2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng, Vùng nghiên cứu có 4 loại đất chính (Bảng 2.3):
Bảng 2.3 Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất
STT Hệ thống phân loại đất Việt Nam
Hệ thống phân loại đất theo FAO/UNESCO
Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất phù sa Thionic Fluvisols 2.809,66 52,96
2 Đất xám Acrisols 1.751,57 33,21
3 Đất vàng nâu feralit Xanthic erralsols 358,32 7,09
4 Đất Sông, rạch 355,36 6,74
Tổng cộng 5.275 100
[15]
Nhóm đất phù sa có diện tích 2.809,66ha, bao gồm đất phù sa và đất phèn. Trong đó loại đất phèn chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất Vùng nghiên cứu.
Loại đất này phân bố chủ yếu là vùng ven sông rạch, một số nơi lập vườn trồng cây ăn trái, số còn lại trồng rau. Đất phèn chủ yếu là đất phèn trung bình, phân bố ở các vùng
thành phố Hồ Chí Minh
thấp, trũng, tiêu thoát nước kém ven sông Sài Gòn. Các loại đất phèn có tầng sinh phèn sâu và nhẹ.
Nhóm đất xám có tổng diện tích là 1.751,57ha. Loại đất này có diện tích lớn thứ hai tại Vùng nghiên cứu, sau đất phù sa. Tầng đất thường dày, thành phần cơ giới nhẹ. Đất có phản ứng chua; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư cao về phân bón. Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu… Loại đất này phân bố chủ yếu hầu hết ở các nơi trên vùng đất cao, đồi gò, phần lớn nhóm đất này có cao trình từ 2 – 10m, nền móng tốt, có thể sử dụng vào nhiều mục đích như: bố trí sản xuất công nghiệp, khu dân cư, trồng rau màu.
Nhóm đất vàng nâu feralit có diện tích 358,32 ha, phân bố ở các vùng gò, chủ yếu trồng cây lâu năm. Đất hình thành trên các sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp phụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hòa tan dễ bị rửa trôi.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt dồi dào do hệ thống sông, rạch cung cấp. Các sông, kênh rạch chính là:
sông Sài Gòn, phụ lưu Vàm Thuật, các chi lưu Bến Cát, Bến Thượng, kênh Trần Quang Cơ. Ngoài ra còn nhiều rạch nhỏ phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông rạch Bến Cát. Tài nguyên nước mặt thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái.
Nước dưới đất tại Vùng nghiên cứu có 5 đơn vị chứa nước sau:
Tầng 1 (Holocen)
- Tầng chứa nước Holocen (qh) bao gồm các trầm tích đa nguồn gốc (sông, sông biển và sông biển đầm lầy). Chúng thường phân bố trên vùng có địa hình thấp, từ nhỏ hơn 2m tới 5m, một số nơi độ cao từ 7-8m nhưng chiều dày nhỏ. Chiều dày của tầng chứa nước (qh) biến đổi rất lớn, từ 2-5m ở phần rìa của huyện Hóc Môn. Thành phần đất đá chủ yếu là bùn sét, bột sét, bột lẫn cát mịn và các thấu kính cát hạt mịn lẫn mùn thực vật có màu xám tro, xám nâu. Mực nước tĩnh thay đổi từ 0,5 đến 2,12m hoặc nhỏ hơn, thậm chí có nơi ngang bằng mặt đất.
- Lưu lượng tại các giếng thay đổi từ 0,07-0,15 l/s. Khả năng chứa nước kém, phần lớn nước của tầng chứa nước này thường đục và có màu hơi vàng, trên mặt nước có váng gỉ
thành phố Hồ Chí Minh
sắt, mùi tanh, vị hơi chua, nước từ lợ đến mặn. Độ pH thay đổi từ 4,38-7,96. Độ tổng khoáng hóa thay đổi từ 0,05-0,1 g/l. Nước thuộc loại hình hóa học Clorua-Sunfat.
- Phân bố các vùng có độ cao địa hình thấp, dọc theo các thung lũng sông phía Đông, Tây và rải rác ở phần trung tâm Vùng nghiên cứu và độ sâu thường gặp từ 15-20m. Tầng chứa nước này có nguồn cấp là nước mưa, nước mặt và tầng này dễ bị ô nhiễm.
- Tóm lại, đây là tầng chứa nước không áp, mực nước nằm nông với động thái dao động theo mùa. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt trong các kênh rạch ngấm trực tiếp vào tầng chứa nước. Tầng chứa nước Holocen (qh) có quan hệ thủy lực ở mức độ khác nhau với các tầng chứa nước nằm dưới. Tại các khu vực giáp ranh Hóc Môn tầng chứa nước này quan hệ trực tiếp với tầng chứa nước Pleistocen (không tồn tại lớp cách nước giữa hai tầng). Từ những phân tích trên cho thấy tầng chứa nước Holocen chứa nước rất nghèo, chất lượng nước kém, bị nhiễm mặn và nhiễm bẩn. Vì vậy chúng không phải là đối tượng phục vụ khai thác nước dưới đất.
Tầng 2 (Pleistocen)
- Phân bố khắp Vùng nghiên cứu, lộ ra trên mặt ở vùng trung tâm Vùng nghiên cứu, độ sâu phân bố từ hơn 20 - 50m. Phần còn lại (dọc theo sông Sài Gòn, phía Tây vùng nghiên cứu) bị các trầm tích Holocen phủ trực tiếp lên. Tầng chứa nước được cấu tạo thành hai phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước. Phần trên có chiều sâu mái lớp cách nước yếu từ 0m (vùng lộ) tới 48,5m. Đáy lớp cách nước yếu xuất hiện ở độ sâu từ 3,5m đến 65m.
- Thành phần thạch học của lớp này là sét bột, bột đến bột cát, cát bột lẫn cát mịn, màu xám xanh, xám vàng, nâu đỏ, nhiều nơi bị phong hóa có nhiều kết vón laterit. Phần dưới là đất đá chứa nước, gồm cát hạt mịn đến trung và thô nhiều nơi lẫn sạn sỏi, màu xám tro, xám xanh, xám vàng trắng xen lẫn nhau. Chiều dày chứa nước thực sự của tầng chứa nước ở từng lỗ khoan cũng được tính toán, nó biến đổi từ 3,5m đến 63m.Nguồn cấp là nước mưa và nước mặt và nước dễ bị ô nhiễm.
- Tầng chứa nước được cung cấp từ nước mưa, nước tưới và nước các dòng mặt. Mối quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng nằm kề có xảy ra ở mức độ khác tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều dày lớp cách nước ở trên và dưới tầng chứa nước Pleistocen.
- Nước tầng qp1-3 có thể phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống. Nước của tầng này ở một số khu vực có dấu hiệu bị nhiễm bẩn như khu vực gần bãi rác xã Đông Thạnh, Hóc Môn.
thành phố Hồ Chí Minh
- Tóm lại, tầng chứa nước Pleistocen là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh nằm nông và dao động theo mùa. Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa nước Holocen nằm trên và tầng chứa nước Pliocen nằm dưới vì giữa chúng được ngăn cách bằng các lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xen kẹp cát mịn.
Nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là từ nước mưa, nước tưới, nước mặt và dòng ngầm từ phía Bắc, Đông bắc Củ Chi, Hóc Môn chảy xuống với vận tốc v = 2,93x10-3 m/ngày. Miền thoát chủ yếu theo dòng ngầm về phía Nam và Tây nam Vùng nghiên cứu.
- Tầng chứa nước Pleistocen có diện nước nhạt phân bố rộng, chiều dày lớp chứa nước lớn, khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, nằm nông, dễ khai thác. Đây là đối tượng phục vụ khai thác nước tập trung và riêng lẻ.
Tầng 3 (Pliocen trên):
- Phân bố khắp Vùng nghiên cứu, bị phủ bởi các trầm tích của tầng chứa nước Pleistocen, độ sâu phân bố từ 50m đến 100m. Nguồn bổ cập từ xa và thấm từ các tầng chứa nước kề nó.
- Tầng chứa nước được chia thành hai phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước.
- Phần trên có chiều sâu mái lớp cách nước yếu từ 8m đến 95m, như vậy chiều sâu xuất hiện lớp cách nước yếu tăng dần từ phía Đông bắc xuống Tây nam .
- Thành phần thạch học của lớp thấm nước yếu gồm bột, bột cát, cát bột xen lẫn cát mịn màu xám tro, xám xanh, vàng, nâu đỏ, tạo thành lớp liên tục trên toàn VNC và có khả năng thấm xuyên khi xuất hiện gradien cắt qua lớp này. Hệ số thấm thẳng đứng có giá trị thay đổi trong giới hạn rộng thay đổi từ 0,002 đến 0,978 m/ngày. Phần dưới là đất đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trên Vùng nghiên cứu.
- Chiều dày thực sự chứa nước của tầng chứa nước ở từng lỗ khoan cũng được tính toán, thay đổi từ 20m đến 95m.
- Lưu lượng tại các giếng khoan khai thác thay đổi từ 2,6 l/s đến 19,3 l/s , mực nước hạ thấp từ 5,0 đến 18m. Hệ số dẫn nước (Km) từ 58,69 m2/ngày đến 1358 m2/ngày.
- Tầng chứa nước được cung cấp từ nước mưa ở các vùng xa như Bình Dương, Đồng Nai (những vùng lộ). Mối quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng chứa nước nằm kề thể hiện ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều dày lớp cách nước ở trên và dưới của tầng chứa nước Pliocen trên.
thành phố Hồ Chí Minh
- Tóm lại, tầng chứa nước Pliocen trên là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh nằm nông, dao động theo mùa. Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa nước Pleistocen nằm trên và tầng chứa nước Pliocen dưới nằm dưới vì giữa chúng được ngăn cách bằng các lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xem kẹp cát mịn và nhiều nơi xuất hiện các cửa sổ thuỷ lực. Nguồn bổ cập có thể là sự thấm xuyên từ các tầng nằm kề khi xuất hiện gradien cắt qua các lớp thấm nước yếu và dòng chảy từ bên sườn vào vùng nghiên cứu. Hướng dòng ngầm từ phía bắc, đông bắc chảy xuống phía nam, tây nam vùng nghiên cứu và cũng thoát ra ở khu vực này. Tầng chứa nước này có diện phân bố rộng, chiều dày lớp chứa nước lớn, khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình. Những đặc điểm trên cho thấy tầng chứa nước này có khả năng đáp ứng yêu cầu khai thác với qui mô vừa và lớn và là đối tượng chính để đầu tư nghiên cứu thăm dò khai thác nước dưới đất.
Tầng 4 (Pliocen dưới)
- Phân bố khắp vùng nghiên cứu, bị phủ bởi các trầm tích tầng Pliocen trên, độ sâu phân bố 100 – 200m.
- Tầng chứa nước được cấu tạo thành hai phần: phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước. Phần trên có chiều sâu mái lớp cách nước yếu từ 50m đến 212m.
Phần dưới là đất đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trong vùng nghiên cứu.
Trong tầng chứa nước có xen kẹp các lớp sét, bột, cát bột mỏng, tổng chiều dày các lớp xen kẹp này thay đổi từ 0m đến 37m. Chiều dày thực sự chứa nước của tầng chứa nước ở từng lỗ khoan cũng được tính toán, chiều dày này biến đổi từ 7,6m đến 142m .
- Lưu lượng Q từ 3,39 l/s đến 16,64 l/s, mực nước hạ thấp từ 15,13 m đến 34m, tỷ lưu lượng 0,19l/sm đến 1,1 l/sm. Hệ số dẫn nước (Km) từ 544 m2/ngày đến 1508 m2/ngày.
Hệ số phóng thích nước có giá trị từ 5,12x10-4 đến 4,31x10-3. Hệ số thấm thay đổi từ 5m/ngày đến 30m/ngày.
- Mối quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng chứa nước nằm kề tồn tại ở mức độ khác tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều dày lớp cách nước yếu ở trên tầng chứa nước Pliocen Trên. Hệ số thấm thẳng đứng qua lớp cách nước yếu thay đổi từ 0,005 - 0,323m/ngày và sức kháng thủy lực thẳng đứng là 28,8 ngày đến 867 ngày.
- Tóm lại, tầng chứa nước Pliocen dưới là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh nằm nông, dao động theo mùa. Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa nước Pliocen trên vì giữa chúng được ngăn cách bằng các lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xem kẹp cát mịn một vài nơi có các cửa sổ thuỷ lực.
thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn bổ cập cho tầng này có thể là sự thấm xuyên từ các tầng nằm kề khi xuất hiện gradien cắt qua các lớp thấm nước yếu.
- Tầng chứa nước Pliocen dưới có diện phân bố rất rộng, chiều dày lớp chứa nước lớn, khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình. Những đặc điểm trên cho thấy tầng chứa nước này có khả năng đáp ứng yêu cầu khai thác với qui mô vừa và lớn và là đối tượng chính để đầu tư nghiên cứu thăm dò khai thác nước dưới đất.
Tầng 5 (Đới chứa nước Mezozoi)
- Phân bố ở độ sâu hơn 200m. Các đá trầm tích Mezozoi bị tầng chứa nước Pliocen dưới phủ trực tiếp lên.
- Độ sâu xuất hiện các đá trầm tích Mezozoi thay đổi từ 67m đến 330m. Thành phần đất đá chủ yếu là cát kết, bột kết, tuff, xen kẹp sét kết, bột kết, mức độ nứt nẻ kém. Theo tài liệu nghiên cứu Khu vực, chiều dày của đới Mezozoi khoảng 2000m.
- Tóm lại kết quả nghiên cứu cho thấy trong vùng chứa nước tồn tại 5 tầng chứa nước chính (qh, q1-3, n22, n21 và Mz), trong đó có ý nghĩa khai thác để phục vụ cung cấp nước tập trung với qui mô lớn là tầng chứa nước Pleistocen, Pliocen trên và Pliocen dưới (trong vùng phân bố nước nhạt). Chúng là các tầng có khả năng chứa nước phong phú, chất lượng tốt, chiều sâu phân bố không lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. Ba tầng chứa nước này là đối tượng có triển vọng nhất cần đầu tư thăm dò khai thác phục vụ cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất.
- Tầng 2, 3 và tầng 4 trữ lượng và chất lượng tốt. Hiện nay, người dân đang khai thác và sử dụng nhiều ở tầng 2 phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Tầng 3 và tầng 4 là các tầng chứa nước đang được khai thác phục vụ cho sản xuất, cho các nhà máy nước (Nhà máy nước Hóc Môn) cấp nước cho khu vực nội thành.
c. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản không nhiều, chủ yếu là khoáng sản rắn, tuy nhiên trữ lượng và chất lượng đạt yêu cầu khai thác sử dụng không nhiều. Ngoài ra còn có vật liệu xây dựng như sét, gạch, ngói, cát, sỏi... Tiềm năng khai thác không lớn, phù hợp với quy mô khai thác vừa và nhỏ.
thành phố Hồ Chí Minh