1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá chất lượng nước mặt sông la ngà đoạn chảy qua tỉnh đồng nai và đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng nước

99 133 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 4,6 MB

Nội dung

Hiện nay sông La Ngà đang đứng trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do các hoạt động kinh tế xã hội từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân sinh sống ven sô

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4

1.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1.1 Các chương trình nghiên cứu trong nước 4

1.1.2 Các chương trình nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.3 Tổng quan về nước mặt 5

1.2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHİÊN CỨU 13

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên 13

1.2.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội 17

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG LA NGÀ ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG NAI 20

2.1 VAI TRÒ CỦA NGUỒN NƯỚC SÔNG LA NGÀ ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG NAI 20

2.2 CÔNG TÁC ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT 21

2.2.1 Dân cư sống ven sông La Ngà 21

2.2.2 Hộ dân nuôi thủy sản trên sông La Ngà 23

2.2.3 Hộ dân dân nuôi thủy sản ven sông 27

2.3 NGUYÊN NHÂN LÀM THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG NƯỚC 28

2.3.1 Hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi 29

Trang 2

2.3.2 Hoạt động khai thác cát 31

2.3.3 Hoạt động nuôi trồng thủy sản 31

2.3.4 Sinh hoạt của cộng đồng 33

2.3.5 Hoạt động công nghiệp 34

2.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG LA NGÀ ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG NAI 36

2.4.1 Kết quả phân tích chất lượng nước 36

2.4.2 Đánh giá chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI): 58

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG LA NGÀ ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG NAI 66

3.1 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG LA NGÀ ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG NAI 66

3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG LA NGÀ ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG NAI 67

3.2.1 Biện pháp chung 67

3.2.2 Biện pháp quản lý cho từng đối tượng 68

3.2.3 Xây dựng phương án cấp nước sạch thay thế 70

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 71

1 KẾT LUẬN 71

2 KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Quy định các giá trị qi, BPi 9

Bảng 1.2 Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 10

Bảng 1.3 Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 11

Bảng 1.4 Thống kê diện tích, dân số các huyện sông La Ngà chảy qua tỉnh Đồng Nai 18 Bảng 2.1 Thống kê kết quả khảo sát từ dân cư sống ven sông La Ngà 21

Bảng 2.2 Thống kê kết quả khảo sát từ hộ dân nuôi thủy sản trên sông La Ngà 24

Bảng 2.3 Thống kê kết quả khảo sát từ hộ dân đào ao nuôi thủy sản ven sông 27

Bảng 2.4 Tải lượng thải trong nước thải sinh hoạt 34

Bảng 2.5 Tải lượng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt 34

Bảng 2.5 Danh sách các chủ nguồn thải đổ ra sông La Ngà 35

Bảng 2.6 Vị trí quan trắc nước mặt sông La Ngà 36

Bảng 2.7 Đánh giá sự tương quan giữa các thông số chất lượng nước 57

Bảng 2.8 So sánh WQI Việt Nam và WQICCME 65

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sông La Ngà đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai 14

Hình 2.1 Nuôi cá bè trên sông La Ngà 20

Hình 2.2 Dẫn nước sông vào hồ nuôi cá 21

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của người dân sinh sống ven sông 22

Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện chất lượng nước sông La Ngà theo ý kiến của người dân sinh sống ven sông 22

Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện việc thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt của người dân sinh sống ven sông 23

Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện nguồn thức ăn cho thủy sản tại các hộ nuôi cá bè 25

Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước sinh hoạt cho hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà 25

Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện việc thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt của hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà 26

Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện chất lượng nước sông La Ngà theo ý kiến hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà 26

Hình 2.10 Bản đồ nguồn thải đổ vào sông La Ngà đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai 28

Hình 2.11 Biểu đồ thực hiện công tác xây dựng HTXL nước thải theo đúng cam kết tại quyết định phê duyệt ĐTM trên địa bàn huyện Xuân Lộc năm 2016 29

Hình 2.12 Hồ chứa nước thải sau Biogas không chống thấm của trang trại X 30

Hình 2.13 Hồ chứa nước thải sau Biogas chống thấm của trang trại Y 30

Hình 2.14 Hệ thống xử lý nước thải sau Biogas đang xây dựng của trang trại T.A 31

Hình 2.15 Hoạt động khai thác cát trên sông La Ngà 31

Hình 2.16 Thức ăn thừa nuôi cá bè 32

Hình 2.17 Nước thải từ ao nuôi cá đổ trực tiếp ra sông 32

Hình 2.18 Nước thải từ các chuồng nuôi cá sấu 33

Hình 2.19 Người dân sinh sống trên nhà bè 33

Hình 2.20 Nước thải sinh hoạt của khu dân cư ven sông 34

Hình 2.21 Bản đồ vị trí điểm quan trắc sông La Ngà tỉnh Đồng Nai 37

Trang 6

Hình 2.22 Diễn biến giá trị pHtheo mùa giai đoạn năm 2015-2017 38

Hình 2.23 Diễn biến hàm lƣợng Độ đục theo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 39

Hình 2.24 Diễn biến hàm lƣợng Độ đục theo mùa giai đoạn năm 2015-2017 39

Hình 2.25 Diễn biến hàm lƣợng TSS theo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 40

Hình 2.26 Diễn biến hàm lƣợng TSS theo mùa giai đoạn năm 2015-2017 41

Hình 2.27 Diễn biến hàm lƣợng DOtheo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 42

Hình 2.28 Diễn biến hàm lƣợng DOtheo mùa giai đoạn năm 2015-2017 42

Hình 2.29 Diễn biến hàm lƣợng CODtheo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 43

Hình 2.30 Diễn biến hàm lƣợng CODtheo mùa giai đoạn năm 2015-2017 44

Hình 2.31 Diễn biến hàm lƣợng BOD5theo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 45

Hình 2.32 Diễn biến hàm lƣợng BOD5theo mùa giai đoạn năm 2015-2017 45

Hình 2.33 Diễn biến hàm lƣợng Amoni theo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 46

Hình 2.34 Diễn biến hàm lƣợng Amoni theo mùa giai đoạn năm 2015-2017 47

Hình 2.35 Diễn biến hàm lƣợng Nitrit theo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 48

Hình 2.36 Diễn biến hàm lƣợng Nitrit theo mùa giai đoạn năm 2015-2017 48

Hình 2.37 Diễn biến hàm lƣợng Nitrat theo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 49

Hình 2.38 Diễn biến hàm lƣợng Nitrat theo mùa giai đoạn năm 2015-2017 50

Hình 2.39 Diễn biến hàm lƣợng Photphat theo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 51

Hình 2.40 Diễn biến hàm lƣợng Photphat theo mùa giai đoạn năm 2015-2017 51

Hình 2.41 Diễn biến hàm lƣợng Colifom theo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 52

Hình 2.42 Diễn biến hàm lƣợng Colifom theo mùa giai đoạn năm 2015-2017 53

Hình 2.43 Diễn biến hàm lƣợng E.Coli theo vị trí giai đoạn năm 2015-2017 54

Hình 2.44 Diễn biến hàm lƣợng E.Coli theo mùa giai đoạn năm 2015-2017 54

Hình 2.45 Biểu đồ diễn biến WQI của sông La Ngà theo điểm quan trắc giai đoạn năm 2015-2016 58

Hình 2.46 Biểu đồ cột diễn biến WQI của sông La Ngà giai đoạn năm 2015-2017 59

Hình 2.47 Bản đồ phân vùng WQI của sông La Ngà năm 2017 62

Hình 2.48 Biểu đồ biến động WQICCME của sông La Ngà theo điểm quan trắc giai đoạn năm 2015-2017 63

Trang 7

Hình 2.49 Biểu đồ diễn biến WQICCME của sông La Ngà giai đoạn năm 2015-2017 64

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống các tổ chức tham gia quản lý Tài nguyên nước mặt 66

Trang 8

MỞ ĐẦU

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của con người, là thành phần thiết yếu không thể thiếu cho sự sống, tồn tại và phát triển của sinh vật Hiện nay môi trường nước đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau:

tự nhiên (thiên tai, lũ lụt), nhân tạo (hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải) Bên cạnh đó là các yếu tố như: tốc độ tăng dân số, sự bùng nổ và phát triển của công nghiệp, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước mặt nói riêng Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh thì nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng dẫn đến nguồn nước dần bị cạn kiệt Ô nhiễm nước đang là mối quan tâm trên toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm nước mặt

Tuy tài nguyên nước có tầm quan trọng trong sinh hoạt đời sống và sự phát triển của con người nhưng ý thức coi trọng sử dụng hợp lý hơn để phục vụ đời sống của con người vẫn còn rất hạn chế Sự phát triển đi kèm với lợi ích kinh tế khiến chúng ta dần lãng quên đi cách sử dụng tiết kiệm hợp lý nguồn nước Do đó, việc kiểm soát, quản lý

và bảo vệ chất lượng môi trường nước là điều cần thiết Nhiều nghiên cứu đã thực hiện nhằm ứng dụng các phương pháp hỗ trợ công tác đánh giá, quản lý chất lượng môi trường nước mặt

Tỉnh Đồng Nai có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội Hệ thống sông suối của Tỉnh rất dày đặc và cung cấp nguồn nước lớn có thể kể đến như các sông lớn như sông Đồng Nai, sông La Ngà… Sông La Ngà đoạn chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai là nguồn cung cấp nước lớn cho khu vực phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi thủy sản Hiện nay sông La Ngà đang đứng trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt

do các hoạt động kinh tế xã hội từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân sinh sống ven sông và vùng lân cận

Với những mặt ý nghĩa đó thì việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên là cơ sở để thực hiện các biện pháp quản lý kịp thời, xử lý ô nhiễm được đảm

bảo, chính vì vậy đề tài: “Đánh giá chất lượng nước mặt sông La Ngà đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng nước” là sự cần thiết

cho việc quản lý nước mặt của tỉnh Đồng Nai

Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên và yêu cầu thực tế về đánh giá chất lượng nước mặt của sông La Ngà, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và

Trang 9

cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trong thời gian tới Do thời gian và kinh phí hạn hẹp, đề tài chỉ giới hạn đánh giá chất lượng nước mặt sông Là Ngà đoạn chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông La Ngà đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai, xác định nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng nước

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài gồm 6 nội dung:

- Nội dung 1: Khảo sát thực địa khu vực thực hiện đề tài

- Nội dung 2: Tổng hợp tài liệu, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên-xã hội của khu vực

- Nội dung 3: Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt sông La Ngà đoạn chảy qua

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng: vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, thực vật…

- Thu thập các tài liệu liên quan đến chất lượng nước: đặc điểm tự nhiên, hiện trạng nhu cầu sử dụng nước…

- Khảo sát thực tế: tiến hành đi thực tế, khảo sát tại các điểm dọc theo hai bên bờ sông, các hộ, làng bè trên sông để lấy hình ảnh thực tế, phỏng vấn và có cái nhìn tổng quát về khu vực khảo sát Các địa điểm cụ thể để lấy hình ảnh như sau: cầu La Ngà,

Trang 10

làng cá bè, một số cống thải tại các nhà máy dọc hai bên bờ sông như nhà máy mía đường La Ngà, nhà máy men…

4.2 Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu

4.2.1 Xử lý số liệu bằng công cụ thống kê excel, SPSS

Sử dụng một số nhóm hàm thông dụng trong excel, SPSS để thống kê lại các số liệu, vẽ các biểu đồ, diễn giải các số liệu thu thập được để xử lý các thông tin bảng câu hỏi, kết quả quan trắc

4.2.2 Phương pháp lập bản đồ, nội suy dữ liệu bằng Arcgis

Được áp dụng để lập các bản đồ về khu vực nghiên cứu, bản đồ lấy mẫu, bản đồ hiện trạng chất lượng nước, các bản đồ dự báo chất lượng nước, bản đồ hệ thống quan trắc, sau đó dựa vào bản đồ để đánh giá tổng hợp chất lượng nước

4.2.3 So sánh đối chiếu với QCVN 08:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Từ bảng số liệu quan trắc môi trường nước mặt theo giai đoạn năm 2015-2017

vẽ biểu đồ và so sánh đối chiếu với QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

+ Các chỉ tiêu phân tích hóa lý: pH, TSS, Nitrit, Nitrat, Amoni, DO

+ Các chỉ tiêu phân tích vi sinh và hữu cơ: BOD, COD, tổng coliform

Từ so sánh đối chiếu với quy chuẩn nhận xét diễn biến chất lượng, hiện trạng ô nhiễm nước, các nguồn gây ô nhiễm nước trên địa bàn

4.2.4 Phương pháp lập chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI)

- Chỉ số WQI Việt Nam

- Chỉ số WQICCME Canada

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Đề tài đánh giá chất lượng nước mặt sông Là Ngà đoạn chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai ( thuộc các huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc)

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.1 Các chương trình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, để đánh giá chất lượng nước (CLN), ô nhiễm nước sông, kênh rạch, ao đầm người ta thường dựa vào việc phân tích các thông

số CLN riêng biệt, sau đó so sánh từng thông số đó với giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn Quốc gia hoặc tiêu chuẩn Quốc tế.Ngoài cách làm truyền thống này khi đánh giá CLN để giúp thể hiện rõ diễn biến CLN tổng quát của một con sông (hay đoạn sông), việc so sánh CLN từng vùng của một con sông, CLN thời gian này với thời gian khác (theo tháng, theo mùa) giúp dễ dàng cho công tác giám sát diễn biễn CLN, đánh giá và kiểm soát ô nhiễm nước Vì vậy nhiều nghiên cứu ứng dụng các công cụ, chỉ số chất lượng nước được thực hiện:

- Cao Ngọc Tuyết Trinh, Ứng dụng GIS trong quản lý chất lượng nguồn nước mặt

thành phố Cần Thơ, năm 2008

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được công nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không chỉ trong các công tác thu thập đo đạc địa lý mà còn trong các công tác điều tra tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng diễn biến môi trường Chính nhờ những khả năng này mà công nghệ GIS đã được đón nhận và áp dụng trong các cơ quan nghiên cứu cũng như quản lý ở nước ta

- Nguyễn Bắc Giang, Áp dụng mô hình qual2k đánh giá diễn biến chất lượng nước dòng chính sông Hương, năm 2011, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 65

Các mô hình CLN được xem là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý CLN, giúp đánh giá và dự báo về sự biến đổi CLN trong tương lai Trong

số các mô hình CLN đang được áp dụng, Qual2K là mô hình CLN sông tổng hợp, đơn giản và miễn phí được áp dụng phổ biến nhiều nơi trên thế giới

- Nguyễn Đỗ Ngọc Uyên, Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông La Ngà đoạn chảy qua tỉnh Bình Thuận, năm 2014 mô phỏng, đánh giá lưu lượng dòng chảy và chất lượng nước trên lưu vực sông

- Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi Nguyễn Mạnh Hưng, Thuỷ Châu,

Đánh giá chất lượng nước sông bồ ở tỉnh thừa thiên Huế dựa vào chỉ số chất lượng nước WQI, năm 2010,Tạp Chí Khoa học, Đại học Huế, số 58

Trang 12

Để đánh giá tổng quát và định lượng về CLN, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index – WQI) WQI là một thông số “tổ hợp” được tính toán từ nhiều thông số CLN riêng biệt theo một phương Với WQI, có thể giám sát diễn biến tổng quát về CLN, so sánh được chất lượng nước các sông, thông tin cho cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách hiểu về CLN, có thể bản đồ hoá CLN… Với những ưu điểm đó, hiện nay WQI được xem là một công cụ hữu hiệu phục vụ quản lý nguồn nước

* Ở Việt Nam: Theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 1/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước của Việt Nam

1.1.2 Các chương trình nghiên cứu trên thế giới

Một số phương pháp, chương trình nghiên cứu trên thế giới:

- Các nghiên cứu, áp dụng WQI trên thế giới

+ Hoa Kỳ: WQI được xây dựng cho mỗi bang, đa số các bang tiếp cận theo phương pháp của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation-NSF) – sau đây gọi tắt là WQI-NSF

+ Canada: Phương pháp do Cơ quan Bảo vệ môi trường Canada (The Canadian Council of Ministers of the Environment- CCME, 2001) xây dựng

+ Châu Âu: Các quốc gia ở châu Âu chủ yếu được xây dựng phát triển từ WQI – NSF (của Hoa Kỳ), tuy nhiên mỗi Quốc gia – địa phương lựa chọn các thông số và phương pháp tính chỉ số phụ riêng

+ Các quốc gia Malaysia, Ấn Độ phát triển từ WQI – NSF, nhưng mỗi quốc gia có thể xây dựng nhiều loại WQI cho từng mục đích sử dụng

- Áp dụng mô hình qual2k : Đây là mô hình CLN sông tổng hợp, đơn giản và

miễn phí được áp dụng phổ biến nhiều nơi trên thế giới

+ Mô hình Qual2K đã được áp dụng trong mô phỏng DO của sông Blackstone (Mỹ)

+ Đánh giá CLN chảy qua đập Gavins Point trên sông Missouri (Mỹ)

+ Tính toán tác động của nước thải công nghiệp và đô thị đến DO sông Sava (Slovenia)

+ Đánh giá CLN sông Sungai Selangor (Malaysia)

1.1.3 Tổng quan về nước mặt

a Khái niệm

Trang 13

Theo Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/QH13: Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo

Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt: Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối, kênh, mương

b Ô nhiễm nước [1]

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, động vật nuôi và các loài hoang dã”

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:

Nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt Các tác nhân trên đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng

Nguồn gốc nhân tạo: của ô nhiễm nước là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước

c Các thông số đánh giá chất lượng nước mặt [1]

c.1 Các chỉ tiêu vật lý

- Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh

hóa xảy ra trong nước Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (tại nơi

lấy mẫu)

- pH: Chỉ có định nghĩa về mặt toán học : pH = -log[H+] pH là một chỉ tiêu cần được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, …), các quá trình sinh học trong nước Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước

- Độ đục: Do chứa các hạt sét, mùn, vi sinh vật, các hạt bụi, các hạt hóa chất

kết tủa, nước trở nên đục Nước đục ngăn cản quá trình chiếu sáng của tia sáng mặt trời xuống đáy thủy vực Các chất rắn trong nước ngăn cản các hoạt động bình thường của của cơ thể sinh vật Thang đo độ đục là NTU Độ đục của nước được xác định bằng các máy đo trong phòng thí nghiệm hoặc trên hiện trường

Trang 14

- Chất rắn lơ lững (TSS): là các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ, kích thước bé,

rất khó lắng trong nước như khoáng sét, bụi than, mùn Sự có mặt của chất rắn lơ lửng trong nước gây nên độ đục, màu sắc và các tính chất khác Để xác định nồng độ chất rắn

lơ lửng người ta thường để lắng các bình chứa mẫu nước sau đó lấy ra phần chất lắng, sấy khô và cân

c.2 Các chỉ tiêu hóa học

- Hàm lượng oxy hòa tan (DO): là lượng khí oxy hòa tan trong nước, rất cần

thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Hàm lượng oxi hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước

- Nhu cầu oxy sinh hóa BOD: là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật cần dùng để

oxy hóa các hợp chất hữu cơ BOD là một trong những chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ gây ô nhiễm của các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và khả năng tự làm sạch của nguồn nước Chỉ tiêu BOD được xác định bằng cách đo đạc lượng oxy

mà vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ

- Nhu cầu oxy hóa học COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất

hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết

để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật

Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO) Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng

độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước

- Hợp chất Nitơ

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra amoni (NH4+), nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-) Do đó các hợp chất này thường được xem là những chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước Khi mới bị nhiễm bẩn, ngoài các chỉ tiêu có giá trị cao như độ oxy hoá, amoni, trong nước còn có một ít nitrit và nitrat Sau một thời gian NH4+, NO2- bị oxy hóa thành NO3-

+ Amoni (NH4+) được hình thành từ nitơ, trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ,

là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với thực vật thủy sinh và tảo Trong nước bề mặt

tự nhiên vùng không ô nhiễm, NH4+ có dạng vết (khoảng 0,05 mg/l) Nồng độ amoni trong nước ngầm nhìn chung thường cao hơn nước mặt

Trang 15

+ Nitrit (NO2-) là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân

hủy các chất đạm hữu cơ Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ Trong các hệ thống xử hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của vi sinh vật

+ Nitrat (NO3-) là giai đoạn oxy hóa cao nhất trong chu trình của nitrogen và

là giai đoạn sau cùng trong tiến trình oxy hóa sinh học

- Kim loại nặng: Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn Kim loại nặng không

tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của cá thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng Vì vậy chúng là nguyên tố độc hại đối với sinh vật Kim loại nặng

có mặt trong môi trường từ nhiều nguồn như: Nước thải công nghiệp và sinh hoạt, giao thông, y tế, nông nghiệp, khai thác khoáng sản

c.1 Chỉ tiêu vi sinh:

- Coliform: là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định

mức độ nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước

- Escherichia Coli: thường được gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng,

thường sống trong ruột người và một số động vật E.Coli đặc hiệu cho nguồn gốc phân, luôn hiện diện trong phân của người và động vật, chim với số lượng lớn Sự có mặt của E.Coli vượt quá giới hạn cho phép đã chứng tỏ sự ô nhiễm về chỉ tiêu này Đây được xem là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột như tiêu chảy, kiết lị

d Chỉ số chất lượng nước WQI

Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI) là một chỉ số tổ hợp được tính toán từ các thông số chất lượng nước xác định thông qua một công thức toán học WQI dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và được biểu diễn qua một thang

điểm

d.1 Chỉ số chất lượng nước ở Việt Nam

Theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 1/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước của Việt Nam đã được ban hành Theo đó chỉ số chất lượng nước được tính như sau:

* Tính toán WQI thông số

WQI thông số (WQISI ) được tính toán cho các thông số BOD 5 , COD, N-NH 4 , P-PO 4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:

Trang 16

 1  1 1

i i

BP BP

q q WQI

qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi

qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1

Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán

Bảng 1.1 Quy định các giá trị q i , BP i

i q i

Giá trị BP i quy định đối với từng thông số

BOD 5 (mg/l)

* Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQI DO ): tính toán thông qua giá trị

DO % bão hòa

Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:

(công thức 1)

Trang 17

- Tính giá trị DO bão hòa:

3 2

000077774 ,

0 0079910

, 0 41022

, 0 652 ,

T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0 C)

- Tính giá trị DO % bão hòa:

DO hòa tan : Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)

Bước 2: Tính giá trị WQIDO:

i i

i i

BP BP

q q

Trong đó:

Cp: giá trị DO % bão hòa

BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2

Bảng 1.2 Quy định các giá trị BP i và qi đối với DO % bão hòa

(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011)

Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1

Nếu 20< giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo Công thức 2 và sử dụng Bảng 2

Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100

Nếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo Công thức 1 và sử dụng Bảng 2

Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1

DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100

(công thức 2)

Trang 18

* Tính giá trị WQI đối với thông số pH

Bảng 1.3 Quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH

BPi ≤5,5 5,5 6 8,5 9 ≥9

(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011)

Nếu giá trị pH≤5.5 thì WQIpH bằng 1

Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo Công thức 2 và sử dụng Bảng 3

Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100

Nếu 8,5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo Công thức 1 và sử dụng Bảng 3

Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1

* Tính toán WQI

Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được

áp dụng theo công thức sau:

3 / 1 2

1

5

1 5

a

pH

WQI WQI

WQI

WQI WQI

Trong đó:

WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4

WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục

WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform

WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH

Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên

* Xác định chỉ số chất lượng nước: dùng để mô tả định lượng về chất lượng

nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó được biểu diễn qua 1 thang điểm như sau:

Trang 19

Mức

phân loại

Giá trị

I 91-100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt 91-100

II 76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011) d.2 Tham khảo một số phương pháp trên thế giới: Chỉ số chất lượng nước Canada (CCME Water Quality Index) [4]

Về lĩnh vực môi trường nước mặt, Hội đồng bộ trưởng môi trường của Canada (CCME) đã đưa ra chỉ số chất lượng nước, được tính như sau:

Bước 1: Tính toán giá trị phạm vi

F1 là tỉ số các thông số không đáp ứng được so với mức hướng dẫn trong khoảng thời gian tính chỉ số

F1 = (số thông số vượt quá tiêu chuẩn/tổng số thông số)*100

Bước 2: Tính toán giá trị tần suất F2

F2 là phần trăm số mẫu không đáp ứng được mức hướng dẫn họăc F2 = (Số mẫu không đáp ứng tiêu chuẩn/Tổng số mẫu)*100

Hoặc F2 = tần số (số lần không đạt chuẩn của các thông số quan trắc)/tổng số các kết quả quan trắc của tất cả cá thông số

Bước 3: Tính toán giá trị biên độ F3

Giá trị F3 được tính toán qua 3 bước sau:

Trang 20

- Với các giá trị không đáp ứng được tiêu chuẩn (cao hơn giới hạn trên hoặc thấp hơn giới hạn dưới), ta tính giá trị sau:

 excursioi = (giá trị thông số/mức hướng dẫn) – 1 khi giá trị thông số cao hơn giới hạn trên của mức hướng dẫn

 excusioi = (mức hướng dẫn/giá trị thông số) – 1 khi giá trị thông số thấp hơn giới hạn dưới của mức hướng dẫn

- Tính toán giá trị nse:

Trang 21

Hình 1.2 Sông La Ngà đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai

Sông La Ngà là một phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc, nơi hợp lưu của ba con suối nhỏ có tên là: RơNha, ĐacToren và ĐacNo ở độ cao trung bình hơn 1.000 m, nơi cao nhất tới 1.460

m Lưu vực của sông gồm phần lớn diện tích huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tánh Linh (Bình Thuận), Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai)

Trang 22

Chiều dài của sông từ thượng nguồn về đến nơi hợp lưu với sông Đồng Nai khoảng 210km, cách Trị An khoảng 38km về phía thượng lưu, diện tích lưu vực rộng 4.100 km2 Phần chảy qua tỉnh Đồng Nai dài 70 km, ứng với diện tích khoảng 1.050

km2 Mật độ sông suối vào loại trung bình (D = 0,4-0,5), tức là trên 1 km2 có từ 0,5 km sông suối, độ dốc bình quân lưu vực khoảng 4,3‰, hệ số uốn khúc bình quân 1,5

0,4-Do địa hình chi phối mãnh liệt, hướng chảy của sông La Ngà rất phức tạp, khoảng 100 km kể từ nguồn, lưu vực có dạng lá cây, dòng chính chảy theo hướng gần như từ Bắc xuống Nam đoạn kế tới Tà Pao dài 30 km chảy theo hướng Tây Nam, 25

km tiếp chảy theo hướng Tây Bắc, đoạn từ ranh giới giữa Đồng Nai và Bình Thuận về tới suối Gia Huynh dài khoảng 30 km sông lại chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ đây về tới chỗ nhập lưu với sông Đồng Nai còn khoảng 20 km hướng chảy là Tây-Tây Bắc có đoạn gần như từ Nam đến Bắc, đặc biệt đoạn từ ranh giới giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận về tới Đồng Hiệp, sông chảy uốn khúc quanh co

Từ nguồn về tới Tà Pao, sông chảy trong lũng sông hẹp, hai bờ dốc cao, có rừng rậm; từ Tà Pao về tới Đồng Hiệp, lũng sông mở rộng thành đồng ruộng phì nhiêu rộng chừng 100.000 ha, đây là vựa lúa lớn của huyện Tánh Linh (Bình Thuận), trên địa phận tỉnh Đồng Nai có khoảng 4.000 ha, kéo dài từ Thọ Lâm (Tân Phú) về Đồng Hiệp (Định Quán) Nhìn chung khu vực này chưa được khai thác triệt để, do chưa có các công trình ngăn lũ, thường bị ngập lụt trong mùa mưa, phần lớn diện tích quanh năm ngập nước, trở thành đầm lầy

Từ Phú Hiệp về hạ lưu dòng sông bị chặn lại bởi các dãy đá ngầm, các thác nước

tự nhiên như thác Trời cao 5 m, gây cản trở rất nhiều cho việc thoát lũ xuống hạ lưu, đi lại khó khăn, đồng thời làm tăng nguy cơ ngập úng cho khu vực đồng ruộng phía Bắc Thọ Lâm, Đồng Hiệp

Sông La Ngà có nhiều chi lưu, tính riêng trên đất Đồng Nai đã có gần hai mươi suối lớn nhỏ, không kể một số suối cạn về mùa khô Tính từ thượng lưu, phía bờ phải

có 8 suối, trong đó suối ĐarKaYa dài nhất 16 km, còn lại nhỏ hơn 10 km Phía bờ trái

có 11 suối, các suối này đều có nguồn từ cao nguyên Bình Lộc, An Lộc nơi có độ cao trung bình 200 m, hướng chảy chủ yếu từ Nam lên Bắc, trong đó đáng kể nhất là suối Tam Bung có chiều dài 23 km, ứng với diện tích lưu vực khoảng 155 km2, hàng năm cung cấp cho sông La Ngà một lượng nước khoảng: 0,173x109 m3 Các chi lưu của sông La Ngà đều ngắn, độ dốc lớn, thời gian tập trung nước vào mùa lũ nhanh, thường hay xảy ra lũ quét gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương

Trang 23

Sông La Ngà là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai Đây là con sông dồi dào về nguồn nước, phong phú về cảnh đẹp, lưu vực của nó là vùng kinh

tế nông lâm nghiệp phát triển, có nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, thuốc lá và các loại cây lương thực như bắp, đậu các loại

b Đặc điểm địa hình

Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 70 km, khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5m) Đoạn này sông La Ngà hẹp, có nhiều nhánh

đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung Suối Gia Huynh có lưu vực

135 km2, mô đun dòng chảy 9 l/s km2 vào mùa khô và 47,4 l/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai-Bình Thuận Suối Tam Bung có diện tích lưu vực 155 km2, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Xuân Lộc, mô đun dòng chảy

10 l/s km2 vào mùa khô và 65 l/s km2 vào mùa mưa Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một lượng nước khoảng 4,5 x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm 35 l/s km2

Nhiệt độ trung bình mùa khô từ 25,4-26,7 oC, chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 4,8 oC Nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 26-26,8 oC So với mùa khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,8 o

C

Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng, các huyện Tân Phú, phía bắc huyện Định Quán trên 2.500 mm/năm Mùa khô, tổng lượng mưa chỉ từ 210-370 mm chiếm 12-145 lượng mưa của năm Mùa mưa, lượng mưa từ 1.500-2.400 mm, chiếm 86-88% lượng mưa của năm

Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu, gồm 3 nhóm chính:

* Các loại đất hình thành trên đá bazan: gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì cao, chiếm 39,1% Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu

Trang 24

* Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch) Các loại đất này thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ… một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều…

* Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát, phân bố chủ yếu ven sông Đồng Nai, sông La Ngà Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…

d Đặc điểm thủy văn

Mùa mưa ở sông La Ngà bắt đầu từ tháng 5, song mùa lũ chính thức bắt đầu từ tháng 7, chậm hơn so với mùa mưa khoảng hai tháng Nguyên nhân là do sau 6-7 tháng mùa khô, lớp vỏ phong hóa khô rỗng, độ ẩm của đất và không khí xuống tới mức thấp nhất trong năm, mưa đầu vụ chỉ đủ ngấm và bốc hơi, mưa thực sự có hiệu quả từ cuối tháng 6 đầu tháng 7, lúc này dòng chảy vượt thấm chảy tràn trên sườn dốc, tham gia vào quá trình biến đổi mực nước trong sông Cá biệt có năm mùa lũ đến sớm vào tháng 6 nhưng mực nước cao nhất của tháng này chỉ cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ không nhiều, như năm 1990 mực nước cao nhất tháng 6 trên sông La Ngà

ở Phú Hiệp chỉ cao hơn trung bình khoảng 0,76 m

Từ tháng 7 cho đến tháng 11 mực nước sông luôn luôn duy trì ở mức cao, lũ chính vụ tập trung vào ba tháng 8, 9, 10 Mực nước cao nhất (đỉnh lũ) thường xuất hiện vào tháng 8 hoặc tháng 9

e Đặc điểm tài nguyên sinh vật

Với địa hình chủ yếu là đồi dốc thoải như ở các xã La Ngà, Phú Ngọc (Đinh Quán), có một số diện tích đất thấp hoặc bằng, có nhiều suối nhỏ đổ ra sông La Ngà Địa hình ba gồm các loại đất chính: đất sét, đất đỏ bazan thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (cá, trăn, cá sấu ), chăn nuôi (heo, bò ) và các loại cây lâu năm, cây ăn quả như xoài, điều, quýt và cây hằng năm như: cây đậu, bắp, lúa Khí hậu hai mùa mưa nắng rõ rệt thích hợp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt

1.2.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và

9 huyện chia làm 136 xã, 29 phường và 6 thị trấn

Trang 25

Bảng 1.4 Thống kê diện tích, dân số các huyện sông La Ngà chảy qua tỉnh Đồng

Nai

Ðơn vị hành

chính cấp Huyện

Huyện Xuân Lộc

Huyện Định Quán

Huyện Tân Phú

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011)

Năm 2011, mặc dù kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng vẫn 13,32% so với năm

2010, trong đó, dịch vụ tăng 14,9%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% công nghiệp- xây dựng tăng 14,2%

Quy mô GDP năm 2011 toàn tỉnh đạt 96.820 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp-xây dựng chiếm 57,3%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm 35,2% Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng Cũng trong năm 2011, toàn tỉnh có 5.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 67 tỷ đồng

Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%

Trong 9 tháng đầu năm 2012, theo đánh giá, hầu hết các lĩnh vực đều tăng chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước, ngoại trừ lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng mạnh Sản xuất công nghiệp trong 9 tháng tăng hơn 7% với 12 ngành công

Trang 26

nghiệp tăng và 4 ngành giảm Tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 11,87% so với cùng kỳ năm 2012, đạt trên 70% kế hoạch, trong đó lĩnh vực dịch vụ tăng cao nhất với 14,51%

so với cùng kỳ Ngoài ra, tổng mức bán lẻ tăng 20% so với 9 tháng đầu năm 2011, chỉ

số giá tiêu dùng tăng 6,14% so với cuối năm 2011 Xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012 đạt trên 7,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 7,5 tỷ USD

Phân bố dân cư khu vực sông không đều, thuộc khu vực sông La Ngà chảy qua tỉnh Đồng Nai dân cư tập trung đông đúc nhất là các khu vực xã Là Ngà, xã Phú Ngọc (Định Quán) nằm dọc tuyến Quốc Lộ 20, thuận lợi cho việc bố trí, xây dựng các công trình công cộng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân

Kinh tế xã hội phát triển làm cho mức sống của nhân dân trong vùng ngày một cao hơn Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt ngày một cao và lượng chất thải sinh hoạt ngày một nhiều hơn Trong khi đó nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt thì vẫn không đổi và đang có xu hướng quá tải do khả năng tự làm sạch của nguồn nước

bị ức chế bởi lượng chất bẩn được tải vào liên tục Kết quả là tải lượng ô nhiễm trên các sông rạch ngày càng gia tăng, nguồn nước bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu trở lại với môi trường và cộng đồng dân cư

Trang 27

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG LA NGÀ

ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG NAI

2.1 VAI TRÒ CỦA NGUỒN NƯỚC SÔNG LA NGÀ ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG NAI

- Cấp nước sinh hoạt: Nước sông là nước cấp sinh hoạt cho người dân trên địa

bàn (chủ yếu là các hộ dân nuôi cá bè định cư trên sông và một phần hộ dân sống ven

bờ sông)

- Cấp nước cho hoạt động nông nghiệp: Lưu vực của sông là vùng kinh tế nông

lâm nghiệp phát triển, có nhiều loại cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây lương thực Sông La Ngà từ Tà Pao về tới Đồng Hiệp, lũng sông mở rộng thành đồng ruộng phì nhiêu rộng chừng 100.000 ha, đây là vựa lúa lớn của huyện Tánh Linh (Bình Thuận), trên địa phận tỉnh Đồng Nai có khoảng 4.000 ha, kéo dài từ Thọ Lâm (Tân Phú) về Đồng Hiệp (Định Quán) Ngoài ra theo mùa sông La Ngà cũng có mùa nước lên và mùa nước rút ứng với mùa mưa và mùa khô, dựa vào đó người dân

trồng các loại cây ngắn ngày như bắp, đậu

- Nuôi thủy sản: Con sông là nguồn sống của hàng trăm hộ dân làm nghề đánh bắt

và nuôi cá bè Lưu vực sông có diện tích mặt nước rất lớn, rất thích hợp việc sử dụng

mặt nước nuôi cá bè

Hình 2.1 Nuôi cá bè trên sông La Ngà

Đối với các hộ dân ven sông thì đào hồ, dẫn nước vào nuôi cá (các lóc, cá sấu, trăn ), xịt rửa ao chuồng chăn nuôi

Trang 28

Hình 2.2 Dẫn nước sông vào hồ nuôi cá

2.2 CÔNG TÁC ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT

2.2.1 Dân cư sống ven sông La Ngà

Bảng 2.1 Thống kê kết quả khảo sát từ dân cư sống ven sông La Ngà

Nội dung điều

Dân cư sống ven sông La Ngà

Trang 29

Nguồn cấp nước

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của người dân sinh sống ven sông

Qua biểu đồ ta thấy phần lớn người sử dụng kết hợp nhiều nguồn (nước giếng, nước sông, nước bình), chỉ sử dụng nước giếng (35%), chỉ sử dụng nước sông (18,46%)

Chất lượng nước sông

Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện chất lượng nước sông La Ngà theo ý kiến của người

dân sinh sống ven sông

Qua biểu đồ ý kiến của người dân cho rằng chất lượng nước sông ở mức tốt (9,23%) trung bình, tương đối tốt (66,15%), nước ô nhiễm (24,62%) Ở mức ô nhiễm người dân cho rằng nước sông màu đục, có mùi hôi do thức ăn thừa do bè cá nuôi, nguồn thải từ các nhà máy trong khu vực

Nước giếng Nước máy

Tốt Trung bình

Ô nhiễm

Trang 30

Xử lý rác thải sinh hoạt

Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện việc thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt của người dân

sinh sống ven sông

Qua biểu đồ ta thấy phần lớn người dân hợp đồng với đơn vị thu gom để thu rác thải sinh hoạt (50,48%), còn lại đốt bỏ (36,92%), chôn (0,3%), đổ trực tiếp ra sông/môi trường (12,3%)

Nhận xét: Qua việc khảo sát những hộ dân sinh sống ven sông cho thấy một cái

nhìn tổng quát về hiện trạng chất lượng nước

- Một phần người dân do điều kiện kinh tế khó khăn hoặc do nguồn nước cấp từ giếng không ổn định (thiếu nước, nhiễm phèn) nên hằng ngày vẫn sử dụng nước sông cho sinh hoạt, ăn uống

- Các khu dân cư ven sông phần lớn tuyến đường thuận lợi đã triển khai các tuyến thu gom rác cho các hộ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hộ dân do nhiều nguyên nhân như:

ở xa tuyến thu gom, tần suất thu gom không ổn định, thiếu ý thức đã không xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách mà trực tiếp thải ra môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường, đặc biệt là nước mặt

- Chất lượng nước sông La Ngà theo ý kiến của người dân là nằm ở mức trung bình, chất lượng phụ thuộc rất lớn theo mùa và tình trạng xả thải của các công ty, xí nghiệp lân cận Theo đánh giá của người dân chất lượng nước sông những năm gần đây diễn biến tốt hơn sau những năm thanh tra môi trường xử lý những sai phạm trọng việc xả thải ra môi trường của công ty lân cận

2.2.2 Hộ dân nuôi thủy sản trên sông La Ngà

Đổ xuống sông Đốt

Chôn

Có đơn vị thu gom

Trang 31

Bảng 2.2 Thống kê kết quả khảo sát từ hộ dân nuôi thủy sản trên sông La Ngà

Hộ dân nuôi trồng thủy sản trên sông (120 phiếu)

Thu gom đem vào bờ (đốt bỏ,

2,5

Trang 32

Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn

Hộ dân nuôi trồng thủy sản trên sông (120 phiếu)

Thức ăn cho thủy sản

Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện nguồn thức ăn cho thủy sản tại các hộ nuôi cá bè

Qua biểu đồ nguồn thức ăn chủ yếu cho thủy sản được người dân sử dụng là cám công nghiệp (70,83%) còn lại là nguồn từ các loại thủy sản nhỏ như cá biển (29,17%)

Nguồn nước sinh hoạt

Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước sinh hoạt cho hộ dân nuôi thủy sản

trên sông La Ngà

Cám công nghiệp

Thủy sản nhỏ (cá,cua, ) Khác

Nước bình (mua, nước máy) Nước sông

Trang 33

Đối với các hộ dân sinh sống định cư trên bè cá (98%) thì nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước sông (52,5%), sử dụng kết hợp cả nước sông và nước bình (55%), chỉ có (2%) là sử dụng hoàn toàn nước bình cho sinh hoạt hằng ngày

Xử lý rác thải sinh hoạt

Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện việc thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt của hộ dân

nuôi thủy sản trên sông La Ngà

Việc xử lý rác thải sinh hoạt phần lớn hộ nuôi các bè chọn phương án đổ bỏ xuống sông (97,5%), còn thu gom đem vào bờ đốt bỏ (2,5%)

Chất lượng nước sông

Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện chất lượng nước sông La Ngà theo ý kiến hộ dân

nuôi thủy sản trên sông La Ngà

Qua biểu đồ ý kiến đánh giá chất lượng nước sông hộ dân cho rằng nước sông ở mức trung bình (46,67%), ô nhiễm (11,67%), chất lượng nước không ổn định (41,66%) các ý kiến cho rằng nước sông phụ thuộc vào mùa mưa, mùa khô Không có ý kiến nào đánh giá chất lượng nước tốt

Thải xuống sông

Thu gom đem vào bờ (đốt bỏ, chôn)

Khác

Tốt Trung bình

Ô nhiễm Không ổn định

Trang 34

Nhận xét: Qua đợt khảo sát tìm hiểu cuộc sống của những người dân sinh sống và

nuôi thủy sản trên sông La Ngà đem đến một cái nhìn tổng quát từ chính những người dân ngày ngày tiếp xúc với môi trường nước mặt:

- Hầu hết người dân sinh sống cố định trên các nhà bè, cuộc sống gắn liền với sông nước các sinh hoạt trong nhà chủ yếu là từ nguồn nước sông chỉ có ăn uống là mua nước bình và tất nhiên nước thải sinh hoạt là thải trực tiếp ra sông Chỉ tính riêng hai

xã La Ngà và xã Phú Ngọc đây là hai xã có hộ dân nuôi cá bè nhiều nhất trên sông La Ngà đã có hơn 300 hộ nuôi với số nhân khẩu trung bình mỗi hộ là 04 nhân khẩu

- Người dân nuôi cá bè chủ yếu là kinh nghiệm tích lũy chứ không theo bất cứ quy trình nào, theo khảo sát người dân cho rằng khi cho cá ăn chủ yếu là quan sát cá từ đó điều chỉnh lượng thức ăn Việc này khiến một phần thức ăn thừa sẽ lẫn vào nước gây ô nhiễm cho nguồn nước

- Đối với những người dân sinh sống bằng nghề chài lưới và nuôi cá bè trên sông thì chất lượng nước chính là mối quan tâm hàng đầu Theo nhận xét của những hộ nhà bè chất lượng nước sông thường không ổn định, xấu tốt lên xuống rất thất thường, nguyên nhân phải kể đến do các công ty xả thải, do dòng chảy chậm Các hộ nuôi cá bè cho biết cá nuôi của họ rất nhạy cảm với nguồn nước, chất lượng nước thay đổi, thay đổi mùa khiến cá dễ chết dẫn đến tổn thất rất lớn

2.2.3 Hộ dân dân nuôi thủy sản ven sông

Bảng 2.3 Thống kê kết quả khảo sát từ phiếu điều tra hộ dân đào ao nuôi thủy

sản ven sông Nội dung điều

Hộ dân đào ao nuôi thủy sản ven

Nhận xét: Đối với các hộ dân sinh sống đào ao nuôi thủy sản thì nguồn nước nuôi

chủ yếu là nước sông (75%), nước giếng chỉ chiếm (25%), đối với nước thải nuôi thủy

Trang 35

sản trong quá trình khảo sát các hộ dân đều là thải trực tiếp ra sông không qua quy trình xử lý nào cả, đây cũng sẽ là những nguyên nhân góp phần làm ô nhiễm nguồn nước mặt

2.3 NGUYÊN NHÂN LÀM THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Hình 2.10 Bản đồ nguồn thải đổ vào sông La Ngà đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai

Trang 36

2.3.1 Hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi

*Nông nghiệp:

Các hoạt động nông nghiệp tác động đến môi trường không nhỏ bởi lượng dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón gây ô nhiễm nguồn nước, hủy hoại môi trường sống của sinh vật

*Chăn nuôi:

Trong nước thải chăn nuôi chứa đến 70-80% các loại hợp chất hữu cơ, bao gồm xellulose, protein, acid amin trong phân, máu Hầu hết dễ phân hủy thành acid amin, acid béo, CO2, H2O, NH3, H2S… tạo mùi hôi, ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí, gây bệnh hô hấp

Những địa phương có hoạt động chăn nuôi mạnh ở khu vực sông La Ngà là các xã thuộc huyện Xuân Lộc.Trên địa bàn huyện có 2/49 trang trại (đã đi vào hoạt động ổn định có xây dựng hệ thống xử lý nước thải (HTXL nước thải) đúng theo cam kết tại quyết định phê duyệt ĐTM (trại An Phú X, trại Hoàng T) có 2/49 trang trại (Trại T.A, trại B) đang xây dựng HTXL nước thải theo đúng quy định, còn lại 45/49 trang trại khi đi vào hoạt động chỉ dừng lại ở hầm Biogas và các hồ chứa (có chống thấm hoặc

không chống thấm (Phòng TNMT huyện Xuân Lộc, 2016)

Hình 2.11 Biểu đồ thực hiện công tác xây dựng HTXL nước thải theo đúng cam kết tại quyết định phê duyệt ĐTM trên địa bàn huyện Xuân Lộc năm 2016

Theo cam kết trong Quyết định phê duyệt ĐTM, các trang trại khi đi vào hoạt động phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo ĐTM: Nước thải → Biogas → bể điều hòa → bể hiếu khí → bể lắng → các hồ chứa lắng chống thấm Nước thải tại các

hồ chức chỉ được phép xả thải khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả thải

và nước thải phải đạt cột A (quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước

Đã xây dựng HTXL nước thải đúng quy định

Đang xây dựng HTXL nước thải đúng quy định Chưa thực hiện

Trang 37

thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi Do nguồn tiếp nhận nước của các trang trại là sông La Ngà là nguồn nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt (theo Quyết định Số: 35/2015/QĐ-UBND về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)

Trong quá trình Phòng Tài nguyên và Môi trường tái kiểm tra việc thực hiện xây dựng HTXL nước thải theo đúng cam kết ĐTM (theo chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai) thì các trang trại vẫn chưa hoàn thành đúng theo cam kết ĐTM Các trang trại đi vào hoạt động do chú trọng về lợi ích kinh tế nên việc xây dựng HTXL chỉ dừng lại ở hầm biogas và qua các hồ chứa (có chống thấm hoặc không chống thấm) không tuân theo nội dung cam kết tại báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt do đó việc xử lý nước thải không đạt yêu cầu theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi

Hình 2.12 Hồ chứa nước thải sau Biogas không chống thấm của trang trại X

Hình 2.13 Hồ chứa nước thải sau Biogas chống thấm của trang trại Y

Các trang trại tiến hành xây dựng HTXL nước thải sau biogas:

Trang 38

Hình 2.14 Hệ thống xử lý nước thải sau Biogas đang xây dựng của trang trại T.A 2.3.2 Hoạt động khai thác cát

Khu vực sông có hoạt động khai thác cát lậu diễn ra thường xuyên Hoạt động khai thác cát ít nhiều đã gây ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực sông Các tàu thuyền ngày đêm hút cát rồi xả bùn xuống lòng sông cùng dầu nhớt động cơ thải làm ô nhiễm nguồn nước Hơn thế nữa hoạt động khai thác còn làm tăng khả năng khuếch tán của chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn nước và làm dậy phèn trên sông dẫn đến

làm chua nguồn nước gây nguy hiểm cho sinh vật

Hình 2.15 Hoạt động khai thác cát trên sông La Ngà 2.3.3 Hoạt động nuôi thủy sản

Nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động nuôi cá bè: lượng dư thức ăn, các hóa chất phòng và trị bệnh cho cá, phân cá, vi trùng, ký sinh trùng trên mình cá, cá chết

gây ô nhiễm mùi và ô nhiễm môi trường nước

Trang 39

Hình 2.16 Thức ăn thừa nuôi cá bè

Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động làm khô cá ngay trên bè và trên các bãi chế biến

cá, ruột cá và các bộ phận bỏ đi của cá thải vào nguồn nước gây ô nhiễm mùi và môi trường nước Ngoài ra việc nuôi thủy sản cũng ảnh hưởng đến tích lũy các chất dinh dưỡng trong nước

Hoạt động nuôi cá bè đã gây ô nhiễm khá lớn đến nguồn nước ở lưu vực sông dẫn đến chất lượng nước sông cũng bị suy giảm

Người dân sinh sống ven sông đào ao dẫn nước sông vào nuôi cá, trăn, cá sấu tuy nhiên nước thải nuôi cá, các hoạt động tắm cá vệ sinh chuồng trại lại không thực hiện việc xử lý nước thải mà thải trực tiếp lại sông là một trong những nguồn ô nhiễm cho sông La Ngà

Hình 2.17 Nước thải từ ao nuôi cá đổ trực tiếp ra sông

Trang 40

Hình 2.18 Nước thải từ các chuồng nuôi cá sấu 2.3.4 Sinh hoạt của cộng đồng

Nguồn ô nhiễm từ hoạt động sinh sống của người trên bè, bao gồm: lượng chất hữu cơ thải ra từ hoạt động ăn uống, phân (E.Coli và các vi trùng khác), chất tẩy rửa từ hoạt động tắm giặt… gây ô nhiễm mùi và ô nhiễm môi trường nước mặt Như vậy hoạt động sinh hoạt của con người chủ yếu thải ra các chất hữu cơ không bền và dễ phân

hủy sinh học, các chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), vi trùng và mùi

Hình 2.19 Người dân sinh sống trên nhà bè

Với số lượng người sinh sống ở khu vực sông La Ngà sẽ thải vào sông một lượng nước thải không nhỏ, nước sông không đủ khả năng làm loãng nước thải nữa vì mức

độ ô nhiễm tăng quá khả năng điều tiết tự nhiên của sông

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w