Nội dung Đồ án là tìm hiểu quy trình sản xuất, thành phần, tính chất nước thải của Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định, từ đó đề xuất phương án xử lý thích hợp.. Tuy đóng góp rất lớn cho
Trang 1Chế biến thủy hải sản là một ngành đặc biệt quan trọng bởi cung cấp cho con người nguồn thực phẩm, là nhu cầu thiết yếu của con người Do vậy, để phát triển vững mạnh đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, thì công tác xử lý môi trường nói chung và xử lý nước thải trong ngành chế chế biến thủy hải nói riêng phải được thực hiện tốt và triệt để Vì nếu lượng nước thải này không được xử lý mà
xã trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh, đến mỹ quan nguồn nước và đến sức khỏe của con người khi sống gần khu vực này
Nội dung Đồ án là tìm hiểu quy trình sản xuất, thành phần, tính chất nước thải của Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định, từ đó đề xuất phương án xử lý thích hợp Quy trình xử lý bao gồm: Song chắn rác, hố thu gom, thiết bị lược rác tinh, bể vớt dầu
mỡ, bể điều hòa, bể lắng 1,bể UASB, bể Anoxic, bể Aerotank, bể lắng 2, bể khử trùng,
bể chứa bùn, bể nén bùn, máy ép bùn Nước thải sau xử lý đạt QCVN 11:2015/BTNMT, Cột B
Đồ án tốt nghiệp này đã đề xuất ra phương án xử lý nước thải đạt hiệu quả, làm giảm tải trọng chất ô nhiễm, đáp ứng đủ tiêu chuẩn xã thải của nguồn tiếp nhận Bên cạnh đó, đồ án cũng đã khai toán được kinh phí xây dựng cũng như lắp đặt thiết bị và quản lý vận hành Tính được chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải Ngoài ra, đồ án còn đưa
Trang 2Seafood processing is a particularly important sector by providing human food sources, which are essential human needs Therefore, in order to develop strongly to meet the urgent requirements of life, the environmental treatment in general and the treatment of waste water in the aquatic processing industry in particular must be well implemented and thoroughly for If this amount of waste water is not treated, the commune will directly pollute the environment and cause serious pollution to the aquatic environment, to the beauty of the water source and to the health of the people living near the site this area
Content The project is to understand the production process, composition, characteristics of wastewater of Binh Dinh Seafood Joint Stock Company, from which
to propose appropriate treatment The treatment process includes: Garbage clay, collection pit, collection equipment, grease tank, air conditioning tank, settling tank 1, UASB tank, Anoxic tank, Aerotank tank, sedimentation tank 2, disinfection tank , mud tank, mud tank, mud press Waste water treatment after QCVN11:2015/BTNMT, Column B
This graduated project has proposed an effective waste water treatment solution, reducing the load of pollutants, meeting the standards of the discharge of the receiving water In addition, the project also accounted for construction costs as well as installation equipment and management operations Calculate the cost of treatment for
1 m3 of wastewater In addition, the project also presents the phenomena, common problems in operation and how to overcome those problems
Finally, draw up the conclusions and recommendations of the treatment system
in the project Include references to further clarify the information and reliability of this project
Trang 3
Trang 4
Trang 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 1
3 PHẠM VI ĐỀ TÀI 1
4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2
5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
CHƯƠNG 1 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH (BIDIFISCO) 3
1.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN 3
1.1.1 Tình hình cả nước 3
1.1.2 Tình hình tại Bình Định 6
1.2 QUY TRÌNH TỔNG QUÁT CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 7
1.2.1 Nguyên liệu 7
1.2.2 Các lọai hóa chất được sử dụng trong công nghiệp chế biến thủy sản 7
1.2.3 Quy trình công nghệ chế biến thủy sản 9
1.2.4 Thuyết minh quy trình 11
1.2.5 Nguồn phát sinh và tính chất của chất thải chế biến thủy sản 15
1.2.5.1 Các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất 15
1.2.5.2 Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm của nước thải chế biến thủy sản 16
1.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH 18
1.3.1 Địa điểm xây dựng 19
1.3.2 Chức năng hoạt động của Công ty 19
1.3.3 Hiện trạng nhà xưởng 19
Trang 61.3.5 Hiện trạng môi trường tại Công ty cổ phần thủy sản Bình Định 24
1.3.5.1 Nước thải 24
1.3.5.2 Khí thải 24
1.3.5.3 Chất thải 24
CHƯƠNG 2 26
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 26
2.1 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC VÀ CÁC THIẾT BỊ XỬ LÝ 26
2.1.1 Song chắn rác và lưới chắn rác 26
2.1.2 Bể lắng cát 28
2.1.3 Bể tách dầu mỡ 30
2.1.4 Bể điều hòa 34
2.1.5 Bể tuyển nổi 35
2.1.6 Bể lắng 36
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC VÀ THIẾT BỊ XỬ LÝ 38
2.2.1 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên 38
2.2.2 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 40
2.2.2.1 Xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí 40
2.2.2.2 Xử lý sinh học trong điều kiện kị khí 46
2.3 PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC VÀ CÁC THIẾT BỊ XỬ LÝ 48
2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 50
2.5 HIỆU SUẤT XỬ LÝ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP 51
2.6 GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN HIỆN NAY 53
2.6.1 Các công nghệ tại Việt Nam 53
2.6.2 Các công nghệ trên Thế giới 55
CHƯƠNG 3 58
ĐỀ XUẤT- PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 58
Trang 73.2 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 58
3.2.1 Phương án 1 60
3.2.2 Phương án 2 64
3.2.3 So sánh và lựa chọn phương án 65
CHƯƠNG 4 67
TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 67
4.1 Lưu lượng tính toán 67
4.2 Song chắn rác 68
4.2.1 Tính toán mương dẫn 69
4.2.2 Tính toán song chắn rác 69
4.3 Bể thu gom 74
4.3.1 Nhiệm vụ 74
4.3.2 Kích thước bể 74
4.3.3 Bơm nước sang bể vớt dầu 74
4.4 Thiết bị lược rác tinh 76
4.5 Bể vớt dầu 77
4.5.1 Nhiệm vụ 77
4.5.2 Kích thước bể 77
4.6 Bể điều hòa 82
4.6.1 Nhiệm vụ 82
4.6.2 Kích thước bể 82
4.6.3 Tính hệ thống phân phối khí 82
4.7 Bể lắng 1 87
4.7.1 Nhiệm vụ 87
4.7.2 Kích thước bể 88
4.8 Bể UASB 92
4.8.1 Nhiệm vụ 92
4.8.2 Kích thước bể 93
Trang 84.9.1 Nhiệm vụ 106
4.9.2 Kích thước bể 106
4.10 Bể Aerotank 109
4.10.1 Nhiệm vụ 109
4.10.2 Kích thước bể 109
4.11 Bể lắng II 118
4.11.1 Nhiệm vụ 118
4.11.2 Kích thước kể 118
4.12 Bể khử trùng 124
4.12.1 Nhiệm vụ 124
4.12.2 Kích thước bể 124
4.13 Bể chứa bùn 126
4.13.1 Nhiệm vụ 126
4.13.2 Kích thước bể 126
4.14 Bể nén bùn 127
4.14.1 Nhiệm vụ 127
4.14.2 Kích thước bể 127
4.14.3 Lượng bùn và nước tách bùn sau nén: 129
4.15 Máy ép bùn 131
4.15.1 Nhiệm vụ 131
4.15.2 Kích thước máy ép bùn 131
4.16 Tính lượng bùn vi sinh 133
4.17 Tính toán thiết kế họng xả vào nguồn tiếp nhận 133
4.17.1 Thông tin chung về nguồn tiếp nhận và công trình xả thải 133
4.17.2 Tính toán và thiết kế hệ thống xả thải cho Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định 135
CHƯƠNG 5 138
KHAI TOÁN KINH PHÍ 138
Trang 95.1.1 Chi phí xây dựng 138
5.1.2 Chi phí đầu tư trang thiết bị 139
5.2 CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH 142
5.2.1 Chi phí điện năng 142
5.2.2 Chi phí hóa chất 143
5.2.3 Chi phí nhân công 143
5.2.4 Chi phí bảo dưỡng 143
5.3 TỔNG CHI PHÍ CHO HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG 144
CHƯƠNG 6 145
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỰ CỐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 145
6.1 NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH 145
6.1.1 Song chắn rác 145
6.1.2 Bể điều hòa 146
6.1.3 Bể tuyển nổi 146
6.1.4 Bể UASB 147
6.1.5 Bể Aerotank 148
6.1.6 Bể khử trùng 149
6.2 CÁC SỰ CỐ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 150
6.3 TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 154
6.3.1 Tổ chức, quản lý 154
6.3.2 An toàn lao động 155
6.3.3 Bảo trì hệ thống 156
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
Trang 10Hình 1.1 Tình hình khai thác thủy sản qua các năm 4
Hình 1 2 Tình hình khai thác thủy sản qua các năm 6
Hình 1.3 Quy trình công nghệ chế biến thủy sản 10
Hình 1.4 Bản đồ vị trí công ty Cổ phần thủy sản Bình Định 19
Hình 1.5 Công nghệ chế biến Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định 20
Hình 1.6 Công nhân phân loại tôm tại Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định 23
Hình 1.7 Hệ thống lựa size tôm tại công ty Cổ phần thủy sản Bình Định 23
Hình 2.1 Hình dạng thanh chắn rác 26
Hình 2.2 Hình ảnh song chắn rác 27
Hình 2.3 Bể lắng cát hình chữ nhật 28
Hình 2.4 Bể lắng cát sục khí 29
Hình 2.5 Bể lắng cát dòng chảy xoáy 30
Hình 2.6 Các dạng tồn tại của dầu trong nước 31
Hình 2.7 Bể tách dầu thiết bị máy cào dây xích 32
Hình 2.9 Bể tách dầu dạng trụ tròn 33
Hình 2.10 Hệ thống tách dầu CPI 34
Hình 2.11 Bể tách dầu lớp mỏng nước, dầu chạy cùng chiều 34
Hình 2.12 Bể tách dầu trong dây chuyển Online 35
Hình 2.13 Bể điều hòa trong dây chuyền Sideline 35
Hình 2.14 Hệ thống tuyển nổi tuần hoàn và không tuần hoàn 36
Hình 2.15 Hệ thống tuyển nổi DAF 36
Hình 2.16 Bể lắng ngang hình chữ nhật 37
Hình 2.17 Cấu tạo bể lắng đứng 38
Hình 2.18 Mô hình bể bùn hoạt tính 42
Hình 2.19 Hình ảnh thực bể Aerotank 42
Hình 2.20 Chu trình hoạt động bể SBR 44
Hình 2.21 Mô hình mương oxy hóa 45
Trang 11Hình 2.23 Bể lọc sinh học nhỏ giọt 46
Hình 2.24 Cột hấp thụ than hoạt tính GAC 50
Hình 2.25 Hệ thống XLNT Công ty chế biến thủy sản Quảng Ninh 54
Hình 2.26 Hệ thống XLNT xí nghiệp chế biến thủy sản Phước Cơ 55
Hình 2.28 Hệ thống xử lý nước thải công ty chế biến thủy sản Y seafood Processing Co., Ltd Nhật Bản 57
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ phương án 1 60
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ phương án 2 64
Hình 4.1 Chiều dày thanh chắn rác 71
Hình 4.2 Kích thước song chắn rác 72
Hình 4.3 Cấu tạo bể UASB 95
Hình 4.4 Kích thước tấm chắn bể UASB 97
Hình 4.5 Kích thước vách hướng dòng bể UASB 98
Hình 4.6 Sơ đồ thu mẫu chất lượng nước thải và vị trí các trạm thí nghiệm, trạm liên lạc tại đầm Thị Nại 136
Hình 4.7 Lưới độ sâu cho mô hình lưới chi tiết khu vực đầm Thị Nại 137
Trang 12Bảng 1.1 Thuyết minh quy trình chế biến thủy sản 21
Bảng 2.1 Các thông số cho các thiết bị xử lý rác 27
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn thiết kế bể lắng cát ngang 28
Bảng 2.3 Thông số thiết kế bể bùn hoạt tính truyền thống 42
Bảng 2.4 Tải trọng thể tích COD đối với bể UASB ở 300C 48
Bảng 2.5 Thời gian lưu nước bể UASB 48
Bảng 2.6 Bảng hiệu suất 1 51
Bảng 2.7 Bảng hiệu suất 2 52
Bảng 2.8 Thông số nước thải đầu vào HTXLNT công ty thủy sản Quảng Ninh 53
Bảng 2.9 Thông số đầu vào HTXLNT xí nghiệp chế biến thủy sản Phước Cơ 54
Bảng 2.10 Thông số đầu vào HTXLNT công ty Narong Canning Limited Company 55 Hình 2.27 Hệ thống xử lý nước thải Công ty chế biến cá hộp Narong Cannning Limited Company Thái Lan, công suất 600 m3/ngày đêm 56
Bảng 2.11 Thông số đầu vào HTXLNT Công ty chế biến thủy sản Y Seafood Processing Co., Ltd 56
Bảng 3.1 Thông số đầu vào của HTLNT công ty cổ phần thủy sản Bình Định 58
Bảng 3.2 Hiệu suất xử lý các công trình theo phương án 1 62
Bảng 4.1 Bảng hệ số không điều hòa chung 68
Bảng 4.2 Các thông số thiết kế song chắn rác 68
Bảng 4.3 Hệ số tiết diện song chắn rác 71
Bảng 4.4 Thông số nước thải sau khi qua song chắn rác 72
Bảng 4.5 Kích thước song chắn rác và mương dẫn 73
Bảng 4.6 Thông số thiết kế bể thu gom 76
Bảng 4.7 Thông số thiết bị lược rác 76
Bảng 4.8 Thông số nước thải sau khi qua thiết bị lược rác tinh 77
Bảng 4.9 Bảng tỉ lệ vận tốc dòng chảy trong bể vớt dầu 78
Bảng 4.10 Thông sô thiết kế bể vớt dầu 81
Bảng 4.11 Thông số nước thải sau khi qua bể vớt dầu 81
Trang 13Bảng 4.13 Thông số nước thải sau khi qua bể điều hòa 87
Bảng 4.14 Thông số thiết kế bể điều hòa 87
Bảng 4.15 Thông số nước thải sau bể lắng 1 92
Bảng 4.16 Thông số thiết kế bể lắng 1 92
Bảng 4.17 Thông số nước thải sau khi qua bể UASB 105
Bảng 4.18 Thông số thiết kế bể UASB 105
Bảng 4.19 Thông số nước thải sau khi qua bể Aerotank 117
Bảng 4.20 Thông số thiết kế bể Aerotank 117
Bảng 4.21 Tnông số nước thải sau khi qua bể lắng 2 123
Bảng 4.22 Thông số thiết kế bể lắng đứng đợt 2 123
Bảng 4.23 Thông số nước thải sau khi qua bể khử trùng ( Thông số đầu ra) 125
Bảng 4.24 Thông số thiết kế bể khử trùng 125
Bảng 4.25 Thông số thiết kế bể chứa bùn 127
Bảng 4.26 Thông số thiết kế bể nén bùn 131
Bảng 4.27 Bảng đặc tính bùn vi sinh 133
Bảng 5.1 Bảng chi phí xây dựng các hạng mục trong HTXLNT 138
Bảng 5.2 Bảng chi phí các thiết bị trong HTXLNT 139
Bảng 5.3 Chi phí điện năng 142
Bảng 5.4 Chi phí hóa chất 143
Bảng 5.5 Tổng chi phí vận hành 144
Bảng 6.1 Các sự cố và cách khắc phục của các hạng mục, thiết bị 151
Trang 15MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế phát triển bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích tích cực thì nó cũng gây ra một số vấn đề về môi trường Do đó việc phát triển kinh tế hài hòa với với đảm bảo chất lượng môi trường sống là một trong những vấn đề mà hiện nay ai cũng quan tâm
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nền kinh tế thị trường là động lực chính thúc đẩy kinh tế, nhiều ngành công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt trong đó có ngành chế biến thủy sản
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp truyền thống ở nước ta Tuy đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước và giải quyết được công ăn việc làm nhưng cùng với sự phát triển theo từng năm thì ngành chế biến thủy hải sản cũng đưa vào môi trường một lượng nước thải khá lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước Nước thải ngành chế biến thủy sản chủ yếu có thành phần hữu cơ cao, dầu mỡ, ni tơ, phốt pho, chất rắn lơ lửng… Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định tuy có những đóng góp rất tích cực vào sự phát triển của tỉnh nhà Tuy nhiên các hoạt động sản xuất của công ty không tránh khỏi những tác động đến môi trường do việc phát sinh các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nước thải
Do đó việc thực hiện đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho
Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định công suất 750 m 3 /ngày.đêm’’ là một việc
Từ đó, đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện thực tế của công
ty Cổ phần thủy sản Bình Định đạt tiêu chuẩn đầu ra và tính toán, thiết kế chi tiết công trình đơn vị
3 PHẠM VI ĐỀ TÀI
Giới hạn về mặt không gian: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nước thải chế biến thủy sản Công ty thủy sản Bình Định
Trang 16 Giới hạn về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện: 6/2017 -12/2017
Giới hạn về mặt nội dụng: Đề xuất công nghệ xử lý phù hợp và tính toán thiết kế các công trình đơn vị cho hệ thống xử lý nước thải Công ty thủy sản Bình Định
4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Thu thập tài liệu tổng quan về ngành chế biến thủy sản
Tìm hiểu thành phần, tính chất và đặc trưng của nước thải ngành chế biến thủy sản và các phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản, tìm hiểu một số công nghệ xử lý nước thải điển hình cho ngành chế biến thủy sản hiện nay
Thu thập một số thông tin về tình hình sản xuất, công nghệ sản xuất của Công ty thủy sản Bình Định
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho Công ty thủy sản Bình Định
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải đã đề xuất cho công ty thủy sản Bình Định, công suất 750 m3/ngày.đêm
Dự trù kinh phí thực hiện cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải Công ty thủy sản Bình Định
5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Thu thập số liệu về công nghệ sản xuất, thành phần và tính chất nước thải và một
số công nghệ đang được áp dụng hiện nay
Tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nước thải Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định
Phương pháp so sánh: So sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để đưa ra giải pháp xử lý có hiệu quả hơn
Phương pháp tính toán: Sử dụng các công thức để tính toán các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ thống theo quy định hiện hành
Phương pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và các anh chị trong ngành về các vấn đề có liên quan
Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocad và một số phần mềm khác để thực hiện bản vẽ
Trang 17CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN BÌNH ĐỊNH (BIDIFISCO)
1.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN [18]
1.1.1 Tình hình cả nước
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương,
có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển
dài 3260 km Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng
226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng
hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên
12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2
được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền Biển
Việt Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá
cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều
nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái
Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã
được phát hiện
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và
có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt
động khai thác và nuôi trồng thủy sản Sản
lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng
liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước
Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm
Trang 18Hình 1.1 Tình hình khai thác thủy sản qua các năm [1]
Mặc dù thói quen của người Việt Nam chủ yếu sử dụng sản phẩm thủy sản tươi sống trong các bữa ăn hàng ngày, nhưng từ năm 2001 đến nay, sản phẩm thủy sản qua chế biến tiêu thụ nội địa không ngừng tăng lên, từ 277 ngàn tấn năm 2001 đến 1350 ngàn tấn năm 2017, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10.5%/năm, giá trị tăng 20,1%/năm
Sản phẩm thủy sản chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày một nâng cao, giá bán ngày càng cao hơn
Số lượng các DN CBTS nội địa tăng nhanh và cơ cấu giữa chế biến truyền thống
và CBTS đông lạnh cũng thay đổi để thích nghi với sự thay đội nhu cầu thị trường nội địa
Hầu hết các DN CBTS XK đều vừa tập trung chế biến XK vừa kết hợp dây chuyên sản xuất chế biến các mặt hàng tiêu thụ nội địa
Cơ cấu sản phẩm chế biến thay đổi mạnh Năm 2001, nước mắm chiếm 50% sản lượng và 31% giá trị, thủy sản đông lạnh chiếm tương ứng 12,9% và 17,6%, còn lại là
cá khô, bột cá, mực khô, tôm khô… Đến năm 2016 thủy sản đông lạnh đã tăng trưởng mạnh và chiếm 28,4% về sản lượng và 35% về giá trị Sản lượng và giá trị nước mắm vẫn tăng, nhưng chỉ còn chiếm 34,7% sản lượng và 21,3% về giá trị Bên cạnh đó, nhờ
có phụ phẩm từ chế biến cá tra nên sản lượng và giá trị bột cá tăng mạnh, chiếm 24,6%
về sản lượng và 12,9% về giá trị
Trong giai đoạn 2001 – 2015, XKTS VN tăng nhanh về cả giá trị và khối lượng Đến năm 2015, giá trị XK đạt 6,57 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được XK sang 164 nước và vùng lãnh thổ 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 54% tỷ
Trang 19Khu vực ĐBSCL đã hình thành một số công ty quy mố lớn như Tập đoàn TS Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương…
Quy mô công suất các nhà máy lớn tăng nhanh, vượt xa tốc độ tăng GT kim ngạch XK; tỷ lệ sử dụng máy móc thiết bị của các dây chuyền CBTS đông lạnh chỉ đạt
50 – 70%: đây là hạn chế trong sử dụng vốn đầu tư, trình độ quy hoạch còn xa thực tế
Về sản phẩm chế biến XK: trước đây chỉ XK các sản phẩm dạng đông block, nhưng hiện nay tỷ lệ sản phẩm GTGT ngày càng tăng, đến nay ước đạt khoảng 35% Các sản phẩm sushi, sashimi, surimi đã có mặt ở hầu hết các nhà máy CBTS XK Các nhà máy sáng tạp nhiều mặt hàng, sản phẩm mới hấp dẫn, có giá trị, đồng thời khai thác các đối tượng thủy sản mới để chế biến
Một xu hướng mới là chế biến phụ phẩm đạt hiểu quả cao, mang lại lợi ích kinh
tế lớn và giảm thiểu tác động đến môi trường: nhiều nhà máy nghiên cứu nhập day chuyện công nghệ đồng bộ chế biến phụ phẩm cá để sản xuất dầu cá và bột cá chất lượng cao
Ngành chế biến thuỷ sản là một phần cơ bản của ngành thuỷ sản, ngành có hệ thống cơ sở vật chất tương đối lớn, bước đầu tiếp cận với trình độ khu vực, có đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật có tay nghề giỏi Sản lượng xuất khẩu 120.000 – 130.000 tấn/ năm, tổng dung lượng kho bảo quản lạnh là 230 ngàn tấn, năng lực sản xuất nước đá là 3.300 tấn/ ngày, đội xe vận tải lạnh hơn 1000 chiếc với trọng tải trên 4000 tấn, tàu vận tải lạnh khoảng 28 chiếc, với tổng trọng tải 6150 tấn Chế biến nước nắm được duy trì ở mức 150 triệu lít/ năm Đối với hàng chế biến xuất khẩu, ngành đang chuyển dần từ hình thức bán nguyên liệu sang xuất khẩu các sản phẩm tươi sống, sàn phẩm ăn liền và sản phẩm bán lẻ siêu thị có giá trị cao hơn Tuy vây, giá trị các mặt hàng đông lạnh của nước ta chỉ bằng 1/2 hay 2/3 giá trị xuất khẩu các mặt hàng tương tự của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan Hiện nay cả nước có khoảng 168 nhà máy, cơ sở chế biến đông lạnh với công suất tổng cộng khoảng 100.000 tấn sản phẩm/ năm
Trang 20Quy trình công nghệ chế biến hàng động lạnh ở nước ta hiện nay chủ yếu dừng ở mức độ sơ chế và bảo quản đông lạnh Chủ yếu là đưa tôm cá từ nơi đánh bắt về sơ chế, đóng gói, cấp đông, bảo quản lạnh và xuất khẩu
Hình 1 2 Tình hình khai thác thủy sản qua các năm [1]
1.1.2 Tình hình tại Bình Định [2,3]
Nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Bình Định khá đa dạng và phong phú với trên
500 loài cá, trong đó có 38 loài có giá trị kinh tế Tỷ lệ cá nổi chiếm 65 % với trữ lượng khoảng 38.000 tấn, khả năng khai thác 21.000 tấn Tỷ lệ cá đáy chiếm 35 % với trữ lượng khoảng 22.000 tấn, khả năng khai thác 11.000 tấn Tôm biển có 20 loài với trữ lượng khoảng 1.000 – 1.500 tấn Mực có trữ lượng khoảng 1.500 – 2.000 tấn Bình Định có 5 nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản công nghiệp của các doanh nghiệp: Công ty cổ phần thủy sản Bình Định, Công ty cổ phần đông lạnh Quy Nhơn (F16), Công ty TNHH thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn, Công ty cổ phần thủy sản Hoài Nhơn Các nhà máy xuất khẩu này chủ yếu chế biến các mặt hàng tôm, cá đông lạnh với công suất sản xuất 11.500 tấn /năm
Theo bà Trần Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở Công thương Bình Định, trong tháng 4/2017, giá trị kim ngạch XK nhóm hàng thủy sản của Bình Định ước thực hiện được 5,76 triệu USD, giảm gần 21% so với cùng kỳ năm 2016 Lũy kế 4 tháng đầu năm
2017, giá trị kim ngạch XK của nhóm hàng thủy, hải sản của tỉnh này ước khoảng 23,7 triệu USD, đạt gần 28% kế hoạch năm, chiếm tỉ trọng 9,5% tổng kim ngạch XK Trong số này, chỉ có hải sản đông lạnh là tăng về số lượng (7,7%) và giá trị (12,6%), còn lại đều giảm sút
Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Cty CP Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO), cho biết, mục tiêu của BIDIFISCO trong năm 2017 là phấn đấu SX và tiêu thụ 18.200 tấn
Trang 21sản phẩm; doanh thu 1.443,6 tỉ đồng, kim ngạch XK đạt 54 triệu USD; nhưng đến cuối tháng 4/2017 mà DN này mới chỉ XK được 2.649 tấn hải sản; kim ngạch XK gần 14,7 triệu USD, đạt khoảng 27% so với kế hoạch
1.2 QUY TRÌNH TỔNG QUÁT CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
1.2.1 Nguyên liệu [3]
Chủ yếu là các lọai thủy hải sản nuôi trồng trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài
Theo số liệu Hải quan, đến nay VN đã NK nguyên liệu thủy sản từ trên 40 nước
và vùng lãnh thổ Từ năm 2004 trở về trước, giá trị nhập đạt khoảng 90 - 100 triệu USD/năm Giai đoạn 2005 - 2006, giá trị nhập đạt khoảng 200 triệu USD/năm Theo
dự kiến năm 2007, giá trị đạt khoảng 220 triệu USD
Hiện tại, các loại thủy sản nguyên liệu được NK chủ yếu là các loài mà Việt Nam không có hoặc có nhưng nguồn lợi không dồi dào như tôm đông lạnh (chiếm khoảng 27%), cá đông lạnh (cá hồi, cá biển, cá hộp 38%), mực, bạch tuộc (6%), các loại thủy sản khác (tôm hùm, nghêu sò 28%) Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho VN gồm : Trung Quốc - Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Asean, Thái Lan và các nước khác
1.2.2 Các lọai hóa chất được sử dụng trong công nghiệp chế biến thủy sản [4]
Có 4 nhóm hóa chất được sử dụng đó là:
+ Nhóm phụ gia thực phầm
+ Nhóm hóa chất tẩy rửa
+ Nhóm chất diệt côn trùng và động vật gây hại
+ Nhóm chất dùng trong hoạt động của máy móc (gas, dầu máy,…)
Nh m chất ph gi th c ph m (Các muối Nitr t N tri it cetic )
+ Công dụng:
Làm chậm lại các biến đổi về oxy hóa và về tác động của vi sinh vật xảy
ra trong quá trình bảo quản
Sử dụng phối hợp các chất phụ gia khác nhau cùng với các phương pháp khác nhau có thể làm tăng thời gian sử dụng
Tăng thời gian bảo quản thực phẩm
Cải thiện chất lượng cảm quan của thực phẩm: cấu trúc, màu sắc, mùi vị… + Tác hại:
Trang 22 Nếu sử dụng không đúng phương pháp và liều lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng
Làm giảm chất lượng sản phẩm
Bị xem là gian dối kinh tế
Nh m chất t y rử
+ Nh m chất t y rửa (NaOH, Na2 CO 3 , HCl )
Thường được dùng để loại bỏ tối đa các chất bẩn khỏi các bề mặt của XN cũng như thiết bị chế biến và tăng hiệu quả khử trùng sau này
Rửa bằng nước kết hợp với tác nhân làm ướt (chất hoạt động bề mặt)
Dùng chất tẩy rửa có tính kiềm, pH = 7-14 để hòa tan protein và loại bỏ chất béo
Dùng các chất tẩy rửa có tính acid, pH = 1-7 để loại bỏ các chất khô trên
bề mặt và hòa tan các lớp cặn khoáng
Bổ sung tác nhân tạo phức (ví dụ: polyphosphate, EDTA và zeolite)
Ngăn các chất bẩn bám lại bề mặt
Nh m khử trùng (ozon, clorin, tia c c tím )
Dùng để tiêu diệt các sinh vật còn lại trên bề mặt sau khi đã tẩy rửa
Nh m chất diệt côn trùng và động vật gây hại
Các loại côn trùng và động vật gây hại cần tiêu diệt gồm: các loài bò sát, côn trùng, gặm nhắm
Tác hại:
Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như: ung thư, ngộ độc, tổn thương
hệ hô hấp, hệ thần kinh…
đặc biệt, dễ gây ảnh hưởng đối với người già, trẻ em và phụ nữ mang thai
Gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước và làm tổn hại cho sinh vật thủy sinh (do các chất này có khả năng tồn lưu lâu, di chuyển xa theo gió hoặc theo không khí hay dòng nước…)
Trang 23 Nh m chất dùng trong hoạt động củ máy m c (gas, dầu máy, )
Trang 24Hình 1.3 Quy trình công nghệ chế biến thủy sản
Trang 251.2.4 Thuyết minh quy trình
Tiếp nhận nguyên liệu
Nguyên liệu trước khi thu mua đã được bộ phận thu mua kiểm soát các chỉ tiêu kháng sinh, dư lượng các chất độc hại, giấy cam kết về việc kiểm soát chất lượng cá trong quá trình nuôi không sử dụng kháng sinh cấm, kháng sinh hạn chế/ thức ăn được kiểm soát, nguyên liệu được thu mua và vận chuyển về nhà máy bằng ghe đục, sau đó nguyên liệu được tiếp nhận đưa vào sản xuất tại nhà máy
Cắt hầu
Cá sau khi được tiếp nhận, chuyển đến công đoạn cắt hầu qua máng nạp liệu Sau
đó công nhân khâu cắt hầu sẽ dùng dao chuyên dụng cắt vào phần yết hầu cá, mục đích làm cho cá chết, loại hết máu trong cơ thể cá và làm cho thịt cá sau fillet được trắng có giá trị cảm quan cao
Rửa 1
Nhiệt độ (T0) nước rửa từ 20-25 oC
Thời gian ngâm 7-10 phút
Sau khi cắt hầu, cá được chuyển sang công đoạn rửa 1 để rửa sạch máu, nhớt và các tạp chất bám trên bề mặt cá Cá được rửa bằng máy rửa tự động Thời gian ngâm cá từ 7-10 phút
Thời gian (T) rửa: < 1 phút
Cá sau khi qua khâu fillet được chuyển đến công đọan rửa 2 Bán thành phẩm được rửa bằng thiết bị rửa tự động.- Công đoạn rửa 2 nhằm làm sạch máu và nhớt đồng thời làm giảm bớt lượng vi sinh vật bám trên bề mặt miếng fillet
Trang 26 Sau công đoạn lạng da tiến hành chỉnh hình nhằm cắt bỏ thịt đỏ, mỡ, xương, da làm tăng giá trị cảm quan, đồng thời làm giảm bớt vi sinh vật trên miếng cá, giúp miếng cá có hình dạng nhất định.- Tuy nhiên việc loại bỏ được mỡ eo, mỡ lưng, xương dè, da đầu, đốm hồng, đuôi đỏ ra khỏi miếng fillet và tránh không được rách đuôi, rách đầu, phạm thịt quá nhiều
Kiểm sơ bộ
T0 BTP ≤ 15 oC
Mỗi rổ cá sau khi chỉnh hình xong sẽ được chuyển lên công đoạn kiểm sơ bộ Tại đây người công nhân kiểm sơ bộ kiểm tra lại từng miếng cá fillet xem đã sạch hết mỡ lưng, mỡ eo, da đầu trắng, da đầu đen, miếng cá có bị sần hay không Nếu đạt yêu cầu thì rổ cá được cân để xác định năng suất cho từng công nhân chỉnh hình Sau đó BTP được chuyển qua công đoạn soi ký sinh trùng
Soi ký sinh trùng (KST)
T0 BTP ≤ 15 0C
Sau khi kiểm sơ bộ xong, BTP được chuyển sang công đoạn soi KST Công nhân công đoạn soi KST sẽ đặt từng miếng cá fillet lên bàn soi, quan sát bằng mắt và loại bỏ những miếng fillet có KST, đốm đen, đốm đỏ
Phân cỡ, phân màu
Trang 27 T0 BTP ≤ 150C
BTP sau khi xử lý được chuyển qua công đoạn phân cỡ, phân màu, nhằm đáp ứng yêu của hợp đồng Tại công đoạn này BTP được phân cỡ thành các size (60-120, 120-170, 170-220, 220-Up) và các loại màu cơ bản (trắng, trắng hồng, hồng, hồng nhạt, vàng, vàng nhạt) Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà phân thành từng loại khác nhau
Chờ đông
T0 kho/ bồn chờ đông :-100C ÷ 40C
Nhiệt độ BTP chờ đông ≤ 1000C
Thời gian (T) chờ đông ≤ 4 giờ
Sau khi xếp khuôn hoặc phân loại xong nếu chưa đủ số lượng để cấp đông hoặc thiết bị cấp đông không cấp đông kịp thì đưa vào công đoạn chờ đông.- Bán thành phẩm trong kho/ bồn chờ đông phải được xuất nhập theo nguyên tắc vào trước, ra trước Luôn duy trì nhiệt độ kho chờ đông: -1÷ 40C, Nhiệt độ BTP chờ đông ≤ 100C và thời gian chờ đông ≤ 4 giờ
Cấp đông
T0 trung tâm sản phẩm ≤ – 180C
Thời gian cấp đông (Block )≤ 2 giờ
Thời gian cấp đông (IQF ) ≤ 30 phút
Sau khi có đủ bán thành phẩm cho công tác cấp đông sẽ tiến hành cấp đông: Bán thành phẩm được cấp đông theo 2 dạng: - Cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc: đối với sản phẩm cấp đông block BTP sau khi xếp khuôn hoặc sau khi chờ đông, đưa vào cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc, thời gian cấp đông không quá 2
Trang 28giờ.- Cấp đông bằng băng chuyền IQF: đối với sản phẩm cấp đông IQF Thời gian cấp đông tùy thuộc vào kích cỡ của miếng fillet nhưng ≤ 30 phút, nhiệt độ trung tâm của sản phẩm phải đạt ≤ -180
Đối với sản phẩm dò kim loại dạng IQF: Sản phẩm được cân xong cho vào PE/PA đưa qua máy dò kim loại để phát hiện và loại bỏ mảnh kim loại hiện diện trong sản phẩm Tần suất kiểm tra máy dò kim loại vào đầu ca, cuối ca và mỗi 1giờ/ lần
Nếu sản phẩm có kim loại thì tiến hành loại bỏ
B o g i
Đối với sản phẩm đông Block: Cứ 2 block được bao gói trong một carton hoặc trong một số trường hợp sẽ theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng.- Đối với
Trang 29sản phẩm đông IQF: Thông thường cứ 2 PE được bao gói trong 1 carton hoặc
10 PE bao gói trong một carton Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng
Đai nẹp 2 dây ngang, 2dây dọc hoặc theo yêu cầu khách hàng
Bảo quản
T0 kho bảo quản: ≤ – 200C
Sản phẩm sau khi bao gói xong được đưa vào kho bảo quản nhiệt độ kho bảo
quản ≤ – 200 C
1.2.5 Nguồn phát sinh và tính chất của chất thải chế biến thủy sản [6,7]
1.2.5.1 Các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất
Chất thải rắn
Theo báo cáo “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2002
’’thì tác động gây hại cho môi trường được xác định, tổng lượng chất thải rắn (đầu, xương, da, vây, vẩy ) ước tính khoảng 200.000 tấn /năm, đặc điểm của chất loại chất thải này là dễ lên men thối rữa, vì phần lớn chúng được hợp thành từ các vật thể sống nên phân huỷ rất nhanh dưới điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ thường vào khoảng
270C và độ ẩm khoảng 80%)
Việc phân huỷ các chất thải này tuy không độc nhưng cũng tạo ra sự thay đổi lớn cho chất lượng môi trường sống của những người lao động tại các cơ sở chế biến thuỷ sản nông nghiệp cũng như dân cư sống ở vùng phụ cận
Số liệu điều tra năm 2002 cho thấy, cứ sản xuất 1 tấn tôm nõn đông lạnh xuất xưởng sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải (đầu, vỏ, nội tạng), cá filet đông lạnh 0,6 tấn, nhuyễn thể chân đầu 0,45 tấn, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đông lạnh >4 tấn, riêng đối với chế biến nước mắm bã chượp ước tính khoảng 0,3 tấn/1 tấn sản phẩm Tỷ lệ chất thải trung bình cho 1 tấn sản phẩm ở các nhà máy rất khác nhau, dao động từ 0,07 – 1,05 tấn cho sản phẩm vì nó phụ thuộc vào mặt hàng chính của mỗi xí nghiệp Lượng chất thải cũng phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản, chất lượng nguyên liệu (lúc mùa cá rộ thì sản xuất nhiều nên phế thải nhiều nhưng hết vụ cá chế biến ít dẫn đến chất thải ít, nguyên liệu ít thì càng ít phế thải)
Nước thải [7]
Do sự phong phú và đa dạng trong nguyên vật liệu nên thành phần và tính chất của nước thải chế biến thủy sản cũng khá đa dạng và phức tạp Trong quá trình chế biến thủy sản nước thải sinh ra chủ yếu từ công đoạn rửa sạch và sơ chế nguyên liệu Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt và ruột của các loại thủy hải sản,các
Trang 30vụn này thường dễ lắng, dễ phân hủy và gây nên mùi tanh Ngoài ra trong nước thải còn có các loại vảy và mỡ cá
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thay đổi theo định mức sử dụng nước
và có khuynh hướng giảm dần ở những chu kì sau cùng Nhìn chung nước thải công nghiệp chế biến thủy sản bị ô nhiễm mức độ hữu cơ khá cao COD trong nước thải thường nằm trong khoảng 1000 ÷ 1200 mg/l, BOD5 khoảng 600 ÷ 900 mg/l, hàm lượng Nito trong nước thải cũng khá cao, 70 ÷ 110 mg/l, rất dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận nước thải Ngoài ra trong nước thải đôi khi còn có chứa các thành phần hữu cơ mà khi bị phân hủy chúng tạo ra các sản phẩm có chứa indol và các sản phẩm trung gian của sự phân hủy các axit béo không no gây nên mùi hôi thối rất khó chịu và đặc trưng
Một cách tổng quát, nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản có các thành phần ô nhiễm vượt qua tiêu chuẩn xả thải nhiều lần Trong đó, lưu lượng nước thải tính trên một đơn vị sản phẩm cũng khá lớn, thường 30 ÷ 80 m3
nước thải/ tấn sản phẩm Đây là một trong những ngành công nghiệp có tải lượng ô nhiễm cao, cần có các biện pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm do nước thải, trong đó xử lý nước thải là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết
Khí thải
Trong các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh còn có một lượng nhỏ Clorine
dùng để làm vệ sinh nhà xưởng khi sử dụng sẽ sinh ra Cl2 phát tán vào không khí có thể gây hại về đường hô hấp cho người lao động, tuy nhiên lượng sử dụng không nhiều, khoảng 60 tấn/ năm
Đối với các nhà máy chế biến nước mắm thì lượng khí phát tán vào khí quyển chủ yếu là SO2, NO2, H2S Ngoài những chất khí nêu ở trên, còn một số chất gây mùi khó chịu, làm giảm chất lượng không khí cho môi sinh con người như các loại chất phân huỷ từ chượp làm nước mắm cũng như từ các loại phế thải trong chế biến thuỷ snả bị phân huỷ trong quá trình lưu giữ trong nhà máy như Amoniac, Dimetylamin, Trimetylamin với nồng độ khác nhau và cũng chủ yếu là từ các cơ sở sản xuất nước mắm Nồng độ các chất này chưa được xác định
1.2.5.2 Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm của nước thải chế biến thủy
Trang 31như:
Biện pháp quản lý nội vi
Khóa chặt các van nước khi không sử dụng, kiểm tra đường ống tránh rò rỉ, tiến hành khắc phục ngay sự cố rò rỉ
Lắp đặt các van điều chỉnh tự động ngắt khi không sử dụng nước
Lắp đặt lưới chắn tại các hố ga để ngăn chất thải rắn đi vào hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể gây nghẹt đường ống thoát nước
Qui định thao tác thu gom chất thải rắn trước khi vệ sinh thiết bị, nền xưởng nhằm giảm tiêu hao nước
Đào tạo, nâng cao nhận thức tiết kiệm nguyên vật liệu (nước, điện, đá…) cho công nhân
Biện pháp kiểm soát tốt quá trình
Tối ưu hóa quá trình sản xuất nước đá
Tối ưu hóa quá trình đốt của lò hơi: thông qua việc đo đạc dòng khí thải từ ống khói nồi hơi để xác định mức độ tổn thất nhiệt tại nồi hơi
Thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng và thay mới các van bị hư hỏng, rò
rỉ
Cách nhiệt thiết bị luộc, hấp nhằm giảm thất thoát nhiệt
Bảo ôn tốt các đường ống nhiệt nóng, lạnh, thiết kế chiều dài, các hệ thống phân phối hơi hợp lý
Tối ưu hóa điều kiện làm việc (nhiệt độ, thời gian, hệ thống kiểm soát,…) của thiết bị nấu, thanh trùng… đối với các sản phẩm đồ hộp
Tối ưu hóa kích thước kho, chế độ bảo quản nguyên liệu (thời gian, nhiệt độ, khối lượng, chế độ xả tuyết, tỉ lệ nước đá/nguyên liệu…)
Sử dụng hợp lý Chlorin để tẩy trùng
Biện pháp thay đổi nguyên vật liệu
Thay đổi đá to bằng đá vảy, đá tuyết (như vậy hiệu quả ướp lạnh sẽ cao hơn, do
đó tốn ít đá hơn)
Kích cỡ nguyên liệu phù hợp với sản phẩm đang sản xuất
Sử dụng nồng độ chất khử trùng Clo vừa đủ
Thay đổi hóa chất tẩy rửa thiết bị hiệu quả, giảm tiêu thụ nước
Thay tác nhân lạnh CFC bằng các tác nhân lạnh không chứa Cl và F
Biện pháp cải tiến thiết bị, máy móc
Thay các van nước có kích cỡ phù hợp
Trang 32 Sử dụng các thùng chứa nguyên liệu cách nhiệt để giảm lượng đá sử dụng
Sử dụng vòi phun nước có áp lực cao và van khóa tự động
Bọc cách nhiệt tốt và thay thế vật liệu cách nhiệt amiang bằng polyurethane
Kho lạnh nên thiết kế nhiều buồng và có hành lang lạnh (phòng đệm);
Thay hệ thống chiếu sáng bằng đèn compact (tuổi thọ dài hơn, giảm tiêu tốn điện năng);
Lắp đặt van thoát hơi cho hệ thống luộc, hấp sản phẩm kết hợp điều khiển tự động hoặc thủ công có thể giảm thất thoát hơi nước
Thiết kế, cải tạo lại khay/mâm cấp đông phù hợp với kích thước của tủ cấp đông đảm bảo thời gian cấp đông đều cho các mẻ
Thay máy nén mới phù hợp với thiết bị làm lạnh nước để giảm tiêu hao điện
Biện pháp thu hồi và tái chế, tái sử dụng
Tái sử dụng nước làm mát sản phẩm sau luộc và hấp, nước giải nhiệt…(theo nguyên tắc từ sạch đến dơ)
Thu hồi triệt để lượng nước ngưng từ nhánh cấp hơi để tuần hoàn lại cho nước cấp vào nồi hơi
Tận dụng nhiệt thải ra từ các hệ thống
Tái sử dụng nước mạ băng, rả khuôn
Thu gom lượng máu sau công đoạn giết mổ để chế biến thức ăn gia súc
Tận dụng triệt để các chất thải rắn có thể để sản xuất phụ phẩm, như:Vỏ tôm sản xuất chitin, chitosan
Xương, nội tạng cá, bạch tuộc, mực chế biến thức ăn gia súc
Thu gom mỡ cá chế biến để bán
Biện pháp thay đổi công nghệ
Thay cấp đông sản phẩm trong khay ở thiết bị cấp đông gió bằng thiết bị cấp đông tiếp xúc
Lột vỏ, bỏ đầu, sơ chế bạch tuộc, mực, tôm không dùng nước (sơ chế khô) để giảm lượng nước sử dụng đồng thời giảm ô nhiễm nồng độ ô nhiễm trong nước thải
Kết hợp qui trình lột da và đánh vảy
Làm vệ sinh khô trước khi cọ rửa bằng nước
Thấm ướt sàn và thiết bị trước khi cọ rửa để chất bẩn dễ bong ra và thu gom sạch chất thải rắn trước khi cọ lần cuối
1.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH
Trang 331.3.1 Địa điểm xây dựng [8,9]
Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định tọa lạc tại Số 2 Trần Hưng Đạo, Hải Cảng,
Tp Qui Nhơn, Bình Định, Việt Nam, được thành lập từ năm 1999, trải qua bao thăng trầm, gian khó, Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Ðịnh (BIDIFISCO) đã tạo dựng được
vị thế vững chắc trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu (XK), nhờ luôn kiên định một hướng đi: tất cả vì chất lượng sản phẩm
Công ty có một vị trí chiến lược:
Cách trung tâm thành phố khoảng 1km
Cách cảng Qui Nhơn khoảng 2 km
Cách quốc lộ 1A khoảng 13km
Cách quốc lộ 1D khoảng 2km
Hình 1.4 Bản đồ vị trí công ty Cổ phần thủy sản Bình Định [8]
1.3.2 Chức năng hoạt động của Công ty
+ Chế biến các loại thủy hải sản
+ Kinh doanh và xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản
1.3.3 Hiện trạng nhà xưởng
Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định đã được xây dựng và đi vào hoạt động
1.3.4 Quy trình chế biến thủy sản và vấn đề phát thải
Trang 34Công nghệ sản xuất và phát thải [9]
Hình 1.5 Công nghệ chế biến Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định [9]
Nguyên liệu Rửa 1 Phi lê
Ra da, ra xương Cấp đông 1 Rửa 2 Phân size 1 Cắt Phân size 2
Mạ băng Phân size 3 Cấp đông 2 Đóng gói Bảo quản Xuất kho
Nguyên liệu sau phi lê
Nguyên liệu sau rửa
Sản phẩm sau phân loại lần 2
Thủy sản sau mạ băng
Thủy sản sau phân size 3
Thủy sản sau cấp đông 2
Trang 35Thuyết minh quy trình
Bảng 1.1 Thuyết minh quy trình chế biến thủy sản
vào
Sản phẩm
Chất thải
Rửa 1 Để rửa sạch máu,
nhớt và các tạp chất bám trên bề mặt cá
Các loại thủy hải
sản
Nguyên liệu sạch
Cát bẩn, SS, BOD, COD…
Phi lê Tách phần thịt cá
ra khỏi phần đầu, xương cá và nội tạng
Nguyên liệu sau rửa 1
Thủy sản
đã phi lê
Xương, vụn thịt, BOD,COD…
Da, xương, vụn thịt, dầu mỡ…
Cấp đông
1
Hạ nhiệt độ xuống thấp Vì vậy làm chậm lại sự ươn hỏng
Phần thịt đã loại bỏ
da và xương
Thủy sản đông lạnh
Rửa 2 Làm mềm thủy
sản vừa cấp đông
Thủy sản đông lạnh
Thủy sản
đa rã đông
BOD, COD, SS…
Thủy sản
đã phân loại theo kích thước
BOD, COD, SS…
Cắt Tạo hình theo yêu
cầu
Thủy sản đã phân loại theo kích thước
Vụn thịt…
Mạ băng Tăng giá trị cảm Sản phẩm sau khi Thủy sản SS,
Trang 36Quá trình Mục đích Nguyên liệu đầu
vào
Sản phẩm
Chất thải
quan cho sản phẩm bằng cách tạo lớp băng mỏng, bóng đẹp
Hạn chế mất nước, giảm thiểu
va chạm trong quá trình vận chuyển, bảo quản
+ Giảm tổn hao nhiệt trong quá trình bảo quản, làm tăng trọng lượng của thành phẩm
+ Lớp băng có tác dụng bảo vệ thực phẩm chống oxi hóa các thành phần dinh dưỡng
do tiếp xúc với không khí
+ Tránh quá trình thăng hoa của nước đá trong thành phẩm
phân loại kích thước lần 2
Thủy sản sau mạ băng
Thủy sản
đã được phân theo kích thước
Vụn thịt, COD, BOD…
Cấp đông
2
Đảm bảo nhiệt độ chuẩn của sản phẩm
Thủy sản sau phân size 3
Thủy sản
đã cấp đông
Trang 37Quá trình Mục đích Nguyên liệu đầu
vào
Sản phẩm
Chất thải
Đ ng g i Hút chân
không,tạo hình bao bì
Thủy sản sau cấp đông 2
Gói thành phẩm hoàn chỉnh
Bao bì lỗi, sản phẩm lỗi…
Bảo quản Bảo đảm chất
lƣợng thành phẩm,chờ tiêu thụ
Sản phẩm sau khi đóng gói
Hình 1.6 Công nhân phân loại tôm tại Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định [9]
Hình 1.7 Hệ thống lựa size tôm tại công ty Cổ phần thủy sản Bình Định [9]
Trang 381.3.5 Hiện trạng môi trường tại Công ty cổ phần thủy sản Bình Định [9]
+ Khâu vệ sinh máy móc, trang thiết bị sản xuất…
Nước thải này có nhiều cặn lơ lửng (khoảng 850 mg/l), các loại hóa chất, dầu mỡ (khoảng 200 mg/l ) Ngoài ra còn một khối lượng nhỏ nước thải sinh hoạt của công nhân phát sinh trong quá trình sản xuất
Lưu lượng nước thải tính trên một đơn vị sản phẩm cũng khá lớn thường đạt mức 30-80 m3/tấn sản phẩm
Lưu lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của công ty được ước tính khoảng 750 m3/ngày.đêm
1.3.5.2 Khí thải
Trong quá trình chế biến thuỷ sản đông lạnh còn có một lượng nhỏ Clorine dùng
để làm vệ sinh nhà xưởng khi sử dụng sẽ sinh ra Cl2 phát tán vào không khí có thể gây hại về đường hô hấp cho người lao động, tuy nhiên lượng sử dụng không nhiều
Ngoài ra trong nước thải có chứa một số chat hữu cơ khi phân hủy sẽ tạo ra một
số thành phần indol và sản phẩm trung gian của sự phân hủy các axit báo không no gây nên mùi hôi thối rất khó chịu và đặc trưng, một số lọa khí phát sinh trong quá trình chế biến thủy sản như: SO2, CO2, NO2, NH3 , H2S…
Bên cạnh đó mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng
Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản
Một phần khí thải khác là môi chất lạnh rò rỉ từ hệ thống lạnh của nhà máy cũng
là tác nhân gây ô nhiễm không khí
Trang 39+ Cá tra philê là 1,8 tấn
+ Nhuyễn thể chân đầu - 0,45 tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ - 8 tấn
Tỷ lệ phế liệu và chất thải rắn phụ thuộc vào mặt hàng sản xuất và vào loài cũng như chất lượng nguyên liệu…
Hiện nay công ty thương thu gom lượng chất thải này để bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi… vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa đem lại lợi ích kinh tế cho Công ty
Rác sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của toàn thể cán bộ, công nhân trong công
ty, chủ yếu là giấy vụn, bao bì thực phẩm, rau quả thừa, giấy…
Trang 40CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC VÀ CÁC THIẾT BỊ XỬ LÝ [7,10,11]
Xử lý cơ học gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua các quá trình đó sẽ không thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nó Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của cá bước xử lý tiếp theo Ví dụ: lưới chắn ngăn cản các vật nổi, vật cứng đi vào máy bơm, bể lắng cát, bể lắng cặn giúp loại bỏ các vật nặng gây cản trở cho quá trình xử lý sinh học trong bể aerotank hay bể lọc sinh học, bể tuyển nổi, vớt dầu giúp loại bỏ dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt gây cản trở cho quá trình oxi hóa và khử mầu, các loại bể lọc giúp loại bỏ các cặn lư lửng làm cho nước trong khi thải ra nguồn tiếp nhận… Trên miệng cống thu gom đôi khi có một vài nhà máy có lượng nước thải nhỏ chứa các chất có hại cho quá trình xử lý sinh học cần phải xử lý trước hoặc đặt các bể khuấy trộn với nước thải chung để pha loang các chất thải này xuống dưới nồng độ cho phép trước khi đi vào nhà máy xử lý nước thải
Hình 2.1 Hình dạng thanh chắn rác [10]