1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế và tổ chức thi công hệ thống cấp thoát nước nhà dân dụng 4 tầng, phường bình trưng tây, quận 2, tp hồ chí minh

122 202 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 4,35 MB

Nội dung

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINHTÓM TẮT Hiện nay công tác thiết kế HTCTN trong các căn hộ gia đình chưa được quan tâm đứng mức dẫn đến nhiều căn hộ gặp sự cố khi sử dụ

Trang 1

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT

Hiện nay công tác thiết kế HTCTN trong các căn hộ gia đình chưa được quan tâm đứng mức dẫn đến nhiều căn hộ gặp sự cố khi sử dụng, hệ thống thu gom nước thải bên ngoài cũng gặp khó khăn khi thu nước thải từ các hộ dân……

Nước là một nhu cầu không thể thiếu đối với sự tồn tại, đời sống sinh hoạt, đời sống công nghiệp, sản xuất… của con người Chính vì vậy trong bất cứ đô thị nào, hay đơn

vị đô thị nào, vấn đề cấp thoát nước luôn là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu Với tình hình thực tế hiện nay, vấn đề cấp thoát nước trong nhà của mỗi

hộ gia đình cũng đang gặp nhiều khó khăn, lượng nước cấp hàng ngày vẫn còn thiếu hoặc do áp lực nước không đủ mạnh

Dự án được hình thành nhằm đem lại một giá trị hữu ích cho cộng đồng trên cơ sở thiết lập một hệ thống quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại từ đó tạo ra chất lượng dịch

vụ du lịch chất lượng cao vượt trội – yếu tố rất cần thiết trong cung ứng dịch vụ du lịch, đáp ứng được nhu cầu hiện nay của người dân

Hệ thống cấp thoát nước trong nhà giữ nhiệm vụ cung cấp và phân phối nước sinh hoạt trong ngôi nhà, các thiết bị thoát nước, đường ống thoát nước thải,…nhằm đem lại

sự thoải mái, tiện nghi cho người ở Với sự phát triển về kinh tế cũng như tăng nhanh

về dân số, việc xây dựng các chung cư đáp ứng nhu cầu căn hộ cao cấp và thiết kế hệ thống cấp thoát nước phù hợp với chung cư là yêu cầu quan trọng Nắm bắt được nhu cầu xã hội, nhà dân dụng được xây dựng Căn hộ có vị trí tại đường Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Tây,Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, quy mô 4 tầng gồm 4 phòng

ở Tổ chức thi công hê thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng

Nhiệm vụ của người thiết kế tìm hiểu các bản vẽ công trình thiết kế (mặt bằng tổng thể, mặt bằng các tầng, vị trí đấu nối cấp và thoát,…) ,hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh thiết kế và thiết kế tổ chức thi công hệ thống cấp thoát nước trong nhà

Từ đó đưa ra phương án thiết kế hệ thống cấp thoát nước các quy chuẩn, tiêu chuẩn cấp thoát nước trong nhà hiện hành và tổ chức thi công.Tiến hành tính toán các loại lưu lượng và thủy lực các tuyến cống; các công trình phụ trợ trên hệ thống cấp thoát nước

và triển khai tính toán khối lượng thi công của hệ thống Triển khai thể hiện các công trình trên bản vẽ thiết kế và bản vẽ thi công Sau đó, ta từ phần thuyết minh ,bản vẽ ta thi công và thống kê được các các hạng mục thiết bị và hạng mục xây dựng Từ những

Trang 2

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

ABSTRACT

At present, the design of non-residential households has been neglected, leading to many difficulties in using the apartment The waste water collection system outside is also difficult to collect wastewater from households people

Water is an indispensable requirement for human existence, life, industrial life, production So in any city, or urban unit, the issue of water supply and drainage is always one of the issues that receive top priority With the current situation, the problem

of water supply and drainage in each household is facing many difficulties, daily water supply is still lacking or due to insufficient water pressure

The project was created to bring about a useful value to the community on the basis

of establishing an advanced management system and modern technology, thus creating

a quality of superior tourist services It is necessary to provide tourism services, meeting the current needs of people

The water supply and drainage system in the house is responsible for supplying and distributing water in the house, drainage equipment, drainage pipes to bring comfort and convenience to the residents With the economic development as well as the rapid increase in population, the construction of apartment buildings to meet the demand for high-end apartments and design of water supply and drainage system in accordance with the apartment is an important requirement Understanding the social needs, civil construction The apartment is located at Nguyen Duy Trinh street, Binh Trung Tay ward, District 2, Ho Chi Minh city, 4 floors with 4 rooms Organizing the construction

of water supply and drainage systems for residential houses

The task of the designer is to investigate the design drawings (overall plan, floor plan, location of connection and exit, etc.), current technical infrastructure of the area around the design and Designing and organizing the construction of water supply and drainage systems in the house From this point, the design of the water supply and drainage system of the current standards and standards of water supply and drainage in the house and the implementation of the construction Conduct the calculation of the flow and hydraulic types of sewers; the auxiliary works on the water supply and drainage system and deploy the calculation of the construction work volume of the system Implementation of the works on the design drawings and construction drawings Then, from the narrative, the drawings we construct and statistics are the items of equipment and construction items From the statistics we go to the preliminary estimate of construction costs Finally, we make a preliminary assessment of environmental protection to ensure safety and environmental sanitation during the project implementation

Trang 3

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ Quận 2 17

Hình 1.2 Bản đồ quy hoạch Quận 2 20

Hình 1.3 Sơ đồ vị trí căn hộ 22

Hình 2.1 Hệ thống cấp nước đơn giản 26

Hình 2.2 Hệ thống cấp nước có két nước trên mái 26

Hình 2.3 Hệ thống cấp nước có két nước và trạm bơm 27

Hình 2.4 Hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa 27

Hình 2.5 Hệ thống cấp nước có trạm khí ép hoặc bồn áp lực 28

Hình 2.6 Bố trí đường ống cấp nước chính trong tòa nhà 31

Hình 2.7 Cấu tạo nút đồng hồ đo nước 34

Hình 2.8 Sơ đồ không gian cấp tầng 1 36

Hình 2.9 sơ đồ không gian cấp tầng 2 37

Hình 2.10 sơ đồ không gian cấp tầng 3 38

Hình 2.11 sơ đồ không gian cấp tầng 4 39

Hình 2.12 Bồn nước inox Sơn Hà 2000 lít 41

Hình 2.13 Bể chứa Sơn Hà 4000 lít 46

Hình 3.1 Sơ đồ cấp nước nóng cục bộ 50

Hình 3.2 Máy nước nóng năng lượng mặt trời ARISTON ECO1284 54

Hình 4.1: Chi tiết treo ống nước cấp PPR 74

Hình 4.2: Chi tiết treo ống nước cấp PPR 76

Hình 4.3: Chi tiết treo ống âm tường 82

Hình 4.4: Các loại nút bịt 84

Hình 4.5: Đồng hồ đo nước 85

Hình 4.7: Giá đỡ ống nằm trên sàn 102

Trang 4

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 : Tổng số đương lượng của các thiết bị vệ sinh 32

Bảng 2.2 Cỡ, lưu lượng và đặc trưng của đồng hồ đo nước 33

Bảng 2.3 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 1 36

Bảng 2.4 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 2 37

Bảng 2.5 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 3 38

Bảng 2.6 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 4 39

Bảng 2.7 Bảng tính toán thủy lực đường ống đứng tầng 40

Bảng 3.1 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 1 51

Bảng 3.2 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 2 52

Bảng 3.3 Bảng tính toán thủy lực đường ống đứng toàn nhà 52

Bảng 3.4 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 3 53

Bảng 3.5 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 4 53

Bảng 4.1 Số đương lượng thoát nước của các thiết bị 59

Bảng 4.2 Đương lượng và chiều dài tối đa của ống thoát nước và ống thông hơi 60

Bảng 4.3 Đương lượng thiết bị thoát nước ứng với các cỡ xi phông 61

Bảng 4.4 Đường kính ống của thiết bị thoát nước 61

Bảng 4.5 Bảng thống kê đường ống thoát nước nhánh thải tầng 4 62

Bảng 4.6 Bảng thống kê đường ống thoát nước nhánh thải tầng 3 62

Bảng 4.7 Bảng thống kê đường ống thoát nước nhánh thải tầng 2 63

Bảng 4.8 Bảng thống kê đường ống thoát nước nhánh thải tầng 1 63

Bảng 4.9 Bảng thống kê đường ống đứng thoát nước thải tầng 4 64

Bảng 4.10 Bảng thống kê đường ống đứng thoát nước thải tầng 3 64

Bảng 4.11 Bảng thống kê đường ống đứng thoát nước thải tầng 2 64

Bảng 4.12 Bảng thống kê đường ống đứng thoát nước thải tầng 1 64

Bảng 5.1 chi tiết, khoảng cách treo ống nước cấp ppr - ống ngang 73

Bảng 5.2 chi tiết, khoảng cách treo ống nước cấp ppr - ống đứng 75

Bảng 5.3 thông số hàn ống ppr bằng máy hàn gia nhiệt 79

Bảng 5.4 chi tiết, kích thước cắt đục tường 83

Bảng 5.5: độ dốc ống nước thải 100

Trang 5

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Bảng 5.7 Chi tiết, kích thước cắt đục tường 105 Bảng 5.8: Tiến độ thi công 116

Trang 6

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay công tác thiết kế HTCTN trong các căn hộ gia đình chưa được quan tâm đứng mức dẫn đến nhiều căn hộ gặp sự cố khi sử dụng, hệ thống thu gom nước thải bên ngoài cũng gặp khó khăn khi thu nước thải từ các hộ dân……

Nước là một nhu cầu không thể thiếu đối với sự tồn tại, đời sống sinh hoạt, đời sống công nghiệp, sản xuất… của con người Chính vì vậy trong bất cứ đô thị nào, hay đơn

vị đô thị nào, vấn đề cấp thoát nước luôn là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu Với tình hình thực tế hiện nay, vấn đề cấp thoát nước trong nhà của mỗi

hộ gia đình cũng đang gặp nhiều khó khăn, lượng nước cấp hàng ngày vẫn còn thiếu hoặc do áp lực nước không đủ mạnh

2 Đối tượng nghiên cứu

Trong đồ án này, tập trung nghiên cứu phương án xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng 4 tầng, bao gồm:

- Hệ thống cấp thoát nước trong nhà

- Tổ chức thi công hệ thống cấp thoát trong nhà

3 Phạm vi và giới hạn

-Phạm vi: Nhà dân dụng 4 tầng, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

- Giới hạn: Hệ thống cấp thoát nước không tính đến cấp nước phòng cháy chữa cháy

và tổ chức thi công hệ thống cấp thoát nước trong nhà

4 Mục tiêu đề tài

Tính toán thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà dân dụng 4 tầng, Quận 2 nhằm cấp nước đủ cả về số lượng lẫn chất lượng đến tất cả đối tượng dùng nước Đồng thời, đảm bảo việc thoát nước được diễn ra liên tục, không gây tắc nghẽn, các công trình phụ trợ, công trình xử lý nước thải được thiết kế với công suất phù hợp và chất lượng nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B

5 Nhiệm vụ của đề tài

Dựa vào bản vẽ kiến trúc, các số liệu được cung cấp, đồng thời dựa vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn, giáo trình để tính toán thiết kế hệ thống cấp thoát nước của nhà dân dụng 4 tầng Khái toán chi phí xây dựng hệ thống cấp thoát nước

Tổ chưc thi công hệ thống cấp thoát nước trong nhà

Tiến hành thực hiện các bản vẽ cần thiết

Trang 7

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các số liệu về chung cư Bình Đăng, thành

phần nước thải

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu về cấp thoát nước trong chung cư, các

công trình hạng mục tương tự

Phương pháp nghiên cứu tham khảo ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của chuyên

gia nghành cấp thoát nước

Phương pháp so sánh: So sánh với các công trình tương tự tìm ra nguyên tắc thiết kế

Bình Đăng, giúp chung cư có thể đi vào hoạt động

Ý nghĩa khoa học kỹ thuật

với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện nay

Ý nghĩa môi trường

việc bảo vệ môi trường

Trang 8

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH 7

DANH MỤC BẢNG 8

A: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT CẤP NƯỚC CHO CĂN HỘ 15

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG BÌNH TRƯNG TÂY, QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH 15

1.1 Tổng quan về quận 2 15

1.2 Vị trí địa lý phường bình trưng tây 17

1.3 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội – quy hoạch chung 17

1.3.1 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội 18

1.3.2 Quy hoạch chung 19

1.3.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật 20

1.4 Giới thiệu căn hộ 22

1.4.1 Vị trí căn hộ 22

1.4.2 Đặc điểm căn hộ 22

1.4.3 Hiện trạng hạ tầng khu vực căn hộ 23

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 25

2.1 CƠ SỞ VÀ TÀI LIỆU THIẾT KẾ 25

2.1.1 Cơ sở thiết kế 25

2.1.2 Tài liệu thiết kế 25

2.2 VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC BÊN TRONG NHÀ 25

2.2.1 Lựa chọn sơ đồ cấp nước 25

Các sơ đồ: 25

Lựa chọn sơ đồ cấp nước 28

2.2.2 Nguyên tắc vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước cho tòa nhà 29

2.2.3 Vị trí ống cấp nươc của ngôi nhà 31

2.3 CHỌN ĐỒNG HỒ ĐO NƯỚC 32

2.4 TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG 1 NGÀY CHO CĂN HỘ 35

2.5 TÍNH TOÁN THỦY LỰC ĐƯỜNG ỐNG 35

2.6 XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH VÀ CHIỀU CAO ĐẶT KÉT NƯỚC 40

2.6.1 Xác định các tầng cần dùng trạm bơm tăng áp để tăng áp: 43

2.6.2 Tính trạm bơm tăng áp và trạm khí ép cuả căn nhà 44

Trang 9

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

2.7 TÍNH TOÁN BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH 45

2.7.1 Nhiệm vụ bể chứa nước 45

2.7.2 Tính toán bể chứa 45

2.8 MÁY BƠM 46

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NƯỚC NÓNG 47

3.1 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG 48

3.2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG 51

a Các thông số tính toán 51

b Tính toán thiết kế 51

CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 55

4.1 TÍNH TOÁN THỦY LỰC ỐNG THOÁT NƯỚC THẢI 55

4.1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI 55

4.1.2 Mạng lưới thoát nước 57

4.1.3 Bể tự hoại 58

4.1.4 Cơ sở thiết kế thoát nước sinh hoạt 58

4.2 TÍNH TOÁN THIIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC 58

4.2.1 Mục đích 58

4.2.2 Tính toán ống đứng, ống nhánh thoát nước 59

4.3 TÍNH TOÁN BỂ TỰ HOẠI 65

CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA TRÊN MÁI 66

5.1 Nhiệm vụ của mạng lưới thoát nước mưa 66

5.2 Tính toán lưu lượng, đường kính ống thoát nước mưa trên sân thượng 66

CHƯƠNG 6 : KHÁI TOÁN SƠ BỘ KINH PHÍ XÂY DỰNG 68

B: TỔ CHỨC THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 69

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG 69

CÔNG TÁC THI CÔNG VÀ TRÌNH TỰ THI CÔNG 69

Trang 10

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

2.1.2 Lắp đặt các ống cấp nước và các phụ kiện: 81

2.1.3 Lắp đặt ống xuyên tường: 84

2.2 BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TRỤC CHÍNH (THÔNG TẦNG) 86

2.3 BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG THOÁT THẢI VÀ THOÁT MƯA 92

2.4 Biện pháp thi công hệ thống thoát mỗi tầng (trục nhánh) 99

2.5 Công tác đảm bảo an toàn lao động 108

2.5.1 Giới thiệu chung về ATLĐ 108

2.5.2 Rủi ro và giải pháp hạn chế 108

2.6 Kiểm tra, khắc phục lỗi của hệ thống đường ống 109

2.6.1 Biện pháp kiểm tra 109

2.6.2 Biện pháp đo kiểm áp lực của đường ống 109

2.6.3 Biện pháp lắp đặt thiết bị vệ sinh 110

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH 111

3.1 Tìm hiểu hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà 111

3.2 Triển khai thực hiện bản vẽ thi công( shop drawing) của hệ thống cấp thoát nước trong nhà 111

3.3 Thiết kế tổ chức thi công: 112

3.3.1 Nhân sự trực tiếp thi công tại công trình (Định mức 1777-1776) 112

3.3.2 Kế hoạch tổ chức thi công: 113

3.4 Tổ chức bảo hành hệ thống cấp thoát sau khi đã được hoàn thành 116

3.4.1 Công tác kiểm tra hệ thống cấp nước 116

3.4.2 Công tác kiểm tra hệ thống thoát nước 117

CHƯƠNG 4 NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG 118

4.1 Kiểm tra giá đỡ ống: 118

4.2 Nghiệm thu lắp đặt: 118

CHƯƠNG 5 SƠ BỘ CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 120

Bảo đảm vệ sinh môi trường 120

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

Trang 11

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

A: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT CẤP NƯỚC CHO CĂN HỘ

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG BÌNH TRƯNG TÂY,

QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

1.1 Tổng quan về quận 2

Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ Quận 2 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn Phía Bắc giáp quận Thủ Đức, Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn và sông Rạch Chiếc) Phía Nam giáp quận 7, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai (qua sông Sài Gòn và sông Đồng Nai) Phía Đông giáo quận 4, quận 1, quận Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn) Từ năm xã thuộc huyện Thủ Đức: An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng và Thạnh Mỹ Lợi Quận 2 chia thành 11 phường gồm: An Phú, Thảo Điền, An Khánh, Bình An, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái

Tổng diện tích tự nhiên của quận 2 là 5017 ha Ngày đầu mới thành lập, diện tích đất nông nghiệp chiếm 2.543,8 ha Đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp còn 1.611 ha, đất dân cư chiếm 1.402 ha Các phường có diện tích nhỏ là phường Thủ Thiêm với 150ha, phường An Khánh với 180 ha và phường Bình An 187 ha Địa hình quận 2 bao gồm cả gò và bưng, kênh rạch chiếm 24,7% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn địa hình thấp trũng, có độ cao trung bình khoảng từ 1,5m đến 3m với mực nước biển, độ dốc theo hướng Bắc – Nam Đây là vùng bưng trũng, bị nhiễm phèn, mặn, thường ngập nước lúc triều cường, nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, muốn có năng suất và hiệu quả cao phải đầu tư lớn Những năm trước đó, Thành phố có chủ trương phát triển ra hướng Đông Bắc, nên 03 xã giáp ranh nội thành là An Phú, Thủ Thiêm, An Khánh đang trong quá trình quy hoạch đô thị, 02 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi là xã nông nghiệp, nằm xa trung tâm huyện Thủ Đức nên ít được đầu tư Do vậy khi thành lập quận, Quận

2 gặp rất nhiều khó khăn vì định hướng phát triển chưa rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng

xã hội yếu kém; quy hoạch chưa rõ ràng nên lòng dân chưa yên, chưa an cư và chưa an tâm lập nghiệp

Trang 12

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

thì chức năng và động lực phát triển chủ yếu là “Trung tâm Dịch vụ - Thương mại – Công nghiệp – Văn hóa – Thể dục thể thao” với quy mô dân số ổn định khoảng 600.000 dân, quy hoạch chung còn xác định các chỉ tiêu kỹ thuật đô thị, các khu chức năng chủ yếu, đó là cơ sở căn bản cho định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quận 2, hiện quận đang hoàn tất đồ án điều chỉnh quy hoạch chung quận 2 theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch đã được thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3165/QĐ-UBND vào năm 2011 Ngày 27/12/2005, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6565/QĐ-UBND và Quyết định số 6566/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 và phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000

Kể từ khi thành lập quận đến nay, đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quận 2 đã đoàn kết, nỗ lực, phát huy truyền thống cách mạng, kế thừa thành tựu đạt được, khai thác thuận lợi về vị trí địa lý, đất đai, các công trình trọng điểm của Nhà nước đầu tư trên địa bàn; huy động mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển quận Đảng bộ và chính quyền Quận 2 đã có nhiều chủ trương giải pháp phù hợp để khắc phục khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, tạo thêm tiền đề cho

sự phát triển Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại đạt cao hơn mức phấn đấu và đang có xu hướng phát triển; Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã và đang được tăng cường, nhất là các công trình giao thông, trường học, các cơ sở văn hóa được quan tâm đầu tư đưa vào sử dụng; đặc biệt là tập trung công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện đúng tiến độ đối với công tác bồi thường thu hồi đất các dự án, công trình trọng điểm theo chỉ đạo của thành phố, nhất là tập trung công tác bồi thường, thu hồi đất và tái định cư của khu đô thị mới Thủ Thiêm, Đai lộ Đông Tây Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề…có bước phát triển tích cực; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững

Đảng bộ - Chính quyền – nhân dân quận 2 định hướng phát triển trong 5 năm tới (2010 – 2015) là: "tiếp tục đẩy mạnh đô thị hóa quận 2, tạo ra cảnh quan của một đô thị trung tâm mới, hiện đại của thành phố; tập trung nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý đô thị; phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, động viên mọi nguồn lực, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị và trật tự

Trang 13

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

an toàn xã hội;nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới

Hình 1.1 Bản đồ Quận 2 1.2 Vị trí địa lý phường bình trưng tây

Phường Bình Trưng Tây là một phường thuộc quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bình Trưng Tây có diện tích 2.22 km², dân số năm 1999 là 11973 người, mật độ dân

số đạt 5393 người/km² Tọa độ: 10°47′0″B 106°44′59″Đ

Gíap với các vùng lận cận:

Trang 14

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

1.3.1 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên

- Thủy Văn

Vể thủy văn, trải dài cùng sông Sài Gòn và sông Soài Rạp là các sông chính bao quanh quận 2, Quận 2 có ít kênh rạch Hệ thống sông giúp cho quận 2 trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của Biển Đông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu đến giao thông và hạn chế thoát nước ở khu vực

- Khí Hậu

Nằm trong cùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Quận 2 có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa- khô rỏ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau Trung bình, Quận 2 có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 270C, cao nhất lên tới 400C, thấp nhất xuống 13,80C

Giống như các quận nội thành khác, Quận 2 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, hướng gió mát từ Cần Giờ về Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26 độ C, đây

là khu vực thông thoáng, ẩm mát quanh năm; hơn hẳn khu ngoại thành phía Bắc như Thủ Đức, Hóc Môn và Củ Chi Hàng năm quận 2 nhận được một lượng mưa đáng kể khoảng 1800 milimet, đây là lượng mưa tương đối thấp vì nằm ở ven sông, ven biển Khi mưa thì số lượng nước thấm, giữ lại không bao nhiêu vì trên địa bàn quận đa số là

bê tông, đường nhựa Chính vì vậy mà các tháng nắng có hiện tượng khô khốc của khí hậu trong một số ngày

- Kinh tế xã hội

Quận 2 có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt các ngành kinh

tế như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư và xuất nhập khẩu Cùng với những thế mạnh

Trang 15

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

là việc định hướng phát triển phù hợp và đầu tư hợp lý của các cấp các ngành Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận là rất đáng kể

Cùng với việc tăng trưởng kinh tế là mức thu nhập của người lao động ngày càng tăng Ngày nay, Quận 2 là một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trên các ngành Thương Mại – Dịch Vụ Năm 1996, không tính các công trình liên doanh của các đơn vị thuộc khối kinh tế của Trung Ương và Thành phố, Quận 2 đã được Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) cấp 17 giấy phép liên doanh với tổng số vốn đầu tư trên 1,219 tỷ USD, trong đó chủ yếu là đầu tư trên lĩnh vực khách sạn và văn phòng cho thuê Ngoài việc đẩy mạnh liên doanh đầu tư với nước ngoài, thì các doanh nghiệp trên địa bàn quận cũng chú trọng hợp tác liên doanh với các công ty trong nước Cùng với việc đầu tư phát triển các doanh nghiệp thuộc Nhà nước, Quận 2 cũng chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để các ngành kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư phát triển theo định hướng phát triển kinh tế chung trên địa bàn quận, với trên 17080 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với trên 14000 hộ kinh doanh, sản xuất cá thể

Văn hóa – giáo dục- xã hội

Trong sự đa dạng của nền văn hóa của Thành phố Sài Gòn, thì văn hóa Quận 2 đóng một vai trò quan trọng, với những di sản văn hóa là điểm nổi bật nhất Đó là những công trình kiến trúc, những công trình tôn giáo tín ngưỡng của nhiều cộng đồng dân cư tích hợp lại nơi đây Địa bàn Quận 2 là nơi giao lưu gặp gỡ, sinh sống của nhiều cộng đồng dân cư Nên từ lâu đã hình thành cho Quận 2 một sắc thái văn hóa rất riêng, khó lẫn lộn với một nơi nào khác Trình độ chuyên môn và văn hóa của quận được xem là chiếm tỷ

lệ cao so với các quận khác của Thành phố

Nơi đây cũng là vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc kể từ khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam Gắn liền với những sự kiện trọng đại đó là những

di tích cách mạng mang nhiều ý nghĩa, giá trị văn hóa cao Gắn liền với những di tích là những lễ hội diển ra cũng rất phong phú đa dạng, là địa điểm thường xuyên tổ chức các

lễ hội lớn của Thành phố…

1.3.2 Quy hoạch chung

Quận 2 được xác định theo hướng đa trung tâm, phát triển các đô thị xung quanh và lấy trung tâm hiện hữu mở rộng sang khu đô thị mới Thủ Thiêm là trung tâm chính.Từ các trung tâm chính phát triển đầu tư và xây dựng các cở sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư

Trang 16

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Hình 1.2 Bản đồ quy hoạch Quận 2 1.3.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Có nhiều dự án cầu, đường đã và đang triển khai như đường cao tốc Long Thành- Dầu Dây… Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển nhanh các khu công nghiệp tập trung tại khu vực này đã hút một lượng lớn dân nhập cư, khiến thiếu hụt chỗ ở và các dịch vụ đi kèm Đây cũng là khu vực có nhiều nơi phát triển tự phát

Tại đô thị mới này có một số hạn chế cần khắc phục: hạ tầng kỹ thuật khu vực chưa đồng bộ, các dự án triển khai còn chậm, việc quản lý quy hoạch chưa tuân thủ chặt chẽ, môi trường chưa được quan tâm đúng mức

Có nhiều dự án cầu, đường đã và đang triển khai như tàu điện ngầm Metro… Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển nhanh các khu công nghiệp tập trung tại khu vực này đã hút một lượng lớn dân nhập cư, khiến thiếu hụt chỗ ở và các dịch vụ đi kèm Đây cũng là khu vực có nhiều nơi phát triển tự phát

Tại đô thị mới này có một số hạn chế cần khắc phục: hạ tầng kỹ thuật khu vực chưa đồng bộ, các dự án triển khai còn chậm, việc quản lý quy hoạch chưa tuân thủ chặt chẽ, môi trường chưa được quan tâm đúng mức

Trang 17

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Khu nội thành cũ: là khu đã có quá trình phát triển trên 300 năm Trọng tâm tại khu vực này là cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới Phát triển kiến trúc mới trên

cơ sở kết hợp giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa và các công trình kiến trúc có giá trị; tổ chức sắp xếp lại mạng lưới giao thông, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; xây dựng mạng lưới các công trình phúc lợi công cộng; giải tỏa các khu nhà lụp xụp trên kên rạch va khu phố; di chuyển các xí nghiệp công nghiệp và các cơ sở gây ô nhiễm mội trường đô thị

ra ngoại vi

Khu nội thành phát triển: Mở rộng và phát triển ở phía Tây - Nam Khai thác quỹ đất kém hiệu quả về nông nghiệp, chi phí đền bù thấp tại khu vực phía Tây - Bắc thành phố thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn phát triển khu đô thị mới, chức năng khu dân cư, dịch

vụ, công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Đảm bảo mật độ xây dựng, mật độ cư trú theo quy hoạch

Tại các khu đô thị phát triển đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặt nền tảng cho phát triển đô thị bền vững trong tương lai

Khu vực ngoại thành:

Trên địa bàn 5 huyện ngoại thành, xây dựng các đô thị mới gắn với các khu công nghiệp tập trung các khu nhà ở công nghiệp, các khu du lịch - nghỉ dưỡng , các thị trấn, thị tứ khác trong huyện

Các khu đô thị và đô thị mới đuợc xây dựng theo hướng hiện đại, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết hợp giữ gìn di tích, cảnh quan, đảm bảo môi trường sống với chất lượng cao

Các khu dân cư nông thôn đuợc quy hoạch, sắp xếp theo hướng tập trung, đầu tư các

cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu ở, làm việc tốt hơn

Trong giai đọan sắp tới, TP HCM đặt trọng tâm vào việc phát triển mạng lưới giao thông, theo đề án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt nhằm giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông đô thị

Giao thông đường bộ, phấn đấu từ nay đến năm 2010 mật độ đường đạt 22 - 24% quỹ đất đô thị Trong đó khu vực nội thành đạt 16 - 20% quỹ đất Tích cực xây dựng và hoàn thành các tuyến đường vành đai 1, vành đa 2, xây dựng mới dự án đường cao tốc của HCM - Trung Lương - Cần Thơ Tiếp tục nâng cấp mở rộng và xây dựng mới một số trục đường chính đô thị như đường song hành Hà Nội, Đại lộ Đông Tây, đường Trường Chinh, Xây dựng và hoàn chỉnh một số cầu, đồng thời xây dựng đường hầm vượt sông

Trang 18

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Đuờng biển, phấn đấu từ nay đến năm 2010 hệ thống cảng biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ có tổng công suất từ 49 triệu tấn đến 55 triệu tấn Xây dựng kế hoạch di dời các cảng: Tân Cảng, Sài Gòn, Khánh Hội đồng thời tiến hành cụ thể hóa quy hoạch xây dựng cụm Cảng biển tại Cát Lái, Hiệp Phước

1.4 Giới thiệu căn hộ

1.4.1 Vị trí căn hộ

Nằm trên đường Nguyền Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, nằm cách quận 1 là 9.5 km

Phường tiếp giáp với các vùng sau:

huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Thạnh, quận 1 và quận 4 bởi sông Sài Gòn

Hình 1.3 Sơ đồ vị trí căn hộ 1.4.2 Đặc điểm căn hộ

Căn hộ gồm 4 tầng lầu, một tầng mái

- Dụng cụ vệ sinh:

Trang 19

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Đường Nguyễn Duy Trinh là tuyến đường trọng yếu của khu vực, trục chính nối quận

2 và quận 9, đường dẫn vào đường cao tốc Long Thành Dầu Giây và là tuyến kết nối nội bộ khu vực phường Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây với đường Nguyễn Thị Định Hiện nay, hệ thống thoát nước của đường Nguyễn Duy Trinh là tuyến thoát nước chính

Trang 20

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

- Cấp nước

- Thoát nước

Trang 21

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

2.1 CƠ SỞ VÀ TÀI LIỆU THIẾT KẾ

- TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong -Tiêu chuẩn thiết kế

2.1.2 Tài liệu thiết kế

2.2 VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC BÊN TRONG NHÀ

2.2.1 Lựa chọn sơ đồ cấp nước

Các sơ đồ:

Khi thiết kế hệ thống cấp nước trong nhà có nhiều phương án, nhiều sơ đồ khác nhau, nhiệm vụ của người kĩ sư là thiết kế sao cho có được một hệ thống cấp nước vừa tận dụng triệt để áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài, vừa đảm bảo cấp nước đầy đủ cho cả toà nhà một cách kinh tế nhất

Trang 22

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Hình 2.1 Hệ thống cấp nước đơn giản

1-Đường dẫn nước vào nhà; 2-Đồng hồ đo nước; 3- Ống chính b) Hệ thống cấp nước có két nước trên mái

Được áp dụng khi áp lực đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên Vào những giờ dùng ít nước (thường là vào ban đêm), nước được cung cấp cho các thiết bị vệ sinh và lên két Vào giờ cao điểm, khi nước không lên tới các thiết bị vệ sinh thì két nước sẽ cung cấp nước cho toàn bộ mạng lưới Hệ thống cấp nước có két nước trên mái được thể hiện trên hình 2.2

Hình 2.2 Hệ thống cấp nước có két nước trên mái

c) Hệ thống cấp nước có két nước và trạm bơm

Áp dụng trong trường hợp đường ống nước bên ngoài hoàn toàn không đảm bảo được

áp lực Máy bơm chỉ mở vào giờ cao điểm, vừa đưa nước lên các thiết bị vệ sinh, vừa bơm nước lên két nước Các giờ còn lại, két nước bổ sung nước cho ngôi nhà

Hệ thống cấp nước có két nước và trạm bơm được thể hiện trên hình 2.3

Trang 23

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Hình 2.3 Hệ thống cấp nước có két nước và trạm bơm

d) Hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa

Áp dụng trong trường hợp đường ống nước bên ngoài hoàn toàn không đảm bảo và quá thấp, đồng thời lưu lượng nước lại không đầy đủ, nếu bơm trực tiếp ống bên ngoài thi sẽ ảnh hưởng đến việc dùng nước ở khu vực xung quanh Áp lực đường ống cấp nước bên ngoài ≤ 5m phải xây dựng bể chứa nước để trữ nước

Hình 2.4 Hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa

e) Hệ thống cấp nước có trạm khí ép

Áp dụng trong trường hợp áp lực đường ống nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên nhưng không xây dựng két nước trên mái do không có lợi về phương diện kết cấu hay mỹ quan

Trạm khí ép có thể có một hay nhiều thùng khí ép Trạm khí ép nhỏ chỉ cần một thùng

Trang 24

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Hình 2.5 Hệ thống cấp nước có trạm khí ép hoặc bồn áp lực Lựa chọn sơ đồ cấp nước

Phân loại nhà: đây là căn hộ gia đình

Khi thiết kế hệ thống cấp nước bên trong nhà có thể có nhiều phương án, nhiều sơ đồ khác nhau Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sơ đồ là:

Chức năng của ngôi nhà

Trị số áp lực đảm bảo

Áp lực yêu cầu của ngôi nhà: là áp lực cần thiết đưa nước đến các dụng cụ vệ sinh máy móc thiết bị dùng nước trong nhà

Mức độ tiện nghi của ngôi nhà

Sự phân bố các thiết bị, dụng cụ lấy nước trong nhà tập trung hay phân tán thành nhiều khu vực…

Nguyên tắc lựa chọn

được sơ đồ cấp nước phù hợp

Dựa theo đặc điểm căn hộ và số lượng các thiết bị vệ sinh bên trong căn hộ, tiến hành vạch tuyến đường ống cấp nước cho ngôi nhà Phần vạch tuyến đường ống cấp nước và

vẽ sơ đồ không gian được thể hiện trong bảng vẽ kỹ thuật

Cột áp của đường ống cấp nước bên ngoài nhà là 10 m Theo cột áp này, dùng hệ thống cấp nước có bể chứa và két nước vì áp lực đường ống cấp nước bên ngoài nhà chưa hoàn toàn đảm bảo đưa nước đến mọi thiết bị vệ sinh trong nhà, kể cả những thiết

bị vệ sinh cao nhất và xa nhất của ngôi nhà Mặc khác là nhà căn hộ nhu cầu dùng nước phải liên tục nên vì tính an toàn trong cấp nước nên em chọn sơ đồ dùng nước như vậy Chọn sơ đồ cấp nước có bể chứa và két nước để thiết kế hệ thống cấp nước cho căn

hộ

Xác định áp lực đường ống cấp nước bên ngoài

Trang 25

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Tham khảo các số liệu của các cơ quan và dữ liệu được cung cấp ta có áp lực bên ngoài là 10m

Xác định áp lực cần thiết của ngôi nhà

2.2.2 Nguyên tắc vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước cho tòa nhà

Đến được các thiết bị vệ sinh

Đủ áp lực và lưu lượng yêu cầu của thiết bị

Có tổng chiều dài ngắn nhất

Dễ dàng kiểm tra, sửa chữa, thay thế

Dễ phân biệt khi sửa chữa

Thuận tiện trong quá trình thi công

Vạch tuyến đường ống cấp nước là công việc quyết định đến quá trình thi công, hiệu quả làm việc của hệ thống cấp nước Nhìn chung ống cấp nước thường được lắp đặt kín

để đảm bảo mỹ quan công trình và tăng tuổi thọ của đường ống Vị trí ống cấp nước thường được lựa chọn như sau:

Đường ống cấp nước chính (ống đứng): Là đường ống cấp từ trạm bơm, két nước hay đường ống cấp nước bên ngoài tới các tầng của công trình: Đường ống này thường được lắp đặt trong các hộp gain (gen) kỹ thuật (thông tầng), chung hoặc riêng với các đường ống kỹ thuật khác như thoát nước, thông gió, điện lạnh Cần lưu ý khi lắp đặt đường ống chính trong hộp gain kỹ thuật chung với các đường ống kỹ thuật khác, hộp gain phải

có đủ diện tích cần thiết cho tất cả các đường ống và vị trí các đường ống trong hộp gain

Trang 26

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Đường ống nhánh từ đường ống chính tới các phòng vệ sinh, thiết bị dùng nước trong từng tầng: Trong một số chung cư cao tầng, đường ống chính nằm ở hộp gain kỹ thuật trong phòng nước của chung cư, người ta lắp đặt đồng hồ nước cho từng căn hộ trong phòng nước và lắp đặt đường ống nhánh từ đồng hồ nước tới các căn hộ trong tầng Đường ống nhánh này có thể treo trên trần, ngầm trong tường hay đi trên sàn nhà Cần lưu ý là khi lắp đặt đường ống trên sàn nhà cần phải bổ sung chiều dày lớp vật liệu lót trước khi lát sàn để bảo vệ ống, thông thường chiều cao lớp vật liệu lót bảo vệ trên đỉnh ống tối thiểu 15mm Khi thiết kế cần lựa chọn phương án cho phù hợp, tuy nhiên nên hạn chế lắp đặt ống cấp nước trên sàn nhà vì sẽ gặp khó khăn khi sửa chữa

Đường ống nhánh cấp cho các thiết bị lấy nước:

Đường ống nhánh sẽ cung cấp nước cho từng thiết bị lấy nước, thông thường các vị trí lấy nước của các thiết bị lấy nước nằm ở trên tường, cách sàn nhà một khoảng cách nhất định, tùy thuộc vào loại thiết bị Có 3 trường hợp bố trí đường ống như sau:

Đường ống chính - ống nhánh trên sàn nhà - ống nhánh trong tường - thiết bị lấy nước Đường ống chính - ống nhánh trong tường - thiết bị lấy nước;

Đường ống chính - ống nhánh trên trần nhà - ống nhánh trong tường - thiết bị lấy nước

Việc lựa chọn phương án nào cần phải xem xét các điều kiện về kỹ thuật, kinh tế, quản lý vận hành Người ta thường hay lắp đặt van chặn trên các đường ống vào các khu (phòng vệ sinh) để dễ dàng cô lập khi cần sửa chữa, tránh ảnh hưởng đến khu vực khác các van này được bố trí tại nơi thuận tiện cho công tác quản lý nhưng phải đảm bảo mỹ quan của công trình, trong trường hợp bố trí van trên đường ống treo trên trần, cần phải chừa sẵn lỗ bảo trì trên trần nhà

Trang 27

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Hình 2.6 Bố trí đường ống cấp nước chính trong tòa nhà

2.2.3 Vị trí ống cấp nươc của ngôi nhà

Theo nguyên tắc vạch tuyến để phù hợp với căn hộ thì ta chọn trường hợp

Đường ống chính - ống nhánh trên sàn nhà - ống nhánh trong tường - thiết bị lấy nước Ống chính theo từng tầng:

Tầng 1: đường ống chính đi trên trần

Các tầng còn lại : đường ống chính đi trong tường

- Ống nhánh theo từng tầng:

Tầng 1: đường ống nhánh từ hộp kỹ thuật đi trên trần tới các thiết bị vệ sinh

Các tầng còn lại : đường ống nhánh từ hộp kỹ thuật đi trong tường tới các thiết bị vệ sinh

Trường hợp đặt biệt với vói nước ngoài ban công:

Tầng 3 với vòi nước ngoài ban công thì ống nhánh từ phòng vệ sinh ( ống đi âm

Trang 28

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

- Đầu chờ lavabo ,vòi rửa: 0.6m

- Đầu chờ máy giặt: 1.2 m

Qngđ  2 Qđtr

Trong đó:

Chọn đồng hồ đo nước theo lưu lượng tính toán dựa vào bảng 1.1 (Cấp thoát nước trong nhà – Bộ Xây Dựng) Lưu lượng tính toán

Bảng 2.1 : Tổng số đương lượng của các thiết bị vệ sinh

Trang 29

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Để chọn đồng hồ có thể tham khảo bảng sau:

Bảng 2.2 Cỡ, lưu lượng và đặc trưng của đồng hồ đo nước

Loại đồng hồ

Cỡ đồng

hồ (mm)

Lưu lượng đặc trưng

Trang 30

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

10m, trong quá trình làm việc không cho phép làm việc ở lưu lượng đặc trưng

phép làm việc với thời gian ngắn ( mỗi ngày đêm không quá 1 giờ);

hồ đo lưu lượng được minh họa trong hình 2.6

Hình 2.7 Cấu tạo nút đồng hồ đo nước

Trang 31

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

2.4 TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG 1 NGÀY CHO CĂN HỘ

Lưu lượng nước sinh hoạt trung bình

)12.3.2(1000

(1.21000

7

2.5 TÍNH TOÁN THỦY LỰC ĐƯỜNG ỐNG

Đương lượng thiết bị cấp được sử dụng để xác định hệ thống đường ống cấp nước cho các thiết bị vệ sinh

Đương lượng của thiết bị cấp được thực hiện theo Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình-Bộ xây dựng

Từ số lượng các thiết bị vệ sinh trên từng đường ống, ta có đương lượng

Dùng bảng tra thủy lực của Nguyễn Thị Hồng dùng cho ống nhựa tổng hợp ta chọn đường kính ống theo vận tốc kinh tế, từ đó biết được giá trị tổn thất áp lực trên từng đoạn ống

Trang 32

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Hình 2.8 Sơ đồ không gian cấp tầng 1 Bảng 2.3 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 1

v (m/s)

1000i

L (m)

h = i.l (m)

Trang 33

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Hình 2.9 sơ đồ không gian cấp tầng 2 Bảng 2.4 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 2

v (m/s)

1000i

L (m)

h = i.l (m)

Trang 34

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Hình 2.10 sơ đồ không gian cấp tầng 3 Bảng 2.5 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 3

v (m/s)

1000i

L (m)

h = i.l (m)

Trang 35

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Hình 2.11 sơ đồ không gian cấp tầng 4 Bảng 2.6 Bảng tính toán thủy lực đường ống nhánh tầng 4

v (m/s)

1000i

L (m)

h = i.l (m)

Trang 36

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Bảng 2.7 Bảng tính toán thủy lực đường ống đứng tầng

v (m/s)

1000i

L (m)

h = i.l (m)

- Két nước có chức năng điều hoà nước, tức là dự trữ nước khi thừa và cung cấp nước

khi thiếu, đồng thời tạo áp lực để đưa nước tới các nơi tiêu dùng Ngoài ra két nước còn

phải dự trữ một lượng nước dùng cho chữa cháy trong ngôi nhà

- Ta sử dụng 1 két nước cho toàn toà nhà:

- Dung tích toàn phần của két nước được xác định theo công thức sau:

Wk =K(Wđh + Wcc(5’)) (m3)

Trong đó:

+ K : Hệ số dự trữ kể đến chiều cao xây dựng và phần cặn lắng ở đáy két nước, giá

điều kiện két phải dự trữ được lượng nước chữa cháy tại mỗi vòi là 2.5 (l/s) khoảng cách

10 -20 m phải bố trí một vòi chữa cháy

Trang 37

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Chiều dài thân : 1170mm

Chiều cao cả chân : 1620mm

Chiều rộng cả chân : 1450mm

Chiều dài bồn : 1550mm

Chất liệu : Inox SUS 304

Sản phẩm được sản xuất bằng vật liệu SUS 304 tuyệt hảo của Nhật Bản, có độ cứng

Trang 38

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

b Xác định cao độ dặt két nước:

ra áp lực tự do đủ ở thiết bị vệ sinh bất lợi nhất trong trường hợp dùng nước lớn nhất Như vậy két nước phải có đáy cao hơn thiết bị vệ sinh bất lợi nhất 1 khoảng bằng tổng

áp lực tự do ở thiết bị vệ sinh bất lợi nhất và tổn thất áp lực từ đáy két đến thiết bị vệ sinh bất lợi nhất Két nước được trang bị các loại ống dưới đây Chọn chiều cao két là 1m

Đường ống dẫn nước liên kết có thể là một hoặc chia làm nhiều đường ống Trên đường ống có bố trí khóa và van phao hình cầu, thường đặt cách đỉnh két 10 – 200 mm Ống dẫn nước ra khỏi két có thể chung hoặc riêng với đường dẫn nước lên két Trong trường hợp đường lên két và từ két xuống chung làm một thì trên đường nối giữa hai ống lên và xuống có bố trí van một chiều để nước không vào từ đáy két, tránh xáo trộn cặn trong két, ống dẫn nước ra khỏi két thường đặt cách đáy két 100 mm

Ống tràn dùng để xả nước đi để đề phòng khi van phao hình cầu hỏng làm tung nắp két hoặc nước chảy lênh láng ra mái nhà, thường đặt cao hơn mức nước trong két 50

mm, đường kính ống tràn bằng 1,5 – 2 lần đường kính ống lên két, phễu tràn phải lớn gấp 2-4 lần đường kính ống dẫn nước lên, ống tràn được nối với ống thoát nước

Ống xả cặn có đường kính 40 – 50 mm đặt ở chỗ thấp nhất của đáy két để xả cặn lắng, rong rêu khi thau rửa két, v.v… và thường nối với ống tràn Trên ống cả cặn có bố trí van đóng mở khi cần thiết

Thước đo hay tín hiệu chỉ mức nước trong két hoặc ống tín hiệu nối từ ống tràn đến phòng bơm để biết khi nào nước đầy quá thì ngắt máy bơm (mở tay) hoặc đóng khóa lại

Trang 39

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

2.6.1 Xác định các tầng cần dùng trạm bơm tăng áp để tăng áp:

Để đảm bảo áp lực nước cho các thiết bị vệ sinh khi được cấp nước trực tiếp từ két nước thì hiệu số giữa áp lực địa hình tính từ két đến tầng đó và tổn thất áp lực từ thiết

bị vệ sinh bất lợi nhất phải lớn hơn áp lực tự do của thiết bị (áp lực tự do của VT-TN chọn = 5 m)

công trình áp lực tối thiểu của đường ống cấp nước là 5m

HKét – 3 - ∑ h > 5 m

Do chiều cao địa hình từ két nước tính đến thiết bị bất lợi ( tắm nằm) tầng 3:

3.3+ 0.2 + 1 + (3.3 -0.4) = 7.4m Trong đó:

Chiều cao tầng 4: 3.3m Chiều cao từ trần tầng 3 đến thiết bị vệ sinh thiết bị bất lợi nhất:

3.3 – 0.4= 2.9m Khoảng cách két nước đặt cách sàn mái: 1 m Khoảng cách từ ống hút đến đáy két nước: 0.2m

Trang 40

TẦN PHƯƠNG BÌNH TRƯNG TÂY , QUẬN 2, TP HỒ CHÍ MINH

Do đó các tầng từ tầng 2 trở xuống không cần dùng trạm bơm tăng áp để đảm bảo

áp lực cho các thiết bị sử dụng nước

2.6.2 Tính trạm bơm tăng áp và trạm khí ép cuả căn nhà

Máy bơm dùng để tăng áp lực dẫn nước từ két nước đến các thiết bị dùng nước Muốn chọn bơm cần dựa vào 2 chỉ tiêu sau:

Ta có tổng đương lượng các thiết bị vệ sinh của 2 tầng 3 và 4 là N = 15 từ đó tra

Chọn bơm grundfos CRE 5-2 AAAE-HQQE – 98390008

Thông số kỹ thuật

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w