở trạng thái này là khí quyển không ổn định

Trang 31

Theo Pasquill và Gifford, các cấp ổn định khí quyển có liên quan chặt chẽ tới sự biến thiên nhiệt độ không khí theo chiều cao và được chia thành 6 cấp độ từ A đến F như bảng sau:

Bảng 1.5 Phân loại độ ổn định khí quyển

≥ 4/8 (50%)

Quang mây hoặc độ mây ≤ 3/8

F: ổn định vừa phải

1.3.2 Hiện trạng hoạt động kinh doanh hóa chất trên địa bàn TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh được xem là đầu mối xuất nhập khẩu, trung tâm phân phối các mặt hàng hóa chất thuộc các lĩnh vực khác nhau (công nghiệp, nông nghiệp, y tế - thực phẩm); đồng thời là nơi tiêu thụ và cung ứng các sản phẩm hóa chất do các địa phương sản xuất

Theo kết quả khảo sát năm 2014, loại hình nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất chiếm đa số, rất ít cơ sở sản xuất hóa chất hoạt động trên địa bàn thành phố Hiện tại, các hóa chất lưu thông trên thị trường phần lớn phát sinh từ 2 nguồn: nhập khẩu hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước (chủ yếu sản xuất hóa chất cơ bản) So sánh

số liệu thu thập được của 2 nguồn trên thì nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao hơn và có quy mô tương đối lớn Trong tổng số 638 cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất thì khoảng 248 doanh nghiệp có nhập khẩu hóa chất; riêng hóa chất công nghiệp có 70 doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu (là những doanh nghiệp đầu mối) Một số doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu hóa chất để phục vụ sản xuất sản phẩm, hàng hóa công nghiệp; các doanh nghiệp còn lại nhập khẩu vì mục đích kinh doanh (phân phối lại cho các cơ sở trong nước)

Các kho chứa hóa chất có quy mô lớn thường được bố trí ở khu vực ngoại thành (như quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, Nhà Bè…) và trong các khu chế xuất, khu công nghiệp (khu công nghiệp Lê Minh Xuân, khu công nghiệp Tân Tạo,…)

Trang 32

Bảng 1.6 Các địa bàn trọng điểm tập trung các cơ sở kinh doanh/kho chứa hóa

chất nguy hiểm

Địa bàn Số lượng cơ sở được cấp GCNĐĐK KD hóa chất

Số lượng cơ sở có cửa hàng/kho chứa hóa chất

(Nguồn: Đề án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn TPHCM, 2015)

Bảng 1.7 Một số kho chứa có quy mô lớn hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh

1

Cảng Tân Cảng-Cát Lái thuộc

Tổng Công ty Tân Cảng Sài

Gòn

1295B Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, quận 2

1.2x105

2

Kho A - Kho Hóa chất Nhà

Bè (thuộc Tổng kho Xăng dầu

Nhà Bè)

Đường Dương Cát Lợi, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè

12000

3 Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đại Cát Lợi

Lô D1 Cụm công nghiệp Nhị Xuân, đường Nguyễn Văn Bứa,

xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn

Tân Thới Nhất, quận 12

5144.7

Trang 33

STT Tên đơn vị Địa chỉ Diện tích (m2)

3800

7 Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hóa chất Đại Long Bình

G16/108A Trần Đại Nghĩa, xã

Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh

(Nguồn: Đề án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn TPHCM, 2015)

1.3.3 Hiện trạng hoạt động sử dụng hóa chất công nghiệp

Trong những năm gần đây, công nghiệp hoá chất Thành phố đã phát triển với tốc độ cao vượt trên mức trung bình của cả nước và của toàn ngành công nghiệp thành phố nên

tỷ trọng ngày càng cao Các mặt hàng công nghiệp hoá chất cũng ngày càng đa dạng, phong phú, chiếm lĩnh dần thị trường trong nước; một số mặt hàng đã vươn ra được nước ngoài (nhựa, cao su )

Ngành hoá chất bao gồm nhiều phân ngành, rất đa dạng được phân thành 11 nhóm như sau:

- Sản xuất phân bón

- Sản xuất hoá chất cơ bản (trừ phân bón)

- Sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật

- Sản xuất sơn, vecni và các chất sơn quét tương tự, sản xuất mực in và ma tít

- Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

- Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

- Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic

- Sản xuất các sản phẩm điện hoá

- Sản xuất các sản phẩm hoá dầu

- Sản xuất khí công nghiệp

- Sản xuất các sản phẩm hoá chất khác

Các hóa chất dễ cháy, nổ thường gắn liền với một số ngành công nghiệp như sau:

Ngành hóa dầu: chủ yếu sử dụng C3H8, C4H10,…làm nhiên liệu và một số phụ gia phục vụ cho việc khoan và chế biến dầu khí

Trang 34

Ngành cơ khí, điện tử: sử dụng các khí công nghiệp như: Ar, N2, H2, He, các loại hỗn hợp khí như N2 và H2; CO2, CO, H2 và N2,…để hàn hoặc sản xuất, gia công linh kiện điện tử; khí NH3 để làm lạnh cho máy lạnh, tủ lạnh, giàn lạnh

Ngành sản xuất phân bón: sử dụng NH3, HCHO, S, H2SO4, một số cơ sở sản xuất phân bón lá có sử dụng NH4NO3, KNO3, NaNO3…để phối trộn

Ngành sơn, mực in, keo dán: hiện nay ở Việt Nam có thể sản xuất được nhiều

loại sơn khác nhau như sơn hệ nước, sơn hệ dầu, sơn trang trí, sơn bột… và nguyên liệu dùng để sản xuất là các dung môi: Butyl Acetate, Nitro Cellulose, Propylene Glycol, Toluene, Methyl Ethyl Ketone… Ngoài ra trong quá trình sản xuất sơn, mực in còn sử dụng thêm các hóa chất để tạo màu như TiO2, Fe2O3, một số sơn có pha chì như Pb3O4, Chì Stearate

Ngành dệt nhuộm: các hoá chất được sử dụng gồm HCHO, H2O2, NaOH, PAC

để nhuộm và xử lý nước cho quá trình dệt nhuộm, xử lý nước thải

Ngành hóa mỹ phẩm: sử dụng Bột talc, Magiê Stearate, Canxi Stearate, Mangan

Stearate, Propylene Glycol… để làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, nước rửa tay, dầu gội đầu,… đặc biệt các nhãn hiệu như Mira, Kao, Amway, Unilever, LG Vina

Ngành nhựa, cao su, mút xốp: HCOOH, CH3COOH để chống đông mủ cao su; Toluene Diisocyate, Methylene Chloride để sản xuất nệm mút…

Theo Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 Quy định về Kế hoạch

và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp, điều 5 quy định các trường hợp sau đây phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:

1 Dự án đầu tư sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi tắt là

dự án hóa chất) với khối lượng tồn trữ hoá chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Kế hoạch trước khi dự án chính thức hoạt động

2 Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi là cơ sở hóa chất) với khối lượng tồn trữ hoá chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-

CP

3 Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất thay đổi công suất sản xuất, khối lượng cất giữ, quy mô hoặc thay đổi số lượng, chủng loại hóa chất với khối lượng tồn trữ hoá chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP

Trang 35

4 Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất có hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch đồng thời có hóa chất thuộc danh mục phải xây dựng Biện pháp thì phải xây dựng Kế hoạch cho tất cả các hóa chất đó và không phải xây dựng Biện pháp

Kho hóa chất nghiên cứu điển hình nằm trên địa bàn quận Bình Tân, TPHCM với hiện trạng hoạt động như sau:

1.4.1 Quy mô đầu tư

- Kho hàng có diện tích gần 2000 m2, trong đó kho chứa hàng chính diện tích khoảng 1500 m2 và kho mở rộng chứa hàng tạm

- Quy mô chứa hóa chất: khoảng 500 tấn

1.4.2 Quy trình xuất nhập kho:

- Nhập hàng: Hàng hóa chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà cung cấp hóa chất trong nước và nước ngoài Hóa chất được đóng gói trong các thùng, kiện hàng và được vận chuyển đến bằng xe chuyên dụng Khi xe vận chuyển hóa chất đến, hóa chất được đội ngũ nhân viên của kho trực tiếp hoặc sử dụng các phương tiện hỗ trợ (ví dụ: xe nâng ) để bốc dỡ các phuy, kiện hóa chất xếp vào kho chứa hàng

- Xuất hàng: Theo quy trình ngược lại, hóa chất được vận chuyển từ kho ra xe vận chuyển hàng và được xếp lên xe để xuất hàng đến cho khách hàng

1.4.3 Các loại hóa chất dễ cháy, nổ trong kho

Bảng 1.8 Các loại hóa chất dễ cháy, nổ được lưu trữ trong kho

Khối lượng lưu trữ lớn nhất tại 1 thời điểm (kg)

Trang 36

STT Tên hóa chất CTHH Mã

Khối lượng lưu trữ lớn nhất tại 1 thời điểm (kg)

Sau đây là một số đặc tính vật lý, hóa học và mức độ nguy hiểm của Toluen:

Trang 37

Bảng 1.9 Đặc tính vật lý, hóa học của Toluen

Toluen (C7H8), số CAS: 108-88-3

Áp suất hóa hơi (mmHg) ở 25oC: 28.4 Nhiệt độ tự cháy (oC): 480 - 536oC

Tỷ trọng hơi (không khí =1) ở nhiệt độ,

áp suất tiêu chuẩn: 3.1

Giới hạn nồng độ cháy trên (% hỗn hợp với không khí): 7% (Thể tích)

với không khí): 1.27% (Thể tích) Khối lượng riêng (kg/m3): 867 kg/m3 ở

20oC

Khối lượng mol: 92.14 g/mol

(Nguồn: MSDS Toluen)

 Các đường tiếp xúc và triệu chứng:

- Tiếp xúc với mắt: Khi tiếp xúc trực tiếp với mắt sẽ có triệu chứng mắt đỏ, sung,

tiếp xúc lượng lớn có thể gây tổn thương nặng cho mắt dẫn đến mù mắt

- Tiếp xúc với da: Tiếp xúc lượng lớn hoặc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất có

thể có các triệu chứng sau về da: da khô, nứt nẻ, đỏ ửng

- Hít phải ( hệ hô hấp ): Hàm lượng bay hơi cao ( lớn hơn khoảng 1000 ppm ) gây

kích thích cơ quan hô hấp: thở gấp, đau đầu, buồn nôn, vô thức, ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh, hỏng não và có thể gây tử vong

- Nuốt phải ( hệ tiêu hóa): Khi nuốt phải hóa chất có thể gây tử vong

THÔNG TIN VỀ ĐỘC TÍNH

Tên thành

phần

Loại

Trang 38

1.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG

Nền công nghiệp hóa chất có một lịch sử phát triển lâu đời với những đóng góp vô cùng quan trọng trong sự phát triển của khoa học công nghệ nói riêng và của xã hội loài người nói chung Tuy nhiên, song song với những đóng góp cực kỳ to lớn, đây cũng là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cùng với nguy cơ cháy, nổ luôn thường trực

Sự cố hóa chất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào Các sự cố hoá chất nghiêm trọng gây thiệt hại to lớn về người và tài sản Các sự cố hóa chất thường xảy ra tại các nhà máy,

tổ hợp hoá chất có thể tức thời tác động lên diện rộng, gây nên những thảm hoạ đối với con người và môi trường sinh thái

Có nhiều phương pháp để đánh giá sự cố cháy, nổ hóa chất Phương pháp đánh giá hậu quả tương đương với vụ nổ của thuốc nổ TNT thiên về lý thuyết và kết quả đánh giá chỉ

ở mức tương đối Các phương pháp mô hình thì trực quan, sinh động hơn, tuy nhiên đa số

mô hình đều là mô hình thương mại (phần mềm BREEZE, mô hình ADORA – ARAC, phần mềm MOSEC), ít có cơ hội tiếp cận để kiểm tra độ chính xác Do đó, mô hình ALOHA thường được lựa chọn, đây là mô hình cho kết quả tương đối chính xác, nhanh chóng, đánh giá cụ thể đặc điểm sự cố cần mô phỏng và hơn hết là hoàn toàn miễn phí

Do đặc thù về kinh tế nên TPHCM là nơi tập trung nhiều cơ sở kinh doanh hóa chất

để phục vụ cho sản xuất kinh doanh Hoạt động kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn hết sức đa dạng và phong phú Đa số các kho hóa chất đều tập trung ở ngoại thành

và trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất Bên cạnh đó, không ít các cơ sở kinh doanh, buôn bán hóa chất vẫn còn nằm xen lẫn trong khu dân cư, điều này gây khó khăn cho công tác ứng phó khi có sự cố cháy nổ hóa chất xảy ra, đồng thời làm tăng tính chất nguy hiểm, gây tâm lý bất an cho người dân xung quanh khu vực Đặc biệt là khu vực quận 5, các cửa hàng đồng thời là nơi tồn chứa hóa chất; diện tích mặt bằng nhỏ hẹp nhưng tồn chứa nhiều loại hóa chất với khối lượng lớn nhưng lại không đảm bảo điều kiện về trang thiết bị, an toàn PCCC, bảo vệ môi trường; hàng hóa kinh doanh không có tem nhãn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ,…cũng là thực trạng đáng lưu ý và trở thành vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay

Trong phạm vi Luận văn này, địa bàn nghiên cứu ở đây là kho hóa chất thuộc quận Bình Tân Đây là một trong những kho chứa hóa chất có quy mô lớn tại TPHCM lại nằm xen trong khu dân cư, là khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố cháy, nổ và rò rỉ hóa chất cần được dự báo

Kết luận: Có thể thấy ngành sản xuất hóa chất Việt Nam đang trong giai đoạn phát

triển Với quy hoạch phát triển ngành hóa chất của chính phủ, với sự mở rộng giao thương và vốn đầu tư nước ngoài và dư địa tăng trưởng còn cao, ngành hóa chất vẫn còn tiềm năng lớn Tuy nhiên, ngành hóa chất lại tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra sự cố không hề nhỏ (sự cố cháy, nổ, phát tán hóa chất độc hại), ảnh hưởng nghiêm trọng đến

Trang 39

tính mạng, tài sản, đặc biệt là môi trường Do vậy, song song với việc phát triển công nghiệp hóa chất, thì việc phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cần phải được quan tâm hơn nữa Để đáp ứng những yêu cầu cấp thiết nêu trên, việc nghiên cứu ứng dụng mô hình ALOHA đánh giá sự cố cháy, nổ hóa chất đã trở thành vấn đề nghiên cứu chính cho Luận văn này

Trang 40

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ALOHA

2.1 KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ALOHA

2.1.2 Lịch sử phát triển của ALOHA

Những phiên bản đầu tiên của ALOHA (ALOHA 4.x) ra đời vào đầu những năm

1980 còn khá đơn giản, do Ban Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) viết bằng ngôn ngữ lập trình Basic dùng cho thế hệ Apple II+, là mô hình chùm khí thụ động sử dụng trong nhà để ứng phó với trường hợp khẩn cấp Đến giữa những năm

1980, ALOHA được viết lại bằng ngôn ngữ lập trình FORTRAN dùng cho hệ điều hành Macintosh của Apple Vào cuối những năm 1980, một số dữ liệu về hóa chất, giao diện cổng nối tiếp trạm khí tượng, và lập bản đồ cơ sở đã được bổ sung

Sau đó ALOHA dần được cải tiến qua các năm, trong những năm 1990 có 7 phiên bản ALOHA được cập nhật Trong đó phiên bản ALOHA 5.2.3 ra đời vào mùa hè năm

1999 có thêm một số tính năng như: cho phép dễ dàng mô hình hóa sự bay hơi của vũng hóa chất trong nhà xưởng (bằng cách cho phép nhập tỷ lệ theo khối lượng hóa chất bay hơi ở áp suất khí quyển), phát triển chức năng lưu các tập tin (tập tin được lưu trên hệ điều hành Macintosh có thể sử dụng trong hệ điều hành Windows và ngược lại)

Tiếp sau đó là hàng loạt các phiên bản ALOHA ra đời với các tính năng đa dạng và phong phú hơn, trong năm 2016 có 2 phiên bản ALOHA ra đời Tháng 2/2016 có phiên bản ALOHA 5.4.6: phiên bản này cập nhật thư viện hóa chất với các mức độ quan tâm mới gồm AEGLs (Acute Exposure Guideline Levels), ERPGs (Emergency Response Planning Guidelines) và PACs (Protective Action Criteria for Chemicals), mã số CAS (Chemical Abtracts Service Registry number - dãy các chữ số xác định duy nhất cho mỗi hóa chất theo nguyên tắc của một Ban thuộc Hội Hóa học Mỹ) được thêm vào, cùng một số hướng dẫn trợ giúp thêm Hiện nay, phiên bản mới nhất được ra mắt vào tháng 9/2016 là ALOHA 5.4.7 được nâng cấp thêm một số tính năng như: cập nhật thư viện hóa chất bao gồm dữ liệu hóa chất từ Viện nghiên cứu các thuộc tính vật lý - Design

Institute for Physical Property Data (DIPPR), thực hiện bản cập nhật nhỏ cho cường độ

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công thương, 2013, Thông tư 42 - Thông tư Quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp Khác
2. Cục Thống kê TPHCM, 2015, Niên giám thống kê về đất đai và khí hậu TPHCM Khác
4. Tiểu ban Kỹ thuật tiêu chuẩn an toàn hóa chất, 2002, TCVN 5507:2002 - Tiêu chuẩn Việt Nam về Hoá chất nguy hiểm – Qui phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển Khác
5. Tổng cục Môi trường, 2013, Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá rủi ro do phát thải hóa chất nguy hại của một số ngành công nghiệp Khác
6. Tổng cục Môi trường, 2013, Hướng dẫn kỹ thuật Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường do phát thải hóa chất nguy hại Khác
7. UBND Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, Đề án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Khác
8. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2015, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Tuyên Quang.Tài liệu nước ngoài Khác
1. Faisal I. Khan, S. A. Abbasi, Techniques and methodologies for risk analysis in chemical process industries, 1998, Pondicherry, India Khác
2. John C. Pace*, James R. Albritton,and Ronald L. Baskett, Modeling the 17 january 1997 delta-II explosion by ARAC, ADORA, and REEDM, October 1997, California, U.S.A Khác
3. National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA), National Ocean Service, Office of Response and Restoration, ALOHA Technical Documentation, November 2013, Seattle, Washington, U.S.A Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w