Đứng trước thực tế thiệt hại do tràn dầu, phương pháp luận đánh giá rủi ro từ hoạt động vận chuyển xăng dầu đã được thế giới xây dựng và áp dụng rộng rãi, tuy nhiên ở Việt Nam tỷ lệ các
Trang 1
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2016
Chữ ký GVHD
Th.S Phạm Thị Diễm Phương
Trang 2
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2016
Chữ ký GVPB
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu đề tài 1
3 Nội dung đề tài 2
4 Phương pháp thực hiện 3
5 Đối tượng và phạm vi thực hiện 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG 4
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến rủi ro môi trường 4
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro môi trường 4
1.1.3 Mục đích và vai trò của đánh giá rủi ro môi trường 5
1.1.4 Phân loại rủi ro môi trường 6
1.1.5 Quá trình lịch sử phát triển đánh giá rủi ro môi trường 7
1.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI 8
1.2.1 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo 8
1.2.2 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi cố 13
1.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO Ở VIỆT NAM 15
1.3.1 Phương pháp ngoại suy 15
1.3.2 Phương pháp chuyên gia 16
1.3.3 Phương pháp mô hình hoá 16
1.3.4 Tổng quan tài liệu liên quan 16
1.4 SỰ CỐ TRÀN DẦU 18
1.4.1 Khái niệm sự cố tràn dầu 18
1.4.2 Phân cấp sự cố tràn dầu và ứng cứu 18
Trang 41.4.3 Nguyên nhân xảy ra tràn dầu 20
1.4.4 Các sự cố tràn dầu trên thế giới và việt nam 21
1.4.5 Diễn biến dầu tràn 31
1.4.6 Tác động của dầu tràn 33
1.5 KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 35
1.5.1 Thế giới 35
1.5.2 Công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường ở Việt Nam 36
1.6 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 37
1.6.1 Hệ thống văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t về bảo vê ̣ môi trường và công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường 37
1.6.2 Cơ sở pháp lý về phòng ngừa ứng cứu sự cố hiện nay 40
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 43
2.1 HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 43
2.1.1 Vị trí địa lý 43
2.1.2 Đặc điểm khí tượng, thủy văn 43
2.1.3 Điều kiện môi trường, kinh tế, xã hội 46
2.1.4 Hệ thống cầu cảng 46
2.1.5 Hiện trạng môi trường 47
2.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 48
2.3 PHÂN TÍCH SWOT LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO 52
2.3.1 Xác định mục tiêu 52
2.3.2 Xác định SWOT 52
2.3.3 Lựa chọn phương pháp 54
2.4 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRÀN DẦU CHO TUYẾN XĂNG DẦU BẰNG ĐƯỜNG THỦY 55
2.4.1 Tiêu chí 56
2.4.2 Nhận dạng nguy cơ 56
2.4.3 Ước lượng mức độ thiệt hại và tần suất xảy ra sự cố 57
2.4.4 Đánh giá tuyến tiếp xúc 60
2.4.5 Đặc tính rủi ro 64
2.4.6 Quản lý rủi ro 65
Trang 5CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TUYẾN VẬN CHUYỂN XĂNG DẦU BẰNG ĐƯỜNG THỦY CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II –
PETROLIMEX SÀI GÒN 66
3.1 NHẬN DẠNG NGUY CƠ 66
3.1.1 Tuyến lan truyền xăng, dầu bằng đường thủy 66
3.1.2 Nhận dạng nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu 67
3.2 ƯỚC LƯỢNG MỨC ĐỘ THIỆT HẠI VÀ TẦN SUẤT XẢY RA SỰ CỐ 71
3.2.1 Tần suất xảy ra sự cố 71
3.2.2 Mức độ thiệt hại 72
3.3 ĐÁNH GIÁ TUYẾN TIẾP XÚC 75
3.4 ĐẶC TÍNH RỦI RO 77
3.5 KỊCH BẢN 84
3.5.1 Mô tả 84
3.5.2 Diễn biến 85
3.5.3 Nhận xét 86
3.6 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TẦN SUẤT VÀ MỨC ĐỘ THIỆT HẠI 87
3.6.1 Giảm thiểu tần suất xảy ra sự cố 87
3.6.2 Giảm thiểu mức độ thiệt hại 90
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 98
1 Kết luận 98
2 Kiến nghị 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 1 102
PHỤ LỤC 2 103
PHỤ LỤC 3 106
PHỤ LỤC 4 110
PHỤ LỤC 5 117
PHỤ LỤC 6 118
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kiểm soát các mối nguy chính của ngành Công nghiệp
Hệ thống các tài liê ̣u mô tả mức đô ̣ đô ̣c ha ̣i của vâ ̣t liê ̣u, hóa chất
Hiệp hội Phòng cháy Quốc gia Mỹ
Tổng sản phẩm nội địa
Trang 7UBQGTKCN Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thử thách
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại rủi ro 12
Bảng 1.2 Ước lượng ảnh hưởng đối với đối tượng bị nguy hại 13
Bảng 1.3 Phân cấp tràn dầu ở Việt Nam 19
Bảng 1.4 Sự cố tràn dầu trên thế giới 21
Bảng 1.5 Sự cố tràn dầu trên Sông Nhà Bè 28
Bảng 1.6 Quản lý nhà nước và các bên liên quan trong ƯPSCTD 41
Bảng 2.1 Hệ thống cầu cảng tại Tổng kho 46
Bảng 2.2 Bảng phân tích SWOT 50
Bảng 2.3 Lý giải điểm rủi ro qui đổi 51
Bảng 2.4 Phân tích SWOT mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo 53
Bảng 2.5 Phân tích đánh giá rủi ro môi trường môi trường hồi cố 53
Bảng 2.6 Đánh giá khả năng cháy nổ và ảnh hưởng đối với sức khỏe 59
Bảng 2.7 Phân loại độ độc theo Hodge & Sterner 61
Bảng 2.8 Phân loại độ độc (liều độc qua đường ăn uống có thể gây chết người) 61
Bảng 2.9 Các mối nguy hại cho Con người và Môi trường khi xảy ra các sự cố 62
Bảng 2.10 Thang điểm quy đổi tần suất 64
Bảng 2.11 Tổng hợp điểm rủi ro qui đổi của 3 mức độ 64
Bảng 2.12 Phân loại tiềm năng rủi ro do tràn dầu ảnh hưởng đến các đối tượng 65
Bảng 2.13 Phân loại tiềm năng rủi ro do tràn dầu của từng nhóm sự cố 65
Bảng 3.1 Nguy cơ tràn dầu trên tuyến tại ngã ba Lòng Tàu – Soài Rạp – Nhà Bè 67
Bảng 3.2 Khu vực có nguy cơ tràn dầu tại cảng 4B tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè 69
Bảng 3.3 Tần suất xảy ra sự cố tràn dầu trên sông Nhà Bè 72
Bảng 3.4 Đánh giá khả năng ƯPSCTD 73
Bảng 3.5 Thông số điểm chớp cháy và áp suất hơi của các nhiên liệu 74
Bảng 3.6 Xếp loại tác động của xăng dầu 75
Bảng 3.7 Kết quả thí nghiệm liều lượng gây chết của xăng, dầu qua da 76
Bảng 3.8 Kết quả thí nghiệm liều lượng gây chết của xăng, dầu qua đường ăn uống 76
Bảng 3.9 Kết quả ma trận rủi ro tràn dầu trên sông Nhà Bè 78
Bảng 3.10 Kết quả ước lượng dầu tràn ảnh hưởng đối tượng nguy hại 80
Bảng 3.11 Tổng điểm cho mỗi nhóm sự cố 82
Bảng 3.12 Tiềm năng rủi ro của từng loại hóa chất đối với mỗi nguy cơ 84
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo 8
Hình 1.2 Quan hệ giữa tần số xuất hiện và tác động của các biến cố rủi ro 11
Hình 1.3 Hàm mật độ xác suất 11
Hình 1.4 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi cố 14
Hình 1.5 Phân cấp sự cố tràn dầu 18
Hình 1.6 Sơ đồ diễn biến dầu tràn trong môi trường nước 31
Hình 2.1 Vị trí địa lý của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè 43
Hình 2.2 Các bước thực hiện đề tài 48
Hình 2.3 Mô hình SWOT 50
Hình 2.4 Các yếu tố thành phần của mô hình đánh giá rủi ro 50
Hình 2.5 Quy trình đánh giá rủi ro 55
Hình 2.6 Sơ đồ đánh giá tuyến tiếp xúc 60
Hình 3.1 Tuyến lan truyền xăng, dầu từ tàu, xà lan đến nguồn tiếp nhận 66
Hình 3.2 Cây sai lầm – hiện tượng nguy cơ đâm tàu trên tuyến 68
Hình 3.3 Cây sai lầm – hiện tượng rò rỉ, tràn đổ tại cảng 4B 70
Hình 3.4 Kết quả ước lượng dầu tràn ảnh hưởng đến các đối tượng tiếp nhận 83
Hình 3.5 Dầu loang đến phao vây dầu kho C 85
Hình 3.6 Dầu loang đến phao vây dầu kho A 86
Hình 3.7 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ƯPSCTD 92
Hình 3.8 Quy trình chung ứng cứu tràn dầu 95
Trang 10MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, sự phát triển của xã hội cùng với nền khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người đã khiến cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên chĩu nhiều ảnh hưởng tiêu cực Hơn nữa nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mình, con người ngày càng ra sức khai thác nguồn nhiên liệu
có sẵn trong tự nhiên Xăng dầu là nguồn nhiên liệu được thịnh hành hiện nay và cũng
là một nguồn tài nguyên có hạn nên chúng ta cần hải có những chính sách, kế hoạch khai thác, sử dụng và quản lý một cách hợp lý Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam, Petrolimex vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó Petrolimex phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đây là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được trao sứ mệnh bảo đảm xăng dầu cho toàn bộ các nhu cầu tại thị trường Việt Nam
Phương tiện vận chuyển xăng dầu bằng đường thủy là phương tiện vận chuyển được số lượng hàng hóa lớn cùng với chi phí thấp Bên cạnh tính hữu ích thì sự cố xảy
ra trên đường thủy cũng là một việc đáng quan tâm của các cấp, các ban ngành có nhiệm
vụ giám sát việc lưu thông đường thủy Trong các sự cố xảy ra trên đường thủy thì sự
cố tràn dầu trên biển và hệ thống sông rạch là một trong những sự cố đặc biệt nguy hại Trong những năm gần đây, nhiều vụ tràn dầu xảy ra vì những lý do chủ quan và khách quan như sự bất cẩn của con người , những sai sót về kỹ thuật, tời tiết xấu, thiên tai đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn đến hệ sinh thái, môi trường, kinh tế và xã hội Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu an toàn dầu khí, từ năm 1987 đến năm 2001 tại Việt Nam đã xảy ra hơn 90 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ Riêng Tp.HCM, tính từ năm 1993 đến nay đã xảy ra 8 vụ tràn dầu với lượng dầu ước tính là 2520 tấn, gây thiệt hại hơn 7 USD
Đứng trước thực tế thiệt hại do tràn dầu, phương pháp luận đánh giá rủi ro từ hoạt động vận chuyển xăng dầu đã được thế giới xây dựng và áp dụng rộng rãi, tuy nhiên ở Việt Nam tỷ lệ các nghiên cứu đánh giá rủi ro chỉ dừng lại ở việc khắc phục và ứng phó
sự cố tràn dầu, chưa mang tính chủ động
Từ những thực tế đó, đề tài “Đánh giá rủi ro tuyến vận chuyển xăng dầu bằng đường thủy của Công ty Xăng dầu Khu vực II – Petrolimex Sài Gòn“ nhằm cung cấp
cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất phương án trang bị kỹ thuật, tổ chức lực lượng phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường cho khu vực sông Nhà Bè
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá rủi ro tuyến vận chuyển xăng dầu bằng đường thủy của Công ty xăng dầu khu vực II – Petrolimex Sài Gòn và đề xuất biện pháp quản lý giảm thiểu rủi ro
Trang 113 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Nội dung 1: Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
1 Thu thập các bài báo khoa học trong và ngoài nước về quản lý và đánh giá rủi ro môi trường
2 Tìm hiểu các phương pháp đánh giá rủi ro trên thế giới và Việt Nam
3 Thu thập, thống kê nguyên nhân và mức độ thiệt hại của các sự cố tràn dầu trong
và ngoài nước, đặc biệt trên tuyến sông Nhà Bè
4 Tìm hiểu các văn bản pháp luật về đánh giá rủi ro môi trường
Nội dung 2: Đánh giá rủi ro môi trường liên quan đến tuyến vận chuyển xăng dầu bằng đường thủy
1 – tiềm năng rủi ro thấp; 2 – tiềm năng rủi ro trung bình; 3 – tiềm năng rủi ro cao
4 – tiềm năng rủi ro rất cao
c Đánh giá xác suất xảy ra sự cố
Dựa vào các số liệu điều tra khảo sát thu thập được, theo phương pháp chuyên gia
từ đó có thể lựa chọn được các thông số hiệu chỉnh phù hợp Sử dụng bảng thống kê để đánh giá xác suất xảy ra sự cố đối với vận chuyển xăng dầu bằng đường thủy, trong tất
cả các mối nguy có khả năng nguy hiểm Các quá trình này, bằng các số liệu kinh nghiệm lịch sử về mức độ xảy ra sự cố hay tai nạn đã được thống kê; các đối tượng tiếp nhận và ứng với các yếu tố tác nhân để ước lượng tiềm năng rủi ro
d Đánh giá hậu quả sự cố
Dựa vào điều kiện thủy văn như nhiệt độ khu vực, tốc độ gió, cũng như vận tốc dòng chảy Ngoài ra,các dữ liệu khác, bao gồm: Loại hóa chất, đặc tính vật lý và độ độc nhiên liệu
Nội dung 3: Xây dựng kịch bản
- Tìm hiểu các kịch bản đã được Tổng kho triển khai và đào tạo
- Xây dựng kịch bản phổ biến khác mà Tổng kho chưa thực hiện
- Tính toán thời gian tương đối xăng, dầu lan đến phao vây dầu cố định
- Đưa ra các nguyên tắc ứng phó
Nội dung 4: Đề xuất các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro
Để góp phần hoàn thiện công tác nghiên cứu, phòng ngừa rủi ro môi trường trong hoạt động vận chuyển xăng dầu, từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giảm
Trang 12thiểu, phòng ngừa rủi ro trước mắt và lâu dài để bảo đảm an toàn, phòng ngừa sự cố môi trường một cách hiệu quả
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1 Phương pháp tổng hợp tài liệu và thu thập số liệu
Dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước đây về đánh giá rủi ro môi trường để đưa ra hướng nghiên cứu phù hợp với hiện trạng môi trường hiện tại Phương pháp dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết
2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Dựa vào số liệu điều tra khảo sát thu thập được, sử dụng phương pháp bảng thống
kê để đánh giá xác suất xảy ra sự cố đối với các loại hình hoạt động, bằng các số liệu kinh nghiệm lịch sử về mức độ xảy ra sự cố hay tai nạn
3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình
độ cao để xem xét, nhận định về vấn đề này nhằm để tìm ra giải pháp tối ưu cho đề tài nghiên cứu
4 Phương pháp SWOT
Phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống Đề tài này sẽ sử dụng SWOT để lựa chọn phương pháp đánh giá rủi
ro phù hợp
5 Phương pháp đánh giá rủi ro
Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra hoặc có thể xảy ra
Rủi ro = Tần suất x mức độ thiệt hại
Đánh giá rủi ro gồm 5 bước: Nhận dạng nguy cơ, Ước lượng môi nguy hiểm, Đánh giá tuyến tiếp xúc, Đặc tính của rủi ro, Quản lý rủi ro
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1 Đối tượng: Sự cố tràn dầu, độ độc nhiên liệu ảnh hưởng đến con người, sinh vật, môi trường sinh thái tại khu vực thực hiện đề tài
2 Phạm vi: Tuyến vận chuyển từ ngã ba Lòng Tàu – Soài Rạp – Nhà Bè đến Tổng kho xăng dầu Nhà Bè
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến rủi ro môi trường
a Rủi ro (Risk)
Rủi ro được định nghĩa là xác suất xảy ra các thiệt hại hay sự việc tồi tệ, khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được
Rủi ro = Tần xuất xảy ra sự cố x Mức độ thiệt hại
b Rủi ro môi trường
Là xác suất các thiệt hại sẽ xảy ra liên quan đến môi trường Rủi ro môi trường có thể do sự tiếp xúc với các nguy hại môi trường, hoặc các rủi ro xảy ra đối với môi trường
do thiên tai, lũ lụt, hạn hán…
c Đánh giá rủi ro môi trường (Environmental Risk Essessment)
Là liên quan đến việc đánh giá định tính và định lượng của rủi ro đến sức khỏe con người và môi trường do hiện diện hoặc sử dụng các chất gây ô nhiễm Đánh giá rủi ro môi trường là một công cụ được sử dụng để dự đoán các mối nguy hiểm đến sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái
d Quản lý rủi ro (Risk Management)
Là thiết lập và thực hiện chính sách phản ứng lại rủi ro và giảm bớt rủi ro sao cho chi phí là kinh tế nhất Quản lý rủi ro là cung cấp các thông tin nguy cơ cho các nhà quản lý dự án để phục vụ cho việc ra quyết định
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro môi trường
a Rủi ro môi trường do thiên nhiên gây ra
Là các tai biến tự nhiên như: động đất, bão, sóng thần, cháy rừng Thiên tai là rủi
ro môi trường gây ra bởi quá trình tự nhiên, thường được coi là bất khả kháng, con người cần sống hoà hợp với chúng Việc lựa chọn phương án phòng chống thiên tai tập trung vào lựa chọn cách sống và né tránh những ảnh hưởng không mong đợi
b Rủi ro môi trường do con người gây ra
Là những hoạt động của con người như xả thải chất ô nhiễm hoặc sự cố kỹ thuật như cháy, nổ nhà máy lọc dầu, vỡ ống dẫn khí, rò rỉ hoá chất nguy hại
Trang 14c Rủi ro môi trường do cả con người và thiên nhiên gây ra
Là hậu quả do các hoạt động của con người và quá trình tự nhiên như hiện tượng mưa acid Hiện tượng này có nguyên nhân là do con người đã thải ra các khí Cl2, SO2… phát tán lên bầu khí quyển và tạo ra mưa axít HCl hay H2SO4…
Phân biệt nguyên nhân gây ra rủi ro môi trường có ý nghĩa quan trọng để xác định trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức có liên quan
1.1.3 Mục đích và vai trò của đánh giá rủi ro môi trường
a Mục đích
Đánh giá rủi ro môi trường tạo cơ sở giúp các nhà quản lý môi trường cân bằng giữa trách nhiệm bảo vệ con người và môi trường với sự phát triển kinh tế Mục đích của đánh giá rủi ro là xác định con người hay các yếu tố môi trường bị tác động Các nhà quản lý môi trường có nhiệm vụ bảo vệ con người cũng như hệ động, thực vật khỏi những tác động có hại
Vì thế cần thực hiện đánh giá rủi ro môi trường để giúp các nhà quản lý môi trường đưa ra các quyết định hợp lý nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và loại trừ các tác động có hại gây ra đối với con người, môi trường và xã hội; đồng thời đảm bảo mức sản xuất hợp
lý
b Vai trò của đánh giá rủi ro môi trường
Là ước lượng mối nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường Đánh giá rủi
ro môi trường đóng vai trò quan trọng khi đưa ra quyết định về khắc phục ô nhiễm bằng cách xác định một mức rủi ro bằng con số có thể chấp nhận được, rồi định ra được mức
độ ô nhiễm nào sẽ tạo ra mức rủi ro có thể chấp nhận đó Từ đó thiết lập các tiêu chuẩn môi trường để kiểm soát ô nhiễm một cách có hiệu quả, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại
Trong lĩnh vực chất thải nguy hại: cung cấp các thông tin về những hậu quả có thể xảy ra giúp nhà quản lý ra quyết định đúng đắn Một số quyết định quan trọng như: lựa chọn vị trí khu vực xử lý, lựa chọn phương pháp xử lý chất thải, giảm thiểu nguồn phát sinh, ứng dụng các loại thiết bị mới và phát triển các sản phẩm mới… Các quyết định này phụ thuộc vào việc ước lượng rủi ro, các yếu tố về chính sách, kinh tế xã hội…
c Giới hạn của đánh giá rủi ro môi trường
Đánh giá rủi ro là một tiến trình không đưa ra kết quả chính xác hay câu trả lời cố định Có thể xác định được nồng độ và phạm vi của chất ô nhiễm tại một vị trí địa lý nào đó Nhưng nghiên cứu trên cơ thể vi sinh vật, thực vật, động vật và con người thường
bị thất bại bởi các yếu tố sau:
- Sự chịu đựng chất ô nhiễm của các cá thể và các loài là khác nhau
Trang 15- Tính không chắc chắn trong việc ngoại suy dữ liệu nghiên cứu giữa các loài (như
sử dụng kết quả thử nghiệm trên động vật để dự đoán cho con người) và trong cùng loải (sử dụng kết quả thử nghiệm trên nhóm công nhân để dự đoán cho loài người
- Thiếu kiến thức về các tác động hỗn hợp của chất ô nhễm: các tác động hỗn hợp kép, khuếch đại, …)
- Thiếu kiến thức về cơ chế và tiến trình tác động của các cơ quan trong cơ thể
1.1.4 Phân loại rủi ro môi trường
Rủi ro môi trường được phân chia làm 5 loại: Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng, rủi ro cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên, rủi ro do sự phát triển kinh tế, rủi ro do thiên tai, rủi ro do phát triển công nghệ mới và sản phẩm mới
a Rủi ro cho sức khỏe cộng đồng
Tại các nước đang phát triển, sức khỏe kém thường xuyên là do thiếu chất dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), mắc các bệnh do các ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm thức ăn và nước, điều kiện vệ sinh, các dịch vụ về y tế chưa thích hợp và tình trạng nhà
ổ chuột Đây là các lĩnh vực chính mà chính quyền các quốc gia cần quan tâm Ở các khu vực này rủi ro khác như là thủng tầng ozone, sử dụng thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến đa dạng loài…
Rủi ro về sức khỏe cộng đồng có thể được xem xét, cân nhắc như là các điều kiện
cơ bản/nền để so sánh với các tổn thất và các lợi ích của các chương trình nhằm giảm rủi ro khi chúng được đánh giá và so sánh với các rủi ro khác
b Rủi ro cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên thông thường liên quan đến kiểm soát rủi ro môi trường như cạn kiệt tài nguyên, suy thoái đất đai, phá hủy rừng do con người khai thác và không có các biện pháp quản lý rừng chặt chẽ, và đặc biệt là ở các khu vực phát triển kinh tế
c Rủi ro từ sự phát triển kinh tế
Một rủi ro khác về môi trường có liên quan đến các hoạt động kinh tế là trong các quốc gia việc xây dựng dự án mới, khu công nghiệp như các dự án khai thác mỏ, thủy lợi thì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và môi trường Khi thành lập dự án cần đánh giá 2 loại rủi ro: rủi ro đối với môi trường do dự án gây ra và rủi ro đối với dự
án gây ra do các yếu tố kinh tế xã hội và cả môi trường
Trang 16d Rủi ro do thiên tai hoặc thảm họa do con người gây ra
Môi trường là chủ đề của các thảm họa tự nhiên, vai trò của các nhà ra quyết định
là nhằm hạn chế những thảm họa này bởi xây dựng các chương trình để giảm thiểu tổn thất và khôi phục lại môi trường ban đầu, các hệ thống cảnh báo thiên tai để giảm các tác động của các nguy hại môi trường Trong nhiều khu vực nơi mà xảy ra thảm họa bất ngờ, cần phải có sự hợp tác, giúp đỡ song phương và trợ giúp quốc tế và các chương trình là giảm bớt đi các thảm họa
e Rủi ro cho sự giới thiệu các sản phẩm mới
Khi ta làm quen với một sản phẩm mới thì cũng nảy sinh ra các rủi ro về sản phẩm mới Các chất hóa học có trong thuốc trừ sâu, các sản phẩm tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu đều có các rủi ro Nhiều sản phẩm thuốc, các hóa chất đã được giới thiệu ở tất
cả các nước hơn là họ đã kiểm tra đầy đủ
1.1.5 Quá trình lịch sử phát triển đánh giá rủi ro môi trường
Các rủi ro về kỹ thuật vận hành bắt đầu được phân tích một cách chuyên sâu trong nghiên cứu các hoạt động vận hành quân đội trong chiến tranh thế giới thứ hai và sau
đó trong các lĩnh vực năng lượng hạt nhân và khám phá vũ trụ Tiếp theo đó một số lượng lớn các tai nạn công nghiệp đã lên đến mức độ đáng kể và tiếp tục gia tăng Cũng trong thời gian này, các vấn đề quan tâm đến môi trường đã trở thành trung tâm chủ đề tranh luận về chính sách cộng đồng, các ngành khai thác, các sự cố chảy tràn dầu, trật bánh xe chở hóa chất, các vụ cháy các sản phẩm sản xuất dầu mỏ đã gia tăng liên tục và đòi hỏi chính phủ của các nước phải có kế hoạch ngăn ngừa rủi ro, quan tâm sâu sắc đến các nạn nhân và các vấn đề hiểm họa đến môi trường tự nhiên
Năm 1980 ở Châu Âu đề xuất khung phương pháp luận của ngành công nghiệp hạt nhân được áp dụng trong công nghiệp hóa chất và công nghiệp dầu mỏ và có nhiều quy định với chất nguy hại được hình thành Ở Anh những quy định này được thực hiện thông qua quy định CIMAH, ở Châu Âu thông qua Seveso Cùng thời điểm này Hội đồng khoa học về các vấn đề môi trường (SCOPE) và hiệp hội quốc tế về khoa học đã xuất bản báo cáo đánh giá rủi ro môi trường Tuy nhiên, từ những thập niên 70, phương pháp đánh giá định lượng rủi ro môi trường và hướng dẫn Seveso (I và II) đã được sử dụng trong công nghiệp hóa chất SCOPE và Hiệp hội quốc tế về khoa học đã xuất bản báo cáo ĐRM
Vào năm 1982, Hội đồng kinh tế Châu Âu đã ấn hành tài liệu trực tiếp về tiềm năng các mối nguy hại công nghiệp theo các tai nạn rò rỉ các Dioxyt nguy hiểm ở Ý Vào năm 1984, Ngân hàng thế giới đã ấn hành hướng dẫn và sổ tay giúp kiểm soát các tai nạn nguy hiệm chính trong công nghiệp sau sự kiện Ấn Độ gặp thảm họa về hóa chất (metyl)
Trang 17Vào năm 1987, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã hoàn tấ báo cáo đánh giá rủi ro cho các nước này với các điều khoản cho công nghiệp hạt nhân, hóa chất, quy trình dầu khí, vận chuyển các vật liệu nguy hại, các dự án kho dự trữ chứa hóa chất, chất thải nguy hại Hội động quốc tế về môi trường và phát triển đã đưa ra các kỹ thuật phát triển sâu hơn, các phương pháp luận ĐRM và hướng đến phát triển bền vững Vào năm 1990, Ngân hàng phát triển Châu Á đã xuất bản đánh giá tác động môi trường (ĐTM) liên quan đến các vấn đề không chắc chắn trong ĐTM
Vào năm 1992, trên 50 ngân hàng thương mại đạ ký các cam kết về các thủ tục để đánh giá cho dự án vay tiền mà người vay có thể bắt buộc thực hiện ĐTM và ĐRM Ngoài ra, một loạt những sự kiện thay đổi trong đánh rủi ro trong trường hợp nhiễm Đioxin ở Mỹ cụng được xem như là mốc lịch sử trong phát triển ĐRM và sự kiện quan trọng góp phần vào việc ứng dụng ĐRM để đánh giá các vấn đề môi trường
1.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐANG ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi nồng độ ô nhiễm thấp hơn giá trị ngưỡng thì không xảy ra tác động có hại Có nghĩa là, phát triển kinh tế có thể được quản lý ở mức phù hợp, vừa cho phép bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, vừa duy trì được các hoạt động đem lại lợi ích kinh tế Có hai dạng ĐRM thường được sử dũng là: Đánh giá rủi ro môi trường dự báo và đánh giá rủi ro môi trường hồi cố
1.2.1 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
Hình 1.1 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
(Nguồn: The National Acadamy of Science, 1983)
Nhận diện mối nguy
hại
Đánh giá độc tính Đánh giá phơi nhiễm
Mô tả đặc tính rủi ro
Quản lý rủi ro
Trang 18a Nhận diện mối nguy hại
Các phương pháp thường được sử dụng để nhận biết mối nguy hại:
- Mối nguy hại và nghiên cứu kịch bản (HAZOP): là phương pháp nghiên cứu để phát hiện nguy hại do sự cố của phần cứng hoặc do lỗi con người
- Sự cố và phân tích ảnh hưởng của những sự cố: là một nghiên cứu qui nạp để phát hiện những sự cố của phần cứng
- Phân tích thao tác an toàn lao động: cũng là một nghiên cứu qui nạp để nhận biết nguyên nhân tai nạn do lỗi con người Khảo sát đo đạc môi trường lao động, kết hợp việc phỏng vấn người lao động và những dụng cụ đo đạc trong vệ sinh lao động
- Hazid: Kỹ thuật nhận biết các mối nguy hại tiêu biểu bằng cách sữ dụng thiết kế
dự báo dự án
- Checklist: Sử dụng các bảng liệt kê các mối nguy hại
- Fault tree analysis: Phân tích cây sai lầm nhận biết mối nguy hại
- Thanh tra (Appraisal)
- Safety Review: Điều tra tai nạn, bệnh tật, lời phàn nàn, các vấn đề an toàn Thống
kê tình hình tai nạn, sự cố xuýt bị, chấn thương và bệnh tật
b Đánh giá độc tính
Là bước thứ hai trong quá trình đánh giá, ước lượng mối nguy hại đôi khi có tính chất chủ quan do có sự can thiệp của con người ĐRM cần phải xét đến ước lượng mối nguy hại, trong bước này nhiều mô hình thường sử dụng để ước lượng cùng với phương pháp đánh giá độc tính để xác định các chất ô nhiễm Ước lượng mối nguy hại với mục đích:
- Xem xét hệ thống chung có thành phần là các vấn đề riêng
- Xác định tần suất xuất hiện và mức độ nguy hiểm của các hậu quả
- Xác định ranh giới của những vấn đề thực tiễn tương ứng về mặt quản lý, công nghệ của dự án
c Đánh giá phơi nhiễm
Đánh giá phơi nhiễm nhằm ước lượng mức độ trên thực tế hay các nguồn tiếp nhận tiềm năng đến khả năng phơi nhiễm với chất ô nhiễm môi trường Với quan điểm không
có sự tiếp xúc có nghĩ là không có rủi ro Do đó cần phải xác định tuyến tiếp xúc khi xác định các rủi ro môi trường, Đánh giá tuyến tiếp xúc là nghiên cứu các tuyến đường khác nhau mà con người tiếp xúc với vật chất nguy hiểm và sự truyền vào cơ thể con người, môi trường và hệ sinh thái cùng các ảnh hưởng xảy ra đối với sức khỏe con người
Trang 19Thông thường có 3 tuyến tiếp xúc chính bao gồm: tiếp xúc qua da, qua hô hấp và tiêu hóa Tuyến tiếp xúc có thể được xác định bằng phương pháp phân tích cây hiện tượng (Event Tree) và cây sai lầm (Fault Tree)
c1 Phân tích cây hiện tượng (Event Tree) = hậu quả
Cây hiện tượng là trích ra từ một nhánh cây sai lầm Đây là phương pháp liệt kê tất cả các hiện tượng sắp xảy ra hoặc theo sự lựa chọn Cây hiện tượng được sử dụng phổ biến cho những qui trình phức tạp chia thành nhiều mức độ an toàn khác nhau hoặc cho những trường hợp khẩn cấp khác nhau Vì thế để thực hiện phương pháp phân tích cây sự kiện chúng ta cần phân tích những hiện tượng ban đầu, các chỉ thị biểu hiện, xác định các lớp, các tầng bảo vệ và sau đó xác định các sự cố, rủi ro, lợi ích và sự thành công… Phân tích cây hiện tượng dựa trên cơ bản là phân tích hậu quả của sự việc
c2 Phân tích cây sai lầm (Fault Tree) = nguyên nhân
Là phương pháp giúp chúng ta xác định được sự liên kết, sự kéo theo sai lầm của các hiện tượng mà các hiện tượng này có thể dẫn đến những mối nguy hại, các tai nạn… Đồng thời cây sai lầm giúp cho ta xác định rõ con đường đi trong suốt quá trình hình thành các nguyên nhân sai sót Ngoài ra, cây sai lầm còn giúp chúng ta xác định được mối quan hệ giữa các nguyên nhân khác nhau và mô hình phân tích cây sai lầm là nền tảng cơ bản để phân tích nguyên nhân và hậu quả
d Đặc tính của rủi ro
Là sự biểu hiện của nguy cơ đối với từng cá thể các cộng dổng hay từng đối tượng
bị tác động khác trên cơ sở lượng hóa, qua đó ta đượng các giá trị định lượng cao hơn mức trung bình (số người mắc bệnh, thương tật tử vong, đơn vị thời gian) Rủi ro có thể được phân loại trên các nền tảng của tần suất của sự xuất hiện và tính khốc liệt của các hậu quả hay thiệt hại
Việc quan sát và dự đoán có phương pháp đối với khả năng xảy ra và mức hủy hoại của những tác động nguy hại đối với mỗi tình thế hiểm họa có thể được minh họa bởi các đồ tị biểu diễn mối quan hệ dưới đây
d1 Phương pháp 1: Quan hệ giữa tần số xuất hiện và tác động
Rủi ro là hàm của tần số xuất hiện những biến cố ngược (&i) và mức hủy hoại gây ra từ những hậu quả này (x) Khi rủi ro có liên quan đến tình trạng bất ổn, thì cũng có sự bất
ổn thể hiện trong rủi ro do sự biến động của dữ liệu dùng ước lượng tần số và mức hủy hoại
Trang 20Hình 1.2 Quan hệ giữa tần số xuất hiện và tác động của các biến cố rủi ro
(Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, 2008) d2 Phương pháp 2: Hàm phân phối mật độ xác suất
Để đo lường mức độ rủi ro Rủi ro có thể được thể hiện bằng bề rộng và hình dạng cùa phân phối mật độ xác suất
Hình 1.3 Hàm mật độ xác suất
(Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, 2008)
Nếu độ lệch chuẩn nhỏ (hình a) và phân phối xác suất gần với phân phối chuẩn, giá trị trung bình có thể thể hiện gần đúng mức tác động Nếu độ lệch chuẩn lớn và phân phối lệch về phải với tần số xuất hiện thấp (hình b) nhưng mức độ mãnh liệt hơn, chúng
ta cần phải điều tra nghiên cứu lại
d3 Phương pháp 3: Phương pháp sơ đồ định lượng
Phương pháp này dùng để diễn đạt rủi ro Rủi ro nào có tần suất xuất hiện gắn liền với sức tác động mãnh liệt sẽ phải được làm giảm đi, ngược lại, nếu những biến cố xảy
ra không thường xuyên và gây ra những hậu quả không sâu sắc thì có thể chấp nhận được vì lợi ích của dự án
0 1 2 3
Trang 21Bảng 1.1 Phân loại rủi ro
Không chấp nhận
Các công cụ giảm rủi ro
Phải được thực hiện Chấp
nhận
Loại hậu quả tổn thất
Không đáng kể
Sát rìa giới hạn Nguy kịch Thảm họa
Một vài ngày cần cho sửa
>10 triệu $ tổn thất
Sức khỏe con người và
an toàn
Ốm đau hoặc tổn thương nhẹ; ≤ 12 tháng mất thời gian làm việc
do bệnh tật
≥ 12 tháng mất thời gian làm việc do
ốm đau hoặc tổn thương
Chết hay ốm đau hoặc tổn thương ác liệt
≥ 1 người
Tử vong >10 người; tàn phế tổn thương
ít loài / các phần của hệ sinh thái
Tạm thời, tổn
phục hồi trở lại sớm hơn giai đoạn kế tiếp
Mất đi nguyên tắc cơ bản về loài và sự tàn
trường sống
tự nhiên lan rộng
không thể thai đổi được và lập tức phá hủy cuộc sống
(Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, 2008)
Thường xuyên, có thể
lặp lại Xác suất tương đối,
Trang 22Bảng 1.2 Ước lượng ảnh hưởng đối với đối tượng bị nguy hại
Nguồn gốc/
chất nguy
hại
Ô nhiễm nguồn nước mặt
Ô nhiễm nước ngầm
Ô nhiễm đất
Sinh vật (động, thực vật, vi sinh)
Ảnh hưởng sức khoẻ con người
A: Thiệt hại rất nghiêm trọng (5 đ) 5: rất cao (đ)
B: Thiệt hại nghiêm trọng (4 đ) 4: cao (đ)
C: Có thiệt hại (3 đ) 3: trung bình (đ)
D: Thiệt hại không đáng kể (2 đ) 2: thấp (đ)
0: không xảy ra (đ)
1.2.2 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi cố
Đánh giá rủi ro hồi cố là quá trình xác định các nguyên nhân gây rủi ro trên cơ sở các tác động đã xảy ra, qua đó xác định các tác nhân nghi ngờ và mối liê hệ giữa chúng với các tác động có hại, thể hiện qua các chuỗi số liệu và bằng chứng liên quan thu thập được Nội dung của đánh giá rủi ro hồi cố được thể hiện qua các bước chính sau đây
Trang 23Hình 1.4 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi cố
(Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, 2008)
Đánh giá rủi ro hồi cố là đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các tác động sinh thái quan sát được và các tác nhân có trong môi trường Đánh giá đề cập đến những rủi
ro do các hoạt động diễn ra trong quá khứ và do đó nó dựa trên các số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường Đánh giá rủi ro hồi cố, một bộ câu hỏi với các câu trả lời: có, không, có thể, thiếu dữ liệu được xây dựng để tìm các bằng chứng về sự suy giảm, cũng như các nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm đó
Những câu hỏi dưới đây được tham khảo:
- Đối tượng có phơi nhiễm với tác nhân nào không?
- Có sự mất mát nào xảy ra khi phơi nhiễm không? Có sự mất mát nào có tính tương đồng về thời gian không?
- Nồng độ phơi nhiễm có vượt qua ngưỡng, và xuất hiện các tác động có hại không?
- Các kết quả trong phòng thí nghiệm và quan sát trên hiện trường về sự phơi nhiễm có cho những tác động tương tự không? Loại bỏ sự phơi nhiễm đó có dẫn đến sự cải thiện nào không?
- Có bằng chứng cụ thể nào ở đối tượng là kết quả của sự phơi nhiễm với tác nhân này không?
- Bằng chứng có ý nghĩa không?
Để thuận lợi cho đánh giá, tất cả các câu hỏi nói trên được thành lập thành bảng
ma trận, tại đó mỗi đối tượng được đánh giá theo một loạt câu hỏi Câu trả lời cho các
Xác định các nguồn gây mối nguy hại
Trang 24câu hỏi này dựa trên những thông tin có được về các đối tượng và tác nhân Các ma trận
ở đây được gọi là bảng quyết định
Các mức độ khác nhau về khả năng gây hại bao gồm: Rất có khả năng, có khả năng, có thể có khả năng, ít có khả năng, không có khả năng, không biết
Trong mô hình trên việc xác định các nguồn gây nguy hại, xác định đường phơi nhiễm rủi ro, đánh giá độc tính cũng được áp dụng giống như mô hình đánh giá rủi ro
mô hình dự báo Cũng tương tự như trong đánh giá rủi ro mô hình dự báo việc xác định ngưỡng chấp nhận của đối tượng và xác định các tác động vượt ngượng đối với đối tượng trong đánh giá rủi ro được xem xét dựa vào tiêu chuẩn môi trường ở từng nước tại khu vực nghiên cứu của từng quốc gia
1.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO Ở VIỆT NAM
Hiện nay ở Việt Nam, cơ quan áp dụng nhiều phương pháp và công cụ (mô hình)
dự báo là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nơi có nhiều đơn vị tham gia công tác dự báo phục
vụ việc lập và triển khai các hoạch phát triển kinh tế xã hội như Trung tâm Thông tin và
Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Chiến lược phát triển, Tổng cục Thống kê và Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Tuy nhiên những cơ quan này chủ yếu tập trung dự báo về lĩnh vực kinh tế, xã hội mà chưa có nhiều dự báo về biến động môi trường và tài nguyên thiên nhiên Bên cạnh đó còn có các cơ quan bộ/ngành (Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than-Khoáng sản để dự báo cung cầu điện và nhiên liệu, …), các Viện nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương, …), trường đại học (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân, …) và nhiều
cá nhân sử dụng các phương pháp nghiên cứu phục vụ nhu cầu nghiên cứu của mình Việt Nam hiện chủ yếu sử dụng 3 phương pháp (trong một phương pháp có thể có nhiều
mô hình khác nhau) dự báo sau đây
1.3.1 Phương pháp ngoại suy
Bản chất của phương pháp ngoại suy là kéo dài quy luật đã hình thành trong quá khứ để làm dự báo cho tương lai Giả thiết cơ bản của phương pháp này là sự bảo toàn nhịp điệu, quan hệ và những quy luật phát triển của đối tượng dự báo trong quá khứ cho tương lai Thông tin cung cấp cho phương pháp ngoại suy là số liệu về động thái của đối tượng dự báo trong quá khứ qua một số năm nhất định, thông thường yêu cầu thời khoảng quá khứ có số liệu phải lớn hơn nhiều lần thời khoảng làm dự báo Phương pháp này thích hợp để dự báo những đối tượng phát triển theo kiểu tiệm tiến Phương pháp ngoại suy có ưu điểm là đơn giản, tuy nhiên, nhược điểm chính là không tính được ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kết quả dự báo
Trang 251.3.2 Phương pháp chuyên gia
Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia
để làm kết quả dự báo Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu (hoặc chưa đủ) số liệu thống kê, phát triển có độ bất ổn lớn hoặc đối tượng của dự báo phức tạp không có số liệu nền Kết quả của phương pháp dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý
vì thế cần kết hợp (trong trường hợp có thể) với các phương pháp định lượng khác
1.3.3 Phương pháp mô hình hoá
Bản chất của phương pháp này là kế thừa hai phương pháp nói trên Cách thức tiếp cận của phương pháp này là dùng hệ thức toán học để mô tả mối liên hệ giữa đối tượng
dự báo với các yếu tố có liên quan Khó khăn của phương pháp này là phải viết được chính xác hệ thức toán học nói trên Phương pháp mô hình hoá áp dụng cho nghiên cứu kinh tế, tài nguyên-môi trường sẽ phải sử dụng nhiều phương trình của mô hình kinh tế lượng vì đối tượng dự báo (mối liên hệ giữa hoạt động kinh tế và chất lượng môi trường,
sử dụng tài nguyên) có liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế ví dụ GDP, giá cả, … Phương pháp này yêu cầu số liệu của nhiều yếu tố hữu quan trong quá khứ trong khi đó, phương pháp ngoại suy chỉ yêu cầu một loại số liệu Tuy nhiên, phương pháp này cũng có ưu điểm, đó là có thể giải thích được kết quả dự báo và có thể phân tích ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến kết quả dự báo Hiện tại nhiều nước đã có phần mềm dự báo này, tuy nhiên, khi áp dụng cho Việt Nam thì cần phải hiệu chỉnh một ít thông số cho phù hợp Đặc biệt là mô hình dự báo kinh tế vĩ mô, cần xem xét yếu tố thể chế và tính mở của thị trường, nền sản xuất và dạng dữ liệu hiện có
1.3.4 Tổng quan tài liệu liên quan
- T.S Lý Ngọc Minh, 2010, Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi
trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam Nghiên cứu đề xuất phương pháp
đánh giá SCMT và giải pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG nhằm hạn chế xảy ra SCMT và giảm thiểu tác động đến con người, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như các nước có điều kiện tương tự Đề tài đã xây dựng phương pháp đánh giá SCMT trong sử dụng LPG Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi trường khi triển khai các dự án có liên quan đến LPG; dự báo khả năng ảnh hưởng của các sự cố có thể xảy ra khi xây dựng các cơ sở sử dụng LPG cũng như hóa chất nguy hại khác có đặc tính tương tự như LPG Phương pháp đánh giá SCMT được đề xuất giúp
Trang 26các nhà quản lý nhìn nhận toàn diện hơn về công tác ATMT Từ đó, có chiến lược ngăn ngừa và ứng cứu sự cố nhằm giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo an toàn, BVMT
- Phan Thị Hiền, 1/2004, Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu biện pháp phòng ngừa
và ứng cứu sự cố tràn dầu cho khu vực cảng Thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài kế thừa
tất cả các kết quả nghiên cứu về bảo vệ mội trường liên quan tới hệ thống cảng tại khu vực nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm về quản lý và phòng chống sự cố tràn dầu tại các cảng trên thế giới Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường và hiện trạng quản lý môi trường tại các cảng, trên các tàu, đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiên cứu biện pháp phòng ngừa và ứng cứu sự cố tràn dầu cho khu vực cảng Tp Hồ Chí Minh
- Nguyễn Thị Kim Liên, Đặng Kim Chi, Đỗ Thanh Bái, 9/2012, Đánh giá rủi ro
từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu, áp dụng từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu, áp dụng đánh giá rủi ro tại tổng kho xăng dầu Đức Giang Xây dựng phương pháp
luận hướng dẫn đánh giá rủi ro từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu, trong đó tập trung vào đánh giá rủi ro cháy, nổ và trong trường hợp sự cố đơn Áp dụng phương pháp luận đánh giá rủi ro trong trường hợp xảy ra sự cố tại Tổng kho xăng dầu Đức Giang Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung vào đánh giá cho trường hợp sự cố cháy và nổ, còn trường hợp rò rỉ, tràn đổ xăng dầu chưa được đánh giá cụ thể
- Lê Thị Tuyết Mai, 25/11/2015, Nghiên cứu khả năng lan truyền dầu do sự cố khu
vực dự án kho trung chuyển xăng dầu Tiên Lãng, Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Đề tài đưa ra các kịch bản mô phỏng khi có sự cố xảy ra, tính toán lan truyền ô nhiễm theo từng kịch bản và đề xuất các phương pháp ứng pho dựa trên kết quả tính toán Với ảnh hưởng to lớn của tràn dầu thì việc nghiên cứu tính toán mô phỏng quá trình lan truyền dầu sau khi xảy ra các sự cố tràn dầu để đề ra các phương án ứng cứu thích hợp
là rất cần thiết Để mô phỏng lan truyền dầu sẽ thường sử dụng mô hình 2 hoặc 3 chiều Trong nghiên cứu này chọn mô hình MIKE 21 để tính toán, mô phỏng lan truyền dầu tại trạm Bãi Cháy Mô hình đã đưa ra được 4 kịch bản tràn dầu tại các thời điểm khác nhau (vỡ bể chứa dầu và vỡ tàu chở dầu tại khu vực quay đầu trong 2 điều kiện thời tiết bình thường và bão) Kết quả của mô hình cũng đã mô phỏng đường đi, phạm vi ảnh hưởng của tràn dầu
- Vũ Duy Vĩnh, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Áp dụng mô hình toán mô
phỏng quá trình lan truyền dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu tại Vịnh Bái Tử Long Đề tài
đã sử dụng mô hình Delft3d để mô phỏng sự lan truyền và biến đổi vệt dầu trong các trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu giả định vào tháng 7 năm 2004 và tháng 3 năm 2005 Các kết quả tính toán cho thấy phạm vi ảnh hưởng của dầu tràn khi xảy ra vào lúc triều xuống thì lớn hơn khi triều lên, sự phân hủy dầu vào mùa mưa diễn ra nhanh hơn mùa khô, lượng dầu bám phân hủy chậm và khó xử lý so với dầu nổi hoặc khuếch tán vào
Trang 27trong nước Phân tích các kết quả tính toán cho thấy với cùng một lượng dầu đổ ra tại cùng một vị trí, thì tại mỗi thời điểm xảy ra sự cố tràn dầu sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến khu vực
1.4 SỰ CỐ TRÀN DẦU
1.4.1 Khái niệm sự cố tràn dầu
Theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ban hành ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu thì: “Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra”
Trong đó “dầu và các sản phẩm của dầu” bao gồm:
- Dầu thô: là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến
- Dầu thành phẩm: là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hoả, dầu máy bay, dầu dieseel (DO), dầu mazut (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảo quản, dầu thủy lực
- Các loại khác: dầu thải, nước thải lẫn dầu từ hoạt động súc rửa, sửa chữa tàu biển, tàu sông, các phương tiện chứa dầu
1.4.2 Phân cấp sự cố tràn dầu và ứng cứu
Tier 1
Tier 2
Tier 3
Medium spill
Large spill
Small spill
local regional remote
Trang 28công ty hoặc xung quanh đó, do hậu quả của các hoạt động ở công ty Trong trường hợp này một công ty đạt tiêu chuẩn có thể tự ứng cứu được
sự phối hợp cấp quốc gia và quốc tế
Bảng 1.3 Phân cấp tràn dầu ở Việt Nam
Cấp độ
tràn dầu
Quyết định 129/2001/
QĐ – Ttg
Quy định TKXDNB
Quyết định 02/2013/
QĐ - Ttg
Ghi chú
I Nhỏ hơn 100 tấn Nhỏ hơn 15 tấn Nhỏ hơn 20 tấn
Có thể khống chế ngay lập tức
Mức độ ô nhiễm có thể khắc phục, phục hồi HST, rất ít loài bị tổn thương
Mức độ ô nhiễm không thể kiểm soát, nhiều loài HST bị ảnh hưởng
Không thể khống chế ngay
Gây ô nhiễm nặng cho một vùng rộng lớn
Trang 291.4.3 Nguyên nhân xảy ra tràn dầu
b Cấp II
- Do sự thủng, vỡ tàu chở xăng dầu hoặc do va chạm mạnh giữa tàu chở dầu với thành cầu tàu hay với các tàu khác, sự cố này có thể xảy ra do điều kiện thời tiết xấu, sóng to gió lớn làm các tàu bị dao động mạnh hay bị đứt neo
- Hệ thống ống công nghệ dẫn xăng dầu bị vỡ, bị bung ống, bung van do đường ống đã quá cũ, do sập cầu dẫn, thời tiết xấu, sóng to, gió mạnh
- Hệ thống ống dẫn xăng dầu trên tàu dầu bị vỡ, bị gãy vì tàu bị dao động mạnh do điều kiện thời tiết xấu
- Xăng dầu bị tràn ra khỏi tàu chở trong quá trình xuất mà do người giám sát không theo dõi kiểm tra thường xuyên
- Do sự cố cháy, nổ tàu dẫn khi đang neo đậu tại các cầu tàu
c Cấp III
- Do thủng hay vỡ tàu chở dầu do va chạm với các phương tiện khác hay vật cản khi đang xuất nhập xăng dầu, sự cố này có thể xảy ra khi điều kiện thời tiết xấu, mưa to, gió lớn, sóng dập mạnh làm các tàu thuyền bị dao động mạnh và có thể
bị đứt neo và đâm vào nhau
- Do va chạm của tàu, xà lan chở dầu với cầu tàu
- Do đường ống công nghệ dẫn dầu bị vỡ, bị gãy hoặc do sập cầu dẫn
- Tràn dầu cấp độ III có thể xảy ra ngay lập tức hoặc có thể do xuất phát từ các sự
cố cấp thấp nhưng không phát hiện kịp thời làm cho tình huống xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn do điều kiện thời tiết xấu, do sự cháy nổ không kiểm soát được
Trang 301.4.4 Các sự cố tràn dầu trên thế giới và việt nam
a Mười sự cố tràn dầu kinh hoàng trên thế giới
Bảng 1.4 Sự cố tràn dầu trên thế giới STT Thời gian Sự cố Vị trí Lượng dầu tràn Hậu quả Hình minh họa
1978
Amoco Cadiz đã mắc cạn ngoài vùng biển Brittany sau khi thất bại trong việc cập bờ trong cơn bão biển
Vùng biển ngoài khơi Pháp
68,7 triệu gallons
Việc xử lý vụ tràn dầu khá khó khăn, thậm chí là hoàn toàn thất bại do điều kiện gió lớn và biển động dữ dội Chỉ khoảng
3300 tấn chất lỏng phân tác được sử dụng Một tháng sau,
320 km2 đường bờ biển của
đã bị chìm ngoài khơi Pháp
năm 1979
Một giếng dầu ở Vịnh Campeche đã sụp đổ sau một vụ
nổ khủng khiếp
Vịnh Campeche, Mexico
140 triệu gallons
Theo phát ngôn của Chính phủ, một nửa dố dầu từ giếng bốc cháy khi nó nổi lên mặt nước, một phần ba đã bay hơi
Vụ tràn dầu mặt biển vịnh
Campeche
Trang 313 Tháng 7
năm 1979
Hai chiếc tàu chở dầu cực lớn đã đâm vào nhau, gây ra vụ tràn dầu
Tại vùng biển Carribe, thuộc địa phận Trinidad và Tobago, Tây
Chiếc tàu chờ dầu Atlantic Empress đã bốc cháy
1983
Vì bị tấn công mà giếng dầu Nowruz Field bị phá, gây thảm họa tràn dầu
Vùng Nowruz Field Platform trên vịnh Ba
Tư
Nằm trong khu vực chiến sự Iran – Iraq
thùng dầu bị tràn
ra ngoài mỗi ngày Tổng ước tính khoảng 8 triệu gallons
Do chiến tranh nên tới 7 tháng sau, sự cố mới được khắc phục
Một công ty của Na Uy là Norpol đã sử dụng máy phân tách và khang ngăn dầu để xử
phá, gây thảm họa tràn dầu
Trang 32Ngoài khơi vịnh Saldanha, Nam Phi
78,5 triệu gallons
Tàu Castillo de Bellver bắt lửa
và cháy ngoài khơi Hậu quả môi trường từ vụ tràn dầu được đánh giá là không nghiêm trọng nhưng đã có tới 1500 con chim ó biển bị nhiễm dầu May mắn việc đánh bắt cá cũng không bị ảnh hưởng nhiều hình Chim ó bị nhiễm dầu
năm 1988
Tàu chở dầu của Lebery là Odyssey đột ngột vỡ làm đôi
và chìm ngoài khơi
Con tàu đã bắt lửa
và cháy rực trước khi chìm xuống đáy biển sâu
700 hải lý ngoài khơi
bờ biển Nova Scotia, Canada
43 triệu gallons
Vì vụ tràn dầu và cháy tàu ngoài khơi xa nên dầu được kì vọng tự phân tán hết vào nước
Đã khong có đội làm sạch dầu nào được cử đến
Hình ảnh vệt dầu loang còn lại sau khi tàu Odyssey bị chìm
Trang 33Kuwait 240 – 336 triệu
gallons
Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii
Họ đã thu lại được 55,8 triệu gallons dầu Theo Hội nghị hải dương học liên quốc gia, vụ tràn dầu lớn nhấ thế giới đã gây
ra những hậu quả vĩnh viễn lên
hệ sinh thái san hô và cá Khảo sát cũng cho thấy, một nửa số dầu đã bay hơi, chỉ một phần tám được thu lại, còn một phần
tư khác dạt vào đất liền
Iraq phá hoại đường ống dẫn
dầu
1991
Trên hành trình tới cảng Rotterdam, con tàu chở dầu ABT summer bất ngờ nổ, gây bắt lửa
Tàu chở dầu đã cháy liên tục trong
ba ngày trước khi chìm
Bờ biển Angola 80 triệu gallons
Toàn bộ dầu đã lan tới 120
km2 Điều may mắn là tác động của
nó lên đời sống con người không lớn do vụ nổ diễn ra
ngăn vệt dầu loang
Trang 35b Các sự cố tràn dầu tại Việt Nam
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu an toàn dầu khí, từ năm 1987 đến năm
2001 tại Việt Nam đã xảy ra hơn 90 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ Riêng
Tp Hồ Chí Minh, tính từ năm 1993 đến nay đã xảy ra trên 8 vụ tràn dầu với lượng dầu ước tính là 2520 tấn, gây thiệt hại hơn 7 triệu USD Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), từ năm 1997 đến nay, ở Việt Nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu trên biển, trên sông do các hoạt động khai thác vận chuyển dầu, trong đó một số sự cố đến nay chưa xác định được nguồn gốc Đặc biệt, trong 2 năm 2006, 2007 đã liên tục xuất hiện rất nhiều vệt dầu “bí ẩn” Năm 2007 đã liên tục xuất hiện rất nhiều vệt dầu ở 20 tỉnh ven biển từ đảo Bạch Long Vĩ xuống mũi Cà Mau Các tỉnh này đã thu gom được 1720,9 tấn dầu
Ngày 26/12/1992, Mỏ Bạch Hổ, vỡ ống dầu mềm từ tàu dầu đến phao nạp làm tràn
300 – 700 tấn dầu Mazut
Tháng 9/2001 tàu Formosa (quốc tịch Liberia) đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại Vịnh Giành Rỏi – Vũng Tàu làm tràn ra môi trường biển ven bờ khoảng 1000
m3 dầu diesel Sau đó 3 năm, tại khu vực biển Quảng Ninh – Hải Phòng, sự cố đắm tàu
Mỹ Đình, chứa trong mình khoảng 50 tấn dầu DO và 150 tấn dầu FO, trong đó ta chỉ xử
lý được khoảng 65 tấn, số dầu còn lại hầu như tràn ra biển…
Khoảng 11h 20/3/2003, tàu Hồng Anh thuộc công ty TNHH Trọng Nghĩa, chở 600 tấn dầu FO thông từ Cát Lát tới Vũng Tàu, nhưng khi đến phao số 8 (Vũng tàu) thì bị sóng lớn đánh chìm Dầu bắt đầu loang rộng ra vùng biển Cần Giờ, Tp.HCM
Năm 2005, tàu Kasco Monrovia tại Cát Lái – Tp.HCM làm tràn 518 tấn dầu DO Trong 2 năm 2006 và 2007, tại ven biển các tỉnh miền Trung và miền Nam đã xả
ra sự cố tràn dầu bí ẩn, nhất là từ tháng 1 đến tháng 6/2007 có rất nhiều vệt dầu trôi dạt dọc bờ biển của 20 tỉnh từ đảo Bạch Long Vĩ xuống tới mũi Cà Mau và đã thu gom được 1729,9 tấn dầu Qua phân tích 26 ảnh chụp từ vệ tinh ALOS-PALSAR trong thời điểm
từ 6/12/2006 – 23/4/2007, PGS.TS Nguyễn Đình Dương, Phòng Nghiên cứu và xử lý Thông tin Môi trường, Viện Địa Lý đã ghi nhận được vết dầu lớn nhất phát hiện vào ngày 8/3/2007 với chiều dài hơn 50 km và bề rộng hơn 1km Căn cứ vào vết dầu loang gây ô nhiễm trên biển cùng bề dày của vết dầu, ước tính có 21620 – 51400 tấn dầu tràn trên biển
17h ngày 30/1/2007, hàng ngàn khách du lịch và người dân đang tắm biển tại bãi biển Cửa Đại – Hội An (Quảng Nam), Non Nước (Đà Nẵng) hốt hoảng chạy dạt lên bồ khi phát hiện ra một lớp dầu đen kịt ồ ạt tràn vào bờ Thảm dầu kéo dài gần 20 km từ khu vực biển Đà Nẵng đến Quảng Nam Một thảm họa sinh thái đang biểu hiện trên bờ được đánh giá đẹp nhất hành tinh
Trang 36Cuối tháng 2/2007, dầu vón cục xuất hiện trên bờ bển 3 thuộc huyện Lệ Thủy – Quảng Bình Sau hơn 10 ngày, dầu đã loang ra trên 60 km bờ biển từ Ngư Thủy đến hanh Trạch (huyện Bố Trạch) với mật độ ngày càng tăng Mto65 số bãi tắm đẹp như Hải Ninh (Quảng Ninh), Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú (Đồng Hới), Đá Nhảy (Bố Trạch)
đã bị dầu tấp vào
Ngày 19/4/2007, dầu loang xuất hiện ở vùng biển Nha Trang và Ninh Thuận Tại Khánh Hòa, dầu loang vào tới bãi biển ngay trung tâm TP du lịch Nha Trang Ở Ninh Thuận dầu loang kéo dài hàng chục km bờ biển
Cuối tháng 10/2007, tàu vận tải biển New Oriental bị lâm nạn và chìm đắm ở vùng biển xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vết dầu đã loang ra cách vị trí tàu chìm về hướng tây khoảng 500 m với diện rộng, ước tính khoảng 25ha
Đêm 23/12/2007, trên vùng biển cách mũi Bà Làng An – xã Bình Châu – huyện Bình Sơn – tỉnh Quảng Ngãi khoảng 3 hải lý, hai chiếc tàu chở hàng đã đâm nhau làm hơn 170 m3 dầu diesel tràn ra biển Đây là vụ tai nạn giữa 2 tàu chở hàng có trọng tải lớn lần đầu tiên trên vùng biển Quảng Ngãi Tuy nhiên, đến chiều 24/12 vẫn chưa có biện pháp khắc phục
Khoảng 22h ngày 2/3/2008 khi đến tọa độ 102o9,7’B – 107o47,5’Đ trên vùng biển Bình Thuận, cách xã La Gi khoảng 9 hải lý về hướng Đông Nam, tàu Đức Trí BWEG chở 1700 tấn dầu gặp sóng to, gió lớn, tàu đã bị chìm
Ngày 7/7/2013, một vụ tràn dầu nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực biển phường Hải Cảng, Quy Nhơn (Bình Định) lan rộng khoảng 4 ha Vụ tràn dầu xảy ra tại đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng khu vực bãi tắm chính của thành phố, đồng thời uy hiếp và gây thiệt hại nghiêm trọng đến 543 lồng, bè nuôi cá trên biển của 75 hộ ngư dân tại phường Hải Cảng Mặc dù khối lượng dầu không quá lớn nhưng do sự việc xảy ra khá bất ngờ nên sự cố này đã gây thiệt hại lớn về nhiều mặt, cả về môi trường và kinh tế Để xử lý hậu quả, chính quyền thành phố Quy Nhơn đã phải huy động 200 nhân lực trục vớt dầu vón cục dày đặc tại bãi biển, thu gom được 52 tấn váng dầu lẫn trong cát Riêng các hộ dân nuôi cá lồng bè thì thiệt hại do ô nhiễm khiến cho thủy sản bị chết lên đến hàng tỉ đồng
Trang 37c Các sự cố tràn dầu và thiệt hại tại khu vực sông Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh
Bảng 1.5 Sự cố tràn dầu trên Sông Nhà Bè Stt Ngày Sự cố Vị trí
Khối lượng dầu tràn Hậu quả
Thiệt hại ước tính Ứng cứu
Tràn 130 tấn dầu FO
Gây ô nhiễm khoảng
200 km2 trong đó ô nhiễm nặng 37 km2,
nghiêm trọng tài nguyên thủy sản, hủy diệt hệ sinh vật thủy sinh, các nhóm sinh vật đáy và thảm thực vật rừng ngập mặn
thiệt hại kinh
tế lên đến hàng chục triệu USD
Tổng số tiền bồi thường
là 2 triệu USD
Có hoạt động ứng cứu nhưng không hiệu quả, chỉ vớt được lượng dầu ít nhờ dân địa phương
2 16/4/1994
Tàu Nhật Thuần 01 đâm ngang tàu Hiệp Hòa
Tại khu vực cầu cảng 1 – Kho B trên sông Nhà Bè
Tràn 113.000 lít dầu DO (khoảng 95 tấn)
Hàng trăm hộ nông dân tại Bình Khánh (Cần Giờ), Phú Xuân (Phú Mỹ - Nhà Bè) bị thiệt hại hoa màu, thủy sản
thiệt hại khoảng 1,2
tỷ VNĐ
Trang 383 3/10/1994
Tàu Neptune Aries va vào cầu cảng trong khi cập bến Sài Gòn Petro
Tại Cát Lái
Tràn 1.864 tấn dầu DO
ra sông
Gây ô nhiễm nặng khoảng 300 km2, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trường thủy sản
Gây thảm họa môi trường đặc biệt đối với
hệ sinh thái
Số tiền bồi thường thiệt hại lên đến 4,2 triệu USD
Có huy động đội
không hiệu quả Trang thiết bị không phù hợp
Chỉ thu hồi khoảng
200 tấn dầu do dân địa phương vớt được
4 27/1/1996
(Singapore) va vào cầu cảng Sài Gòn 2 – Petro
Tàn khoảng
70 tấn dầu Condensate
Ô nhiễm 15 km2 làm thiệt hại hệ sinh thái, sản xuất, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
Kết quả bồi thường thiệt hại 400.000 USD
Vớt được khoảng 12 tấn dầu
5 16/8/1998
Tàu Sikimex (Công ty TNHH Sông Kim) bị cày neo va vào xà lan chở cát
Khu vực Bờ Băng,
xã Phú Xuân, sông Nhà Bè
Tràn hơn 40 tấn DO ra sông
Vùng kênh rạch bị ảnh hưởng tương đối năng rộng khoảng 20 – 30
km2
Giá trị đền
bù do thiệt hại khoảng 2,5 tỷ VNĐ
Ngoài khơi cảng Dầu thực vật, thuộc phườn Phú Thuận, Quận 7
Phần lớn hầm máy và cabin bị cháy rụi, có thương vong về người
19 giờ cùng ngày đã dập tắt hoàn toàn đám cháy
7 4 giờ ngày
19/6/2007
Tàu Quang Đức chở 1.778 tấn dầu FO đang neo gần nhà máy đóng
Gần nhà máy đóng tàu Saigon Shipmarin
Tàu Quang Đức bị nứt mạn trái, cách mặt
Đến 10 giờ cùng ngày, lực lượng ứng cứu đã
xử lý thành công
Trang 39tàu bị trôi và va chạm tàu Vinashin Southern
18
nước khoảng 1 mét khiến dầu tràn ra sông
8 9/4/2008
Tàu chở container QC Vision trọng tải 20.000 tấn lưu thông hướng từ Cát Lái ra Cần Giờ đã đâm vào mạn tàu Vietranstimex
05 trọng tải 3000 tấn của Công ty Cổ phầm Vận tải đa phương thức 6 đang neo đậu tại sông Nhà Bè
Khu vực neo đậu giữa sông Nhà Bè
Lượng dầu
FO của tàu
có gần 30 tấn và một lượng dầu nhỏ đã theo vết nứt rò rỉ
ra sông
Tàu Vietranstimex thủng một lỗ dài 2,4 m; ao 1,4 m; sâu 0,5 m
và một vết nứt dài 1,2
m bên mạn trái tàu
Trưa cùng ngày, lực lượng ứng phó đã có mặt và thu hồi hết lượng dầu tràn
7/7/2009
Xà lan CT-03979 (Hà Long – 07) bị thủng hầm chứa
Tại Kho C Nhà Bè
Thất thoát khoảng 500 lít
Huy động lực lượng UCSCTD có hiệu quả
Bè
Ước lượng dầu tràn không quá
100 lít
Huy động lực lượng UCSCTD có hiệu quả
Trang 401.4.5 Diễn biến dầu tràn
Hình 1.6 Sơ đồ diễn biến dầu tràn trong môi trường nước
(Nguồn: Lê Thị Tuyết Mai, 2016)
a Quá trình loang dầu
Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ là chất lỏng có độ hòa tan rất thấp trong nước, đặc biệt là nước biển Do đó, khi khối dầu rơi vào nước sẽ xảy ra hiện tượng chảy lan trên
bề mặt nước Quá trình được chú ý đặc biệt nhằm ứng cứu sự cố tràn dầu hiệu quả Trong điều kiện tĩnh, 1 tấn dầu có thể lan phủ kín 12 km2 mặt nước, một giọt dầu (nửa gam) tạo ra một mảng dầu 20m2 với độ dày 0,001mm, có khả năng làm bẩn 1 tấn nước
b Quá trình bay hơi
Song song với quá trình lan tỏa, dầu sẽ bốc hơi tùy thuộc vào nhiệt độ sôi và áp suất riêng phần của hydro và cacbon trong dầu mỏ cũng như các điều kiện bên ngoài nhiệt độ, sóng, tốc độ gió và diện tích tiếp xúc giữa dầu và không khí Các hydro và cacbon có nhiệt độ sôi càng thấp thì tốc độ bay hơi càng cao Ở điều kiện bình thường thì các thành phần của dầu có nhiệt độ sôi thấp hơn 2000C sẽ bay hơi trong vòng 24 giờ
c Quá trình hòa tan
Đây là quá trình xảy ra sự xáo trộn giữa nước và dầu Các vệt dầu chịu tác động của sóng, gió, dòng chảy tạo thành các hạt dầu có kích thước khác nhau, trong đó có các hạt đủ nhỏ và đủ bền có thể trọng tương đối bền vào khối nước Điều này làm diện tích
bề mặt hạt dầu tăng lên, kích thích sự lắng đọng dầu xuống đáy hoặc giúp cho khả năng tiếp xúc của hạt dầu với các tác nhân oxy hóa, phân hủy dầu tăng, thúc đẩy quá trình phân hủy dầu
d Quá trình nhũ tương
Đây là quá trình tạo thành các hạt keo giữa dầu và nước hoặc nước và dầu