THỰC TRẠNG CHOVAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH NGỌC LẶC THANH HÓA

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Ngọc lặc Thanh Hóa (Trang 41)

Các chỉ tiêu cơ bản trong kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh không có biến động quá lớn, có giảm 1 vài chỉ tiêu trong năm 2012 và tăng nhẹ trong 2013, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang có được sự ổn định, đạt được những mục tiêu mà Ban lãnh đạo đã đề ra.

2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT VIỆTNAM CHI NHÁNH NGỌC LẶC THANH HÓA NAM CHI NHÁNH NGỌC LẶC THANH HÓA

NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh ngọc lặc Thanh hóa cho vay hộ sản xuất chủ yếu là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. các hộ sản xuất chủ yếu vay theo hình thức vay từng lần hoặc vay theo hạn mức tín dụng trong đó đa số là vay ngắn hạn và trung hạn

Quy trình cho vay gồm 3 bước như sau: Phân tích tín dụng

Phòng tín dụng của ngân hàng chịu trách nhiệm về phân tích tín dụng và đưa ra những đánh giá đối với hầu hết các đơn xin vay. Khi xem xét một đơn xin vay, phòng tín dụng phải trả lời thoả đáng 3 câu hỏi sau:

2.Liệu hợp đồng tín dụng có thể được cấu trúc để bảo vệ an toàn cho ngân hàng và người gửi tiền cũng như tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng món vay một cách hiệu quả không?

3.Liệu ngân hàng có quyền đối với tài sản và thu nhập của khách hàng trong trường hợp khoản vay có vấn đề và liệu ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh chóng với rủi ro và chi phí thấp được không?

Khách hàng cho vay có đáng tin cậy hay không?

Câu hỏi này phải được xem xét trước tiên là khách hàng có thể thanh toán được khoản vay đúng hạn hay không? Người ta tiến hành nghiên cứu chi tiết sáu khía cạnh của một đơn xin vay: tính cách, năng lực, dòng tiền mặt, tài sản thế chấp, các điều kiện và tự kiểm soát.

Liệu một hợp đồng có được cấu trúc hoàn chỉnh hay không?

Hợp đồng tín dụng phải có được cấu trúc hoàn chỉnh để thoả mãn yêu cầu của cả khách hàng và ngân hàng.

Cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm trước cả khách hàng vay vốn, những người gửi tiền và những cổ đông của ngân hàng.

Cán bộ tín dụng phải phác thảo một hợp đồng tín dụng đáp ứng được nhu cầu vay vốn với kế hoạch hoàn trả thích hợp.

Một hợp đồng tín dụng được cấu trúc hoàn chỉnh là phải bảo vệ được ngân hàng và những người mà ngân hàng đại diện ( thường là người gửi tiền, các cổ đông), hạn chế hoạt động có thể đe doạ đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Quá trình thu hồi vốn cho vay bao gồm thời điểm và địa điểm phải được xác định rõ ràng trong hợp đồng tín dụng.

Ngân hàng có thể hoàn thiện quyền của mình đối với thu nhập hay tài sản thế chấp của khách hàng vay vốn hay không?

Quy định tài sản thế chấp thực hiện nhằm hai mục tiêu của người cho vay: Thứ nhất, nếu người vay không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng có quyền thu giữ và bán tài sản để thu hồi lại khoản tiền đã cho vay. Thứ hai, việc thế chấp sẽ tạo ra lợi thế tâm lý cho người cho vay. Bởi vì các tài sản cụ thể đã bị thế chấp cho khoản vay nên người vay sẽ cảm thấy cần phải làm việc tích cực hơn để thanh toán khoản nợ của mình và tránh mất những tài sản giá trị đó.

Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng và phát tiền cho người vay

Sau khi đã phân tích tín dụng kĩ càng, ngân hàng sẽ quyết định cho vay hoặc không cho vay.Nếu cho vay thì sẽ kí hợp đồng tín dụng với khách hàng và tiến hành phát tiền cho người vay.

Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi khoản cho vay để đảm bảo khách hàng sẽ thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi như đã cam kết vào các thời điểm đã định. Với các khoản cho vay thương mại lớn cán bộ tín dụng phải đến kiểm tra công việc kinh doanh của khách hàng định kỳ, đồng thời xem xét khách hàng có cần dịch vụ nào của ngân hàng nữa không. Cán bộ tín dụng sẽ phải thường xuyên kiểm tra tài sản thế chấp của khách hàng để đảm bảo cho ngân hàng có quyền phát mại tài snả trong trường hợp khách hàng không đủ khả năng trả nợ

Ngân hàng tiến hành thu nợ

Hàng tháng cán bộ kế toán sẽ sao kê các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lập thông báo gửi đến khách hàng, chuyển cho bộ phận tín dụng tổ chức thực hiện, xử lý bằng nghiệp vụ ngân hàng để thu nợ đến hạn và thu hồi nợ quá hạn hoặc xử lý rủi ro bất khả kháng, xử lý tài sản đảm bảo (nếu có).

Thực hiện các chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam và các dự án của tỉnh và trung ương, NHNo&PTNT Thanh Hoá đã đẩy mạnh việc cho vay hộ sản xuất nông nghiệp nói riêng và việc cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung, trong những năm gần đây đạt được một số kết quả

Sơ đồ 2.1 quy trình cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Ngọc lặc Thanh Hóa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w