1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai

59 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

Cuốn sách này là cơ sở cho việc giảng dạy và học tập địa lí địa phương trongchương trình chính khoá, nhằm giúp cho các thế hệ tương lai hiểu rõ hơn về các nguồnlực tư nhiên, kinh tế - xã

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU



Đồng Nai nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Bộ, khu vực kinh tế phát triểnnăng động nhất nước ta hiện nay Đồng Nai còn là tỉnh có hoạt động kinh tế côngnghiệp phát triển mạnh mẽ hàng đầu cả nước Tỉnh còn là đầu mối giao thông quantrọng nối liền với hai vùng kinh tế quan trọng là Tây Nguyên và Duyên Hải NamTrung Bộ Trong những năm gần đây, Đồng Nai là đầu mối hạt nhân về khoa học côngnghệ, với những ngành kinh tế có hàm lượng chất xám cao, đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế trong nước

Việc biên soạn tài liệu địa lí địa phương để đáp ứng yêu cầu học tập, nghiêncứu đang được sự quan tâm của các sở ban ngành Nội dung chương trình địa lí địaphương đã có trước năm 2004, nay do yêu cầu thực tế, cần biên soạn tài liệu mới chophù hợp với tình hình mới Đồng thời cũng thực hiện đúng theo yêu cầu của Bộ Giáodục và Đào tạo về việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa trong trườngphổ thông, nên việc biên soạn tài liệu địa lí tỉnh Đồng Nai là một yêu cầu rất cấp thiết

Cuốn sách này là cơ sở cho việc giảng dạy và học tập địa lí địa phương trongchương trình chính khoá, nhằm giúp cho các thế hệ tương lai hiểu rõ hơn về các nguồnlực tư nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, qua đó củng cố niềm tin, niềm tự hào

và lòng yêu quê hương đất nước của các em Bên cạnh đó, tài liệu này còn rất bổ íchcho mọi người khi tìm hiểu về địa lí địa phương của tỉnh Đồng Nai và cho nhữngnghiên cứu khoa học cấp cao hơn

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhóm tác giả đã tiến hành biên soạn địa lí địaphương tỉnh Đồng Nai cho phù hợp với tình hình mới Tuy nhiên, trong quá trình biênsoạn, mặt dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện, thời gian, nguồn tài liệu vàkhả năng còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, chúng tôi rất mongnhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc và đồng nghiệp để tài liệu được bổsung và hoàn thiện./

Trang 3

2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

Tài liệu địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai có thể phục vụ cho rất nhiều lĩnh vựckhác nhau của đời sống Tài liệu này giúp chúng ta có sự điều tra tổng hợp về điềukiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, nhằm kiểm kê, đánh giá từngthành phần của thể tổng hợp địa lí tự nhiên, từng nhánh, từng cơ cấu sản xuất, từnghoạt động của dân cư Đồng thời, tiến hành đánh giá tổng hợp hệ thống tự nhiên – kinh

tế xã hội của tỉnh Trên cơ sở nghiên cứu cơ bản tổng thể trên giúp cho các nàh lãnhđạo, các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc điều hành, tổ chức racác định hướng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà mình

Bên cạnh đó tài liệu nghiên cứu địa phương tỉnh Đồng Nai còn có một ý nghĩarất quan trọng đối với giáo dục Tài liệu này phục vụ cho yêu cầu giảng dạy và học tập

ở nhà trường phổ thông gắn liền với chương trình và thời gian quy định Việc biênsoạn tài liệu này, xây dựng hệ thống bản đồ, sẽ là những sản phẩm khoa học hết sứcquý giá; là tài kiệu chính cho các giáo viên biên soạn bài giảng, các bản đồ sẽ trở thànhphương tiện trực quan sinh động cho việc giảng dạy và học tập địa lí địa phương

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 4

Quyển địa lí địa phương tỉnh Đông nay này chỉ giới hạn trong phạm vi nghiêncứu nhất định Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu khái quát nhất về địa lí tỉnh ĐồngNai Trong đó, bao gồm:

- Các nguồn lực tự nhiên

- Các nguồn lực kinh tế - xã hội

- Vấn đề dân số, y tế, văn hóa – giáo dục

- Vấn đề phát triển kinh tế

- Định hướng cho sự phát triển của tỉnh nhà

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu địa lí địa phương, chúng ta cơ thể áp dụng các phương pháp cụ thể,

từ các phương pháp truyền thống đến các phương pháp hiện đại, tuy nhiên phải căn cứvào nguồn tài liều thực tế để phân tích nghiên cứu phù hợp Giữa nghiên cứu địa lí tựnhiên và địa lí kinh tế - xã hội, do đối tượng và nội dung nghiên cứu khác nhau, donhững đặc thù riêng, nên chúng ta có những phương pháp nghiên cứu cụ thể riêng biệt

Tuy nhiên, bên cạnh những phương pháp đặc thù riêng, nghiên cứu địa lí tựnhiên và kinh tế xã hội trên một phạm vi lãnh thổ, theo quan điểm hệ thống và quanđiểm tổng hợp, có thể sử dụng những phương pháp nghiên cứu dưới đây trong nghiêncứu địa lí địa phương

4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập tài liệu, quan sát thực địa,tiến hành thực nghiệm, xử lý thông tin qua hệ thống phân tích tổng hợp, kết hợp nộisuy và ngoại suy

4.2 Phương pháp thực địa

Nghiên cứu địa lí tự nhiên và cả nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội, phương phápthực địa với việc quan sát, đo đạc tìm hiểu nghiên cứu thực tế các đối tượng tự nhiên,

Trang 5

kinh tế xã hội trong địa hệ nghiên cứu, được coi là phương pháp chính, đưa lại hiệuquả tích cực như trong việc nghiên cứu.

4.3 Phương pháp thống kê toán học

Trong nghiên cứu địa lí, phần lớn sử dụng các phương pháp thuộc lí thuyết xácxuất và thống kê toán học, để phân tích xử lí số liệu Sử dụng các mô hình toán, để xácđịnh cấu trúc quan hệ, động lực và xu hướng phát triển của các đối tượng và hiệntượng trong các hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội Việc vận dụng các phương pháptoán trong nghiên cứu địa lí địa phương ngày càng nhiều, vì nó mô tả rõ ràng rất nhiềuhiện tượng, ngôn ngữ toán học phổ câp hơn do tính chất logic nội tại và do khả năngvận dụng của toán học

từ khâu đầu đến khâu cuối của công tác nghiên cứu địa lí địa phương

Tất cả các phương pháp nghiên cứu trên được áp dụng kết hợp chặt chẽ trongnghiên cứu địa lí địa phương; chúng bổ sung cho nhau, tăng cường hiệu quả của nhau

5 LỊCH SỬ ĐỀ TÀI

Nghiên cứu địa lí địa phương là đề tài mới được quan tâm trong thời gian gầnđây Việc nghiên cứu về địa lí địa phương ở các tỉnh thành phố ở nước ta cũng còn rấthạn chế

Đồng Nai cũng vậy, chưa có nhiều tài liệu viết về tỉnh Đồng Nai Đa phần cáctài liệu chỉ viết về các vùng kinh tế lớn của Việt Nam Như tài liệu về Đông Nam Bộ,trong đó chỉ giới thiệu sơ lược qua về tỉnh Đồng Nai Vì vậy khi chọn đề tài biên soạnđịa lí địa phương tỉnh Đồng Nai, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng,đây là đề tài rất mới

mẽ và sẽ thu hút sự quan tâm chú ý của đọc giả Đề tài này sẽ góp phần quan trọng cho

Trang 6

sự đầu tư nghiên cứu cấp cao hơn về tỉnh Đồng Nai nói riêng và các tỉnh thành kháctrong cả nước nói chung./.

B PHẦN NỘI DUNG PHẦN I – ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Trang 8

- Điểm cực Bắc: 110 35’ vĩ Bắc.

- Điểm cực Nam: 100 22’ vĩ Bắc

- Điểm cực Tây 106 44’15’’ kinh Đông

- Điểm cực Đông 107 34’10’’ kinh Đông

1.2 Vi trí tiếp giáp

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ nước ta Bên cạnh đó,Đồng Nai còn là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếpgiáp với các tỉnh sau:

 Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận

 Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng

 Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước

 Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

 Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

với trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không (khi sânbay Long Thành được xây dựng hoàn thành) Đồng Nai có điều kiện vị trí địa lí thuậnlợi để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao lưu thương mại.

- Nằm kế TP Hồ Chí Minh, trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ củavùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh có điều kiện để thu hút đầu tư và hợp tác cùng

TP Hồ Chí Minh để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn, sản phẩm

có trình độ công nghệ và kỹ thuật cao

- Tiếp giáp với Bà Rịa – Vũng Tau, một trung tâm công nghiệp, du lịch đặc biệtkhu khia thác dầu trên biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai có điềukiện phối hợp để thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ nhất là côngnghiệp lấy nguyên liệu từ dầu mỏ và khí thiên nhiên, mở rộng không gian kinh tế vềphía Đông hội nhập vào phát triển kinh tế ven biển

- Nằm trong vùng vịnh Rành Rái, cửa mở ra biển của vùng kinh tế trọng điểmphía Nam, thông ra biển bằng song Thị Vải, sông Đồng Nai, gần cảng Sài Gòn và tớiđây là cảng Cái Mép Đồng Nai có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng sông và giaolưu thương mại với trong nước và quốc tế bằng đường sông

- Nằm trên trục đường giáo thông quan trọng có các tuyến đường đi qua như:Tuyến đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam, quốc lộ 20 nối vùng ĐôngNam Bộ với Tây Nguyên, quốc lộ 51 và 56 chạy từ đông sang tây nối các tỉnh TâyNinh, Bình Dương, Bình Phước với Bà Rịa – Vũng Tàu Đồng Nai có lợi thế về pháttriển giao lưu thương mại với trong nước bằng đường bộ, trở thành đầu mối vậnchuyển và trung tâm kho vận lưu hàng hóa giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với

cả nước

2 ĐỊA HÌNH

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sótrải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc – Nam Có thể phân biệt các dạng địahình chính như sau:

 Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:

Trang 10

Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 mdọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đếnvài km Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại.

Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàntỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển,thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ.Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng

Hình I.2, Địa hình đồng bằng với những núi sót

Nguồn: www.dongnai.gov.vn/dong-nai/tong int_view

 Dạng địa đồi lượn sóng:

Độ cao từ 20 đến 200m Bao gồm các đồi bazan, bề mặt địa hình rất phẳng,thoải, độ dốc từ 30 đến 80 Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạngđịa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ Đất phân bổ trên địa hìnhnày gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám

 Dạng địa hình núi thấp:

Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độcao thay đổi từ 200 – 800m Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộcranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện ĐịnhQuán, Xuân Lộc Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụmvới các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét Nhìn chung đất Đồng Nai đều có địa hìnhtương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 8o,92% đất có độ dốc <15o, các đất

có độ dốc >15o chiếm khoảng 8% Trong đó:

Trang 11

- Đất phù sa, đất sét và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấpngập nước quanh năm

- Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc < 8o, đất đỏ hầu hết < 15o

- Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâuxám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía nam vàđông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, NhơnTrạch) Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắnngày như đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều …

- Các loại đất hình thành trên phù sa mới như đất phù sa, đất cát Phân bố chủyếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiềuloại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…

- Theo quy định của luật đất đai, việc kiểm kê đất đai được tiến hành

5 năm một lần Ngày 18/08/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số24/1999/CT –TTg về tổng kiểm kê đất đai năm 2000 Công tác tổng kiểm kê đất đainăm 2000 Trung tâm Kỹ thuật Địa chính – Nhà đất là đơn vị được giao nhiệm vụ phốihợp với phòng Địa chính các huyện, thành phố Biên Hoà và cán bộ địa chính các xã,phường, thị trấn trong tỉnh để tổ chức thực hiện, số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000

đã được kiểm tra nghiệm thu và sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh, giai đoạn 2001 –2005

- Tổng diện tích toàn tỉnh có : 589.473 ha

Trang 12

Bao gồm :

- Diện tích đất nông nghiệp : 302.845 ha

- Diện tích đất lâm nghiệp : 179.807 ha

- Diện tích đất chuyên dùng : 68.018 ha

- Diện tích đất ở : 10.546 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối , núi đá: 28.255 ha

Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưngđến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ.Hiện nay trong tổng diện tích 586.237 ha (chưa điều chỉnh là 586.606 ha) của tỉnhĐồng Nai đang được sử dụng gồm (tính đến 1/10/1998) :

Trang 13

Hình I.4, Thời tiết buổi sáng ở thác Giang Điền – tỉnh Đồng Nai

Nguồn: www.eshop-vietnam.com/678%3B11754

- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệtđới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao

- Nhiệt độ bình quân năm 2008 là: 25,9oC

- Số giờ nắng trung bình trong năm 2008 là: 2.286 giờ

- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớnkhoảng 2.080,1mm phân bố theo vùng và theo vụ

- Độ ẩm trung bình năm 2008 là 82%

- Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2008 là: 109,67m

- Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2008: 112.80m

Với những đặc điểm khí hậu như vậy, Đồng Nai đã sớm hình thành những vùngchuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịchphát triển

Trang 14

+ Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3

và là vùng trung lưu của sông Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông

Bé Tân Uyên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Địa hình lưu vực đoạntrung lưu từ 100-300 m, đoạn từ Tà Lài đến Trị An có nhiều thác ghềnh Đoạn sau Trị

An sông chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai

có sông La Ngà, Sông Bé

+ Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúckhuỷu, nhiều ghềnh thác, sông hẹp, có nhiều nhánh đổ vào, điển hình là suối GiaHuynh và suối Tam Bung Suối Gia Huynh có lưu vực 135 km2, mô đun dòng chảy91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc lộ 1,ranh giới Đồng Nai - Bình Thuận Suối Tam Bung có diện tích lưu vực 155 km2, bắtnguồn từ phía Bắc cao nguyên Xuân Lộc, mô đun dòng chảy 101/s km2 vào mùa khô

Trang 15

và 651/s km2 vào mùa mưa Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một lượng nước khoảng4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm 351/s km2.

+ Sông Lá Buông: Bắt nguồn từ phía Tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theohướng từ Đông sang Tây, độ dốc lưu vực đạt 0.0035 Độ dài sông tính theo nhánh dàinhất khoảng 40 km, sông có lượng nước dồi dào so với các sông nhỏ trong tỉnh vớitổng lượng nước trung bình 0,23 x 109 m3/năm, mô đun dòng chảy năm 27,61/s km2

+ Sông Ray: Lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh Sông bắtnguồn từ phía Nam, Đông Nam cao nguyên Xuân Lộc, đổ thẳng ra biển, chảy theohướng Bắc Nam, độ dốc lưu vực khá lớn (0,004), do vậy nếu không có đập chặn giữthì nước sông sẽ tập trung nhanh ra biển, trong mùa khô thường cạn kiệt nước Tổnglượng nước sông khá lớn 0,634 x 109 m3/năm trong đó mùa mưa chiếm 79% SôngRay nếu được sử dụng hợp lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn cho vùng Đông Namcủa tỉnh

+ Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía Tây Nam củatỉnh, bắt nguồn từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển

Sông Thị Vải ở phía thượng lưu gồm các suối nhỏ và dốc, phần hạ lưu (phía duớiQuốc lộ 51 đi Vũng Tàu) là sông nước mặn, lòng sông mở rộng

Sông Xoài có 2 nhánh chính là Châu Pha và Suối Dun, các suối ngắn và hẹp Diện tíchlưu vực 184 km2, tổng lượng nước trung bình 0,1015 x 109 m3/năm, mô đun dòngchảy năm 17,51/s km2, sông Xoài có ý nghĩa to lớn đối với vùng sản xuất nông nghiệpChâu Thành và cấp nước ngọt cho Vũng Tàu Hạ lưu sông Xoài là vùng nước mặn, độmặn có thể đạt tới độ mặn của nước biển

5.2 Nước ngầm

Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày Trong đó trữlượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789.689 m3/ngày và trữ lượng đàn hồi là

3691 m3/ngày

Trữ lượng động khoảng 4.714.847 m3/ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô

và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất

Trang 16

Như vậy tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226m3/ngày Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bốkhông đều, các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khaithác nước dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý.

Tài nguyên nước của tỉnh Đồng nai nhìn chung rất dồi dào, với những đặc điểmcủa sông suối và nước ngầm như vậy Đồng Nai có điều kiện rất thuận lợi để cung cấpnước tưới cho phát triển nông nghiệp và phát triển thuỷ điện

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên độngthực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên Năm 1976, tỷ

lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN, năm 1981 còn 21,5%

Hình I.6, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Nguồn: blog.yume.vn/xem-blog/du-lich-bu 937.html

Đến nay độ che phủ rừng đạt khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảotồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo

Trang 17

tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% trong thời

kỳ đến năm 2010

Diện tích các loại rừng được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Loại rừng Tổng diện tích (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha)

Trang 18

Hình I.8, Hoạt động khai thác vàng ở tỉnh Đồng Nai

Nguồn: www tinkhoahoc.com

+ Vàng: Đến nay đã phát hiện 17 mỏ, điểm quặng và khoáng hoá Tập trungchủ yếu ở phía Bắc Tỉnh Có 2 mỏ nhỏ ở Hiếu Liêm và Vĩnh An rất có triển vọng Cònlại là các điểm quặng chưa được đánh giá đầy đủ ở: Suối Ty, Suối Nho, Tam Bung,Suối Sa Mách, lâm trường Vĩnh An, lâm trường La Ngà, lâm trường Hiếu Liêm

+ Nhôm (Quặng bauxit): Mới phát hiện 2 mỏ ở DaTapok (lâm trường Mã Đà)

và lâm trường La Ngà, diện tích khoảng 1.120ha, tuy nhiên đã thuộc vào vùng cấm(rừng Nam Cát Tiên) trên 2/3 diện tích Trữ lượng ước đạt khoảng 450 triệu m3

+ Thiếc: Chỉ gặp dưới dạng vành phân tán khoáng vật Các vành này có diệnrộng nhưng hàm lượng thấp không có ý nghĩa tìm kiếm Tập trung ở núi Chứa Chan,Suối Rét, Suối Sao, và sông Gia Ray

+ Chì kẽm đa kim: Được phát hiện ở núi Chứa Chan

7.2 Phi kim loại

+ Kao lin: Đã phát hiện 10 mỏ, chủ yếu là các mỏ nhỏ và các điểm quặng Tậptrung chủ yếu ở Phước Thiền, Hang Nai, Phước Thọ, Tam Hòa, Tân Phong, Bình Ý,Thạnh Phú

+ Sét màu: Đến nay đã phát hiện 9 điểm quặng ở khu vực Long Bình Tân, XuânKhánh và Xuân Lộc

+ Đá vôi: Chỉ mới phát hiện 2 điểm ở Tân Phú và Suối Cát

+ Thạch anh mạch: Phân bố rải rác, chỉ mới phát hiện 1 điểm ở Xuân Tâm(huyện Xuân Lộc)

+ Thạch anh mạch được sử dụng trong luyện kim

+ Đá xây dựng và ốp lát: Đá xây dựng: 24 mỏ đang khai thác, tập trung ở BiênHòa, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu, Định Quán, Nhơn Trạch, XuânLộc

Trang 19

+ Cát xây dựng: Chủ yếu trên sông Đồng Nai từ ngã ba Tân Uyên đến ngã bamũi đèn đỏ, đã được thăm dò đánh giá trữ lượng Ngoài ra trong các sông suối nhỏ đều

có cát ở khu vực Định Quán, Tân Phú đặc biệt là trong lòng hồ Trị An

+ Cát san lấp: Phước An (Đồng Mu Rùa, Gò sim…), Sông Nhà Bè, ĐồngTranh

+ Sét gạch ngói: Khá phong phú, phân bố chủ yếu ở Thiện Tân, Thạnh Phú(huyện Vĩnh Cửu), Long An, Long Phước (huyện Long Thành)

+ Keramzit: Phân bố ở Đại An và Trị An với trữ lượng ước tính khoảng 8 triệutấn

+ Puzolan: Rất phong phú, tập trung ở Định Quán, Long Thành và 1 ít ở CâyGáo, Gia Kiệm (Thống Nhất) và Vĩnh Tân (Vĩnh Cửu)

+ Laterit: Khá phổ biến Tập trung ở Vĩnh Cửu, Biên Hoà, Long Thành vàNhơn Trạch

- Đá quý: Quy mô nhỏ, không có triển vọng khai thác công nghiệp

+ Ziricon: Gia Kiệm, Núi Lá, Tân Phong

+ Saphia: Cầu La Ngà, phía Nam Tân Phong, Gia Kiệm

+ Pyrop-ziricon

+ Opan-canxedoan: núi Chứa Chan

+ Tecfic: Bắc Tà Lài

- Nước khoáng, nước nóng và nước ngầm gồm:

+ Nước khoáng - nước nóng: ở Phú Lộc và Kay

+ Nước khoáng Magie - bicarbonat: ở Suối Nho

+ Nước khoáng siêu nhạt: ở Tam Phước và Nhơn Trạch

+ Nước khoáng sắt: ở phía Nam Thành Tuy Hạ

Trang 20

+ Nước mặn loại Clorua - Natri: ở Nam Tuy Hạ

+ Nước ngầm: Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch trên thung lũng các sông Đồng Nai, La Ngà

Hình I.9, Khai thác cát phục vụ cho công nghiệp xây dựng

Nguồn: www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=11673&at=0

PHẦN II - ĐỊA LÍ DÂN CƯ – XÃ HỘI

1 LỊCH SỬ ĐỊNH CƯ QUA CÁC THỜI KỲ

Qua điều tra khảo cứu, kiểm chứng chúng đã chứng minh cách đây 3000 - 4000năm người cổ Đồng Nai đã định hình cụm dân cư - làng cư trú ven sông, ven đồi vàven biển Đồng Nai là vùng đất con người tồn tại và phát triển liên tục từ thời tiền sửđến khi người Việt vào khai phá

Cư dân Đồng Nai qua nghiên cứu nhân chủng học thì chính là các dân tộc ítngười hiện nay: Xtiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Kơ Ho Xã hội được tổ chức theo bộ tộc,mỗi bộ tộc có một tộc trưởng đứng đầu, sống theo chế độ “mẫu hệ” mà ngày nay vẫncòn trong các sinh hoạt cúng tế

Cuối thế kỷ XI vùng đất Đồng Nai bước vào thời kỳ văn hóa Đại Việt phát triển

về phía Nam hình thành một trung tâm văn hóa mới và phát triển trên nền của truyềnthống văn hóa bản địa được ghi là "văn hóa đại làng" Đấy là nền văn hoá đặc trưngcủa dân tộc bản địa ở Nam Tây Nguyên góp phần cùng văn hoá Đại Việt tạo nên phức

Trang 21

Nếu như vào cuối thế kỷ XVI, vùng đất miền Đông Nam bộ nói chung và vùngđất Đồng Nai nói riêng về cơ bản là một vùng đất hoang chưa được khai phá và hầunhư hoang vắng thì đến cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII đã trở nên sôi động với sựxuất hiện của lớp cư dân mới mà chủ yếu là người Việt từ vùng Thuận Quảng di cưvào Đến cuới thế kỷ XVII, thế lực của chúa Nguyễn ở vùng Đồng Nai – Gia Địnhtăng lên mạnh mẽ đến giữa thế kỷ XVIII các vùng dọc ven song Phước Long (ĐồngNai) từ Nhơn Trạch cho đến Vĩnh Cửu lần lượt người Việt đến khai khẩn lập ruộngvườn.

Thành quả khai khẩn của lưu dân Việt non một thế kỷ đã từng bước biến đổi bộmặt kinh tế - xã hội vùng Đồng Nai Từ chỗ là rừng hoang nhưng nội trong thế kỷXVII đã trỏ thành vựa lúa gạo dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ, vì vậy việcvận chuyển buôn bán ra các phủ ở xứ Đàng Trong đã diễn ra quy mô ngày một lớn đãđặt nền móng vững chắc cho công cuộc khai khẩn và phát triển kinh tế vùng đất ĐôngNai – Gia Định ở các thời kỳ kế tiếp, nhất là sau năm 1698 với nhập cư có quy mô lớncủa lưu dân Việt, dưới sự bảo trợ của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn

Qua nhiều năm chia, lập.Năm 1832, tỉnh Biên Hòa gồm một phủ Phước Long

và 4 huyện Sau ngày 30 – 4 – 1975 địa bàn Đồng Nai thành lập.bao gồm ba tỉnh: BiênHòa, Bà Rịa - Long Khánh và Tân Phú Sau nhiều lần thay đổi địa bàn của tỉnh khôngngừng được mở rộng như ngày nay

2 DÂN SỐ VÀ ĐỘNG LỰC TĂNG DÂN SỐ

Trang 22

Bản đồ II.1, Bản đồ dân số và nguồn lao động tỉnh Đồng Nai năm 2009

Nguồn: http://vukehoach.mard.gov.vn

Dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra năm 2009 là 2.483.211 người, xếp thứ5/63 tỉnh, thành phố cả nước (chỉ sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa và NghệAn) Tỷ lệ tăng dân số bình quân của tỉnh trong thời kỳ 1999-2009 là 2,2%, thấp hơn

so với tỷ lệ tăng của khu vực Đông Nam Bộ (3,2%) nhưng lại cao hơn so với mặt bằngtăng chung của cả nước (1,2%)

Dân số thành thị là: 825.335 người chiếm 33% dân só toàn tỉnh và dân cư nôngthôn là: 1.657.876 người (chiếm 66,8%) Như vậy so với năm 1999, dân số thành thị

đã tăng từ 30,5% lên 33,2% (tăng 2,7%)

Trang 23

Các huyện, thị, thành phố Biên Hòa, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Khánh cómật độ dân số cao nhất tỉnh.

- Tỷ lệ sinh của tỉnh trong năm 2008 là: 15,24‰

- Tỷ lệ chết của tỉnh trong năm 2008 là: 4,43‰

- Tỷ lệ tăng tự nhiên trong năm 2008 là: 10,81‰ năm 2009 là 10,52%

Mật độ dân số của Đồng Nai là 421 người/km2 (năm 1999 là 339 người/km2),cao hơn mật độ chung của cả nước (cả nước 259 người/km2) Với kết quả của cuộcTổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 sẽ là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc điềuchỉnh và thực hiện các chính sách kinh tế - xã xội giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn2020

Nguyên nhân dẫn tới biến động dân số

- Tốc độ gia tăng dân số khá lớn

- Dân số Đồng Nai đặc biệt tăng nhanh do quá trình đô thị hóa và làn sóng di cưcủa nhiều người dân lao động nghèo các tỉnh phía Bắc vào Nam làm công nhân tại cáckhu công nghiệp tập trung

- Đô thị hoá nhanh

Tác động đến đời sống và sản xuất.

- Môi trường sống không đảm bảo

- Cơ sở hạ tầng thiếu, phân bố không hợp lý

Trang 24

Nam: 1.232.182 người (chiếm 49.6%); Nữ: 1.251.029 người (chiếm 50,4%).điều này cho thấy tỷ lệ nữ luôn cao hơn nam và đang có xu hướng cân bằng

Tỷ số giới tính của Đồng Nai năm 2009 là 98,5 nam/100 nữ

Có sự chênh lệch nhau về tỷ số giới tính như vậy là do những vùng phát triển nhanhvới các nghề đặc thù thu hút dân cư là nam hoặc nữ

Cơ cấu lao động theo độ tuổi:

- Từ 18 - 35tuổi : 44.000 người

- Trên 35 tuổi: 31.764 người

- Số lượng dân số đang lao động là 1,633 triệu nguời

Theo thành phần dân tộc:

Đồng Nai là tỉnh gồm nhiều thành phần dân tộc sinh sống, phần lớn là ngườiViệt Ngoài ra còn có 31 dân tộc khác như Hoa, Nùng,Xtiêng, Choro, Chăm, Mạ…Toàn tỉnh Đồng Nai,dân tộc thiểu số với 31.128 hộ = 172.789 nhân khẩu, chiếm 8,5%dân số toàn tỉnh, trong đó có 4 dân tộc bản địa ( Chơ Ro, Châu Mạ, S’tiêng, Cơ Ho) Đối với cộng đồng người Hoa, trên địa bàn tỉnh hiện có 17.287 hộ với 110.000 nhânkhẩu.Trong cơ cấu các dân tộc thiểu (năm 2005) ngừơi Hoa chiếm khoảng 60%, Nùng10%, chơro 9%, Tày 8%, còn lại là các dân tộc khác

4 NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

Trang 25

Hình II.2, Người lao động tìm cơ hội việc làm tại Sàn giao dịch việc làm

Đồng Nai.

Nguồn: www.baodongnai.com.vn/Modules/Photo_Download

Dân số tỉnh Đồng nai năm 2009 có 2,4 triệu người (1,6 triệu người trong độ tuổilao động) Trong khoảng hơn 1 triệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ởđịa phương, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng nhanh và đạt khoảng 50% tập trungvào các ngành nghề như: kỹ thuật điện, cơ khí, xây dựng, vận tải, công nghệ thông tin,văn hóa nghệ thuật, y tế, nông nghiệp và chế biến, hóa chất, kinh doanh và quản lý, vệ

sỹ - bảo vệ, lắp máy…

Theo thống kê, mỗi năm, tỉnh Đồng Nai giải quyết cho trên 80.000 lao động cóviệc làm mới, trong đó khoảng 60.000 lao động vào làm việc trong các khu côngnghiệp, góp phần giảm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm không những cho tỉnh màcòn cho nhiều địa phương khác

Tính đến hết tháng 6/2010, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có 29 khu côngnghiệp, 900 dự án nước ngoài, trên 10.000 dự án đầu tư trong nước đi vào hoạt động.Tổng số công nhân lao động trên địa bàn là 1.129.343 người, trong đó khu vực ngoàinhà nước là 761.555 người Tổng số công nhân lao động khu vực ngoài nhà nước nơi

có tổ chức công đoàn: 367.788 người

5 VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HOÁ

Trang 26

Hình II.3, Trung tâm thành phố Biên Hoà – tỉnh Đồng Nai

Nguồn: thantainhadat.com/ /file/pic/gallery/1631.jpg

Không nằm ngoài xu thế phát triển chung của cả nước và vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam, Đồng Nai là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh vàmạnh Quá trình đô thị hóa này bắt nguồn từ việc phát triển nhanh của nền kinh tếquốc gia khi thị trường hóa và sự phát triển mạnh của nguồn vốn đầu tư nước ngoàivào các dự án kinh tế của Việt Nam Sự tăng tốc của quá trình này ngày càng mạnh khingày càng nhiều người dân đỗ xô vào làm công nhân tại các khu công nghiệp tập trungtại Đồng Nai Bằng chứng cho thấy là việc phát triển của các đô thị trong các huyện cókhu công nghiệp tăng nhanh Sự định hình của các dự án hình thành tạo cho Đồng Naimột vẻ mặt của một đô thị phát triển nhưng sự đô thị hóa kéo theo nhiều hệ lụy Vấn

đề môi trường, nhà ở, phúc lợi xã hội cũng tạo áp lực lên nền kinh tế địa phương Đã

có những cuộc điều tra về tốc độ đô thị hóa gắn liền với đời sống dân lao động

Một nguyên nhân tạo đà cho sự tăng tốc của quá trình đô thị hoá là quá trình hộinhập kinh tế thế giới Việc hội nhập cho thấy rõ sự yếu kém về hạ tầng kinh tế và quản

lý đô thị Chính vì thế, Chính phủ thành lập nhiều dự án không chỉ mang tầm địaphương về cả mặt giao thông, thương mại và công nghiệp Định hình nhanh quy hoạchphát triển dự án tại các tỉnh tron vùng kinh tế năng động khiến cho Đồng Nai có nhiều

cơ hội cho sự phát triển kinh tế đi đôi với quá trình đô thị hóa Điển hình nhất là dự ánthành lập thành phố mới Nhơn Trạch do vị trí của Nhơn Trạch giáp thành phố Hồ ChíMinh Phát triển Long Thành, Trảng Bom trở thành những đô thị vệ tinh của hạt nhânkinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, phát triển thị xã Long Khánh thành đô thịloại 3 đến năm 2015

Bên cạnh đó, mục tiêu lâu dài và trông đợi nhiều của chính quyền tỉnh là conđường trở thành tỉnh công nghiệp và là thành phố trực thuộc trung ương

Với nhiều giải pháp tổng hợp, thiết thực và đồng bộ, như: nâng cao nhận thức, ý chívượt nghèo để vươn lên làm giàu của chính hộ nghèo, trách nhiệm tham gia của toàn

xã hội cộng thêm các chính sách hỗ trợ vay vốn, bảo hiểm xã hội, miễn giảm học phí,khuyến nông, nhân rộng các mô hình thoát nghèo hiệu quả đến cuối năm 2008, tỉ lệ

hộ nghèo đã giảm chỉ còn 3,33% (tương đương 0,98% nếu tính theo chuẩn nghèo cũ),

Trang 27

xóa được 6 xã đặc biệt khó khăn, giảm 13/17 xã nghèo, thu nhập bình quân hộ nghèotăng 20%.

Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệpNhà nước đạt khoảng 3,2 triệu đồng/tháng; trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài là 2,6 triệu đồng/tháng và trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,7 triệuđồng/tháng và mỗi năm thu nhập bình quân của người lao động đều tăng khoảng 6-8% Cùng với việc đời sống được nâng lên, người lao động trong các khu công nghiệpcòn được doanh nghiệp FDI quan tâm hỗ trợ bằng các chính sách khác như: giải quyếtnhà ở cho một số công nhân; hỗ trợ giá điện nước, tổ chức các hoạt động văn hóa tinhthần, tăng cường xe đưa rước công nhân…

Hình II.4, Khu hành chính tỉnh Đồng Nai

Nguồn: namgialand.com/ /KhuHanhChinhDN.png

Đồng Nai đang từng ngày, từng giờ nỗ lực để giảm tỷ lệ gia tăng dân số tựnhiên đồng thời tìm nhiều giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống, giảiquyết một số vấn đề liên quan đến DS-KHHGĐ, bảo vệ sức khỏe bà mẹ-trẻ em Saunhiều năm thực hiện, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) củatỉnh đạt nhiều bước tiến quan trọng: số con trung bình của phụ nữ trong tuổi sinh đẻgiảm từ 4 con (1989) xuống còn khoảng 2,3 con (1999) và 2,1 con (2007); tỷ lệ giatăng dân số tự nhiên đến cuối năm 2008 là 1,14 %, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm

Trang 28

xuống còn 15%, chất lượng dân số về thể lực, trí tuệ, tinh thần từng bước được cảithiện Qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, phát triểnkinh tế - xã hội.

Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước đã có quy hoạch pháttriển các thiết chế văn hóa cơ sở và đã chủ động triển khai xây dựng các trung tâm vănhóa - thể thao (TTVHTT), Nhà văn hóa (NVH) dân tộc trên địa bàn, để góp phần đưavăn hóa về cơ sở Đến nay, toàn tỉnh có 80 TTVHTT xã, phường, thị trấn, 7 NVH dântộc, trong đó 71% đơn vị hoạt động khá tốt Nhiều TTVHTT đã đáp ứng được nhu cầuhưởng thụ văn hóa, vui chơi, học tập, sáng tạo văn hóa nghệ thuật và rèn luyện thể dục

- thể thao của người dân, nhất là thanh thiếu niên

6 CÁC KHÍA CẠNH VĂN HOÁ XÃ HỘI

6.1 Y tế

Ngành y tế đã và đang tổ chức triển khai các hoạt động để thực hiện dự án

“Củng cố toàn diện mọi hoạt động y tế cơ sở và tăng cường đưa bác sĩ về xã công tác”,đồng thời xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới y tế thôn ấp

Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 5 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và khu vực, 4 bệnhviện chuyên khoa, 7 trung tâm chuyên khoa, 11 trung tâm y tế thành phố, thị xã, huyện(trong đó 06 TTYT có giường bệnh), 13 phòng khám đa khoa khu vực, 171 Trạm y tế

xã phường, 01 trạm y tế lâm trường Ngoài ra còn có các bệnh viện trực thuộc trungương và ngành (Quân đội, Công An) như: Bệnh viện tâm thần, Bệnh viện 7B, bệnhviện Công ty cao su , bệnh xá K24,…

Trang 29

Hình II.5, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai

Nguồn: xuanvy.eportal.vn/ /720/du%20an/DongNai2.jpg

Đến nay 100% trạm y tế xã - Phường có bác sĩ công tác, trong đó có 105 trạm y tế cóbác sĩ công tác lâu dài ( tỉ lệ 61,4% ) Số còn lại được tăng cường bác sĩ từ các phòng khám đakhoa khu vực, Trung tâm y tế và các BVĐK khu vực Đã có 100% thôn ấp, khu phố (971 ấp

và 23 phân trường ) có nhân viên y tế hoạt động

Y TẾ Năm 2009 Năm 2009 so với

Năm 2008 (%)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên - % 1,14 - 0,02

Số lượt người khám bệnh – Lượt 4.934.000 91,15

Số bệnh nhân sốt rét - Người 434 93,00

Số trẻ tiêm đủ 6 loại vắc xin – Trẻ 52.742 109,66

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh

Ngày đăng: 09/04/2019, 13:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w