MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài này bao gồm: - Nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng nước dưới đất, địa chất thủy văn và hiện trạng sử dụng nguồn nước ngầm trên địa bàn quậ
Trang 112, thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN vi
MỤC LỤC vii
CÁC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC BẢNG xi
DANH MỤC HÌNH xii
MỞ ĐẦU 13
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 13
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 13
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 14
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 14
7 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 15
CHƯƠNG 1 16
TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ 16
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM GWQI 16
1.1.1 Tổng quan về chỉ số môi trường 16
1.1.2 Chỉ số chất lượng nước WQI 16
1.1.3 Chỉ số chất lượng nước ngầm GWQI 18
1.1.4 Quy trình xây dựng GWQI 20
CHƯƠNG 2 24
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 24
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 24
2.1.1 Vị trí địa lý 24
2.1.2 Khí hậu 25
Trang 212, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.3 Thủy văn 26
2.1.4 Địa hình 26
2.1.5 Các nguồn tài nguyên 27
2.2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 33
2.2.1 Kinh tế 33
2.2.2 Xã hội 34
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT, HẠ TẦNG XÃ HỘI 36
2.4 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM 37
2.4.1 Hiện trạng 37
2.4.2 Ưu và nhược điểm khi sử dụng nước ngầm 39
CHƯƠNG 3 41
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM (GWQI) 41
3.1.1 Lựa chọn thông số: phương pháp Delphi 41
3.1.2 Tính toán chỉ số phụ: phương pháp delphi và phương pháp đường cong tỉ lệ 47
3.1.3 Trọng số 52
3.1.4 Tính toán chỉ số cuối cùng 52
3.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA QUẬN 12 53
3.2.1 Vị trí lấy mẫu 53
3.2.2 Quy trình và phương pháp lấy mẫu 56
3.2.3 Kết quả phân tích 57
3.2.4 Biểu đồ so sánh các thông số với quy chuẩn 58
3.2.5 Kết quả tính toán chỉ số GWQI theo công thức trung bình cộng 62
3.2.5 Ưu, nhược điểm của phương pháp đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm theo chỉ số GWQI 67
CHƯƠNG 4 69
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 69
Trang 312, thành phố Hồ Chí Minh
4.1 NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC THÔNG SỐ VƯỢT QUY
CHUẨN 69
4.1.1 Thông số pH 69
4.1.2 Thông số Coliform 70
4.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC NGẦM 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 77
Phụ lục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước ngầm - QCVN 09:2015/BTNMT 77
Phụ lục 2 Phiếu khảo sát đợt 1 và đợt 2 78
Phụ lục 3 Danh sách các chuyên gia trả lời phiếu khảo sát đợt 1 và đợt 2 83
Phụ lục 4 Kết quả chỉ số chất lượng nước ngầm áp dụng cho Củ Chi 85
Trang 412, thành phố Hồ Chí Minh
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 512, thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các phương pháp sử dụng để tính toán WQI 21
Bảng 2.1 Một số yếu tố khí hậu 25
Bảng 2.2 Hiện trạng hệ thống thủy văn chính 26
Bảng 2.3 Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất 27
Bảng 2.4 Số học sinh và số học sinh bình quân một lớp học phân theo cấp học tại Quận 12 năm học 2014 - 2015 35
Bảng 2.5 Hiện trạng khai thác nước dưới đất theo điều tra thực tế 37
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát đợt 1 42
Bảng 3.2 Điểm đánh giá trung bình và khoảng pH 47
Bảng 3.3 Điểm đánh giá trung bình và khoảng Độ cứng tổng 47
Bảng 3.4 Điểm đánh giá trung bình và khoảng Nitrat 48
Bảng 3.5 Điểm đánh giá trung bình và khoảng Asen 49
Bảng 3.6 Điểm đánh giá trung bình và khoảng Mangan 49
Bảng 3.7 Điểm đánh giá trung bình và khoảng Sắt 50
Hình 3.6 Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình vàcác khoảng Sắt 50
Bảng 3.8 Điểm đánh giá trung bình và khoảng Coliform 51
Bảng 3.9 Trọng số của các thông số 52
Bảng 3.10 Phân loại chất lượng nước ngầm theo chỉ số GWQI 53
Bảng 3.11 Thông tin vị trí lấy mẫu tại Quận 12 53
Bảng 3.12 Số liệu thực tế thu được khi phân tích mẫu nước của 11 phường 57
Bảng 3.13 Kết quả GWQI thông số pH và độ cứng tổng 62
Bảng 3.14 Kết quả GWQI thông số Nitrat và Asen 63
Bảng 3.15 Kết quả GWQI thông số Mangan, Sắt và Coliform 64
Bảng 3.16 Kết quả chất lượng nước ngầm quận 12 theo công thức dạng tổng 66
Trang 612, thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận 12 24
Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế quận 12 33
Hình 3.1 Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng pH 47
Hình 3.2 Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng độ cứng 48
Hình 3.3 Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng Nitrat 48
Hình 3.4 Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng Asen 49
Hình 3.5 Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng Mangan 50
Hình 3.7 Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng Coliform 51
Hình 3.8 Biểu đồ pH so với QCVN 09:2015/BTNMT 59
Hình 3.9 Biểu đồ Độ cứng tổng so với QCVN 09:2015/BTNMT 59
Hình 3.10 Biểu đồ Mangan so với QCVN 09:2015/BTNMT 60
Hình 3.11 Biểu đồ Nitrat so với QCVN 09:2015/BTNMT 60
Hình 3.12 Biểu đồ Asen so với QCVN 09:2015/BTNMT 61
Hình 3.13 Biểu đồ Sắt so với QCVN 09:2015/BTNMT 61
Hình 3.14 Biểu đồ Coliform so với QCVN 09:2015/BTNMT 62
Hình 4.1 Mô hình bể phốt tiêu chuẩn 72
Trang 7Quận 12 không nằm ngoài tình trạng trên Do nhu cầu sử dụng nước tăng, việc khai thác nguồn nước tại chỗ, nguồn nước dưới đất duy nhất được khai thác nhiều, không
có quy hoạch Hiện nay, qua các tài liệu về nguồn nước, việc khai thác nước ngày càng tăng do quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến chính nguồn nước và đe dọa đến sự phát triển bền vững của Vùng
Việc nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nước dưới đất của Khu vực nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Khu vực Chính vì thế tôi chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12, thành phố Hồ Chí Minh” để làm
luận văn tốt nghiệp
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài này bao gồm:
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng nước dưới đất, địa chất thủy văn và hiện trạng sử dụng nguồn nước ngầm trên địa bàn quận 12
- Đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu gồm 4 nội dung chính như sau:
- Đặc điểm môi trường nước dưới đất của vùng nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng nước dưới đất tại 11 phường trong vùng nghiên cứu
Trang 84 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài, bao gồm:
- Thu thập và đánh giá tài liệu hiện có: tài liệu về hiện trạng khai thác nước dưới đất, tài liệu về dân số, quy hoạch sử dụng đất, phát triển công nghiệp, … tại khu vực quận 12
- Phương pháp điều tra xã hội học: đối tượng được khảo sát là các hộ gia đình hiện đang sử dụng nước dưới đất, cơ quan quản lý nước dưới đất đóng trên địa bàn quận 12, lấy 33 mẫu nước ngầm trên địa bàn 11 phường
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá và so sánh: vì phạm vi của đề tài là quận 12 nên tài liệu thu thập được rời rạc có thể từng phường nên cần phải tổng hợp, đánh giá và so sánh giữa các số liệu thu thập được
- Phương pháp thống kê: thống kê hiện trạng sử dụng nước dưới đất theo thực tế, thống
kê phiếu điều tra khảo sát, …
- Phương pháp chuyên gia, delphi: phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý kiến của các nhà khoa học để xây dựng GWQI và công nghệ, giải pháp xử lý nguồn nước
ô nhiễm
- Phương pháp thử nghiệm: TCVN 6492:2011, TCVN 6224-1996, EPA Method 352.1,
TCVN 6177:1996, SMEWW 3113B:2012, TCVN 6187-2:1996
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Nguồn nước dưới đất của quận 12
- Chất lượng nước dưới đất tại 11 phường trong quận 12
Trang 97 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng tìm ra chỉ số đánh giá chất lượng nước ngầm dựa trên các nghiên cứu về chỉ số chất lượng nước mặt ở Việt Nam và phương pháp xây dựng chỉ số nước ngầm ở một số quốc gia trên Thế giới nhằm:
Phản ánh hiện trạng và diễn biến của chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu,
Cung cấp thông tin cho những người những người quản lý các nhà chuyên môn về chất lượng nước ngầm cần cân nhắc về các vấn đề môi trường và phát triển kinh tế xã hội
để hạn chế việc gây ô nhiễm cũng như làm suy giảm nguồn nước dưới đất
Thông tin cho cộng đồng về chất lượng nước dưới đất để họ không sử dụng nguồn nước ô nhiễm đảm bảo sức khỏe cho người dân, nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn nước dưới đất cho cộng đồng
Trang 10thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM GWQI
1.1.1 Tổng quan về chỉ số môi trường
a Khái niệm chỉ số môi trường:
Là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích hợp hay nhân với trọng số Các chỉ
số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng được tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu
để giải thích cho một hiện tượng nào đó Chỉ số môi trường truyền đạt các thông điệp đơn giản và rõ ràng về một vấn đề môi trường dễ hiểu cho cả chuyên gia và công chúng
b Mục đích của chỉ số môi trường:
- Phản ánh hiện trạng và diễn biến của chất lượng môi trường, đảm bảo tính phòng
ngừa của công tác bảo vệ môi trường
- Cung cấp thông tin cho những người những người quản lý, các nhà hoạch định chính sách cân nhắc về các vấn đề môi trường và phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo phát triển bền vững
- Thu gọn kích thước, đơn giản hóa thông tin để dễ dàng quản lý, sử dụng và tạo ra tính hiệu quả của thông tin
- Thông tin cho cộng đồng về chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng
1.1.2 Chỉ số chất lượng nước WQI
a Định nghĩa
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI) là một chỉ số tổ hợp được tính toán
từ các thông số chất lượng nước xác định thông qua một công thức toán học WQI dùng
để mô tả định lượng về chất lượng nước và được biểu diễn qua một thang điểm
b Ứng dụng
WQI đã được áp dụng để đánh giá chất lượng nước ngầm trong những năm gần đây bằng cách tích hợp các dữ liệu phức tạp và tạo ra một số điểm mô tả tình trạng chất lượng nước
Chỉ số Horton (1965) là chỉ số WQI đầu tiên được xây dựng trên thang số [2]
Trang 11thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay có rất nhiều quốc gia, địa phương xây dựng và áp dụng chỉ số WQI Thông qua một mô hình tính toán, từ các thông số khác nhau ta thu được một chỉ số duy nhất Sau đó chất lượng nước có thể được so sánh với nhau thông qua chỉ số đó Đây là phương pháp đơn giản so với việc phân tích một loạt các thông số Các ứng dụng chủ yếu của WQI bao gồm:
- Phục vụ quá trình ra quyết định: WQI có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc ra các quyết định phân bổ tài chính và xác định các vấn đề ưu tiên
- Phân vùng chất lượng nước
- Thực thi tiêu chuẩn: WQI có thể đánh giá được mức độ đáp ứng, không đáp ứng của chất lượng nước đối với tiêu chuẩn hiện hành
- Phân tích diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian
- Công bố thông tin cho cộng đồng
- Nghiên cứu khoa học: các nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng nước thường không sử dụng WQI, tuy nhiên WQI có thể sử dụng cho các nghiên cứu vĩ mô khác như đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng nước khu vực, đánh giá hiệu quả kiểm soát phát thải,…
c Phân tích một số dạng WQI
WQI - CCME
- Trên thế giới hiện nay có nhiều dạng WQI đang được sử dụng, trong đó đáng chú ý là WQI của Canada (The Canadian Council of Ministers of the Environment - CCME, 2001) WQI-CCME được xây dựng dựa trên rất nhiều số liệu khác nhau sử dụng một quy trình thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3 hệ số chính (F1 - phạm vi, F2 - tần suất và F3
- biên độ của các kết quả không đáp ứng được các mục tiêu chất lượng nước - giới hạn chuẩn) [2] [10]
- WQI-CCME là một công thức rất định lượng và việc sử dụng hết sức thuận tiện với các thông số cùng các giá trị chuẩn (mục tiêu chất lượng nước) của chúng có thể dễ dàng đưa vào WQI-CCME để tính toán tự động Tuy nhiên, trong WQI-CCME, vai trò của các thông số chất lượng nước trong WQI được coi như nhau, mặc dù trong thực tế các thành phần chất lượng nước có vai trò khác nhau đối với nguồn nước ví dụ như thành phần chất rắn lơ lửng không có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nước nguồn nước như thành phần oxy hòa tan
WQI - NSF
Trang 12thành phố Hồ Chí Minh
- WQI của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation-NSF) là một trong các bộ chỉ số chất lượng nước được dùng phổ biến WQI-NSF được xây dựng bằng cách sử dụng kỹ thuật Delphi của tập đoàn Rand, thu nhận và tổng hợp ý kiến của một số đông các chuyên gia khắp nước Mỹ để lựa chọn các thông số chất lượng nước quyết định sau đó xác lập phần trọng lượng đóng góp của từng thông số (vai trò quan trọng của thông số - wi) và tiến hành xây dựng các đồ thị chuyển đổi từ các giá trị đo được của thông số sang chỉ số phụ (qi)
- WQI-NSF được xây dựng rất khoa học dựa trên ý kiến số đông các nhà khoa học về chất lượng nước, có tính đến vai trò (trọng số) của các thông số tham gia trong WQI và
so sánh các kết quả với giá trị chuẩn (mục tiêu chất lượng nước) qua giản đồ tính chỉ số phụ (qi) Tuy nhiên các giá trị trọng số (wi) hoặc giản đồ tính chỉ số phụ (qi) trong WQI-NSF chỉ thích hợp với điều kiện chất lượng nước của Mỹ [2] [10]
1.1.3 Chỉ số chất lượng nước ngầm GWQI
a Các nghiên cứu trên Thế Giới
Việc xây dựng WQI cho nước ngầm được mô tả trong các tài liệu của các tác giả khác nhau:
Backman et al (1998) trình bày một chỉ số để đánh giá và lập bản đồ các mức độ ô nhiễm nước ngầm và thử nghiệm các ứng dụng của nó ở phía tây nam Phần Lan và Trung Slovakia.[1]
Connell et al (2008) đã kiểm tra các biến đổi và thời gian của các thông số chất lượng nước trong một khu vực của Nepal Kết quả cho thấy chất lượng nước ở các khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn Ngoài ra bằng cách kiểm tra nồng độ photpho trong bề mặt nông thôn và các khu vực dưới lòng đất, họ phát hiện rằng nồng độ phốt pho trong khu vực nước ngầm nhiều hơn nước mặt [1]
Rezvan và Gordip (2010), sử dụng WQI chỉ số chất lượng nước và các dữ liệu định tính của 24 điểm lấy mẫu ở các khu vực của Ấn Độ, nghiên cứu chất lượng nước theo không gian và thời gian trong khu vực Kết quả từ chính thông số xem xét tính toán cho thấy 48% số mẫu nước thuộc loại rất tốt, 48% số mẫu nước thuộc loại tốt và còn lại 4% mẫu tại làng Teliwala có mức độ ô nhiễm nặng không phù hợp cho mục đích ăn uống [1]
Sadat Nouri et al (2013) đánh giá chất lượng nước của đồng bằng Saveh-Nobaran bằng cách sử dụng các chỉ số WQI Kết quả cho thấy 65% số mẫu có chất lượng kém và không thích hợp để uống Bằng cách phân vùng đồng bằng dựa trên WQI, họ nói rằng
Trang 13thành phố Hồ Chí Minh
chất lượng nước ở các khu vực miền trung và đông bắc của đồng bằng là không phù hợp [1]
Sự phát triển của các chỉ số chất lượng nước để đánh giá chất lượng nước ngầm được
mô tả trong một số nghiên cứu (Sultan, 1999; Stigter et al, 2006a, b; Saeed et al, 2009; Khaleed, 2011)[11]
Stambuk-Giljanovic' (1999) đã báo cáo việc tạo ra một WQI cho cả nước mặt và nước ngầm và ứng dụng kết quả của nó để đánh giá nước ở Dalmatia, Croatia [6]
Nghiên cứu ở đồng bằng phía bắc của Iran, tỉnh Mazanda cho thấy có nhiều phương pháp để đánh giá chất lượng nước ngầm, như phương pháp cũ là sơ đồ Schuler cung cấp một đánh giá về nước uống liên quan đến các thông số hóa học Hiện nay họ sử dụng chỉ
số chất lượng nước ngầm để đánh giá Chỉ số này được trình bày bởi Bakier et al trong đó sáu thông số (tổng chất rắn hòa tan, Cl-, SO42-, Ca2+, Mg2+, Na+ ) được kết hợp với nhau
để phân tích GWQI [13]
Bên cạnh đó, Bồ Đào Nha đang nghiên cứu tìm ra chỉ số chất lượng nước ngầm và chỉ số thành phần với mục tiêu là giám sát ảnh hưởng chung của nông nghiệp thông qua các thông số hóa học để đánh giá chất lượng nước ngầm và khả năng uống được của nguồn nước [8]
b Mục đích của việc áp dụng GWQI
Được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước [7]
Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan [7]
Nâng cao nhận thức về môi trường [7]
Trở thành tham số quan trọng để đánh giá và quản lý nước ngầm vì phản ánh được sự tổng hợp của các thông số chất lượng nước khác nhau, tích hợp dữ liệu phức tạp và tạo ra một số điểm mô tả tình trạng chất lượng nước
Trang 14thành phố Hồ Chí Minh
- WQI là một phương tiện có khả năng tập hợp một lượng lớn các số liệu, thông tin
về chất lượng nước, đơn giản hóa các số liệu chất lượng nước, để cung cấp thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các cơ quan quản lý tài nguyên nước, môi trường và công chúng
- Chỉ số chất lượng nước thông thường là một con số nằm trong khoảng từ 1 – 100, nếu con số lớn hơn chứng tỏ chất lượng nước tốt hơn mong đợi
- Đối với các chỉ tiêu như nhiệt độ, pH, Coliform và oxy hòa tan, chỉ số này biểu thị mức độ yêu cầu đối với nhu cầu sử dụng
- Đối với các chất dinh dưỡng là các chỉ số mà thường không có trong tiêu chuẩn thì chỉ số chất lượng biểu thị điều kiện môi trường tại khu vực
- Chỉ số chất lượng nước WQI không chỉ dùng để xếp hạng nguồn nước mà giúp cho chúng ta thấy nơi nào có vấn đề đáng lo ngại về chất lượng nguồn nước
1.1.4 Quy trình xây dựng GWQI
a Các bước xây dựng chỉ số GWQI
Bước 1: Lựa chọn thông số
- Có rất nhiều thông số có thể thể hiện chất lượng nước, sự lựa chọn các thông số khác nhau để tính toán GWQI phụ thuộc vào mục đích sử dụng nguồn nước và mục tiêu của GWQI
- Việc lựa chọn thông số có thể dùng phương pháp delphi hoặc phân tích nhân tố quan trọng Các thông số không nên quá nhiều vì nếu các thông số quá nhiều thì
sự thay đổi của một thông số sẽ có tác động rất nhỏ đến chỉ số GWQI cuối cùng
Bước 2: Chuyển đổi các thông số về cùng một thang đo (tính toán chỉ số phụ)
- Các thông số thường có đơn vị khác nhau và có các khoảng giá trị khác nhau, vì vậy để tập hợp được các thông số vào chỉ số GWQI ta phải chuyển các thông số
về cùng một thang đo Bước này sẽ tạo ra một chỉ số phụ cho mỗi thông số Chỉ
số phụ có thể được tạo ra bằng tỉ số giữa giá trị thông số và giá trị trong quy chuẩn Có nhiều thang đo có thể sử dụng:
-100 to 100 (Stoner, 1978)[4]
-50 to 100 (Béronet al, 1979)[7]
0 to 1 (Swamee and Tyagi, 2000)[7]
Trang 15- Có rất nhiều phương pháp chuyển đổi thông số nhưng phương pháp đường cong
tỉ lệ (rating curve) được sử dụng rộng rãi nhất
Bước 3 : Trọng số
Trọng số được đưa ra khi ta cho rằng các thông số có tầm quan trọng khác nhau đối với chất lượng nước Trọng số có thể xác định bằng phương pháp delphi, phương pháp đánh giá tầm quan trọng dựa vào mục đích sử dụng, tầm quan trọng của các thông số đối với đời sống thủy sinh, tính toán trọng số dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành, dựa trên đặc điểm của nguồn thải vào lưu vực, bằng các phương pháp thống kê…[5]
Bước 4 : Tính toán chỉ số WQI cuối cùng
Các phương pháp thường được sử dụng để tính toán WQI cuối cùng từ các chỉ số phụ: trung bình cộng, trung bình nhân hoặc giá trị lớn nhất
Bảng 1.1 Các phương pháp sử dụng để tính toán WQI
1 Trung bình cộng không
trọng số
Prati et al., 1971;
Sargaonkar and Deshpande, 2003; Frumin et al., 1997 [7]
Trang 16Dojlido et al., 1994; Cude,
2001 [7]
8 Giá trị nhỏ nhất I = Min(q1,q2, qn) Smith, 1987 [7]
9 Giá trị lớn nhất I = Max(q1,q2, qn) Couillard and Lefebvre,
1985 [7]
Một số bất cập khi tính toán chỉ số WQI cuối cùng
Tính che khuất : Một chỉ số phụ thể hiện chất lượng nước xấu nhưng có thể chỉ số cuối cùng lại thể hiện chất lượng tốt
Tính mơ hồ : Điều này xảy ra khi chất lượng nước chấp nhận được nhưng chỉ
số WQI lại thể hiện ngược lại
Tính không mềm dẻo : Khi một thông số có thể bổ sung vào việc đánh giá chất lượng nước nhưng lại không được tính vào WQI do phương pháp đã được
Trang 17thành phố Hồ Chí Minh
qi: Chỉ số phụ
k là hằng số và được tính như sau: 𝑘 = 1/𝑙𝑜𝑔2(𝑛 − 1)
Trang 18thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Bộ và các tỉnh miền Tây Quận 12 còn là một vùng đệm quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Bắc Thành phố (Hình 2.1)
Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận 12
Trang 19thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2 Khí hậu
Vùng nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung
là nóng, ẩm với nhiệt độ cao, mưa nhiều và chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đồng đều, mưa tập trung nhất vào tháng 8 và tháng
9, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể
Có 2 hướng gió chính: Gió hướng Đông hoặc Đông nam với vận tốc trung bình 1,5-2,5m/s thịnh hành từ tháng 2 đến tháng 5; Gió hướng Tây hoặc Tây nam với vận tốc trung bình 1,5-3m/s thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9 Ngoài ra còn có gió Bắc và Đông bắc thổi về từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Cuối mùa mưa đầu mùa khô gió thổi từ hướng Tây – Tây bắc có thể có gió lốc (Bảng 2.1)
Bảng 2.1 Một số yếu tố khí hậu
Trang 20thành phố Hồ Chí Minh
2.1.3 Thủy văn
Hệ thống thuỷ văn trên địa bàn quận 12 chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều trên sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn: đi qua địa bàn có chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu bình quân
từ 10 - 15m, lưu lượng thấp nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất là tháng 10 (180m3/s)
Sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, rạch Bến Cát, kênh Tham Lương, kênh Trần Quang
Cơ và một số kênh rạch khác trên địa bàn Quận tạo tiền đề cho việc hình thành một mạng lưới giao thông thủy quan trọng, thuận lợi lưu thông nối kết liên hoàn xuyên suốt với các nơi, đồng thời đảm nhiệm tiêu thoát nước cho cả địa bàn (Bảng 2.2) Hệ thống sông rạch
là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và cho sinh hoạt của Vùng nghiên cứu
Bảng 2.2 Hiện trạng hệ thống thủy văn chính
STT Tên gọi Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Độ sâu (m)
[15]
Ngoài các sông rạch chính, trong Vùng nghiên cứu còn có hệ thống kênh rạch nhỏ
và thủy lơi phục vụ công tác tưới tiêu trong nông nghiệp Các sông rạch chịu ảnh hưởng của nước sông Sài Gòn và sông Rạch Tra Nhờ có sự hỗ trợ của hồ Dầu Tiếng xả nước vào sông Sài Gòn và hệ thống sông Rạch Tra nên nước sông giảm độ mặn và phèn Vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 6, nước sông rạch ngọt sử dụng được cho sinh hoạt, ngược lại vào mùa mưa chịu ảnh hưởng rửa trôi phèn tại chỗ và phèn ngoại lai nên nước sông rạch có mức độ phèn cao không dùng được cho sinh hoạt, nhất là khu vực Rạch Tra – Bến Cát
2.1.4 Địa hình
Vùng nghiên cứu có 3 dạng địa hình chính :
Trang 21thành phố Hồ Chí Minh
Vùng gò cao có cao trình từ 8 -10m, diện tích 277ha, chiếm 5,25% diện tích tự nhiên,
có đặc điểm là nền móng vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi để bố trí các cơ sở công nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh tập trung
Vùng triền có cao trình từ 2 đến 8m, diện tích 2.900ha, chiếm 54,97% diện tích tự nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thoát nước trung bình, hiện đang là vùng chuyên trồng cây hàng năm, thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công nghiệp sạch vừa và nhỏ xen cài các khu dân cư
Vùng bưng trũng cao trình dưới 2m, diện tích 2.098 ha, chiếm 39,77% diện tích tự nhiên Đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phần lớn là đất trồng lúa, hoa màu, trồng cây hàng năm Vùng ven sông rạch đã và đang hình thành vùng cây ăn trái nhà vườn cần kết hợp loại hình sinh thái du lịch
2.1.5 Các nguồn tài nguyên
Trang 22 Nhóm đất vàng nâu feralit có diện tích 358,32 ha, phân bố ở các vùng gò, chủ yếu trồng cây lâu năm Đất hình thành trên các sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp phụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hòa tan dễ bị rửa trôi
b Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt dồi dào do hệ thống sông, rạch cung cấp Các sông, kênh rạch chính là: sông Sài Gòn, phụ lưu Vàm Thuật, các chi lưu Bến Cát, Bến Thượng, kênh Trần Quang
Cơ Ngoài ra còn nhiều rạch nhỏ phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông rạch Bến Cát Tài nguyên nước mặt thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái
Nước dưới đất tại Vùng nghiên cứu có 5 đơn vị chứa nước sau:
Tầng 1 (Holocen)
- Tầng chứa nước Holocen (qh) bao gồm các trầm tích đa nguồn gốc (sông, sông biển
và sông biển đầm lầy) Chúng thường phân bố trên vùng có địa hình thấp, từ nhỏ hơn 2m tới 5m, một số nơi độ cao từ 7-8m nhưng chiều dày nhỏ Chiều dày của tầng chứa nước (qh) biến đổi rất lớn, từ 2-5m ở phần rìa của huyện Hóc Môn Thành phần đất đá chủ yếu
là bùn sét, bột sét, bột lẫn cát mịn và các thấu kính cát hạt mịn lẫn mùn thực vật có màu xám tro, xám nâu Mực nước tĩnh thay đổi từ 0,5 đến 2,12m hoặc nhỏ hơn, thậm chí có nơi ngang bằng mặt đất
- Lưu lượng tại các giếng thay đổi từ 0,07-0,15 l/s Khả năng chứa nước kém, phần lớn nước của tầng chứa nước này thường đục và có màu hơi vàng, trên mặt nước có váng gỉ
Trang 23- Tóm lại, đây là tầng chứa nước không áp, mực nước nằm nông với động thái dao động theo mùa Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt trong các kênh rạch ngấm trực tiếp vào tầng chứa nước Tầng chứa nước Holocen (qh) có quan hệ thủy lực ở mức độ khác nhau với các tầng chứa nước nằm dưới Tại các khu vực giáp ranh Hóc Môn tầng chứa nước này quan hệ trực tiếp với tầng chứa nước Pleistocen (không tồn tại lớp cách nước giữa hai tầng) Từ những phân tích trên cho thấy tầng chứa nước Holocen chứa nước rất nghèo, chất lượng nước kém, bị nhiễm mặn và nhiễm bẩn Vì vậy chúng không phải là đối tượng phục vụ khai thác nước dưới đất
Tầng 2 (Pleistocen)
- Phân bố khắp Vùng nghiên cứu, lộ ra trên mặt ở vùng trung tâm Vùng nghiên cứu, độ sâu phân bố từ hơn 20 - 50m Phần còn lại (dọc theo sông Sài Gòn, phía Tây vùng nghiên cứu) bị các trầm tích Holocen phủ trực tiếp lên Tầng chứa nước được cấu tạo thành hai phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước Phần trên có chiều sâu mái lớp cách nước yếu từ 0m (vùng lộ) tới 48,5m Đáy lớp cách nước yếu xuất hiện ở độ sâu từ 3,5m đến 65m
- Thành phần thạch học của lớp này là sét bột, bột đến bột cát, cát bột lẫn cát mịn, màu xám xanh, xám vàng, nâu đỏ, nhiều nơi bị phong hóa có nhiều kết vón laterit Phần dưới
là đất đá chứa nước, gồm cát hạt mịn đến trung và thô nhiều nơi lẫn sạn sỏi, màu xám tro, xám xanh, xám vàng trắng xen lẫn nhau Chiều dày chứa nước thực sự của tầng chứa nước ở từng lỗ khoan cũng được tính toán, nó biến đổi từ 3,5m đến 63m.Nguồn cấp là nước mưa và nước mặt và nước dễ bị ô nhiễm
- Tầng chứa nước được cung cấp từ nước mưa, nước tưới và nước các dòng mặt Mối quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng nằm kề có xảy ra ở mức độ khác tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều dày lớp cách nước ở trên và dưới tầng chứa nước Pleistocen
- Nước tầng qp1-3 có thể phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống Nước của tầng này ở một số khu vực có dấu hiệu bị nhiễm bẩn như khu vực gần bãi rác xã Đông Thạnh, Hóc Môn
Trang 24thành phố Hồ Chí Minh
- Tóm lại, tầng chứa nước Pleistocen là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh nằm nông và dao động theo mùa Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa nước Holocen nằm trên và tầng chứa nước Pliocen nằm dưới vì giữa chúng được ngăn cách bằng các lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xen kẹp cát mịn Nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là từ nước mưa, nước tưới, nước mặt và dòng ngầm từ phía Bắc, Đông bắc Củ Chi, Hóc Môn chảy xuống với vận tốc v = 2,93x10-3m/ngày Miền thoát chủ yếu theo dòng ngầm về phía Nam và Tây nam Vùng nghiên cứu
- Tầng chứa nước Pleistocen có diện nước nhạt phân bố rộng, chiều dày lớp chứa nước lớn, khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, nằm nông, dễ khai thác Đây là đối tượng phục vụ khai thác nước tập trung và riêng lẻ
Tầng 3 (Pliocen trên):
- Phân bố khắp Vùng nghiên cứu, bị phủ bởi các trầm tích của tầng chứa nước Pleistocen, độ sâu phân bố từ 50m đến 100m Nguồn bổ cập từ xa và thấm từ các tầng chứa nước kề nó
- Tầng chứa nước được chia thành hai phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới
đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trên Vùng nghiên cứu
- Chiều dày thực sự chứa nước của tầng chứa nước ở từng lỗ khoan cũng được tính toán, thay đổi từ 20m đến 95m
- Lưu lượng tại các giếng khoan khai thác thay đổi từ 2,6 l/s đến 19,3 l/s , mực nước hạ thấp từ 5,0 đến 18m Hệ số dẫn nước (Km) từ 58,69 m2/ngày đến 1358 m2/ngày
- Tầng chứa nước được cung cấp từ nước mưa ở các vùng xa như Bình Dương, Đồng Nai (những vùng lộ) Mối quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng chứa nước nằm kề thể hiện ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều dày lớp cách nước ở trên và dưới của tầng chứa nước Pliocen trên
Trang 25thành phố Hồ Chí Minh
- Tóm lại, tầng chứa nước Pliocen trên là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh nằm nông, dao động theo mùa Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa nước Pleistocen nằm trên và tầng chứa nước Pliocen dưới nằm dưới vì giữa chúng được ngăn cách bằng các lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xem kẹp cát mịn và nhiều nơi xuất hiện các cửa sổ thuỷ lực Nguồn bổ cập có thể là sự thấm xuyên từ các tầng nằm kề khi xuất hiện gradien cắt qua các lớp thấm nước yếu và dòng chảy từ bên sườn vào vùng nghiên cứu Hướng dòng ngầm từ phía bắc, đông bắc chảy xuống phía nam, tây nam vùng nghiên cứu và cũng thoát ra ở khu vực này Tầng chứa nước này có diện phân bố rộng, chiều dày lớp chứa nước lớn, khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình Những đặc điểm trên cho thấy tầng chứa nước này có khả năng đáp ứng yêu cầu khai thác với qui mô vừa và lớn và là đối tượng chính để đầu tư nghiên cứu thăm
dò khai thác nước dưới đất
- Lưu lượng Q từ 3,39 l/s đến 16,64 l/s, mực nước hạ thấp từ 15,13 m đến 34m, tỷ lưu lượng 0,19l/sm đến 1,1 l/sm Hệ số dẫn nước (Km) từ 544 m2/ngày đến 1508 m2/ngày
Hệ số phóng thích nước có giá trị từ 5,12x10-4 đến 4,31x10-3 Hệ số thấm thay đổi từ 5m/ngày đến 30m/ngày
- Mối quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng chứa nước nằm kề tồn tại
ở mức độ khác tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều dày lớp cách nước yếu ở trên tầng chứa nước Pliocen Trên Hệ số thấm thẳng đứng qua lớp cách nước yếu thay đổi từ 0,005 - 0,323m/ngày và sức kháng thủy lực thẳng đứng là 28,8 ngày đến 867 ngày
- Tóm lại, tầng chứa nước Pliocen dưới là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh nằm nông, dao động theo mùa Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa nước Pliocen trên vì giữa chúng được ngăn cách bằng các lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xem kẹp cát mịn một vài nơi có các cửa sổ thuỷ lực
Trang 26 Tầng 5 (Đới chứa nước Mezozoi)
- Phân bố ở độ sâu hơn 200m Các đá trầm tích Mezozoi bị tầng chứa nước Pliocen dưới phủ trực tiếp lên
- Độ sâu xuất hiện các đá trầm tích Mezozoi thay đổi từ 67m đến 330m Thành phần đất đá chủ yếu là cát kết, bột kết, tuff, xen kẹp sét kết, bột kết, mức độ nứt nẻ kém Theo tài liệu nghiên cứu Khu vực, chiều dày của đới Mezozoi khoảng 2000m
- Tóm lại kết quả nghiên cứu cho thấy trong vùng chứa nước tồn tại 5 tầng chứa nước chính (qh, q1-3, n2 , n2 và Mz), trong đó có ý nghĩa khai thác để phục vụ cung cấp nước tập trung với qui mô lớn là tầng chứa nước Pleistocen, Pliocen trên và Pliocen dưới (trong vùng phân bố nước nhạt) Chúng là các tầng có khả năng chứa nước phong phú, chất lượng tốt, chiều sâu phân bố không lớn, điều kiện khai thác thuận lợi Ba tầng chứa nước này là đối tượng có triển vọng nhất cần đầu tư thăm dò khai thác phục vụ cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất
- Tầng 2, 3 và tầng 4 trữ lượng và chất lượng tốt Hiện nay, người dân đang khai thác
và sử dụng nhiều ở tầng 2 phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày Tầng 3 và tầng 4 là các tầng chứa nước đang được khai thác phục vụ cho sản xuất, cho các nhà máy nước (Nhà máy nước Hóc Môn) cấp nước cho khu vực nội thành
c Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản không nhiều, chủ yếu là khoáng sản rắn, tuy nhiên trữ lượng và chất lượng đạt yêu cầu khai thác sử dụng không nhiều Ngoài ra còn có vật liệu xây dựng như sét, gạch, ngói, cát, sỏi Tiềm năng khai thác không lớn, phù hợp với quy
mô khai thác vừa và nhỏ
Trang 27Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 20,44%; ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, doanh thu tăng bình quân 23,6%/năm, từng bước hình thành các ngành dịch vụ cao cấp như ngân hàng, bưu chính viễn thông, giáo dục, siêu thị,…[18]
Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế quận 12
cá kiểng, hoa kiểng, dịch vụ nông nghiệp
- Nền nông nghiệp vẫn không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế vì nông nghiệp vẫn còn gắn bó với một bộ phận không nhỏ người dân lao động địa phương, nhất là các phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông
- Việc chuyển đổi diện tích nông nghiệp từ những cây trồng truyền thống sang những cây ngắn ngày có giá trị cao như rau sạch, hoa kiểng, hoa lan cũng ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân Như mô hình trồng hoa hay mô hình trồng hoa Lily không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ mà còn giúp nhân rộng mô hình
Trang 28thành phố Hồ Chí Minh
nông nghiệp hiện đại, giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường, thực hiện theo hướng nông nghiệp đô thị, góp phần xây dựng phường văn minh đô thị trong thời gian tới
- Ủy ban Nhân Dân đã quan tâm đối thoại với doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với
tổ chức tín dụng, tiếp cận những chính sách hỗ trợ về vốn của Nhà nước Triển khai có hiệu quả các quyết định hỗ trợ sản xuất, giúp nông dân nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp [18]
Thương mại dịch vụ
- Hoàn thành quy hoạch và triển khai đầu tư mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại Triển khai rộng các chương trình, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Thành phố tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
- Tổ chức kết nối doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ thông qua mở rộng hệ thống phân phối và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn Tăng cường quản
lý thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
- Cụ thể, năm 2015 là năm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quận Nếu đầu nhiệm kỳ (năm 2010), có 7.319 doanh nghiệp và 11.329 hộ kinh doanh cá thể thì cuối nhiệm kỳ tăng lên 10.613 doanh nghiệp và 14.590 hộ kinh doanh cá thể
- Hệ thống mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại với 36 địa điểm, gồm 12 chợ, 13 siêu thị, 11 trung tâm thương mại và đã có các đơn vị đăng ký và đang làm thủ tục đầu tư 02 chợ, 02 siêu thị và 03 trung tâm thương mại Đến nay, toàn quận có 35 điểm bán hàng bình ổn giá (05 siêu thị, 18 cửa hàng tiện ích và 12 hộ kinh doanh), ngoài ra, có
27 điểm bán hàng bình ổn giá nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm, sữa, 54 điểm bán thuốc Tây
- Siêu thị Co.op Hiệp Thành là siêu thị thứ hai của hệ thống Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) được đầu tư xây dựng trên địa bàn quận đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy lĩnh vực thương mại - dịch vụ phát triển Song song đó, chợ An Sương sau một thời gian đã đi vào hoạt động ổn định, nề nếp, tạo sự chuyển biến rất lớn trong ý thức thực hiện nếp sống văn minh - đô thị của cả người mua và người bán Tình trạng mua bán tràn lan, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị tại các điểm buôn bán tự phát như trước đây đã giảm hẳn
2.2.2 Xã hội
a Dân số
Dân số của Quận 12 năm 2015 là 510.326 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm
Trang 29thành phố Hồ Chí Minh
b Giao thông
- Quận 12 có hệ thống đường bộ với Quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là Quốc lộ 1A), các Tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá dày, Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội Đường Trường Chinh, đại lộ nối từ quận Tân Bình, xuyên qua quận 12 đến tận cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng đến 10 làn xe
- Quận 12 còn có sông Sài Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng Trong tương lai, nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua với những thuận lợi đó Quận
12 lợi để bố trí các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Giai đoạn 2010-2015, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân quận 12 đã quyết tâm nâng cấp 27 tuyến giao thông liên phường, liên quận có tổng chiều dài 28,3 km Đến thời điểm này, quận đã chi 120,8 tỷ đồng hoàn thiện 25 tuyến đường dài 25,1 km để người dân đi lại thuận lợi 33 tuyến đường, dài 23 km, với tổng kinh phí xây dựng 259,5 tỷ đồng, gồm các công trình giao thông nông thôn, nâng cấp, sửa chữa lớn, mở đường mới nối dài, mở rộng hẻm, đường vào Khu công nghiệp Quang Trung… cũng đã được quận chủ động xây dựng và đưa vào sử dụng [18]
c Giáo dục
Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là công tác được Quận đặc biệt quan tâm Hiện nay, hệ thống giáo dục nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của Quận, trên toàn Quận
có 41 trường cấp I, II, III và 46 trường mầm non
Bảng 2.4 Số học sinh và số học sinh bình quân một lớp học phân theo cấp học tại
Trang 30thành phố Hồ Chí Minh
d An sinh xã hội
- Quận đã có nhiều chuyển biến tích cực Trong đó, mục tiêu giảm nghèo giai đoạn
2010 – 2015 của quận 12 cơ bản đã hoàn thành Đến nay toàn quận còn 3,9% số hộ nghèo
và 1,51% số hộ cận nghèo theo tiêu chí mới của Thành phố
- Rất nhiều trung tâm mua sắm sầm uất, các khu cao ốc, căn hộ cao cấp cũng nhanh chóng hình thành dọc theo đại lộ này làm cho các khu dân cư của quận 12 nhanh chóng hình thành và rộng mở
- Nhiều trường đại học mở thêm cơ sở đào tạo, nhiều công ty mở thêm chi nhánh, kho bãi, trạm trung chuyển, tại khu vực này làm cho bộ mặt của quận 12 nhanh chóng thay đổi sau 15 năm thành lập quận
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT, HẠ TẦNG XÃ HỘI
Vùng nghiên cứu có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, nằm trên trục đường xuyên Á là cửa ngõ vào Thành phố; Cơ sở hạ tầng được đầu tư khá mạnh và đồng bộ; Có tiềm năng về đất đai, nguồn lao động dồi dào, … góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khu vực tập trung nhiều dự án phát triển về cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của thành phố Nhiều dự án lớn về công nghiệp, thương mại như: Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đặc biệt là về giao thông, cơ
sở vật chất ngành giáo dục hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Quy mô, tiềm lực sản xuất kinh doanh nhất là công nghiệp và thương mại trong Khu vực tăng lên đáng kể Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây có nhiều biến động, chính quyền đã tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh ổn định sản xuất Bên cạnh
đó, nhiều doanh nghiệp từ nội thành đã di dời đến khu vực và một số doanh nghiệp mới thành lập đã ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh An ninh chính trị được giữ vững tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội
Bên cạnh những thuận lợi, Khu vực cũng đang gặp phải một số khó khăn nhất định Nền kinh tế trong khu vực có sự tăng trưởng đáng kể nhưng chưa thật sự bền vững;
Sự hội nhập kinh tế thế giới sẽ gây áp lực cạnh tranh ngày càng quyết liệt Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt tỷ lệ cao nhưng chưa thật sự vững chắc Việc tận dụng thế mạnh của Khu vực chưa triệt để Áp lực chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp lớn Cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với tốc độ đô thị hóa Công tác quy hoạch
và điều chỉnh quy hoạch thực hiện chậm, chưa đúng tiến độ đã đề ra Chất lượng giáo dục
ở một số mặt chưa cao, mạng lưới y tế và thông tin chăm sóc sức khỏe cộng đồng phát triển nhưng chưa sâu
Trang 31Bảng 2.5 Hiện trạng khai thác nước dưới đất theo điều tra thực tế
Mục đích sử dụng nước ngầm Lưu
lượng khai thác (m3/ ngày)
Số giếng đang
sử dụng (giếng)
Số giếng
bị hư (giếng)
Số giếng không
sử dụng (giếng)
Đồng ý trám giếng không
sử dụng (phiếu)
Ăn uống (phiếu)
Sinh hoạt (phiếu)
Trang 32Mục đích sử dụng nước ngầm Lưu
lượng khai thác (m3/ ngày)
Số giếng đang
sử dụng (giếng)
Số giếng
bị hư (giếng)
Số giếng không
sử dụng (giếng)
Đồng ý trám giếng không
sử dụng (phiếu)
Ăn uống (phiếu)
Sinh hoạt (phiếu)
TMT 5.553 5.442 1.959 4.481 8.636 5.443 137 6 144
Tổng 52.202 47.929 21.936 46.513 54.255 47.945 564 4.103 1.312
Chú thích:
APĐ: An Phú Đông ĐHT: Đông Hưng Thuận HT:Hiệp Thành
TCH: Tân Chánh Hiệp THT: Tân Hưng Thuận TTH: Tân Thới Hiệp TTN: Tân Thới Nhất TL: Thạnh Lộc TX: Thạnh Xuân TA: Thới An TMT: Trung Mỹ Tây
Theo thống kê, người dân Quận 12 dùng nước giếng phục vụ song song cho quá trình sinh hoạt, tưới tiêu và ăn uống, có 21.936/47.929 (45,76%) hộ sử dụng nước giếng trong quá trình ăn uống Lượng nước giếng tiêu thụ trên địa bàn Quận 12 ước tính hơn 54.255 m3/ngày Theo ý kiến người dân, chỉ có 1.312/4.667 (28,11%) hộ có giếng không
sử dụng đồng ý trám lấp giếng Thực trạng sử dụng nước dưới đất của hộ dân tại Quận 12
được tóm tắt ở Bảng 2.5
Theo ý kiến người dân Quận 12, chất lượng nguồn nước giếng đang sử dụng tương đối tốt (27.650/47.929 hộ dân chiếm 57,69%), một số khu vực nước còn phèn 20.043/47.929 (42,57%) hộ cho rằng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn và nhiễm mặn (395/47.929 hộ dân chiếm 0,82%) Tuy nhiên, chất lượng nước giếng không ổn định, một
số khu vực bị phèn nặng, có cặn Dù vậy, người dân đa số vẫn sử dụng nước giếng trực tiếp (37.695/47.929 hộ dân chiếm 78,65%), và một bộ phận người dân xử lý nước sơ bộ rồi mới sử dụng (10.234/47.929 hộ dân chiếm 21,35%) Ý kiến người dân về chất lượng
nước ngầm được tóm tắt tại Bảng 2.6
Trang 33thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.6 Ý kiến hộ dân về chất lượng nước ngầm
Phường
Số hộ dân sử dụng nước ngầm (Hộ)
Chất lượng nguồn nước
Sử dụng trực tiếp (Phiếu)
Qua xử lý (Phiếu) Tốt
(Phiếu)
Phèn (Phiếu)
Mặn (Phiếu)
Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến động theo mùa như nước mặt
Chủ động hơn trong vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư thưa, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay bởi vì nước ngầm có thể khai thác với nhiều công suất khác nhau
Trang 34thành phố Hồ Chí Minh
Để khai thác nước ngầm có thể sử dụng các thiềt bị điện như bơm ly tâm, máy nén khí, bơm nhúng chìm hoặc các thiết bị không cần điện như các loại bơm tay Ngoài ra nước ngầm còn đươc khai thác tập trung tại các nhà máy nuớc ngầm, các xí nghiệp, hoặc khai thác phân tán tại các hộ dân cư Đây là ưu điểm nổi bật của nước ngầm trong vấn đề cấp nước nông thôn
Giá thành xử lý nước ngầm nhìn chung rẻ hơn so với nước mặt
b Nhược điểm
Một số nguồn nước ngầm ở tầng sâu được hình thành từ hàng trăm, hàng nghìn năm
và ngày nay nhận được rất ít sự bổ cập từ nước mưa Và tầng nước này nói chung không thể tái tạo hoặc khả năng tái tạo rất hạn chế Do vậy trong tương lai cần phải tìm nguồn nước khác thay thế khi các tầng nước này bị cạn kiệt
Việc khai thác nước ngầm với qui mô và nhịp điệu quá cao cũng sẽ làm cho hàm lượng muối trong nước tăng lên từ đó dẫn đến việc tăng chi phí cho việc xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng
Khai thác nước ngầm với nhịp điệu cao sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp xuống, một mặt làm cho quá trinh nhiễm mặn tăng lên, mặt khác làm cho nền đất bị võng xuống gây hư hại các công trình xây dựng-một trong các nguyên nhân gây hiện tượng lún sụt đất
Khai thác nước ngầm một cách bừa bãi cũng dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm
Trang 35thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM (GWQI)
3.1.1 Lựa chọn thông số: phương pháp Delphi
Theo phương pháp Delphi, các mẫu được phỏng vấn được biên soạn và gởi đến 40 chuyên gia chất lượng nước ở các trường Đại Học, các Viện Nghiên Cứu, các trung tâm Môi trường để lấy ý kiến Các mẫu phỏng vấn được gởi đi hai đợt: đợt một
là các câu hỏi để xác định các thông số chất lượng nước quan trọng, đợt hai là các câu hỏi để xác định trọng số của các thông số chất lượng nước để xây dựng chỉ số phụ và hàm chất lượng nước[5]
Phương pháp Delphi
Là một kỹ thuật hỗ trợ quá trình thảo luận nhóm để đưa ra giải pháp cho một vấn
đề cụ thể Cụ thể hơn, Phương pháp Delphi là một quá trình thảo luận có bài bản để nhóm các chuyên gia tích lũy thông tin và thể hiện tri thức
Sự ứng dụng thực tế của Phương pháp Delphi chia thành 10 bước sau:
- Thứ nhất: xây dựng một nhóm Delphi để thành lập và giám sát kế hoạch
- Thứ hai: nhóm Delphi phải tìm ra một đội ngũ chuyên gia tham gia vào quá trình
dự đoán
- Thứ ba: nhóm Delphi đưa ra một bảng câu hỏi
- Thứ tư: nhóm Delphi phải kiểm tra mọi từ ngữ trong bảng câu hỏi để đảm bảo rằng nó không gây mơ hồ
- Thứ năm: phân phối bảng câu hỏi đến từng chuyên gia trong nhóm
- Thứ sau: phân tích và đưa ra các phân phối về bảng câu hỏi
- Thứ bảy: nhóm Delphi đưa ra một bảng câu hỏi mới, mục đích của bảng câu hỏi mới này là hướng đội ngũ chuyên gia tiến gần hơn đến sự đồng thuận
- Thứ tám: đưa bảng câu hỏi mới cho các chuyên gia
- Thứ chín: phân tích các đáp án mới và tiếp tục phát triển các bảng câu hỏi mới cho đến khi đạt được một kết quả ổn định
Trang 38thành phố Hồ Chí Minh
nước Và được định nghĩa bằng biểu thức: pH = -lg [H + ]
- Khi pH =7 nước có tính trung tính
- Khi pH <7 nước có tính axit
- Khi pH >7 nước có tính kiềm
Độ cứng là đại lượng biểu thị hàm lượng các các ion hóa trị 2 mà chủ yếu là ion
Ca2+ và Mg2+ Độ cứng làm tiêu hao nhiều xà phồng khi giặt giũ, đóng rắn trong các
Trang 39thành phố Hồ Chí Minh
thành ống dẫn của nồi hơi làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị, làm tăng tính ăn mòn do tăng nồng độ ion H+ Độ cứng bao gồm 3 loại:
- Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước;
- Độ cứng tạm thời là hàm lượng các muối của ion HCO3-, CO32-, với Ca2+ và Mg2+;
- Độ cứng vĩnh cữu là hàm lượng các muối của ion Cl-, SO42-, HSO4- với Ca2+ và Mg2+
Nitrat (N-NO 3 )
Nitrat là dạng oxy hóa cao nhất trong chu trình nito và thường đạt đên những nồng
độ đáng kể trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình oxy hóa sinh học [18] Ngoài ra nitrat tìm thấy trong các thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrat hóa hay do cung cấp từ nước mưa khi trời có sấm chớp
Trong thủy vực có nhiều đạm ở dạng N-NO3- ,chứng tỏ quá trình oxy hóa đã kết thúc Tuy vậy, các nitrat chỉ bền trong điều kiện hiếu khí Trong điều kiện yếm khí N-
NO3- bị khử thành nito tự do tách ra khỏi nước, loại trừ được sự phát triển của tảo và các loại thực vật khác sống trong nước Nhưng mặt khác khi hàm lượng nitrat trong nước khá cao có thể gây độc hại với người, vì khi vào điều kiện thích hợp, ở hệ tiêu hoa chúng sẽ chuyển hóa thành nitrit kết hợp với hồng cầu tạo thành chất không vận chuyển oxy, gây
bệnh xanh xao thiếu máu [18]
nó hòa tan trong nước ngầm (dưới dạng Fe2+), hay có trong nước thải công nghiệp
Sắt thường có trong nước ngầm dưới dạng muối tan hoặc phức chất do hòa tan từ các lớp khoáng trong đá hoặc do ô nhiễm bề mặt nước bởi nước thải [18] Nước có hàm lượng sắt cao (lớn hơn 0.3 mg /l) gây trở ngại rất lớn cho việc sử dụng trong sinh hoạt Nước đục do sắt có màu vàng nhiều cặn và thức ăn của các loại vi khuẩn ưa sắt
Asen
Asen còn được gọi là thạch tín Asen về tính chất hóa học rất giống với nguyên tố đứng trên nó là photpho Tương tự như phốtpho, nó tạo thành các ôxít kết tinh, không
Trang 40thành phố Hồ Chí Minh
màu, không mùi như As2O3 và As2O5 là những chất hút ẩm và dễ dàng hòa tan trong nước để tạo thành các dung dịch có tính axít Axít asenic (V), tương tự như axít phốtphoric, là một axít yếu
Hàm lượng asen trung bình trong nước ngầm thường là 1 - 2µg/L Ở những vùng
có đá núi lửa và các cặn khoáng sulfur, hàm lượng asen đo được có khi cao hơn 3.000µg/L
Asen vô cơ tồn tại tự nhiên trong đất ở nhiều mức độ khác nhau Tùy thuộc vào đặc điểm địa tầng của từng khu vực, mà asen có thể tồn tại ở dạng hoạt động hoặc không hoạt động Asen tồn tại ở dạng hoạt động trong đất có khả năng thâm nhập vào các tầng ngập nước và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Ngoài ra, asen có thể phát sinh từ các hoạt động của con người như sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp (sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có chứa asen), hoạt động khai thác mỏ than hoặc mỏ kim loại (đồng) Tương tự asen tự nhiên, asen phát sinh từ các nguồn nhân tạo có thể tịch tụ trong đất, gây
ô nhiễm đất và thâm nhập tang ngập nước, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt (sông, hồ, v.v.)
Mangan
Mangan là một kim loại màu trắng bạc, có kí hiệu Mn và có số hiệu nguyên tử
25 Nó được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên (đôi khi kết hợp với sắt), và trong một
số loại khoáng vật Các trạng thái oxi hóa phổ biến nhất của Mangan là +2, +3, +4, +6 và +7 Trong đó, trạng thái ổn định nhất là Mn+2 Mangan là kim loại tương đối hoạt động
Nó dễ bị oxi hóa trong không khí bởi các chất oxi hóa mạnh như O2, F2, Cl2 Trong nước, mangan tồn tại dưới dạng Mn4+ và Mn2+ trong các muối tan của clorua, sulfat, nitrat
Mangan có mặt trong hơn 100 loại khoáng khác nhau Thông qua quá trình rửa trôi, phong hóa của đất đá và các hoạt động của con người mangan sẽ được tích tụ trong các nguồn nước khác nhau như ao, hồ sông, suối, biển… gọi chung là nước bề mặt rồi từ nước bề mặt mangan sẽ được ngấm vào những mạch nước trong lòng đất mà ta gọi là nước ngầm Đó là lí do vì sao mangan nói riêng và nhiều nguyên tố kim loại nặng nói chung hiện nay đã có mặt trong nguồn nước ngầm của nhiều quốc gia trên thế giới
Hàm lượng mangan trong nước tự nhiên trung bình là 0,58mg/l, hàm lượng này phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: địa hóa của khoáng vật, điều kiện hóa học của nước và hoạt động của các vi sinh vật Ở hàm lượng cao hơn 0,15mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo Ngay cả khi nồng độ mangan < 0,02mg/l thì nó có thể tạo ra lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa