Định hướng phát triển xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Công ty cổ phần Mông Sơn (Trang 44)

Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh. Đến nay ngoài việc duy trì thị trường truyền thống, Công ty còn mở rộng và phát triẻn ra nhiêu thị trường tiêu thụ khác, tích cực tìm kiếm thị trường mới, đáp ứng được yếu tố thị trường đầu ra. Việt Nam ra nhập AFTA là một cơ hội lớn cho Công ty nói riêng và các Công ty khác nói chung, đó là việc có thêm thị trường trên thế giới, là một dấu hiệu tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng cũng đồng thời tăng sức ép về cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh về giá cả và chất lượng vì họ có lợi thế về nhiều mặt, dễ dàng xâm nhập chi phối ngay cả trên thị trường khu vực và trên thị trường nội địa của ta. Nhận biết được tình hình này, ngay từ đầu Công ty đã đưa ra phương hướng hoạt động phát triển cùng với sự nỗ lực của toàn thể Công ty. Cùng với sự thay đổi của thời kì phát triển, Công ty đã từng bước sửa đổi, hoàn thiện phương hướng hoạt động sao cho phù hợp với tình hình hiện có.

Bước sang năm 2015 được đánh giá là năm có nhiều biến động bất ổn. Đây là điều rất khó khăn để công ty xác định giá cả hàng hoá của mình trên thị

nghiệp khác phấn đấu giữ vững thị phần của mình. Đứng trước tình hình này, Công ty đã đưa ra một số phương hướng hoạt động trong năm 2015 và các năm tiếp theo như sau.

3.1.2.1. Về sản phẩm xuất khẩu

Công ty đề ra phương hướng hoạt động như sau:

- Chủ động tăng cường các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, các Công ty cùng ngành trong địa phương để chủ động tham gia quản lý chất lượng, giá cả hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.

- Trên cơ sở liên doanh liên kết, Công ty sẽ đề xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với tình hình chung.

- Tăng cường xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao từ đó nâng cao mức doanh thu cho doanh nghiệp, chú trọng, duy trì xuất khẩu sản phẩm chiến lược mũi nhọn như bột đá siêu mịn, đá hạt…đồng thời xuất khẩu với số lượng nhiều hơn những năm trước đây.

- Sử dụng tổng hợp và đa dạng các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác, tái xuất khẩu, chuyển khẩu… để làm đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu, tránh rủi ro cao, tạo ra mức tổng doanh thu cao hơn.

- Nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách quy định, chế độ hiện hành của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu, đặc biệt phải chú ý đến một số luật như luật thương mại, thuế trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới.

- Chủ động đề xuất với Nhà nước, Chính phủ cho phép các Công ty kinh doanh thương mại tham gia hoạt động xuất khẩu khoáng sản nhiều hơn nữa cùng với các Công ty, cơ sở sản xuất cùng ngành.

- Tiếp tục tìm mọi biện pháp đi mở rộng thị trường nước ngoài, duy trì và củng cố các thị trường cũ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mở rộng và phát triển thị trường sang các nước EU, Đông Âu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan.

- Tiếp tục đầu tư sức lực và chi phí hợp lý để củng cố và mở rộng thị trường, tranh thủ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Bộ thương mại để tìm thêm thị trường và bạn hàng.

- Tăng cường bám thị trường nội địa, phát huy thế mạnh về vốn. Tìm cách nghiên cứu và thâm nhập thị trường, thu hút khách hàng kết hợp linh hoạt các hình thức kinh doanh, coi trọng hiệu quả và an toàn.

- Tổ chức tốt các công tác nghiên cứu, tìm hiểu thông tin thị trường để đánh giá được nhu cầu thị trường, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như của các đối thủ cạnh tranh nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nâng cao khả năng về sản phẩm của công ty mình.

- Tăng cường dự hội trợ triển lãm để giới thiệu hàng hoá và tìm kiếm thị trường nước ngoài.

3.1.2.3. Về công tác tổ chức quản lý

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng khó khăn phức tạp trong khi quá trình cải cách kinh tế và xây dựng các quy chế luật pháp cho các doanh nghiệp chưa thể đồng bộ và kịp thời. Để duy trì và phát triển hoạt động, Công ty ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ các quy chế sau:

- Quy chế về khoán trong kinh doanh: mặc dù đã áp dụng nguyên tắc tự hạch toán trong kinh doanh nhưng sắp tới Công ty dự định sẽ thực hiên qui ché khoán đối với các phòng nghiệp vụ để tăng hiệu quả trong kinh doanh.

- Lựa chọn và tinh giản bộ máy cán bộ làm công tác quản lý, tăng cường phát huy tính chủ động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên sao cho phù

- Thực hiện linh hoạt các chính sách về lương, thưởng, kỷ luật trong sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Công ty cổ phần Mông Sơn (Trang 44)