1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tính toán, thiết kế hệ thống giếng tháo khô hố móng công trình trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, căn họ và officetel 34 35 bến vân đồn, phường 12, quận 4, thành phố hồ chí minh

65 286 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

TÓM TẮT Nội dung chính của đồ án tốt nghiệp tập trung vào việc giới thiệu một cách tổng quát nhất về việc tính toán, thiết kế hệ thống giếng tháo khô hố móng cho các công trình ngầm tiêu

Trang 1

MỤC LỤC

TÓM TẮT 1

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nội dung nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 4

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 4

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 4

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, QUI MÔ VÀ TÍNH CHẤT CÔNG TRÌNH 5

1.2.1 Vị trí, điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát 5

1.2.2 Đặc điểm quy mô và tính chất công trình 6

1.2.3 Đặc điểm địa chất công trình khu vực nghiên cứu 6

1.2.4 Đặc điểm thủy văn và thủy văn nước dưới đất khu vực nghiên cứu .7

1.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC HẠ MỰC NƯỚC NGẦM 10

1.3.1 Đặc điểm hố móng 10

1.3.2 Yêu cầu tiêu nước hố móng 11

1.3.3 Phương pháp hạ mực nước ngầm bằng giếng kim có máy bơm sâu .15

CHƯƠNG 2 17

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU 17

2.2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 17

Trang 2

2.3 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN 17

2.3.1 Phương pháp giải tích 17

2.3.2 Phương pháp bài toán tương tác lẫn nhau của các giếng 17

2.3.3 Phương pháp xác định thông số ĐCTV 19

2.3.4 Phương pháp tính toán bằng phần mềm Modflow .21

CHƯƠNG 3 26

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

3.1 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THÔNG SỐ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN THEO TÀI LIỆU HÚT NƯỚC THÍ NGHIỆM 26

3.1.1 Nguyên tắc tính toán thông số hệ số thấm (k) 26

3.1.2 Kết quả tính toán 26

3.2 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU 29

3.2.1 Trị số vùng ảnh hưởng 29

3.2.2 Xác định bán kính ảnh hưởng của giếng 29

3.2.3 Xác định khả năng hút nước của một giếng 30

3.2.4 Xác định lưu lượng chảy vào hố móng 31

3.2.5 Số lượng giếng cần thiết kế để tháo khô hố móng 32

3.2.6 Khoảng cách giữa các giếng 32

3.2.7 Tốc độ dâng lên của MNDĐ khi thiết bị hạ nước ngầm ngừng làm việc 33

3.3 BÀI TOÁN TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC GIẾNG 35

3.4 CHẠY PHẦN MỀM MODFLOW ĐỂ KIỂM TRA 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các điều kiện thích hợp cho hai biện pháp hạ mực nước dưới đất 12

Bảng 1.2 So sánh các phương pháp hạ MNDĐ 13

Bảng 2.1 Các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm áp dụng 17

Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả thông số tính toán cho lớp đất từ 29,0m đến 35,0m 26

Bảng 3.2 Kết quả xác định thông số địa chất thủy văn dùng tính toán trữ lượng 27

Bảng 3.3 Bảng các chỉ tiêu cần xác định 28

Bảng 3.4 Bảng tra trị số Ta 29

Bảng 3.5 Tổng hợp số liệu tính toán phương án 34

Bảng 3.6 Kiểm tra trên 32 giếng đã thiết kế 37

Bảng 3.7 Các thông số chạy mô hình 38

Bảng 3.8 So sánh kết quả hạ thấp mực nước bằng phương pháp tính theo phương pháp giải tích và chạy phần mềm 46

Bảng 3.9 Các giai đoạn xây hầm 48

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí công trình Sài Gòn Royal .5

Hình 1.2 Sơ đồ phân bố tầng chứa nước Holocen 9

Hình 1.3 Sơ đồ phân bố tầng chứa nước Plistocen thượng 10

Hình 1.4 Sơ đồ hạ thấp mực nước ngầm 12

Hình 2.1 Đường cong hạ thấp mực nước ban đầu và can nhiễu giữa ba giếng khoan 18 Hình 2.2 Sơ đồ vị chí các giếng khoan chùm thí nghiệm 20

Hình 2.3 Sơ đồ hóa hệ thống địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu 24

Hình 2.4 Sơ đồ giải hệ phương trình vi phân 25

Hình 3.1 Mặt cắt địa chất HK1 đến HK3 28

Hình 3.2 Sơ đồ giếng không hoàn chỉnh 32

Hình 3.3 Mặt cắt hai giếng bơm hút 35

Hình 3.4 Sơ đồ khối chạy phần mềm 40

Hình 3.5 Giao diện khởi động phần mềm Visual MODFLOW 2011.1 41

Hình 3.6 Giao diện thiết lập hệ đơn vị tính toán 41

Hình 3.7 Giao diện thiết lập các thông số môi trường thấm 42

Hình 3.8 Giao diện khai báo lớp 42

Hình 3.9 Giao diện nhập các thông số cho giếng .43

Hình 3.10 Sơ đồ giếng hút nước 43

Hình 3.11 Giao diện khai báo hệ số thấm 44

Hình 3.12 Giao diện điều kiện biên của mô hình 44

Hình 3.13 Giao diện chạy mô hình 45

Hình 3.14 Mô tả hệ thống HMNDĐ trong hố móng 45

Hình 3.15 Các đường hạ thấp MNDĐ được biểu diễn bằng đường contour 46

Hình 3.16 Mô tả hệ thống giếng HMNDĐ trong hố móng giai đoạn 2 49

Hình 3.17 Các đường hạ thấp mực nước được biểu diễn bằng đường contour 49

Hình 3.18 Mô tả hệ thống giếng HMNDĐ trong hố móng giai đoạn 3 50

Hình 3.19 Các đường hạ thấp mực nước được biểu diễn bằng đường contour giai đoạn 3 50

Hình 3.20 Mô tả hệ thống giếng HMNDĐ trong hố móng giai đoạn 4 51

Hình 3.21 Các đường hạ thấp mực nước được biểu diễn bằng đường contour 51

Trang 6

giai đoạn 4 51

Trang 7

TÓM TẮT

Nội dung chính của đồ án tốt nghiệp tập trung vào việc giới thiệu một cách tổng quát nhất về việc tính toán, thiết kế hệ thống giếng tháo khô hố móng cho các công trình ngầm tiêu biểu là công trình trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, căn hộ và officetel, 34 – 35 Bến Vân Đồn, phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh(Sài Gòn Royal) Bên cạnh đó là sử dụng phần mềm Visual Modflow để kiểm tra và so sánh với phương pháp giải tích trong việc hạ MNDĐ

Mục tiêu của đồ án là tính toán và thiết kế hệ thống giếng tháo khô hố móng công trình trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, căn hộ và officetel, 34 – 35 Bến Vân Đồn, phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh(Sài Gòn Royal)

Phương pháp nghiên cứu trong đồ án tập trung vào 3 phương pháp: phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp tính toán

Kết quả cuối cùng là tính toán và thiết kế được hệ thống giếng tháo khô hố móng sau đó kiểm tra và so sánh kết quả đạt được của hai phương pháp giải tích bằng phần mềm

Đồ án môn được trình thành 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tài liệu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi thi công hố móng và móng công trình các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, công trình công nghiệp, giao thông, công trình nhà ở cao tầng hầu hết các công trình đặt sâu dưới lòng đất và có công trình sâu tới vài chục mét do đó thường phải đào đất

ở phía dưới mực nước ngầm Khi thi công, nếu nước ngầm chảy vào trong hố móng làm cho hố móng bị ngập nước nên sẽ hạ thấp cường độ của đất nền, tính nén co tăng lên, công trình sẽ bị lún quá lớn, hoặc tăng ứng suất trọng lượng bản thân của đất, tạo

ra lún phụ thêm của móng, những điều đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn của công trình xây dựng Do đó, khi thi công hố móng cần thiết phải có các biện pháp hạ mực nước và thoát nước tích cực để cho móng được thi công trong trạng thái khô ráo, công trình đảm bảo yêu cầu của thiết kế Việc lựa chọn phương pháp hạ mực nước ngầm tiêu nước hố móng và thiết kế biện pháp hạ nước ngầm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân

tố như trạng thái nước ngầm, tính cơ lý của tầng thấm, phương pháp thi công, yêu cầu

xử lý nền ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng công trình, tiến độ thi công và giá thành xây dựng Xác định hợp lý các thông số khi tính toán thiết kế hạ thấp mực nước ngầm và phương án bố trí hệ thống dẫn nước ảnh hưởng lớn đến giá thành và tiến độ xây dựng công trình do đó việc nghiên cứu đề tài: “tháo khô hố móng” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa và những vấn đề nghiên cứu được áp dụng trong thực tế sản xuất

Chính vì lẽ đó việc tháo khô ở các công trình ngầm đang ngày càng quan trọng đối với các công trình xây tầng hầm, một trong những giải pháp để tháo khô hố móng

là thiết kế hệ thống giếng Giải pháp tháo khô hố móng bằng cách hút nước từ hệ thống giếng bố trí xung quanh hố móng là một giải pháp ưu việt vì có cơ sở lý thuyết thấm chắc chắn, bảo đảm chủ động hạ thấp mực nước ngầm đến độ sâu yêu cầu, tạo gradient thấm ngược khắc phục được hiện tượng xói ngầm, cát chảy làm mất ổn định mái hố móng, khắc phục được hiện tượng bùng nền, không gây cản trở việc thi công

hố móng

Trang 9

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tính toán, thiết kế hệ thống giếng tháo khô hố móng cho công trình trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, căn hộ và officetel, 34 – 35 Bến Vân Đồn, phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh(Sài Gòn Royal)

3 Nội dung nghiên cứu

Khảo sát địa chất khu vực nghiên cứu để tìm được các thông số về địa chất công trình và địa chất thủy văn

Xác định các phương pháp tính toán và lựa chọn dữ liệu đầu vào cho thiết kế giếng và chạy mô hình Modflow

Tính toán hệ thống giếng bằng phương pháp giải tích

Sử dụng phần miềm Modflow để kiểm tra và so sánh với phương pháp giải tích

4 Đối tượng nghiên cứu

Hố móng công trình trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, căn hộ và officetel, 34 – 35 Bến Vân Đồn, phường 12, Quận 4, TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn Royal)

5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập tài liệu và tham khảo tài liệu

 Phương pháp xử lý số liệu

 Phương pháp tính toán

 Phương pháp tính bằng phương pháp giải tích

 Phương pháp bài toán tương tác giữa các giếng

 Phương pháp sử dụng phần mềm Modflow để chạy mô hình hạ thấp MNDĐ

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước

Việc nghiên cứu hạ thấp MNDĐ được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới cho các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông ngầm, bằng các phương pháp

từ đơn giản đến phức tạp Đã có các cải tiến phù hợp với thực tế xây dựng để giảm giá thành và hình thành các qui trình, qui phạm trong điều kiện ở các nước khác nhau trong điều kiện tự nhiên khác nhau

Việc xây dựng các công trình có hố móng sâu dưới MNDĐ như công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, cấp thoát nước, trạm bơm, bể chứa, công trình giao thông ngầm, rất phổ biến ở Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Áo Ví dụ, ở Giơnevơ có nhiều công trình ngầm dưới lòng sông Rôn, tại Tokyo có tới hơn 300 công trình ngầm, tại Matxcơva

có tới trên 200 công trình ngầm v.v nhưng vẫn chưa có tài liệu hướng dẫn và quy phạm về hạ thấp MNDĐ bằng hệ thống giếng

Ở Liên Xô cũ đã ứng dụng phương pháp hạ MNDĐ khi xây dựng các tuyến tàu điện ngầm và kênh đào ở Matxcơva, kênh đào Vonga Đông, hàng loạt nhà máy thủy điện và khu công nghiệp lớn, nhưng việc xác định biện pháp hạ thấp MNN được thực hiện theo kinh nghiệm

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, đã áp dụng biện pháp hạ thấp MNDĐ bằng giếng kim, nhưng giếng kim phải nhập ngoại và không thông dụng, giá thành cao, công tác bảo quản, bảo dưỡng tốn kém làm cho giá thành hạ thấp MNDĐ cao Đã áp dụng phương pháp hạ thấp MNDĐ khi xây dựng các công trình nhưng đã kéo dài thời gian thi công như: âu thuyền Cầu Đất, trạm bơm Như Trác, trạm bơm Hữu Bị II, trạm bơm Vân Đình, trạm bơm Kim Đôi, trạm bơm Tràm, cống Liên Mạc II, cống Vân Cốc, cống Hiệp Thuận, cụm công trình đầu mối Hát Môn - Đập Đáy,… và nhiều công trình dân dụng

và giao thông khác

Sự thất bại trong việc hạ thấp MNDĐ ở một số công trình của nước ta do một

số nguyên nhân: các giếng hoạt động không đạt công suất thiết kế vì thi công các giếng không đúng quy trình kỹ thuật, khả năng tạo chân không không đạt thiết kế, khả

Trang 11

năng thu nước của giếng nhỏ hơn nhiều so với thiết kế, tính toán lưu lượng chảy vào

hố móng chưa đúng và hệ số thấm của tài liệu khảo sát không sát với thực tế

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, QUI MÔ VÀ TÍNH CHẤT CÔNG TRÌNH

1.2.1 Vị trí, điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát

Công trình: Trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, căn hộ và officetel, 34 –

35 Bến Vân Đồn, phường 12, Quận 4, TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn Royal) Mặt bằng công trình có địa hình khá bằng phẳng, cao độ thay đổi không đáng kể Khu vực khảo sát nằm ở Tp HCM nên mang đầy đủ tính chất chung của vùng Đây là vùng có nhiệt

độ tương đối ôn hòa Nhiệt độ hằng năm khoảng 270C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và thấp nhất khoảng 100C

Khu vực TP giàu nắng, thời tiết hằng năm có hai mùa rõ rệt là mưa và khô, độ

ẩm trung bình từ 75 – 80 %

Nhìn chung, Tp HCM là vùng có khí hậu khá lý tưởng, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng thời tiết như: bão, áp thấp nhiệt đới mà chủ yếu là chụi tác động gián tiếp

Hình 1.1 Vị trí công trình Sài Gòn Royal

Trang 12

1.2.2 Đặc điểm quy mô và tính chất công trình

Công trình: Trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, căn hộ và officetel, 34 –

35 Bến Vân Đồn, phường 12, Quận 4, Tp Hồ Chí Minh(Sài Gòn Royal), kết cấu chịu lực dự kiến là khung, cột bê tông cốt thép, được đặt trên nền móng cọc khoan nhồi Với 4 tầng hầm và cao 32 tầng

1.2.3 Đặc điểm địa chất công trình khu vực nghiên cứu

Kết quả công tác khảo sát địa chất công trình cho thấy vị trí xây dựng công trình: “Trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, căn hộ và officetel, 34 – 35 Bến Vân Đồn, phường 12, Quận 4, Tp Hồ Chí Minh(Sài Gòn Royal)”, với 5 hố khoan, có độ sâu khảo sát là 100m cho thấy các lớp đất tại đây có các đặc điểm sau:

-Lớp đất số 4:

Phân bố theo sau là lớp cát mịn trung lẫn bụi sét đôi chổ lẫn sỏi, kém chặt vừa, với bề dày thay đổi từ 19,2m đến 28,2m Đây là lớp đất có khả năng chịu tải trung bình

Trang 13

-Lớp đất số 5:

Phân bố theo sau lớp đất số 4 là lớp sét lẫn bụi, nữa cứng-cứng, với bề dày thay đổi từ 11,6m đến 13,3m Đây là lớp đất có khả năng chịu tải cao, bề dày phân bố lớn, thuận lợi cho việc xây dựng công trình

- Lớp đất số 6:

Phân bố theo sau lớp đất số 5 là lớp cát mịn lẫn bụi sét, màu xám xanh, xám trắng, chặt vừa-chặt, giá trị NSPT thay đổi từ 13 búa đến 43 búa Lớp này có bề dày tại các hố khoan HK1=20,4m, HK2 = 20,6m, HK3 =21,0m, HK4 = 19,9m và HK5

chặt-= 21,7m

-Lớp đất số 7:

Phân bỗ theo sau lớp đất số 6 là lớp sét lẫn bụi, màu nâu vàng –nâu đỏ-xám xanh, cứng, giá trị NSPT thay đổi từ 64 đến 65 búa Lớp này có bề dày tại các hố khoan HK1=3,7m, HK2=3,6m, HK3=3,5m, HK4=3,4m, HK5=3,0m

-Lớp đất số 8:

Phân bố theo sau lớp đất số 7 và chưa kết thúc tại các hố khoan là lớp cát mịn trung lẫn bụi sét đôi chỗ lẫn sỏi nhỏ, màu xám xanh, chặt, giá trị NSPT thay đổi từ 82 búa đến 72 búa Lớp này có bề dày phát hiện tại các hố khoan là HK1=25,0m, HK2=25,0m, HK3=24,5m, HK4=21,3m, và HK5=17,9m

-Lớp TK 1:

Phân bố giữa lớp đất số 8 tại các hố khoan HK4 và HK5 là lớp sét pha, màu xám xanh-vàng, cứng, giá trị NSPT thay đổi từ 46 búa đến 68 búa Lớp này có bề dày tại các hố khoan HK4=3,9m, HK5=4,0m

-Lớp TK2:

Phân bố giữa lớp đất số 8 tại hố khoan HK5 là lớp sét pha, màu xám xanh, cứng, giá trị NSPT thay đổi từ 42 búa đến 45 búa Lớp này có bề dày tại hố khoan HK5=2,6m

1.2.4 Đặc điểm thủy văn và thủy văn nước dưới đất khu vực nghiên cứu

a Đặc điểm thủy văn

Mạng lưới thủy văn nước mặt: Trên địa bàn Quận 4 được bao bọc bởi sông Sài Gòn, kênh Tẻ và rạch Bến Nghé - Sông Sài Gòn nằm ở phía đông bắc của Quận 4, chiều dài đoạn sông chảy trong phạm vi quận khoảng 2.300m, lòng sông rộng từ 200-

Trang 14

300m, chiều sâu từ 10- 20m, nước sông chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật chiều 12

- Kênh Tẻ nằm ở phía nam của Quận 4, chiều dài đoạn kênh chảy trong phạm vi quận khoảng 4.400m, lòng kênh rộng từ 100-150m, chiều sâu từ 6-8m, nước ở kênh Tẻ cũng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật chiều - Rạch Bến Nghé nằm ở phía tây bắc của Quận 4, chiều dài chảy trong phạm vi của quận khoảng 2.300m, lòng kênh rộng từ 80-100m, chiều sâu từ 4-6m Cũng giống như kênh Tẻ, nước rạch Bến Nghé cũng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều

b Thủy văn nước dưới đất

Vị trí thi công công trình số: 34-35 Bến Vân Đồn, quận 4, Tp Hồ Chí Minh Đất đá có tuổi địa chất Holocen (Q2), Pleistocen thượng (Q1 ) sắp xếp thành chu kỳ trầm tích từ trên đến độ sâu 35,0 m gồm 5 lớp như sau:

a Thành tạo tầng chứa nước Holocen (Q 2 )

Các thành tạo tàng chứa nước Holocen trên lộ trên mặt, các thành tạo này phủ trực tiếp chủ yếu lên tầng chứa nước Holocen và một phần Pleistocen trên Đáy của thành tạo xuất hiện ở độ sâu từ 0,0m (ở vùng lộ) đến 38,0m Chiều dày thành tạo thay đổi từ 3,9m đến 38,0m, trung bình 17,6m

Trầm tích Holocene có nguồn gốc rất đa dạng: trầm tích sông, sông biển, biển… chúng phân bố chủ yếu trên các địa hình tích tụ đồng bằng và bãi bồi phía Nam Thủ Đức, phần lớn diện tích huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Quận 7, Quận 8, Quận 6

Khả năng chứa nước trong tầng này rất kém, lưu lượng 0,12l/s đến 0,33l/s Mực nước tĩnh thường nông: mùa mưa từ 0,2 – 0,3m, mùa khô mưa hạ xuống đến 4-5m cách mặt đất Ở những bãi bồi cao thì khả năng chứa nước tốt hơn Tầng nước này có quan hệ thủy lực với sông, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thủy triều và tiếp thu nguồn nước từ nước mưa

Trang 15

Hình 1.2 Sơ đồ phân bố tầng chứa nước Holocen

Thành phần thạch học là bùn sét, bùm sét pha chứa mùn thực vật và bột sét Đây là thành tạo rất nghèo nước, khả năng thấm nước rất yếu, làm nhiệm vụ chuyển nước mưa cung cấp cho tầng chứa nước bên dưới, hoặc chuyển một lượng nước từ tầng chứa nước thoát ra các dòng sông, suối và bảo vệ tầng chứa nước chống nhiễm bẩn từ trên mặt

b Thành tạo tầng chứa nước Pleistocen thượng (Q 1 )

Các thành tạo tầng chứa nước Pleistocen thượng lộ trên mặt ở phần nổi cao của huyện Củ Chi – Hóc Môn, Quận 9, Thủ Đức và chìm xuống dưới các thành tạo Holocen Các thành tạo này phủ trực tiếp lên tầng chứa nước Pleistocen trên Mái của thành tạo xuất hiện ở độ sâu từ 0,0m (ở vùng lộ) đến 48,0m Đáy của thành tạo xuất hiện ở độ sâu từ 3,0m đến 61,0m, trung bình 21,9m Chiều dày thành tạo thay đổi từ 1,1m đến 57,0m, trung bình 11,7m

Trang 16

Hình 1.3 Sơ đồ phân bố tầng chứa nước Plistocen thượng

Thành phần thạch học chủ yếu là cát mịn đến trung, đôi chỗ thô, cát bột, bột cát… phân lớp, phân nhịp khá dày tùy nơi, màu trắng, xám trắng, xám vàng đôi khi có lẫn sạn sỏi

Kết quả khảo sát địa chất thủy văn cho lưu lượng các lỗ khoan từ 0,25l/s đến 11,48l/s, mực nước hạ thấp từ 2,12m đến 20,74m, mực nước tĩnh từ 0,67m đến 9,49m, mức độ chứa nước từ nghèo đến giàu

Thành phần thạch học là bột cát, bột sét, sét bột đến sét lẫn sạn laterit Đây là thành tạo rất nghèo nước, khả năng thấm nước rất yếu, làm nhiệm vụ chuyển nước mưa cung cấp cho tầng chứa nước bên dưới, hoặc chuyển một lượng nước từ tầng chứa nước thoát ra các dòng sông, suối và bảo vệ tầng chứa nước chống nhiễm bẩn từ trên mặt

1.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC HẠ MỰC NƯỚC NGẦM

1.3.1 Đặc điểm hố móng

Khi thi công hố móng sâu, phải đào đất ở phía dưới MNDĐ nếu nước ngầm chảy vào làm cho nền bị ngậm nước dẫn đến tính nén co tăng lên, công trình sẽ bị sụt lún quá lớn, tạo ra lún phụ thêm của công trình, ảnh hưởng đến an toàn của công trình

Trang 17

xây dựng Hơn thế nữa, khi nước ngầm chảy vào hố móng thì không thể thực hiện được các công tác xây dựng và đổ bê tông hố móng làm cho tiến độ thi công chậm, chất lượng công trình không đảm bảo Do đó, khi thi công công trình nằm dưới MNDĐ cần phải có biện pháp hạ thấp mực nước ngầm xuống dưới cao trình đáy hố móng và tiêu thoát nước tích cực để công trình được thi công trong điều kiện khô ráo Phạm vi xây dựng các công trình có khối lượng lớn, thi công trong điều kiện chật hẹp,

hố móng sâu đặt dưới MNDĐ được mở rộng không ngừng

1.3.2 Yêu cầu tiêu nước hố móng

Khi tiêu nước hố móng cần phải đảm bảo hố móng luôn khô ráo và đảm bảo sự

ổn định thành vách hố móng Chọn phương pháp tiêu nước thích hợp với từng thời kỳ thi công liên quan đến nhiều nhân tố như điều kiện địa chất, đặc biệt là hệ số thấm của nền, chiều sâu hố móng, MNDĐ cần hạ thấp và biện pháp thi công Xác định lưu lượng, cột nước cần tiêu từ đó lựa chọn cấu tạo giếng và sơ đồ bố trí giếng hợp lý để tiêu nước, thích hợp với từng thời kỳ thi công

Tại một số thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh, đang có tốc độ xây dựng nhanh chóng Trong các công trình xây dựng đó có các tòa nhà xây dựng tầng hầm Trong quá trình xây dựng phần hầm nhất thiết phải được tháo khô hố mực nước ngầm xuống dưới phần thi công Thiết kế một hệ thống tháo khô hợp lý sẽ giảm được các chi phí và đảm bảo an toàn cho công trình

Khi thi công hố móng và móng công trình, thường phải đào đất ở phía dưới mực nước ngầm, nhất là đối với nhà cao tầng, móng đặt rất sâu, số tầng nhà ngầm dưới đất khá nhiều Khi thi công, nếu nước ngầm ngấm vào trong hố móng làm cho hố móng bị ngập nước nên sẽ hạ thấp cường độ của đất nền, tính nén co tăng lên, công trình sẽ bị lún quá lớn, hoặc tăng thêm ứng suất trọng lượng bản thân của đất, tạo ra lún phụ thêm của móng, những điều đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn của công trình xây dựng Do đó, khi thi công hố móng cần thiết phải có các biện pháp hạ mực nước ngầm và thoát nước tích cực để cho móng được thi công trong trạng thái khô ráo

Trang 18

hạ mực nước dưới đất được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.1 Các điều kiện thích hợp cho hai biện pháp hạ mực nước dưới đất

1 Thoát nước mặt Đất đá vụn, cát hạt thô, đất có lượng nước thấm

lớn

Trang 19

2 Giếng kim chân

không

Cát bột, đất bột sét, hệ số thấm (0,1÷0,5)m/ngđ, mực nước ngầm tương đối cao, giếng kim một tầng, độ sâu hạ mực nước (3÷6)m; giếng kim hai tầng độ sâu hạ mực nước (6÷9)m; đến 12m khi

dùng nhiều tầng

có máy bơm sâu

Đất cát có hệ số thấm (0,1÷50) m/ngđ, độ sâu đào hố móng lớn hơn 6m, độ sâu hạ nước của giếng kim có máy bơm sâu có thể đến 20m trở

lên

Lớp cát thô, cuội sỏi, tầng chứa nước tương đối thô, hệ số thấm tương đối lớn, lượng nước khá nhiều, độ sâu hạ nước từ (3÷15)m

5 Giếng thường có

máy bơm sâu Hệ số thấm khá lớn, lượng nước ngầm nhiều

6 Giếng kim, giếng

thường

Bên trên lớp đất có nước động tầng trên hoặc tầng chứa nước ngầm và bên dưới có tầng thấm nước không chứa nước, hoặc nước ngầm tương đới ổn định hoặc tầng chứa nước có áp

7 Giếng kim điện

Loại tầng đất thích hợp

Đặc điểm của phương pháp

Ghi chú

Thi công thuận tiện, đơn giản, rẻ tiền, chỗ

có MNN cao thì làm phương pháp bổ trợ Hố móng vẫn bị

Ứng dụng phổ biến nhất

Trang 20

Loại tầng đất thích hợp

Đặc điểm của phương pháp

Ghi chú ướt át và bẩn, ảnh hưởng đến thi công và chất lượng móng công trình

Thi công đơn giản, an toàn, rẻ tiền, ít ảnh hưởng đến công trình xây dựng ở xung quanh Độ sâu hạ nước tương đối nhỏ

Ứng dụng rất rộng rãi

Độ sâu HMNN lớn, hệ thống khá phức tạp, sự

cố vận hành hay xẩy ra, tiêu phí năng lượng rất lớn

Sử dụng khi các phương pháp khác khó đạt hiệu quả, phải kết hợp sử dụng với các phương pháp khác nữa nên tương đối phiền toái

Giếng

thường 3÷5 20÷200

Cát trung, cát thô, đá sỏi, đá cuội

Thích hợp khi HMNN trong tầng cát, lượng rút nước lớn, độ sâu HMNN nhỏ

Trang 21

Loại tầng đất thích hợp

Đặc điểm của phương pháp

Ghi chú

kim

bơm sâu

sâu HMNN lớn, sử dụng khi các phương pháp khác khó đạt hiệu quả, có thể giảm thấp

áp lực của nước có áp

Phạm vi và mức độ ảnh hưởng ra xung quanh lớn

dụng rộng rãi

Sau khi căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất, tính chất và yêu cầu hạ mực nước dưới đất của công trình ( hạ thấp 11,5m tính từ mực nước tĩnh), chọn giếng kim

có máy bơm sâu làm giếng bơm hút nước để hạ mực nước dưới đất

1.3.3 Phương pháp hạ mực nước ngầm bằng giếng kim có máy bơm sâu

a.Tổng quan

Trường hợp hố móng lớn, hệ số thấm của đất nhỏ và vừa nếu dùng giếng thường thì không kinh tế và không hiệu quả, mà phải dùng hệ thống giếng kim để HMNN Bố trí hệ thống giếng kim tương tự như hệ thống giếng thường ở xung quanh

hố móng rồi tiến hành bơm liên tục làm cho MNDĐ trong phạm vi hố móng dần dần được hạ thấp đến một cao trình ổn định nào đó thấp hơn đáy móng công trình

Hệ thống giếng kim gồm những ống lọc nhỏ, cắm xung quanh hố móng Các giếng kim này nối liền với nhau bằng các ống chính tập trung nước, mỗi giếng đều đặt một máy bơm điện chìm Phương pháp này tương đối phức tạp, đắt tiền nhưng vẫn được ứng dụng vì nó có những ưu điểm sau:

- Làm cho đất trong hố móng với độ sâu khá lớn 5÷20m (lớn hơn giếng thường) trở lên khô ráo, dễ thi công

- Đất nền trong phạm vi HMNDĐ sẽ được nén chặt hơn, an toàn cho công trình, đồng thời giảm bớt được khối lượng mở móng do tăng được góc dốc của mái hố móng (tốt hơn giếng thường)

Trang 22

- Giếng kim lọc là kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, tốn ít công khi hạ và lắp ráp, hoạt động nhanh chóng khi HMNDĐ do các kim lọc được bố trí mau (sít nhau)

- Nhược điểm lớn nhất đối với sự làm việc bình thường của giếng kim là mất chân không tức là hiện tượng hút không khí vào ống hút Chỉ cần HMNDĐ hạ thấp hơn mặt trên của đoạn lọc là ống lọc bị hở, giếng mất chân không sẽ ngừng làm việc

Trang 23

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU

Thu thập các tài liệu có liên quan, các tài liệu địa tham khảo địa chất thủy văn khu vực và tài liệu tính toán về thông số địa chất thủy văn, và tham khảo các tiêu chuẩn liên quan đến tính toán và thiết kế hệ thống giếng bơm hút

Bảng 2.1 Các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm áp dụng

và bài toán tương tác lẫn nhau của hệ thống giếng

2.3.2 Phương pháp bài toán tương tác lẫn nhau của các giếng

Khi hình phễu hạ thấp mực nước củ a hai giếng hút nước cùng hoạt động, thì giếng này sẽ ảnh hưởng tới giếng kia, dẫn đến làm tăng trị số hạ thấp mức nước

Trang 24

ngầm Nếu xác định không chính xác sự tác động này có thể làm tăng số lượng giếng không cần thiết Từ nguyên lý cộng dòng, trị số hạ thấp mực nước tại một điểm trong vùng ảnh hưởng do nhóm giếng hút nước gây ra bằng tổng độ hạ thấp mực nước gây nên bởi các giếng đơn:

Sr = s1 + s2 + s3 +….sn (2.1) Trong đó:

Sr: Là tổng hạ thấp mực nước tại điểm tính toán

s1,s2,s3,…sn: Là trị số hạ thấp mực nước do các giếng hút nước tương ứng 1,2,3,…n gây ra

Tổng trị số hạ thấp mực nước có thể được minh hoạ bằng sơ đồ dãy giếng khoan hút nước đơn (hình 2.1), ở đó các giếng tác dụng tương hỗ với lưu lượng Q1=Q2=Q3 Trị số hạ thấp mực nước có thể xác định được dựa trên các phương trình vận động ổn định và không ổn định

Hình 2.1 Đường cong hạ thấp mực nước ban đầu và can nhiễu giữa ba giếng

khoan

Khi thiết kế hệ thống giếng hút nước nên bố trí khoảng cách giữa các giếng hợp

lý để tạo nên sự ảnh hưởng giữa các giếng là nhỏ nhất, cần phải xem xét cả khía cạnh kinh tế…Ngược lại, khi thiết kế nhiều hàng giếng để hạ thấp mực nước ngầm, thì cần thiết phải thiết kế khoảng cách giữa các giếng sao cho tạo nên ảnh hưởng tác động tương hỗ của nhóm giếng là lớn nhất

Trang 25

2.3.3 Phương pháp xác định thông số ĐCTV

a Mục đích xác định hệ số thấm

Công việc thí nghiệm, tính toán hệ số thấm của đất đá là một nhiệm vụ rất quan trọng trong khảo sát địa chất thủy văn nói chung và công tác khảo sát cho xây dựng nói riêng, là công việc mở đầu song song với khảo sát địa chất công trình nhằm mục đích đánh giá tính thấm của đất đá nơi chuẩn bị xây dựng công trình Xác định được

hệ số thấm của đất đá cho phép lập được bản thiết kế xây dựng hợp lý, tiết kiệm Vạch

ra được phương pháp xây dựng tốt nhất, dự báo được trở ngại có thể xảy ra trong quá trình thi công do tính thấm của đất đá và nước ngầm như nước chảy vào hố móng, cát chảy, trượt, bục nước… Mặt khác ảnh hưởng đến việc sử dụng và tính ổn định của công trình như gây ẩm ướt các tầng dưới, phá huỷ phần chìm, biến dạng công trình do lún và xói ngầm

b Nhiệm vụ xác định hệ số thấm

Căn cứ mục đích của công tác thí nghiệm, tính toán hệ số thấm của đất đá Liên hiệp khoa học địa chất nền móng – Vật liệu xây dựng tiến hành thực hiện các hạng mục công việc thí nghiệm, tính toán hệ số thấm của đất đá và quan trắc mực nước ngầm tại công trình 34-35 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4, Tp Hồ Chí Minh(Sài Gòn Royal) theo đúng trình tự của đề cương và yêu cầu kỹ thuật đề ra Cụ thể:

 Đo đạc, xác định vị trí

 Khoan tạo lỗ 03 giếng khoan và cấu trúc hoàn thiện

 Bơm thổi rửa

 Quan trắc ổn định mực nước ngầm

 Bơm thí nghiệm chùm (Chùm 03 giếng khoan – tạo thành 01 tia)

 Đo hồi phục mực nước sau bơm

 Quan trắc mực nước ngầm tại Standpipe

 Chỉnh lý tài liệu, tính toán thông số (hệ số thấm k)

 Nội dung công việc thí nghiệm, tính toán hệ số thấm

c Công tác khoan

Thi công chùm giếng khoan khảo sát ĐCTV (chùm 3 lỗ khoan-bơm thí nghiệm

và 2 giếng Standpipe)

Trang 26

Giếng khoan trung tâm (G1): khoan và cấu trúc ống đường kính lớn

(Ø168mm) để đặt máy bơm hút thí nghiệm, chiều sâu tới đáy lớp đất đá cần nghiên

cứu

Giếng khoan quan trắc (G2 và G3): khoan và cấu trúc ống đường kính nhỏ

(Ø60mm) để quan trắc mực nước khi bơm hút thí nghiệm chùm, chiều sâu bằng chiều

sâu lỗ khoan trung tâm

Khoảng cách giữa giếng khoan trung tâm và giếng khoan quan trắc thứ nhất

bằng ½ chiều dày lớp đất đá cần nghiên cứu

Hình 2.2 Sơ đồ vị chí các giếng khoan chùm thí nghiệm

Giếng khoan quan trắc (Standpipe): khoan và cấu trúc ống đường kính nhỏ

(Ø49mm) để quan trắc mực nước thời gian 14 ngày sau khi thí nghiệm thấm, chiều sâu

mỗi giếng là 35,0m

d Phương pháp tính toán hệ số thấm

Một trong những mục tiêu quan trọng của công tác tác thăm dò địa chất thuỷ

văn, đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất là xác định các thông số địa chất thuỷ

văn của các đơn vị chứa nước Trong thực tế, có nhiều phương pháp xác định các

thông số địa chất thuỷ văn Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất thuỷ văn của

từng vùng mà lựa chọn phương pháp tính toán cho phù hợp để lựa chọn các thông số

có độ chính xác và tin cậy cao

Từ các phương trình biểu diễn chuyển động gần ổn định của nước dưới đất ta

nhận được các phương trình sau:

Trang 27

C =0.183𝑄

Dạng đường thẳng và tính tính song song của các đồ thị là hai đặc trưng được

sử dụng khi lựa chọn các khoảnh đại diện để tính thông số Theo hệ số góc và tung độ gốc của các đồ thị theo dõi các thông số địa chất thuỷ văn được xác định theo công thức sau:

Phương pháp theo dõi thời gian:

Km =0,183𝑄

lg a = 2 lg r – 0,35 + 𝐴

Tính hệ số nhả nước đàn hồi µ*, hệ số nhả nước trọng lực µ

Tính hệ số nhả nước đàn hồi (µ*), công thức sử dụng

µ* = 𝐾𝑚

Hệ số nhả nước đàn hồi là nước chảy hay thấm vào một tầng chứa nước được biểu thị bởi sự thay đổi tổng lượng nước chứa trong tầng chứa nước đó Đối với tầng chứa nước không áo nó đơn giản được biểu thị bởi sự thay đổi lượng nước ngầm trong một thời đoạn Trong tầng chứa nước có áp, sự thay đổi cột nước áp suất chỉ gây ra sự thay đổi nhỏ về trữ lượng Khi áp suất thủy tĩnh giảm, lực nén của tầng chứa nước tăng Sự nén của tầng chứa nước gây ra những lực tác động lên các phân tử nước Hệ

số nhả nước µ* thường được xác định bằng thí nghiệm hút nước từ giếng

Trang 28

khác nhau, …làm cho các yếu tố đầu vào của việc tính toán phức tạp hơn thì việc tính toán theo truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn, sai số sẽ lớn Khi thiết kế HMNN đòi hỏi phải đưa ra nhiều phương án lựa chọn thiết bị HMNN, bố trí hệ thống giếng khác nhau,… để tính toán so sánh về kinh tế và kỹ thuật để lựa chọn phương án tối ưu Do

đó, cán bộ thiết kế sẽ mất nhiều thời gian và công sức để tính toán Như vậy, việc ứng dụng công nghệ tin học bằng các phần mềm chạy trong môi trường Windows để tính toán thiết kế HMNN là điều cần thiết để giảm công sức, thời gian và tăng độ tin cậy Nổi trội trong các phần mềm hiện đại ngày nay là phần mềm Visual Modflow của Canada đang phát triển, có giao diện thân thiện và sự hỗ trợ rất lớn về đồ họa cho phép người sử dụng có thể mô phỏng mô hình tính toán dạng 2D hoặc 3D Phần mềm VisualModflow được các chuyên gia trên thế giới và ở Việt Nam đánh giá là một chương trình hoàn chỉnh nhất, đáp ứng khả năng mô phỏng môi trường 3 chiều của dòng chảy nước dưới đất và di chuyển của các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở dòng thấm không ổn định Phần mềm được tổng hợp của các chương trình MODFLOW, MODPATH, MT3D và PEST Giao diện và cấu trúc menu cho phép dễ dàng định phạm vi, đơn vị và xác định các đặc điểm về điều kiện biên, chạy mô hình, kiểm định

mô hình và thể hiện các kết quả với các đường đẳng áp, đồ thị, miền cùng màu Mạng lưới, thông số đưa vào và kết quả có thể hiện trên mặt cắt hay trên bề mặt bất kỳ lúc nào trong khi xây dựng mô hình hay khi biểu diễn các kết quả VisualModflow là phần mềm mạnh, có đủ tính năng cần cho mô hình dòng chảy nước ngầm 3 chiều và di chuyển của chất nhiễm bẩn

Tính toán số lượng giếng bằng phương pháp giải tích, sau đó sử dụng phần miềm để kiểm tra và so sánh với phương pháp giải tích Phần mềm chọn để tính toán

và kiểm tra là phần mềm Visual Modflow phiên bản 2011 chạy trong môi trường Windows XP để tính toán hệ thống giếng hút nước

h K z y

h K y x

h K

Trang 29

Trong đó:

Kxx , Kyy, Kzz là hệ số thấm theo các hướng x, y và z (z là hướng thẳng đứng)

h là mực nước ngầm tại vị trí (x, y, z) ở thời điểm t

W là môdul dòng thấm hay giá trị bổ sung hoặc giá trị thoát đi của nước ngầm tại vị trí (x, y, z) ở thời điểm t

S s là hệ số thải nước đơn vị, 1/m

Phương pháp giải

Phương trình 2.8 mô tả dòng nước ngầm trong điều kiện không cân bằng cho môi trường không đồng nhất và dị hướng Để giải phương trình này bắt buộc phải tìm hàm số h(x,y,z,t) thỏa mãn 2.8 và thỏa mãn các điều kiện biên Sự biến động của giá trị h theo thời gian sẽ xác định bản chất của dòng chảy, từ đó có thể tính được trữ lượng của tầng chứa nước cũng như tính toán các hướng của dòng chảy

Phương trình 2.8 được giải bằng phương pháp gần đúng (phương pháp sai phân hữu hạn) Phương pháp này phân chia không gian liên tục thành thành các ô không gian để đưa hệ phương trình đạo hàm riêng 2.8 về một hệ phương trình tuyến tính Số lượng phương trình trong hệ bằng số các ô lưới chia x, y, z, t Nếu chia ô càng nhỏ thì kết quả thu được từ lời giải sai phân càng gần với lời giải đúng của phương trình 2.1

Hình 2.3 mô tả quá trình rời rạc hóa không gian Không gian nghiên cứu được phân thành các lớp chứa nước theo chiều thẳng đứng z Mỗi lớp chứa nước lại được chia thành các ô nhỏ hơn Vùng hoạt động của nước ngầm trong mỗi tầng chứa nước được đánh dấu là “ô trong miền tính” Những ô thuộc vùng không có nước hoặc nước không thể thấm qua thì được đánh dấu là “ô ngoài miền tính” Trên cơ sở cân bằng ô lưới (i, j, k) và các nguồn theo bước thời gian tm-1 đến tm, có được hệ phương trình sai phân tổng quát sau:

CRi,j-1/2,k( m

k ,j m

k , 1

j

,i h

h   ) + CRi,j+1/2,k( m

k ,j m

k , 1 j ,i h

h   ) + CCi-1/2,j,k( m

k ,j m

k ,j 1

1 k

,j h

h   ) + CVi,j,k+1/2( m

k ,j m

1 k ,j h

h   ) + Pi,j,kh i m , j , k + Qi,j,k

= Ssi,j,k(rjcivk)( m 1

k , j , i m k , j ,

Trang 30

P là lưu lượng trao đổi đơn vị của hệ thống

Q là tổng lượng nước trao đổi của hệ thống với bên ngoài

rj, ci ,vk là khoảng sai phân theo phương x, y, z

Ss là hệ số thải nước và tm, tm-1 là hai bước thời gian kế cận nhau

Giải hệ phương trình 2.9 bằng phương pháp lặp Chia nhỏ khoảng thời gian (t

m-1,tm), kết quả nhận được là lời giải gần đúng của hệ phương trình Khi t tăng lên thì h

sẽ thay đổi Khi h đạt được sự ổn định (ht<hcp) thì mực nước đạt được sự cân bằng động và tại đây kết thúc quá trình tính toán

Biên của tầng chứa nước

Ô trong miền tính mô hình

Ô ngoài miền tính mô hình

 rj Chiều x của cột thứ j

 ci Chiều y của hàng thứ i

 vk Chiều z của tầng chứa nước thứ k

Hình 2.3 Sơ đồ hóa hệ thống địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu

Trang 31

Hình 2.4 Sơ đồ giải hệ phương trình vi phân

Điều kiện biên của bài toán

Các loại điều kiện biên chính sau đây để giải bài toán hạ mực nước ngầm:

- Biên mực nước không đổi

Trang 32

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THÔNG SỐ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN THEO TÀI LIỆU HÚT NƯỚC THÍ NGHIỆM

3.1.1 Nguyên tắc tính toán thông số hệ số thấm (k)

Các thông số địa chất thủy văn cơ bản gồm hệ số dẫn nước (km) và hệ số thấm (k)

được tính toán dựa trên cơ sở tài liệu thu thập được về hút thí nghiệm với một đợt hạ thấp mực nước và tài liệu hồi phục mực nước

3.1.2 Kết quả tính toán

Tài liệu bơm nước thí nghiệm và hồi phục mực nước sau khi chỉnh lý, cùng với chiều dày lớp thí nghiệm trong tầng chứa nước được nhập vào chương trình phần mềm chuyên môn Aquifer Test

Chọn các phương pháp COOPER & JACOB, HANTUSH’s cho tài liệu bơm thí nghiệm, phương pháp THEIS & JACOB cho tài liệu mực nước khi đo hồi thủy

Chương trình tự động tính ra hệ số dẫn nước (km) và hệ số thấm (k) tại mỗi lỗ

khoan thí nghiệm

Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả thông số tính toán cho lớp đất từ 29,0m đến 35,0m

(Nguồn: số liệu của công ty Thái Dương Hệ)

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Việt Kỳ ( Chủ Biên) Đậu Văn Ngọ - Hướng Dẫn Thực Hành Địa Chất Thủy Văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh , 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng Dẫn Thực Hành Địa Chất Thủy Văn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
[2]. Trần Minh Giám - Bài Tập Địa Kỹ Thuật, Nhà xuất bản Xây Dựng, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài Tập Địa Kỹ Thuật
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng
[3]. Nguyễn Uyên - Bài Tập Địa Chất Thủy Văn Công Trình, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài Tập Địa Chất Thủy Văn Công Trình
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng
[4]. Đoàn Văn Cánh ( Chủ Biên), Bùi Học, Hoàng Văn Hưng, Nguyễn Văn Ngọc - Các Phương Pháp Điều Tra Địa Chất Thủy Văn, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Phương Pháp Điều Tra Địa Chất Thủy Văn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải
[5]. Đoàn Văn Cánh (Chủ Biên) Phạm Quí Nhân - Tin Học Địa Chất Thuỷ Văn Ứng Dụng, Nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin Học Địa Chất Thuỷ Văn Ứng Dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật
[6]. Phạm Ngọc Hải-Phạm Việt Hoà – Kỹ Thuật Khai Thác Nước Ngầm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Khai Thác Nước Ngầm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
[7]. Nguyễn Phan Anh - Tính toán phương án hợp lý hạ thấp mực nước ngầm trong thi công công trình thủy lợi thuộc lưu vực sông Đáy. Tạp chí Giao Thông Vận Tải, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán phương án hợp lý hạ thấp mực nước ngầm trong thi công công trình thủy lợi thuộc lưu vực sông Đáy
[8]. Công ty TNHH Địa Kỹ Thuật Và Nền Móng Thái Dương Hệ - Tính toán tháo khô hố móng công trình: khu tái định cư Đông Hội, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán tháo khô hố móng công trình: khu tái định cư Đông Hội, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w