Củng cố mở rộng mạng lưới tăng cường chovay qua tổ nhóm.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Ngọc lặc Thanh Hóa (Trang 49)

Để có thể mở rộng hoạt động của ngân hàng thì nhất thiết ngân hàng cần phải mở rộng mạng lưới cho vay của mình. Nhằm tiếp cận với càng nhiều đối tượng hộ snar xuất cần vốn trên địa bàn. Ngân hàng đã có một phòng giao dịch Lam sơn trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu của các xã ở địa phương phần nào đã tiếp cận được với nhiều hộ gia đình hơn tuy nhiên với quy mô ngày càng nhiều hộ sản xuất cần cấp vốn trên một địa bàn rộng khắp một phòng giao dịch dường như là chưa đủ. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác cho vay thông qua các tổ chức trên địa bàn, các tổ chức trung gian sẽ góp phần mở rộng mạng lưới cho ngân hàng một cách hiệu quả và đây cũng là cách giúp cho các hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất

Cho vay thông qua các tổ chức trên địa bản có các ưu điểm như: các tổ chức trên đại bàn là nơi sản xuất và đánh giá nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất đảm bảo công khai, chuẩn xác, kịp thời. Nhờ đó ngân hàng giải ngân nhanh mà vẫn đảm bảo

chất lượng tín dụng. Việc hình thành tổ tương trợ vay vốn có quy ước riêng luôn thực hiện vai trò kiểm tra đôn đốc, giám sát sử dụng vốn vay, trả nợ đúng hạn của hội vay vốn.Tổ cũng là nơi để các hộ sản xuất nông nghiệp tương trợ lẫn nhau, không những về nhu cầu tín dụng mà còn về kiến thức kỹ thuật sản xuất, về nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Cho vay qua tổ sẽ khắc phục được khó khăn vầ tài sản thế chấp của hộ xin vay mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Bởi lý do tài sản thế chấp gần như không có khả năng phát mại do tập quán của người Việt Nam không muốn mua lại các tài sản này. Hình thức chuyển vốn tín dụng tới hộ sản xuất thông qua tổ tương trợ đem lại lợi ích cho cả hai phía là hộ vay vốn và ngân hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Ngọc lặc Thanh Hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w