5.1 Bảo đảm vệ sinh môi trường
a. Không để vật liệu rơi vãi khi vận chuyển. Nếu có rơi vãi, phải dọn dẹp sạch sẽ ngay.
b. Không xả tự do nước ra đường, xả dầu và các chất liệu thi công độc hại vào môi trường xung quanh.
c. Khi xong công việc mỗi ngày, cho công nhân dọn dẹp sạch sẽ, không để rác, đất, vật tư, phế thải trên công trình.
5.2 Trách nhiệm của chủ đầu tư về môi trường
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc diện phải lập Báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định, trước khi triển khai thi công, chủ dự án phải lập báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Báo cáo ĐTM hoặc xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường đã đề xuất trong Báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi thi công công trình.
3. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình của các nhà thầu.
4. Đình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng, phát sinh chất thải làm ô nhiễm môi trường khu vực dự án và xung quanh hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường. Yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi cho phép tiếp tục thi công.
5. Phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục khi xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường; kịp thời báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và các vấn đề phát sinh.
6. Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền giao cho nhà thầu này thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định tại Điều này thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thi công xây dựng công trình.
7. Trường hợp áp dụng loại hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay (sau đây viết tắt là tổng thầu), trách nhiệm quản lý bảo vệ môi trường được quy định như sau:
SVTH: Nguyễn Hoàng Ân 121
GVHD: Th.S Nguyễn Huy Cương
a) Chủ đầu tư được quyền giao cho tổng thầu thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định tại Điều này thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình của tổng thầu.
b) Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng.
c) Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định nêu tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này đối với phần việc mình thực hiện.
8. Việc thực hiện các quy định nêu tại Điều này của chủ đầu tư không làm giảm trách nhiệm về đảm bảo yêu cầu về bảo môi trường trong thi công xây dựng công trình của các nhà thầu đối với các phần việc do mình thực hiện.
Trách nhiệm của nhà thấu đối với môi trường
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình đối với phần việc mình thực hiện. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng đối với các công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định nêu tại Điều này đối với phần việc do mình thực hiện.
2. Tổ chức bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường hoặc kết hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo ĐTM đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
3. Xây dựng nội quy, quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
4. Tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận các giải pháp kỹ thuật, biện pháp bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
5. Tổ chức tập huấn, phổ biến hướng dẫn các nội quy, quy trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân, người lao động và các đối tượng có liên quan trên công trường.
6. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiệm trọng và có biện pháp khắc phục để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục thi công trở lại.
7. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng.
8. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
SVTH: Nguyễn Hoàng Ân 122
GVHD: Th.S Nguyễn Huy Cương
Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng
1. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về những trách nhiệm được giao theo quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan về những nguy cơ, vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình để có các giải pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp.
3. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với chủ đầu tư về công tác bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình của các nhà thầu trên công trường theo quy định của hợp đồng tư vấn xây dựng.
Kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường
1. Vụ Khoa học công nghệ và môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất ngành Xây dựng.
2. Việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch công tác bảo vệ môi trường của các đơn vị, cơ sở sản xuất phải được thông báo trước cho đơn vị bằng văn bản trước thời hạn bảy (07) ngày làm việc. Trong trường hợp đột xuất, khi có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoặc đơn thư tố cáo, việc kiểm tra được thực hiện không cần thông báo trước bằng văn bản.
3. Nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường bao gồm kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của đơn vị, cơ sở sản xuất.
4. Khi phát hiện vi phạm trong quá trình kiểm tra, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất, báo cáo Bộ trưởng quyết định hình thức xử lý theo quy định pháp luật.
SVTH: Nguyễn Hoàng Ân 123
GVHD: Th.S Nguyễn Huy Cương
SVTH: Nguyễn Hoàng Ân 124
GVHD: Th.S Nguyễn Huy Cương
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Đồ án có thể hiểu như một bài tập lớn là một công trình nghiên cứu và tìm hiểu của mỗi sinh viên tại trường đại học được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn hoặc giáo viên liên quan đến đề tài mình nghiên cứu. Dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.s Nguyễn Huy Cương, các thầy cô bộ môn, các thầy cô trong khoa môi trường và các bạn trong lớp nhóm chúng em đã thực hiện và hoàn thành đồ án của mình. Quá trình thực hiện đồ án giúp chúng em nắm sâu được kiến thức đã học vào từng bước cụ thể khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, cách bố trí các công trình, đường ống đi tới các thiết bị cần lấy nước, lập các biện pháp kỹ thuật. Những kiến thức đã học được củng cố thêm vững chắc và là hành trang cơ bản cho quá trình bắt đầu làm việc sau khi ra trường.
Đồ án tốt nghiệp gồm 2 phần chính: phần thuyết minh và phần bản vẽ công trình
“Thiết kế và tổ chức thi công hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng 4 tầng, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, Tp Hồ Chí Minh”. nhằm mục đích hoàn thành được hệ thống cấp nước sinh hoạt và thoát nước cho nhà dân , có khả năng đưa vào hoạt động được và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Qua quá trình phân tích các số liệu thống kê từ thông tin của công trình đã chỉ ra các yếu tố cần quan tâm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp thoát nước của nhà:
- Đảm bảo áp lực cấp nước tới các thiết bị dùng nước luôn đủ và ổn định.
- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải phải tiết kiệm đường ống thoát nước, mạng lưới thoát nước đơn giản hơn.
- Sau khi phân tích các yếu tố cần thiết đã có các phương pháp để đáp ứng yêu cầu thiết kế của công trình như:
- Lựa chọn được sơ đồ cấp nước trạm bơm, két nước, bồn chứa để giảm tải áp lực cho đường ống và phân phối đường ống cấp nước để đáp ứng đủ áp lực cho thiết bị.
- Vạch tuyến hệ thống thoát nước đơn giản có chiều dài ống thoát ngắn để đảm bảo thoát nước nhanh và không gây tắc nghẽn
- Tổ chức thi công hệ thống cấp thoát nước cho công trình sao cho hợp lý.
- Tính toán khối lượng thi công từng hạng mục thi công của công trình.
KIẾN NGHỊ
Việc thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong tòa nhà hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết như việc thiết kế hệ thống sao cho việc thi công và quản lý dễ dàng cũng như việc sữa chữa và vận hành sau này, cần có sự quan tâm đồng bộ và
SVTH: Nguyễn Hoàng Ân 125
GVHD: Th.S Nguyễn Huy Cương
nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành để đem lại những phương pháp và cách thức mới để đem lại hiệu quả hơn cho việc thiết kế hệ thống.
Đề tài được thực hiện thiết kế và tổ chức thi công hệ thống cấp thoát cho nhà dân dụng 4 tầng, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, Tp Hồ Chí Minh nhưng vẫn có thể áp dụng cho các công trình có kết cấu tương tự.
Sau khi thực hiện đề tài cần có sự hướng dẫn và góp ý của các thầy cô và chuyên gia để sữa chữa các sai sót còn mắc phải để đề tài được hoàn thiện và hợp lý.
Với sự trợ giúp tận tình của thầy cô và bạn bè việc tính toán và thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để việc tính toán phù hợp với thực tế của công trình cần có các số liệu cụ thể và có độ chính xác cao.
SVTH: Nguyễn Hoàng Ân 126