Thực hiện khảo sát tình hình khai thác và sử dụng nước ngầm tại 11 phường trên địa bàn Quận 12. Kết quả khảo sát 52.202 hộ dân có giếng khoan, cho thấy trên địa bàn còn 52.612 giếng, trong đó có 47.945/52.612 (91,12%) giếng đang sử dụng tốt, và 4.667/52.612 (8,87%) giếng đã bị hư hỏng, hoặc không còn nhu cầu sử dụng. Trong đó, Phường Hiệp Thành là khu vực còn sử dụng nước giếng nhiều nhất với 7.092 giếng khoan, và xếp thứ hai là Phường Tân Chánh Hiệp với 6.676 giếng khoan.
Bảng 2.5. Hiện trạng khai thác nước dưới đất theo điều tra thực tế
Số phiếu
khảo sát (phiếu)
Sử dụng nước ngầm (phiếu)
Mục đích sử
dụng nước ngầm Lưu lượng
khai thác (m3/ ngày)
Số giếng
đang sử dụng (giếng)
Số giếng bị hư (giếng)
Số giếng không
sử dụng (giếng)
Đồng ý trám giếng không
sử dụng (phiếu) Ăn
uống (phiếu)
Sinh hoạt (phiếu)
APĐ 3.452 2.272 1.152 2.248 2.933 2.271 185 1100 1.308 ĐHT 3.455 3.166 1.544 3.060 3.505 3.176 59 258 317
HT 7.146 7.070 2.016 7.042 7.196 7.092 9 83 92
TCH 6.990 6.717 3.621 6.693 7.530 6.676 26 274 306 THT 5.123 5.058 2.076 4.969 4.788 5.059 10 60 69 TTH 6.480 5.984 4.084 5.955 6.548 5.989 34 468 508
TTN 2.958 2.898 1.490 2.874 3.540 2.902 5 63 69
TL 1.385 1.000 344 998 1.110 1.000 54 359 420
TX 4.576 3.662 1.056 3.652 3.730 3.665 40 1011 1.044 TA 5.084 4.660 2.594 4.541 4.739 4.672 5 421 427
thành phố Hồ Chí Minh
Số phiếu
khảo sát (phiếu)
Sử dụng nước ngầm (phiếu)
Mục đích sử
dụng nước ngầm Lưu lượng
khai thác (m3/ ngày)
Số giếng
đang sử dụng (giếng)
Số giếng bị hư (giếng)
Số giếng không
sử dụng (giếng)
Đồng ý trám giếng không
sử dụng (phiếu) Ăn
uống (phiếu)
Sinh hoạt (phiếu)
TMT 5.553 5.442 1.959 4.481 8.636 5.443 137 6 144 Tổng 52.202 47.929 21.936 46.513 54.255 47.945 564 4.103 1.312
Chú thích:
APĐ: An Phú Đông ĐHT: Đông Hưng Thuận HT:Hiệp Thành TCH: Tân Chánh Hiệp THT: Tân Hưng Thuận TTH: Tân Thới Hiệp TTN: Tân Thới Nhất TL: Thạnh Lộc TX: Thạnh Xuân
TA: Thới An TMT: Trung Mỹ Tây
Theo thống kê, người dân Quận 12 dùng nước giếng phục vụ song song cho quá trình sinh hoạt, tưới tiêu và ăn uống, có 21.936/47.929 (45,76%) hộ sử dụng nước giếng trong quá trình ăn uống. Lượng nước giếng tiêu thụ trên địa bàn Quận 12 ước tính hơn 54.255 m3/ngày. Theo ý kiến người dân, chỉ có 1.312/4.667 (28,11%) hộ có giếng không sử dụng đồng ý trám lấp giếng. Thực trạng sử dụng nước dưới đất của hộ dân tại Quận 12 được tóm tắt ở Bảng 2.5.
Theo ý kiến người dân Quận 12, chất lượng nguồn nước giếng đang sử dụng tương đối tốt (27.650/47.929 hộ dân chiếm 57,69%), một số khu vực nước còn phèn 20.043/47.929 (42,57%) hộ cho rằng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn và nhiễm mặn (395/47.929 hộ dân chiếm 0,82%). Tuy nhiên, chất lượng nước giếng không ổn định, một số khu vực bị phèn nặng, có cặn. Dù vậy, người dân đa số vẫn sử dụng nước giếng trực tiếp (37.695/47.929 hộ dân chiếm 78,65%), và một bộ phận người dân xử lý nước sơ bộ rồi mới sử dụng (10.234/47.929 hộ dân chiếm 21,35%). Ý kiến người dân về chất lượng nước ngầm được tóm tắt tại Bảng 2.6.
thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.6. Ý kiến hộ dân về chất lượng nước ngầm
Phường
Số hộ dân sử dụng nước
ngầm (Hộ)
Chất lượng nguồn nước
Sử dụng trực tiếp (Phiếu)
Qua xử lý (Phiếu) Tốt
(Phiếu)
Phèn (Phiếu)
Mặn (Phiếu)
APĐ 2.272 433 1.835 111 752 1.520
ĐHT 3.166 2.305 846 15 2.497 669
HT 7.070 4.629 2.438 13 6.030 1.040
TCH 6.717 4.821 1.894 16 6.134 583
THT 5.058 3.770 1.286 2 4.396 662
TTH 5.984 3.548 2.435 7 5.303 681
TTN 2.898 2.215 683 - 2.662 236
TL 1.000 51 945 23 135 865
TX 3.662 254 3.408 1.019 2.643
TA 4.660 3.267 1.393 2 4.345 315
TMT 5.442 2.357 2.880 206 4.422 1.020
Tổng 47.929 27.650 20.043 395 37.695 10.234
2.4.2. Ưu và nhược điểm khi sử dụng nước ngầm a. Ưu điểm
Nước ngầm là tài nguyên thường xuyên, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu như hạn hán.
Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến động theo mùa như nước mặt.
Chủ động hơn trong vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư thưa, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay bởi vì nước ngầm có thể khai thác với nhiều công suất khác nhau.
thành phố Hồ Chí Minh
Để khai thác nước ngầm có thể sử dụng các thiềt bị điện như bơm ly tâm, máy nén khí, bơm nhúng chìm hoặc các thiết bị không cần điện như các loại bơm tay. Ngoài ra nước ngầm còn đươc khai thác tập trung tại các nhà máy nuớc ngầm, các xí nghiệp, hoặc khai thác phân tán tại các hộ dân cư. Đây là ưu điểm nổi bật của nước ngầm trong vấn đề cấp nước nông thôn.
Giá thành xử lý nước ngầm nhìn chung rẻ hơn so với nước mặt.
b. Nhược điểm
Một số nguồn nước ngầm ở tầng sâu được hình thành từ hàng trăm, hàng nghìn năm và ngày nay nhận được rất ít sự bổ cập từ nước mưa. Và tầng nước này nói chung không thể tái tạo hoặc khả năng tái tạo rất hạn chế. Do vậy trong tương lai cần phải tìm nguồn nước khác thay thế khi các tầng nước này bị cạn kiệt.
Việc khai thác nước ngầm với qui mô và nhịp điệu quá cao cũng sẽ làm cho hàm lượng muối trong nước tăng lên từ đó dẫn đến việc tăng chi phí cho việc xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.
Khai thác nước ngầm với nhịp điệu cao sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp xuống, một mặt làm cho quá trinh nhiễm mặn tăng lên, mặt khác làm cho nền đất bị võng xuống gây hư hại các công trình xây dựng-một trong các nguyên nhân gây hiện tượng lún sụt đất.
Khai thác nước ngầm một cách bừa bãi cũng dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.
thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3