1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập công tác phòng chống tham nhũng tại Thanh tra tỉnh Thái Nguyên

31 153 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 176,71 KB

Nội dung

Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra sẽ góp phần quantrọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ quyền và

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

“ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA THANH TRA

Thanh tra Nhà nước - Pháp luật và Lý luận cơ sở Thanh tra tỉnh Thái Nguyên

Từ ngày 04/05/2020 đến ngày 26/06/2020 ThS Lương Văn Liệu

Hà Nội – 2020

Trang 2

chính nhà nước, là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước Về vấn đề này,

Lênin đã viết: "Quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai" Như vậy, quản lý nhà nước và thanh tra có mối quan hệ mật thiết

với nhau Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở

đó có thanh tra Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra sẽ góp phần quantrọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Thực tế cho thấy rằng, một thể chế hành chính và cơ chế quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ và kém hiệu quả nếu thiếu thanh tra Hoạt động có tính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tuỳ tiện, thiếu kỷ cương trong hoạt động của bộ máy nhà nước

Dựa vào tình hình thực tập thực tế, bản thân em đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân để bổ sung những kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp và tiếp cậncông việc của ngành thanh tra Ngoài ra, em cũng mạnh dạn có một vài kiến nghị đề xuất dưới góc nhìn của cá nhân của một sinh viên để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đơn vị Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức từ thực tiễn còn hạn chế vì vậy báo cáo không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của quý thầy, cô

Để có được những hành trang vững chắc đó em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô của Học viện Hành chính Quốc Gia đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian qua Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã hướng dẫn em hoàn thành đợt thực tập và báo cáo thực tập tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn đơn vị thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho em hoàn thành tốt đợt kiến tập của mình Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo và cán bộ của thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình thực tập tại đơn vị

Trang 3

Cuối cùng em xin kính chúc thầy, cô của Học viện Hành chính Quốc Gia, các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ, công chức của thanh tra tỉnh Thái Nguyên dồi dào sức khỏe và luôn luôn hoàn thành tốt công tác.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Vy Trần Tài Đức

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3 LỜI MỞ ĐẦU 5

Trang 5

PHẦN A: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 7

1.1 Thời gian thực tập 7

1.2 Địa điểm thực tập 7

1.3 Nhật ký thực tập 7

1.4 Tổng quan về Thanh tra tỉnh Thái Nguyên 9

PHẦN B: NỘI DUNG THỰC TẬP 14

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 14

1.1 Cơ sở lý luận 14

1.2 Cở sở pháp lý 21

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA THANH TRA TỈNH THÁI NGUYÊN 23

2.1 Kết quả thực hiện công tác PCTN trong hoạt động của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên 23

2.2 Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng 24

2.3 Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng 25

2.4 Đánh giá chung 26

PHẦN C: KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai hiện nay, dưới sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa hội nhập, cùngvới

sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, có rất nhiều quốc gia đã nỗ lực cải cách hành chính, để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy trong các cơ quan hành chính Nhà nước Trước những đòi hỏi của nền công vụ, nền hành chính nước ta đã có

Trang 6

những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng theo hướng ngày càng hiện đại, năng động vàhiệu quả hơn để đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi nền công vụ Với việc sử dụng tốt ưuđiểm công nghệ thông tin trong nền công vụ và quan tâm nhiều đến chất lượng côngviệc, công cuộc cải cách hành chính Nhà nước đã bước đầu mang lại những hiệu quả

to lớn và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.Hoạt độngquản lý Nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước Quản lý Nhà nước cóhiệu quả là một yêu cầu hết sức quan trọng của hệ thống Nhà nước Lênin đã viết

“Quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh tra đó là một chứ không phải làhai” Như vậy, quản lý Nhà nước và Thanh tra có mỗi quan hệ mật thiết với nhau.Thanh tra chỉ xuất hiện khi có Nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó cóthanh tra Trong mỗi quan hệ này, quản lý Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạtđộng của thanh tra (thể hiện ở việc xác định đường lỗi, chủ trương, qui định thẩmquyền của các cơ quan thanh tra; sử dụng các kết quả, thông tin từ phía cơ quan thanhtra) Thực tế cho thấy rằng, một thể chế hành chính và cơ chế quản lý nhà nước sẽkhông đầy đủ và kém hiệu quả nếu thiếu thanh tra Hoạt động có tính hiệu quả củathanh tra sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tùy tiện, thiếu kỷ cương trong hoạtđộng của bộ máy nhà nước Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước,các cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra việc thựchiện các quyết định mà mình đã ban hành hay nói cách khác là tất cả các giai đoạn củachu trình quản lý nhà nước đều phải thông qua thanh tra, kiểm tra để có thông tin đầy

đủ và chính xác Đó là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý Nhà nước đểkiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao của đốitượng chịu sự quản lý Chính vì vậy, thanh tra, kiểm tra là một phương thức đảm bảopháp chế, tăng cường kỷ luật nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phòngngừa và đẩy lùi tệ tham nhũng cần phải được xác định như một yếu tố tất yếu củaquản lý Tham nhũng luôn gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của

bộ máy nhà nước Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với việc hình thànhgiai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước Tệ tham nhũng diễn ra ở tất cảcác quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, không kể quốc gia giàu nghèo, đang ởtrình độ phát triển kinh tế như thế nào; tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực kinh tế - xã

Trang 7

hội, văn hóa, nó tồn tại và phát triển thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ, nó len lỏivào mọi mặt của đời sống xã hội và đụng chạm đến lợi ích hầu hết của cư dân Thamnhũng là một căn bệnh nguy hiểm, nó gây ra những hậu quả hết sức nguy hại về mặtkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có khi dẫn đến sự sụp đổ của một cơ chế Để giúpsinh viên có được những cơ sở lý luận thực tế về ngành học của mình, Học viện hànhchính đã tổ chức cho sinh viên đi tìm hiểu thực tế tại các cơ quan, tổ chức trong bộmáy Nhà nước Là một cử nhân hành chính trong tương lai, được về thực tập tại cơquan thanh tra Trong suốt thời gian thực tập, em đã tìm hiểu và học hỏi được rấtnhiều điều, kinh nghiệm quý giá về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa thanh tra tỉnh Thái Nguyên.

Từ những kiến thức đã được học và thời gian thực tập ở Thanh tra tỉnh Thái

Nguyên, em chọn đề tài “Công tác phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên”.

Do thời gian, khả năng còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót Rấtmong nhận được những góp ý của thầy cô và bạn đọc

Trang 8

1.3 Nhật ký thực tập

Kế hoạch thực tập đã được giảng viên hướng dẫn thông qua, căn cứ Quyết định số 1918/QĐ - HCQG ngày 30/12/2005 của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia về việc ban hành Quy định về tổ chức thực tập cho sinh viên Học viện Hành chính hệ chính quy và kế hoạch đào tạo các lớp đại học hệ chính quy Khóa 17 tại Hà Nội được lãnh đạo phê duyệt trong quyết định 52/TB-HVHC ngày 10/01/2020 cùng sự tiếp nhận của lãnh đạo thanh tra tỉnh Thái Nguyên

Bảng nhật ký thực tập tại thanh tra tỉnh Thái Nguyên

- Học quy chế cơ quan

- Tìm hiểu các công việc, sự phân công công việc của cácchuyên viên thuộc thanh tra huyện

- Tiến hành một số công việc văn phòng được giao như đánh văn bản, in tài liệu, tiếp khách, nhận đơn thư khiếu nại…

- Thực hành soạn thảo một số văn bản

- Thực hiện công việc được giao

- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến thủ tục hành

Trang 9

chính tại cơ quan thanh tra, nghiên cứu số liệu

- Viết báo cáo thực tập

(25/05/2020

đến 29/05/2020)

- Tiếp tục những công việc được giao

- Tiếp tục liên hệ xin số liệu

- Viết báo cáo thực tập

- Đi theo đoàn thanh tra xuống các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Tiếp tục thực hiện công việc giao

- Tiếp tục liên hệ xin số liệu

- Viết báo cáo thực tập

(08/06/2020

đến 12/06/2020)

- Tiếp tục thực hiện công việc được giao

- Đi theo Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra tại một số cơ

sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Viết báo cáo thực tập trình giảng viên hướng dẫn xem báo cáo và hướng dẫn chỉnh sữa báo cáo thực tập

Trang 10

đến 26/06/2020) - Trình giảng viên hướng dẫn xem lại báo cáo thực tập

- Hoàn thành chương trình và chuyên đề báo cáo thực tập

- Nộp báo cáo thực tập

1.4 Tổng quan về Thanh tra tỉnh Thái Nguyên

1.4.1 Vị trí, chức năng

1.4.1.1 Vị trí

Theo điều 20, Luật Thanh tra 2010:

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, có trách nhiệm giúpUBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

và PCTN; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN theo quy định củapháp luật

Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND cùng cấp và chịu sựchỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ

1.4.1.2 Chức năng

Thanh tra tỉnh Thái Nguyên có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết kiếu nại,tố cáo và PCTN trong phạm viquản lý nhà nước của UBND tỉnh

Trang 11

- Dự thảo Quy hoạch, Kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biệnpháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vựcthuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao;

- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đốivới cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra Tỉnh; Chánh thanh tra, Phóchánh thanh tra Sở, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Huyện, Thành phố thuộctỉnh

* Trình Chủ tịch UBND

- Dự thảo Quyết định, Chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,

tố cáo, PCTN thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh;

- Dư thảo Chương trình, Kế hoạch thanh tra hàng năm và các Chương trình, Kếhoạch khác theo quy định của pháp luật;

- Dự thảo Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc thanh tra tỉnh

* Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

* Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc

Sở trong việc thực hiện pháp Luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN.

* Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với thanh tra Huyện, thanh tra Sở và cán bộ làm công tác thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của UBND tỉnh.

Trang 12

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử

lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch UBND tỉnh

* Về giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Hướng dẫn UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý củaUBND tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếunại, tố cáo; thực hiện chế độ tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định;

- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủtrưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh trong việc tiếp nhận côngdân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh;

- Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộcthẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh được giao;

- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở

đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết

có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại theo quyđịnh;

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại,quyết định xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh

- Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thunhập theo quy định của pháp luật về PCTN;

- Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt độngthanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN

Trang 13

* Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra,

giải quyết khiếu nại, tố cáo.

* Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ.

* Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

* Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN theo quy định của UBND tỉnh

và Thanh tra Chính phủ.

* Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp

vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp UBND tỉnh.

* Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Trang 14

PHẦN B: NỘI DUNG THỰC TẬP

Trên thực tế hiện nay, việc quy định rõ tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà

nước là điều tất yếu bởi điều này một mặt giúp các cơ quan hiểu rõ về hoạt động của

mình nhằm tránh tình trạng chồng chéo về hoạt động với các cơ quan khác; một mặt

giúp người dân nằm được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, loại bỏ tâm lý “ dân

đen” phải nể sợ các “ quan”, từ đó tránh được thực trạng một số cán bộ công chức lợi

dụng chức vụ quyền hạn và sự thiếu hiếu biết của người dân để thu lợi bất chính, tham

nhũng tài sản của Nhà nước

Chính vì vậy, trong phần này em xin chọn vấn đề mà trong quá trình thực tập bản

thân em tâm huyết nhất, đó là: “Công tác PCTN của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên”

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA

THANH TRA

Trần Văn Hậu

PHÓ CHÁNH THANH TRA Cao Minh Luận

PHÒNG PCTN PHÒNG

NGHIỆP

VỤ 4 PHÒNG

NGHIỆP

VỤ 3 PHÒNG

NGHIỆP

VỤ 2 PHÒNG

NGHIỆP

VỤ 1 VĂN

PHÒNG

Trang 15

* Khái niệm tham nhũng

Khái niệm về tham nhũng luôn gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với sự tồn tại và pháttriển của bộ máy nhà nước Về mặt lý luận, không thể có tệ tham nhũng ngoài nhànước, tách khỏi bộ máy quản lý, cai trị Tham nhũng là căn bệnh đồng hành đặc trưngcủa mọi nhà nước, nó là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, đó là biểu hiện của sự

“tha hóa quyền lực nhà nước”, là căn bệnh không thể tránh khỏi của các chế độ L Montsesquieue – nhà tư tưởng lớn người Pháp ở thế kỷ thứ XVI đã chỉ rõ: “mọi người

có quyền lực đều có xu hướng lạm dụng quyền lực đó”.

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với việc hình thành giai cấp và sự rađời, phát triển của bộ máy nhà nước Tệ tham nhũng diễn ra ở tất cả các quốc gia,không phân biệt chế độ chính trị, không kể quốc gia đó giàu hay nghèo, đang ở trình

độ phát triển kinh tế như thế nào; tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực kinh tế -xã hội,văn hóa, nó tồn tại và phát triển thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ, nó len lỏi và mọimặt của đời sống xã hội và đụng chạm đến lợi ích hầu hết của cư dân Tham nhũng làmột căn bệnh nguy hiểm, nó gây ra những hậu quả hết sức nguy hại về mặt kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội, có khi dẫn đến sự sụp đổ của một thể chế

Tham nhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tại cũng như tínhnguy hại của nó đối với xã hội Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề tham nhũng, không

có một định nghĩa chung nhất và cụ thể về tham nhũng Những quan niệm về thamnhũng còn phụ thuộc vào tình hình chính trị, xã hội của mỗi nước

Theo Từ điển tiếng Việt thì: “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của”.

Ngân hàng thế giới định nghĩa: “tham nhũng là sự lạm quyền lực công cộng mưu cầu các lợi ích cá nhân”.

Định nghĩa được sử dụng phổ biến và cổ điển nhất là của Coolin Nye cho rằng:Tham nhũng là hành động trệch hướng khỏi các nhiệm vụ chính thức của một vai tròcộng đồng bởi các vẫn đề cá nhân (bao gồm: cá nhân, gia đình, các nhóm cá nhân) vềtiền bạc hay địa vị, hoặc vi phạm các quy định đối với các quyền lực ảnh hưởng đếnkhu vực tư

Ngày đăng: 03/07/2020, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w