NHÂN TỐ KHÁCH QUAN

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Ngọc lặc Thanh Hóa (Trang 26)

Đây là các yếu tố từ phía hộ sản xuất hoặc mot trường kinh doanh những yếu tố này ngân hàng không thể tự khắc phục được.

• Hiệu quả sản xuất của hộ sản xuất

Từ phía các hộ sản xuất, vì hộ sản xuất tự quyết định phương án sản xuất nên hiệu quả sử dụng vốn là do hộ sản xuất quyết định, phương án sản xuất mang lại hiệu quả sẽ giúp hộ sản xuất mở rộng được sản xuất từ đó nhu cầu vay vốn lớn hơn. Ngoài ra hiệu quả sản xuất kém cũng dẫn đến tình trạng không trả nợ đúng hạn điều này mang đến cho ngân hàng nhiều rủi ro từ đó có thể sẽ khiến ngân hàng hạn chế cho vay tiếp.

Do sản xuất mang tính thời vụ và chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu nhiệt đới kèm theo mưa nhiều, mưa tập trung vào một khoản thời gian nhất định trong năm gây hạn hán, lũ lụt thêm vào đó là địa hình dốc làm cho đất đai thoái hoá bạc màu nhanh, ở nước ta có nhiều bão ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới ẩm kéo theo sâu bệnh, dịch bệnh phát triển nhanh ảnh hưởng đến giống cây trồng, con vật nuôi dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng không mang lại chất lượng cao.

Có thể nói hiệu quả sản xuất của hộ sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn của các hộ từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như quy mô cho vay của ngân hàng, và cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay.

• Sự ổn định và phát triển kinh tế-chính trị-xã hội của mỗi quốc gia. Giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau: Kinh tế quyết định song chính trị ổn định góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hoạt động của ngân hàng có chất lượng cao hay thấp: Hoạt động cho vay có chất lượng hay không, rủi ro nhiều hay ít đều có quan hệ gắn bó hữu cơ tới sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Khi một đất nước có chính trị ổn định tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngân hàng phát triển ổn định và bền vững nhất là hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng mang lại nguồn thu cho ngân hàng và ngược lại.

Nền kinh tế là một thực thể gồm nhiều hoạt động kinh tế có mối qua hệ mật thiết với nhau. Chỉ cần một thay đổi nhỏ của hoạt động này sẽ kéo theo sự thay đổi hàng loạt các hoạt động khác. Hơn nữa, hoạt động của các ngân hàng thương mại có thể coi là “chiếc cầu nối” giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chính sách kinh tế của nhà nước điều tiết để ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của mỗi ngành,

mỗi lĩnh vực nào đó nhằm đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác cho vay.

Mỗi xã hội tồn tại và luôn phát triển đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tăng trưởng và phát triển. Một số nước đã sử dụng mức lạm phát vừa phải để tăng trưởng tín dụng, kích thích đầu tư, nhưng giới hạn của mở rộng cho vay có ảnh hưởng đến chất lượng công tác cho vay. Nếu mở rộng quy mô tín dụng quá giới hạn cho phép sẽ xảy ra lạm phát với tốc độ cao, các ngân hàng thương mại sẽ chịu thiệt hại lớn do đồng tiền mất giá (rủi ro lãi suất) chất lượng công tác cho vay sẽ bị giảm.

Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với lợi nhuận của người sản xuất kinh doanh thu được cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác cho vay của ngân hàng. Nếu mức lãi suất cao hơn hoặc bằng lợi nhuận do khách hàng thu được thì họ khó có khả năng trả nợ tiền vay, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của hộ vay vốn nói riêng và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung trong trường hợp này tín dụng ngân hàng không còn là đòn bẩy sản xuất phát triển. Như vậy chất lượng ho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất cũng bị ảnh hưởng.

• Hệ thống pháp luật.

Hệ thống pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật được quy định một cách khách quan bởi các điều kiện kinh tế xã hội biểu hiện về sự phân chia hệ thống thành các bộ phận cấu thành khác nhau phù hợp với đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Các bộ phận khác nhau ấy có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau.

Tất cả các tác nhân tham gia vào nền kinh tế đều chịu sự chi phối của pháp luật. Hộ sản xuất cũng không nằm ngoài trong số đó. Một quốc gia nào có hệ thống pháp luật đồng bộ và thống nhất sẽ là cơ sở để Ngân hàng thực hiện quyền nghĩa vụ của mình tạo những bước phát triển vững chắc cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và mở rộng công tác cho vay.

• Các nhân tố xã hội.

Tín dụng là sự vay mượn. Điều đó cũng có nghĩa là quan hệ vay mượn mang nặng niềm tin nó kết hợp giữa 3 yếu tố: Nhu cầu của khách hàng, khả năng của ngân hàng và sự tin tưởng tín nhiệm lẫn nhau giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân

hàng có uy tín càng cao thu hút được nhiều khách hàng và ngược lại khách hàng có uy tín đối với ngân hàng thì được vay vốn dễ dàng hơn và có thể vay với lãi xuất thấp hơn so với đối tượng khác. Tín nhiệm là cơ sở, là tiền đề, là điều kiện để không ngừng nâng cao chất lượng công tác cho vay.

Trong đó các nhân tố xã hội chủ yếu tác động đến quá trình cho vay như: Đạo đức xã hội và trình độ dân trí chưa cao lại tiếp cận với nền kinh tế thị trường còn nhiều mới mẻ đối với hộ gia đình, nên việc tạo ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt làm cho người dân chưa tìm được hướng đi đúng đắn cho sản xuất kinh doanh vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại từ dự án thấp hoặc bị rủi ro dẫn đến không trả được nợ, gây tổn thất và ảnh hưởng tới công tác cho vay.

Tóm lại: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì hoạt động cho vay là chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do vậy dù bất cứ nơi nào trong bối cảnh nào thì yêu cầu cơ bản của công tác cho vay vẫn là hiện thực, khả thi và chất lượng. Trong đó việc đảm bảo vốn vay cả gốc và lãi là vấn đề then chốt được đặt ra trong suốt quá trình tín dụng. Chương một là phần luận tạo cơ sở tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. Nó là cơ sở pháp lý, là nền tảng lý luận mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải tuân thủ để nâng cao hiệu quả công tác cho vay nói chung và cho vay hộ sản xuất nói riêng. Tuy nhiên chỉ có lý luận không thì chưa đủ mà phải đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng thì mới có thể đưa ra giải pháp tối ưu phù hợp với ngân hàng đó.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Ngọc lặc Thanh Hóa (Trang 26)

w