1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CẤP TỈNH 2017 (PACA INDEX 2017)

50 304 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Năm 2016, với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại ViệtNam UNDP Vietnam, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã thử nghiệm đánh giá công

Trang 2

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU 3

PHẦN I 5

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PCTN 5

1 Căn cứ để thực hiện việc đánh giá 5

3 Phương pháp đánh giá 6

4 Quá trình tổ chức triển khai đánh giá 7

4.1 Xây dựng, ban hành Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2017 7

4.2 Nội dung Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2017 8

4.3 Tổ chức triển khai đánh giá 10

PHẦN II KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PCTN CẤP TỈNH 2017 14

1 Đánh giá tổng quát công tác PCTN cấp tỉnh 2017 14

2 Đánh giá chi tiết các chỉ số thành phần 17

2.1 Quản lý nhà nước về công tác PCTN 17

2.2 Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa 27

2.3 Kết quả việc phát hiện các hành vi tham nhũng 38

2.4 Kết quả xử lý các hành vi tham nhũng 42

PHẦN III ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 46

1 Đánh giá chung 46

2 Kiến nghị, đề xuất 47

Phụ lục 1 Kết quả đánh giá công tác PCTN 2017 52

Phụ lục 3: Điểm quy đổi đánh giá về CCHC 2017 từ kết quả Chỉ số CCHC năm 2017 của các tỉnh, thành phố 55

Phụ lục 4: Điểm quản lý nhà nước về công tác PCTN 58

Phụ lục 5: Chi tiết việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa 62

Phụ lục 7: Điểm công tác xử lý hành vi tham nhũng 68

Trang 3

GIỚI THIỆU

Đánh giá công tác phòng chống tham nhũng là một nhiệm vụ quan trọng củahoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng Thông qua đó để biếtđược hiệu quả của việc triển khai thực hiện công tác phòng chống tham nhũng trênthực tế, đồng thời xác định được những khâu triển khai tốt, những điểm mạnh, hạnchế trong thực hiện, giúp định hướng, điều chỉnh công tác phòng, chống thamnhũng thời gian tiếp theo sát, đúng và hiệu quả hơn

Năm 2016, với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại ViệtNam (UNDP Vietnam), được phép của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ

đã thử nghiệm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo phương pháp đánhgiá công tác phòng, chống tham nhũng của Cơ quan Chống tham nhũng và Quyềncông dân Hàn Quốc (ACRC) thực hiện tại Hàn Quốc đối với “UBND cấp tỉnh”.Kết quả đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2016 cho thấy đây là phương phápđánh giá rất tốt, có triển vọng, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, cụ thểlà: (1) Khi đánh giá theo phương pháp mới đã phản ánh đầy đủ, chính xác (có địnhlượng và định tính) về công tác PCTN hiện nay của từng địa phương Kết quả đánhgiá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2016 cũng khá tương đồng với kết quả đo lườngcủa các Bộ chỉ số khác như PAR Index, PAPI, PCI 1; (2) đã chỉ rõ được mặt mạnh,mặt yếu ở từng khâu, từng lĩnh vực trong công tác PCTN của từng địa phương, cótác dụng giúp địa phương nhìn nhận, điều chỉnh công tác phòng, chống thamnhũng để đạt hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo Đồng thời có tác động tích cựcđến nhận thức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc triển khaithực hiện công tác PCTN trong phạm vi được giao quản lý; và (3) đã bước đầu xâydựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về PCTN tại Thanh tra chính phủ và Thanhtra tỉnh, góp phần dần hình thành cơ sở dữ liệu về phòng, chống tham nhũng trong

cả nước

Căn cứ kết quả PACA 2016, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chínhphủ tiếp tục thực hiện thí điểm đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2017 nhằmhoàn thiện phương pháp đánh giá, trước khi luật hóa để quy định thực hiện việcđánh giá công tác PCTN một cách thường xuyên Qua hơn 5 tháng triển khai tổ

1 - PAR Index là chỉ số cải cách hành chính, là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính.

- PAPI là chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh,là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh chân thực

tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp.

- PCI là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền cấp tỉnh về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

Trang 4

chức thực hiện việc đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2017, đã thể hiện tốtmối quan hệ tương tác giữa Thanh tra Chính phủ với các địa phương trong việc tậphuấn, hướng dẫn việc tự đánh giá, trao đổi cung cấp hồ sơ tài liệu giải trình phục

vụ việc rà soát thẩm tra kết quả tự đánh giá theo phương thức thực hiện 2 bước:(1) Căn cứ Bộ chỉ số được ban hành, các địa phương lập Hồ sơ tự đánh giá (số liệu,

hồ sơ tài liệu minh chứng) và tự đánh giá, chấm điểm; (2) Các địa phương nộp hồ

sơ tự đánh giá để Thanh tra Chính phủ căn cứ vào Bộ chỉ số, rà soát thẩm tra kếtquả tự đánh giá của từng địa phương, trên cơ sở đó, tổng hợp xây dựng Báo cáođánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2017

Thanh tra Chính phủ trân trọng giới thiệu Báo cáo : “Đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2017”

Trang 5

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PCTN

CẤP TỈNH NĂM 2017

1 Căn cứ để thực hiện việc đánh giá

Từ kết quả tích cực đánh giá công tác PCTN năm 2016, Thủ tướng Chính phủ

đã giao Thanh tra Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương pháp đánh giácủa ACRC để áp dụng đánh giá trong thực tiễn2

Thanh tra Chính phủ đã ban hành kế hoạch đánh giá công tác phòng, chốngtham nhũng năm 2017.3

Bộ chỉ số năm 2017 là kết quả sửa đổi, chỉnh lý bổ sung Bộ chỉ số đánh giácông tác PCTN năm 2016 trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia ACRC và ý kiếnđóng góp của các địa phương4

2 Mục đích, yêu cầu, phạm vi đánh giá

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng thông tin, báo cáo về công tác PCTN; từngbước xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác PCTN và từng bước xây dựngvăn hóa chống tham nhũng

Yêu cầu:

- Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cần đảm bảo thực chất, kháchquan, toàn diện, trung thực, công khai, minh bạch kết quả thực hiện công tácPCTN của UBND cấp tỉnh

- Việc đánh giá căn cứ vào Bộ chỉ số và tài liệu chứng minh về công tác

2 Văn bản số 2757/VPCP-V.I ngày 23/3/2017 của Văn phòng Chính phủ

3 Kế hoạch số 115/KH-TTCP ngày 22/01/2018

4 Quyết định số 63/QĐ-TTCP ngày 26 tháng 02 năm 2018 của Tổng Thanh tra Chính phủ

Trang 6

PCTN do chính đơn vị tự đánh giá cung cấp Do đó, từng chỉ số đánh giá đều yêucầu số liệu, tài liệu chứng minh cụ thể, có sự tương tác giữa Thanh tra Chính phủvà UBND cấp tỉnh, trên cơ sở tự đánh giá của UBND cấp tỉnh

Phạm vi đánh giá:

Phạm vi đánh giá công tác PCTN năm 2017 thuộc trách nhiệm của UBNDcấp tỉnh trong thời kỳ từ 16/12/2016 đến 15/12/2017 bao gồm:

- Hoạt động quản lý nhà nước về PCTN của UBND cấp tỉnh, cơ quan thuộcUBND cấp tỉnh về PCTN;

- Kết quả thực hiện các quy định về PCTN của các cơ quan trực thuộc UBNDcấp tỉnh và UBND cấp huyện5

3 Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá PACA 2017 được thực hiện theo 2 bước:

- Bước thứ nhất: Được thực hiện bởi UBND cấp tỉnh Theo đó, UBND cấp

tỉnh thiết lập hồ sơ tự đánh giá và xây dựng báo cáo tự đánh giá, hoàn thiện bảng tựchấm điểm theo quy định của Bộ chỉ số được ban hành kèm theo Quyết định số 63/

5 Năm 2016 chưa đánh giá kết quả thực hiện các quy định về PCTN của UBND cấp huyện

Trang 7

QĐ-TTCP ngày 26 tháng 02 năm 2018 của Tổng Thanh tra Chính phủ, kèm theotài liệu hướng dẫn chi tiết, hướng dẫn việc triển khai thực hiện tại Công văn số474/TTCP-C.IV ngày 5/4/2018 của Tổng thanh tra.

- Bước thứ hai: Thanh tra Chính phủ căn cứ trên báo cáo tự đánh giá, bảng

điểm tự chấm, hồ sơ đánh giá của UBND cấp tỉnh, rà soát, thẩm tra lại điểm tựchấm của địa phương, tổng hợp, xây Báo cáo đánh giá chung toàn quốc

4 Quá trình tổ chức triển khai đánh giá

4.1 Xây dựng, ban hành Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2017

Ngày 22/01/2018, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số TTCP về việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2017 (sauđây gọi là Kế hoạch 115); thành lập Tổ công tác đánh giá Tổ công tác đánh giácủa Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng, trình Tổng Thanh tra Chính phủphê duyệt Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh

115/KH-năm 2017 (Sau đây viết là PACA 2017- Provincial Anti- Corruption Assessment)

và tổ chức việc đánh giá

PACA 2017 được xây dựng trên một số nguyên tắc, tiêu chí đã được xác địnhtại Thông tư 04/2014/TT-TTCP ngày 18/9/2014 về tiêu chí đánh giá công tácphòng, chống tham nhũng, Thông tư 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 quy địnhchế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chốngtham nhũng và các nội dung đã được quy định tại Thông tư 02/2012/TT-TTCPngày 13/7/2012 của Thanh tra Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thẩmquyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng,chống tham nhũng

PACA 2017 có sự kế thừa Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm

2016, được tiếp thu nội dung các ý kiến góp ý của các chuyên gia Hàn Quốc(ACRC) và tại các hội thảo tổng kết, các ý kiến của các chuyên gia quản lý côngtác PCTN từ các địa phương

PACA 2017 được Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-TTCP ngày 26/02/2018

Trang 8

4.2 Nội dung Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2017

PACA 2017 được xây dựng với 4 phần chính:

(1) Phần A Quản lý nhà nước về công tác PCTN

(2) Phần B Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa

(3) Phần C Kết quả phát hiện các hành vi tham nhũng

(4) Phần C Kết quả xử lý các hành vi tham nhũng

Bộ chỉ số đánh giá lượng hóa tương ứng các nội dung 4 nhóm chỉ số gồm 21

tiêu chí với 52 tiêu chí thành phần với thang điểm 100 (xem chi tiết các chỉ tiêu và cách thức tính điểm ở phần Phụ lục 6) Cụ thể:

a) Phần A Quản lý nhà nước về công tác PCTN (20 điểm), gồm 6 tiêu chí và 27 tiêu chí thành phần được xây dựng để đánh giá việc quản lý nhà nước về

công tác PCTN cấp tỉnh Nội hàm từng tiêu chí cụ thể:

(*) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN thể hiện qua các tiêu chí (1)

Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các chỉ đạo,điều hành của Trung ương; (2) Việc ban hành chương trình, kế hoạch hành động vềPCTN ở địa phương

(*) Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác quản lý kinh tế - xã hội phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng thể hiện qua các tiêu chí

(1) Việc ban hành kế hoạch để thực hiện; (2) Kết quả thực hiện xây dựng thể chế;(3) Việc kiến nghị hoàn thiện thể chế

(*) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN thể hiện qua các tiêu

chí (1) Ban hành chương trình, kế hoạch giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các quyđịnh của pháp luật về PCTN; (2)Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, tuyêntruyền, phổ biến pháp luật về PCTN trong đó tập trung đánh giá việc thực hiện Chỉthị 10/TTg về đưa nội dung PCTN vào giáo dục trong trường học, Chỉ thị 05/CT-

TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh và việcthực hiện các nội dung của kế hoạch tuyên truyền của địa phương; (3) Sáng tạotrong tuyên tuyền, giáo dục phổ biến pháp luật về PCTN

(*) Công tác thanh tra, kiểm tra được đánh giá bao gồm (1) Việc xây dựng kế

hoạch thanh tra, kiểm tra (2) Việc thực hiện kế hoạch thanh tra trách nhiệm, thanhtra kinh tế - xã hội, thực hiện kế hoạch kiểm tra

Trang 9

(*) Sự tham gia của xã hội trong công tác PCTN thể hiện qua các tiêu chí (1)

Xây dựng nội dung phối hợp về công tác PCTN tập trung đánh giá vào quy chếphối hợp công tác giữa cơ quan nhà nước và Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Namcấp tỉnh; (2) Tiếp thu các kiện nghị sau giám sát của các cơ quan chức năng; (3)Việc tổ chức tiếp công dân

(*) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về PCTN của UBND cấp tỉnh bao gồm

(1) Việc thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Chính phủ(Thanh tra Chính phủ); (2) việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về PCTN ở địaphương

b) Phần B Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (30 điểm), gồm 7 tiêu chí và 15 chỉ tiêu thành phần đánh giá Kết quả thực hiện các

biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật PCTN Cụ thể:

(*) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ

chức, đơn vị được đánh giá theo các nội dung (1) Thực hiện công khai chính sách,pháp luật trên cổng thông tin điện tử và năm 2017 lựa chọn 6 lĩnh vực để đánh giáthực hiện công khai gồm: Công tác cán bộ; Lĩnh vực tài chính và ngân sách nhànước; Lĩnh vực đất đai, tài nguyên; Lĩnh vực đầu tư, mua sắm công; Lĩnh vực giáodục; Lĩnh vực y tế

(*) Công tác cải cách hành chính góp phần phòng ngừa tham nhũng;

(*) Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức;

(*) Thực hiện các quy định minh bạch về tài sản thu nhập;

(*) Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn về tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công (gắn với kết quả thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí);

(*) Xử lý kỷ luật người đứng đầu;

(*) Kết quả phát hiện, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

c) Phần C Kết quả phát hiện tham nhũng (25 điểm), gồm 5 tiêu chí và 10

chỉ tiêu thành phần nhằm đánh giá việc triển khai và kết quả phát hiện tham nhũngcủa UBND cấp tỉnh (bao gồm các kết quả được phát hiện bởi cấp huyện) qua cáchoạt động:

Trang 10

(*) Phát hiện tham nhũng qua công tác tự kiểm tra;

(*) Phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra;

(*) Phát hiện tham nhũng qua công tác giải quyết tố cáo;

(*) Phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát;

(*) Phát hiện tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử

d) Phần D Kết quả xử lý tham nhũng (25 điểm), gồm 3 tiêu chí nhằm đánh

giá nỗ lực của địa phương trong xử lý hành vi tham nhũng gồm xử lý hành chính,

xử lý hình sự và thu hồi tài sản tham nhũng gồm:

(*) Xử lý hành chính;

(*) Xử lý hình sự;

(*) Thu hồi tài sản tham nhũng.

4.3 Tổ chức triển khai đánh giá

4.3.1 Tập huấn, hướng dẫn việc tự đánh giá

Ngay sau khi Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định số TTCP ngày 26/02/2018 phê duyệt “Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN đối với cấptỉnh 2017”, Thanh tra Chính phủ giao Cục Phòng, chống tham nhũng triển khai cáchoạt động tập huấn, hướng dẫn việc tổ chức việc tự đánh giá cho các địa phương:

63/QĐ Ban hành tài liệu hướng dẫn việc đánh giá để các địa phương đánh giá theoBộ chỉ số

- Tổ chức 02 hội nghị tập huấn cho cán bộ chịu trách nhiệm đầu mối (công tácđánh giá của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hướng dẫn việc tổ chứctriển khai thực hiện tại địa phương như lập kế hoạch, thành lập tổ công tác, cáchthức lập hồ sơ đánh giá, thu thập số liệu, hồ sơ tài liệu, xây dựng báo cáo và chấmđiểm công tác PCTN cấp tỉnh theo yêu cầu của PACA20176

- Hỗ trợ một số địa phương (Hà Nội, Bắc Ninh, ) tập huấn cho các sởngành, quận huyện về cách thức đánh giá và việc cung cấp số liệu, hồ sơ tài liệuphục vụ việc tự đánh giá của địa phương

6 Ngày 19/3/2018 tổ chức tại TP.Hà Nội tập huấn cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, ngày 22/3/2018 tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh tập huấn cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam)

Trang 11

- Ban hành Văn bản số 474/TTCP-C.IV

ngày 5/4/2018 hướng dẫn, đôn đốc các địa

phương tổ chức việc tự đánh giá

- Thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ bằng

văn bản, qua thư điện tử, trao đổi trực tiếp qua

điện thoại đối với các địa phương nhằm giải đáp

những khó khăn, vướng mắc trong quá trình

thực hiện đánh giá

- Cử cán bộ hướng dẫn công tác lập hồ sơ,

cách thức đánh giá tại một số tỉnh, thành phố

4.3.2 Các địa phương thực hiện việc tự đánh giá

- Sau khi Thanh tra Chính phủ tập huấn toàn quốc, cuối tháng 3, đầu tháng4/2018, Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tham mưu đểUBND cấp tỉnh ban hành kế hoạch tự đánh giá công tác PCTN trên địa bàn có sựphân công các đơn vị chủ trì, phối hợp trong việc triển khai thực hiện tự đánh giá;đồng thời thành lập Tổ công tác liên ngành giúp UBND tỉnh đánh giá công tácPCTN; một số địa phương đã tổ chức tập huấn cho các sở, ban ngành, quận huyệntrực thuộc về cách thức cung cấp số liệu, hồ sơ, tài liệu phục vụ việc đánh giá theoyêu cầu của Bộ chỉ số

- Tháng 4, tháng 5/2018 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đãgiao Thanh tra tỉnh, thành phố chủ trì giúp Tổ công tác thực hiện thu thập số liệu,

hồ sơ tài liệu lập hồ sơ tự đánh giá, xây dựng báo cáo đánh giá và tự chấm điểmnăm 2017 Quá trình tổ chức thực hiện việc tự đánh, khi gặp những vướng mắc, Tổcông tác của các địa phương đã thường xuyên trao đổi để Thanh tra Chính phủ quaCục Phòng, chống tham nhũng hướng dẫn việc thực hiện

- Hồ sơ tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2017, cơbản được UBND các tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương hoàn thành và gửi vềThanh tra Chính phủ vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2018 Vẫn còn một số địaphương nộp Hồ sơ tự đánh giá muộn, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ thực hiệnđánh giá toàn quốc, cần phải rút kinh nghiệm

4.3.3 Rà soát, thẩm tra kết quả tự đánh giá; tổng hợp số liệu, xây dựng Báo cáo đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2017

Để triển khai kế hoạch nêu trên, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn

vị có liên quan tham mưu đánh giá, chấm điểm với các nội dung theo yêu cầu Thanh tra tỉnh được giao tham mưu cho UBND tỉnh thành lập tổ công tác do Thanh tra tỉnh làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan giúp UBND tỉnh tổ chức thu thập thông tin, tài liệu, thực hiện việc đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm

2017

Trang 12

- Sau khi nhận Hồ sơ tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnhnăm 2017 của UBND các tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương nộp về Thanh traChính phủ, từ tháng 6, đến tháng 7/2018, Cục IV phân công cho các phòng nghiệp

vụ thuộc Cục tiến hành xem xét rà soát, thẩm tra kết quả tự đánh giá của các địaphương Căn cứ trên số liệu, hồ sơ tài liệu minh chứng được các địa phương cungcấp, các phòng nghiệp vụ đã so sánh, đối chiếu cách tính điểm của từng tiêu chí, từđó đưa ra số điểm thẩm tra Khi có sự khác nhau về điểm của các tiêu chí giữa tựđánh giá và thẩm tra, các phòng nghiệp vụ đã trao đổi với địa phương để làm rõ vềsố liệu, hồ sơ tài liệu minh chứng nhằm đánh giá đúng kết quả công tác PCTN màđịa phương đã thực hiện

- Kết quả rà soát thẩm tra đánh giá cuối cùng và kết quả tự chấm điểm củaUBND tỉnh, thành phố có sự chênh lệch giảm về điểm; sự chênh lệch về điểm củatừng tiêu chí đều phải có sự giải thích rõ ràng Trong đó, chênh lệch trung bình là6.24 điểm; chênh lệch lớn nhất là + 33 điểm; chênh lệch thấp nhất là -0.26 điểm

- Trong tháng 8/2018, sau khi việc rà soát, thẩm tra kết quả tự đánh giá củacác địa phương cơ bản được hoàn thành, Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ thựchiện việc tổng hợp số liệu chung toàn quốc, xây dựng Báo cáo kết quả đánh giácông tác PCTN cấp tỉnh năm 2017 Cụ thể số liệu tổng hợp chung toàn quốc đượcthể hiện theo bảng sau:

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Điểm kết quả bình

quân

Điểm địa phương tự

chấm

Điểm sau rà

Trang 13

H1 Điểm chênh lệch giữa điểm tự chấm và điểm đánh giá cuối cùng.

Trang 14

PHẦN II KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PCTN CẤP TỈNH 2017

Nội dung phần kết qủa đánh giá gồm 5 nội dung: Đánh giá tổng quát công tácPCTN cấp tỉnh năm 2017 và kết quả phân tích đánh giá 4 nội dung thành phần baogồm: (1) Công tác quản lý nhà nước về công tác PCTN cấp tỉnh, (2) Việc thực hiệncác biện pháp phòng ngừa, (3) Việc phát hiện các hành vi tham nhũng và (4) Việc

xử lý các hành vi tham nhũng

1 Đánh giá tổng quát công tác PCTN cấp tỉnh 2017

Thực hiện chỉ đạo của BCH Trung ương Đảng, yêu cầu của Chính phủ và Thủtướng Chính phủ, trong năm vừa qua các cấp chính quyền đã tập trung xây dựngchính quyền kiến tạo, hành động và liêm chính nhằm đạt các mục tiêu kinh tế,chính trị, an ninh, quốc phòng mà đại hội các cấp đề ra Công tác PCTN là một nộidung quan trọng, thường xuyên của các cấp Đảng, chính quyền Các địa phươngtiếp tục triển khai thực hiện các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí Thư, Nghị quyếtcủa BCH Trung ương Đảng, Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, về tăng cường xây dựng, chỉnhđốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chương trình hànhđộng của Chính phủ về công tác đấu tranh PCTN trong năm 2017 cũng như trongthời gian tới7

Công tác quản lý nhà nước về PCTN, kết quả thực hiện các giải pháp PCTN,

7 Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 12/CT/TTg về tăng cường phát hiện, xử lý tham nhũng, các địa phương tập trung tổ chức thực hiện Kết luận số 10/KL-TW tháng 12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN; Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02/10/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm

2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 02/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn

2016 - 2020; Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 14/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin; Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 20/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021.

Trang 15

kết quả phát hiện tham nhũng và xử lý các hành vi tham nhũng đều được các địaphương triển khai Tuy nhiên mức độ triển khai giữa các địa phương không đồngđều và giữa các nội dung cũng có chênh lệch khá rõ rệt qua phân tích các điểm đạtđược như sau:

STT Chỉ số Tổnghợp

Điểm của 4 nhóm nội dung thành phầnQLNN Phòngngừa Pháthiện Xử lý

Kết quả toàn quốc đã phản ánh tương đối đúng thực trạng công tác phòngchống tham nhũng cấp tỉnh hiện nay ở nước ta

Điểm trung bình toàn quốc là 61.28 trên 100 điểm cho thấy công tác phòng,chống tham nhũng ở cấp tỉnh hiện nay chỉ đạt được 61.28% yêu cầu, chưa đáp ứngđược mục tiêu về PCTN mà Đảng, Chính phủ đã đề ra Trong khuôn khổ phạm viđánh giá (về chủ thể thực hiện công tác PCTN và nội dung hoạt động PCTN đưavào đánh giá của Bộ chỉ số) thì kết quả trên cho thấy công tác phòng chống thamnhũng ở cấp tỉnh cần được quan tâm, chỉ đạo tích cực hơn nữa

Phân tích số liệu về biến động của dãy số điểm giữa các tỉnh, thành phố và kếtcấu theo nội dung công tác phòng, chống tham nhũng cho thấy những nguyên nhâncủa tình trạng trên

Điểm số chênh lệch lớn cho thấy mức độ đạt được về công tác phòng, chốngtham nhũng giữa các địa phương không đồng đều và có khoảng cách khá xa Mứcđiểm giao động trung bình giữa các địa phương là 9.505 điểm, tỉnh đạt điểm caonhất là 77.96 (tỉnh An Giang), tỉnh đạt điểm thấp nhất là 37.10 (tỉnh Bắc Kạn),khoảng cách chênh lệch lớn nhất là 32.11 điểm (gấp 4.8 lần mức chênh lệch trungbình) Khoảng cách điểm giữa các tỉnh khá phân tán như trên cho thấy rằng cầnphải có sự quan tâm thực sự tới công tác PCTN ở cấp tỉnh đồng thời cần phân loạivà có chương trình hỗ trợ đối với các tỉnh đạt điểm thấp từ Trung ương

Trang 16

H2 Phân bố điểm đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh

Phân tích cơ cấu điểm số theo nội dung đánh giá cũng cho thấy những điểmmạnh, yếu từng nội dung công tác PCTN Trên bình diện chung cơ cấu điểm xéttheo 4 nội dung chủ yếu được đưa ra đánh giá phản ánh:

- Công tác quản lý nhà nước về PCTN tuy chiếm 20% cơ cấu điểm, thực tếđiểm trung bình cả nước là 17.36 điểm, tăng 2.54 % so với năm 2016; đạt 86.8 %yêu cầu và đã ảnh hưởng tới 28.32 % mức trung bình chung của cả nước với độlệch chuẩn là 2.0015 phản ánh công tác quản lý nhà nước khá đồng đều giữa cáctỉnh, tuy nhiên, mức cao nhất là 20 điểm (Khánh Hòa) và mức thấp nhất là 9.30điểm (Cao Bằng)

- Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được cơ cấu 30%

cơ cấu điểm, thực tế điểm trung bình cả nước đạt 19.51 điểm, thấp hơn so với năm

2016 là 0.18 điểm, đáp ứng 65.03 % yêu cầu, ảnh hưởng tới 32.33 % điểm trungbình chung cả nước với độ lệch chuẩn 3.9363

Mức độ đồng đều giữa các tỉnh kém hơn so với công tác quản lý nhà nước vềPCTN thể hiện ở % đạt được so với yêu cầu Điểm cao nhất là 27.06 (An Giang),điểm thấp nhất là 5.21 điểm (Bắc Kạn)

Trang 17

H3 Kết quả đánh giá công tác PCTN toàn quốc

- Kết quả phát hiện tham nhũng được cơ cấu 25 %, thực tế trung bình đạt10.14 điểm, thấp hơn so với năm 2016 là 7.5% đáp ứng 40.56 % yêu cầu đã ảnhhưởng đến kết quả chung 16.28 % Kết quả phát hiện tham nhũng giữa các tỉnh cókhoảng cách lớn hơn bởi số điểm trung bình là 9.52 điểm trong khi điểm lớn nhấtlà 23.13 và điểm thấp nhất là 2.39 điểm Với độ lệch chuản 4.403

- Kết quả xử lý tham nhũng được cơ cấu 25 %, thực tế đạt 14.29, cao hơn sovới năm 2016 37.27% điểm đáp ứng 57.16 % yêu cầu, ảnh hưởng đến kết quảchung 23.32% Trong khi có địa phương đạt 22.50 điểm, và địa phương đạt thấpnhất là 3.28 điểm với độ lệch chuẩn là 4.285

2 Đánh giá chi tiết các chỉ số thành phần

2.1 Quản lý nhà nước về công tác PCTN

Trong năm 2017, công tác quản lý nhà nước được đánh giá trên 6 nội dungchính bao gồm: (1) Lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN, (2) Nghiên cứu, xâydựng, hoàn thiện thể chế, (3) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN,(4) Công tác thanh tra, kiểm tra, (5) Sự tham gia của xã hội trong công tác PCTN,(6) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về PCTN Trên cơ sở thực tế của địaphương thông qua các tài liệu đánh giá cho thấy, quản lý nhà nước về công tác

Trang 18

PCTN ở địa phương đã được thực hiện quyết liệt, có bước tiến mạnh, đạt đượcnhiều kết quả, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trongtoàn xã hội, được nhân dân đồng tình đánh giá cao.

Phân tích số liệu:

TT Chỉ số

QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC PCTN

Lãnhđạo,chỉ đạovềcôngtácPCTN

Nghiêncứu, xâydựng,hoànthiện thể

chế

Giáo dục,tuyêntruyền,phổ biếnpháp luật

về PCTN

Côngtácthanhtra,kiểm tra

Sự

thamgia của

xã hộitrongcôngtácPCTN

Thực hiệnchế độthông tinbáo cáo

về PCTN

3 Bình quân cả

4 Độ lệch chuẩn 2.0015 4.2979 1.64535 2.608984 6.63520 1.42451 0.95662

Điểm trung bình toàn quốc ở nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng,chống tham nhũng là 17.36/20 điểm (tăng 2.54% % so với năm 2016) Qua kết quảtổng hợp cho thấy việc quản lý nhà nước của UBND tỉnh trong công tác phòng,chống tham nhũng đã đáp ứng được yêu cầu (đạt 86.8 %); trên các mặt công tácđều có sự lãnh đạo, chỉ đạo trong nghiên cứu ban hành văn bản; tuyên truyền phổbiến giáo dục pháp luật về PCTN; việc xây dựng các chương trình kế hoạch thựchiện công tác phòng, chống tham nhũng Tuy nhiên, việc tăng điểm điểm quản lýnhà nước về công tác PCTN nhưng chưa đáng kể và có địa phương còn dưới điểmtrung bình8 cho thấy nội dung này trong năm 2017 chưa được tăng cường, do đótrong thời gian tới cần tập trung, nâng cao việc lãnh đạo, chỉ đạo ở các địa phương

về thực hiện quản lý nhà nước về công tác PCTN

Dưới đây là kết quả cụ thể như sau:

8 Cao Bằng.

Trang 19

2.1.1 Về lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng

Trong năm 2017, các địa phương đã

xác định công tác PCTN là nhiệm vụ trọng

tâm, thường xuyên, tổ chức thực hiện

nghiêm túc, quyết liệt, gắn với tăng cường

kỷ luật, kỷ cương hành chính; đã tập trung

chỉ đạo sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ

chế, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội

để phòng, chống tham nhũng; chú trọng

triển khai Kết luận số 10-KL/TW ngày

26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục

thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa

X) về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của

Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;

Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày

29/11/2017 về Chương trình hành động

của Chính phủ thực hiện công tác phòng,

chống tham nhũng đến năm 2020; chỉ đạo các cấp, sở, ngành tăng cường thanh tra,kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật; định kỳ đánh giá tình hình,kết quả công tác và chỉ đạo, tổ chức thực hiện các giải pháp PCTN

Điểm số cụ thể như sau:

Nội dung

Đạt %

so với yêu cầu

Điểm đạt được

Điểm chuẩn

Ban hành văn bản chỉ đạo về công tác PCTN 67.5 1.35 2Ban hành chương trình, kế hoạch PCTN 97.67 2.93 3

Kết quả phân tích các báo cáo và tài liệu địa phương cung cấp cho thấy, mặcdù điểm số lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN có tăng nhưng không đáng kể sovới năm 2016 và đạt được 85.6% so với yêu cầu, như vậy các UBND cấp tỉnh đãcó nhiều nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành, kịp thời triển khai những chỉ đạocủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm của hệ thống

“…nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thì cuộc đấu tranh không thể thành công Vừa qua, các ngành vào cuộc chính là sự động viên khích lệ của xã hội, của nhân dân để củng cố quyết tâm làm tiếp Chúng ra không chỉ chống mà về cơ bản, lâu dài phải là xây Chống là việc cấp bách, phải làm quyết liệt, khi có sai phạm xảy ra thì phải chống Nhưng xây là để cho lâu dài Như tôi đã từng cảnh báo, ai

đã nhúng chàm thì tự gột rửa đi Trong đấu tranh PCTN, không phải xử nặng đã

là tốt, mà sao để người bị xử nhìn thấy sai lầm khuyết điểm của mình, cũng như phải thu hồi được tài sản tham nhũng thì mới được lòng dân…””

Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng

Trang 20

chính trị cấp tỉnh Có 11 tỉnh, thành phố đạt điểm cao ở phần nội dung này9 Cácđiểm bị trừ chủ yếu ở các nội dung như tính kịp thời của việc ban hành các văn bảnchỉ đạo về công tác PCTN; nội cung của chương trình, kế hoạch PCTN Có 03 địaphương có điểm số dưới mức trung bình là Vĩnh Long, Bình Phước, Cao Bằng

2.1.2 Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế

Công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được đẩy mạnh.Trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, nhiều quy định của pháp luật đã được cácđịa phương xây dựng, ban hành, hoàn thiện kịp thời, nhằm cụ thể hoá, hướng dẫnthực hiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực, qua đó nâng cao hiệu lực quản lýnhà nước, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần hạn chế những sơ

hở, bất cập trong quản lý dễ làm nảy sinh tham nhũng, tiêu cực Nhiều địa phương

đã triển khai tổng kết sơ kết thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật như LuậtTố cáo (sửa đổi), Luật Quy hoạch, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Công chức,Luật Viên chức ; rà soát, đề xuất sửa đổi các luật liên quan đến đất đai, xây dựng,đầu tư, kiểm tra chuyên ngành.Điểm số cụ thể như sau:

Nội dung

Đạt %

so với yêu cầu

Điểm đạt được

Điểm chuẩn

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về

công tác quản lý kinh tế xã hội để phòng

Ban hành kế hoạch xây dựng thể chế 76.67 0.69 0.9

Kết quả cho thấy, các địa phương tập trung sửa đổi, bổ sung các văn bản quyphạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung cải cách toàndiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, giúp giảm chi phí không chính thức, giảmnhũng nhiễu doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất, kinh doanh; góp phần làm tăngniềm tin của doanh nghiệp vào bộ máy chính quyền, thúc đẩy cạnh tranh, khuyếnkhích doanh nghiệp phát triển Trên cơ sở Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII,

9 Khánh Hòa, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Lào Cai, TP Cần Thơ, TP Hà Nội, Hải Dương, Cà Mau, Hưng Yên, Yên Bái.

Trang 21

Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cảicách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;các địa phương đã ban hành kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ rà soát, ban hànhhoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằmkhắc phục những bất cập, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; sắp xếp, tinh gọn vàgiảm đầu mối tổ chức bên trong; giảm tối đa các tổ chức liên ngành; giảm số lượngcấp phó của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý Nhiều địa phương đã triểnkhai tích cực như: tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Ninh

Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện thể chế trong một sốtrường hợp còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế -

xã hội trên một số lĩnh vực vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn Mộtsố quy định về quản lý kinh tế - xã hội còn sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làmnảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, nhất là trên các lĩnh vực:Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đấu thầu; đầu tư, mua sắm, quản

lý, sử dụng tài sản công; quản lý doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanhnghiệp;… Nhiều quy định về định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật lạc hậu, chưa sátvới thực tế, dẫn đến tham nhũng, lãng phí10

2.1.3 Về giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng

Trong năm 2017, các địa phương, các cơ quan truyền thông tiếp tục đẩy mạnhtuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN và đưa nội dung PCTN vào chươngtrình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định số65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, địnhhướng cung cấp thông tin tuyên truyền phòng, chống tham nhũng; bám sát hướngdẫn số 27-HD/BTGTW ngày 20/02/2017 của ban Tuyên giáo Trung ương về hướngdẫn công tác tuyên truyền về PCTN, lãng phí Nhiều hình thức tuyên truyền phongphú được triển khai, gắn với tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa

XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng; Chỉ thị 05-CT/TW củaBộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Kết quả như sau:

10 Có 03 địa phương đạt 0 điểm nội dung này: Ninh Bình, Tây Ninh, Sơn La.

Trang 22

Kết quả cho thấy, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đã có nhiềuchuyển biến tích cực Các ngành, các cấp đã chủ động thông tin, công khai cho báochí về kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế; những vấn đề nhạy cảm, dư luận xãhội quan tâm trong xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, giúp định hướng tốt dưluận xã hội để người dân hiểu rõ hơn về những khó khăn, phức tạp, cũng nhưkhẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong PCTN Các cơ quan thông tấn,báo chí đã đưa nhiều tin, bài phản ánh về công tác PCTN; đấu tranh phản bác luậnđiệu của các thế lực thù địch xuyên tạc những nỗ lực trong PCTN Nội dung thôngtin về PCTN đảm bảo khách quan, chính xác hơn, khắc phục cơ bản tình trạng đưathông tin thiếu kiểm chứng, góp phần quan trọng trong công tác PCTN Điều nàyđược thể hiện có 31 địa phương đạt điểm tối đa (3 điểm) ở nội dung này.

Công tác chuẩn bị kế hoạch việc tuyên truyền còn mang tính một chiều, chưacó nhiều nội dung phong phú; kết quả các hoạt động chủ yếu là việc mở lớp và intài liệu tuyên truyền Chưa có sự đánh giá, rút kinh nghiệm và đánh giá tác độngcủa công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn.Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở một sốđịa phương, đơn vị chưa có sự tập trung chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể; hoạt động về lĩnhvực này chưa được duy trì thường xuyên, chưa làm chuyển biến mạnh mẽ ý thứcchấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kinh phí dành cho công tác này

Trang 23

còn hạn chế Nhìn chung là công tác tuyên truyền, giáo dục và PCTN vẫn chưa tạođược sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên,công chức và người dân về PCTN11

2.1.4 Công tác thanh tra, kiểm tra

Nhìn chung, năm 2017 các đơn vị thực hiện công tác thanh tra cơ bản theođúng định hướng, kế hoạch được phê duyệt; triển khai nhiều cuộc thanh tra đột xuấttheo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan nhà nước cùng cấp12; hoạt động thanh tra hànhchính và chuyên ngành được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực, các chỉ tiêuphát hiện vi phạm về kinh tế đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 201613 Quathanh tra, ngành Thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật, kiến nghịchấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, chỉ đạo, điều hành vàtrong việc ban hành chính sách, pháp luật Ngành cũng đã triển khai nghiêm túc Chỉthị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra,kiểm tra đối với doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,thúc đẩy phát triển

Kết quả điểm cụ thể như sau:

cầu

Điểm đạt được chuẩn Điểm

Kết quả chấm điểm cho thấy điểm trung bình toàn quốc ở nội dung này là đạt91.9% yêu cầu (tăng 5.95 % so với năm 2016) Nhiều tỉnh làm tốt nội dung này khicó 27 địa phương đạt điểm tối đa Một số tỉnh làm chưa tốt công tác thanh tra kiểm

11 Có 06 địa phương có điểm dưới trung bình nội dung này: Cà Mau, Cao Bằng, TP Hồ Chí Minh, Hà Giang, Bình Phước, Quảng Ninh.

12 Tập trung ở những nội dung quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trên các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý vốn chủ sở hữu, cổ phần hoá, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; quản lý các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; công tác thi, xét nâng ngạch công chức; quản lý, tổ chức thực hiện quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đưa người lao động đi nước ngoài; quản lý và phát triển du lịch; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính, ngân sách và mua sắm tài sản công Tập trung thanh tra chuyên đề về: công tác quản lý Nhà nước về đất đai, bảo vệ môi trường; khai thác tài nguyên, khoáng sản; đấu thầu, quản lý nhà nước về công tác giáo - dục đào tạo; bố trí đoàn đi nước ngoài…

13 Trên các chỉ tiêu về số tiền, đất phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi, xử phạt vi phạm hành chính, số vụ chuyển cơ quan điều tra…

Trang 24

tra trách nhiệm thực hiện luật phòng, chống tham nhũng khi việc ban hành kếhoạch thanh tra chậm so với quy định, không phát hiện sai phạm cũng như khôngcó kiến nghị thay đổi chính sách pháp luật từ các cuộc thanh tra14

Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.Một số cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch; còn để kéo dài, nhất là thờigian xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra, trong đó có những cuộc thanh tra độtxuất, đòi hỏi tiến độ nhanh để phục vụ yêu cầu quản lý Công tác đôn đốc, xử lý vềthanh tra tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng tỉ lệ thu hồi, xử lý khác về tiền, tài sản, đấtđai còn thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra; việc theo dõi, đôn đốc kết quả thực hiện kiếnnghị trong kết luận thanh tra, nhất là việc hoàn thiện cơ chế, chính sách chưa kịpthời, thường xuyên

2.1.5 Sự tham gia của xã hội trong công

tác PCTN

UBND các tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ủy

ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam các cấp và các tổ

chức thành viên trong việc thực hiện các góp ý,

phản biện xã hội, góp phần hoàn thiện cơ chế,

pháp luật về PCTN; tích cực thực hiện các

chương trình phối hợp giám sát, chú trọng những

nội dung, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham

nhũng, lãng phí, gây sách nhiễu, phiền hà đối với

người dân và doanh nghiệp Tăng cường, nâng

cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra

nhân dân, phát huy vai trò của Ban Giám sát đầu

tư của cộng đồng để kịp thời phát hiện, đấu tranh

với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng ngay từ cơ sở

Các địa phương cũng đã phối hợp tiếp nhận, xử lý các kiến của Mặt trận Tổquốc các cấp, các đoàn thể, cơ quan báo chí, truyền thông; phối hợp triển khai Quytrình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí, Quychế dân chủ ở cơ sở; phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN; hưởng ứng Cuộc thibáo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãngphí” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam

14 Cao Bằng, Điện Biên.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp dành nhiều thời gian cho việc tiếp công dân, thường xuyên tiếp công dân theo yêu cầu cả định kỳ và đột xuất Số ngày tiếp công dân của lãnh đạo tỉnh đạt 290%, 192 ngày/66 tháng Trong khi đó, một

số cơ quan, đơn vị của tỉnh chưa thực sự quan tâm công tác tiếp công dân, nhất là khối các sở của Đồng Tháp Một số giám đốc sở trong suốt 5,5 năm không tiếp công dân ngày nào như: Sở Nội vụ, Sở NN-PTNT, Sở VH-TT&DL, Cục thuế tỉnh…

Thanh tra Chính phủ

Trang 25

phối hợp tổ chức; tham gia hội thảo “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện côngtác PCTN, lãng phí” do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổchức Kết quả như sau:

Luật Tiếp công dân 2013 là cơ sở pháp lý quan trọng, trong đó có các quyđịnh về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhànước Đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân.Bài học thực tiễn rút ra chính là, nơi nào người đứng đầu quan tâm, giải quyết dứtđiểm khiếu nại ngay từ đầu, nơi đó ít, nếu không nói là không xảy ra điểm nóng.Và khi xảy ra điểm nóng về khiếu kiện, nếu người đứng đầu trực tiếp lắng nghe,chỉ đạo giải quyết thì kết quả đạt được bao giờ cũng cao hơn là ủy quyền cho cấp

phó Tuy nhien Nhiều địa phương cho rằng, việc quy định trách nhiệm của người

đứng đầu trong công tác tiếp công dân còn nhiều bất cập Cụ thể, quy định Chủtịch UBND cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất

1 ngày trong 1 tháng (Khoản 5, Điều 12, Luật Tiếp công dân năm 2013) là khóthực hiện

Qua đánh giá cho thấy điểm ở nội dung sự tham gia của xã hội trong công tácPCTN tuy đạt 63.1% so với yêu cầu nhưng vẫn còn thấp so với các nội dung đánh

giá khác trong nội dung quản lý nhà nước về công tác PCTN Việc xây dựng nội

Ngày đăng: 09/04/2019, 13:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w